Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Kiên Cố Nữ Kinh [佛說堅固女經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Kiên Cố Nữ Kinh [佛說堅固女經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.19 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.25 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Phật Thuyết Kinh Nữ Kiên Cố

Việt dịch: Thích Tâm Nhãn

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ở tại vườn Kỳ-thọ Cấp-cô-độ, trong thành Xá-bà-đề nước Đô-ta-la.
Bấy giờ, đức Phật bảo chúng đại Tỳ-kheo:
Này các Tỳ-kheo! Các ông hãy lắng nghe ta sẽ vì các ông mà nói. Nếu có người nữ nào muốn phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác, trước tiên phải nghĩ thế này: “Tất cả người nữ đều có dua nịnh, ghen ghét, tham lam, sân hận, tà bậy, dối gạt, nhiều việc xấu xa. Vì những chuyện đó mà họ phát tâm Chánh-đẳng-chánh-giác, vào đời vị lai không sinh lại nữa”. Lấy ý nghĩa đó nên bất cứ người nữ nào cũng phát tâm Chánh-đẳng-chánh-giác.
Khi Phật nói như thế, trong chúng hội có một Ưu-bà-di tên Kiên-cố đứng dậy chỉnh y phục ngay ngắn, chắp hai tay bạch Phật:
Kính thưa Thế-Tôn! Con vì muốn lợi ích tất cả chúng sanh, vì muốn tất cả chúng sanh được an lạc, vì thương yêu chúng ta khắp tất cả thế giới, vì muốn độ thoát tất cả trời, người, nên con phải phát tâm Chánh-đẳng-chánh-giác.
Kính thưa Thế-Tôn! Từ vô thuỷ quá khứ con ở trong sanh tử đến vị lai lưu chuyển không bờ mé, nhưng không có sợ hãi chỉ vì con chưa mất hạt giống Như Lai, không đoạn hạt giống của Phật, không đoạn hạt giống nhất-thiết-trí, nên con phát tâm Chánh-đẳng-chánh-giác, tu hạnh Bồ Tát.
Kính thưa Thế-Tôn! Con muốn tất cả chúng sanh được bình an, nên con phát Bồ-đề tâm làm việc cứu độ, nhưng không thấy người được cứu, làm việc thân hữu nhưng không thấy có người thân hữu, làm việc qui y nhưng không thấy có người qui y, xây dựng nhà cửa nhưng không thấy mình xây dựng nhà cửa.
Khi ấy, trong đại chúng trưởng giả Xá-lợi-phất khởi tâm suy nghĩ: “Nữ Kiên-cố này vì chúng sanh thân hữu, nên phát tâm Chánh-đẳng-chánh-giác, đó là nhân duyên phát tâm. Vậy thế gian sẽ có Thanh-văn, Bích-chi Phật”. Suy nghĩ rồi đứng dậy nói với nữ Kiên-cố:
Này Kiên-cố! cô đã phát tâm Bồ-đề thì vào đợi vị lai được thấy Thanh-văn, Bích-chi Phật.
Nữ Kiên-cố bạch với Xá-lợi-phất:
Thưa Tôn giả! Từ xưa đến nay con lưu chuyển trong sinh tử chưa từng phát tâm Bồ-đề như vậy. Nay lần đầu con phát tâm liền được đại thiện lợi, may mắn được thân người, may mắn được thọ mạng, vì đời quá khứ gặp thiên tri thức và con cũng chưa từng có ý niệm phát tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật. Nhờ nhân duyên đó nay con lại có thể vì tất cả chúng sanh phát tâm Chánh-đẳng-chánh-giác.
Xá-lợi-phất bảo:
Nay cô may mắn được lợi ích, diễm phúc được thân người, may mắn được thọ mạng, mới có thể phát tâm Chánh-đẳng-chánh-giác, như vậy cô nói phải thực hành như lời nói.
Nữ Kiên-cố bạch với Tôn giả Xá-lợi-phất:
Thưa Tôn giả, con nhất định thực hành như lời nói.
Xá-lợi-phất hỏi nữ Kiên-cố:
Thế nào là Bồ Tát tu hành như lời nói?
Nữ Kiên-cố đáp:
Thưa tôn giả Xá-lợi-phất! Bồ Tát không thích quả vị Thanh-văn, Bích-chi Phật, chỉ vui với thân Như Lai, quả vị Nhất thiết trí. Như vậy, thưa tôn giả Xá-lợi-phất đó là Đại Bồ Tát tu hành như lời nói. Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Nếu Đại Bồ Tát khi bố thí nguyện đắc Chánh-đẳng-chánh-giác, không cầu quả vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Nếu trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, nguyện cầu Chánh-đẳng-chánh-giác không cầu quả vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Như thế gọi là Đại Bồ Tát tu hành như lời nói.
Xá-lợi-phất hỏi nữ Kiên-cố:
Người tu hành như lời nói được lợi ích gì? Hãy nói cho ta nghe.
Nữ Kiên-cố nghe câu hỏi đó, mới thưa với Xá-lợi-phất rằng:
-Tôn giả muốn thấy lợi ích gì?
-Ta muốn thấy lợi ích tâm Chánh-đẳng-chánh-giác.
-Tướng tâm đó như huyễn làm sao thấy được!
Xá-lợi-phất lại nói:
Nếu cô là người có trí tuệ thì thân này hết khổ đắc A-la-hán. Còn nếu thân cô không thể chấm dứt khổ, mà đắc A-la-hán thì trí tuệ của cô quá lầm lẫn.
Nữ Kiên-cố nói:
Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Nếu thân của con đắc A-la-hán, thì trí tuệ của con là điên đảo. Con dùng thân này không thủ quả vị A-la-hán, chỉ muốn vào đời vị lai chứng Chánh-đẳng-chánh-giác, cho nên mới biết trí tuệ của con không gọi là điên đảo.
Xá-lợi-phất hỏi:
Cô phải trải qua bao lâu để chứng đắc Chánh-đẳng-chánh-giác. Nữ Kiên-cố đáp:
Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Con chẳng phải Phật, chẳng phải A-la-hán, nên không biết bao giờ đắc Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác. Nay Tôn giả đã đắc A-la-hán vô-lậu trí tuệ, lẽ ra phải biết con bao giờ thì đắc Chánh-đẳng-chánh-giác.
Xá-lợi-phất nói:
Như trí tuệ của Tôn giả, con nguyện đời đời kiếp kiếp không dùng, không theo nó hiểu hay tin. Con nguyện đắc trí tuệ tự biết, tự giác của Như Lai, Ứng Chánh biến tri.
Bấy giờ, Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử suy nghĩ: “Chúng ta trụ quả vị tiểu thừa, đắc tiểu trí tuệ. Nếu thấy trí Như Lai thì mới biết cái trí tuệ chúng ta đắc là tiểu trí tuệ quá ư thấp kém, lại trụ quả vị nhỏ nhen”. Còn Tôn giả Xá-lợi-phất trong tâm lai suy nghĩ: “tuy chúng ta đắc A-la-hán quả nhưng không thể làm lợi ích khắp chúng sanh, và làm việc đại trượng phu. Chỉ có đại trượng phu đầy đủ pháp đại trượng phu, mới có thể đem nhiều lợi ích vô lượng cho chúng sanh. Như nữ Kiên-cố vì lợi ích mình và tất cả chúng sanh nên phát tâm Chánh-đẳng-chánh-giác”. Nghĩ rồi liền hỏi nữ Kiên-cố:
Chánh-đẳng-chánh-giác là pháp gì?
Nữ Kiên-cố đáp:
Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Trong tất cả các pháp Chánh-đẳng-chánh-giác là pháp tối-thắng tối-thượng, lại không có pháp nào hơn nên gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác. Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Tuy nói Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác nhưng con không thấy pháp ấy là Chánh-đẳng-chánh-giác.
Xá-lợi-phất nói:
Nếu không thấy có pháp Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác, vậy làm sao cô phát tâm Bồ-đề cầu giác ngộ?
Nữ Kiên-cố thưa:
Muốn hành tà đạo mà chúng sanh lại trụ chánh đạo, nên con phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác.
Xá-lợi-phất nghe nói vậy lại hỏi nữ Kiên-cố:
Khi đức Phật đắc quả vị Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác, nhưng Ngài không thấy pháp, không thấy đạo, không thấy quả. Còn cô muốn cầu Bồ-đề thấy lợi ích gì?
Nữ Kiên-cố thưa:
Thưa Tôn giả! Khi con đắc Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác như thế, thì trong quốc độ có đệ tử:
Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên… thấy việc đó con muốn giác ngộ Vô-thượng Bồ-đề.
Xá-lợi-phất nói:
-Cô không thể đắc pháp làm sao muốn giác ngộ?
-Đúng vậy! đúng vậy! Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất, chính vì con muốn giác ngộ điều đó nên không thể đắc pháp. Mà không thể đắc pháp là chẳng đắc, chẳng phải không đắc. Vì việc ấy con muốn giác ngộ Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác. Ngộ được Chánh-đẳng-chánh-giác, rồi chuyển pháp luân, khi chuyển pháp luân làm chúng sanh khắp tâm thiên đại thiên thế giới đều nghe biết.
Xá-lợi-phất hỏi:
Tôi làm sao biết vào đời vị lai, khi nào cô đắc Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác chuyển đại pháp luân, và âm thanh ấy vang khắp ba nghìn đại thiên giới.
Ngay lập tức nữ Kiên-cố ấn mạnh ngón cái bên phải xuống đất, mặt đất ba ngàn đại thiên thế giới chấn động dữ dội, nhưng khoảng đất chỗ Xa-lợi-phất đang ngồi không động. Xá-lợi-phất suy nghĩ: “Người nữ này dùng đại thần thông mới có thể làm mặt đất ba ngàn đại thiên thế giới chấn động, nhưng vì sao chỗ ngồi của ta đất không chấn động? Có lẽ một là nhờ sức của Phật, hai là nhờ sức của ta.”
Dòng suy tư của Xá-lợi-phất vừa dứt, Thế-Tôn biết được ý nghĩ ấy mới bảo:
Ở trong khoảng đất này, từ thời quá khứ có ngàn người nữ cùng tên là Kiên Cố, họ đều ở ngay chỗ ngồi của ông mà phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác, hiện tại thần thông thọ ký Bồ-đề. Khi vào đời vị lai đức Di-lặc xuất hiện, cũng ở chỗ này có người nữ đồng hiệu Kiên-cố phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác, hiện đại thần lực thọ ký Bồ-đề, và sẽ thành Phật hiệu là Thắng Kiên-cố Như Lai, Ứng chánh biến tri.
Nữ Kiên-cố bạch Phật:
Kính thưa Thế-Tôn! Nếu quả vị giác ngộ của Phật quá khứ không đắc, hiện tại chẳng được, vị lai cũng thế, thì sao Thế-Tôn nói có ba đời chư Phật ở quá khứ, hiện tại, vị lai.
Phật bảo:
Đúng vậy! Quá khứ, hiện tại, vị lai Phật chẳng đắc, nhưng sở dĩ Ta nói quá khứ, hiện tại, vị lai có ba đời chư Phật , vì nói ba đời ấy chỉ là giả danh. Nên không thể nói có chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai.
Nữ Kiên-cố bạch Phật:
Kính thưa Thế-Tôn! Theo pháp đó tự giác ngộ, tự hiểu biết không theo nhân duyên khác, nên con phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác.
Nữ Kiên-cố bạch:
Kính thưa Thế-Tôn! Không thấy pháp như thế nên con chưa đắc Bồ-đề. Giờ thì con quyết định đạt Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác.
Phật hỏi:
Vào đời vị lai con sẽ giáo hoá chúng sanh chăng?
Kính thưa Thế-Tôn! nếu chưa thấy pháp như thế thì không giáo hoá. Nay được rồi con quyết định phải giáo hoá chúng sanh.
Vào đời vị lai con sẽ làm đại đạo sư chăng?
Kính thưa Thế-Tôn! chưa thấy pháp như thế thì không làm đạo sư. Nay được rồi con quyết định làm đại đạo sư.
Bấy giờ, trời Đế-thích cầm hoa sen đứng trước Phật, đưa hoa ấy cho nữ Kiên-cố nói:
Cô hãy đem hoa này tung rãi lên Thế-Tôn.
Nữ Kiên-cố liền nhận hoa đem rãi lên trên đức Phật, nương thần lực của Phật trụ ở hư không, Thế-Tôn liền mỉm cười. Pháp chư Phật khi mỉm cười có màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, màu pha-lê, đủ loại ánh sáng từ trong miệng xuất ra. Ánh sáng ấy chiếu khắp cho đến Phạm-thiên rồi trở lại cuộn quanh Phật ba vòng, sau đó nhập vào đỉnh đầu Phật.
Khi ấy A-nan hỏi Phật:
Thưa Thế-Tôn! chư Phật khi mỉm cười luôn có nhân duyên không nhiều thì ít. Vậy thì nhân duyên gì mà Thế-Tôn cười?
Phật bảo A-nan:
A-nan! Ông có thấy nữ Kiên-cố kia không? Người nữ ấy khi mạng chung xả thân nữ thành thân nam. Ở trong kiếp tinh tú đắc Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác hiệu là phổ Kiến Như Lai, Ứng-cúng-chánh-biến-tri. Đức Phật ấy trong hội đầu tiên thuyết pháp có hai triệu vạn ức người dứt hết các lậu, xả bỏ gánh nặng chứng A-la-hán. Lần thứ hai thuyết pháp có một triệu rưỡi vạn ức người đắc A-la-hán. Lần thứ ba thuyết pháp có một triệu vạn ức người đắc A-la-hán. Từ đó trở về sau vô lượng trăm ngàn vạn ức na-do-tha chứng đắc A-la-hán quả. Như vậy A-nan! trong quốc độ của Như Lai Phổ-kiến không có địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Chúng sanh nước đó đều thành tựu thập-thiện nghiệp đạo, không làm sĩ, nông, công, thương. Quốc độ của vị Phật Phổ-kiến có vô lượng công đức. Cho nên nếu có thiện nam tín nữ nào phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác, thì người ấy không còn khởi tâm khinh mạng. Chỉ có Như Lai mới biết rõ việc đó, còn Thanh-văn, Bích-chi Phật không thể biết được. A-nan! nếu có ai kính mến Ta tôn trọng Ta thì đối với Bồ Tát không được khởi tâm khinh miệt.
Phật thuyết pháp xong. Trưởng lão Xá-lợi-phất, Đại đức A-nan, ưu-bà-di Kiên-cố và tất cả trời, người… nghe Phật thuyết pháp đều vui mừng.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.91.187 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập