Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Chuyển Hữu Kinh [佛說轉有經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Chuyển Hữu Kinh [佛說轉有經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Nguyên bản Sanskrit » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.14 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Phật Thuyết Kinh Chuyển Hữu

Việt dịch: Thích Tâm Nhãn

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ở tại rừng trúc Ca-lan-đà trong thành Vương-xá, cùng chúng đại Tỳ-kheo vây quanh 1250 vị và đại Bồ Tát vô lượng vô biên.
Bấy giờ, Vua Tần-bà-sa-la nước Ma-già-đà ra khỏi thành Vương-xá, đến rừng trúc Ca-lan-đà. Khi đến chỗ Phật, vua Tần-bà-sa-la đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh ngài ba vòng rồi ngồi sang một bên. Như Lai biết nhà vua đã an toạ mới hỏi:
-Đại vương! Ví dụ có người ngủ trong mộng cùng ngọc nữ hành việc dâm dục. Người ấy khi thức dậy nhớ lại ngọc nữ ấy đại vương nghĩ sao? Ngọc nữ trong mộng có không?
-Dạ không, thưa Thế-Tôn.
-Ý đại vương nghĩ sao? Nếu người ấy chấp trong mộng có ngọc nữ vậy trí tuệ có không?
-Dạ không, thưa Thế-Tôn! Vì sao?
-Vì người nữ ấy trong mộng hoàn toàn không, thì làm sao có cảnh hành việc dâm dục. Người ấy nghĩ chuyện đó phí công.
-Đại vương! Như vậy tất cả phàm phu ngu si chưa từng nghe chánh pháp Phật, nên mắt thấy các sắc tâm vui thích chấp là thật. Khi chấp trước nên bị trói buộc, bị trói buộc có đắm nhiễm, có đắm nhiễm thì sinh nghiệp tham, sân, si.. Đó là nghiệp thân, khẩu, ý. Tuy nhiên nghiệp thân ấy tạo tác liền diệt, diệt rồi không nương Đông Tây mà trụ. Như thế cũng không nương vào phương Nam, Tây, Bắc, trên, dưới mà trụ. Khi mạng chung chuyển hữu thức kia mà hiện tâm sau.
Đại vương! thức ấy không phải hoại tuỳ chỗ nghiệp kia hết, nghiệp nọ mới hiện cũng như lúc ngủ thấy ngọc nữ trong mộng. Như vậy cuối cùng thức trước diệt thức sau sinh. Sinh vào địa ngục, hoặc sinh làm ngạ-quỉ, súc-sinh hay trời, người, A-ta-la. Sau cùng thức ấy nắm giữ nhất định sinh lại, thức thuận theo cảnh trước mà sinh. Như vậy tâm thức tuỳ nghiệp mà thọ nhưng không có pháp từ thế gian này đến thế gian kia thọ sinh. Đại vương! diệt tâm thức sau gọi là diệt, như tâm thức ban đầu thác sanh đó là đời sau. Khi thức sau di chuyển, pháp đó không từ chỗ kia lại mà từ chỗ này. Thức đầu sinh rồi cũng không có chỗ đến. Vì sao? Vì là tướng pháp tánh.
Đại vương! Thức tâm đầu và thức tâm sau cũng không, nghiệp là nghiệp không, sinh là sinh không, chỗ sinh là chỗ sinh không, mà nghiệp quả chỗ ấy không mất. Cuối cùng sanh thức đó liền diệt, tâm sau không đoạn. Thức tâm thuận hành theo chỗ nào thọ nghiệp báo liền đến thọ.
Bấy giờ Thế-Tôn nói kệ rằng:
Sai khi Thiện-thệ nói
Đưa ra nhiều ngôn ngữ
Đều là giả-danh nói
Tưởng giả-danh là trụ
Lìa với pháp ngôn ngữ
Mà không có thể nói
Tuỳ sở-hữu nên nói
Mà nói các pháp kia
Pháp không sinh ở đó
Pháp nhẫn thấy không sắc
Thế gian chấp trước vào
Nói là thấy có sắc
Nói pháp đời là thực
Nhờ hoà hiệp mà thấy
Vậy lời nói Như Lai
Gọi đó là phương tiện
Nếu vì chân thật nói
Nhãn không thể thấy sắc
Ý không biết các pháp
Đó là tối bí mật
Thế gian ngã mạn nói
Tên vốn thật không có
Tất cả pháp không tên
Mà lấy giả-danh nói.
Bấy giờ, vua Tần-bà-sa-la, các đại chúng: trời, người, Long thần, Càn-thát-bà… nghe Phật nói pháp môn này đều khôn xiết vui mừng, tín thọ phụng hành.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn


Hai Gốc Cây


Em Là Vì Sao Sáng


Truyện cổ Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.42.34 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập