Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Bản Việt dịch Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng Đà La Ni Niệm Tụng Pháp Yếu [白傘蓋大佛頂王最勝無比大威德金剛無礙大道場陀羅尼念誦法要]
Trang chủ »»Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng Đà La Ni Niệm Tụng Pháp Yếu [白傘蓋大佛頂王最勝無比大威德金剛無礙大道場陀羅尼念誦法要] »»
Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng Đà La Ni Niệm Tụng Pháp Yếu [白傘蓋大佛頂王最勝無比大威德金剛無礙大道場陀羅尼念誦法要]
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Quy mệnh khắp Pháp Giới
Trần Sát các Như Lai
Hóa Tướng Tôn kỳ đặc
Giòng Phật Đỉnh tối thắng
Kính lễ Bậc Đại Bi
Chúng Bồ Tát cầm hoa
Tĩnh trừ nghiệp chướng cấu
Lợi khắp các Hữu Tình
Quy y Bí Mật Chủ
Kim Cương Thủ Tạng Vương
Theo Phật nhận gian khó
Hộ trì cho tất cả
Chúng Đại Tiên, Minh Tôn
Hàng Thanh Văn, Duyên Giác
Trời, Rồng, A Tô La
Ngày đêm thường cung kính
Đại Bạch Tản Cái này
Che khắp cả Đại Thiên
Thần biến lìa tư nghị
Hư Không không chướng ngại
Chư Phật hoặc ca ngợi
Gọi Đại Phật Đỉnh Vương
Nhân đây chứng Bồ Đề
Hay chuyển Pháp vô thượng
Chúng Thánh cùng du học
Con cũng tùy thuận tu
Nghĩa tốt lược bí yếu
Hoặc nguyện xin gia hộ
Dùng Hồng ( Hùmï ) vào Đạo Trường
Ngửa mặt quán chư Phật
Trước dùng Tịnh Tam Nghiệp
Ngộ Bản Tính không dơ
Thân, Vật đều trong sạch
Thể đồng chư Như Lai
Tràn đầy khắp Hư Không
Vận tâm kính lễ khắp
Sám hối vô biên tội
Đồng quy Pháp Tính Không
Khuyến Thỉnh các Như Lai
Thường trụ Thế chẳng diệt
Tùy hỷ Phước Trời Người
Lợi ích khắp quần sinh
Hồi Hướng dùng nhất tâm
Cùng phát Tát Bà Nhã ( Sarva Jnõà_ Nhất Thiết Trí )
Phát Nguyện từ nay trở về sau
Thường được Quảng Hạnh Bồ Tát Đạo
Tĩnh Khí Thế Giới Chân Ngôn là :
“Nẵng mạc tát phộc bột đà mạo địa tát đát phộc. Aùn thuật điện nỗ thú đà nẵng dã, sa-phộc hạ “
NAMAHÏ SARVA BUDDHA BODHISATVA_ OMÏ ‘SUDDHE ANU’SUDDHANÀYA SVÀHÀ
Đại Thanh Tịnh Minh này thông dụng cho Như Lai Bộ. Thoạt tiên dùng Táo Sái ( Phép tẩy rửa bằng cách rưới nước ) liền kết phòng thất niệm tụng. Do tụng xong 7 biến thì ba Nghiệp Thân, Khẩu, Ý cho đến khắp cả Pháp Giới, tất cả đều thanh tịnh
_ Tiếp nên Phổ Lễ tất cả Như Lai
Chân Ngôn là :” Aùn_ Tát phộc đát tha nghiệt đa bá na, mãn đà nẵng nam ca lô nhĩ “
OMÏ _ SARVA TATHÀGATA KÀYA VAK CITTA VANDANAMÏ KARA UMI
Do tụng Chân Ngôn 3 lần, vận tâm đồng Pháp Giới tràn khắp cõi vi trần, việc lễ đều viên mãn
_ Tiếp Sám Hối Vô Thủy Tội Chướng Chân Ngôn là :
“Aùn_ Tát phộc bá bà na hạ nẵng phộc nhật-la dã, sa-phộc hạ”
OMÏ _ SARVA PÀPA DAHANA VAJRÀYA _ SVÀHÀ
Do tụng Chân Ngôn 3 lần, Sám Hối tất cả lỗi. Tội Vô Gián như cỏ bị đốt cháy hết không còn sót
Bấy giờ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật bảo tất cả Bồ Tát với Đại Chúng rằng:”Này Thiện Nam Tử ! Các ông nên thọ nhận 10 Tam Ma Địa sinh ra từ tất cả Như Lai là : Vô Tỷ Siêu Thắng, Nhất Thiết Như Lai Trụ Chân Ngôn Thân, Nhất Thiết Như Lai Tộc, Chân Thật Đại Ấn Chân Ngôn, Vô Tỷ Quang Thần Thông, Duyên Sinh Vô Biên Kỳ Đặc Đại Uy Thần, Năng Sinh Nhất Thiết Bồ Tát, Năng Tồi Phục Nhất Thiết Câu Đê Ma Chúng, Nhiếp phục tất cả người khó điều phục, Khởi nơi tâm Từ thảy hay làm tất cả sự nghiệp lợi ích chúng sinh.
Nay nói Đại Ấn. Tiếp, đối diện Bản Tôn ngồi theo thế Du Già, dùng dầu thơm xoa tay kết Chư Phật Bồ Tát Kim Cương Tam Muội Gia Ấn . Hai tay cùng cài bên trong thành Quyền, Thiền Trí ( 2 ngón cái ) kèm nhau duỗi thẳng. Tùy câu cú tụng Chân Ngôn, đem Ấn đặt ở đỉnh đầu. Đây là Nhất Thiết Như Lai Tâm Đại Ấn.
_ Tiếp, co Trí ( Ngón cái Trái ) vào trong lòng bàn tay. Đây là Trì Liên Mật Ấn . Tùy câu cú tụng Chân Ngôn, dời Ấn đặt bên phải đỉnh đầu
_ Tiếp, co Thiền ( Ngón cái phải ) vào trong lòng bàn tay. Rút Trí Độ (Ngón cái trái ) ra và duỗi thẳng. Đây là Mật Ấn sở trì của tất cả Kim Cương Tộc. Tùy tụng Chân Ngôn Cú , dời Ấn đặt bên trái đỉnh đầu.
Tất cả cùng một Minh, 3 Bộ thảy đầy đủ. Chân Ngôn là :
“ Nẵng mạc tát phộc bột đà mạo địa tát đát phộc nam. A vĩ la hồng khiếm”
NAMAHÏ SARVA BUDDHA BODHISATVANÀMÏ_ AVIRA HÙMÏ KHAMÏ
Do kết Đại Ấn của tất cả Như Lai Đẳng , dùng Tâm Chân Ngôn của Đại Cần Dũng, Pháp chân thật của tất cả Như Lai gia trì cho nên hết thảy hay giải thốt: Địa Ngục, Bàng Sinh, Diễm Ma, nẻo ác. Hay khiến tất cả Bồ Tát, Thánh Chúng. Hay Triệu chư Thiên, Phạm Vương, Đế Thích, Dạ Ma, Thủy Thiên, Câu Vĩ La… Hàng Bồ Tát 10 Địa và hàng Đại Tự Tại còn có thể Thỉnh Triệu được huống chi là hàng khác.
_ Tiếp , kết Kim Cương Giáp Trụ Hộ Thân Ấn . Hai Vũ (2 bàn tay) kết Câu Quyền. Tay trái để nằm ngang, ngửa dưới rốn, trái tim, my gian (Tam Tinh) yết hầu, đỉnh đầu. Tụng Chân Ngôn là :
“ Nẵng mạc tam mãn đa bột đà nam. Aùn, bộ , nhập phộc la, đế nhạ hồng”
NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ OMÏ BHUHÏ JVALA TEJA HÙMÏ
Dùng Giáp Trụ Minh này, người tu hành nên ấn khắp cả thân mình liền thành Đại Gia Hộ. Trong tất cả Phật Đỉnh , Ấn này có uy đức lớn, chư Ma chẳng thể lấn hiếp. Mặc áo Giáp giống như vị vua hay thành tất cả việc, mau chóng được Tất Địa.
_ Tiếp nên kết Đại Luân Ấn Kim Cương Luân.
_ Tiếp , kết Vô Năng Thắng Đại Ấn , Minh Vương Tịch Trừ Ma Chướng Ấn. Nên quỳ gối phải , giữ thẳng gối trái. Tay trái hướng ra phía sau tác Đáp Khế. Quyền phải dựng thẳng ngón trỏ để ngang trái tim. Lấn thân về phía trước mặt là thành hình trạng. Chân Ngôn là :
“Nẵng mạc tam mãn đa bột đà nam. Aùn_ Thi lỗ, thi lỗ, chiến noa lý, ma đặng đề, sa-phộc hạ”
NAMAHÏ SAMANTABUDDHÀNÀMÏ_ OMÏ HURU HURU CANÏDÏARI MATA
GI SVÀHÀ
Vô Năng Thắng Đại Minh Vương là sở thuyết của Đức Phật, hay nghiền nát tất cả Ma, hay tịch trừ các điều chướng kể cả Đại Lực Dục Tự Tại ( Mahà bala Kàme’svara ), Thế Gian Ma Quân Vương ( Loka Màra senaràja ) , Ba Tuần… cũng được tự tại . Bậc Đại Uy Đức của Thế Thiên, vô lượng Câu Đê Ma khiến muốn gây điều chướng ngại thì hóa hiện muôn loại tướng trạng, hình Ma Quân đáng sợ. Do kết Ấn tụng Minh cho nên tất cả tự nhiên lui tan. Vì thế nên dùng làm Gia Trì, thành tựu Pháp Phật Đỉnh. Ở nơi đại chướng thường được đại gia hộ.
_ Tiếp, kết Ngưỡng Thỉnh Ấn. Hai Vũ ( 2 bàn tay ) cài bên trong thành Quyền, Nhẫn Nguyện ( 2 ngón giữa ) duổi thẳng hợp nhau rồi co lóng trên như móc câu, đưa qua đưa lại thành Ngưỡng Thỉnh. Phổ Thông Phụng Thỉnh Nhất Thiết Phật Đỉnh Vương Chân Ngôn là :
“Nẵng mạc bà nga phộc đổ ổ sắt ni sáp dã, ê hê duệ tứ, bà nga noan đạt ma ma la nhạ, bát-la để sai nẵng ma la-già đà, bổ sáp-ba độ ma mạt-lân tả hàm, giả tích-la khất-sái, bát-la để hạ đa, ma la phả-la ngột la ma dã,sa-phộc hạ”
NAMAHÏ BHAGAVATE USÏNÏÌSÏÀYA_ EHYEHI BHAGAVAMÏ DHARMA RÀJA PRATICCHA NAMÀRGHATA PUSÏPA , DHÙPA , VALIMÏSYA MAMÏCA CAKRÀKSÏA APRATIHATA _ MARA PRÏKRAMAYA _ SVÀHÀ
Kết Ấn tụng Minh 3 lần cảnh giác tất cả Phật, ngưỡng thỉnh các Như Lai thảy đều giáng phó.
_ Tiếp, kết Quang Tụ Ấn. Đàn Tuệ ( 2 ngón út ) kèm nhau duỗi thẳng, Giới Phương ( 2 ngón vô danh ) co lóng trên dính đầu ngón, Nhẫn Nguyện ( 2 ngón giữa ) cùng hợp bền chắc, Tiến Lực ( 2 ngón trỏ ) co lại dính nhau và đè trên đầu ngón Thiền Trí ( 2 ngón cái ) , xoay cột buộc thành Kết Giới. Chân Ngôn là :
“Nẵng mạc tam mãn đa bột đà nam, a bát-la để hạ đa xả sa na74ng nam. Aùn_ Đát tha nghiệt đế đổ sắt nga sa, a nẵng phộc lộ chỉ đá, mộ lật đà nẵng đế, phộc la thi, hồng, nhập-phộc la nhập-phộc la, đà ca đà ca, vĩ đà ca vĩ đà ca, nại la nại la, vĩ đà la vĩ đà la, đổ na đổ na, tần na tần na, hồng hồng, phán tra phán tra, sa-phộc hạ”
NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ APRATIHATA’SASANANÀMÏ _ OMÏ TATHÀGATA USÏNÏÌSÏA ÀNAVALOKITEC URNÏATE JVALASÌ HÙMÏ_ JVALA JVALA , DHAKA DHAKA , VIDHAKA VIDHAKA , DARA DARA , VIDARA VIDARA , CCHINDHA CCHINDHA , BHINDHA BHINDHA , HÙMÏ HÙMÏ PHATÏ PHATÏ _ SVÀHÀ
Nếu dùng Hộ Thân tức là Tam Cổ Kim Cương Xử Ấn. Nếu thỉnh triệu Bản Tôn liền dùng Xử Ấn. Cổ :2 ngón trỏ là 2 móc câu đi qua lại. Đại Phật Đỉnh Vương này hiệu là Quang Minh Tụ, lửa hừng hực mạnh mẽ như hang động của kiếp hỏa. Xong uy lực khó luận bàn, hay tồi hoại tất cả Thiên Ma ( Deva Màra ) , chúng Ngoại Đạo, Ma Hê Thấp Phộc La ( Mahe’svara _Đại Tự Tại ) , Đại Lực Na La Diên và các hàng chư Thiên khác, kể cả Thần Thông của tất cả nhóm ấy cũng đều diệt hết không còn sót . Trì Minh Đại Bồ Tát , Mã Đầu Mnh Vương…. Khai tụng Chân Ngôn này thì uy quang như lửa tụ. Nơi Phật Đỉnh Bộ diệt trừ các chướng nạn trong 12 Do Tuần hoặc là Đại Kết Giới Địa.
_ Tiếp, kết Biện Sự Ấn. Hai Vũ ( 2 bàn tay ) cài bên trong thành Quyền, Nhẫn Nguyện ( 2 ngón giữa ) duỗi co hợp nhau thì hay thành biện tất cả. Xoay bên trái 3 vòng là thành. Biện Trừ Chân Ngôn là :
“Nẵng mạc tam mãn đa bột đà nam. Tra-lỗ-hồng, mãn đà mãn đà, hồng phán tra phán tra, sa-phộc hạ”
NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ TÏRÙMÏ BANDHA BANDHA HÙMÏ HÙMÏ PHATÏ PHATÏ _ SVÀHÀ
Biện Sự Chân Ngôn này là Tâm của tất cả Phật Đỉnh. Do duyên ức niệm (ghi nhớ ) cho nên lồi gây chướng ở dưới nước trên cạn , tất cả muốn gây tổn hại thì hết thảy bị cấm khẩu. Kết Ấn đặt ở trái tim và gia trì 5 nơi.
_ Tiếp, kết Liên Hoa Ấn như hoa sen tám cánh nở, là Tòa ngồi của chư Phật Như Lai, chí tâm phụng hiến, tụng 7 lần Chân Ngôn :
“Nẵng mạc tát phộc bột đà mạo địa tát đát-phộc nam. Aùn, Hồng ca ma la dã, sa-phộc hạ”
NAMAHÏ SARVA BUDDHA BODHISATVÀNÀMÏ_ OMÏ HÙMÏ KÀMALÀYA SVÀHÀ
Do sự phụng hiến này mà chư Phật nhận Tòa ngồi. Ngày sau Hành Giả sẽ đạt được Tòa Kim Cương thắng diệu.
_ Tiếp, kết Ứ Già Quảng Đại Chân Thật Cúng. Nơi chỗ đứng dùng hương, hoa trắng mà thành tâm phụng hiến. Liền nắm Kim Cương Quyền. Dựng Nhẫn Nguyện ( 2 ngón giữa ) hợp đầu ngón, co Tiến Lực ( 2 ngón trỏ ) sau lưng vừa vặn khớp gốc Tiến ( ngón trỏ Phải ) . Chân Ngôn là :
“Nẵng mạc bà nga phộc đổ sắt-ni sái. Ê hàm hưởng đàm , bổ sáp-ba, độ ẩm, vị cảnh nễ bán giả, bát-la để sai, hạ la hạ la. Tát phộc bộ đà địa sắt xỉ đế, đạt ma la nhạ, bát-la để hạ đá sã, sa-phộc hạ”
NAMO BHAGAVATE USÏNÏÌSÏA _ IDÀMÏ ARGHAMÏ PUSÏPA DHÙPE GHANDHA NAIVYVEDYE PAMÏCA PRATICCHA HÀRA HÀRA SARVA BUDDHA ADHISÏTÏITE DHARMARÀJA APRATIHATÀYA SVÀHÀ
Do tụng Chân Ngôn này phụng hiến Như Lai cho nên khắp mọi cõi vi trần đều thành chúng Diệu Cúng.
_ Tiếp, kết Phật Nhãn Ấn. Trong tất cả Phật Đỉnh nên dùng Đại Ấn này, thanh tĩnh mà thọ trì, tối thắng diệt các tội. Nơi các Phật Đỉnh Vương thường kết Ấn Khế này, quyết định được Tất Địa chẳng bị thiếu sót, hết thảy thành tựu tất cả Phật Pháp. Giả sử gom chứa Phước trong 100 Kiếp, nếu được Ấn Minh này thì được Phước bằng nhau. Phật Nhãn Chân Ngôn này hay thành tựu tất cả sự nghiệp, là nơi thọ trì của 10 Câu Đê Phật Như Lai. Do duyên ức niệm Minh thì tất cả Thánh Tiên đều hiện, tất cả Chân Ngôn Giáo Pháp đều được thành tựu. Đứng trước sự bạo ác, sân ốn nên tụng thì sẽ được vui vẻ. Các Quỷ Thần ác khó điều phục sẽ tùy thuận giáng phục. Ở nơi đấu tranh, tụng thì tất cả đều vắng lặng. Sau đó tụng 7 biến sẽ mau chóng thành chứng nghiệm.
_ Tiếp, kết Kim Luân Phật Đỉnh Nhất Tự Vương Ấn. Hai Vũ ( 2 bàn tay ) cài bên trong thành Quyền. Nhẫn Nguyện ( 2 ngón giữa ) kèm nhau duỗi hợp rồi co lóng thứ ba, Mở Tiến Lực ( 2 ngón trỏ ) rồi co đầu ngón. Bình đẳng duỗi Thiền Trí (2 ngón cái ) . Tụng 7 lần Chân Ngôn là :
“Nẵng mạc tam mãn đa bột đà nam. Aùn,bộ-lỗ-án”
NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ_ OMÏ BHRÙMÏ
Chân Ngôn này là sở thuyết của hằng ha sa số lượng Như Lai. Phật hiện tại đang nói, Phật vị lai sẽ nói. Ấn này gọi là Đại Ấn, tên là Đỉnh Luân Vương . Ấn này tức là Phật, lợi ích các Hữu Tình. Do uy đức lớn của Minh ( Vidya ) chế phục các Hiền Thánh, ở trong 5 Do Tuần khiến các Tôn khác chẳng thể giáng hiện. Các Bồ Tát 10 Địa còn mê muội trước Bản Chú huống chi các loại Chú nhỏ khác làm sao có thể hiện Thần Lực được. Nếu ở đây kết Ấn Xứ thì các Aùc Quỷ và lồi gây chướng chẳng dám trú ngụ. Nếu xưng dương lực Công Đức thì trong 100 Câu Đê Kiếp, 1000 hằng sa Kiếp cho đến vô lượng vô số hằng hà sa Kiếp cũng chẳng thể nói hết Công Đức và Phước Lợi của Chú này. Bậc Trí nếu thọ trì thì thường chẳng bị bại hoại. Như Lai Đại Sư nói :” Chẳng có thể ca ngợi hết được”. Ở nơi Pháp tu Phật Đỉnh sẽ mau chóng được thành tựu.
_ Tiếp, kết Phổ Thông Nhất Thiết Phật Đỉnh Thành Tựu Ấn. Hai Vũ ( 2 bàn tay ) cài bên trong thành Quyền. Duỗi thẳng Nhẫn Nguyện ( 2 ngón giữa ) cùng co lóng trên là Phổ Thông Nhất Thiết Dụng. Tụng Chân Ngôn 7 lần. Ấn ở trên đỉnh đầu bung tán.
“ Nẵng mạc tam mãn đa bột đà nam. Aùn, noa-lỗ-án, mãn đà, sa-phộc hạ”
NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ_ OMÏ DHRÙMÏ BANDHA SVÀHÀ
Do Ấn này như quán thấy chư Phật. Do uy đức của Minh này nên các lồi Dược Xoa khó điều phục, chúng Rồng với Tu La , tất cả La Sát ác và các Ma La thảy đều kinh sợ và tiêu tan hết.Nếu có được Thủ Ấn này thì có thể hộ cho các sự an lạc.Ở nơi vua chúa Thế Gian… thường được lợi ích. Muốn cầu điều Pháp Lợi thì quyết định đạt được. Aáy là quả báo thành tựu của Phổ Thông Chân Ngôn Vương.
_ Tiếp. Kết Nhất Thiết Phật Biến Phú Đại Thiên Thân Bất Biến Kỳ Biên Tế Bạch Tản Cái Phật Đỉnh Vương Đại Ấn hoặc kết Bách Ức Chư Phật Đồng Tâm Ấn . Tụng Đại Chân Ngôn 7 lần.
_ Tiếp kết Đại Ấn Căn Bản của Bạch Tản Cái.Chắp 2 tay lại giữa rỗng. Co Giới Phương ( 2 ngón vô danh ) vào lòng bàn tay, co Tiến Lực ( 2 ngón trỏ ) lại khiến thành hình tròn. Đấy là Bạch Tản Cái Ấn . Tụng Chân Ngôn 7 lần rồi bung Ấn trên đỉnh đầu.Chân Ngôn là :
“Nẵng mạc tam mãn đa bột đà nam, A bát-la để hạ đa xả sa nẵng nam. Aùn, đát tha nghiệt đổ sắt-ni sa, a nẵng phộc lộ cát đế, mẫu lật-đà bạt ngật-la phộc la đề. Aùn, ma ma hồng nễ “
NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ APRATIHATA’SASANÀNÀMÏ_ OMÏ TATHÀGATA USÏNÏÌSÏA ÀNAVALOKITE MUDRA CAKRA VARTTI _ OMÏ MAMA HÙMÏ NI
Đại Phật Đỉnh Vương này thù thắng không có hàng nào có thể ngang bằng, là lực Đại Bi của Phật, tuôn ra tiếng rống của Sư Tử, tất cả Phật gia trì, Đại Bi soi chiếu ưu ám, biết Vô Cấu thâm sâu khiến tác mọi cát tường, Bồ Tát với chư Thiên chẳng thể làm bại hoại, đắc được Bất Thối Chuyển, tất cả đều an vui, mọi độc chẳng thể gây thương tật, Trời Rồng chẳng thể lại gần hại. Nếu tô vẽ và tụng trì sẽ mau chóng chứng Tất Địa.
_ Tiếp, trì Niệm Châu. Gia trì 7 biến rồi nâng lên đỉnh đội, xong mới niệm tụng 108 biến hoặc 1080 biến. Lấy tràng hạt đặt ở Bản Xứ
_ Lại kết Bản Tôn Ấn, trụ ở Tam Ma Địa, ca ngợi Công Đức Phật,cúng dường hiến như trước.
_ Lại kết Tam Muội Gia hộ thân, lễ Phật rồi lui ra.
Niệm Chân Ngôn Ấn. Dùng 2 tay, đem Thiền Trí ( 2 ngón cái ) đều vịn móng Giới Phương (2 ngón vô danh ) đè lê móng Nhẫn Nguyện ( 2 ngón giữa) Co Tiến Lực (2 ngón trỏ ) phía sau Nhẫn Nguyện ( 2 ngón giữa ) niệm châu mà niệm tụng . Nếu muốn trụ Phật Nghi thì làm Tòa Dũng Kiện, ngay tha73ng thân mình ngồi Kiết Già, kết Ấn Phật Khất Để. Tay trái ngửa lòng bàn tay lên trên, tay phải bên ngồi dùng Kiên Chưởng, đem Thiền ( Ngón cái phải ) nắm móng Giới ( ngón vô danh phải ) , đem Tiến ( ngón trỏ phải ) co sau lưng Nhẫn ( ngón giữa phải ) . Tụng Chân Ngôn 7 lần, xong nhập vào Tam Ma Địa. Chân Ngôn là :
“Nẵng mạc tam mãn đa bột đà nam. Vĩ nhạ duệ, ma hạ thước khất-đề đà dã, hồng, phán tra, trà-nga-lô-hồng, phán tra, sa-phộc hạ”
NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ_ VIJAYE MAHÀ ‘SÀKTI DHÀYA HÙMÏ PHATÏ_ TÏRÙMÏ PHATÏ _ SVÀHÀ
Nếu kết Ấn , chẳng ai có thể đoạt được uy lực ấy. Khiến cho đời này và đời khác đắc được lực Như Lai. Nếu tụng Chân Ngôn này thì chư Phật đều gia hộ. Tu trì Phật Đỉnh Vương, 3 thời thường ức niệm sẽ mau chóng được thành tựu. Trong 3 cõi không bị chướng ngại. Vì Mật Ấn Pháp của Đại Phật Đỉnh Vương này có vô số lượng cho nên chỉ khiến người tu hành lược tập các Mật Yếu tinh diệu. Nếu ưa thích Đại Pháp thì phải theo Thầy cầu Quán Đỉnh, được truyền cho Tam Muội Gia, cần phải học hỏi rộng rãi về Pháp niệm tụng của Đại Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh.
Bí mật của Pháp này, nếu người chưa được Quán Đỉnh thì chẳng được nghe ngay. Người tu hành kia muốn được thành tựu, nếu tính tu cầu Tất Địa và làm Bản Tôn thì chẳng được truyền thụ Mật Ấn cho người khác.
Đại Tam Muội Gia Nghiêm Mật Chân Ngôn là :
“Án, khư yết dã, ma hạ tam muội diêm, mãn đà mãn đà, sa-phộc hạ”
OMÏ GÙHYA MAHÀ SAMAYAMÏ BANDHA BANDHA SVÀHÀ
Gia Trì Niệm Châu Chân Ngôn là :
“Nẵng mạc bà nga phộc đế tiễn đệ , sa đạt dã , tất đà la-thê, sa-phộc hạ”
OMÏ NAMO BHAGAVATI SUSIDDHI SÀDHAYA SIDDHA ARTHA SVÀHÀ
Tĩnh Niệm Châu Chân Ngôn, chắp tay nâng tràng hạt.
“Án, a na-bộ đế , vĩ nhạ duệ, tất địa, tất đà la-thê, sa-phộc hạ”
OMÏ ADBHUTE VIJAYE SIDDHI SIDDHA ARTHA SVÀHÀ BẠCH TẢN CÁI PHẬT ĐỈNH DU GIÀ BÍ YẾU LƯỢC NIỆM TỤNG (MỘT QUYỂN_ Hết )
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.52.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.