Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm tựa thứ nhất: Tôn Thắng Chơn Ngôn
Kính lạy hết thảy Bạt Già phạm
Cùng Kim cang Bộ ở phương Đông
Hùng mảnh A súc Kim cang tạng
Bảo sanh Như Lai Hư Không tạng
Đạt Ma Câu Ra Vô lượng thọ
Quán Tự Tại Vương mắt hoa sen
Tỳ Thủ Yết Ma Đại Mâu Ni
Bất Không Thành Tựu Tát Đoả Đôn
Bốn ba la mật bốn cúng dường
Tám Đại Phật Đảnh Chuyển luân vương
Vì muốn tất cả người tu hành
Mau thành Tôn Thắng đại Tất địa
Ham thích không tướng thì nói tướng
Người cầu nói tướng thì nói tướng
Có không một thể là Đại không
Do đó ta nay nói tương ưng
Chữ nghĩa quán rõ thật tường trì
Ba loại Bát nhã đồng một thể
Thân khẩu ý là ba môn mật
Ứng, hoá, pháp thân là tam mật
Năm luân tức là năm trí luân
Ngũ trí tức là năm phần thân
Năm luân nhiếp hết năm pháp giới
Ba mật tứcchính là ba thân
Do đó nay ta lễ du dà
Du dà tức là Đại Nhật Tôn
Cho nên ta nay tu du dà
Vì lợi pháp giới các hàm thức.
Nay ta nói lựơc pháp Tôn thắng đà la ni trừ tất cả chướng, diệt tất cả các thân nơi địa ngục, bàng sanh, nên nghĩa là Tôn Thắng Phật Đảnh. Do đó Như Lai vì Thiện Trụ Thiên tử nói trừ bảy lần làm thân súc sanh, tức là pháp Du dà không đồng sự pháp. Ở trong một niệm chứng vô chủ, chuyển năm trí thành năm phần piáp thân, ngộ ba mật là ba thân. Khi mới phát tâm thời có trăm sáu mươi thứ tâm, độ ba vô số kiếp tu hành, chứng Phổ hiện sắc thân Tam muội da, tức là lúc mới phát tâm thời Chánh giác.
Ta nay vì người cầu tướng có nên nói tướng có, nếu muốn cầu không tướng thời lại
nói pháp niệm tụng không tướng, có nhiều thứ nhưng ta chỉ nói hai thứ nhiếp hết thảy
- Một là vì người cầu Trừ tai, Tăng ích tại thế gian lược nói pháp có tướng.
- Hai là vì người cầu Vô Thượng Bồ Đề Du dà, nói pháp vô sanh, thuận nhập Phổ hiện Sắc thân. Trong pháp thế gian niệm tụng có bốn thứ là: Tức tai, Tăng ích, Hàng phục, Nhiếp triệu tức là các đàn pháp vuông, tròn, tam giác, bán nguyệt và các pháp hộ ma lư.
Nếu lúc niệm tụng tức cầu Tăng ích, mỗi chơn ngôn trên dưới thêm Na mô hai chữ.
Nếu niệm tụng cầu Tức tai, cuối câu chơn ngôn thêm sa ha hai chữ.
Nếu niệm tụng cầu Hàng phục, thêm hồng phần tra ba chữ.
Nếu niệm tụng cầu Nhiếp triệu, trước câu chơn ngôn thêm Ha lị ha ba chữ.
Tức tai, Tăng ích, Hàng phục, Nhiếp triệu thêm câu xưng tên của người cầu và việc làm, các màu sắc là vàng, trắng, đỏ, xanh, hoặc trên mặt hoặc y phục nơi thân. Các món cúng dường ăn uống hương vị đều tương ưng với màu sắc. Các pháp hộ ma cũng riêng khác nhau, trăm thứ củi thiêu đốt khác nhau. Nếu như muốn tu, cần phải theo bổn pháp mà làm cho tương ứng. Phẩm thứ Hai: Tôn Thắng Chơn Ngôn Pháp Tắc Trì Tụng.
Lại nữa, muốn làm pháp trì tụng, trước cần nhập Thanh tịnh pháp giới tam ma địa nói trên, đảnh tưởng chữ "Lam" hình lửa ba góc, màu mặt trời vừa mọc, khắp thân là lửa trí thiêu đốt bốn đại, năm uẩn chỉ cón không tịch.
Pháp giới chơn ngôn rằng:
-Nam mô tam mãn đà một đà nẫm Lam.
Tâm niệm, miệng đọc, tưởng đảnh và khắp thân thành lửa trí ba góc *LAM*. Hình như đây lại nhập vào ngũ luân Tam ma địa.
Nhập Kim cang Luân Tam ma địa, tưởng từ rún trở xuống hình vuông, màu vàng tử kim là Kim cang Luân.
Chơn ngôn rằng:
-Nam mô tam mãn đà nột đà nẫm A.
Mỗi khi tưởng, thời miệng đọc và qui mạng, tâm tưởng bổn thể của chữ hình như tự *A* là Kim cang luân màu vàng, lại quán chữ * PHẠ* nơi rún, là Đại bi thuỷ luân màu như sửa, hình trăng tròn.
Chơn ngôn rằng:
-Nam mô tam mãn đà một đà nẫm vam *
Lại Hoả luân chơn ngôn rằng:
-Nam mô tam mãn đà một đà nẫm Lam *.
Ở nơi tâm tưởng hoả luân, ba góc màu như mặt trời mọc, ánh sánh chiếu như lửa mới cháy. Hình như tam giác mạn đà la *LAM*.
Lại tưởng chữ Ha như nửa mặt trăng ngửa * HA *màu đen, còn gọi là chữ *HÀM* tức Thiên Phong luân, an trú nơi mi.
Lại tưởng trên đảnh có chữ *KHIẾM* là Đại không luân. Hình gồm tất cả các màu sắc, đây là năm trí luân là: Địa, Thuỷ, Hoả, Phong, Không. Dùng Phổ Biến ấn gia trì năm chỗ thành Chơn Phật Trí. Lại nói Phổ Biến chơn ng6on.
-Um tát bà tha khiếm ót na nghiệt đế tát võng ra hê, hế dà dà na, kiếm sa bà ha.
Hai tay mười ngón xoa nhau, để trên đầu vàn thân năm chỗ, tức thành Kim Cang Bất Hoại thân, tức là nhập Tam muội da, đồng với tất cả chư Phật Bồ Tát tam muội thân, làm Thân Tam muội da, làm Phật sự.
Nhập Tam Muội chơn ngôn:
-Um phạ nhựt ra nhạ lị tam ma dã.
Mỗi chỗ đều tụng chơn ngôn gia trì.
Hai tay xoa nhau, chắp lại ngón trí áp ngón thiền, đây là Nhất Thiết Phật Tam muội da ấn, do một Ấn nầy sanh ra tất cả Ấn; nên kết Ấn nầy trước, dùng Ấn gia trì năm chỗ.
Năm uẩn bốn đại thành Kim Cang Bất hoại, năm uẩn gọi là Vô Lậu Trí thân, còn gọi Vô Vi Mạn Đà la địa, do Mạn đà la năm Luân gia trì. Địa, Thuỷ, Hoả, Phong, Không. Năm đại Hữu vi thành năm Vô vi. Do đó, quán tướng mạn đà la địa, trước khởi Không lần lượt đến Phong. (Quán ngược đồ hình ở dưới)
Dùng tâm tịnh pháp giới trước đốt các uế ác ở trong Địa mạn đà la, sau đó y trước sau an lập năm Đại Luân, tức dùng Kết giới, Hộ Thân, Tịch trừ quang hiển, Tịnh trừ ba nghiệp, Kiên cố tâm Bồ đề v.v.. sau đó lại nhập Kim Cang Tam Muội da chơn ngôn.
-Um phạ nhật ra mãn đà đát ra tra.
Kết như Ấn Kim cang ở trên, nắm lại thành quyền an để nơi tâm. Khi để nơi tâm, từ từ mở tay ra, đây là kết Kim Cang Giới ba lần. Để nơi tâm xong, do chơn ngôn và ấn lực hay tịnh ba nghiệp, vững chắc tâm Bồ đề.
Lại ở chỗ trì tụng trừ các uế ác và các chướng.
Phàm khi dâng hương hoa, mạt hương, đồ hương và các thứ cúng dường, trừ bỏ các uế ác, tăng trưởng sáng sủa. Tác Kim Cang giới, kết các phương giới hộ thân và hộ chỗ ở như trên đã nói. Khi tu các việc, đều nhất nhất tụng chơn ngôn, tác ấn gia trì mau được thành tựu, không có các chướng nạn, nên dùng Hàng Tam Thế chơn ngôn và ấn gia trì hay thành biện các việc.
Hàng Tam Thế chơn ngôn:
-Um nịnh tam bà phạ nhựt ra hồng.
Hàng Tam Thế chơn ngôn thủ ấn hay thành biện các việc vậy.
Hai tay nắm thành quyền, thẳng ngón phong, co hai ngón không nhập vào lòng bàn tay, dùng các ngón địa, thuỷ, hoả mà đè lên, dùng địng ấn để nơi tim, trí ấn chạm xúc các vật và kết đại giới bốn phương trên đưới. Xoay bên phải ba vòng tức thành kết giới. Phẩm Thứ Ba: Triệu Thỉnh Bổn Tôn
Lại nữa, cần cảnh giác tất cả chư Phật, bát đại Bồ tát Phật Đảnh Luân Vương cùng Bổn bộ Tôn từ trong tam muội nhìn ngó xem xét người tu chơn, giáng đến đạo tràng.
Phát Sanh chơn ngôn:
- Úm phạ nhựt ra để sắc tra.
Định huệ hai tay ngón địa móc như cái khoá, ngón không nhập vào lòng bàn tay, dùng thủy luân và hỏa luân áp không luân, phong phan hướng tới trước dựa nhau, đưa chưởng lên trên. Tụng chơn ngôn, đem ấn đưa từ dưới lên phát khỏi chư Tôn. Đây là Phát Sanh ấn.
Lại Thỉnh Bổn Tôn ấn chơn ngôn:
- Úm phạ nhật ra tam man nhạ nhạ.
Hai tay xoa nhau làm thành Kim Cang quyền. Không mở quyền, dùng trí phong luân phát trí đại không, tay định cũng vậy như vậy ba lần bật tức thành Phụng Thỉnh Chư Tôn. Tâm tưởng tôn ở tại đàn trong lầu các. Tưởng trong lầu các có hoa sen báu, trên quán vòng tròn có chín vòng (luân) Kim Cang giới đạo, ở trong mỗi vòng có các Bổn tôn (mỗi số là mỗi luân). Trong vòng tròn lớn chia ra làm chín vòng nhỏ, tám bình báu, mười hai chày Kim Cang, bốn bánh xe báu. Trên tám miệng bình đựng tám chày Kim Cang. Bốn bánh xe bốn mặt là bốn chày Kim Cang, cổ bình và chày bình đều có dây cột nơi cổ. Bố trí quanh trong vòng lớn mỗi Tọa của chín vị Thánh (ở giữa là Tỳ Lô Giá Na Như Lai đầu đội mão báu ngũ trí, ngồi trên toà có bảy sư tử, kết già phu, kết Pháp giới ấn. Còn các chư Tôn, nơi phẩm mạn Như Lai đà la có chỉ đầy đủ.
Nghinh Thỉnh chơn ngôn:
- Úm phạ nhựt ra cu xá nhạ.
Dùng Hàng Tam Thế ấn, hai ngón phong làm như câu, động đậy tức thành Phụng thỉnh, cầu xin giáng lâm. Thỉnh nhập vào chỗ đạo tràng niệm tụng.
Thỉnh Nhập chơn ngôn:
- Úm phạ nhựt ra bạt xá hồng.
Kết Kim Cang quyền, thẳng hai ngón địa, hai ngón không xoa nhau trong lòng bàn tay, phải đè trái. Phụng Thỉnh nhập Tam muội da, y thỉnh mà trụ.
Thỉnh trụ chơn ngôn;
- Úm phạ nhựt ra kiện tra a.
Kết Kim Cang quyền, thẳng hai ngón địa, hai ngón không xoa nhau trong lòng bàn tay, phải dè trái. Thỉnh triệu cho đến hoan hỷ khiến kiên cố.
Kiên cố chơn ngôn:
- Úm tát ra phạ đát tha nghiệt đa tỳ phổ địa nại lặc mãn phạ nhựt ra để sắc tra.
Trí định chắp lại thật chặt
Lại tưởng Quán Tẩy Bổn Tôn và tự thân.
Quán đảnh chơn ngôn:
- Úm phạ nhựt ra nhược ca tra
Bàn tay định, Thủy luân và Không luân dựa nhau,bốn ngón chia thẳng. Bưng bình nước tưởng tắm gội Bổn tôn, hoán tự thân nơi đảnh, dâng hiến ứng già, tưởng quán tôn đảnh. Dùng ấn nầy tụng chơn ngôn bảy biến. Phẩm thứ Tư: Tu du dà phụng hiến hương hoa.
Lại hiến hương, hoa, ẩm thực đèn sáng vv… dùng Bổn chơn ngôn gia trì, dâng hiến.
Dâng Thiêu hương chơn ngôn:
- Úm phạ nhựt ra độ tệ.
Kết Kim Cang quyền để trên lư hương, tụng chơn ngôn bảy biến, tức thành Chân thực Bảo hương, biến khắp mười phương hư không pháp giới.
Hiến hoa chơn ngôn:
- Úm phạ nhật ra phù sắc tệ.
Kim Cang chưởng gia trì, tụng chân ngôn bảy biến, tức thành Chân thật Bảo hoa.
Hiến Bảo Đăng chơn ngôn:
- Úm phạ nhật ra địa tệ.
Kết Kim Cang quyền, thẳng hai ngón, không để nơi tâm. Tụng chân ngôn bảy biến tức thành Bảo đăng biến khắp pháp giới.
Hiến Đồ Hương chơn ngôn:
-Úm phạ nhựt ra nga độ.
Hai tay úp lại, mở các ngón không trí, áp ngón không định, tụng chơn ngôn bảy biến.
Lại qui y Tam Bảo, Phát lộ sám hối, tùy hỷ công đức, khuyến thỉnh, phát tâm Bồ đề ngợi khen Phật đức pháp nguyện cao cả.
* Quy mạng Tam Bảo: Bắt đầu từ hôm nay cho đến khi ngồi nơi Bồ đề đạo tràng, qui y Ba Thân Vô Thượng của Như Lai. Qui y Phương Quảng Đại thừa Pháp tạng. Qui y tất cả Bồ tát ma ha tát, Tăng, không thối chuyển. Nên cần qui mạng Tam Bảo như vậy.
* Lại cần phát lộ sám hối : Từ vô thỉ cho đến hôm nay phiền não ngăn che, trôi lăn trong sanh tử, ba nghiệp tạo ra vô biên tội chướng. Ngày nay thành tâm sám hối tất cả. Sám hối như vậy, khiến các tội tiêu diệt.
* Lại phát tâm Bồ đề : Bắt đầu từ hôm nay cho đến khi ngồi nơi Bồ đề đạo tràng, nguyện phát tâm Bồ đề vô thượng.Thê độ vô lượng các loài hữu tình, đều khiến xa lìa các khổ sanh tử. Hôm nay phát tâm xa lìa ngã pháp hai tướng, ngã pháp bình đẳng không có tự tánh. Nên cần phát tâm Bồ đề như vậy. Dùng chân ngôn gia trì khiến tâm Bồ đề bền chắc không lui sụt.
Chơn ngôn rằng:
-Úm Bồ địa chất đa mâu đát bạt đà dạ nhị.
Kim Cang hợp chưởng, tụng Pháp tâm Bồ đề chơn ngôn bảy biến.
- Tuỳ hỉ công đức: Ba đời Như Lai và chư Bồ tát vì chúng sanh tu vô lượng công đức. Có tất cả các công đức, con đều tuỳ hỷ.
- Khuyến thỉnh Thường trụ: Duy nguyện chư Phật ở lâu nơi đời, y du dà lý thú, không trụ niết bàn.
- Lại thỉnh chuyển đại pháp luân: Biến khắp mười phương giới, phát các nguyện cao cả. Nguyện cho chúng sanh được nhiều tiền tài, của báu, thường ban phát trí huệ đầy đủ, thọ hưởng vui, kham nhẫn, làm đại thiện duyên, thường được túc mạng, trí huệ, nhớ niệm hữu tình. Nguyện cho chúng sanh sanh ra nơi nào, thường được các điều thù thắng như trên.
- Lai vận tâm cúng đường: Dùng tâm vận tưởng hết thảy các hoa đều đầy đủ, biến khắp hư không mười phương giới. Dùng các món thượng diệu nơi cõi trời như đồ hương, thiêu hương, đăng minh, tràn phan, bảo cái, kỹ nhạc, ca hát, trân châu, la võng, bảo linh, hoa man bạch phất, như ý bảo thọ vv… tối thắng thượng diệu cung điện, lầu các cột báu trang nghiêm ở cõi Trời, áo mão, anh lạc v.v… hành giả vận tâm biến khắp pháp giới, dùng tâm chí thành cúng đường. Đây là cúng đường trên hết. Do đó, hành giả phải có tâm quyết định hành pháp nầy. Trì tụng chơn ngôn và kết Thủ ấn tưởng như trên, tức được thành tựu.
Vận Tâm chơn ngôn:
- Úm tát bà tha khiếm ôn đát nghiệt đế tát võng ra hê ma am nga nga nẵng kiếm sa bà ha.
Tụng chơn ngôn bảy biến, tức thành cúng đường khắp hết.
Hai tay Kim Cang hợp chưởng để trên đảnh, tụng chơn ngôn bảy biến tứ thành các món cúng dường đầy đủ.
Lại tụng chơn ngôn và ấn thân năm chỗ hộ thân.
- Úm chất đa bát ra để phệ năng ca lộ nhị.
Tụng chơn ngôn khiến trụ trong Tam muội da của tất cả Như Lai mau thành biện, tất cả Phật sự mau được thành tựu . Phẩm thứ năm : Tu Du Già Ngũ Trí
Lại nữa, người tu du dà trụ trong tâm Bồ đề mau vào quán tâm Bồ đề trí.
Quán Bồ Đề chân ngôn.
-Úm Bồ địa chất đa mâu đát bá na dạ nhị.
Đây là Bồ đề Tâm chơn ngôn, còn gọi là Đại Viên Cảnh trí, mau khiến phát tâm Bồ đề, vừa mới phát tâm thời thành Chánh giác, tức là nghĩa của pháp thân.
Lại nói Bình đẳng Tánh trí chơn ngôn.
-Úm để sắc tra phạt chiết la.
Tụng chơn ngôn nầy mau khiến tâm tánh không tán loạn, tức là nghĩa của Ứng thân.
Lại nói Thành sở Tác Trí chân ngôn.
-Úm duệ tha tát ra phạ đát tha nghiệt đa sa đa tha ngân.
Lại nói Diệu Quan Sát trí chơn ngôn:
- Úm sa phạ bà phạ truật độ ngân
Đây là Diệu Quán Sát Trí, nghĩa của Pháp thân, cũng là nghĩa của Hậu đắc trí
Pháp thân.
Lại nói Phương Tiện Cứu Cánh Trí chân ngôn.
- Úm tát ra phạ mộ ngân.
Đây là Phương Tiện Cứu Cánh Trí, nghĩa của Hoá thân, ở trong môn tu học dùng phương tiện làm cứu cánh, tức là nghiã của Hậu đắc trí Pháp thân. Trong Thai tạng, an ở năm phương.
Ngũ Trí chân ngôn ấn: Định huệ hai tay xoa nhau bên ngoài, nắm lại thành quyền, thẳng hai ngón hỏa, hai ngón địa hợp nhau, hai ngón phong co lại vịn lưng tiết trên hai ngón hỏa, cách hai ba phân. Hai ngón không thẳng hình như chày Kim Cang năm chia, ấn nầy dùng cho Ngũ Trí. Sau lại dùng Đại Nhật Pháp Giới ấn gia trì năm chỗ, tức thành đầy đủ năm phần Pháp thân, Vạn đức thân.
Pháp giới ấn: Hai tay kết Kim Cang quyền, tay trí nắm ngón phong, tay định gia trì năm chỗ, sau để nơi tâm. Thân ta tức là thân Tỳ Lô Giá Na, trên đầu có mão ngũ Phật, tức là năm Đảnh Luân Vương, đủ nghĩa năm Trí. Lại dùng Nhất thiết Phật Đảnh Luân Vương Tâm Ấn gia trì năm chỗ.
Nhất Thiết Phật Đảnh Luân Vương Tâm chân ngôn:
- Úm độ rô hồng, hồng phấn tra.
Hai tay xoa nhau bên trong, nắm lại thành quyền, thẳng hai ngón giữa. Chân ngôn ấn nầy thông dụng cho tất cả việc, triệu thỉnh, phụng tống, kết giới, hộ thân.
Lại nói Căn Bản ấn: Hai tay xoa nhau, bên ngoài chắp tay thành quyền, ngón phong bên phải co như câu, gia trì năm chỗ, tu Tăng Ích thì dùng ngón phong bên trái co như câu, làm pháp Nhiếp Triệu.
Lại trong Kinh nói: Hai tay chắp lại, ngón cái phải đè móng ngón cái trái, tu Tức Tai thì dùng. Khi làm pháp Hàng phục, dùng ngón cái trái đè móng ngón cái phải.
Cầm xâu chuổi trong bàn tay để trong đảnh, để nơi tâm niệm tụng, mau được thành tựu tất cả nguyện, trừ không khí tâm và làm các việc ác khiến tự hại. Phẩm thứ Sáu: Tu Du Dà Bổn Tôn Chân Ngôn
Lại nữa, ta nay lược nói pháp tu Bổn tôn chân ngôn. Mỗi tháng ngày rằm tự tụng hoặc nhờ tụng mãn một ngàn biến, hay trừ tất cả tai ương, tăng trưởng thọ mạng, phước đức; hoặc mỗi ngày ba thời quán Bổn tôn nơi tâm nguyệt luân, hoặc tưởng tự thân là Bổn tôn nơi tâm nguyệt luân. Xoay vòng an bố Tôn Thắng chân ngôn như tự luân hình (chữ chạy theo vòng tròn). Khi trì tụng, tưởng màu sắc đều tương ứng, đều biến thành Mạn đà la Thánh chúng, tức tự thân là Tôn Thắng Phật Đảnh Pháp Giới Mạn Đà La.
Bổn Tôn Tôn Thắng Phật Đảnh chân ngôn.
Na mô bạt dà bà đế đát lệ lộ ca bát ra để vi thất sắc tra da bột đà da bạt dà bà đế, đát điệt tha.
Úm vĩ thú đà da sa ma tam mạn đa phạ bá sa tát pha ra nõa yết đé da ha na tát phạ bà phạ vi thuật đệ, a tì tiên dã đổ ma ám tô nghiệp đa phạ ra phạ dã a mê lặt đa tì sa kế a ha ra a ha ra, a du tán đà ra ni du đà da du đà da, da da na vi thuật đệ, sa ha sa ra ra thấp nhị tán chú địa đế tát bà đát tha nghiệt đa phạ lô yết nễ sa tra bà ra mật đa bà lợi bố ra ni tát bà đát tha nghiệt đa hật rị đà da, địa sắc tra da, địa sắc sỉ đa ma ha mẫu điệt lê phạt chiết ra ca da tăng ha đát na vi thuật đệ, tát bà phạ ra nõa bà da đột lặt yết đế bà lợi thuật đệ bát ra ra để nể phạ rị đa da a du thuật đệ tam ma da địa sắc sỉ đế ma nễ ma nễ ma ha ma nễ đát lân đa bộ đa câu trí bạt lị thuật đệ vi tát phổ tra bột địa thuật đệ nhạ da nhạ da, vị nhạ da vi nhạ da tát ma ra tát ma ra tát bà bột đà địa sắc sỉ đa thuật đệ, phạt chiết lê, phạt chiết ra yết tì phạt chiết lam bà phạ đổ ma ma ( tên…..) tả xá lợi lộtát phạ tát đỏa nẫm dã ca da bà lị tì thuật độ tát bà nghiệt đế bà lợi thuật đề tát bà đát tha nghiệt đa thất dã mê tam ma thấp phạ sa diễm đô tát phạ đát tha nghiệt đa tam ma thấp phạ sa địa sắc sỉ đế bột điệt bột điệt vi bộ đà da vi bộ đà da tam mạn đa bà lợi thuật đề tát bà đát tha nghiệt đa hật rị đà da địa sắt tra da địa sắc sỉ đa ma ha mẫu điệt lê sa bà ha.
(Bổn đà la ni nầy, Trung Thiên Trúc Thiện Vô Uý đem qua Trung quốc, sau lại có Ngài Phật Đà Ba Lợi lưu truyền, các bản đều thiếu. Đây là bản lưu truyền đầy đủ )
Niệm tụng tuỳ ý theo hơi thở hoặc tưởng an Bổn Tôn nơi tâm nguyệt luân, nơi tự thân từ từ rộng lớn biến khắp pháp giới. Dùng các chữ chân ngôn bố trí xung quanh nguyệt luân, tức phát nguyện rộng rãi hồi hướng cho tất cả hữu tình, đem các thiện nghiệp ban cho chúng sanh khiến xa lìa các khổ địa ngục v.v… tuỳ hỉ các việc, nhất y như trên, sau đó tụng chân ngôn cầu các thắng nguyện đều được đầy đủ.
Nguyện Hồi Hướng chân ngôn rằng:
- Úm tát ra phạ cu xá ra mộ ra ninh bát ra ninh độ da nhị tát ra phạ cu xá ra mộ la tam ma đa bát ra bán dá đạt ra mãn đa sa phạ bà phạ tất địa dạ ra nga nẵng đa huệ.
Trì tụng chơn ngôn xong, lại tưởng tiễn đưa Bổn tôn, giải Kim Cang giới. Lại dùng chân ngôn giải giới.
Giải Giới chân ngôn rằng:
-Úm phạt chiết ra mộ khất sa mộ.
Hai tay xoa nhau thành Kim Cang quyền, để lên đảnh. Đây là giải tất cả các kết giới, cũng hay tiễn đưa Bổn tôn.
Từ đây về sau là các việc hoạ tượng, hộ ma, các pháp sự.
* Pháp thứ nhất: Nếu người muốn được sống lâu không bị đoạ vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, A tu la v.v… và tiêu trừ các tội nghiệp, mỗi thời chí tâm tụng đà la ni hai mươi mốt biến, khởi tâm từ bi thương xót hết thảy chúng sanh, tức được tiêu trừ các tội chướng trong các đường ác.
* Pháp thứ hai: Nếu có các loại La Sát, quỉ thần vào trong nước làm não hại chúng sanh, xưng “ Nam mô Phật” . Chí tâm tụng đà la ni nầy một trăm tám biến, các tai nạn trên được tiêu trừ.
* Pháp thứ ba: Nếu có người không tin, chế tâm một chỗ chuyên tâm làm pháp nầy, tức được đại nghiệm khiến kẻ kia khởi lòng tin. Nếu làm pháp có hiệu nghiệm, tức có gió lớn thổi vào thân, trên thân có các ác nạn và đen xấu được gió kia thổi đến, thảy đều được tiêu diệt.
* Pháp thứ tư: Nếu muốn được đại tự tại, trong bảy ngày đối bốn phương, mỗi phương tụng trăm tám biến, dùng bảy thứ hoa đắp thành hình người để ở bốn phương, tức được thành tựu các nguyện.
* Pháp thứ năm: Nếu muốn tiêu trừ các tội chướng nơi thân, tức ở bốn chân cửa thành làm pháp như trên.
* Pháp thứ sáu: Nếu nguời muốn tiêu diệt các tội nặng trong đời trước, ở nơi ngã tư đường tụng chú.
* Pháp thứ bảy: Nếu người muốn tiêu các tội lỗi chúng sanh, ở trước tháp Phật làm pháp trên.
* Pháp thứ tám: Nếu người muốn cứu các tội khổ chúng sanh nơi địa ngục, mỗi ngày kết Phật Đảnh Ấn, tụng hai mốt biến, hướng bốn phương xả ấn tức được.
* Pháp thứ chín: Nếu người muốn cho ngạ quỉ uống nước, lấy nước sạch gia trì hai mốt biến, tán rãi bốn phương, trong tâm tưởng các ngạ quỉ đều được nước đầy đủ.
* Pháp thứ mười: Nếu người muốn cứu các tội khổ của loài súc sanh, lấy đất vàng sạch gia trì hai mốt biến, rãi trên thân súc sanh và rãi bốn phương, các tội khổ tức được tiêu trừ.
* Pháp thứ mười một: Nếu người muốn cứu tội khổ của loài người, trời, đọa lạc vào các chỗ khủng bố, lấy các thứ hoa đủ màu, gia trì hai mốt biến, tán rãi Tam Bảo và trên đảnh Phật, tất cả tội đều tự nhiên tiêu trừ.
* Pháp thứ mười hai: Nếu có vương nạn, bách quan nạn, quân binh, khẩu thiệt các nạn, gia trì hai mốt biến vào năm thứ nước nóng thơm, tắm rửa Phật và rãi trên đảnh Phật, các nạn tức tiêu trừ.
* Pháp thứ mưòi ba: Nếu Sa môn, Bà la môn, Tỳ xá, Thủ đà bốn chúng muốn được phứoc báo đầy đủ, mỗi ngày phát nguyện, sám hối, tụng chú bảy biến, đem công đức hồi thí cho tất cả chúng sanh, làm pháp nấy tức được như nguyện.
* Pháp thứ mười bốn: Nếu người muốn tiêu trừ tất cả nghiệp chướng cho chúng sanh, dùng lụa năm màu làm cái phất, gia trì chú nơi phất để phất tượng và kinh, thường làm pháp nầy khiến tội nghiệp chúng sanh được tiêu trừ.
* Pháp thứ mười lăm: Nếu bị khẩu thiệt, lấy mật đựng trong đồ sạch, dùng châu sa hoà mật, gia trì hai mốt biến, đem bôi nơi môi miệng Phật tượng, khẩu thiệt tức tiêu trừ.
* Pháp thứ mười sáu: nếu ngưòi bị bệnh nằm liệt giường, hoặc muốn được chúng sanh ái trọng, muốn được cứu các việc thế gian, xuất thế gian, tâm chưa quyết định, bị quỉ thần làm não loạn sanh ra vọng tưởng điên đảo, dùng trăm tám miếng vàng lá, gia trì chơn ngôn hai mốt biến, đem dán nơi đảnh tượng Phật, làm hình châu ma ni các việc, tức được tiêu trừ, cầu gì đều được.
* Pháp thứ mưòi bảy: Nếu ở trong nước bị quỉ làm bệnh, các bệnh thời khí tật dịch, nơi trên bốn cửa thành dùng vải xanh viết chơn ngôn, dùng gỗ bạch đàn hương làm một cái trắp đựng, dùng sáp gắn lại đem treo bốn cửa thành, dùng lọng năm màu che trên, tất cả quỉ thần, tật bệnh đều tiêu trừ.
* Pháp thứ mưòi tám: Nếu trong nước năm thứ lúa bị mất mùa, mưa gió không đều, dùng lụa trắng làm cái phướn viết chơn ngôn trên đó và vẽ Phật Đảnh ấn treo cao trăm tám thước ở chánh Nam, tức được mưa hoà gió thuận, lúa thóc được mùa, nhân dân an lạc, rồng ác chuyển tâm, vua A tu la không làm chướng ngại.
* Pháp thứ mười chín: Nếu mưa lớn không dứt dùng lụa vẽ chơn ngôn hai mốt tấm, treo hướng chánh Nam của đất nước, mưa tức dừng.
* Pháp thứ hai mươi: Nếu trong nước có giặc giã, dùng vải xanh viết chơn ngôn hai mốt bức, ở giữa vẽ Càn tháp bà nhi Thiên Trụ, hai tay cầm cung tên, đem treo ở hướng chánh Đông, ác giặc tự nhiên tan rã.
* Pháp thứ hai mốt: Nếu quốc vương bị tại nạn, nên dùng các vật tạo trăm tám cái tháp Phật, dùng lá vàng bạc dán và viết chơn ngôn trong tướng luân (tháp), đem để trong tráp, tức được tiêu trừ các tai hoạ, tăng các phước đức.
* Pháp thứ hai hai: Nếu có kẻ giàu người nghèo muốn hộ mình, hộ người, cầu tài bảo xứng ý, nên khởi lòng lành không tán loạn, mỗi ngày mỗi thời trước Phật kết ấn tụng chú bảy biến, nhìn ngắm mặt tượng, mắt không nháy, làm pháp nầy tức được phước đức tăng trưởng, sống lâu không đoạ ác độc.
* Pháp thứ hai ba: Nếu có người nữ muốn cầu con trai, con gái trong trăm ngày đem các đồ ăn uống ngon ngọt thí cho kẻ nghèo, kẻ bệnh, lúc cho miệng tụng chơn ngôn không ngớt, làm pháp như vậy tức được sanh con trai, con gái phước đức.
* Pháp thư hai bốn: Nếu vợ chông không hoà thuận lấy vải gia trì chơn ngôn hai mốt biến, đem may áo cho vợ chồng mặc, tức được hoà thuận.
* Pháp thứ hai lăm: Nếu người nữ không có chồng, lấy muối sạch không kể nhiều ít gia trì hai mốt biến, đem cúng hiện tiền Tăng, tức được.
* Pháp thứ hai sáu: Nếu có ngoại đạo, quốc vương, vương tử, đại thần, trăm quan không tin Phật pháp, lấy sữa ba con bò vàng không tật bệnh, tụng chơn ngôn gia trì nước hai mốt biến, cho bò uống. Mặt trời mọc đem sữa đựng trong đồ bằng bạc gia trì hai mốt biến, đem tán rãi nơi đất sạch bốn phương. Người cầm sữa nầy phải mặc đồ trắng, miệng nói: “Càn thát bà nhi Thiện Trụ và Thiên Đế Thích ! nNy có việc nầy cần phải làm đó”. Sau đó vào thành, quốc vương, vương tử, bá quan, ngoại đạo không tin Phật pháp, thấy hành giả đều hoan hỷ, nói gì đều tin theo, được lòng tin không thay đổi.
* Pháp thứ hai bảy: Nếu nơi chỗ ở có các ác quỉ thần, ác độc long v.v...hành giả muốn hàng phục, dùng sữa bò gia trì hai mốt biến, đem rãi trong ao có rồng, rồng tức hiện lại, hành giả bảo rằng:”Người không được làm tổn hại chúng sanh trong giới nầy” tức an trí rồng ở một chỗ. Nếu không lại và không ngừng việc ác, tức tụng chơn ngôn gia trì cát hai mốt biến rãi nơi ao, ao tức cạn khô. Hành giả đem rồng đi an trí nơi khác. Nếu là ác quỉ thần, hành giả gia trì đồ ăn uống hai mốt biến, thí cho họ và bảo rằng:” Nếu các ngươi không làm tổn hại chúng sanh thì được ở, nếu trái lại tức phải đi nơi khác”. Nếu quỉ thần không chịu liền dùng cây sắt dài mười hai chỉ, gia trì hai mốt biến, đóng nơi đất, ác quỉ thần tức bỏ chạy, hành giả an trí quỉ thần ở một chỗ không đi đâu.
* Pháp thứ hai tám: Hành giả khi muốn đi đâu, làm một cái phất trắng gia trì trăm tám biến, cầm nơi tay đi. Nếu gặp cácloài súc sanh, dùng phất phủi một cái, các loài đó được xa lìa các khổ, ác nghiệp được giải thoát.
* Pháp thứ hai chín: Nếu cho tiên vong xa lìa khổ được giải thoát, hành giả ngồi nơi Thi đà lâm bảy ngày, ngày ba thời tụng chơn ngôn nhiều ít tuỳ ý. Mãn bảy ngày xong, lấy đất nơi chỗ ngồi mà rãi, các vong tức xa lìa các khổ, được giải thoát, sanh lên cõi Trời vĩnh viễn, xa lìa ác độc.
* Pháp thứ ba mưoi: Néu có người làm ăn buôn bán ế ẩm, cầu gì không được. Hành giả kết ấn tụng hai mốt biến, an trí hình tượng Thiên Trụ nơi bí mật cúng dường, tức được thành tựu việc cầu.
* Pháp thứ ba mốt: Nếu có người đi vào trong rừng núi muốn phòng hổ lang, sư tử, độc xà ác thú, trước khi vào ở nơi cửa núi tụng chú hai mốt biến, gia trì nơi đất vàng bảy biến, ngậm nơi miệng thổi vào trong núi rừng bảo rằng:”Tất cả các loài, độc dữ trong núi đều tiêu, đất nầy là của ta nếu y theo ta thì được ở, nếu không vâng lệnh ta thì mau đi chỗ khác, nếu không đi miệng bị cấm bế mở ra không được”. Hành giả thấy hổ lang, sư tử các cầm thú không hả miệng tức bảo đi. Nếu không đi, hành giả thấy chúng mở miểng tức hội chúng lại một chỗ, dùng tay phải xoa nơi đầu chúng gia trì hai mốt biến bảo rằng:”Ta khiến các ngươi được mở miệng, đi ra và giữ gìn vùng đất nầy”. Hành giả đuổi chúng xong. Hành giả ở trong núi chừng hai tháng, không được đi nơi đây đó ở lâu, khiến các cầm thú không được an ổn.
* Pháp thứ ba hai: Nếu trong núi có các quỉ thần, rồng không muôn cho hành giả ở ẩn trong núi, hành giả biết vậy tức y theo pháp phân chia bảo rằng:”Ta muốn chỗ nầy cần các ngưòi đồng ý, nếu như không bằng lòng cho ta cùng ở, các ngưòi phải đi ra khỏi ba trăm do tuần. Nếu không chịu nghe theo, ta sẽ cấm các người không biết Đông Tây, ở mãi một chỗ. Liền dùng cây sắt dài mười hai chỉ, gia trì trăm tám biến, đóng nơi đầu cửa, thì các loại kia liền đi khỏi trăm do tuần an ở
* Pháp thứ ba ba: Nếu có các rồng bị ngoại đạo cấm chế cột trói khiến trong nước không mưa, hành giả ở nơi có rồng, làm một tiểu đàn dùng cây dâu làm tám cái then để giữa đàn, để ba chén sữa, lạc, để trên đàn gia trì sữa lạc và then trăm tám biến, đem then đóng bốn phương tám hướng của ao rồng, dùng bơ lạc rãi xuống ao, lại lấy vàng lá gia trì dán lên lá sen trong ao bảo rằng:”Thiện tri thức bị ách nạn, ngoại đạo cột trói, nay ta làm pháp nầy dùng đà la ni giúp người được thoát, khiến cho pháp và chơn ngôn trôi theo nước”. Hành giả thổi ba hơi, cấm pháp của ngoại đạo tức bị tiêu, rồng được giải thoát các nạn, hiện lại cúng dường hành giả thưa rằng:” Ngài cần bảo việc gì?” Hành giả đáp:” Ông nên theo thời tiết làm mưa, đem đà la ni an trí nơi đảnh, từ đây về sau, ông không còn bị nạn nữa”
* Pháp thứ ba bốn: Nếu như có mưa lụt lớn làm tổn hại người, tụng chơn ngôn gia trì trong nước hai mốt biến, đem đổ nơi nước lụt, tức không hại người. Phẩm Thứ Bảy: Tu Du Dà Hoạ Tượng
Nay ta lại nói tu Du dà, hữu tướng vô tướng mau thành Tất địa, chỉ có khác trong ngoài thôi. Tướng pháp bên ngoài là trước cần vẽ tượng, chọ lựa ngày tháng tốt buổi sáng bắt đầu vẽ, tháng tốt là tháng giêng, hai ba, tư, năm, sáu, bảy, mười hai đây là các tháng tốt. Ngày tốt là ngày nhật nguyệt thực, ngày động đất, ngày quỉ tú, đây là những ngày tốt nhất; hoặc ngày rằm, ngày hai ba. Chọn ngày tháng xong, kêu thợ vẽ tắm gội, thọ Tam muội da giới, hoặc thọ pháp Quán đảnh, mỗi khi ra vào cần tắm rửa thay quần áo, ăn ba món bạch thực, không ăn các món uế ác, không trả giá cả, dùng lụa trắng mà vẽ như trong pháp hoạ tượng, y theo đồ tượng, lớn nhỏ tuỳ ý.
Nơi trung tâm vẽ vòng tròn lớn chia ra làm chín vòng nhỏ, một vòng ở giữa, tám vòng tám hướng; tám hướng có tám bình báu, trong miệng bình để các hoa thơm, trên để Chày Kim Cang ba chia, bốn góc nơi vòng tròn ở giữa để bốn bảo luân (bánh xe báu). Nơi trên để chày Kim Cang đứng. Cổ bình và chày đều cột các dây lụa để thòng xuống. Nơi vòng tròn ở giữa vẽ Phật Tỳ Lô Giá Na, đầu đội mão ngũ Phật, có các hoa báu, ngồi kết già phu trên toà, có bảy sư tử, tay kết Pháp giới ấn.
Trong vòng tròn bên trái vẽ Bạch tán cái Phật Đảnh luân vương, đầu đội mão báu ngũ Phật, tay trái cầm hoa sen, trên hoa để Bạch Tán Cái, tay phải đưa lên, ngồi bán già quanh thân có hào quang năm màu. Vòng tròn bên phải vẽ Tối Thắng Phật Đảnh Luân Vương, đầu đội mão ngũ trí, các món trang nghiêm, quanh thân hào quang đủ màu bao bọc, tay phải cầm hoa sen, trên hoa có bánh xe báu tám căm, tay trái dơ lên, ngồi kết già phu trên toà sen. Chỗ vòng tròn phía trước, vẽ Tôn Thắng Phật Đảnh còn gọi là Trừ Chướng Phật Đảnh Luân vương, ngồi kết già trên tòa sen, thân màu da thịt (bạch nhục) trắng, hai tay để dưới rún như đang nhập định, tay bưng hoa sen có Kim Cang Câu như luân vương. Ở trên đầu đội mão ngũ trí, các món trang nghiêm đều như vậy, thảy đều ngồi trên hoa sen trắng, vòng tròn phía sau Đức Tỳ Lô vẽ Phóng quang Phật đảnh, còn gọi là Quang Tụ Phật Đảnh Luân vương, tay trái cầm hoa sen trên hoa sen hình Phật Đảnh ấn, trên đảnh phóng quang, đầu đội mão năm trí báu quang minh, trang nghiêm như trên, tay phải dơ bàn tay lên.
Bên trái của Tôn Thắng Phật Đảnh trong vòng tròn vẽ Châu Thắng Phật Đảnh Luân vương, tay trái cầm đao, tay phải dơ bàn tay lên, áo mão, trang sức như các vị trên. Trong vòng tròn bên phải Tôn Thắng Phật đảnh vẽ Quảng sanh Phật Đảnh Luân vương, tay trái cầm chày Kim Cang, tay phải đưa bàn tay lên, áo mão, trang sức v.v…đều như trên. Vòng tròn bên phải Quang Tụ Phật Đảnh vẽ Vô Biên Thanh Phật Đảnh Vương, tay phải cầm hoa sen, trên hoa có khương thư (ốc tù và), tay trái đưa bàn tay lên mão, trang nghiêm v.v… như trên. Vòng bên trái Quang Tụ Phật Đảnh vẽ Phát Sanh Phật Đảnh Luân Vương, tay trái cầm hoa sen nở, tay phải để nơi gối phải, hào quang áo mão trang nghiêm y trên, các vị đều có mặt mày từ bi. Phía dưới, bên trái vẽ Hàng Tam Thế trong nữa vòng tròn, đứng một chân như đang chạy, thân màu xanh có nanh nhe ra nơi miệng, có bốn tay. Hai tay kết tam muội da ấn, một tay kêt tâm ấn, một tay cầm chày Kim Cang. Bên phải trong hình tam giác màu lửa cháy, vẽ Bất Động ngồi bán già trên cục đá, trợn một mắt, một mắt liếc về phía trái, tóc màu đỏ thòng một búi ở bên trái, thân như đồng tử, một tay cầm kiếm, một tay cầm quyển sách. Ở giữa Minh Vương vẽ hành giả, trước mặt để lư hương, trên tượng vẽ lọng báu, hai bên vẽ sáu vị trời Thủ đà hội cỡi mây hiện ra nữa thân, bưng hương, hoa nhất nhất y như trên. Hoặc như quán tưởng ở ngoài hành giả, tưởng thân mình là Pháp thân Tỳ Lô Giá Na biến khắp pháp giới, đồng một thể tướng không khác.
Nay ta lược nói pháp quán tưởng và hoạ tượng xong. Phàm người muốn làm pháp thọ trì thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng đà la ni, trước cần họa tượng.
Pháp hoạ tượng: Dùng luạ tốt màu trắng, cao một trượng, màu sắc vẽ không được dùng keo da mà dùng các chất keo thơm sạch. Hoạ sĩ phải thanh tịnh không ăn mặn, ngũ tân ( thịt cá, các thứ cay hôi). Ngày mồng một bắt đầu, trong bảy ngày phải vẽ xong. Trước vẽ núi Cam Lộ, trong núi có cây cối, hoa quả, chim thú, sông, suối, trong có hang thiền định. Trong hang, vẽ Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi kết già phu, bên phải vẽ Thiên Đế Thích và các quyến thuộc vây quanh, bên trái vẽ Càn Thát bà nhi Thiện Trụ, dung mạo trang sức như hình Bồ tát, đầu tóc áo mão các thứ trang nghiêm cũng như vậy. Tay trái cầm quạt, tay phải cầm gậy và vẽ các quyến thuộc Càn Thát Bà vây quanh Thiện Trụ ca hát v.v…Bên phải Phật vẽ Bốn Thiên Vương và các quyến thuộc, phía trái vẽ Phạm Thiên Vương và các ma vương cùng các quyến thuộc, vẽ xong lập đàn thọ pháp.
Pháp làm đàn: Trước cần chọn đất sạch không có gạch đá, dùng năm thứ nước thơm hoà đất sạch làm bùn, dùng đất vuông một trượng nơi giữa đàn vuông vứt một khuỷu. ở giữa làm Phật đảnh màu xanh, nơi bốn mặt đàn an để đồ ăn uống, chia làm bảy phần. Bốn bên để bốn lư hương, đốt các thứ hương thơm. Cửa phía Nam để một bình bằng đồng đựng đầy nước thơm. Phía Đông để toà Đế Thích.. Phía Bắc để toà Càn thát bà Thiện Trụ. Phía Tây toà của hành giả, mặt xoay về Đông. Tượng Phật ở hướng Đông, mặt xoay về Tây. Laị dùng vải năm màu làm phướn treo. Bốn bên ngoài đàn, an để năm chén đàn, một chén ở giữa cao, bốn chén để bốn gốc thấp như hình cái tháp. Trong đạo tràng, tán rãi các thứ hoa, và các vật cúng dường an trí ngoài đàn.
Ở trong đàn bảy ngày tụng chú mãn vạn biến, Phật Đảnh phóng hào quang. Chú sư trong bảy ngày cần phải phát lồ sám hối, khởi lòng đại bi, phát nguyện rộng lớn, cầu không thối chuyển. Được như vậy tức biết thành tựu, không còn nghi ngờ. TÔN THẮNG PHẬT ĐẢNH CHƠN NGÔN DU DÀ PHÁP
QUYỂN THƯỢNG
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.103.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.