Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tăng Già La Sát Sở Tập Kinh [僧伽羅剎所集經] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Tăng Già La Sát Sở Tập Kinh [僧伽羅剎所集經] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 1.02 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.24 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Những Kinh Do Tăng Già La Sát Tập Thành

Kinh này có 3 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 |
Việt dịch: Thích Chánh Lạc

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Bấy giờ, Thế Tôn, làm sao để phân biệt thành trì của sự sanh?
Ðó gọi là chấm dứt sanh, không còn sanh, dứt bỏ hào rãnh vượt qua bờ huyết, và các rào giậu. Ai dục là do sự ngu si nhiễm trước kiên cố. Ngu si là cái thành không hổ không thẹn, bao quanh dấu vết cũ, không có khuyết lậu. Ngủ cái là cửa ngăn che chúng sanh, các thứ ái dục dẫy đầy sự sân hận lưu chuyển, nhiều vô số các thứ bao quanh, dựng tràng kiêu mạn, thổi loa tối tăm, chạy đông chạy tây, bị các thứ tà kiến quấn quanh thân, tự chịu sự lôi kéo, suy tư một cách chơn thiệt như vậy. Chúng sanh có các viên quán hết sức vi diệu, tâm vui thích trong đó, thích đến chỗ đó, hoặc đến chỗ đói khát, là chỗ sở cầu, việc làm của thương nhân, đã vượt qua cảnh giới, đi đến chỗ ấy, giải thoát lợi dưỡng, đời sau có quả, nóng lạnh, nắng gió mưa dữ dội, gặp sự ách nạn này, sanh lão bịnh tử, có sự khổ não này, thuộc về sanh tử, hướng đến tất cả loài, giống như chiếc thuyền kia mà chạy đông chạy tây. Những việc đó mà nghĩ như vậy thì sự hồ nghi không thể nhập vào, không hợp tác cũng không tranh đấu.
Bấy giờ đức Thế Tôn dùng tam muội quán, có năng lực như vậy, khó có thể làm trở ngại, đạt đến cảnh giới ấy, thảy đều tiêu diệt cảnh giới chết chóc, tất cả đều lợi lạc tốt đẹp, không có hành động của hữu vi.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
"Sanh nơi có các tưởng
Trong hào đầy máu huyết
Tiếng vang dội ba đời
Lúc ấy Thế Tôn thấy
Ðã vượt qua các nạn
Như biển sâu không đáy
Bị thành ngu vây kín
Dùng quyền trí phá hoại "
Bấy giờ, Thế Tôn, làm sao để hàng phục các ma?
- Cái gọi là tắm rửa trong ao Bát Giải, Thiện Hành, không nhiễm trước, dần dần đến cửa giải thoát, bật thiện vô thượng , ngôn giáo ... cùng an trụ chỉ túc, danh tiếng đồn xa, mặc áo hổ thẹn, lấy Không , Vô nguyện, Vô tướng làm não báu, đầy đủ nhẫn lực, nhan sắc thường hòa duyệt, khuôn mặt tròn đầy, hiển hiện tám con đường của Hiền thánh, nhiều thứ hương thơm , huân ướp bao nhiêu y phục, Ngài vốn biết kiết sử là ô uế, cỡi lên xe cấm giới, đẳng kiến dẫn đầu, công đức vây quanh, dùng sức mạnh trí tuệ để chế ngự chiếc xe ấy, chuyên niệm không di động, lấy điều thiện để giác ngộ chúng sanh, ba cõi nghe lời dạy của Ngài đều làm theo bổn hạnh, lấy sự đình chỉ ý làm áo giáp, tay cầm tràng pháp, huơ đao trí tuệ, dùng ý tưởng thiện làm phất trần, dùng thập lực, vô sở úy để thổi pháp loa. Nhờ năng lực thần túc mà đối với ba ngàn đời được tự tại, khéo phân biệt Thất tài, tứ biện tài, không thể cùng tận, nếu kiết sử khởi lên thì có thể làm chúng tiêu diệt, huệ thí sự nghiệp của cải gấp trăm ngàn vạn lần không thể kể hết . Giống như voi lớn trang nghiêm thân mình, Ngài nhiếp thủ chúng sanh, an xử nơi thiện nghiệp, dùng (tam muội) sư tử phấn tấn, ý không khiếp nhược, để khai mở pháp môn, hoặc hiện tướng sợ hãi, hoặc hiện tướng dõng mãnh, trong lòng không có sân giận, đạt được tài bảo lớn. Giống như quỷ La Sát nhe nanh múa vuốt, có hình dạng như vậy, không ( phân biệt ) quyến thuộc, hoặc hiện Hồ Ly, hoặc hiện chúng- ma, hoặc hiện đầu sư tử mình hổ, hoặc Thất - bộ - xà, hoặc đứng thẳng mà muốn giết hại, lửa sân bừng bừng, hoặc cõng núi, phun lửa bao nhiêu là biến hóa, hoặc hiện con chó ôm lòng kiêu mạn, hoặc một thân hai đầu, hoặc le lưỡi trợn mắt, hoặc mình dài cổ ngắn, hoặc hình chim Kim-Sì-Ðiểu, tay cầm dao gậy, hoặc cầm bánh xe, cầm chày, hoặc sư tử rống muốn giết hại người. Làm những sự biến quái như vậy, hoặc hiện hình dạng con trâu lông đuôi dài, hình cưu bàn trà, tay cầm ngọn lửa lớn, mình mặc áo giáp, mắt đỏ phóng nguồn ánh sáng phóng vào ngọn lửa lớn, tìm mọi phương tiện để giết hại nhau. Các La Sát kia đều có hai cánh, đánh các thứ trống, với bao nhiêu âm thanh tràn ngập hư không, có những cái linh đeo ở cổ giống như yếm quỷ, hoặc hình đồng tử tay cầm bánh xe sắt, nhiều hình dạng ác độc, rất nhiều hình dạng lạ, giống như Thần biển tay cầm mặt trời, mặt trăng, dùng dao trí tuệ để hành phục các oán địch ấy. Bấy giờ nói kệ này:
- " Hết kết, không sợ hãi
Biến các thứ hình sắc
Biến các loại như vậy
Tay cầm dao trí tuệ
Luôn luôn được an lạc
Với màu sắc vô cùng
Cũng do đã tạo nghiệp
Liền hàng phục tất cả."
Bấy giờ bạch Thế Tôn, sao gọi là vượt khỏi sông tro?
- Cái gọi là vượt khỏi sông tro là khi trừ khử được hy vọng và sân nhuế, tư duy về sông tro là những cái gì hoàn toàn bất tịnh, tất cả các tưởng đều phải từ bỏ, nhờ đó, tất cả loại vĩnh không còn sót, đều quan sát vi diệu. Khi không thể vượt qua biển sanh tử, hiệp hội khó độ, đều do hạnh nghiệp đã tạo đời trước. Ý đã ưa thích hai loại cỏ già xá và cứu xá, theo dòng nước mà chảy, đoạn trừ hy vọng, trừ bỏ cây ưu sầu bên bờ cỏ tốt.
Như vậy thân đã tạo nghiệp như cây cối sầm uất, các thứ khóc lóc, trăm ngàn loại hạnh bất thiện đã tạo, tay cầm đá, , cũng là việc làm bất thiện. Giống như trong biển có trùng, lại đến cầu mong chỗ an vui, bị dục xoay vần, trở lại làm thương hại, cảnh giới - sân hận hãy hừng, mắt như đồng đỏ, tâm tu thanh tịnh, dục tưởng dẫy đầy mà thành sông tro và các hầm hố hiểm trở. Sắc, hương, vị, và vật trơn mịn, đều là gươm kích hữu lậu, dẫy đầy mặt đất, có sự tối tăm lớn mà không sáng sủa, theo dòng nước ấy mà lên xuống nên gọi là sông.
Bấy giờ đức Thế Tôn nói với các bồ-tát, ở trong sanh tử vô lượng, đều muốn lìa xa, liền khởi tâm này. Sông tro này hết sức hiểm trở, gai mọc đầy mặt đất, hết sức tối tăm không có ánh sáng. Các ngươi như vậy trôi theo dòng nước.
Ngay khi ấy ta phải cắt đứt dòng sông, khi phát lời thệ nguyện này xong, rồi cầu phương tiện, dùng pháp nhãn làm phép tắc cho thế gian, cùng tạo thêm phương tiện, đồng thọ cấm giới, nhờ vậy mặt đất đương bình an. Dùng bốn hiền thánh đế, quan sát bốn phương, phân biệt rõ ràng. Ðùng vô lậu đẳng kiến thấy bờ sinh tử trên núi đá, đã ngồi bờ sinh tử rồi, đạt đến thiện nghiệp, đẳng nghiệp, đẳng phương tiện, vui thích tam muội, tám hiền thánh đạo thảy đều phân biệt, đã muốn đến bĩ ngạn, phải nhờ thần túc lực ngũ căn, cũng không sợ hãi, nhờ chỗ niết-bàn, an trụ nơi đó, giải thoát, thiền tam muội. Các loài hoa tươi tốt cũng không ra khỏi vô vi, giác tri phân biệt.
Bấy giờ đức Thế Tôn vì nói Khế Kinh, Ngài dùng ấn của Phật Ðịnh Quang, Phật Nhất Thiết Hoa Vô Thượng, Phật Tỳ Bà Thi (Tùy Diếp Phật), sanh trong chủng tánh các ngài, trên có thể thuyết pháp.
Bấy giờ Ngài liền nói bài kệ này:
- "Có năng lực vô lượng
Sông tro sâu không đáy
Bấy giờ Thế tôn lực
Ðã đến chỗ an ổn
Vẫn ôm lòng sợ hãi
Kẻ ngu thích ông ấy
Cứu vớt người chìm đắm
Dạy tinh yếu cho người."
( Lúc bồ - tát) là đại thương nhân đã thành tựu thệ nguyện, chí tánh nhu hòa, nương vào các thứ công đức, để tự trang nghiêm thân mình, tùy thời mà thích nghi giáo hóa, vì chúng sanh quan sát kiết sử căn bản, được trí tuệ để hàng phục kiết sử xấu ác ấy, theo thiện tùy thời, trí thành tựu, khéo quán các căn, pháp thường vi diệu, khéo nương tựu bậc trí, thành tựu cung kính nhẫn, khéo nói Ðệ nhất pháp nghĩa, nói pháp nghĩa biện, khéo thành tựu, thành tựu cứu cánh trí Hiền thánh, thành tựu pháp biện. Cái gọi là Nghĩa biện tức là Danh thân, Cú thân, Vị thân, thảy đều phân biệt, bao nhiêu thứ âm thanh.
Sự biện tài, ý nghĩa khéo léo, giống như danh thân, Cú thân và Vị thân này đều hướng tới điều lành, âm hưởng biện tài, khéo hơn ba thứ biện tài này, cùng tương ưng với tam muội giải thoát, quay về với đạo, khéo, biết tâm người, thành tựu trí, nếu truyền trao quyết định điều gì thì cũng không di động, trước hỏi ý nghĩa, nói pháp vô ngại, làm cho tâm hướng đến đường Nhất trí tuệ. Vị ấy đều thành tựu, truyền thọ và quyết định thành tựu, vô xứ trí thành tựu, khéo hướng đến tất cả các pháp.
Bấy giờ liền nói bài kệ này:
- "Có hiện trí huệ báu
Ðạm bạc không bằng Phật
Vốn bỏ tâm khứ lai
Vì cứu nghiệp thế tục
Cũng nói các nghĩa biện
Công đức cũng vô song
Khiến an sử tịnh huệ
Vì đời mở cam lồ "
Bấy giờ Ðức Thế Tôn thuyết pháp như thế nào?
- Ðó gọi là theo sự yêu cầu trước, Ngài đều làm cho sung mãn, vì thuyết nghĩa của giải thoát đức, như thật không hư dối, đầy đủ pháp vị, tùy theo thời tiết, dần dần ban cho nghĩa tương ưng, khoảng giữa thảy đều phân biệt, trước và sau cùng tương ưng, bao nhiêu chứng loại, giới, như ý mà thuyết, phù hợp với người trước mặt. Có ý dũng mãnh đối với các pháp nghĩa, có các trí biến hóa, có quả thật, phân biệt pháp giới không có hạn lượng, nhất thiết trí khởi lên pháp như vậy, cũng không ỷ lại, trừ khử hy vọng, giác pháp hạnh nghiệp cũng không tự khen mình, thuyết pháp cho chúng sanh, giải trừ các bệnh gốc và ngọn, ba ý chí thành tựu, không ôm lòng hy vọng, nhiếp thủ mọi người, khen là chưa từng có, trời, người cúng dường cung kính, đứng một cách an lành. Khi ấy nói bài kệ này.
- "Như Ngài diệt hẳn pháp
Khéo thuyết hạnh kiên cố
Kia là vị cam lồ
Dũ sạch các bụi dơ
Miệng tuyên lời tối thắng
Trí huê thảy vô lượng
Ngài không dính trần cấu
Cũng không các ác hoạn."
Ngài không có uế dơ, trừ khử ngu si, ý tánh thanh tịnh, nhờ xả bỏ việc bên ngoài nên thành Phật nhãn, ý không đắm trước cũng không có ghẻ lở, vì tâm ý ngu si, không tái phạm lỗi cũ, chúng đã chấm dứt, tất cả đều bình đẳng, tâm không di động, được đệ Nhất nghĩa, một thân khổ hạnh, với bao nhiêu thân cũng không có các tưởng, ở trong thanh văn hoặc dùng thiên nhĩ nghe tiếng, Ngài không nắm giữ, ở trong thế tục, biết được tâm trí người khác, không cho là mệt mỏi đối với các hạnh hữu vi. Vì chúng sanh nên tự biết sự việc vô số đời trước, như nay vui thích với tất cả cảnh sắc. Hoặc dùng thiên nhãn để xem sắc, các tưởng cũng không di động. Các kiết sử đã diệt đã hiện rõ nó là phi nghĩa. Nhờ thệ nguyện tha thiết cũng không hy vọng, Chấm dứt, thanh tịnh. Trí ấy không kiên trụ, thức xứ, dục đã hết. Vị ấy đã dùng nghĩa Bát Niết- Bàn, lưu số thế gian, bên trong tự tín. Bấy giờ liền nói bài kệ này:
- "Ý không có ngu si
Phật đã ngộ ý nghiệp
Thuyết pháp cho người nghe
Dạo chơi nơi viên quán
Vắng lặng không các hành
Cho nên con quy mạng
Thanh tịnh không ô uế
Và các chỗ ẩn học. "
Bấy giờ đức Thế Tôn bảo:
- "Ðây là phước điền " dựa vào phước điền này nên có hy vọng. Giống như căn cứ vào lúa mạch mà có ruộng lúa mạch, ruộng lúa tẻ. Ðức Phật Thế Tôn cũng lại như vậy, dựa vào ruộng phước cho nên gọi là phước điền. Vì vậy mới gọi là Phước- điền. Bao nhiêu là trăm ngàn hạnh thành tựu, Phước- điền này. Gốc trí tuệ đã sanh, tư duy các nghiệp, đã đến bờ bên kia. Căn cứ theo đó mà thuyết pháp, không khỏi diệt tưởng, cũng không có tâm bỉ thử, trừ khử đoạn diệt đẳng kiến, đẳng chí, không có tương về đẳng kiến, đẳng chí, nói lời vi diệu, thân ... làm thiện không ác, âm vang cũng không có ô nhiễm ... thành tựu, thân, cũng không có tật hoạn. Ðẳng kiến sanh, đẳng ngữ thành tựu, mạng thành tựu. Nhờ hoan hỷ giới cho nên đối với tất cả thời, hoàn toàn vi diệu, không có gì hơn, hết sức cao cả trong chúng hội.
Bấy giờ liền nói bài kệ này:
- "Phước là ruộng số một
Người ngu không quán sát
Các vị khéo tôn ưa
Nay được sống an ổn
Vô số kiếp thanh tịnh
Phải sống chỗ mù lòa
Thọ thí hay tiêu diệt
Về sau cũng an ổn."
Bảo rằng: “Ngài xuất hiện thế gian hết sức hy hữu!.Giống như hoa Ưu- Ðàm- Bát, hết sức kỳ đặc, gánh vác tất cả khổ đau cho chúng sanh nên được khen là chưa từng có ". Ngài xuất hiện giữa thế gian, có sự cần lao như vậy. Ngài xuất hiện giữa thế gian có sự hy hữu này, hết sức kỳ dặc, không ai bằng Ngài, có Ðại đạo sanh ra, cũng không nương vào Bích Chi Phật ...
Ngài sanh ra như vậy nhưng cũng không đồng xứ. Giống như mặt trời xuất hiện, không chọn ao hồ, đâu đâu cũng chiếu hiện. Nhờ có đãi trí tuệ như vậy chiếu soi, nên phước điền cực tịnh, Ngài sanh ra sự tăng ích cho chúng chu thiên như vậy. Bậc Thiện Hành đã đạt được như vậy. Ngài xuất thế làm lợi ích chúng sanh, bố hiện sự giáo giới. Sự vô minh tăm tối nhăn che đã trừ hết không còn sót. Ngài muốn hiển hiện đạo, giải thoát sanh tử, tất cả đều nương tựa nhau. Giống như chúng sanh kia có hình loại, thảy đều trang nghiêm.
Bấy giờ chúng sanh ấy hết sức thấm nhuần. Chúng thứ nhất được thành, tương ưng với giải thoát, nhờ dấu vết đạo các điều ác đã chấm dứt. Ngài nghĩ về chúng sanh loại mà thuyết pháp vị cho họ. Ngài làm các cây cầu để cứu độ chúng sanh.
Bấy giờ Ngài nói bài kệ này:
- “Nếu có chúng sanh nào
Ðều phát tâm hoan hỷ
Phước đệ Nhất vi diệu
Thẳng tới đạo Niết - bàn
Quán sát đức Như Lai
Liền lìa khỏi thế gian
Vui thích cùng quyến thuộc
Tịch nhiên được giải thoát”.
Bấy giờ đức Thế Tôn có sự giải thoát này, đối với sự ái dục các thứ ngăn che tâm, vì không tương ứng với các thứ ấy nên gọi là giải thoát, đối với sự tinh tấn cũng không giãi đãi, sanh nơi căn bản, luôn luôn tu tập thanh tịnh không tỳ vết, công đức vô lượng, không đoạn mất cảnh giới giải thoát, nhân duyên phân biệt cũng không khởi pháp tưởng, sự mong ước được sung mãn, cũng không có tâm ganh ghét, vĩnh viễn đoạn tận các cấu uế, độ thoát các trần kết, nhờ trí nên không ở trong sanh tử, cũng không xả bỏ sanh tử, trí huệ giải thoát phân biệt, giống như trăng mùa thu chiếu sáng nơi tăm tối, làm cho tất cả hiển lộ , giống như dòng nước thắm nhuần các cây cối, tùy lúc mà nở hoa, giống như dòng nước chạy nhanh, bọt nổi trên mặt nước, tùy theo dòng nước xoay chuyển mà sanh ra, cho đến cuối dòng đều có đầy bọt nước. Ðức Thế tôn cũng lại như vậy, đã chứng vô dư Niết - bàn, giải thoát dòng nước xoáy.
Bấy giờ liền nói bài kệ này:
- Phật hay diệt các ác
Trừ tối, hiện ánh sáng
Ngày với đêm không khác
Ðã được pháp giải thoát
Giải thoát rất mầu nhiệm
Như trăng sáng giữa sao
Thường trụ không lay động
Trí tuệ chiếu thế gian
Bấy giờ đức Thế Tôn có tận trí này:
- Phân biệt tận trí, ta đã biết, khổ tập đã trừ, đã chứng đắc hoàn toàn mà tu hành đạo, như lời khen ngợi, những hàng động đã tạo ra là để trị lành bệnh tật, dâm , nộ, kiêu mạn xét tìm tận nguồn gốc, dùng tận trí để diệt trừ dâm dục. Ðây là trí Niết - bàn, như thật không hư dối. Thí như có người bị các khổ não không thể thoát được, người ấy cũng không thể trị liệu nguồn gốc của căn bệnh hiện tại, liền nghĩ sự vi diệu của cảnh giới này, thì những đời sống như vậy thảy đều phải tu hành trừ khử Ấm ngăn che, đoạn hết kiết sử. Giống như người có sức lực, bị các thứ bệnh căn không thể chịu được, khi chưa khởi ra ý phương tiện, người ấy cũng không thể trị liệu. Có tai hoạn của dâm, nộ, si như vậy, phải dùng tận trí, khiến cho người ấy liền được hoan hỷ. Giống như có người thường sợ chỗ hiểm nạn, nơi ấy các thứ tật bệnh khổ não, người ấy thấy được một ao nước để tắm thanh tịnh không có trần cấu, hai bên bờ ao có gió mát thổi lên, cá, rồng vui chơi, nhìn xuống nước thấy tận đáy ao, bầu trời (thanh tịnh) trong vắt cũng không có một bợn mây, nhưng lại có gió, hoa ưu- bát- câu- văn- đà thảy đều rợ nở trong ao, cành lá hoa quả thảy đều sanh trong nước, có các thứ cây vi diệu này sanh trong đó. Nếu ai thấy được thảy đều sanh tâm hoan hỷ, song người ấy ở trong ao tắm rửa trừ khử các khổ não, cũng không đói khát, được sự hoan lạc, việc làm đã thành tựu, trong ao tắm đó có gió nhẹ phảng phất, trong lúc quan sát, kẻ ấy hoặc ngồi hoặc năm trong ao ấy. Ðức Thế Tôn cũng lại như vậy, những dâm, nộ, si đã tạo ra thì đã trừ hết, trong cội nguồn sanh tử, hiện ra cái ao tắm như vậy, làm sao đối với chúng sanh đã sanh trong ba cõi, mà bạt trừ hết khổ não, làm chiếc cầu để đưa người, đề họ đều thành tựu. Ngài lại dùng đẳng kiến (cái thấy bình đẳng) giống như cái ao tắm mát mẻ ấy ... tam muội thanh tịnh, chưa từng có sự di động đẳng chí, giống như các con cá, rồng ... được giải thoát, nhan sắc không có gì so sánh bằng, giống như hoa ưu- bát - câu- văn- đà, cứ xem mãi vẩn không chán. Trí huệ Ngài giống như đám mây dày, tam muội của thế tục, không để trong tâm, đại chúng vây quanh Ngài. Nếu ai được tắm trong ao tắm ấy thì được vô cùng hoan hỷ, yêu mến, người đó tắm rửa trong ao tắm pháp, hoặc uống nước trong đó, thì các thứ dâm, nộ, si trừ sạch không còn, cũng không có các tai hoạn, cũng không có đói khát. Thành tựu pháp như vậy.
Lại dùng pháp này, huệ thí cho chúng sanh đến chỗ Niết- bàn, việc làm đã thành tựu, cũng không có sợ hãi, đến chỗ giải thoát an ổn, tâm niệm vui thích, đưa đến cảnh giới vô dư Niết- bàn.
Lại dùng thiện pháp bảo chúng sanh cùng làm.
Bấy giờ đức Phật Thế tôn, an tọa không di động.
Khi ấy liền nói bài kệ:
- "Việc làm của ngày đêm
Cứu cánh được hoan hỷ
Huống ở mãi thế gian
Tận trí không còn khổ
Muốn chúng sanh an ổn
Chẳng có các thứ khổ
Tai hoạn thường bức bách
Lìa dục đến với đạo.
Bấy giờ đức Thế tôn có Trí- vô- sanh. Cái gọi là Trí- vô- sanh ấy là: Ta đã biết khổ không cùng tận, khổ đã hết tập không thể trừ, tập đã hết, đã chứng, không còn tác chứng nữa, đã tu hành đạo thì không còn tu đạo nữa. Do vậy nên gọi là Trí- vô- sanh. Cho nên Trí- vô- sanh có đại công đức, đại sự khởi lên hay diệt trừ tận gốc đến ngọn. Giống như gieo giống tùy thời tưới nước, nhờ đầy đủ nước cây mạ lớn dần tùy thời tươi tốt, cỏ dại không sanh. Ðức Thế tôn cũng lại như vậy, hạt giống của Thức làm lửa trí tuệ thiêu đốt, mỗi mỗi đều tương ưng, trừ nguồn sanh tử, Thức xứ vô dục cũng không thường trụ, các hành đã hết. ở trong khoảng giữa khởi ra tâm ô uế, là điều không thể có, tâm đã tạo rồi không còn tạo nữa.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- "Ai khởi Vô-sanh-trí
Biết rõ nguồn gốc khổ
Trí ấy không khiếp nhược
Ngồi ngay nơi đạo tràng
Chư Phật đều ủng hộ
Vượt khổ não, tai hoạn
Thanh tịnh không tỳ vết
Ý không khởi không diệt.
Bấy giờ đức Thế tôn phổ biến sự giữ giới, nhân dân các thành quách tụ lạc, Ngài đều dạy họ phụng trì cấm giới đầy đủ, nếu ai vi phạm thì không tương ưng với cấm giới, ai tiêu diệt tâm ác thì cùng tương ưng với giới luật, cùng tương ưng với Thập- thiện- hạnh, khiến cho chúng sanh thanh tịnh, đều có công đức như nhau, thành tựu chúng đức như vậy, ở trong chúng có công đức này, không có các thứ loạn tưởng, trong đó có người siêng năng nổ lực tu hành, với thệ nguyện trước, điều khiến cho họ đạt được kết quả, với người không hoan hỷ thì làm cho họ hoan hỷ. Ở trước chư Phật tạo các công đức, người được hoan hỷ lại bảo tu hành thêm.
Bậc vị tăng hữu xuất thế là để hàng phục ngoại đạo công đức giải thoát, vì người biết xấu hổ thì làm cho họ được an ổn. Nhờ oai nghi lễ tiết nên ở trong pháp hiện tại mà hết các hữu lậu, đoạn tận gốc rễ, lại tận trừ các lậu khác, không còn sanh ra nữa, cùng tương ưng với đạo. Ngài thuyết pháp như vậy xong, khiến cho phạm hạnh được tồn tại lâu dài, trời người được an ổn, lời giáo giới ấy đều phải thọ trì đọc tụng. Các Tỳkheo tùy theo chỗ phạm đều phải tránh xa, Ngài nói lời giáo giới ấy xong phải hết sức gìn giữ. Giống như chim Khổng Tước gìn giữ bộ lông, như loài trâu bảo vệ cái đuôi.
Bấy giờ liền nói bài kệ :
- "Như lai kết cấm giới
Phụng hành vui đệ nhất
Nếu ai sống trong giới
Ðừng nên phạm giới này
Vì pháp mà truyền dạy
Giống như đội mão trời
Ðược ý Tam- muội này
Như biển không vượt bờ.
Bấy giờ đức Thế tôn có sự vi diệu bậc nhất như vậy, kiên cố, không khuyết lậu, ngắm nhìn Ngài, không thể ngăn cản phá hoại Ngài được. Giống như cái lọng tròn, xem tướng nhục- kế của Ngài, không có gì so sánh bằng không ai có thể thấy được trên đảnh của Ngài, không ai có thể có được tướng này. Ngài có lông mày, đầu tóc vi diệu, khéo sanh khéo phân biệt, tóc mịn , sắc sanh hết sức vi diệu.
Bấy giờ liền nói bài kệ này:
- "Thích phạm và người đời
Ngài ở trên tất cả
Ngài vốn không khinh mạn
Bởi do quả báu này
Ðều đến xem Ngài sanh
Không ai thấy đảnh Ngài
Ðược làm Thích sư- tử
Nên được tướng Ðảnh Thượng"
Bấy giờ đức Thế tôn có đầu tóc vi diệu, trên đảnh khéo sanh các sợi tóc, mỗi sợi mềm mại vi tế, không có so le và cũng không rối loạn, bằng nhau xoắn như trôn ốc qua phía hữu. Các tướng thiện trụ đầy đủ. Sắc tướng như vậy, hết sức mềm diệu, phát ra ánh sáng vi diệu, ánh sáng ấy chiếu suốt không đâu sánh bằng, giống như ngó sen, cành tơ hết sức mềm mại, không thể đi trên đó được, cũng không thể ngăn hoại được. Nếu ai có mắt xem xét đều được phước, an ổn, bậc nhất, các thứ hương lành huân ướp, đều là đầy đủ các hạnh. có tướng như vậy do Ngài thực hành đầy đủ các hạnh, thành tựu vô thượng đẳng chánh giác.
Bấy giờ liền nói bài kệ :
- “Mềm mại không dài ngắn
Dung nhan Ngài thanh tịnh
Các hương thơm bay xa
Gió nhè nhẹ thoảng hương
Tóc có sắc xanh biếc
Như trăng sáng đêm thanh
Nghe hương liền phân biệt
Như La Chiên Ðàn vậy.
Bấy giờ đức Thế tôn có vầng trán như vậy, kiên cố như kim- cương, hết sức ngay thẳng, cũng không có vết nhăn, vuông vức, nếu ai nhìn thấy thảy đều hoan hỷ, không bao giờ chán, vầng trán ấy cũng không có một vết dơ, cũng không trắng không đen, nơi ấy đầy đặn là do hành nghiệp của Ngài không có khuyết lậu, ai thấy cũng hoan hỷ, không có ý làm hại, con mắt Ngài thanh tịnh, không có tỳ vết, mọi người trông thấy đều được tốt đẹp, vì số trăm ngàn việc làm của Ngài thảy đều thành tựu, về sau được vầng trán của đức Như Lai.
Bấy giờ liền nói bài kệ này:
"Rất vi diệu thanh tịnh
Trán Phật khó nghĩ lường
Ngôn giáo Ngài nói ra
Thanh tịnh như hư không
Giải thoát các ác hạnh
Như răng voi trong sáng
Trán Như Lai tuyệt đẹp
Ai thấy cũng hoan hỷ.
Bấy giờ đức Như Lai có tướng giữa chân mày sáng ngời giữa khuôn mặt, giống như màu sữa trâu rất mềm mại vi tế. Giống như lụa the trắng nõn, như màu tuyết trắng, như mặt trời mới ló dạng, như hoa Câu- Văn- Ðà, sắc rất trắng không có gì sánh bằng, như trăng mùa thu hết sức trong sáng, sợi lông ấy xoắn qua phía hữu, không quá cao cũng không quá thấp, tất cả đều không chướng ngại. Nếu ai thấy tướng ấy, thì không có các bệnh, nó dài bằng khuỷu tay... màu sắc rất vi diệu, không thể nghĩ lường, khi phóng ra ánh sáng xong, ánh sáng lại trở về nơi phát xuất. Ðiều ấy là do bổn hạnh Ngài tạo ra giống như sự vi diệu của khuôn mặt, Ngài ở trong đại chúng mà nói pháp giáo.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
"Trăm hạnh tạo các thứ
Ðó là ruộng phước tốt
Không thô cũng không tế
Bề dài bằng khuỷu tay
Tướng giữa mày Như Lai
Giống như núi An- Minh,
Tự tại trong các pháp
Tướng mặt tròn như vậy
Sắc ấy do hánh tạo
Ðã diệt ý cấu uế
Tướng giữa mày Như Lai.
Là quả báo bổn hạnh
Xoay bên hữu rất đẹp
Ba đời đều thấy rõ
Thanh tịnh không tỳ vết
Là bậc nhất các núi
Làm chúng sanh thanh tịnh,
Tướng giữa mày đẹp hơn
Giải thoát không gì hơn
Chúng sanh đồng thanh tịnh.”
Bấy giờ đức Thế tôn có con mắt thanh tịnh như vậy, giống như sắc hoa trăm cánh, mỗi cánh đều tách rời, không chỗ u tối nào mà không chiếu sáng, giống như sắc hoa Ưu bát - Thanh -Văn - Ðà - La giữa hư không, lông mi rất trắng, giống như mắt chim ưng chúa không khác, nó cũng rất trắng không có gì sánh bằng, là bậc nhất Ngài ngắm nhìn bốn phương thảy đều thấy rõ, trong khoảng đó đều thấy các loại hữu hình trong cõi ấy, thảy đều phân biệt. Ngài không có dục cũng không tàn bạo, không có sân hận cũng không tương ưng với sân hận, Ngài quán xem những hành động thiện và của cõi đó, có những sự việc vi diệu Ngài cũng quán sát được, Ngài cũng không có tâm sợ hãi hoảng hốt, nhờ tu hành từ bi, nên được cái nhìn không tà vạy, đối với tất cả chúng sành cũng tu tâm hỷ, không biết nhàm chán. Nhờ Ngài giữ gìn các pháp lành, mỗi mỗi phân biệt, biến mãn tất cả cõi. Ngài có sự hiểu biết, quán sát như vậy, không có ác, không giải đãi. Bấy giờ liền nói bài kệ:
"Mắt sáng rất vi diệu
Ðã tạo trăm thứ phước
Thiện pháp rất vi diệu
Sắc mặt như Thiên- vương
Pháp tướng cũng đầy đủ
Cũng như tấm gương sáng
Các chúng sanh xem Ngài
Sau đó thành chánh giác
Không có gì ngăn ngại
Sau mới thành Như Lai
Cũng không có khổ não
Là cam lồ xuất hiện
Cũng không có khổ hoạn
Hiện khuôn mặt ở trong
Ngắm mãi không nhàm chán
Diễn thuyết pháp cam lồ "
Bấy giờ đức Thế tôn có lỗ mũi vi diệu như vầy, vốn từ vô số trăm ngàn kiếp sanh ra, Ngài khởi ra các thứ trí tuệ này thảy đều phân biệt, đối với chỗ sanh tử, Ngài đã nhổ gai ái tình, muốn vượt đến bỉ- ngạn, muốn chặt đứt tất cả gai ái dục, Vì chúng sanh thế gian nên Ngài siêng thực hành các khổ hạnh, như vậy để bố thí cho người, hoặc dùng giới mà độ thoát người, đều là do Ngài vốn đã tạo đầy đủ các nghĩa, không xen tạp, trị lành ghẻ lở, giống như sắc của đống vàng, ánh sáng bậc nhất, người muốn đến bờ kia, trong lòng ái lạc, cũng không có sự dối trá. Ngài thiện bày tất cả điều yếu hạnh mà Ngài đã tạo. Bây giờ liền nói bài kệ:
- "Vi diệu không xen tạp
Giống như chim Anh-võ
Ðối diện trước mặt Ngài
Mũi Như-Lai đệ nhất
Mũi Ngài đẹp như vậy
Cho nên con quy mạng
Chúng sanh đều tôn ngưỡng
Như hoa Lại-tần-dà "
Bấy giờ đức Thế tôn có bộ răng như vầy: Không sức mẻ ngay thẳng, không cao thấp, giống như màu vỏ ốc, tuyết trắng, cũng như màu hoa Câu- văn- đà- la, có màu sắc vi diệu rất sạch, đầy đủ tịnh hạnh. Có hào quang sáng, đều thoát khỏi các ác hạnh. Giống như kim cang, kiên cố không bị cản trở, phá hoại. Răng của đức Như Lai có 40 cái, hàm trên và hàm dưới có bốn cái răng cấm. Hàm răng trên có tướng bánh xe ngàn cây tăm. Bấy giờ liền nói bài kệ:
-"Răng Như Lai ngay thẳng
Không khuyết không rơi rớt
Sắc đẹp, không thay đổi
Răng vuông đủ 40
Thuyết pháp rất vi diệu
Mắt trong thật vi diệu
Các công đức Thích chủng”
Bấy giờ đức Thế tôn có tướng lưỡi rộng, dài như vầy: Bởi Ngài chưa từng nói dối, sắc lành, không thể phá hoại, như cây A – thư - già (hoa- vô- ưu ), giống như lá hoa sen, rất mềm mịn và trơn. Ngài cũng không nói lời thô ác, thêu dệt, Ngài trừ khử tai hoạn của dâm, nộ, si, nên sanh chỗ an lành tốt đẹp, hoan hỷ ưa thích, thành tựu cấm giới, Ngài nói điều gì là nhằm mục đích làm cho người nghe được đắt độ, lấy pháp trí để tế độ kẻ bần cùng, Ngài đã được giải thoát đối với vị ngọt của dâm, nộ, si. Tất cả đều do bổn hạnh của Ngài tạo ra. Tướng lưỡi của đức Như Lai khi thè che trùm cả mặt, hết sức kỳ đặc. Bấy giờ liền nói bài kệ:
- "Trăm phước đã tạo ra
Răng môi đều ngay thẳng
Nếm được tất cả vị
Ðều phân biệt được cả
Lưỡi Như Lai bậc nhất
Thường nói pháp cam lồ
Ðồ ngon hay không ngon
Thứ lớp rất trật tự "
Bấy giờ đức Như Lai có những ngôn giáo như vầy: Ngài nói về hữu lậu, hành thiện, âm hưởng không thô lậu, ngôn từ, công đức ... đầy đủ, vô lượng công đức, hữu thường, vô thường hành, chí tánh không khiếp nhược, thậm thâm không có đáy, sắc đẹp đệ nhất. Những ngôn giáo Ngài nói ra hoàn toàn không gây ra phiền não, từng nghĩa từng nghĩa tương ưng với hiện bổn duyên khởi, khéo phân biệt pháp, phân biệt tùy thời, giáo hóa chúng sanh không có lòng sân hận, Ngài tự trang nghiêm thân lấy sự đình chỉ vọng niệm làm vui, cúng dường người trí, khen ngợi kẻ danh tiếng, đều tùy theo từng tướng loại của chúng sanh, giống như chim Hồng ưa thích vực sâu, ao nước. 3Nếu các chúng sanh gặp phải trăm ngàn khổ não Ngài đều cứu tế hết, khiến cho chúng sanh đều được hoan hỷ, với chúng sanh ở trong sanh, lão, bệnh, tử , Ngài đều độ họ đến bỉ- ngạn. Ngài không tưởng hy vọng được hạnh tối thắng, tâm không có các sự trói buộc, hiện các thiện hạnh, được hạnh chưa từng có. Ngài dùng thuyền qua biển không hề sợ hãi, vượt qua tất cả sanh tử, được khen ngợi là bậc thiền đức. Công đức Ngài vi diệu, thọ mạng chấm dứt tâm ý đạt đến cảnh giới Niết- bàn, được phép cam- lồ, diệt tất cội nguồn sanh tử, chỉ rõ đâu là thiện đâu là ác, người nghe không ôm lòng sợ hãi, như ánh sáng không thể ngăn chặn. Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Lấy pháp ngự chỉ đường.
Lấy nhẫn làm sức mạnh
Ăn no vị cam- lồ
Ăn vị cam- lồ này
Cúng dường các Phật sự
Giống như khi hoa nở
Kẻ đui không thấy đường
Ðược độ thoát sanh tử.
Bấy giờ đức Thế tôn có tiếng vang như vầy: Công đức Ngài nói ra điều gì cũng không thô lậu, giống như tiếng chim Yết- tỳ hết sức vi diệu, âm thanh bay khắp bốn phương, mọi người dần dần đều nghe lời Ngài dạy, Ðối với chúng sanh Ngài có năng lực như vậy, tất cả thính giả đều nghe được âm thanh thanh tịnh ấy. Những thứ ấy đều do bổn hạnh của Ngài tạo ra, như tiếng Phạm- âm, tiếng chim Ai- loan.
Bấy giờ người nghe có 5 loại âm thanh sâu xa không ngằn mé. Ngài dùng ngôn giáo là để hàng phục ngoại đạo, giống như con rồng đổi thói quen cũ, bởi ngày trước Ngài có sắc cực diệu, không khiếp nhược như vầy: Nếu dùng mắt để quan sát thì có thể biết được. Ngài không có tham trước, định tâm cùng với pháp vị tương ưng. Tâm vị luôn luôn định không có nhàm chán, cũng không chống trái, không tương ưng với sân hận. Ðiều đó là do quả báo công đức của hành động của Ngài mà ra. Cho nên nói rằng: "Ưa thích Sa- môn có tâm như vậy. Dựa vào tâm này có 5 loại như vậy". Ta từng nghe tiếng dòng nước chảy, nghe xong tâm hoan hỷ. Huống chi bây giờ nghe được ngôn giáo của đức Như Lai, mãi có ích cho thiện căn, nghe âm vang của Ngài hoan hỷ, mãi có ích cho sự giải thoát ".
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Tiếng Ngài thật nhu hòa
Bậc thiện thắng đến nghe
Chúng sanh nghe tiếng Ngài
Có thể biết được Ngài
Tâm tịnh luôn ưa thích
Công đức vô hạng lượng
Do bốn hạnh sanh ra
Qua 500 Khổng- tước.
Bấy giờ đức Thế tôn có gương mặt hết sức thanh tịnh, không có vết dơ, hết sức đoan chánh không có gì sánh bằng như vậy, mắt đẹp, nhìn không chán, trái tai thỏng xuống, môi Ngái đỏ hồng, sắc như vàng ròng của cõi trời, răng rất trắng vi diệu không gì hơn, bằng phẳng, đầy đủ, không có một vết dơ, cũng không có ghẻ lở. Ngài cũng không sầu lo, không có các khổ não. Ai thấy cũng đều hoan hỷ, công đức của Ngài không thể so lường. Ngài có mùi thơm thứ nhất là do đời trước đã tạo ra, giống như mặt trăng hết sức tròn đầy, trong vắt, không có vết dơ, tối tôn bậc nhất. Nếu Ngài kiết già phu tọa thì Ngài thuyết pháp cho đại chúng nghe, người ngồi trước hay sau đều thấy được mặt Ngài. Nếu Ngài từ thiền định đứng dậy thì trước tiên Ngài thuyết pháp cho đại chúng. Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Tất cả đều vui sướng
Do thấy được Như Lai
Ðược lợi vui đệ nhất
Trong những tháng trăng sáng
Muốn thấy sắc Như Lai
Như mặt trăng tròn đầy
Không gì bằng Như Lai
Ðồng niềm vui Như Lai.
Bấy giờ đức Thế tôn có cái đỉnh đầu như vầy: Ðẹp đẽ, kiên cố, đoan chánh không có gì bằng, không cao cũng không thấp, cùng tương xứng với thân, nhan sắc bậc nhất, giống như lực sĩ có tám tay của cõi đời Na- la- diên, bất khả chiến bại, nơi ấy cùng loại với sắc vàng ròng, tướng Ngài hết sức vi diệu, sắc thiện cực đẹp, tất cả đều không có chướng ngại.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Tròn đầy rất vi diệu
Ðỉnh Như Lai như vậy
Không ai hại Ngài được
Các chúng sanh ba cõi
Tuần tự duyên hạnh Ngài
Họ Thích không ai bằng
Phát ý nơi Như Lai
Tán thán đức Như Lai
Bấy giờ đức Thế Tôn có cánh tay như vầy: Ðẹp đẽ không ai bằng, giống như núi Tu- di, vai Ngài cũng đẹp vi diệu, không ai sánh bằng, không cao không thấp, hết sức mềm mại vi tế, giống như cây Ta- lô- thọ- vương, mềm mại vi tế, không ai làm hại được, giống như hoa Chiêm- bặc mềm mại vi tế, không thô lậu. Trên cánh tay Ngài sanh ra các sợi lông sắc xanh biếc mềm mại, mỗi sợi lông đều xoay theo phía hữu, rất mềm mại vi tế, bất cứ ai thấy cũng đều hoan hỷ, rất là vi diệu. Khi Ngài duỗi tay ra là hàng phục loài ma, có địa thần chứng biết.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Như cây Thế- già- cưu
Giống như chày kim- cang
Là đạo sư ba cõi
Ý Ngài vô hạn lượng
Hàng phục các ma chúng
Cho nên quy mạng Phật
Vì pháp mà chiếu sáng
Quy mạng bậc tối thắng
Bấy giờ đức Thế tôn có bàn tay như vầy: Hết sức mềm mại, khéo léo không có sánh bằng, cũng không ai phá hoại được, không có sức mẻ, đầy đủ tròn trịa như đỉnh núi cao. Bàn tay Ngài có tướng bánh xe có ngàn cây căm giữa các ngón tay có da mỏng dính liền, móng tay rất trắng sạch, giống như mặt trời chiếu sáng. Như hoa Ưu- bát thảy đều rộ nở, cánh hoa mềm mại. Khi Ngài thuyết pháp, chúng sanh đến nghe, không ai mà không được độ thoát, lời nói của Ngài luôn luôn tùy thời, đúng với bốn hạnh nơi Ngài sanh ánh sáng chiếu suốt, bàn tay mở ra, có lòng từ bi, liền tìm ánh sáng đi đến, thảy đều được đắc độ. Ngài khéo phân biệt chúng sanh, bỏ xa điều ác theo điều thiện, thuyết pháp cho chúng sanh nghe, nơi chỗ sanh xứ , được từ bi hỷ xả, muốn trừ bỏ ác hạnh, tu các thiện hạnh. Ngài dạy chúng sanh rằng: "Tất cả đều là khổ, chớ theo trần cấu phải nhàm chán tai hoạn sanh tử." Chúng sanh thanh tịnh Ngài làm cho được hy vọng, muốn họ trừ bỏ sự huyền hoặc. Nếu như Ngài ngồi thiền tất cả ma chúng đều đến chỗ Ngài, chúng cởi các thứ xe cộ, cỡi con la, con lừa, lạc đà, voi, ngựa trầu bò, cầm thú, sư tử, chó, heo, dê, hoặc làm đầu ngựa, hay các thứ hình dạng, đội dao, mang cung, nắm tên, hoặc đánh chuông, đánh trống, làm đủ hình ma quái, muốn đến hại đức Phật .
Bấy giới đức Thế Tôn lấy ngón chân ấn xuống mặt đất, núi, rừng lớn, thành quách, khe suối, ao tắm, các thứ ngọn nguồn, đều có đầy dẫy trân bảo hiện ra trong ao tắm ấy, hoặc trong bát có đầy vàng. Nếu có người có sức mạnh gõ vào bát ấy, liền phát ra âm thanh. Tay Ngài vỗ vào bánh xe pháp hết sức vi diệu, không ai sánh bằng.
Bấy giờ chúng ma cúi lạy đức Phật xong liền nói bài kệ:
- Nghiệp thanh tịnh đệ nhất
Tay Như Lai vi diệu
Tay Ngài chuyển pháp luân
Không thấy chỗ trụ xứ
Nếu khi chuyển pháp luân
Nhờ chuyển pháp luân này
Chuyển vô thượng pháp luân
Rất đẹp không ai bằng
Pháp luân ở một chỗ
Không thấy người chuyển pháp.
Tùy theo nghĩa chúng sanh
Chúng sanh được an lạc
Bấy giờ đức Thế Tôn có thân tướng như vầy: Thật vuông vức, ngay thẳng, không khuyết lậu, thành tựu cấm giới, ngực như ngực sư tử, công đức bao quanh, trên dưới tương xứng, như màu hoa Ưu- bát, cũng không bại hoại, khi kinh hành thặm thâm thì xoay theo phía hữu, không cao cũng không thấp, hết sức mềm mại, vi diệu, lông trên da Ngài đều xoay theo phía hữu, vi diệu gấp bội, không có gì sánh bằng, giống như mùi hương ngọt ngào của hoa Chiêm-bạc-ca, Ngài cũng không trẻ, cũng không già, không có gì mà Ngài không tương ưng được. Ngài không tương ưng với sân hận. Các căn đầy đủ, thế gian thật hiếm có thân kim cang của Ngài rất kiên cố, rất vi diệu, không chậm cũng không gấp, khéo phân biệt chúng sanh. Nếu ai thấy Ngài đều phát tâm hoan hỷ, ngắm mãi không chán. Thân Ngài 7 thước tròn trịa, sáng rạng, giống núi An- Minh, ở trong đại chúng, giống như voi chúa giữa đàn voi, là bậc đệ nhất, giống như vua Na- la- diên, không có thứ gì đánh hại được. Bấy giờ nói bài kệ:
- Tu hành trong trăm kiếp
Nay được sắc thân này
Ðã diệt dâm, nộ, si
Cho nên nay đảnh lễ
Ví khởi dâm, nộ, si
Nay xem nhan sắc Phật
Cao quí giữa loài người
Hơn tất cả mọi người
Vinh viễn hết các ác
Sau khiến con như Phật
Liền tiêu diệt tức khắc
Thân con hết khổ hoạn
Bấy giờ đức Thế Tôn có phần trên của bụng như vầy:Trên dưới bằng nhau khéo léo, vi diệu không ai bằng, không có chỗ nào không bằng phẳng, khiến cho người hoan hỷ, cùng tương ưng với thân. Bấy giờ nói bài kệ này:
- Bụng trên thanh tịnh đẹp
Nếu có ai xem thấy
Sanh lông mềm vi diệu
Lại không thọ các loài
Bậc nhất không gì bằng
Không có các cấu uế
Khi đứng ánh sắc vàng
Quán sắc tối diệu này.
Bấy giới đức Thế Tôn có vùng bụng dưới thế này:Tròn trịa lãi dần đến bụng trên, sắc vi tế, cùng tương xứng với thân, giống như bụng của con nai, có ánh sáng lành thanh tịnh, không ai bằng. Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Bụng Như lai vi diệu
Hãy xem tất cả tướng
Hãy biết Ngài như vậy
Về sau sẽ diệt độ
Sắc đẹp không ai bằng
Mỗi mỗi khó nghĩ lường
Ðược thế gian khen ngợi
Cho nên qui mạng lễ.
Bấy giờ đức Thế Tôn có đôi chân như vầy: Bước đi bình an, đứng vững vàng không di động, cũng không lung lay rất vi diệu. Chân có ngón dài mịn màng, đủ trăm phước tướng, nhờ Ngài đã tu khổ hạnh, sau mới được như vậy, đi đến đạo tràng, Vì người đời nên muốn độ thoát cho họ, ai nghe tiếng của Ngài thì giống như tiếng của Long vương, mắt lành không di động. Ðối với công đức đã làm của tam gia tam Phật (Chánh đẳng giác) công đức gấp trăm ngàn lần, ngọc anh lạc vi diệu, ánh sáng không co gì sánh bằng. Từ xưa đến nay Ngài có công đức như vậy, cho nên con cúi lạy nói bài kệ:
- Ai niệm không hại được
Cũng lạy Như Lai đảnh
Nếu ai có niềm tin
Trong trắng rất mịn trơn
Lạy dưới chân Thế Tôn
Như lai giải thoát chúng
Ðó là người tối thắng
Cho nên qui y Ngài
Bấy giới đức Phật có tướng bánh xe như vậy, rất tròn cũng không có tạp uế, cũng không có thô lậu, thậm thâm, có bánh xe có ngàn cây căm, rất nhu hòa, thân thế đầy đủ, các căn không thiếu tạo sự nghiệp lớn, để thờ phụng bốn phương, tướng của Chuyển- luân- thánh- vương: 1/ Ðầy đủ cảnh giới. 2/ Tâm không khiếp nhược. 3/ Giống như A- tu- luân lấy tay che mặt trăng làm cho không có ánh sáng. 4/ Giả như lúc chuyển pháp luân thì liền có ánh sáng lớn, giống như mùa xuân thì không có bụi bặm, trong hư không cũng không có mây che.
Bấy giờ vào lúc nửa đêm, không có kiết sử (nguyệt bệnh) mặt trăng phóng luồn ánh sáng lớn, cũng lại như vầy: Chuyển- luân- thánh- vương vốn không có tướng của đức Như lai. Bấy ngời liền nói bài kệ này:
- Người đời thọ trăm tuổi
Có tướng chuyển luân này
Cũng như núi An Minh
Nhờ gieo phước nên được
Ngang nơi cung Ðế Thích
Chư Thiên đều khen ngợi
Nếu ai biết điều này
Thảy đều có nhất tâm
Chi tánh rất kiên cố
Mặt trời đã chiếu sáng
Thường để mất cơ hội
Như hoa sen rộ nở
Ðệ nhất không đâu bằng
Như lai đã tu hành
Tuyên bố nay đã đến
Như lai ứng chuyển luân
Thấy điều ấy một chút
Không ai hơn đức Phật
Phóng hào quang khắp nơi
Ðộ khắp các chúng sanh
Bấy giờ đức Thế Tôn du hành như thế này: Ngài đưa chân mặt đạp xuống đất thì động tác ấy không chậm cũng không mau, bước đi ngay thẳng cũng chẳng vội vàng giống như voi chúa bước đi vững vàng chẳng khác gì cả. Thân cùa đức Thế Tôn không lay động, Giống như vị Thiên Na La Diên (lục sĩ cõi trời)
Bấy giờ đức Thế Tôn đối với người cao Ngài làm cho họ thấy mình là thấp, đối với người khiêm hạ, Ngài chỉ cho họ thấy mình là cao.Những người có nhà nhỏ thì tự nhiên thành rộng lớn. Thân thế của đức Như lai chưa từng cúi xuống, bởi do đời trước Ngài không có tâm kiêu ngạo. Các loại nhạc khí không đánh nhưng tự kêu, các loại côn trùng đều được an ổn, đều do đời trước Ngài đã tu hành từ tâm.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Ngài có đại thần diệu
Chỗ ở được sắc tốt
Nhờ Ngài bỏ kiêu mạn
Không ái dục vi diệu
Vô úy có đức này
Phá hoại kẻ can cường
Tối giác, tự giác ngộ
Trụ xứ, thọ hành báo.
Bấy giờ đức Thế Tôn có dấu chân như vầy: có tướng bánh xe ngàn căm, hiện ra rất vi diệu , các căn đầy đủ, sắc đẹp diệu, không có ai sánh bằng, là bậc nhất trong loài người, sanh nhiều sự hoan hỷ. Tất cả đều do Ngài đã tạo phước trong trăm ngàn kiếp mà có. Ngài không có tâm thô lậu trừ khử dâm, nộ, sì. Những việc làm của Ngài vốn không có dối trá, không có các điều ác, không tương ưng với si mê, không tạo hạnh si mê, Ngài có danh tiếng như vậy, chí tánh ngay thẳng, việc làm không mong cầu, không ôm lòng hồ nghi, ý vốn đã diệt, trừ khử hy vọng ( mong cầu) việc làm không khuyết lậu, tâm không có bỉ thử, công đức trùm khắp, đầy đủ thành tựu thập lực, trừ tất cả tai hoạn.
Bấy giờ nói bài kệ:
- Tối thắng có đức này
Phân biệt hành địa nghiệp
Bánh xe hiện dưới đất
Nên tự quy y Phật
Các hạnh đã làm ra
Như mặt trời chiếu sáng
Tâm ý đã quan sát
Như dấu chân in đất.
Bấy giờ đức Thế Tôn có nụ cười như vậy: Nhờ làm nhân duyên như vậy, Ngài vốn tạo hạnh thương yêu các chúng sanh, , cho nên mới hiện ra nụ cười như vậy. Bấy giờ khi đức Thế Tôn mỉm cười có sự nhu nhuyễn bậc nhất, tế sức vi diệu , thanh tịnh, ai nghe lọt lỗ tai đều hoan hỷ, thấy Phật mỉm cười, không có trần cấu, thanh tịnh không tỳ vết, là nhờ Ngài tu hành không nói lời hư dối, giống như hoa Ưu- Bát- Chiêm-Bặc, có các thứ hương thơm Ngài tung rãi cam lồ, lời nói có các thứ ánh sáng, vi diệu đệ nhất, tâm có thể phân biệt được.
Bấy giờ đức Thế Tôn thân Ngài có sắc vàng ròng, giống như ba lớp núi cao vây quanh, Ngài sanh ở chỗ A-Ca-Nị-Sất. Ở cung trời đó, những người có niềm tin, vâng theo lời giáo giới của đức Như lai , không hề vi phạm, dần dần trao truyền nhau, nên hoan hỷ đối với đức Như lai .
Bấy giờ đức Thế Tôn vốn đã tu hạnh như vậy. Khi ấy liền nói bài kệ:
- Các màu sắc xanh vàng
Xuất từ thân Như lai
Tướng giữa mày Như lai
Ðến A-Ca-Nị-Tra
Miệng nói ánh sáng giới
Trời người đều cúng dường
Ba nhân duyên không bằng
Lại đến chỗ Như lai
Bấy giờ đức Thế Tôn có hào quang như vầy, đều là do bổn hạnh Ngài tạo ra nên phía sau thân Ngài có ánh sáng này, ánh sáng rất diệu thiện, giải thoát bậc nhất. thân Ngài có hào quang, ai thấy cũng hoan hỷ, có các thứ ánh sáng, thân đeo ngọc Anh Lạc, các loại bụi bặm của La- Hầu, A- Tu- Luân cũng không làm chứng ngại Ngài được, đã giải thoát ngũ kết, Trừ khử ngu si.
Bấy giờ đức Thế Tôn hiện ra cam lồ, khiến cho chúng sanh gặp được mùi vị này, tự nhiên có thần túc, không thể nghĩ bàn được. Khi ấy liền nói bài kệ:
- Thân thể khéo giải thoát
Thập lực, có ánh sáng
Như lai có thần túc
Anh sáng hơn mặt trời
Không bị ai trở ngại
Kẻ ngu không thể thấy
Thị hiện các chúng sanh
Con lạy ánh sáng Ngài .
Bấy giờ đức Thế Tôn đắp y như thế này: Không cao, không thấp, tùy thời đắp y, để diệt trừ cỏ ô uế, nguồn gốc của sanh tử. Ngài không mặc y phục vì để vui thích, đi đến chỗ nào đều hoan hỷ, vì có quả thật như vậy, cho nên y phục Ngài tươi sáng. Tôn giả Nan- đà và các Tỳkheo ở bên Thế Tôn , đắp y Tăng- già- lê, không ai có thể làm cho y của Như lai dơ được. Khi ấy tôn giả Nan- Ðà khen là chưa từng có, nên đến bạch đức Thế Tôn muốn biết cách đắp pháp y. đức Thế Tôn bảo rằng:
- Thế nào Nan- Ðà? Nếu điều đó không phải là đức Như lai luôn luôn xuất thế làm sao trừ được ô uế, dâm, nộ, si, cho chúng sanh, làm cho vĩnh viễn chấm dứt không còn sót lại, rồi tùy theo họ mà dạy bảo. Nhờ thành tựu công đức như vậy, cho nên gió bão mạnh cũng không làm cho y Ngài bay được, trần cấu không ô nhiễm được.
Bấy giờ liền nói kệ:
- Y Như lai đã đắp
Hoa sen không dính bùn
Hoặc gió bão thổi lên
Muốn y Như lai động
Tự che cả thân hình
Y này cũng như vậy
Thế lực rất dữ dội
Ai hơn đấng Thập Lực?
Bấy giờ đức Thế Tôn khất thực các nhà hào quý giàu có như vầy: Không lựa chọn kẻ ty tiện, Ngài đều bình đẳng khất thực, không có tà mạng, không có cúi xuống mà ăn, không coi sao, bói quẻ, ngưỡng lên mà ăn, không nhận tín thí, bảo đến đằng kia để ăn, không xem bốn phương để kiếm ăn, không chú thuật huyễn hoặc để kiếm ăn, không cày cấy để kiếm ăn.Sở dĩ Ngài đi khất thực là để cứu tế chúng sanh, không có ý mong cầu, không tham trước sự ăn uống.
Bấy giờ, khi đức Thế Tôn ăn, không phải vì để vui sướng, có sự nhiễm trước, quán nghiệp như vậy, mà thọ nhận đồ ăn của tín thí. Ngài cũng không tham trước, không dâm, nộ si, cũng không mê hoặc, trừ bỏ tâm mê hoặc, xả ly tâm nhiễm trước, không tương ưng với tâm nhiễm trước, nhằm xả lòng dục ái không làm trở ngại được, thường ái lạc tín thí, lấy thiền làm món ăn, cũng không có ngã tưởng, hoàn toàn xả ly khổ, thấy rõ phi nghĩa. Thân này chắc chắn sẽ kết thúc, xả ly ba việc, thanh tịnh không có dâm, nộ, si. Vậy nay Ngài ăn như thế nào? - Vì muốn hiện rõ thân này là không bền chắc, cho nên thân là nơi trưởng dưỡng bệnh hoạn. Ví như không có lửa ( hơi ấm) nơi thân, thì phải bỏ thân này không sanh loạn tưởng, tung rãi cam lồ tu phạm hạnh để bệnh cũ chấm dứt, không tạo ra bệnh mới. Vì vậy cho nên đức Thế Tôn thọ nhận đồ ăn của tín thí để họ được quả báo, mong thân họ được an ổn, ủng hộ thế gian:
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Khất thực khắp các nhà
Ngài ở nơi viên quán
Không lựa ngon hay dở
Chúng không trở ngại Ngài
Muốn họ được chánh pháp
Như con ong hút hoa (đồ ăn sáu vị)
Không sanh ý khen chê
Trừ bỏ tâm tham ăn
Bấy giờ đức Thế Tôn có sàng tọa như bầy: Ðó là ở trong hang núi, ngồi nơi đất trống, ở viên quán, bên cạnh nguồn suối, nơi các hoa quả sầm uất, vui thích không có chi sánh bằng, nơi không có người , mong cầu giải thoát, sống ở nơi đó, giải thoát các điều ác, cũng không có sự ngăn che, nơi con người không có đặt chân đến, không có sự sợ hãi, lìa bỏ sự đắm vào sắc, thường thích tịch tĩnh. Ngài thuyết pháp cho chúng sanh, nói rộng như trong khế kinh.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Cây cối sanh hoa quả
Phân biệt, thích nhàn tịnh
Nơi đó cầu giải thoát
Khi ở chỗ nhàn tịnh
Viên quán, hoa Mạn Na
Hoa xanh xanh rộ nở
Cho nên ở chỗ ấy
Không tiếng không loạn tưởng.
Bấy giờ đức Thế Tôn dùng cỏ rải trên mặt đất, là không có trần cấu, không tham đắm trang sức, hết sức mịn, mềm, trơn, thiện sanh vi diệu . Nếu ai thấy hình của Ngài , ngắm mãi không chán, thảy đều quan sát, không cao không thấp, tư duy như vậy thay nhau nương tực. Danh sắc lục nhập hiện ra nơi Ngài không cùng tận, hoặc dùng cỏ rãi mặt đất, luôn luôn hàng phục chúng, cho nên trải cỏ để ngồi mà không có dục tưởng, lấy cỏ làm nệm, cũng không có kiết sử, thảy đều thanh tịnh.
Ngày xưa chư Phật đã tạo công đức , cũng không nhiếp thủ, không tham trước, được chứng quả, đều đem hồi hướng, cũng không não hại làm chúng sanh ra cỏ kiết sử,tề chỉnh, không nhàu nhè, dựa vào chúng sanh cũng không bị ấm cái ngăn che, được tam muội chứng thông, nằm hông phái hữu sát đất, Ngài ngủ nghĩ không lâu, liền ngồi dậy đi kinh hành, tu đạo. Nhờ vô giác tam muội cho nên hông bên phải của Ngài nằm sát đất, vì muốn hàng phục oán địch nên ngồi trên tòa sư- tử, đắm vào loại áo tơ mịn 5 màu, hiện sắc không phải là sa môn chân thật, không nhiễm trước hình sắc mà tu hành phạm hạnh, dựa vào chúng sanh, cầu tâm giải thoát.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Chúng sanh không căn lành
Tâm đã tạo hạnh lành
Lành thay, đại pháp nghĩa
Nay đối chúng Như Lai
Nhờ công đức họ thích
Tâm vốn tự giác tri
Không có ai hơn Ngài
Lấy cỏ trừ ái dục.
Ðức Thế tôn sao gọi là ( biết rõ) các căn?
- Ðó là ngày xưa Ngài tạo ra căn như vầy, khí vị tương ưng, vì đạo cho nên sanh căn này, hàng phục điên đảo, muốn sử các căn thuận dòng, tương ưng với sanh tử. Các căn này khởi lên hạnh bất tịnh, nương vào các duyên khác. Các căn này tham trước thế gian, cũng nhiễm trước dục lạc. Các căn này khởi lên các thế lực, tất cả kiết sử hẫy hừng. Các căn này xua đuổi thân lưu chuyển mãi không bao giờ dừng nghỉ. Các căn này không thành tựu đại nghĩa. Các căn này mê hoặc, trải qua các cảnh giới. Các căn này giống như kiếm nhọn làm thương tổn thân mình, các căn này gây ra khổ não, các căn giống như ghẻ lở, chảy các kiết sử. Các căn này giống như bệnh tật, không có sức lực. Chúng không bao giờ nhàm chán, biết đủ, thường mong cầu không thôi. Các căn này không bao giờ dừng nghĩ, luôn luôn khởi ra các kiết sử. Các căn này giống như thuốc độc, không cắt đứt được gốc khổ . Các căn này không nghe lời dạy bảo, cùng tương ưng với các điều ác. Các căn này không giấu kín, bị cảnh giới gươm đao trói buộc. Các căn này không được gìn giữ, khí vị không đầy đủ. Các căn này không có tâm, trôi lăn theo cảnh giới, vì các căn này không tu hành, lửa dục đốt cháy mãi theo cảnh giới. Các căn này có các khổ não rong chơi các cảnh giới khác làm cho tất cả thân tâm đều khổ.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Căn, ở các cảnh giới
Tâm thường bị đốt cháy
Như Lai dạy lành thay
Không có các căn ác
Giống như hòn sắt nóng
Bị điều ác chế ngự
Ðưa đến chỗ an ổn
Huống phải có cảnh giới?
Ðức Thế tôn làm sao để biết tâm?
- Ðó là tâm nương nơi cảnh giới sanh trưởng tăng ích. Tâm ấy loạn tưởng, không định. Tâm này giống như gió bão. Tâm này không nhàm chán duyên ác, nên chiêu cảm tai ương. Tâm này chạy xa giống như mộng tưởng. Tâm này tham trước cảnh giới giống như con khỉ. Tâm này làm các thứ tham trước tự nhiên, giống như cánh con chim khổng- tước thường ngó lại bóng mình. Tâm này rong chạy xa vời, tư duy tiền tài sự nghiệp. Tâm này khởi ra các sự ngăn che, cũng như ngựa hoang không biết mệt mỏi.Tâm này khó chế ngự chạy theo các cảnh giới. Tâm này giống như vua thường làm theo ý mình.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Rất thâm diệu đệ nhất
Dạ Xoa, Tu Kiền Ðạp
Họ được sự buông lung
Thế gian không ánh sáng
Tâm trí không hạn lượng
Ba đời không tự giác
Tự nhiên có niệm này
Ta làm ánh sáng pháp.
Bấy giờ đức Thế tôn làm thế nào để tung rãi sự giác ngộ ở thế gian?
- Ðó là thế gian không có gì để nương tựa, tham đắm thân mình. Ðời này tâm không có chỗ nương tựa, tham đắm cảnh giới, đời này các nghiệp nướng tựa các thứ tà kiến như vậy. Ðời này đã tạo ra tự nhiên. Ðời này đọa vào đường tà, trôi lăn trong đường ác. Ðời này sống trong đường ác như con khỉ. Ðời này không có sự chiếu sáng, bị ngủ ấm che lấp. Ðời này mù lòa tăm tối không có con mắt trí tuệ. Ðời này bị đói khát, bị khát ái không biết chán. Ðời này bị đốt cháy, các thứ kiết sử trói buộc. Ðời này ít vị ngọt, giống như con ong hút hoa. Ðời này không thể nương tựa, sẽ đưa đến bại hoại. Ðời này là cuộc viễn du, cỡi lên xe mà đi. Ðời này bị trói buộc, phải sống trong sanh tử. Ðời này dẫn đến các thứ khổ não, sanh, già, bệnh, chết. Ðời này chẳng vi diệu, chắc chắn phải bại hoại. Ðời này không có sự cứu hộ, bị sự thống khổ bức bách. Ðời này chẳng phải do ta làm ra, chắc chắn phải bỏ mà đi. Ðời này là một bộ máy triển chuyển nương nhau mà tồn tại. Ðời này các thứ hành động đều dẫn đến ác xứ. Ðời này như chuyển hóa hiện ra sắc tượng. Ðời này là vô ích sanh ra các bậc bại hoại. Ðời này do hành động cẩu thả nên không thể nương tựa. Ðời này khó giác ngộ, không có cảnh giới.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Chúng- sanh bị khổ não
Lấy trí tuệ cầu đạo
Dần dần được ích lợi
Nó chắc chắn bại hoại
Thấy thế gian không thật
Quán sát chỗ thân cận
Muốn yên thân mạng mình
Nên tịch diệt là vui.
Thế nào là trong đời này vượt qua khỏi con đường lầy lội?
- Giống như hạt sen trong nước kia, trong lúc đó mầm mộng sinh ra dần dần lớn lên, nó cũng như vậy, năm vị đều chết để thức xứ vãng sanh, bị hành động hữu vi tạo ra, vây quanh, nhờ gió lửa mà thành, bị nước kiêu mạn tưới lên, bị chết, ngay ở khoảng giữa lại sanh ra mầm mộng. Giống như mầm mộng (của cây) sanh ra, ở đây cũng như vậy, vì mầm mộng sanh ra cho nên chẳng phải đoạn diệt thường trú. Giống như người trước tiên xem mầm ruộng, ở đây cũng vậy, vì chúng sanh ấy bị trói buộc, cho nên chẳng phải đoạn diệt mà hữu thường. Giống như mặt đất bị gió thổi, ở đây cũng vậy, tứ đại kiên cố thọ các khổ não, ở đây cũng vậy, cho nên tất cả đều tự nhiên. Giống như hoa sen sanh mầm mộng tự nhiên không hư hoại. Cho nên tất cả chẳng phải tự nhiên, một nghĩa huân tập, giống như tứ đại bên ngoài bị gió thổi, lại không còn tạo ra tứ đại này nữa, ở đây cũng vậy, cho nên đối với tất cả pháp cần phải xả ly. Giống như đối với các hành của loài hữu tình. Ở đâu cũng như vậy, cho nên pháp này giống như sự tương tợ của cái mầm mộng và hay giống. Ở đây cũng vậy, tướng của đại nhân không thể hủy hoại. Như vậy tánh đã tạo ra giống như hạt sen sanh mầm mộng. Vì vậy vô số điều ấy cũng không có sự hữu sanh. Giống như mầm mộng kia khi sanh ra, không có từ đâu mà đến. Ở đâu cũng vậy, cho nên không đến không đi, giống như khi nó đi thì không có chỗ dừng nghỉ. Ở đây cũng vậy, cho nên không có tru xứ . Giống như mầm mộng kia đều lớn lên, dần dần nở hoa, ở đây cũng vậy, không cao không thấp, giống như mầm của hoa sen dần dần lớn lên. Ở đây cũng vậy, đã tạo mầm mộng trong bào thai thì dần dần sẽ lớn lên, giống như hoa sen lá xanh mởn mởn, thật đáng yêu, ở đây cũng vậy các hành động đã tạo ra thật đáng khả kính, giống như khi nó hành thực, ở đây cũng vậy , khi con người sắp chín mùi, thì tóc, lông, móng, răng và năm căn đều phải xả bỏ, 6 tình suy hao, ý căn tán loạn, để bỏ cái thân này, giống như cái hoa kia, chắc chắn sẽ chín mùi, giống như dưới ánh sáng mặt trời, sắc hương rất vi diệu, ong chúa du hành, nó hết sức vui thích. ở đây cũng vậy , khi mới sanh ra, tứ đại như ánh sáng mặt trời chiếu soi, thai thành hình có cảm giác, cùng nó đồng loại, cho nên kiêu mạn đều cùng nương nhau, hết sức ái kính, đói khát, sanh tử gọi dục là vui. Kẻ ngu si ấy có cái tưởng điên đảo như vậy, ở đây cũng vậy , trong tất cả thời tiết không thoát khỏi già và chết, giống như thời tiết ấy không có năng lực, bị gió nóng thổi, phải xả bỏ xa lìa tất cả, hoa quả đều phải xa lìa, cũng không sở duyên, cũng không có ong, cũng không có sắc đẹp, không làm người ta yêu thích . Ở đây cũng như vậy, dần dần làm hao giảm ở trong cuộc sống này không có thế lực. Ai có mạng sống tồn tại, thì trong và ngoài đều có sự tổn giảm không còn sức lực trai trẻ khỏe mạnh nữa, tất cả đều phải chết chóc, không có cành nhánh, không có răng tóc, không thấy không nghe, không hương không vị, không còn trơn mịn, cũng không xúc cảm , thân thể tàn hoại, những tánh kiêu mạn đều đã hết sạch, cũng không có vị để đắm trước, không có ý hẫy hừng, đã vượt qua sắc, da mồi, mặt nhăn, không còn sức trai trẻ khỏe mạnh nữa, đã có sự già này, không còn yêu các sắc bại hoại nữa. Các người nam người nữ vì đắm trước nên bị tổn hại. Giống như cây khô mục, cũng không có hương vị, mỗi mỗi đều phải tan nát ly biệt. Ởø đây cũng vậy , mạng căn đã chấm dứt, phải đem đến giữa gò mả. Giống như hạt sen kia, sau khi thành thục lại sanh ra mầm mộng. Tướng này cũng như vậy, luôn luôn thọ hữu. Giống như chúng sanh loại tưởng về hoa cành bại hoại ấy.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Cho nên phải bỏ hữu
Như sanh trong bào thai
Muốn cầu mầm mộng sống
Muốn được đến bĩ- ngạn
Cũng phải quán hoa này
Siêng năng cầu tịch diệt
Biết vui, không , vô hữu
Phải nên tự ý cầu.
Ðức Thế Tôn nói biển ấy nghĩa thế nào?
- Cái thứ nhất gọi là độ chúng sanh đến bĩ- ngạn, suy tư công đức tăng ích vô lượng, thanh tịnh không tỳ vết, có đại trí tuệ, giải thoát, không có tâm oán hận. Thứ nhất được giải thoát, nhờ khéo giác quán không lìa thiện căn, danh tiếng đồn xa, trí huệ trùm khắp, các thứ hương thơm lan xa, giống như cái cây tươi tốt, thất giác ý, khéo phân biệt vô thường, khổ, không, vô ngã, đã độ thoát trí huệ, trăm phước đầy đủ, thường nhập tam muội, không có loạn tâm, khuyến trợ chúng sanh, lam cho họ phát tâm thiện, hay thành tựu tất cả mọi thứ tam muội, là hàng tối đệ nhất trong những người học và vô học, tung rãi chánh pháp chưa từng mệt mỏi, bình đẳng hóa độ, nói lời chân chánh, nhu hòa, thanh tịnh không tỳ vết, không có dâm, nộ, si, có công đức số một trong đại chúng, tung rãi lòng từ đến tất cả, an lạc, dừng nghỉ, giáo thọ cảnh giới, thường nghĩ đến sự cung kính, công đức vô cùng tận. Ngay khi ấy, trong 91 kiếp, đức Thế Tôn dần dần thành tựu đức này , giác tri tất cả nghiệp sâu xa, muốn khiến cho tất cả quần sanh, đồng hưởng một vị, Ngài thuyết pháp không sai thời tiết, thường cùng tương ưng với chúng sanh, , thập lực, châu báu, đầy đủ các thứ châu báu, nương tựa 4 vô sở úy, ở trong 4 đại, vì các chúng sanh nên không lựa chọn cao hay thấp, Ngài đã độ đời bằng tâm pháp, không có tâm tăng giảm.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Cho nên phải cầu độ
Biển Như lai vô lượng
Ðã vượt đến bĩ- ngạn
Vì có khổ, vui này
Ân cần với đạo sư
Cho nên con lạy Phật
Công đức phước vô lượng
Nên cầu chỗ an ổn.
Như lai là chiếc thuyền vì sao như vậy?
- Ðó là Ngài khéo tạo quả báo chắc chắn, tập hợp chúng không có chống trái, các hạnh đầy đủ, các điều ác vĩnh viễn chấm dứt. Ngài dùng cấm giới là cam lồ số một để che chở thân, không đoạn diệt tưởng hữu thường, đã an trụ tịch tịnh được đứng ở bĩ- ngạn thường yêu thích nhẫn, không khởi tâm sân hận, phân biệt năm căn đẳng kiến, không có tư tưởng khác, các thứ thanh tịnh, giải- thoát, không, vô nguyện, vô tướng; Tam tam muội đầy đủ, Ngài thường ôm lòng hổ thẹn, không còn do dự, thiền tịnh về tứ đẳng ( tứ vô thượng tâm) vô sắc tam muội các hạnh, thảy đều phân biệt không có hạn lượng, quán ố lộ bất tịnh, nhãn trí đệ nhất, thường hiện trước mắt, đối với dâm có giác tưởng thấy đều là bất tịnh, thường nghĩ xa lìa, dùng kim cang tam muội tung rãi hiển hiện, có vô lượng phương tiện muốn cứu độ chúng sanh, giác ý quý giá, cùng tương ưng với trí tu hành đạo giải thoát, không có tai hoạn , sanh, lão, bệnh, tử, Ngài lại thọ thai là muốn cứu độ chúng sanh, đối với công hạnh ba đời đầy đủ, không thể cản trở phá hoại, không ưa thích tất cả những việc thế tục. Quán tất cả tướng mong được xả ly, tâm không có tăng giảm như vậy, có thể độ thoát tất cả chúng sanh, lấy Thập lực làm thuyền bè mãi mãi cứu độ chúng sanh, đưa họ đến bờ bên kia. Thường có cái quán này, không phải vì thân mình. Ngài là Thanh văn bậc nhất nhập vào tam muội quán khắp, làm nhiều phép quán, thừa sự cúng dường, tràng phang lọng hoa, dùng tam tam muội ( không, vô tướng, vô nguyện tam muội) làm ấn của Phật , dùng Chiêm đàn lạnh xoa vào thân, dùng 5 phép thần thông suốt quán, các thứ hương bay khắp, lấy 4 vô sổ úy làm tù và, đầy đủ khuông trống, không có sức mẻ, Vô- thường, khổ, không, vô ngã, muốn được thoát ly khỏi biển sanh tử, hàng phục chúng ma, khiến cho tan nát, cùng tận chỗ vô vi. Phân biệt pháp tương, tất cả đều không thọ, không độ, diệt được thức xứ, không còn khổ, vui, đạt đến Niết- bàn cỡi lên xe phước vì 4 bộ chúng, được hoan hỷ, nhảy nhót không kềm chế được, dùng thuyền bè của thân, khẩu, ý thiện và thập lực để chuyên chở chúng sanh, đều đến được chỗ Nhất- thiết cam lồ Niết- bàn.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Khổ hạnh vô số kiếp
Khéo đến chỗ an ổn
Ngài với tâm hoan hỷ
Tất cả đều kết thúc
Tạo thuyền bè phước đức
Nhằm cứu vớt ba đời
Mau vượt bờ sanh tử
Diệt tận mới là vui
Bấy giờ đức Như lai có mặt trời như vầy: Ðó là thiền hành đầy đề tứ- đẳng (Từ, bi, hỷ, xả) không có sức mẻ, không có hành động ô uế, khéo hộ trì tất cả giới, tiếng tăm đồn khắp, tất cả chúng sanh đều kính ngưỡng khiến cho họ được ưa thích sự tịch tịnh, tâm được hoan lạc trong vô số trăm ngàn kiếp tu hành Khổ, Tập, Tận, Ðạo hiện đệ- nhất- nghĩa, dùng trì huệ chiếu sáng để trừ bóng tối ngu si, tiêu diệt các khổ, du hành trong chúng sanh, thảy đều thành tựu Thập- lực- vô- úy, ý dõng mãnh đối với ba ngàn đời thảy đều phá hoại, thương xót che chở cho người không vượt qua, trí không thể phá hoại.
Bấy giờ đức Thế tôn đối với hạng người đó hiện ra như mặt trời sáng, đầy đủ hạnh vô lậu, cỡi lên xe Ðại- thừa, điều ngự vô- úy, như gió thổi bườm. Vì nghĩ đế chiếc xe cùng tương ưng với chúng mà hiện ra trước mắt, dùng đẳng chí (Chánh định) đối với chúng đều có đầy đủ Ðẳng- chí- tam- muội ( Chánh định) tư duy tất chúng sanh loại. Ngài đối với ba đời chúng sanh có đầy đủ sự che chở giúp đỡ, họ đều vâng theo ý giáo của Ngài, không có lòng dục, nộ, si, kiêu mạn, xả ly các kiết sử, chúng trời người đem hoa đến cúng dường, không có 5 thứ ngăn che, lấy tín tài tung rải tất cả chúng, đều khiến cho họ giác tri, không có trần cấu, các kiết sử không làm ngăn ngại.
Ðức Thế tôn làm mặt trời chiếu sáng như vậy:
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Ðã đầy đủ trăm trí
Hiện ánh sáng ba đời
Vô số, trăm kiếp hạnh
Ðã vượt qua bờ này
Hoàn hảo với chúng sanh
Con lạy bậc ánh sáng
Diệt ngu si tối tăm
Con lạy đấng Huệ Nhật
Vì sao đức Như lai có hình tượng giống như hoa sen?
- Bỡi vì Ngài có công đức bậc nhất mà thành, đối với ba cõi, Ngài có đức tin được độ thoát, đối với chúng sanh thanh tịnh đẳng trí phổ biến châu tát, nhờ sức mạnh tinh tấn được đến bĩ- ngạn, tiêu diệt mây mù, thiền duyệt đều được đắc độ, niệm giải thoát không có các tưởng, nhờ quán mà chấm dứt các thứ tai hoạn ô uế, cũng không có ý khác, Ðẳng kiến đầy đủ, thảy đều thành tựu, thảy đều biết rõ, nhờ hương giới định thơm ngát 4 phương, dùng ánh sáng thanh tịnh hủy hoại chúng sanh loại.Giống như loài ong hút bao nhiêu loại mật chúng đều phân biệt được, rõ biết đối với tam- hữu đều được giải thoát, chúng sanh đều được hy vọng Ngài dùng các thứ phương tiện muốn cho họ được an ổn, quán sát sâu xa không nhàm chán, tất cả căn không khuyết lậu. Ngài chấm dứt tai hoạn dâm, nộ, si, trong tâm chúng sanh, làm cho không còn bốc cháy nữa, hết sức thanh tịnh, mềm mại và được độ thoát.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Ðã sanh ra thanh tịnh
Ðủ vô số công đức
Muốn được vui tịch tịnh
Hãy hay giác ngộ chúng
Chính mình được khen ngợi
Sắc vi diệu bậc nhất
Tối thượng giữa loài người
Nay con cúi đầu lạy
Cúng dường hoa khó sánh
Vi diệu tối đệ nhất
Chúng sanh được thanh tịnh
Nên gọi Thường Hữu Thanh
Cùng thế gian tương ưng
Hương lành rất vi diệu
Ðược người đời khen ngợi
Vô Trước Ðại Thần Tiên
Bấy giờ bậc Nhất Thiết Trí có đám mây mù như vầy, đó là trong 91 kiếp Ngài đã tu hành tư duy bất tịnh, thần lực đã chế ngự, lời nói ra không có khác nhau, sạch hết các ái dục, không còn sầu lo, đối với các thứ Tam- muội được đến bĩ- ngạn, lấy tâm đại từ bi làm cho chúng sanh đạt được công đức, đầy đủ trăm phước, khiến cho họ đạt được tịch tịnh, dùng quán tâm mà quán cúng sanh. Ðối với các chúng nhân dân, A- tu- luân, quỷ thần, đối với ba đời mà thực hành lòng từ, đều khiến cho họ được thanh tịnh, mát mẻ, được giải thoát môn, đế chỗ giải thoát. Lại dùng ánh sáng trí tuệ, rửa sạch chúng sanh làm cho thanh tịnh, dưới đến người nam người nữ đều được thiện lợi, nơi đó du hành được các nhẫn nghiệp, được pháp thậm thâm, rành pháp chúng sanh, mà trồng căn lành. Chúng sanh đói khác vị ngọt cam lồ, lo chúng không được độ thoát, nhờ pháp tu hành khiến chúng sanh giác ngộ, tất cả hành hữu vi thảy đều vô thường,khổ, không , tất cả pháp ngã, Niết- bàn là vui đệ nhất, bình đẳng độ thoát sự khổ vui ấy, khéo phân biệt được đầy đủ ngôn ngữ, đối với trong các chúng khen ngợi pháp lành, trồng gốc giải thoát, pháp dâm, nộ, si, kiêu mạn, thảy đều lìa bỏ, dùng tâm kim- cang vô- úy, độ thoát tai hoạn cần khổ của chúng sanh, với trong chúng khác, bậc Nhất - Thiết- Trí làm cho họ thương yêu tất cả, huệ thí tất cả mà không đắm trước, cho nên con chắp tay đảnh lễ bậc cam lồ.
Bấy giờ nói bài kệ:
- Công đức hiện ánh sáng
Nên phát tâm hoan hỷ
Ðã được vô- sở- úy
Ðã hàng phục bên ngoài
Mây thập- lực vô song
Nói cam lồ trừ khát
Là mây Nhất- thiết- trí
Vì vậy uống cam lồ
Bấy giờ đức Thế tôn có ngọn lửa như vầy: Cái gọi là điều Ngài mong thực hành, đó là chúng sanh loại đều mong cầu hỷ lạc, giải thoát, được 4 đẳng tâm, sở cầu đã được độ thoát, đầy đủ Ðệ- Nhất- nghĩa cùng trí tương ưng, Tam- muội biến khắp tất cả, có thần lực ấy, các thứ danh văn, đầy đủ các căn lực, tam muội sâu xa (Ðẳng chí), có năng lực ấy, trăm ngàn vô số loại, căn, giới tất cả pháp này được tự tại, bậc tối tôn ba đời lấy oai thần thập lực, được vô sở úy. Ðó là giải thoát thứ nhất, được ánh sáng đệ nhất, sự không tịch đệ nhất, có đức như vậy, tung rãi pháp sâu xa, đối với chúng sanh thì dạy dỗ bảo họ thực hành đức nhẫn nhục, vượt qua sự sân hận, lời nói êm dịu không làm thương tổn ai, diệt trừ tất cả kiết sử, đối với hàng học và vô học, trong bốn bộ chúng đã khéo tu hành. Chỉ dạy sự khổ báo là như vậy. Công đức của Ngài thật vô lượng, thành tựu trí, hướng đến cửa Niết- Bàn, mà được cúng dường, tôn trọng bậc nhất, tươi mát chúng sanh. Vì vậy con chấp tay đảnh lễ ngọn lửa của Phật.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Hay thiêu đốt cỏ cây
Lửa Phật, vi diệu nhất
Lửa Phật đã diệt hết
Vì có công đức quý
Lửa tối thượng, không bờ
Cho nên con đảnh lễ
Không còn sanh khổ, vui
Lưu bố nơi thế gian.
Bấy giờ đức Thế tôn có viên quán này rất nhu nhuyến, thành tựu cấm giới, ngay nơi đó không có 5 sự ngăn che, cũng không có đá, cát ô uế, cũng không có núi non, tất cả gốc rễ các pháp đều được tự tại, đại từ bi thanh tịnh, không có cấu uế, tự mình hết sức vui sướng, đều đến bĩ ngạn. Có sự tư duy công đức như vậy,các hạnh thuần thục, việc làm có thế lực, thành tựu căn bản thiện, cũng không di động đối với pháp nhẫn, không còn hồ nghi, cái thấy bình đẳng, tám hiền thánh đạo đều được đầy đủ, được các sự cúng dường, trăm hạnh vô số không thể kể hết. Giới, tam muội, đầy đủ thập lực, không còn hồ nghi. Các sự ngăn che (ấm cái) Ðã giải thoát thanh tịnh, đã phát thệ nguyện, quả, cành, lá sầm uất, Ðối với chúng, sanh ra quả,sanh ra trăm ngàn rừng tam muội đều được sầm uất, cái thấy bình đẳng, không có tà kiến, thiền vô sắc mà thân tự vui, từ bi hỷ hộ, thường che gở chúng sanh, ngay khoảng giữa, phân biệt 7 giác ý, dứt tâm, đệ nhất quả, tàm quý vây quanh, thường niệm huệ thí, vì cầu sự xuất yếu nên có đám mây mát mẻ này, dùng sức nhổ gốc các kiết sử, có sự dũng mãnh này là muốn được giải thoát, công đức không thể hủy hoại, thiện pháp tập trung nơi Ngài , trừ dâm, si, nộ, cho chúng sanh, được vô sở úy, giống như A- Nhã- Câu- Lân, Xá Lợi Phất, Ðại Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Ca Chiên Diên Tử, A Na Luật, Nan Ðề, Kim Tỳ La, Nan Ðà, Ly Việt, đối với trong vườn thanh văn, làm vua của thanh văn, công đức không gì bằng, ao tắm thanh tịnh, tung rãi tất cả thiện, ba đời tán thán; Cho nên con chắp tay cúi lạy Ngài .
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Khéo che chở ba đời
Hoa giác ý đẹp thân
Vua trong chúng Thanh văn
Nên cầu nơi an lạc
Vì mầm mộng chúng sanh
Thành tựu quả giải thoát
Không uế sanh công đức
Sẽ được chỗ an lạc.
Bấy giờ đức Thế tôn có cái “ không “ như vầy: Ý đồng một sắc rộng rãi vô biên cho nên gọi là không , đoạn các ái dục tất cả đều không trụ, dùng quả báo của trí,tất cả đều thắm nhuần, không có các sự trói buộc, cũng không có các sự ngăn che, lấy tam muội chánh thọ độ các trần cấu, khéo xuất yếu lấy trăng thanh tịnh giải thoát làm ánh sáng lành, lấy công đức vô lượng, ý chuyên nhất sanh nghiệp, tu một đời thanh tịnh, trong tâm thường hoan hỷ, mắt trí huệ thanh tịnh, nên cảnh giới thanh tịnh, nhờ đoạn các kiết sử nên không đắm trước, vì đã được lòng đại từ, cho nên tất cả đều không có xứ sở,vì ý phân biệt, cho nên các thứ đều được thành tựu vì được cúng dường cho nên không nhiễm kiết sử, vì nương vào tâm này, cho nên không bị tịnh hay bất tịnh làm nhiễm ô tâm mình, nương tựa chúng thanh văn cho nên có các thứ chim tụ lại, nhờ chí quán đầy đủ cho nên sự vi diệu không cùng tận, nhờ rừng tam muội, cho nên các ngôi sao xoay quanh, nhờ dùng chánh pháp để hàng phục địch bên ngoài cho nên kho Ïcó thể trù lượng, thường quán như vậy, giống như có người được 5 hoan hỷ, cứu cánh nghiệp của mình, chắc chắn không còn nghi ngờ mà làm thối chuyển chỗ ở của mình.
Bấy giờ nói bài kệ:
- Niệm ái lạc hoan hy
Nếu có bao nhiêu sắc
Tất cả được đẳng ý
Ðã đạt đến bĩ- ngạn
Không có các trần cấu
Ðều có thể phân biệt
Muốn có được khen ngợi
Không có tâm hỷ lạc
Bấy giờ đức Thế tôn có bánh xe như vầy: Ý đình chỉ đầy đủ căn, lực, giác ý không còn khuyết lậu, đều tự trang nghiêm, Tứ - thần - túc tối đệ nhất, tứ - ý - đoạn, khéo trang nghiêm thân, miệng khéo thuyết giáo truyền bá, Thất giác ý, đẳng kiến mà được giải thoát, nhờ chỉ quán nên không có suy ái, đã độ tam muội ấy nên được vô- sở- úy, vì rống lên tiếng rống sư tử cho nên không còn sợ hãi, biện tài vô ngại, được tín hoan hỷ, tinh tấn không có tâm niệm giãi đãi, nhờ vượt qua mọi cảnh giới của ma mà không có dục ái, công đức đầy đủ, tiêu diệt các đường ác, quả tam thừa vi diệu , khéo thành tựu đệ nhất, diệt các ma chúng, ba dục vĩnh viễn chấm dứt, các sự cầu lo khổ não, vĩnh viễn chấm dứt không còn, cũng không có hữu ái, cũng không có ngủ cái, cũng không tỳ vết 6 uế, cái gì nương nơi thân đều xả ly hết, trừ khử hồ nghi, không có ngu si, có giác có quán cũng không có kiêu mạn, tùy thời hứng khởi cũng không điên đảo, vĩnh viễn trừ hết tà kiến, có oai lực, hoan hỷ, diệt trừ kiết sử, hàng phục chúng ma.
Bấy giờ liền nói bài kệ
- Mọi người đều cúng dường
Che chở người cô thế
Pháp luân không ai bằng
Ðã có danh tiếng này
Cứu độ các chúng sanh
Chuyển Pháp luân trước ma,
Trời người đều khen ngợi
Ngài là bậc đệ nhất
Bấy giờ đức Thế tôn nhờ loại kim cang gì mà hàng phục được các ma?
- Ðó là bấy giờ đức Thế tôn cỡi lên xe cấm giới, mặc áo giáp thệ nguyện rộng lớn, có các sức mạnh nhẫn nhục, dùng đám mây lớn làm dù lọng thanh tịnh, dùng không kiết sử, ủng hộ vô dục, chấp trì đẳng kiến, nhờ Tứ- thiền mà tham ái và ngã mạn được giải thoát thanh tịnh. Ðẳng chí ( chánh định) đẳng ngữ đều được thanh tịnh, nhờ trí biện tài mà thần túc trang nghiêm. Tự giữ ý chuyên nhất nên giải thoát kiên cố, không có dâm, nộ, si, dùng giác ý, giải thoát làm ngọn đuốc sáng, tất cả đầy đủ, không có 3 ái, độ tất kiết sử, sức mạnh không thể phá hoại, đạt đến biển Niết- bàn không có tai hoạn thế tục, dùng trí huệ kim cang, lại dùng trí nghiệp diệt trừ các đường ác, thập lực, giải thoát, tứ- vô- sở- úy, hàng phục điều vốn đã tu tập, hành không bại hoại. Tất cả các loại sắc tượng thảy đều thành tựu, diệt trừ các chúng ma, cũng không đắm trước.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
- Các thứ đế khủng bố
Hàng phục các ma chúng
Các chúng sanh có tưởng
Nhờ hành tam- muội này
Ý tinh tấn kim cang
Và các trần cấu khác
Ðều đoạn hết kiết sử
Nên cúi lạy Mâu- Ni.
Bấy giờ đức Thế tôn vì sao dùng pháp vũ để mưa pháp?
- Ðó là chuyển pháp luân bất tử, ở trong 8 bộ chúng mà tán thán pháp này. Ví trong trăm kiếp Ngài đã cầu Thiện hạnh để tu hành, đối với bánh xe từ kiên cố, pháp thanh tịnh như vậy. Sự kiên cố của hiền thánh, an trụ nơi xuất gia mà quán, có đại oai thần, không đắm trước, lại dùng nhân lực của nhẫn trí nên đều được cửa giải thoát kiên cố, có phương tiện ấy, ở nơi đông tây được sự vi diệu. Ngài có của cải thật nhiều, ngồi dưới gốc cây hết sức đoan chánh, chư thiên đứng đầy hư không, Ngài ngồi quán sát về phương Ðông.
Bấy giờ đức Phật thật vi diệu, ở trong khoản giữa, có sự hoan hỷ như vậy, rải hoa tán thán. Lúc Ngài quán sát hoặc chúng A- tu- luân nghe đức của Ngài, và các thần tiên như vầy:
- Ngày xưa đức Phật đã tạo tràng hoa sen thật đẹp tán thán Phật Ðịnh Quang, Phật Tùy Diệp, đối với đại chúng ấy tâm Ngài được tự tại bậc nhất.
Bấy giờ đức Thế tôn Thích Ca Văn là bậc nhất- thiết- trí, được chúng chư Thiên hoan hỷ. Tất cả đều do đức Phật đã tạo ra. Ngài giống như Chuyển-luân-thánh-vương được tự tại đối với cảnh giới. Ðức Thế tôn cũng lại như vậy, đối với trong pháp vô lậu, Ngài đã được tự tại, giống như Chuyển-luân-thánh-vương tự tại đối với cảnh giới. Các chúng sanh cùng nhau đấu tranh thì Ngài có thể làm chấm dứt. Ðức Phật Thế tôn cũng lại như vậy, Với trong chúng Thanh-văn có chúng sanh nào có tâm hồ nghi đối với chánh pháp, Ngài làm cho đều đoạn trừ. Giống như vua Chuyển-luân-thánh-vương có của báu đều có thể đem bốÏ thí. Ðức Phật cũng lại như vậy, với những chúng sanh thiếu của báu thánh hiền, Ngài liền đem Thất (thánh) tài mà huệ thí cho. Giống như Chuyển-luân-thánh-vương dẫn dắt chúng sanh, chỉ cho họ chánh pháp. Ðức Thế tôn cũng lại như vậy, chỉ cho chúng sanh đến đạo Niết-bàn. Giống như Chuyển-luân-thánh-vương xuất hiện ở thế gian, những chúng sanh bị nhốt trong lao ngục đều được thả ra. Ðức Phật Thế tôn cũng lại như vậy, khi xuất hiện ở thế gian, chúng sanh ở trong lao ngục sanh tử đều được giải thoát.
Bấy giờ liền nói bài kệ này:
- Pháp vương là Ðệ nhất
Ngài thương xót chúng sanh
Nên thờ cung kính Ngài
Công đức Ngài như vậy
Không ai quý hơn Phật
Phật che chở ba cõi
Ðộ người không được độ
Giác ngộ người không giác.
Bấy giờ đức Thế tôn có cái thành như thế nào?
- Ðó là trí tuệ chỉ quán của 4 hiền thánh, với chỗ giới định, thiện tướng vô vi hạnh, lấy trí tuệ làm thành quách, lấy tam- muội để đuổi quân địch, lấy cửa giải thoát làm cửa ngõ, lấy cái thấy bình đẳng làm ngã tư, ngã tắt, lấy niệm làm tường vách, lấy bình chỉ ý làm hào, lấy ngũ căn làm nhà, lấy thiền làm phòng ở, lấy hổ thẹn tự ngăn che để chỉ đường, lấy thần túc nên du hành không bị chướng ngại, lấy hoa giác- ý để tự trang sức, lấy quả chân thật làm hạnh, lấy hiền thánh Ðệ nhất mà tự vui thích, Ngài rất an lạc, dạy bảo chúng sanh, đều được tế độ.
Tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, có vô số chúng Thiện- tưởng, thường du hành giáo hóa, đầy đủ điều lành, thành tựu sở giác; ở trong ao đó mà tắm rửa, lấy giới làm hương xoa thân. Lấy Tam Tam Muội ( không , vô nguyện, vô tướng) làm món ăn, lấy pháp vị làm nước uống buổi chiều, đầy đủ 7 báu.
Bấy giờ đức Thế tôn vì đại chúng hữu học và vô học đang đoanh vây, Ngài muốn cho họ được đến Niết bàn, đến chỗ vô sở úy, cũng được bất thối chuyển, vô dục, đối với chúng sanh được vô sở úy, đầy đủ pháp lực, các ấm, nhập thành tựu, không đắm trước trần cấu.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
Ðã chấm dứt các ác
Ðại thần tiên chế giới
Khiến chúng sanh thanh tịnh
Ðấng Thập lực đã nói
Là thành quách (chúng sanh) của Ngài
Thường sợ sanh, già, bệnh
Không đến chỗ Niết bàn
Ðều do chúng sanh khổ.
NHỮNG KINH DO TỲ KHEO TĂNG GIÀ LA SÁT TẬP THÀNH
(Quyển Trung Hết)

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 3 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Quy nguyên trực chỉ


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.137.244 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập