Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
_ Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi):
Kinh Du Già giải thích rằng: “Tay cầm chày Kim Cương, biểu thị cho: Bên trong, Tâm đầy đủ Đại Bồ Đề (Mahā-bodhi), bên ngoài biểu thị cho sự tồi phục các phiền não, cho nên gọi là Kim Cương Thủ”.
Lại giải thích rằng: “Chẳng bị ba loại Ma (Māra) phá hoại, Tự Thể của Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) bền chắc thành Trí Kim Cương (Vajra-jñāna) là nơi mà tất cả Như Lai đã dựng lập, hay phá Đoạn Thường Nhị Biên (Dvaya-anta, hay Anta¬dvaya). Chính vì thế cho nên chày Trí Kim Cương phá núi Tà Kiến (Mithyā¬dṛṣṭi), chứng Kim Cương Định (Vajra-samādhi), thường giữ gìn ở trong lòng bàn tay, nên gọi là Kim Cương Thủ”.
_ Thế nào là nghĩa của Bồ Đề Tát Đỏa (Vajra-satva) ? Giác ngộ Pháp chân thật. Giác xong, trụ sinh tử khiến giác ngộ tất cả hữu tình, cho nên gọi là Bồ Đề Tát Đỏa”
Lại nói rằng: “Bồ Đề (Bodhi) là Năng Giác, Tát Đỏa (Satva) nghĩa là Hữu Tình. Cũng nói là Tâm (citta), cũng nói là Dũng Kiện (dũng cảm mạnh khỏe)”.
_ Ma Hạ (Mahā) nghĩa là to lớn. Tát Đỏa (Satva) nghĩa là dũng kiện, chẳng khiếp nhược. Vô số kiếp trong ba đời gom chứa hai loại Tư Lương (Sambhāra), cho nên gọi là Ma Ha Tát Đỏa (Mahā-satva).
_ Thế nào là Kim Cương Ma Ni (Vajra-maṇi) [Đời Đường nói là báu ]
Kim Cương (Vajra) như lúc trước đã giải tích.
Báu (Maṇi) có sáu nghĩa: Một là khó được, hai là trong sạch không có dơ, ba là có Uy Đức lớn, bốn là trang nghiêm Thế Gian, năm là thù thắng không so sánh được, sáu là biến đổi (biến dịch).
1_ Khó được. Vì Như Lai (Tathāgata) hiện ra ở Thế Gian (Loka) rất khó gặp gỡ được.
2_ Trong sạch không có dơ. Vì y theo Giáo tu hành chứng được Bồ Đề trong sạch không có dơ.
3_ Uy Đức lớn. Vì đầy đủ sáu Thần Thông biến hiện tự tại, gọi là uy đức lớn
4_ Trang nghiêm Thế Gian. Vì dùng ba loại Bồ Tát Luật Nghi Giới nghiêm sức Thân Tâm
5_ Thù thắng không có so sánh được. Vì chứng được Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi), Tôn quý đặc biệt của ba cõi, thù thắng không có so sánh được
6_ Không có biến đổi. Vì chứng được Vô Thượng Bồ Đề rốt ráo không có biến đổi
Kim Cương Ma Ni: Tên theo Hiển Giáo là Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha-bodhisatva), thế nên vị Bồ Tát này nâng báu Kim Cương.
_ Kim Cương Lợi (Vajra-tīkṣṇa): Cây kiếm Kim Cương sắc bén của Bát Nhã Ba La Mật hay chặt đứt tất cả hạt giống của hạt giống phiền não. Kim Cương Lợi, tên gọi theo Hiển Giáo là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī¬bodhisatva), thế nên vị Bồ Tát này cầm cây kiếm Kim Cương (Vajra-khaḍga).
_ Kim Cương Dược Xoa Bồ Tát (Vajra-yakṣa-bodhisatva):
Nghĩa của Kim Cương (Vajra) đã giải thích như lúc trước. Dược Xoa (Yakṣa) nghĩa là uy mãnh, cũng có nghĩa là tận hết, là Trí thứ mười lăm trong Hạnh Phổ Hiền (Samanta-bhadra-caryā) thuộc 16 Trí Kim Cương, tên gọi là Kim Cương Tận Trí. Dùng răng nanh Kim Cương Dược Xoa Trí ăn nuốt tất cả Phiền Não (Kleśa), Tùy Phiền Não (Upakleśa) tận hết không có dư sót.
_ Kim Cương Linh (Vajra-ghaṃṭa): biểu thị cho nghĩa Bát Nhã Ba La Mật (Prajña-pāramitā). Lắc chuông cảnh ngộ Dị Sinh (Pṛthag-jana: phàm phu) ngu muội, một lần nghe thấy âm thanh của chuông thời giác ngộ Bát Nhã Ba La Mật, tên gọi theo Hiển Giáo là Tồi Nhất Thiết Ma Oán Bồ Tát, thế nên vị Bồ Tát này có bàn tay cầm cái chuông Kim Cương (Vajra-ghaṃṭa).
_ Kim Cương Ba La Mật Đa Bồ Tát (Vajra-prajña-pāramita-bodhisatva)
Nghĩa của Kim Cương (Vajra) đã giải thích như lúc trước. Ba La Mật Đa (Pāramita) như nhóm lúc trước đã giải thích, nghĩa là đến bờ bên kia.
Nay y theo Thanh Minh Luận (Śabda-vidya-śāstra) phân chia câu để giài thích: “Ba Lam Y Đa (Pāramita) thì Ba Lam (Pāram) nghĩa là bờ bên kia, Y Đa (Ita) nghĩa là bờ bên này”.
Do vị Bồ Tát này cầm bánh xe Kim Cương (Vajra-cakra). Khi Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) ở cõi bên trên (thượng giới) thành Phật xong thời vị Bồ Tát này thỉnh Đức Như Lai (Tathāgata) chuyển bánh xe Pháp của Kim Cương Thừa (Vajra-yāna). Do nương vào con thuyền Bát Nhã của bánh xe Kim Cương này, từ bờ bên này vận tải vô lượng vô biên hữu tình đến bờ Vô Trụ Niết Bàn, tên gọi theo Hiển Giáo là Tài Phát Tâm Chuyển Pháp Luân Bồ Tát.
_ Na mạc la đát-na đát-la dạ gia (Namaḥ ratna-trayāya) nghĩa là Quy mệnh Tam Bảo
Nếu người trì Kinh này quy y Phật Bảo (Namo Buddhāya), liền được Kim Cương Thủ Bồ Tát của năm Tộc (Pañca-kulāya) đem vô lượng quyến thuộc (Parivāra) thị vệ, gia trì người ấy. Vị Bồ Tát này tôn quý Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) vì Đức Phật từ Tâm Bồ Đề mà sinh ra.
Quy mệnh Pháp Bảo (Namo dharmāya) liền được Thiên Đế Thích (Śakra Devānām-indra) kèm các quyến thuộc, Trời Tứ Thiên Vương (Catvāsraḥ mahā-rājikāḥ) gia hộ. Tại sao thế? Vì khi Đế Thích (Indra) bị nguy nạn thời Bát Nhã gia trì hiện được lợi ích, thế nên Thiên Đế Thích tôn quý Pháp Bảo.
Quy mệnh Tăng Già (Namo saṃghāya) liền được A Ca Ni Tra Thiên Vương (Akaniṣṭha-deva-rāja) kèm với Trời Ngũ Tịnh Cư (Pañca-śuddhāvāsa) và các quyến thuộc gia hộ người trì Kinh. Vì cõi Ngũ Tịnh Cư có Bồ Tát Tăng với chúng Thanh Văn Tăng thường cư ngụ ở cõi Trời ấy, Hiện Pháp Lạc Trụ (Dṛṣṭa¬dharma-sukha-vihāra: một trong bảy tên Thiền Định), hàng Phạm Thiên (Brahma-deva) thảy đều quý trọng.
_ Na mạc a lý-dạ phệ lộ giả na dã, đát tha nghiệt đa dạ, la-ha đế, tam miệu tam một đà dã (Namaḥ ārya vairocanāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya)
Na mạc (Namaḥ) nghĩa là Quy mệnh, cũng nói là cúi đầu, cũng nói là đỉnh lễ
A lý-dạ (Ārya) nghĩa là cách xa điều xấu ác. Phương này (Trung Quốc) hội thích là bậc Thánh
Phệ lộ giả na dã (Vairocanāya) nghĩa là chiếu sáng khắp (biến chiếu), cũng nói là mặt trời to lớn (Đại Nhật). Như mặt trời của Thế Gian chiếu sáng một bên này thì chẳng thể chiếu sáng một bên kia, chiếu sáng ban ngày thì chẳng chiếu sáng ban đêm, chiếu sáng một Thế Giới này thì chẳng thể chiếu sáng Thế Giới khác, nên chỉ được tên gọi là mặt trời (Nhật) chứ chẳng được tên gọi là mặt trời to lớn (Đại Nhật).
Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là Đại Nhật. Sắc Thân (Rūpa-kāya), Pháp Thân (Dharma-kāya) vòng khắp Pháp Giới (Dharma-dhātu) với Hư Không Giới (Gagana-dhātu), vô biên Thế Giới ở mười phương, khắp đều chiếu sáng. Nếu người biết lợi ích Công Đức của Đức Phật này rồi quy mệnh lễ bái, liền được tất cả chư Phật, Bồ Tát, các Hiền Thánh, tám Bộ trong tận hư không khắp Pháp Giới đều cùng gia trì hộ niệm.
Đát tha nghiệt đa dạ, la-ha đế, tam miệu tam một đà dã (Tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya) nghĩa là Như Lai Ứng Cúng Chính Biến Tri. Lúc trước đã giải thích.
_ Na mạc a lý dã (Namaḥ Ārya): đã giải thích
Tam mãn đa bạt nại-la dã (Samanta-bhadrāya) : Tam mãn đa (Samanta) nghĩa là khắp cả (phổ), bạt nại-la (Bhadra) nghĩa là hiền, chữ Dã (Ya) trong bảy lệ tám chuyển trong Thanh Minh (Śabda-vidyā) nói là tiếng (Śabda). Bên dưới đồng như vậy.
Vị Bồ Tát này nói ba Mật Môn, Hạnh Nguyện của Phổ Hiền. Tất cả chư Phật nếu chẳng tu ba Mật Môn, chẳng thực hành Hạnh Phổ Hiền mà được thành Phật thì không có việc đó. Đã thành Phật xong mà đối với ba Mật Môn, Hạnh Phổ Hiền lại ngưng nghỉ thì cũng không có việc đó.
Mạo địa tát đát-phộc dã (Bodhi-satvāya) : nghĩa là Bồ Tát
Ma hạ tát đát-phộc dã (Mahā-satvāya) nghĩa là Đại Bồ Tát
Ma hạ ca lỗ nê ca dã (Mahā-kāruṇikāya) là đấng Đại Bi
Nếu quy mệnh Thánh Phổ Hiền Bồ Tát, tức chư Phật Bồ Tát ở mười phương thảy đều gia hộ. Tất cả chư Phật, Bồ Tát đều nhân tu ba Mật Môn, thực hành Hạnh Phổ Hiền được chứng Thánh Quả, thế nên tôn quý.
_ Đát nễ-dã tha (Tadyathā) : người xưa nói là liền nói, ấy là
Văn bên trên là Quy mệnh Tam Bảo, Tỳ Lô Giá Na Phật, Phổ Hiền Bồ Tát.
_ Chỉ-nhương na, bát-la nễ bế (Jñāna pradīve): Câu theo Hiển giải thích nghĩa là ngọn đèn Trí (Trí đăng). Câu theo Mật giải thích nghĩa là Trí không có chỗ đắc dùng làm phương tiện, không có Trí không có đắc liền thành ngọn đèn Bát Nhã Ba La Mật Đa Trí hay chiếu sáng tất cả Phật Pháp.
_ Chữ Ác: trong bản Phạn thì chữ Ác này là chữ A, vì tùy theo câu văn liền hô là Ác
Khất-xoa dã, cú thế (kṣāya kuśe) :
Hiển giải thích nghĩa là kho tàng không có cùng tận (Vô Tận Tạng)
Câu theo Mật giải thích chữ A là: một chữ làm chủng tử (Bīja). Chữ A là tất cả Pháp vốn chẳng sinh. Chữ A là mẫu của tất cả chữ, hay sinh thất cả Pháp. Nếu có thể hiểu rõ Môn chữ A, tương ứng Du Già (Yoga) liền được kho tàng không có cùng tận của Phật Pháp, liền ngộ tất cả Pháp vốn chẳng sinh giống như một tướng trong sạch bình đẳng của hư không, liền thành Trí không có phân biệt vậy.
_ Bát-la để bà na phộc để (Pratibhada vati) :
Câu theo Hiển giải thích là đầy đủ biện tài
Câu theo Mật giải thích là: Ở trong câu này, lấy một chữ Bát-la (Pra) làm chủng tử. Chữ Bát-la là Bát Nhã Ba La Mật không có chỗ đắc. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện (Upāya), ở trong Hậu Đắc Trí (Pṛṣṭha-labdha-jñāna) hiểu thấu tất cả Pháp nhân duyên sinh các Pháp, do chứng tất cả Pháp vốn chẳng sinh cho nên được kho tàng Phật Pháp không có cùng tận, ở trong Hậu Đắc Trí được bốn Vô Ngại Giải (Catasraḥ pratisaṃvidaḥ: gồm có Pháp Vô Ngại Giải, Nghĩa Vô Ngại Giải, Từ Vô Ngại Giải, Biện Vô Ngại Giải), nói Pháp tự tại.
_ Tát phộc một đà, phược lộ chỉ đế (Sarva buddha avalokite) : Câu theo Hiển giải thích nghĩa là nơi mà chư Phật đã quán sát
Câu theo Mật giải thích chữ Tát là: một chữ làm chủng tử. Chữ Tát (Sa) nghĩa là tất cả Pháp bình đẳng, Năng Duyên (Lambana) Sở Duyên (Ālambana) bình đẳng bình đẳng (Samāsama), Năng Thủ (Grāhaka) Sở Thủ (Grāhya) không có chỗ đắc, liền chứng Chân Như (Bhūta-tathatā), ngay ở Pháp tuôn chảy vô biên chư Phật quán sát hộ niệm.
_ Dụ nga, bả lý nễ sáp-bả ninh (Yoga paridiṣpane) :
Câu theo Hiển giải thích nghĩa là thành tựu trọn vẹn Du Già (Du Già viên thành)
Câu theo Mật giải thích chữ Dụ là một chữ làm chủng tử. Chữ Dụ (Yo) là tất cả Thừa (Yāna) chẳng thể đắc. Nếu tương ứng với Du Già Quán Trí, chứng đắc sự thành tựu trọn vẹn (viên thành), đối với Giáo, Lý, Hành, Quả của các Thừa thảy đều chứng được Pháp Tính (Dharmatā) của một Chân Như.
_ Nghiễm tỵ la nỗ la phộc nga hệ (Gaṃbhīra duravagahe) :
Câu theo Hiển giải thích nghĩa là sâu xa khó lường
Câu theo Mật giải thích chữ Nghiễm là một chữ làm chủng tử. Chữ Nghiễm
(Gaṃ) là tất cả Pháp Chân Như không có đi không có lại. Do chứng biển Chân Như, Thật Tướng Bát Nhã chẳng thể đem ra tuyên nói, chỉ có cảnh giới của Phật tự hiểu biết, chứng Thánh Trí.
_ Để-lý-dã, đặc-phộc (Tryadhva) :
Câu theo Hiển giải thích nghĩa là ba đời thành tựu viên mãn
Câu theo Mật giải thích Để-lý-dã (Chữ Phạn là một chữ), dùng một chữ này làm chủng tử. Để-lý-dã (Trya) là tất cả Pháp thành tựu Tự Tính của nhóm Chân Như bình đẳng, vượt hằng hà sa số Công Đức. Trong Chân Như không có quá khứ, vị lai, hiện tại, phân biệt hư vọng; chẳng tương ứng với Hành Uẩn (Saṃskāra-skandha) chấp chặt Pháp Hữu Vi (Saṃskṛta-dharma) mê loạn.
_ Mạo địa chất đa, tán nhạ na nễ (Bodhi-citta sajadadi) :
Câu theo Hiển giải thích nghĩa là hay sinh Tâm Bồ Đề
Câu theo Mật giải thích chữ Mạo là một chữ làm chủng tử. Chữ Mạo (Bo) nghĩa là tất cả Pháp không có trói buộc. Nếu biết Tâm Bồ Đề trong thân của mình, Tự Tính thành tựu ba đời bình đẳng, giống như hư không lìa các vạn tượng, liền biết Tâm của tất cả hữu tình với Tâm của chư Phật. Như Tâm của mình trong sạch, liền sinh Tâm Đại Bi, sinh thương xót sâu xa, liền khởi mọi loại phương tiện khiến cho tất cả hữu tình đến chỗ cứu cánh, lìa khổ, giải thoát, không có cởi mở, không có trói buộc.
_ Tát phộc tỳ sái ca tỳ sắc cật-đế (Sarva abhiṣaika abhiṣakve) : Câu theo Hiển giải thích nghĩa là Tất cả rưới rót được đỉnh đầu
Câu theo Mật giải thích chữ Tát là một chữ làm chủng tử. Chữ Tát (Sa) nghĩa là Tất cả Pháp không có nhiễm không có dính mắc. Do quán sát ta người với Tâm của chư Phật đồng một Chân Như, đồng Thể Đại Bi, thế nên chẳng nhiễm chẳng dính mắc. Tức nước Pháp của tất cả Như Lai ở trong hư không rót vào đỉnh đầu, liền được ba Nghiệp gia trì, đối với vô lượng kho tàng Tu Đa La (Sūtra: Kinh) nói Pháp tự tại.
_ Đạt ma, sa nga la, tam bộ đế (Dharma sāgra saṃbhūte) :
Câu theo Hiển giải thích nghĩa là Biển Pháp sinh ra
Câu theo Mật giải thích chữ Đạt là một chữ làm chủng tử. Chữ Đạt (Dha) nghĩa là Tất cả Pháp Giới không có chỗ đắc. Do trụ Tâm không có chỗ đắc thì hạt giống Câu Sinh Ngã Chấp, Câu Sinh Pháp Chấp trong A Lại Gia Thức (Ālaya-vijñāna:Tàng Thức) bị cây kiếm Kim Cương sắc bén của Đại Thánh Văn Thù chặt đứt hẳn không có dư sót, liền tuôn ra Giáo Pháp Đẳng Lưu (Niṣyanda)
của Pháp Giới trong sạch, tức thành nghĩa của biển Pháp sinh ra. Chữ Đạt (Dha) là chủng tử của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
_ A mộ già, thất-la phộc ninh (Amogha śravaṇi)
Câu theo Hiển giải thích A Mộ Già, người xưa giải thích nghĩa là chẳng trống rỗng (bất không).
Nay y theo Thanh Minh Luận giải thích nghĩa là không có gián đoạn. Chữ A là một chữ làm chủng tử. Chữ A là Tất cả Pháp xưa nay vắng lặng, xưa nay Niết Bàn (Nirvāṇa). Do chứng Giải Thoát Pháp Ấn này, vòng khắp Pháp Giới với các cõi Phật, trong Đại Tập Hội ở trước mặt Đức Phật được nghe Giáo Pháp thảy đều trụ trì, vĩnh viễn chẳng quên mất.
_ Ma hạ tam mãn đa bạt nại-la, bộ di, niết lý-dã đế (Mahā samanta¬bhadra bhūmi nirjate) :
Câu theo Hiển giải thích nghĩa là sinh ra Đại Phổ Hiền Địa
Câu theo Mật giải thích chữ Ma là một chữ làm chủng tử. Chữ Ma nghĩa là Tất cả Pháp không có cái Ta (vô ngã). Vô Ngã (Anātman) có hai loại là Nhân Vô Ngã, Pháp Vô Ngã. Bậc Du Già chứng hai Vô Ngã, liền sinh ra Đại Phổ Hiền Địa (Mahā-samanta-bhadra-bhūmi), chứng Pháp Thân trăm Phước trang nghiêm trong sạch viên mãn của Tỳ Lô Giá Na.
_ Vĩ-dã yết la noa, bả lý bát-la bả nễ (Vyakaraṇa pariprāpti)
Câu theo Hiển giải thích nghĩa là Đắc được sự ghi nhận riêng (ký biệt). Văn xưa nghĩa là Thọ Ký.
Câu theo Mật giải thích Vĩ-dã là một chữ làm chủng tử. Chữ Vĩ-dã (Vya) là Tất cả Pháp tràn đầy khắp không có chỗ đắc. Tức biết Tự Tính Tịch Tĩnh, Tự Tính Niết Bàn của tất cả Pháp. Năng Chứng (người chứng), Sở Chứng (chỗ chứng) đều đồng một Tính, chẳng tăng thêm chẳng giảm bớt, chứng trọn đủ Pháp Giới.
_ Tát phộc tất đà, na ma tắc-cật-lý đế (Sarva siddha namaskṛte) :
Câu theo Hiển giải thích nghĩa là tất cả bậc thành tựu lễ kính. Bậc thành tựu là tên gọi khác của Bồ Tát.
Câu theo Mật giải thích chữ Tát là một chữ làm chủng tử. Chữ Tát (Sa) nghĩa là Tất cả pháp không có bền chắc. Niệm niệm bốn Tướng biến hóa diệt hoại. Trong chữ Tát có chữ A. Nếu chứng Môn chữ A xưa nay chẳng sinh chẳng diệt, cũng luôn luôn bền chắc ví như Tâm Kim Cương được tự tại, hay hiện mọi loại Thân.
_ Tát phộc mạo địa tát đát-phộc, tán nhạ na nễ (Sarva bodhi-satva sajadadi) :
Câu theo Hiển giải thích nghĩa là Sinh ra tất cả Bồ Tát
Câu theo Mật giải thích chữ Tát là một chữ làm chủng tử. Chữ Tát (Sa) nghĩa là Tất cả Pháp không có đẳng cấp. Do quán chữ này thì Tâm cùng với Bát Nhã bình đẳng bình đẳng, sát na trước sát na sau đồng một Tướng trong sạch, hay sinh tất cả Ba La Mật, tất cả Địa. Tức gọi là Bát Nhã Phật Mẫu.
_ Bà nga phộc để, một đà ma đế (Bhagavate buddha-māte)
Câu theo Hiển giải thích là Thế Tôn Phật Mẫu. Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ) là tiếng của Nam, Bà Già Phộc Để (Bhagavatī) là tiếng của Nữ. Cả hai đều hội ý giải thích nghĩa là Thế Tôn.
Y theo Thanh Minh đối địch giải thích thời chẳng như vậy. Bà Già (Bhaga) nghĩa là phá, Phạm (Vaṃ) nghĩa là hay, có thể (năng). Hay phá bốn Ma thì gọi là Bà Già Phạm.
Lại có một cách giải thích là Bạc A Phạm. Y theo Thanh Luận phân chia chữ, giải thích Bạc là phá, A Phạm là biết đầy đủ.
Chữ A nói là chẳng có, cũng nói là chẳng không có.Do Đức Phật hiểu thấu Tất cả Pháp chẳng sinh chẳng diệt, chẳng đi chẳng đến, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn,chẳng thêm chẳng bớt. Đức Phật có Công Đức như vậy, cho nên gọi là Bạc Già Phạm.
Lại giải thích rằng Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ) có đủ hai loại tư lương Phước (Puṇya) Trí (Jñāna). Hai loại tư lương (Sambhāra) là Bà Nga Phộc Để (Bhagavatī) nghĩa là tiếng của nữ, giải thích như lúc trước.
Câu theo Mật giải thích chữ Bà là một chữ làm chủng tử. Chữ Bà (Bha) là Tất cả Pháp Hữu chẳng thể đắc. Hữu (Bhava) nghĩa là ba Hữu (ba cõi), cho nên ba cõi duy Tâm. Do Tâm tạp nhiễm nên hữu tình tạp nhiễm, do Tâm thanh tịnh nên hữu tình thanh tịnh.
Nếu y theo Hiển Giáo, quán hành Bát Nhã, tác làm Sinh Nhân (Mầm nhân để sinh ra Quả) , Hiển Nhân (Mầm Nhân để hiển lộ quả) hay sinh ra tất cả Phật Bồ Tát, thế nên có tên gọi là Phật Mẫu (Buddha-Māta).
Từ lúc trước liền nói, phần sau đến câu của Phật Mẫu. Ở trong Du Già Giáo (Yoga-śāstra), thành 16 Hạnh của Phổ Hiền Hạnh (Samanta-bhadra-caryā) như 16 Hạnh trong Kiến Đạo (Darśana-mārga) của Thanh Văn Thừa (Śrāvaka-yāna).
_ A la nãi, ca la nãi, A la noa, ca la nãi (Araḍai karaḍai araḍa karaḍa)
Môn chữ A là tất cả Pháp vốn chẳng sinh.
Do biết tất cả Pháp vốn chẳng sinh, liền nhập vào tất cả Pháp lìa bụi bặm. Thế nên Môn chữ La (Ra) nghĩa là Tất cả Pháp lìa bụi bặm.
Do biết tất cả Pháp lìa bụi bặm, cho nên liền nhập vào tất cả Pháp không có kiện cãi, thế nên Môn chữ Nãi (Ḍai) là Tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt.
Do biết tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt, cho nên liền nhập vào tất cả Pháp không có tạo làm, thế nên Môn chữ Ca (Ka) là Tất cả Pháp không có tạo làm.
Do biết tất cả Pháp không có tạo làm, cho nên liền nhập vào tất cả Pháp trong sạch, thế nên Môn chữ La (Ra) là Tất cả Pháp trong sạch.
Do biết tất cả Pháp trong sạch, cho nên liền nhập vào tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt, thế nên Môn chữ Nãi (Ḍa) là Tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt.
Do biết tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt, cho nên liền nhập vào tất cả Pháp xưa nay vắng lặng, thế nên Môn chữ A (A) là Tất cả Pháp xưa nay vắng lặng.
Do biết tất cả Pháp xưa nay vắng lặng, cho nên liền nhập vào tất cả Pháp không có dơ bẩn, thế nên Môn chữ La (Ra) nghĩa là Tất cả Pháp không có dơ bẩn.
Do biết tất cả Pháp không có dơ bẩn, cho nên liền nhập vào tất cả Pháp không có tranh đoạt, thế nên Môn chữ Nãi (Ḍa) là Tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt.
Do biết tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt, cho nên liền nhập vào tất cả Pháp không có tạo làm, thế nên Môn chữ Ca (Ka) là Tất cả Pháp không có tạo làm.
Do biết tất cả Pháp không có tạo làm, cho nên liền nhập vào Trí không có phân biệt, thế nên Môn chữ La (Ra) là Tất cả Pháp không có phân biệt.
Do biết tất cả Pháp không có phân biệt, cho nên liền nhập vào tất cả Pháp không có lay động, thế nên Môn chữ Nãi (Ḍa) là Tất cả Pháp không có lay động.
Do biết tất cả Pháp không có lay động, cho nên liền nhập vào Ma Hạ Bát Nhã Ba La Mật (Mahā-prajñā pāramitā).
_ Ma hạ bát-la chỉ-nhương, bá la nhĩ đế (Mahā-prajñā pāramite)
Câu theo Hiển giải thích là Ma Hạ Đại Tuệ đến bờ bên kia. Vì chứng được Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, liền nương tựa Vô Trụ Niết Bàn
_ Sa-phộc hạ (Svāhā)
Câu theo Hiển giải thích là Vô Trụ Niết Bàn, tức nương tựa Vô Trụ Niết Bàn cho đến bờ mé vị lai, rộng lợi lạc cho vô biên hữu tình. NHÂN VƯƠNG BÁT NHÃ ĐÀ LA NI THÍCH (Giải thích Nhân Vương Bát Nhã Đà La Ni) _MỘT QUYỂN (Hết)_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.110.35 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.