Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Quy mệnh tất cả Phật
_ Năm Thân tạo tác sinh như vậy
Chẳng thấy Chúng Sinh, quyết định Thân
Cũng lại chẳng thấy Tâm quyết định
Quán tưởng chư Phật cũng như vậy
Nếu muốn đỉnh lễ Phật Đại Sĩ
Cần phải đỉnh lễ Tự Thật Trí ( Trí chân thật của mình )
_ Phật Trí, Tự Trí vốn cùng nguồn
Trong Tính Bí Mật không hai tướng
Nếu thấu tất cả Vô Ngã Sinh
Nơi sinh tức là Không hai Trí
Trong Ái, Phi Ái được giải thốt
Tướng đỉnh lễ ấy không sở hữu
Pháp chẳng đã sinh, chẳng hiện sinh
Đã sinh đã tàn, hiện không Trụ
Quán tưởng tướng chư Phật cũng vậy
Nên phải đỉnh lễ Tự Thật Trí
_ Ái, Phi Ái vốn không phần vị
Tùy Tâm chúng sinh mà động loạn
Nhiễm mầm phiền não trong lỗi lầm
Đều thành tất cả việc tương ứng
Chúng sinh có thân nên có khổ
Sở Nhân của khổ sinh Tâm Sở
Nếu có nơi Tâm khéo hiểu thấu
Liền hay lìa khỏi tất cả khổ
Mười phương tất cả Phật ba đời
Tỳ Lô Giá Na, một Phật nhiếp
Tất cả Phật ấy chứng Giác Viên
Nên hiện thân Phật cứu sinh tử
Vì lợi cho tất cả chúng sinh
Tâm Bi khởi làm việc phương tiện
Nhân Tính bình đẳng đã tương ứng
Quả Tính do đây mà xuất hiện
Quả chân thật nên trụ bình đẳng
Nhân chân thật kia là Tướng Cầu
Ở trong nếu có Tâm thật cầu
Tức nuôi lớn mầm giống Luân Hồi
Pháp tương ứng theo tương ứng sinh
Tùy Pháp Sở Aùi chẳng thể đắc
Có được tức là còn một Pháp
Đây tức chẳng lìa tướng Phân Biệt
Chính niệm quán Phật không chỗ Duyên
Chính niệm quán Pháp, Pháp tương ứng
Hai Hành Tự Tha cũng như thế
Phật Nhị Túc Tôn thường diễn nói
_ Tự Tướng như thật, an trụ xong
Tưởng vào trong ảnh tượng chư Phật
Chính niệm quán Phật được tương ứng
Nên mây chư Phật từ đây hiện
_ Tự Tướng như thật, an trụ xong
Tưởng vào trong Pháp Tính Kim Cương
Chính niệm quán Pháp được tương ứng
Khởi mây Đại Pháp mà phổ biến
_ Nói Tướng ấy là nghĩa Tiêu Xí ( hình thức biểu tượng )
Nói phá tức là Tâm phá Tướng
Bốn loại Aán tướng Tiêu Xí Môn
Hay phá phiền não làm tối thượng
_ Tự thân tức là các chúng sinh
Tự Tâm tức nhiếp tất cả Pháp
Pháp trong Vô Ngã được tương ứng
Các Ma do đây mà tự diệt
_ Tự Tâm như thật chứng hiển xong
Tâm Sở Giác ấy chẳng thể đắc
Tự Tâm như thật biết rõ hết
Mà các Tâm Ma cũng như vậy
_ Tương ứng, Tính tương ứng hòa hợp
Là Tính Cầu Sinh chẳng thể đắc
Quán tưởng chư Phật nếu tương ứng
Vì thế Ta liền đồng chư Phật
_ Tam Ma Địa Trí, nơi sinh ra
Bình đẳng, Tự Tính tất cả Phật
Phật, Hạnh tương ứng đã chẳng không
Theo Tâm tương ứng được Phật Tính
_ Nếu nơi Diệu Tính có chỗ thấy ( Sở Kiến )
Tính thô nhiễm ấy chẳng thể trừ
Nơi Tính, Vô Tính nếu sai khác
Mà Tâm quán tưởng liền phân biệt
_ Chẳng thể dùng Tính quán nơi Tính
Trong đó Quán cũng không chỗ Quán
Quán tưởng với Tính đều không có
Do Tâm chuyển động nên sai biệt
_ Chẳng cảnh chúng sinh, chẳng cảnh Phật
Trong đó chẳng Phật, chẳng chúng sinh
Chúng sinh, tự tâm tức Tâm Phật
Hiểu thấu không Phật, không Phật Trí
_ Nếu ở Nhân Tính như thật , thấy
Quả Tính như thật cũng như vậy
Đây tức Tam Ma Địa Trí Môn
Không hai tương ứng hạnh bình đẳng
_ Các Pháp Nhân Tính chẳng thể đắc
Các Pháp Quả Tính cũng như vậy
Thật Trí quán nên Tính vốn chân
Đây tức tương ứng hạnh bình đẳng
_ Pháp vốn không Nhân mà quán Nhân
Pháp vốn không Quả mà quán Quả
Nếu nơi Nhân Quả không chỗ quán
Đây tức Tự Tâm mà khởi dính
_ Quán Nhân nên quán Nhân Thật Trí
Quán Quả nên quán Quả Bí Mật
Bí mật không hai trong tương ứng
Cần phải như vậy tự quán sát
_ Nếu hay biết rõ Tính Chân Thật
Liền biết Bí Mật trong Bí Mật
Bí Mật thâm sâu đã biết rõ
Liền thành Tối Thượng Tương Ứng Hạnh
_ Nếu bình đẳng ở trong cảnh Aùi ( Cảnh yêu mến )
Tức là Tự Tính Phi Aùi Cảnh ( Tự Tính của cảnh không yêu mến )
Aùi, Phi Aùi cảnh trong các tướng
Như Lai tuy quán mà không thấy
_ Hành Giả tương ứng sinh tương ứng
Chẳng không thay hết , không phân lượng
Tự Trí nếu vào Môn Thanh Tĩnh
Chư Phật Như Lai liền thanh tĩnh
_ Do đây sinh ra Thân Ngữ Ý
Bí Mật không hai, hạnh tương ứng
Thoạt tiên bốn loại Biểu Liễu Môn ( Môn biểu thị cho tất cả )
Aáy là tương ứng bốn Aán Pháp
Yết Ma Aán là Thân Mật Aán
Pháp Aán gọi là Ngữ Mật Aán
Đại Aán tức là Tâm Aán Môn
Tam Muội Gia Aán , Aán tất cả
Quán tưởng các Aán ấn các Pháp
Tức Bí Mật Chủ, ba tương ứng
_ Tự Tính như thật được biết đúng
Tam Ma Địa Trí khéo cho làm
Do Thân Ngữ Tâm khéo biểu thị
Khởi các Giáo Tướng muôn loại việc
Xong chẳng xa lìa ba Mật Môn
Xảo Nghiệp Kim Cương ( Vi’sva Karma Vajra ) nên an lập
Năm Bộ Như Lai Chân Thật Trí
Tức là Bí Mật Vô Thượng Trí
_ Bí Mật bốn Aán, nếu tương ứng
Hay tác tương ứng các Tất Địa
Bốn Đại Chủng: Đất, Nước, Lửa, Gió
Tức là nơi nói bốn Mật Aán
Bốn Aán bình đẳng, nếu tương ứng
Bốn loại Minh Phi ( Vidya Ràjnõi ) đều hội tập
Phật Nhãn Bồ Tát ( Buddha Locani ) là Địa Đại
Ma Ma Chỉ Tôn ( Mamàki ) là Thủy Đại
Bạch Y Bồ Tát ( Panïdïara vàsïinïi ) là Hỏa Đại
Đa La Bồ Tát ( Tàrà ) là Phong Đại
Phương Đông Đế Thích Thiên : Địa Đại
Phương Tây Thủy Thiên là Thủy Đại
Phương Nam Hỏa Thiên là Hỏa Đại
Phương Bắc Phong Thiên là Phong Đại
_ Nên biết Đế Thích Thiên màu vàng
Tướng Đàn hình vuông, tác Tăng Ích
Thủy Thiên màu trắng, tướng Đàn tròn
Tác Pháp Tức Tai nên như giáo
Hỏa Thiên màu đỏ, Đàn tam giác
Tác việc Kính Aùi như Bản ghi
Phong Thiên màu đen, Đàn hình cung ( Hình giống như cây cung )
Tâm Phẫn Nộ làm việc Giáng Phục
_ Từ bốn Đại Chủng xuất sinh ra
Bốn loại sự nghiệp như thứ tự
Chuyển bốn loại Luân Sự Nghiệp này
Tất Địa tối thượng đều viên mãn
_ Tức Tai nên y Pháp Phật Nhãn
Tăng Ích: Pháp Liên Hoa Kim Cương
Kính Aùi : Pháp Tỳ Lô Giá Na
Giáng Phục : Pháp Kim Cương Phẫn Nộ
_ Đầu đêm nên tác Pháp Tức Tai
Sáng sớm tác Pháp Tăng Ích ấy
Giữa trưa nên tác Pháp Giáng Phục
Nửa đêm tác ở Pháp Kính Aùi
_ Tức Tai: Tượng Hiền Thánh màu trắng
Tăng Ích : Tượng Hiền Thánh màu vàng
Kính Aùi : Tượng Hiền Thánh màu đỏ
Giáng Phục : Tượng Hiền Thánh màu đen
_ Nên biết Tam Ma Địa Trí sinh
Tất Địa tối thắng, các sự nghiệp
Quán tưởng chư Phật vốn thanh tĩnh
Tất cả việc Phật đều thành tựu
_ Phương giữa: Tỳ Lô Giá Na Phật
Bốn phương : Như Lai Kim Cương Giới
Tưởng Thân Chân Thật năm Bộ Chủ
Tất cả chỗ làm đếu thành tựu
_ Ở Tâm lại tưởng Đại Minh Phi
Bậc tương ứng giữ Pháp tương ứng
Hay sinh tất cả các Thân Phật
Đây là Kim Cương Giới Phật Mẫu
_ Thế Gian ba độc Tham Sân Si
Tức là Như Lai Kim Cương Giới
Do Phật Bí Mật Thanh Tĩnh Môn
Thấu ba Độc ấy thành không độc
Tức ở ba độc Tham Sân Si
Đắc được tự tại trong ba cõi
Chư Phật Đại Sĩ phá Tâm Độc
Quán tưởng tức là các Phật Trí
_ Nếu thấu chư Phật lìa Tâm Tham
Tâm Bồ Đề sinh từ Tính Tham
Lại hay sinh ra Hạnh Phổ Hiền
Tâm Tham tức là Phật Như Lai
_ Nếu thấu chư Phật điều phục Tâm
Trí vi diệu sinh từ Tính Sân
Lại hay sinh ra Nhất Thiết Trí
Tâm Sân tức là Phật Như Lai
_ Nếu ở Tự Tâm hay hiểu thấu
Quang Minh sinh từ Tính Si ấy
Lại hay sinh ra tất cả Phật
Tâm Si tức là Phật Như Lai
_ Nếu thấu chư Phật Tâm Vô Ngã
Các Thân Hữu sinh từ Ngã Kiến
Lại hay sinh ra tất cả Phật
Tâm Từ tức là Phật Như Lai
_ Chư Phật yêu thương quán chiếu khắp
Chư Phật Từ Bi làm Pháp Ngữ
Tất cả Vô Uùy tức Đại Thí
Đây là Chư Phật Kính Aùi Pháp
_ Bố Thí tương ứng Địa Hoan Hỷ
Trì Giới đầy đủ Địa Vô Cấu
Nhẫn Nhục bền chắc Địa Phát Quang
Tinh Tiến chuyên cần Địa Diễm Tuệ
Thiền Định Không thấy ( Vô Kiến ) Địa Hiện Tiền
Diệu Tuệ biết rõ Địa Nan Thắng
Đủ Đại Phương Tiện: Địa Viễn Hành
Thắng Lực viên thành Địa Bất Động
Thệ Nguyện tăng rộng Địa Thiện Tuệ
Trí tu thành tựu Địa Pháp Vân
Chỉ Thân Diệu Trí Phật Như Lai
Gọi là viên mãn Địa Mười Một
_ Mười Thánh tu mười Ba La Mật
Mười Lực Tự Tại tròn các Hạnh
Như vậy vượt quá Mười Địa xong
Phật tương ứng Pháp , sau đó đắc
Uống nước Kim Cương thành Chính Giác
Vị Pháp Cam Lộ liền tương ứng
Ngang bằng vô biên tất cả Phật
_ Tất cả Thủ ( Giữ lấy ) Xả ( Buông bỏ ) đều mau lìa
Xưa nay thanh tĩnh tương ứng Pháp
Uống nước Kim Cương, tĩnh cũng vậy
Vị Pháp Cam Lộ hợp Tâm ấy
Kim Cương Đệ tử cũng như vậy
Xưa nay thanh tĩnh tức Bồ Đề
Nên Tâm Bồ Đề mới đắc sau
Chủ Tâm Bồ Đề , nếu an trụ
Nên biết Bồ Tát tức Như Lai
Như Lý đắc được câu Giải Thốt
Nên Tâm Bồ Đề không có trên
_ Nếu trụ Tâm Kim Cương Tát Đỏa ( Vajrasatva )
Đời này thành tựu Pháp Tương Ứng
Yết Ma ba Mật Tam Muội Môn
Được Tam Muội, mắt thường quán chiếu
Nẻo chúng sinh giới rộng vô biên
Tam Muội Mẫu ấy trì không tận
_ Ba Thể Kim Cương khéo an trụ
Tam Muội Gia Aán ấn tất cả
Ba Mật Tam Muội Pháp Aán Môn
Nên Ngữ Kim Cương chẳng chán lìa
_ Ở trong tất cả Thế Giới ấy
Rộng nói cho đến Du Thủy Đa
Đại Aán Tâm Mật, nếu tương ứng
Nên Tâm Kim Cương chẳng chán lìa
_ Ba cõi tất cả lối yêu mến ( Sở Aùi )
Rộng nói cho đến Du Thủy Đa
Biết khắp tất cả Môn yêu mến ( Sở Aùi Môn )
Tất cả tùy ứng nhận không dính ( Vô Trước)
_ Kim Cương Tát Đỏa nơi sinh ra
Diệu Du Thủy Đa tất cả Aán
Nơi Sở Hành ấy nếu tương ứng
Trong tất cả Aán tự tại dùng
_ Bí Mật Tối Thượng Tương Ứng Hạnh
Sinh ra Tam Ma Địa Trí Môn
Trong đấy nếu chẳng sinh Ngã Kiến
Chẳng xưng chữ Hồng (猲_ HÙMÏ ) làm cảnh giác
Chẳng mượn Thân Nghiệp có nơi tác
Bày Đàn, kết Aán, tạo Tháp Tượng
Chẳng mượn Ngữ Nghiệp trì Chú Minh
Với Pháp đọc tụng cũng nên bỏ
Chẳng ở Tâm Nghiệp có động tưởng
Khinh dễ , tôn trọng đều không khác
Như vậy ba Nghiệp được tương ứng
Cầu Phật Bồ Đề làm cốt yếu
Giết, trộm, nhiễm, vọng ( hư vọng ) bốn loại Pháp
Trong đó đừng khởi Tâm phòng hộ
Nếu khởi che đỡ , sinh phân biệt
Nên biết Tức Nhiễm thường thanh tịnh
_ Trong Thiền Định tác việc Hộ Ma
Với các chỗ làm , không tưởng khác
Thân Ngữ Tâm Mật vốn tương ứng
Đây tức Hạnh rộng lớn tối thượng
_ Nếu muốn thành tựu các Minh Cú
Với tất cả nơi muốn tương ứng
Cần phải chuyên chú khởi một Tâm
Quán tưởng tất cả Phật Pháp Tính
Hết thảy mười tám Pháp Bất Cộng
Đây có tên là các Phật Pháp
Ở trong thường khởi Tâm quán tưởng
Chư Phật Bồ Đề được thành tựu
_ Bốn Thiền, bốn Định, Diệt Tận Định
Như vậy các Định đều đắc được
Trong đó thường lìa Tâm Hữu Đắc ( có sở đắc )
Thì Phật Bồ Đề mới thành tựu
_ Hết thảy trong Pháp Môn Bồ Tát
Ba mươi bảy phần Bồ Đề ấy
Trong đó quán tưởng, nếu thanh tĩnh
Hay vì Thế Gian làm lợi ích
_ Thế Gian hết thảy Tâm biến hóa
Quán tưởng chân thật mà chẳng động
Đấy từ Không Tính xuất sinh ra
Đây gọi tên là Kim Cương Trí ( Vajra Jnõàna )
_ Lại từ Pháp Vô Ngã sinh ra
Trí tối thượng chân thật không hai
Nên Trí tối thượng tức Pháp Tính
Đây gọi tên là Đại Pháp Giới ( Mahà Dharmadhàtu )
_ Nên biết tự tính của Pháp Giới
Tâm sở thành của Trí Kim Cương
Kim Cương Dụ Định xuất sinh ra
Đây gọi tên là Kim Cương Giới ( Vajradhàtu )
_ Thoạt đầu tương ứng Trí vi diệu
Tâm tương ứng này rất rộng lớn
Nhất Thiết Như Lai Chủng Trí sinh
Đây tức Tỳ Lô Giá Na Phật ( Vairocana Buddha )
_ Hành Giả tu hành Môn Tối Thượng
Từ Hạnh ( Hành sự ban vui ) tương ứng rất rộng lớn
Tâm vô lậu chân thật chẳng động
Đây gọi tên là A Súc Phật ( Aksïobhya Buddha )
_ Tùy nhiếp chúng sinh khéo thi hành
Bi Hạnh tương ứng rất rộng lớn
Lợi ích chúng sinh, Tâm hòa hợp
Đây gọi tên là Bảo Sinh Phật ( Ratna samïbhava Buddha )
_ Đại Thừa tối thượng lìa cấu nhiễm
Hỷ Hạnh tương ứng rất rộng lớn
Aùnh sánh thanh tịnh, Tâm chiếu suốt
Đây gọi tên là Vô Lương Thọ ( Amitàyuhï Buddha )
_ Hiếu thấu tất cả loại chúng sinh
Trong Tâm khéo bỏ ( Thiện Xả ) rất rộng lớn
Tâm bất không vô thượng diệu dụng
Đây tức Bất Không Thành Tựu Phật ( Amogha siddhi Buddha )
_ Pháp Vô Thượng Bồ Đề Tam Muội
Pháp đó tên là Kim Cương Trí
Từ Kim Cương Trí phát sinh ra
Đây tức Kim Cương Dũng Bồ Tát ( Vajrasatva )
_ Dùng móc câu Kim Cương tối thượng
Hay câu triệu khắp tất cả Phật
Tất cả vua trong Kim Cương Bộ
Đây tức Kim Cương Vương Bồ Tát ( Vajra Ràja )
_ Khéo dùng Pháp Kính Aùi tối thượng
Hay kính yêu khắp tất cả Phật
Tâm Đại Aùi chẳng buông bỏ Ma
Đây tức Kim Cương Aùi Bồ Tát ( Vajra Ràga )
_ Tất cả chư Phật đều vui vẻ
Khen ngợi :” Lành thay ! Khéo tạo làm”
Được chư Phật ấy khen ngợi xong
Đây tức Kim Cương Thiện Bồ Tát ( Vajra Sàdhu _ Kim Cương Thiện Tai )
_ Bất Không Vô Ngại Đại Trân Bảo
Sinh ra báu đó bằng hư không
Cho khắp chư Phật với chúng sinh
Đây tức Kim Cương Bảo Bồ Tát ( Vajra Ratna )
_ Trí lìa vô minh nên thanh tĩnh
Các Hành không dính cũng như vậy
Aùnh sáng giải thốt chiếu sáng lớn
Đây tức Kim Cương Quang Bồ Tát ( Vajra Teja )
_ Nơi Đạo giái thốt , chứng như thật
Được tất cả Tướng, Trí sở thành
Dùng phướng Chính Pháp làm phướng lớn ( Đại Tràng )
Đây tức Kim Cương Tràng Bồ Tát ( Vajra Ketu )
_ Tâm Bồ Tát thích tuôn Đại Tức ( Sự dừng nghỉ rộng lớn )
Tức đại tương ứng Kim Cương Tiếu
Khiến khắp tất cả Phật vui vẻ
Đây tức Kim Cương Tiếu Bồ Tát ( Vajra Hàsa )
_ Các Pháp thanh tĩnh, Tính Như Lai
Đều hay chứng ngộ các Phật Pháp
Hay cho chư Phật tương ứng lớn
Đây tức Kim Cương Pháp Bồ Tát ( Vajra Dharma )
_ Diệu Tuệ Đại Thừa rất bén nhọn
Hay cắt tất cả loại phiền não
Hay phá Tri Chướng cũng như vậy
Đây tức Kim Cương Lợi Bồ Tát ( Vajra Tìksïnïa )
_ Đại Sĩ Đại Thừa, Nhân vi diệu
Tùy thuận Như Lai chuyển Ngữ Luân
Do Phật Ngữ nên chuyển Pháp Luân
Đây tức Kim Cương Nhân Bồ Tát ( Vajra Hetu )
_ Trí Tuệ trang nghiêm Ngữ thanh tĩnh
Mau lìa tất cả tiếng phân biệt
Diệu Aâm vang dội Pháp tương ứng
Đây tức Kim Cương Ngữ Bồ Tát ( Vajra Bhàsïa )
_ Trí Tuệ trang nghiêm Nghiệp thanh tĩnh
Tùy khởi tất cả Môn Hóa Tướng
Các Thắng Sự Nghiệp đều hay thành
Đây tức Kim Cương Nghiệp Bồ Tát ( Vajra Karma )
_ Chính Niệm quán Phật tương ứng Pháp
Tùy thuận Sở Hạnh Tâm Bồ Đề
Chính Niệm mau lìa các Thừa khác
Đây tức Kim Cương Hộ Bồ Tát ( Vajra Ràksïa )
_ Nanh bén ăn nuốt các nghiệp tội
Nghĩa diệt các phiền não cũng vậy
Phiền não hết rồi thành Diệu Dụng
Đây tức Kim Cương Nha Bồ Tát ( Vajra Yaksïa _ Kim Cương Dược Xoa )
_ Ba Mật Thân Ngữ Tâm Kim Cương
Hay hết cột trói, các biên tế
Trí trụ trong Thật Tính Chân Như
Đây tức Kim Cương Quyền Bồ Tát ( Vajra Samïdhi ) NHẤT THIẾT BÍ MẬT TỐI THƯỢNG DANH NGHĨA ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ
QUYỂN THƯỢNG ( Hết )
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.171.192 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.