Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Hỏi: Cõi An lạc ở trong tam giới thuộc về giới nào?
Đáp: Trong Thích Luận nói: "Cõi Tịnh độ Cực lạc không thuộc về tam giới. Vì sao? Vì cõi Cực lạc không có tham dục nên không phải là dục giới. Nhân dân ở trên đất nên không phải là sắc giới. Có hình sắc nên không phải là vô sắc giới. Trong kinh nói: "Đức Phật A Di Đà khi thực hành Bồ tát đạo, làm Tỳ kheo tên là Pháp Tạng. Ở vào thời Phật Thế Tự Tại Vương, Ngài xin Đức Phật Thế Tự Tại Vương nói và hiện Tịnh độ chư Phật trong mười phương, khi ấy Đức Phật vì Ngài mà nói và hiện hai trăm mười ức Tịnh độ của chư Phật, trời người thiện ác, quốc độ tinh và thô đều được hiện ra. Lúc ấy Bồ tát Pháp Tạng ở trước Phật phát nguyện rộng lớn trang nghiêm tịnh độ. Trải qua vô lượng A Tăng Kỳ kiếp, theo lời phát nguyện, thực hành các pháp Ba La Mật, vạn thiện viên mãn, thành đạo vô thượng. Do biệt nghiệp tu hành mà được, không thuộc vào tam giới.
Hỏi: Cõi An lạc có bao nhiêu thứ trang nghiêm mà được gọi là Tịnh Độ?
Đáp: Nếu y theo kinh giải nghĩa thì trong 48 đại nguyện của Bồ tát Pháp Tạng có đầy đủ tất cả các thứ trang nghiêm ở đây không kể hết. Nếu y theo Luận Vô Lượng Thọ lấy 2 thứ thanh tịnh thu nhiếp hết 29 thứ trang nghiêm thành tựu. Hai thứ thanh tịnh là thế gian thanh tịnh và khí thế gian thanh tịnh. Khí thế gian thanh tịnh gồm có 17 thứ: 1-. Tướng quốc độ vượt qua ba cõi. 2-. Nước ấy rộng lớn lượng như hư không, không có bờ mé. 3-. Từ chánh đạo của Bồ tát dùng lòng Đại bi xuất thế thiện căn mà khởi ra. 4-. Ánh sáng thanh tịnh trang nghiêm viên mãn. 5-. Đầy đủ tánh trân bửu đệ nhất, xuất sanh bảo vật kỳ diệu. 6-. Ánh sáng trong sạch thường chiếu thế gian. 7-. Bảo vật cõi ấy mềm mại, chạm vào êm ái sanh nhiều điều vui thù thắng. 8-. Ngàn muôn hoa báu, trang nghiêm ao hồ, điện báu, lầu báu, các thứ cây báu, ánh sánh nhiều màu chiếu khắp thế giới, vô lượng lưới báu bao trùm hư không, bốn phía treo linh reo thường pháp âm. 9-. Ở trong không trung thường rưới hoa trời, y trời, hương thơm trang nghiêm cùng khắp. 10-. Ánh sáng của Phật chiếu trừ hết si ám. 11-. Tiếng Phạm khai ngộ nghe khắp mười phương. 12-. Phật A Di Đà là Pháp vương vô thượng dùng thiện lực để trụ trì. 13-. Từ tịnh hoa của Như Lai mà hóa sanh ra. 14-. Ưa thích pháp vị của Phật dùng thiền tam muội làm thức ăn. 15-. Vĩnh viễn xa lìa các khổ thân tâm, nhận điều vui không cùng. 16-. Cho đến không nghe tên những hàng Nhị thừa, nữ nhơn và căn thiếu. 17-. Chúng sanh nếu có chỗ ưa muốn gì tùy theo lòng mình được vừa ý, đều được đầy đủ. Mười bảy thứ này thành tựu gọi là Khí thế gian thanh tịnh.
Chúng sanh thế gian thanh tịnh gồm 12 thứ trang nghiêm thành tựu. 1-. Vô lượng Đại trân bửu, hoa đài vi diệu làm tòa cho Phật. 2-. Vô lượng tướng hảo, vô lượng ánh sáng trang nghiêm thân Phật. 3-. Phật có vô lượng biện tài, ứng cơ nói pháp, đầy đủ rõ ràng, làm cho người ưa nghe, nghe rồi liền hiểu rõ, không có nói dối. 4-. Trí huệ chơn như của Phật cũng như hư không, chiếu rõ tổng tướng và biệt tướng các pháp, tâm không phân biệt. 5-. Trời người chẳng động rộng lớn trang nghiêm, như núi Tu Di, chiếu khắp bốn biển lớn, đầy đủ tướng pháp vương. 6-. Thành tựu quả vô thượng còn không kip, huống lại bị lỗi lầm. 7-. Vì trời người mà làm điều ngự sư, đại chúng cung kỉnh vi nhiểu như vua sư tử các sư tử đều vây quanh. 8-. Bản nguyện lực của Phật là trang nghiêm, trụ trì các công đức, người gặp khỏi huống uổng, có thể làm cho mau đầy đủ tất cả bể công đức, chưa chứng Bồ tát tịnh tâm cứu kính được chứng bình đẳng pháp thân, cùng Bồ tát tịnh tâm và Bồ tát địa thượng cứu kính đồng được tịch diệt bình đẳng. 9-. Các chúng Bồ tát ở cõi An lạc, thân chẳng lay động mà đến khắp mười phương, các thứ ứng và hóa như thật tu hành, thường làm Phật sự. 10-. Các ứng hóa thân của Bồ tát như thế, tất cả thời gian, không trước không sau, một tâm một niệm đều phóng ánh sáng lớn, đều đến khắp mười phương thế giới. Giáo hóa chúng sanh các thứ phương tiện tu hành, diệt trừ tất cả khổ não cho tất cả chúng sanh. 11-. Chư Bồ tát này ở tất cả thế giới, thường tham dự Đại hội của chư Phật, thường cúng dường cung kính tán thán công đức của chư Phật, Như Lai rộng lớn không cùng. 12-. Chư Bồ tát này ở tất cả thế giới trong 10 phương, chỗ không có Tam bảo, các Ngài trụ trì trang nghiêm bể công đức Phật Pháp Tăng bảo, khắp chỉ bày làm cho chúng sanh đúng pháp tu hành. Thành tựu trang nghiêm công đức tám thứ của Pháp vương và thành tựu 4 thứ trang nghiêm công đức của Bồ Tát như thế gọi là chúng sanh thế gian thanh tịnh. Cõi An lạc có đủ 29 thứ trang nghiêm công đức thành tựu, nên gọi là Tịnh độ.
Hỏi: Sanh về cõi An lạc có mấy hạng và có bao nhiêu nhân duyên?
Đáp: Trong Kinh Vô Lượng Thọ chỉ có 3 hạng Thượng, Trung, Hạ còn trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ một phẩm chia làm Thượng, Trung, Hạ thành ra chín phẩm. Ở đây y theo Kinh Vô Lượng Thọ để phân giải. Hạng sanh về bậc thượng có năm nhân duyên. 1-. Ly dục xuất gia hành Sa môn. 2-. Phát vô thượng Bồ Đề tâm. 3-. Một lòng chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật. 4-. Tu các công đức. 5-. Nguyện sanh về cõi An lạc. Người thực hành đủ năm nhơn duyên này, khi sắp lâm chung, Phật Vô Lượng Thọ cùng các Thánh Chúng hiện trước mặt người ấy, liền theo Phật vãng sanh về cõi An lạc, ở trong ao thất bảo, tự nhiên hóa sanh, trụ vị bất thối chuyển, trí huệ dũng mãnh, thần thông tự tại. Hạng Trung sanh gồm có 7 nhân duyên: 1-. Phát khởi tâm Vô thượng Bồ đề. 2-. Nhất hướng chuyên niệm Phật Vô Lượng Thọ. 3-. Tu Thiện nhiều hoặc ít, vâng giữ trai giới. 4-. Khởi lập tháp tượng. 5-. Cúng đồ ăn uống cho các bậc Sa môn. 6-. Treo tràng phang, đốt đèn, tán hoa, đốt hương. 7-. Hồi hướng nguyện sanh về cõi An lạc. Khi sắp lâm chung, Phật Vô Lượng Thọ hóa hiện thân Phật, ánh sáng tướng tốt cũng như Phật thiệt, cùng với Đại Chúng hiện ra trước mặt người ấy, người ấy liền theo hóa Phật vãng sanh về cõi An lạc, trụ vị chẳng thối chuyển, công đức trí huệ giống như bậc Thượng. Hạng Hạ sanh gồm có 3 nhân duyên: 1-. Giả sử không làm được các công đức nhưng cần phải phát tâm Vô thượng Bồ đề. 2-. Một lòng chuyên ý cho đến 10 niệm, niệm Phật Vô Lượng Thọ. 3-. Dùng tâm chí thành nguyện sanh về cõi An lạc. Khi sắp lâm chung, mơ thấy Phật Vô Lượng Thọ cũng được vãng sanh, công đức trí huệ giống như bậc Trung.
Lại có một hạng vãng sanh về cõi An lạc không nhập vào ba hạng kể trên vì các hạng này trong lòng nghi hoặc, tu các công đức nguyện sanh về cõi An lạc, không hiểu trí Phật, trí không thể nghĩ bàn, trí không gì xứng, trí Đại thừa rộng lớn, trí thù thắng tối thượng không thể so sánh, ở trong các trí này nghi hoặc không tin. Nhưng vẫn tin có tội phước, tu tập gốc lành sanh về cung điện bảy báu ở cõi An lạc, hoặc trăm do tuần hoặc 500 do tuần, đều ở trong ấy hưởng các thứ vui như cõi trời Đao Lợi vui sướng tự nhiên. Nhưng ở trong 500 năm thường không gặp Phật không nghe kinh pháp, không thấy Bồ tát và Thánh chúng Thanh văn. Cõi An lạc ở đây là Biên địa, cũng gọi là thai thành. Sở dĩ ở đây gọi là biên địa là vì 500 năm không thấy nghe Tam Bảo nghĩa đồng với cái nạn ở biên địa, tuy cũng ở trong quốc độ An lạc nhưng ở ngoài bìa cạnh của quốc độ. Thai sanh là thí dụ như người mới sanh, lúc còn nhỏ người và pháp chưa thành. Biên địa là chỉ cái nạn không gặp Tam Bảo, Thai sanh là chỉ cho sự tối tăm lần lần khai mở như kẻ mới sanh lần lần hiểu biết và thành người. Hai danh xưng này đều là mượn để chỉ tánh cách chứ không phải là thứ biên địa, một nạn trong 8 nạn, cũng chẳng phải là bào thai trong thai sanh. Vì sao biết được? Vì cõi An lạc toàn là hóa sanh, nên không có thật thai sanh, sau 500 năm lại được thấy Tam Bảo, nên biết không phải là nạn biên địa trong tám nạn.
Hỏi: Hàng thai sanh ở trong cung điện bảy báu thọ nhận những khoái lạc hay còn nhớ nghĩ điều gì?
Đáp: Trong kinh có thí dụ: "Con của một vị chuyển luân thánh vương đắc tội với nhà vua, bị giữ ở hậu cung, không cho ra ngoài, nhưng tất cả vật thực đều không thiếu giống như nhà vua. Vị Thái tử lúc ấy tuy có đủ thứ trò chơi, âm nhạc, nhưng lòng không vui, chỉ muốn tìm cách ra khỏi. Những vị thai sanh cũng như thế, tuy ở cung điện bảy báu, có đủ các thứ hương vị xúc nhưng không cho đó làm vui. Chỉ không thấy Tam Bảo, không được cúng dường tu các pháp lành lấy đó làm khổ. Biết tội lỗi đã tạo của mình, thường tự trách ăn năn, mong được rời nơi ấy, liền được như ý, đồng với hàng cửu phẩm. Thời gian tối đa là 500 năm, cuối cùng rồi cũng được biết tội dự vào cửu phẩm.
Hỏi: Vì tâm nghi hoặc vãng sanh về cõi An lạc gọi là thai sanh. Vì sao khởi nghi?
Đáp: Trong Kinh chỉ nói nghi hoặc không tin, không ngoài ý nghi, suy tìm thì không ngoài nghi năm trí. Nói rõ ra thì vì không hiểu trí Phật nên khởi nghi. Không hiểu trí Phật là gốc nghi từ đó sanh thêm bốn thứ nghi nữa.
1. Hành giả nghi rằng: Nhớ niệm Phật A Di Đà, không chắc được vãng sanh về An lạc. Vì sao? Trong kinh nói: "Đạo lý của nghiệp như quả cân bên nào nặng sẽ kéo nghiêng về bên đó". Vì sao có người trọn đời, hoặc trăm năm, hoặc 10 năm, hoặc một tháng không có ác nào không tạo, chỉ nhờ có 10 niệm liên tục, liền được vãng sanh, liền vào chánh định tụ, cứu kính không thối chuyển, cùng các khổ của ba đường ác cách xa vĩnh viễn. Nếu như thế cái nghĩa phía nặng kéo về làm sao có thể tin. Lại nữa, từ vô lượng kiếp đến nay, tạo đủ các pháp hữu lậu, bị ràng buộc vào ba cõi, vì sao không cắt đứt kiết hoặc của ba cõi, chỉ trong thời gian rất ngắn niệm Phật A Di Đà liền được ra khỏi ba cõi. Như thế nghĩa bị nghiệp trói buộc làm sao giải thích được? Đối trị với điều nghi này nên Phật dạy: Trí không thể nghĩ bàn.
Trí không thể nghĩ bàn là năng lực của Phật trí. Năng lực này có thể lấy ít làm nhiều, lấy nhiều làm ít, lấy gần làm xa, lấy xa làm gần, lấy nhẹ làm nặng lấy nặng làm nhẹ, lấy dài làm ngắn lấy ngắn làm dài. Phật trí như thế vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Ví như, có trăm người, suốt trăm năm đốn củi, chứa đống cao ngàn trượng, chỉ cần cho một mồi lửa, nửa ngày là cháy sạch. Đâu có thế nói rằng đống củi trăm năm mà đốt nửa ngày không cháy hết. Lại như có người què được lên thuyền gặp gió thuận buồm căng, một ngày vượt xa ngàn dặm, đâu có thể nói người què một ngày không đến nơi cách xa ngàn dặm ư! Lại như có một người nghèo hèn, nhặt được vật quý của nhà vua, nhà vua mừng tìm được lại vật cũ, liền thêm trọng thưởng, người ấy chỉ trong khoảnh khắc giàu sang đầy dẫy. Đâu có thể nói người muốn được vua ban phải mười năm đèn sách khó nhọc còn không đạt được, huống hồ người kia chỉ có chút việc mà có được giàu sang như thế được. Lại có người yếu đuối, gắng sức leo lên con lừa còn không nổi, được lên xe chuyển luân Thánh vương, liền bay trên hư không, bay lượn tự nhiên. Đâu có thể nói người yếu đuối sức leo lên con lừa còn không nổi kia không thể bay được trên hư không ư! Lại như có một sợi dây thừng trói mười dũng sĩ, không làm sao dùng sức thoát khỏi, chỉ cần một đứa trẻ con dùng thanh gươm bén chém một nhát là dây đứt làm hai đoạn. Đâu thể nói sức chú nhỏ không thể cắt được sợi dây thừng kia sao? Tất cả muôn pháp đều có tự lực và tha lực, tự nhiếp và tha nhiếp. Nghìn mở muôn đóng vô lượng vô biên, đâu có thể đem chỗ hiểu biết có trở ngại của mình mà nghi pháp vô ngại của người kia. Lại nữa, trong năm thứ không thể nghĩ bàn, Phật pháp là pháp không thể nghĩ bàn hạng nhất. Chúng ta không thể cho làm ác trăm năm là nặng, lại nghi mười niệm niệm Phật là nhẹ không được vãng sanh về thế giới An lạc, vào chánh định tụ việc ấy hoàn toàn không đúng.
2-. Có nghi cho rằng trí Phật đối với người không được gọi là tuyệt đối. Vì sao? Phàm tất cả danh tự từ tướng đối đãi mà sanh, giác trí từ bất giác mà sanh, như người mê từ chỗ ghi phương hướng mà sanh. Giả sử nếu mê mà tuyệt không mê, thì mê hoàn toàn không hiểu được. Mê nếu hiểu được chắc chắn người mê phải hiểu. Cũng có thể nói người hiểu mê, hiểu mê mê hiểu cũng như bàn tay lật sấp ngữa bèn nói sáng tối là khác cũng đâu được rõ ràng. Người phát khởi nghi này nên đối với trí huệ Phật sanh nghi không tin. Đối trị hạng người nghi này nên nói trí không thể xứng.
Nói trí không có đối xứng là nói Phật trí tuyệt không có trí nào có thể đối xứng, nó không có hình tướng, không đối đãi. Vì sao nói như thế? Pháp nếu thật có, chắc nên có trí hữu tri, Pháp nếu là không thì cũng nên có trí vô tri. Các pháp lìa cả hữu vô, nên Phật nói các Pháp thì trí tuyệt tướng đối đãi. Ông dẫn hiểu và mê để thí dụ vẫn còn là một thứ mê. Không thành hiểu và mê. Cũng như người trong mộng cùng giải mộng cho người khác, tuy nói giải mộng, chẳng phải là không mộng. Vì biết lấy Phật không nói biết Phật. Vì không biết lấy Phật nên chẳng phải biết Phật, vì chẳng phải biết, chẳng phải chẳng biết lấy Phật, cũng chẳng phải biết Phật. Vì chẳng phải chẳng phải biết, chẳng phải chẳng phải không biết lấy Phật, cũng chẳng phải biết Phật. Phật trí là lìa 4 câu này, người duyên đó thì tâm hạnh diệt, người chỉ nói thì ngôn ngữ dứt. Vì nghĩa này nên trong Thích Luận nói: "Nếu người thấy Bát Nhã, thì liền bị trói buộc, nếu không thấy Bát Nhã, cũng liền bị trói buộc. Nếu người thấy Bát Nhã, coi đó là giải thoát, nếu không thấy Bát Nhã, cũng coi là giải thoát". Trong bài kệ này nói không lìa tứ cú (có, không, chẳng phải có, chẳng phải không) bị trói buộc, lìa tứ cú thì được giải thoát. Ông nghi trí Phật đối với người không phải tuyệt đối, điều đó không đúng.
3-. Nghi Phật không thể thật độ tất cả chúng sanh, vì sao? Vì trong quá khứ đã có vô lượng A Tăng Kỳ, hằng hà sa Chư Phật, hiện tại ở trong thế giới mười phương cũng có vô lượng vô biên A Tăng Kỳ hằng hà sa Chư Phật. Giả sử, nếu Phật có khả năng độ tất cả chúng sanh thì lẽ ra từ lâu rồi không có ba cõi. Vị Phật thứ hai thì không vì chúng sanh mà phát Bồ Đề Tâm, trang nghiêm Tịnh độ để tiếp độ chúng sanh mà thật có 2 Phật nhiếp thọ chúng sanh cho đến thật có Ba đời chư Phật vô lượng trong 10 phương tiếp độ chúng sanh. Nên biết Phật thật không có khả năng độ tất cả chúng sanh. Người khởi ra nghi này, nên Phật A Di Đà làm cái tưởng hữu lượng đối trị với nghi này gọi là Trí Đại thừa rộng lớn.
Trí Đại thừa rộng lớn là không có pháp nào mà không biết, không có thứ phiền não nào mà không dứt sạch, không có thiện nào chẳng đủ và không có chúng sanh nào mà không độ. Sở dĩ có Chư Phật ba đời trong mười phương có thể dùng năm nghĩa để giải thích. 1-. Giả sử nếu không có ông Phật thứ hai cho đến không có A Tăng Kỳ hằng hà sa Chư Phật, thì thật sẽ không độ tất cả chúng sanh. Vì Phật có khả năng độ tất cả chúng sanh, thì có Chư Phật vô lượng ở mười phương, vô lượng chư Phật tức là từ trước Phật đã độ chúng sanh. 2-. Nếu Phật độ hết tất cả chúng sanh, thì sau đó sẽ không có Phật. Vì sao? Vì không có nghĩa giác tha thì đâu được gọi là Phật, thì y nghĩa nào mà nói có 3 đời chư Phật. Y theo nghĩa giác tha nên nói từ Phật đến Phật đều độ tất cả chúng sanh. 3-. Đức Phật sau có khả năng độ sanh thì cũng là khả năng của Phật trước. Vì sao? Vì do Phật trước mà có Phật sau. Như nhà vua sắp băng hà hạ chiếu cho vị vua sau tiếp nối khả năng của vua trước. 4-. Năng lực của Phật tuy có thể độ tất cả chúng sanh, nhưng cần phải có nhơn duyên, nếu chúng sanh ở Phật trước không có nhân duyên lại cần đến vị Phật sau. Như thế, chúng sanh vô duyên cần trải qua trăm ngàn Đức Phật, sự chẳng nghe chẳng thấy của họ không phải là năng lực của Phật kém. Như mặt nhật ánh sáng chiếu khắp bốn châu thiên hạ, phá hết các bóng tối nhưng người mù không thể thấy, chẳng phải là mặt nhật không đủ sáng. Sấm nổ vang tai mà người điếc không nghe, chẳng phải lỗi của tiếng sấm không đến tai. Biết được lý nhơn duyên gọi là Phật, nếu nặng tình trái lý nhân duyên, chẳng phải là bậc chánh giác. Cho nên chúng sanh vô lượng, Phật cũng vô lượng. Đừng hỏi vì sao không độ hết chúng sanh có duyên, không duyên, lời ấy thật phi lý. 5-. Nếu chúng sanh được độ hết thì thế gian bị rơi vào hữu biên (một bên có) vì nghĩa ấy nên có vô lượng Phật độ tất cả chúng sanh.
Hỏi: Nếu chúng sanh không thể hết thế gian lại phải rơi vào vô biên (một bên không) vì vô biên nên Phật không thật độ chúng sanh có đúng không?
Đáp: Thế gian chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên, cũng tuyệt bốn câu, Phật làm cho chúng sanh lìa bốn câu này gọi là độ, kỳ thật chẳng phải độ, chẳng phải không độ, chẳng phải hết, chẳng phải không hết. Thí như người nằm mơ thấy qua sông gặp nạn nước xoáy, người ấy rất sợ sệt kêu thét thật lớn, người ngoài kêu tỉnh dậy, chừng ấy không còn lo sợ gì nữa! Chỉ là thấy qua sông trong mơ, thực sự không có qua sông gì cả.
Hỏi: Nói độ hay không độ đều rơi vào biên kiến (thấy một bên) vì sao nói độ tất cả chúng sanh là trí Đại thừa rộng lớn, không nói không độ chúng sanh là trí Đại thừa rộng lớn?
Đáp: Chúng sanh đều chán khổ tìm vui, sợ trói tìm giải thoát, nghe độ thì hướng về, nghe không độ thì không muốn đến, không độ là nói Phật chẳng có lòng đại từ bi nên không hướng về, nên mơ mộng suốt đêm dài, không làm sao dứt được. Vì hạng người này nên phần nhiều nói độ, không nói không độ. Lại nữa, Kinh Chư Pháp Vô Hành cũng nói: "Phật không được Đạo Phật, cũng không độ chúng sanh, phàm phu gắng phân biệt, làm Phật độ chúng sanh". Nói độ chúng sanh thuộc về đối trị tất đàn, nói không độ chúng sanh thuộc về đệ nhất nghĩa tất đàn. Hai lối nói này đều có chỗ xuất xứ nên không chống trái nhau.
Hỏi: Như mộng đã dứt đâu không phải là độ ư! Nếu tất cả chúng sanh giấc mộng dài đều dứt thì thế gian đâu chẳng hết?
Đáp: Nói mộng là vì thế gian, nếu mộng hết là người không mộng. Nếu đã không mộng cũng không cần nói độ. Biết như thế thì thế gian tức là xuất thế gian, tuy độ vô lượng chúng sanh cũng không bị rơi vào điên đảo.
4-. Nghi Phật không được nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì nếu có thể biết khắp các pháp mà các pháp đều rơi vào hữu biên (một bên). Nếu không thể biết khắp tất cả thì không gọi là nhất thiết chủng trí. Đối trị với nghi này nên nói trí Vô đẳng, vô luân, tối thượng thắng.
Trí vô đẳng, vô luân, tối thượng là vì phàm phu trí hư vọng, trí Phật hoàn toàn như thật, một thật một vọng cách nhau rất xa, lý không đồng nhau nên gọi là vô đẳng. Thanh văn và Bích Chi Phật muốn biết được một cái gì phải nhập định mới biết, khi xuất định rồi thì không biết, lại việc biết đều có giới hạn. Đức Phật được Như thật tam muội, thường ở trong chánh định mà biết khắp tất cả, chiếu rõ muôn pháp hai và không hai, pháp sâu xa không có bờ mé nên gọi là vô luân. Bồ tát từ bát địa sắp lên, tuy được báo sanh tam muội, diệu dụng không có xuất định nhập định, như tập khí vi tế vẫn còn huân tập, nên tam muội không được sáng suốt thanh tịnh hoàn toàn, cách trí Phật còn xa. Còn trí Phật hoàn toàn đầy đủ như pháp mà chiếu vô lượng pháp, tịch chiếu vô lượng, như cái rương lớn thì cái dù che cũng lớn nên nói là tối thượng. Ba câu trên theo thứ lớp mà thành. Vì Phật trí không có ai đồng bực (vô đẳng), không có bờ mé (vô luân), rất cao xa (tối thượng). Vì tối thượng nên vô đẳng, vì vô đẳng nên vô luân. Chỉ cần nói vô đẳng là đủ. Như trí của Tu Đà Hoàn không đồng bậc (vô đẳng) với A La Hán. Vì từ sơ địa đến thập địa cũng thế, trí tuy chẳng đồng như cùng bờ mé và rất cao xa. Ông cho hiểu biết một bên là nạn mà cho Phật không có Nhất thiết chủng trí, việc ấy hoàn toàn không đúng.
Hỏi: Trong hạ bối nói mười niệm Phật tương tục liền được vãng sanh, thế nào gọi là mười niệm tương tục?
Đáp: Thí như có người bị quan binh bắt trốn về xứ, trên khoảng đất trông trở về quê, gặp quân binh oán tặc cầm gươm giáo rượt theo định giết, người ấy chạy nhanh đến bờ sông ranh giới, nếu qua được bờ bên kia sông là thoát nạn. Trong lúc ấy tâm tư dốc toàn lực tìm cách qua bờ kia sông, nghĩ nên mặc áo lội qua sông hay cởi áo lội qua sông, có cái gì có thể làm phao để qua, làm cách nào? Tâm tư chỉ dốc hết vào việc tìm cách qua sông không nghĩ gì đến việc khác. Chỉ có một niệm làm sao qua sông, tâm không còn nghĩ gì khác gọi là mười niệm tương tục. Hành giả cũng vậy, niệm Phật A Di Đà như người kia niệm qua sông, trải qua 10 niệm. Người ấy hoặc niệm danh hiệu Phật, hoặc niệm tướng hảo Phật, hoặc niệm quang minh Phật, hoặc niệm thần lực Phật, hoặc niệm công đức Phật, hoặc niệm trí huệ Phật, hoặc niệm bổn nguyện Phật không có niệm nào khác xen vào, mỗi tâm tiếp tục cho đến mười niệm gọi là mười niệm tương tục.
Mới nghe qua mười niệm tương tục dường như không khó, nhưng hàng phàm phu tâm như ngựa hoang, thức giống vượn chuyền cây, rong rủi theo sáu trần, chưa bao giờ ngơi nghỉ, nên phải dự bị hệ niệm, niệm lâu thành tánh, thiện tâm kiên cố, thập niệm mới chắc thành công. Như Đức Phật bảo vua Tần Bà Ta La: "Người chứa nhiều công đức lành, chết không có niệm ác, như cây nghiêng về phía Tây, khi trốc gốc sẽ ngã về phía Tây." Người sắp lâm chung, khi gió đao thổi đến, trăm ngàn đau nhức cắt thân, nếu trước chưa có tập quán niệm Phật, lúc ấy làm sao niệm được. Vì thế, khi sắp lâm chung mời thiện tri thức, hoặc năm ba người đồng chí cùng nhau khuyên bảo niệm Phật A Di Đà nguyện vãng sanh về cõi An lạc. Cùng nhau hộ niệm mỗi tiếng tương tục, liền thành mười niệm, khi đã mãn phần liền sanh An Dưỡng. Một khi về được cõi kia liền vào chánh định tụ, ở vị bất thối còn phải lo gì.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.214.244 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.