Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Kiền độ về y Ca Thi Na (Kathina).
Hỏi: - Bao nhiêu người thì được thọ y Ca Thi Na?
Ðáp: - Tối thiểu là năm người tiền an cư mới được thọ y Ca Thi Na. Người phá an cư, người hậu an cư, người ở trú xứ khác không được. Nếu trú xứ không đủ năm người thì được phép mời chúng tăng ở chùa khác đến cho đủ túc số để thọ. Tỳ kheo khách đến cho đủ túc số thì không được thọ (chia phần y).
Nếu trú xứ có bốn tỳ kheo và một Sa di, an cư sắp xong, cho sa di ấy thọ đại giới để đủ túc số năm người thọ y Ca Thi Na. Vị tân tỳ kheo ấy cũng được thọ.
Một tỳ kheo và bốn sa di thọ đại giới cũng như trên.
Một trú xứ có năm hay trên năm tỳ kheo nhưng không biết cách thọ y Ca Thi Na, được phép thỉnh một tỳ kheo biết pháp ở trú xứ khác đến tiến hành pháp yết ma thọ y Ca Thi Na. (Vị ấy) được phép tiến hành pháp yết ma nhưng không được chia phần y.
Pháp sư nói: - Người nào được phép dâng y Ca Thi Na cho chúng tăng?
Ðáp: - Y của cả bảy chúng và y của chư thiên đều được nhận để làm y Ca Thi Na.
Nếu người không hiểu cách làm y Ca Thi Na đến hỏi thì tỳ kheo nên dạy họ. Y Tăng Già Lê (y nhiều lớp), Uất Ða La Tăng (y vai trái) hay y An Ðà Hội (y nội), bất kỳ loại nào cũng được thọ làm y Ca Thi Na.
Vào ngày 16 khi minh tướng xuất hiện, đem vải để may y Ca thi na đến giao cho tăng. Tỳ kheo nên nói với chủ y rằng cần có số lượng kim, chỉ và tỳ kheo làm y, nhuộm y.
Nghe xong, thí chủ nên cúng dường thức ăn uống theo (số lượng) tỳ kheo làm y. Người thọ y Ca thi na cho tăng phải biết cách thức thọ y. Nếu là vải may y, trước tiên phải giặt sạch đưa cho nhiều tỳ kheo cùng nhau cắt, ráp, may lại và ngay ngày hôm ấy phải nhuộm, làm dấu xong rồi thọ.
Nếu có nhiều người đưa y Ca thi na đến, chỉ thọ một y, phần còn lại thì phân chia, nên yết ma để thọ.
Tăng đem y Ca thi na dâng cho ai? Nên dâng cho vị mà y bị rách. Nếu số tỳ kheo có y hư rách nhiều thì chọn vị già để dâng. Nếu không có vị già thì chọn lớn tuổi hạ nhất, không được dâng cho người tham lam keo kiệt.
Phật bảo các tỳ kheo: - Nên thọ trì pháp yết ma về y Ca thi na như vậy.
Trong luật đã nói rằng nếu y (may) chưa xong thì gọi một tỳ kheo khác cùng làm cho xong, không được nói (mình có) đạo đức để trở ngại việc may y, trừ người bệnh.
Pháp sư nói: - Tại sao đối với y Ca thi na có sự ân cần như vậy? Vì được chư Phật khen ngợi.
Thời quá khứ, đức Phật hiệu Liên Hoa có đệ tử Thanh văn tên Tu Xà Ða. Vị này làm y Ca thi na chưa xong (trong ngày) nên được đức Phật sai một vạn sáu ngàn tỳ kheo tập trung đến cùng (giúp) làm y Ca thi na.
Sau khi được làm xong, vị tỳ kheo trì y xả y Tăng Già Lê đang thọ trì (và nói rằng) đây là y Ca thi na, tôi xin thọ trì - nói ba lần như vậy. Sau khi nói ba lần, đặt y này trên người, mặc y bày vai trái đi đến trước thượng tọa, chắp tay hướng về chư tăng thưa rằng đại đức, con theo đúng pháp thọ trì y Ca thi na của tăng, xin tăng tùy hỷ.
Vị thượng tọa đứng dậy, mặc y bày vai trái, chắp tay hướng về Tăng mà nói rằng trưởng lão thọ trì y Ca thi na này của tăng đúng pháp, tôi xin tùy hỷ.
Tuần tự đến các vị hạ tọa cũng nói như vậy. Chư tăng hay nhiều người đều không được thọ y Ca Thi Na. Y Ca thi Na chỉ được thọ với một người. Chư tăng, nhiều người tùy hỷ theo thì sau đó cũng thành tựu y Ca thi Na.
Nếu người nào đem cả ba y dâng đến tăng để làm y Ca thi Na và họ nói rằng vị nào thọ y Ca thi Na thì được cả ba y (này) thì tùy theo lời thí chủ mà dâng cả ba y đến người thọ y, các vị khác trong tăng không được nhận.
Y Ca thi Na được thọ xong, chư tăng được dâng các lợi dưỡng, vật thường thì được phân chia, vật quý trọng thuộc về tứ phương tăng.
Nếu trong một cương giới bố tát có nhiều trú xứ thì không được thọ y Ca thi Na riêng, nên hòa hợp lại một chỗ để theo pháp thọ một y Ca thi Na, không được may sẵn, chỉ nên (đo) lấy dấu sẵn, người được giữ y mang y chưa may ra ngoài cương giới.
Ngoài cương giới là chùa khác.
Pháp sư nói: (người được chọn) thọ y Ca thi Na rồi, nhận lấy (vải may y) và ra ngoài cương giới (đến chùa khác để làm y).(?)
Vì muốn sống an lạc nên không có ý trở lại: tỳ kheo ra khỏi cương giới rồi, thấy trú xứ (mới) có phòng ở tốt, nên có ý không trở lại thì bị mất trú xứ trước, sau đó mất công đức y... Các cău văn khác trong luật đã nói rõ.
Ta không (nhận) làm y và cũng không trở về: nếu đã có ý nghĩ này thì cả trú xứ và công đức y đều mất.
Mất do (không đúng với) thời gian làm y: người được làm y, trước mất trú xứ, sau đó mất y công đức.
Mất do nghe: trước mất y công đức, sau mất trú xứ.
Không còn sự mong cầu (có đủ vải để may y): trước mất trú xứ, sau khi mất sự mong cầu (vải) thì lại có (vải) theo sự mong cầu hoặc là có (vải) nhưng không do mong cầu.
Văn này trước sau thay đổi nhau nên thành nhiều câu chứ không có ý nghĩa sâu xa, trong luật đã nói rõ.
Hết phần Kiền Ðộ Ca thi Na (Kathinakkhandhakavan-nanà nitthità).
-ooOoo-
Người đang hành pháp biệt trú, nếu có người thỉnh hoặc cho người khác thọ giới thì được phép tạm thời ngừng hành pháp, sau khi xong việc trở lại tiếp tục hành.
Khi xả hành pháp (biệt trú) nên nói thế này: tôi xin xả pháp Ba Lị Bà Sa (parivàsa - hành biệt trú), nói ba lần.
Ðối với việc hành biệt trú pháp Ma Na Ðỏa (Mànatta - tùy thuận sự giáo dục của Tăng), người đang chấp hành pháp này mà các tỳ kheo (ở đó) đi vắng hết, thì chỉ cần tâm niệm rằng nếu có tỳ kheo đến, ta sẽ thưa (với họ). Nếu trong suốt sáu ngày (hành pháp này) không có tỳ kheo nào để thưa trình thì cũng được xuất tội.
Nếu trong chùa có nhiều tỳ kheo lai vãng nên khó thưa trình, vào ngày được xả hành pháp, khi minh tướng chưa xuất hiện, đưa bốn hay năm tỳ kheo ra ngoài cương giới, ngoài tầm đá ném, người thọ hành pháp bạch tăng rằng con hành pháp đã qua... ngày, còn lại... ngày.
Nếu trong cương giới có tỳ kheo đi ra đến nơi đang hành pháp thì nên bạch (với họ). Nếu không bạch thì bị mất đêm (số ngày đã hành pháp).
Nếu có tỳ kheo đi theo, thọ hành pháp xong, khi họ trở về nên để lại một vị chờ minh tướng xuất hiện để xả hành pháp rồi cùng nhau về chùa (làm) theo như pháp trước đây, đủ sáu đêm thì được xuất tội.
Pháp xuất tội trong luật bản đã nói rõ nên không nêu ra nữa.
Bấy giờ, tại một trú xứ ở Câu Diệm Di có hai tỳ kheo: một vị luật sư, vị kia là kinh sư.
Một hôm, vào nhà xí, sau khi sử dụng chậu nước để rửa xong, vị kinh sư không đổ nước (thừa) ra và úp chậu xuống. Vào nhà xí, thấy còn để nước thừa trong chậu rửa, vị luật sư hỏi kinh sư rằng ai vào nhà xí mà không đổ nước thừa và úp chậu xuống?
Vị kinh sư đáp: - Chính tôi.
Vị luật sư hỏi: - Thầy biết tội tướng không?
Vị kinh sư đáp: - Tôi thật không biết tội tướng.
Luật sư nói rằng: - Thầy phạm tội Ðột-cát-la.
Vị kinh sư nói: - Nếu phạm tội Ðột-cát-la thì tôi phải sám hối.
Luật sư nói: - Thầy có cố ý làm không?
Kinh sư nói: - Không cố làm.
Luật sư: - Nếu không cố ý làm thì không có tội.
Vị kinh sư nghe rõ lời luật sư nói là không có tội.
Trở về phòng, vị luật sư nói với đệ tử của mình rằng: vị kinh sư kia không biết phạm, chẳng biết không phạm.
Nghe thầy mình nói như vậy, đệ tử vị luật sư nói với đệ tử vị kinh sư rằng thầy ông không biết phạm hay không phạm gì cả.
Nghe như vậy, đệ tử vị kinh sư đến nói với thầy mình về sự việc ấy.
Nghe đệ tử mình nói, vị kinh sư bảo họ rằng luật sư này trước đây nói ta vô tội, nay lại nói ta có tội, luật sư ấy nói dối.
Nghe thầy mình nói như vậy, đệ tử của kinh sư nói với đệ tử luật sư rằng thầy ông phạm tội nói dối.
Nghe nói như vậy, đệ tử vị luật sư đem thưa lại thầy mình. Cứ như vậy, sự việc này lan rộng ra trở thành cuộc tranh cãi lớn. Sau đó, vị luật sư tìm được lỗi của kinh sư nên tập họp tăng để cử tội vị này và tác pháp yết ma cử tội. Do đó, trong luật nói hòa hợp cử tội.
Hỏi: - Tại sao bằng năng lực thần thông, đức Phật rời chỗ ngồi đi đến nước Xá Vệ mà không nói với các tỳ kheo?
Ðáp: - Nếu ở giữa chúng tăng, đức Phật làm vị phán quyết thì người thắng lý sẽ hoan hỷ, người thua lý sẽ nói rằng đức Phật thiên vị cho nhóm người kia và phỉ báng Như Lai rằng Ngài có yêu thương và ghét bỏ. Do phỉ báng Phật nên khi qua đời họ bị đọa địa ngục. Cho nên đức Phật rời chỗ ngồi ra đi mà không chịu phán quyết cho họ.
Hết phần Kiền Ðộ về Câu diệm di (Kosambhikkhandh-akavannanà nitthità).
-ooOo-
Phần Chiêm ba kiền độ không giải thích (Campeyyak-khandhakavannanà nitthità).
Tranh cãi nhau bằng lời thì diệt bằng hai pháp tỳ ny (là) hiện tiền tỳ ny (Sammukhàvinaya) và đa mích tỳ ny (Yebhuyyasika-phán đoán theo số đông có đạo đức). Ưùc niệm tỳ niệm (Sativinaya) chỉ áp dụng cho bậc tỳ kheo ái tận cho đến bậc A Na hàm chứ không dùng cho phàm phu.
Ða mích tỳ ny là đến khắp nơi tìm các vị tỳ kheo biết pháp để phán quyết nên gọi là đa mích (tìm nhiều) tỳ ny.
Ma Di (Màtika) là hai bộ ba la đề mộc Xoa (giới bản của tăng và ny).
Nếu hành Xá La (Salaka-thẻ bỏ phiếu) mà bên nhiều thẻ (là) phi pháp thì thu thẻ xướng lên rằng sáng mai tiến hành phát thẻ lại.
Trong thời gian đó, lại tìm kiếm những người cùng phe như pháp.
Nếu thượng tọa lấy thẻ phi pháp thì người đếm thẻ nói nhỏ riêng rằng thượng tọa tuổi già sao nắm lấy thẻ phi pháp như vậy, nên bắt lấy thẻ đúng pháp.
Hết phần bảy pháp diệt sự tranh cãi (Satta adhikaranasamathà).
Kiền độ về tỳ kheo ny:
Tại sao đức Phật không cho người nữ xuất gia? Vì cung kính pháp vậy. Nếu độ cho người nữ được xuất gia thì chánh pháp chỉ tồn tại được năm trăm năm. Do đức Phật chế tám pháp tôn kính cho tỳ kheo ny nên chánh pháp lại được tồn tại một ngàn năm.
Pháp sư nói: - Sau một ngàn năm, Phật pháp bị diệt tận (phải không?).
Ðáp: - Không phải bị diệt tận, trong một ngàn năm (đầu có người) đắc tam đạt trí; trong một ngàn năm tiếp theo đắc ái tận A la hán, không có chứng tam đạt trí; trong một ngàn năm tiếp theo đắc A Na Hàm; trong một ngàn năm sau nữa chứng Tư Ðà Hàm; trong một ngàn năm nữa chứng Tu Ðà Hoàn; học pháp trong năm ngàn năm tiếp theo, trong năm ngàn năm này có đắc đạo; sau năm ngàn năm này có học mà không đắc đạo; sau một vạn năm (10,000) kinh sách bằng văn tự đều bị tiêu diệt hết, chỉ còn có biểu hiện sự cạo tóc, mặc pháp phục mà thôi.
Hết phần kiền độ tỳ kheo ny.
Vật có giá trị lớn không được phân chia: không được đem ruộng vườn, ao giếng của tăng bán đổi lấy vật khác, chỉ trừ trao đổi (vật cùng loại).Những vật của tăng như giường, tòa ngồi, vật dụng không được phân chia, không được bán, trừ trao đổi. Ống đựng thuốc nhỏ mắt, cây ráy tai, kim chỉ, dao nhỏ, khóa cửa, tích trượng, tiểu hoàn(?) vật dụng bằng sắt thì được phân chia, những vật dụng khác không được phân chia trừ dao (búa) chẻ cây chà răng, trừ dao nhỏ, dép da, dù thì được phân.
Nếu có người dâng cúng tre, cỏ và đất thì không được phân, dâng thuốc thì được phân, dâng tủ rương thì không được phân. Nếu họ dâng vật dụng trong phòng tăng thì không được phân chia gì cả, trừ ống đựng dầu.
Hết phần kiền độ về pháp (Vattakkhandhaka).
Phẩm Ðại đức Xá Lợi Phất hỏi Ô Ba Ly về luật hành
(Nam truyền luật tạng, tập 5, trang 329, V.3-8).
Phần Kệ tụng:
Xá Lợi Phất hỏi Ô Ba Ly (U-bà-li, Upali):
Bao nhiêu tội về thân
Bao nhiêu tội về miệng
Che dấu bao nhiêu tội
Xúc chạm bao nhiêu loại?
Ô Ba Ly nói kệ đáp với Xá Lợi Phất:
Do thân có sáu tội
Tội miệng cũng có sáu
Che dấu có ba tội
Xúc chạm có năm tội.
Câu hỏi 2:
Trời sáng bao nhiêu tội?
Ba lần xướng, bao tội?
Mấy trường hợp tám việc
Tất cả tụ bao nhiêu? (Sabbasamgaho - tất cả học xứ)
Ðáp:
Trời đã sáng, ba tội.
Ba lần xướng có hai
Ðây là một tám sự
Một gồm tất cả sự
Hỏi 3:
Như Lai kiết giới rõ
Luật có bao nhiêu tướng
Tội trọng luật mấy loại
Dấu tội thô mấy loại?
Ðáp:
Như Lai phân biệt dạy
Luật gồm có hai tướng
Tội trọng luật có hai (Ba-la-di + tăng tàn)
Dấu tội thô cũng hai.
Hỏi 4:
Giữa tụ lạc bao tội
Qua sông có bao nhiêu
Ăn thịt gì Thu Lan
Thịt gì Ðột-cát-la?
Ðáp:
Giữa tụ lạc có bốn
Qua sông cũng có bốn
Một loại thịt Thu Lan
Chín loại Ðột-cát-la.
Hỏi 5:
Ðêm, nói chuyện mấy tội?
Ngày, nói chuyện mấy tội?
Ðem cho bao nhiêu tội?
Nhận lấy bao nhiêu tội?
Ðáp:
Ban đêm, nói hai tội
Ngày, nói cũng hai tội
Ðem cho có ba tội
Nhận lấy có bốn tội.
Hỏi 6:
Mấy tội đối thủ sám?
Mấy tội phải yết ma?
Làm rồi không thể sám
Như Lai đã chế rõ.
Ðáp:
Năm tội sám hối được
(Thứ?) sáu tội phải yết ma
Một tội không thể sám
Như Lai phân biệt kết.
Hỏi 7:
Quan trọng, luật có mấy?
Phật dạy nghiệp thân miệng
Vị phi thời mấy loại
Mấy loại tứ yết ma?
Ðáp:
Luật do hai quan trọng (thân miệng)
Thân miệng cũng như vậy
Vị phi thời một loại
Một bạch tứ yết ma
Hỏi 8:
Ba-la-di mấy loại
Bao nhiêu đất hòa hợp
Bao nhiêu đêm thất dạ (mất ngày)
Kết hai ngón mấy giới?(Ny. Ba-dật-đề 5)
Ðáp:
Ba-la-di có hai
Ðất cộng trú có hai
Mất đêm cũng có hai
Giới hai ngón có hai
Hỏi 9:
Ðánh thân có mấy loại
Có mấy loại phá tăng
Tội bắt đầu bao nhiêu
Tác bạch rồi bao nhiêu?
Ðáp:
Ðánh thân có hai loại
Nhân phá tăng có hai
Mới làm có hai tội
Bạch rồi cũng có hai.
Hỏi 10:
Sát sanh có mấy tội
Tội trọng miệng mấy loại
Mắng chưởi bao nhiêu loại
Làm mai có mấy loại?
Ðáp:
Sát sanh có ba tội
Tội trong miệng có ba
Mắng chưởi cũng có ba
Làm mai có ba tội.
Hỏi 11:
Thọ đại giới mấy người
Yết ma gồm mấy loại
Ðuổi hẳn có mấy loại
Thuyết một lời mấy loại?
Ðáp:
Không thọ với ba người
Yết ma gồm ba người
Ðuổi hẳn cũng có ba
Một lời cũng có ba
Hỏi 12:
Giới trộm có mấy tội
Giới dâm có mấy tội
Cố giết có mấy loại
Ném bỏ có bao nhiêu?
Ðáp:
Giới trộm có ba tội
Giới dâm có bốn tội
Giết đúng có ba tội
Vì vứt bỏ có năm
(vứt bỏ cho chết có 5. Xem luật tạng Nam truyền, trang 338 - chú 5)
Hỏi 13:
Dạy giới tỳ kheo ny
Mấy Ba Dạ, Ðột Kết
Bao nhiêu mới dự vào
Y có bao nhiêu loại?
Ðáp:
Trong việc dạy giới ny
Ba Dạ, Ðột kết la.
Có bốn tin Phật dạy
Cho y, hai loại tội.
Hỏi 14:
Phật dạy ny có mấy
Ba la Ðề có mấy
Ăn hạt giống có mấy
Ba-dật-đề, đột La?
Ðáp:
Phật dạy pháp của ny
Ba La Ðề có tám
Ba Dạ Ðề, Ðột kết
Vì ăn dùng hạt sống.
Hỏi 15:
Ði có bao nhiêu tội?
Ðứng có bao nhiêu tội?
Ngồi có bao nhiêu tội?
Ngủ có bao nhiêu tội?
Ðáp:
Khi đi có bốn tội
Khi đứng có bốn tội
Khi ngồi có bốn tội
Khi ngủ có bốn tội.
Hỏi 16:
Bao nhiêu Ba-dật-đề?
Tất cả không một loại
Chẳng trước cũng chẳng sau
Bị phạm cùng một lúc.
Ðáp:
Có năm Ba-dật-đề
Loại này không phải một
Chẳng phải trước hay sau
Bị tội trong một lúc
Hỏi 17:
Bao nhiêu Ba-dật-đề
Tất cả chẳng phải một
Không trước cũng chẳng sau
Bị tội trong một lúc?
Ðáp:
Có chín Ba-dật-đề
Chẳng phải cùng một loại
Chẳng trước cũng chẳng sau
Bị tội trong một lúc.
Hỏi 18:
Bao nhiêu Ba-dật-đề
Chẳng phải cùng một loại
Sám hối bằng (thân?) miệng
Như Lai giảng dạy rõ?
Ðáp:
Có năm Ba-dật-đề
Chẳng phải cùng một loại
Sám hối bằng một lời
Như Lai giảng dạy rõ.
Hỏi 19:
Bao nhiêu Ba-dật-đề
Chẳng phải cùng một loại
Sám bằng bao nhiêu lời
Như Lai giảng dạy rõ?
Ðáp:
Có chín Ba-dật-đề
Chẳng phải cùng một loại
Sám hối bằng một lời
Như Lai đã dạy rõ.
Hỏi 20:
Bao nhiêu Ba-dật-đề
Chẳng phải cùng một loại
Sám hối bằng tên riêng
Như Lai đã dạy rõ?
Ðáp:
Có năm Ba-dật-đề
Chẳng phải cùng một loại
Sám hối bằng tên riêng
Như Lai giảng dạy rõ.
Hỏi 21:
Bao nhiêu Ba-dật-đề
Chẳng phải cùng một loại
Sám hối tên tánh tụ
Như Lai đã giảng rõ?
Ðáp:
Có chín Ba-dật-đề
Chẳng phải cùng một loại
Sám hối bằng tên tụ
Như Lai đã giảng rõ.
Hỏi 22:
Khuyên ba lần mấy tội
Vì ăn có bao nhiêu
Khi ăn có bao nhiêu
Do ăn có bao nhiêu?
Ðáp:
Lần thứ ba ba tội
Vì ăn có sáu tội
Khi ăn có ba tội
Năm lọai gây tội ăn.
Hỏi 23:
Tất cả quá ba lần
Nơi phạm tội có mấy
Hỏi tội bao nhiêu (người)
Tránh sự có bao nhiêu?
Ðáp:
Tất cả quá ba lần
Có năm trường hợp tội
Khéo đáp tội năm người
Gây tránh sự năm người.
Hỏi 24:
Luận sự bao nhiêu người
Diệt bằng bao nhiêu pháp
Mấy trường hợp vô tội
Có mấy chỗ thành thiện?
Ðáp:
Quyết sự phải có năm
Dùng năm người để diệt
Năm hạng người thanh tịnh
Theo ba chỗ thành thiện.
Hỏi 25:
Ðêm, thân phạm mấy tội
Ngày, thân phạm mấy tội
Khi thấy bao nhiêu tội
Khất thực bao nhiêu tội?
Ðáp:
Ðêm, thân phạm hai tội
Ngày, thân phạm hai tội
Khi thấy bị một tội
Khất thực có một tội.
Hỏi 26:
Biết ân có mấy lọai
Theo người thành sám hối
Bị đuổi có bao nhiêu
Thiện hạnh có bao nhiêu?
Ðáp:
Biết ân có tám lọai
Theo người thành sám hối
Bị đuổi có ba hạng
Bốn mươi ba thiện hạnh.
Hỏi 27:
Bao nhiêu chỗ nói dối
Bảy ngày có bao nhiêu
Mấy pháp Ba La đề (xá ny)
Sám hối có mấy hạng?
Ðáp:
Nói dối có năm chỗ
Pháp bảy ngày có hai (Nam-Luật 5, trang 33, 3 dòng 10)
Mười hai Ðề xá ny
Sám hối lại có bốn.
Hỏi 28:
Nói dối có mấy phần
Bố tát có mấy phần
Sứ giả có mấy phần
Ngoại đạo có mấy pháp?
Ðáp:
Tám phần thành nói dối
Bố tát cũng có tám
Sứ giả cũng có tám
Ngoại đạo có tám pháp.
Hỏi 29:
Thọ giới có mấy lời
Ðứng kính với mấy hạng
Mời ngồi với mấy hạng
Giáo giới ny có mấy?
Ðáp:
Thọ đại giới tám lời
Ðứng kính với tám hạng
Mời ngồi với tám hạng
Tám pháp giáo giới ny.
Hỏi 30:
Mấy hạng người không lạy
Cũng không chấp tay chào
Có mấy Ðột-cát-la
Dùng y có mấy loại?
Ðáp:
Mười hạng người không lạy
Cũng không chấp tay chào
Có mười Ðột-cát-la
Dùng y lại có mười.
Hỏi 31:
Làm bất thiện mấy điều
Như Lai giảng dạy rõ
Trong luật, phần Chiêm Bà
Tác pháp đều bất thiện?
Ðáp:
12 tác pháp bất thiện
Như Lai giảng dạy rõ
Trong luật, phần Chiêm Bà
Tác pháp đều bất thiện.
Hỏi 32:
Theo câu đại đức hỏi
Tôi đã tùy ý đáp
Ðáp theo từng câu hỏi
Không còn một nghi ngờ.
Giải thích:
Ðáp: 1. Thân đắc; 2. Miệng đắc; 3. Thân miệng đắc; 4. Thâm tâm đắc; 5. Tâm miệng đắc; 6. Thân miệng tâm đắc.
Thân nghiệp có sáu tội: bắt đầu là dâm, nộ (giận). Khẩu nghiệp có sáu tội: bắt đầu là lừa gạt nói dối.
Che dấu (phú tàng) có ba tội: 1- Tỳ kheo ny che dấu tội trọng thì phạm Ba-la-di. 2- Tỳ kheo che dấu tội trọng của người khác thì phạm Ba-dật-đề. 3- Tỳ kheo che dấu tội trọng của mình thì phạm Ðột-cát-la. Ðây là ba tội do che dấu.
Xúc chạm nhau có năm tội:
1. Tỳ kheo ny xúc chạm (nam) phạm Ba-la-di.
2. Tỳ kheo xúc chạm (nữ) phạm Tăng tàn.
3. Tỳ kheo xúc chạm vào y phục của người nữ phạm Thu-lan-giá.
4. Tỳ kheo dùng y xúc chạm ngưỡi nữ phạm Ðột-cát-la.
5. Tỳ kheo dùng ngón tay chọc (lét) tỳ kheo khác phạm Ba-dật-đề. Ðây là năm tội.
Minh tướng (sáng sớm) xuất hiện có ba tội:
Một đêm, sáu đêm, bảy đêm, mười đêm, quá một tháng khi minh tướng xuất hiện thì phạm Ny tát kỳ Ba-dật-đề. Tỳ kheo ny ở qua đêm một mình, khi minh tướng xuất hiện, phạm tăng tàn. Tỳ kheo tự che dấu tội, minh tướng xuất hiện, phạm Ðột-cát-la. Ðây là ba loại tội khi minh tướng xuất hiện (thì phạm).
Ba lần xướng có hai loại: 1- Tỳ kheo. 2- Tỳ kheo ny. Khi đang thuyết giới (vị yết ma) xướng ba lần (người) có tội mà không phát lộ, phạm Ðột-cát-la. Ðây là hai loại tội từ ba lần xướng lên.
Trong luật nói tám sự thành tội: là tội Ba-la-di của tỳ kheo ny.
Tất cả tụ (nhóm) có một: trong phần tựa của giới có nói: nhớ có tội phải phát lộ. Phát lộ về (cả) năm thiên giới, nên nói có một tụ (nhóm).
Như Lai giảng giải rõ: giảng giải phân biệt sự khinh trọng về giới tướng.
Luật chú trọng về hai (nghiệp) là thân và miệng.
Trong luật , (giới) trọng có hai là Ba-la-di và Tăng tàn.
Che tội thô cũng có hai là Ba-la-di và Tăng tàn.
Giữa tụ lạc có bốn: một tỳ kheo và tỳ kheo ny hẹn nhau đi, tỳ kheo đi bước thứ nhất, phạm Ðột-cát-la; đến cương giới tụ lạc, tỳ kheo phạm Ba-dật-đề; một chân bước vào cương giới, một chân ở ngoài, tỳ kheo ny phạm Thu-lan-giá; cả hai chân vào cương giới, (tụ) phạm tăng tàn. Ðây là bốn tội giữa tụ lạc.
Qua sông có bốn tội: tỳ kheo và tỳ kheo ny hẹn nhau đi chung thuyền, Vừa bước đi, tỳ kheo phạm Ðột-cát-la. bước lên thuyền, tỳ kheo phạm Ba-dật-đề. Bước một chân lên bờ, tỳ kheo ny phạm Thu-lan-giá. Bước cả hai chân lên bờ, tỳ kheo ny phạm Tăng tàn. Ðây là bốn tội về qua sông.
(Ăn) Một loại thịt, bị phạm thu lan dá là thịt người.
(Ăn) chín loại thịt phạm Ðột-cát-la: là thịt voi, ngựa, chó...
Nói chuyện trong đêm có hai tội: (ban đêm) tỳ kheo ny cùng với đàn ông vào phòng tối, đến chỗ khuất kề tai nói nhỏ, phạm Ba-dật-đề. (Ðêm) tỳ kheo ny cùng đàn ông ở một chỗ cách xa nhau ngoài hai khủy tay, phạm Ðột-cát-la. Ðây là hai tội nói chuyện ban đêm.
Ban ngày cũng có hai: tỳ kheo ny cùng đàn ông ở chỗ khuất trong phạm vi hai khủy tay rưỡi, phạm Ba-dật-đề; ngoài hai khủy tay rưỡi, phạm Ðột-cát-la. Ðây là hai tội về ban ngày.
Về bố thí có ba: với ác tâm, tỳ kheo đem cho thuốc độc để giết người, phạm tội Ba-la-di; giết phi nhân, phạm Thu-lan-giá; giết súc sanh, phạm Ba-dật-đề. Ðây là ba tội về cho.
Về nhận lấy, có bốn tội: người nữ dùng tay đưa cho, tỳ kheo nắm lấy, phạm tăng tàn; tỳ kheo nhận lấy sự dâm dục của người nữ cho, phạm Ba-la-di. Tỳ kheo nhận lấy y của tỳ kheo ny không phải thân quyến, phạm Ny tát kỳ Ba-dật-đề. Với tâm dâm dục, tỳ kheo ny biết đàn ông kia (cho với) tâm dâm dục mà vẫn nhận lấy thức ăn của họ, phạm Thu-lan-giá. Ðây là bốn tội do nhận lấy.
Năm tội có thể sám hối: Thu-lan-giá (Dubbhàsita), Ba-dật-đề, Ba-la-đề Ðề-xá-ny, Ðột-cát-la, ác thuyết. Ðây là năm tội có thể sám hối. Tội thứ sáu cần phải yết ma (để sám hối): Tăng già bà thi sa.
Một tội không thể sám hối là Ba-la-di.
Luật có hai loại (tội) trọng là Ba-la-di và tăng tàn.
Thân, miệng cũng như vậy: sự chế định giới luật căn cứ vào thân, miệng.
Một loại vị ngon dùng phi thời: tô tỳ diêm (nước súp loãng) làm bằng ngũ cốc được dùng phi thời. Gọi là một loại vị ngon (súp) dùng phi thời.
Một (pháp) bạch tứ yết ma là sai (người đi) giáo giới tỳ kheo ny.
Ba-la-di có hai: tỳ kheo và tỳ kheo ny.
Ðất hòa hợp (cộng trú xứ) có hai: 1. Hòa hợp về thân, 2. Hòa hợp về pháp.
Mất đêm cũng có hai: 1. Hành Ba-lợi-bà-sa. 2. Hành Ma-Na-đỏa.
Kết giới về hai ngón tay có hai: 1. Tỳ kheo ny tẩy tịnh. 2. Tóc trên đầu dài; (cả hai) không được để quá hai ngón tay (chồng lên).
(Tự) đánh đập thân mìnhcó 2 tội: tỳ kheo ny tự đánh mình phạm Ðột-cát-la; khóc, phạm Ba-dật-đề.
Nhân hai việc (mà) phá tăng: 1. yết ma. 2. nhận lấy thẻ.
(Khi) mới làm có hai tội: 1. Tỳ kheo làm (thì) có tội bắt đầu (làm). 2. Tỳ kheo ny làm (thì) có tội bắt đầu (làm).
Tác bạch cũng có hai tội: 1. Bạch yết ma.2. Ðơn bạch.
Sát sanh có ba tội:
- Giết người: phạm Ba-la-di.
- Giết phi nhân: phạm Thu-lan-giá.
- Giết súc sanh: phạm Ba-dật-đề.
Tội nặng về lời nói có ba: dạy người trộm, dạy người chết, nói với người là mình đắc pháp Thánh lợi.. Ðây gọi là lời nói có ba tội trọng.
Mắng chưỡi cũng có ba: bằng tâm dâm dục. mắng nữ căn và hậu môn (của họ) phạm hai tăng tàn. Mắng các phần khác trên thân phạm Ðột-cát-la. Ðây là ba tội.
Làm mai mối có ba tội: khi nhận lời, phạm Ðột-cát-la; đi đến nói, phạm Thu-lan-giá; trở lại báo tin, phạm tăng tàn.
Ba hạng người không được thọ (đại giới):1. Ở xa không nghe. 2. Thân thể không đầy đủ. 3. Căn không hoàn bị. Không đủ y bát thuộc về phần thân thể. Người bị 13 già nạn thuộc về các căn không hoàn bị.
Tiến hành tụ (yết ma) có ba trường hợp: 1. Biệt chúng. 2. Bạch không thành tựu. 3. Yết ma không thành tựu. Ðây gọi là ba.
Ðuổi hẳn cũng có ba: 1. Tỳ kheo ny đem thân mình vu báng người khác (phạm giới Ba-la-di) như tỳ kheo ny Từ Ðịa. 2. Sa di phá hoại sa di (bằng cách) hành dâm vào hậu môn người kia. 3. Nói làm việc dâm dục không chướng ngại đạo pháp. Ðây gọi là ba tội bị đuổi hẳn.
Một lời nói cũng có ba: một (lời) yết ma, cả ba người đồng thời đắc giới.
Giới trộm có ba tội: trộm năm tiền phạm Ba-la-di; bốn tiền phạm Thu-lan-giá; ba tiền xuống đến một tiền phạm Ðột-cát-la.
Giới dâm có bốn tội: 1. Với nữ căn, Ba-la-di. 2. Với tử thi người nữ hư rã một nữa, Thu-lan-giá; 3.không tiếp xúc bốn bên (căn người nữ) Ðột-cát-la. 4.Tỳ kheo ny làm nam căn giả đưa vào trong căn mình, Ba-dật-đề. Ðây là bốn tội.
Giết chặt bỏ hẳn cũng có ba: giết người, Ba-la-di; chặt cây cỏ, Ba-dật-đề; tự cắt bỏ nam căn,Thu-lan-giá. Ðây là ba nhân phạm tội.
Vứt bỏ có ba: 1. Có tâm cố giết nên vứt bỏ thuốc độc, nếu người bị chết (vì thuốc ấy) phạm Ba-la-di; phi nhân chết, Thu-lan-giá; súc sanh chết, Ba-dật-đề. Ðây là ba loại vứt bỏ.
Lại có ba loại (vứt bỏ): tỳ kheo (làm xuất) vứt bỏ tinh, tăng tàn; vứt bỏ đại tiểu tiện trên cỏ sống, Ba-dật-đề; vứt bỏ (đại tiểu tiện) trong nước, trên đất sạch, Ðột-cát-la. Khạc nhổ cũng như vậy. Ðây là ba tội về vứt bỏ.
Ba-dật-đề và Ðột-cát-la: giáo giới tỳ kheo ny đến chiều tối, phạm Ba-dật-đề. Trước thuyết pháp, sau thuyết bát kính pháp, phạm đột cát la.
Có bốn quy định (theo lời) Phật dạy: 1. Phòng ở; 2. Giới; 3. Làm đúng pháp; 4. Không làm đúng pháp.
Cho y có hai loại tội: cho y đến tỳ kheo ny đầy đủ giới không bà con, phạm Ba-dật-đề, cho y đến tỳ kheo ny không đầy đủ giới, phạm Ðột-cát-la. (Ny) không đầy đủ giới là ny chỉ được tỳ kheo ny bạch tứ yết ma nhưng chưa được đại tăng bạch tứ yết ma. Ðây là hai tội về cho y.
Ba la đề có tám: là tám Ba-la-đề Ðề-xá-ny của tỳ kheo ny.
Ba-dật-đề, Ðột-cát-la: tỳ kheo ny xin hạt giống phạm Ba-dật-đề; khi ăn, Ðột-cát-la.
Ði có bốn tội: tỳ kheo cùng hẹn đi với người nữ, khi bắt đầu đi, Ðột-cát-la; đến thôn xóm, phạm Ba-dật-đề. Tỳ kheo ny đi một mình, phạm Thu-lan-giá; đến thôn xóm, phạm tăng tàn.
Ðứng có bốn tội: tỳ kheo ny và đàn ông đứng ở chỗ khuất, phạm Ba-dật-đề; xa ngoài tầm tay, Ðột-cát-la. Tỳ kheo ny nào khi trời rạng sáng mà không đi theo bạn, ở trong tầm tay, phạm Thu-lan-giá; ở ngoài tầm tay, phạm tăng tàn.
Ngồi và ngủ cũng như vậy.
Ba-dật-đề có năm: bơ, dầu, đường, cục mật, mỡ (đựng) riêng từng lọ, nhận lấy để quá bảy ngày, dùng bị năm Ba-dật-đề.
Loại ấy chẳng phải một hạng: bơ, mật v.v...
Chẳng phải trước hay sau: nhận lấy (các loại trên) (nhiều lần) để tập trung một chỗ và dùng một lúc, đều bị tội.
Có chín Ba-dật-đề: xin chín thứ thức ăn ngon bị chín tội Ba-dật-đề.
(Loại) Tội ấy chẳng phải là do một thứ: về hình thức bơ, dầu, cá, thịt khác nhau.
Tất cả đều sám hối bằng khẩu nghiệp: chín tội Ba-dật-đề ở trên, dùng chung một lời (văn) sám hối thì được hết tội.
(Ðối với) năm loại Ba-dật-đề: nói ra tên họ để sám hối, liệt kê tên tội để sám hối.
(Ðối với) chín loại Ba-dật-đề: gồm chung lại một loại để sám hối và nêu tên tội ra để sám hối.
Lần thứ ba bị ba tội: tỳ kheo ny nào theo kẻ bị cử tội, được can gián ba lần mà không bỏ, phạm Ba-la-di. Tỳ kheo bị tăng can gián ba lần không bỏ, phạm tăng tàn. Tỳ kheo và tỳ kheo ny có ác kiến, được can gián ba lần mà không bỏ, Ba-dật-đề.
Do ăn bị sáu tội: Thế nào là sáu?
1. Vì thức ăn nên tự xưng đắc pháp thượng nhân.
2. Vì ăn uống nên làm mai mối.
3. Vì ăn uống nên nói rằng người nào ở chùa này thì đắc đạo quả nhưng không nêu rõ tên họ ra, phạm Thu-lan-giá.
4. Vì ăn uống, không có bệnh mà xin thức ăn ngon.
5. Vì ăn uống, không có bệnh, tỳ kheo ny xin thức ăn ngon, phạm Ba-la-đề Ðề-xá-ny.
6. Vì muốn ăn uống ngon, tỳ kheo không có bệnh, xin cơm, phạm Ðột-cát-la.
Ðây là sáu tội do thức ăn.
Ăn đúng giờ có ba tội:
1. tỳ kheo ăn thịt người, phạm Thu-lan-giá.
2. Ăn thịt voi, ngựa, rồng (rắn), chó... phạm Ðột-cát-la.
3. tỳ kheo ny ăn tỏi (Lasuna) phạm Ba-dật-đề
Vì năm món ăn mà bị tội:
Biết người đàn ông có tâm ô nhiễm, tỳ kheo ny xin họ được thịt người, tỏi, thức ăn ngon, thịt voi ngựa; nhận thức ăn của đàn ông có tâm ô nhiễm, phạm Tăng tàn; ăn thịt người phạm Thu-lan-giá; ăn tỏi phạm Ba-dật-đề; xin thức ăn ngon phạm Ba-la-đề Ðề-xá-ny; ăn thịt voi ngựa... phạm Ðột-cát-la. Ðây gọi là tội do năm loại thức ăn.
Tất cả quá ba lần: tỳ kheo ny theo kẻ bị cử tội, can gián lần thứ nhất mà không bỏ, Ðột-cát-la; yết ma lần thứ nhất mà không bỏ, Thu-lan-giá; yết ma lần thứ ba mà không bỏ, Ba-la-di. Ðây là ba loại tôi do ba lần can gián.
Phạm tội có năm chỗ: tỳ kheo ny theo kẻ bị cử tội, tác bạch xong, không bỏ, Ðột-cát-la; yết ma lần thứ nhất xong, không bỏ, Thu-lan-giá; yết ma lần thứ ba xong, không bỏ, Ba-la-di. Nếu muốn phá tăng, can gián ba lần không bỏ, tăng tàn. Có ác kiến, được can gián ba lần không bỏ, Ba-dật-đề.
Ðây gọi là năm tội.
Khéo đáp tội có năm: tỳ kheo, tỳ kheo ny, thức xoa ma na, sa di, sa, di ny, cả năm chúng đều có tội khi can gián ba lần mà không bỏ.
Tránh sự cũng có năm: năm chúng (xuất gia) đều có bốn tránh sự.
Sự việc (bàn) luận lại có năm: tránh sự do sự bàn luận của năm chúng.
Dùng năm pháp để diệt: năm chúng diệt tránh sự của năm chúng.
Thanh tịnh có năm loại: năm chúng phạm tội (mà biết) sám hối (thì đều) được thanh tịnh.
Trong ba chỗ (trường hợp) thành thiện: chỗ của tăng, chỗ của chúng, chỗ của bạch y. (Cả) ba chỗ đều thanh tịnh, được gọi là thiện.
Thân nghiệp về đêm có hai tội: tỳ kheo ny và đàn ông cùng nhau vào phòng ban đêm, thân cận trong tầm tay phạm Ba-dật-đề, ngoài tầm tay phạm Ðột-cát-la.
Thân nghiệp về ban ngày có hai tội: ban ngày, tỳ kheo ny cùng đàn ông ở chỗ khuất, thân cận trong tầm tay, Ba-dật-đề; ngoài tầm tay, Ðột-cát-la.
Khi thấy, bị một tội: tỳ kheo cố nhìn căn của người nữ, phạm tội Ðột-cát-la.
Xin thức ăn bị một tội: tỳ kheo không bệnh, không được xin thức ăn (ngon) cho mình, (nếu xin được) phạm Ðột-cát-la.
Thấy (biết) ăn có tám hạng: trong phần kiền độ Câu Diệm Di đã nói rõ.
Y (chỉ) vào người khác để thành sám hối: sự sám hối của năm chúng xuất gia cần phải nhờ vào người khác để mà sám hối.
Bị đuổi đi có ba: 1. Che dấu (tội lỗi). 2. Không chịu sám hối. 3. Aùc kiến.
Hành động tốt bốn mươi ba pháp: người bị đuổi mà thi hành bốn mươi ba pháp thì được vào chúng, không hành pháp này không được nhập chúng.
Nói dối có năm tội: Ba-la-di, Tăng tàn, Thu-lan-giá, Ba-dật-đề, Ðột-cát-la.
Pháp bảy ngày có hai: Một, thuốc bảy ngày, thọ pháp bảy ngày đi ra ngoài cương giới. Ðây gọi là hai.
Mười hai Ðề-xá-ny: tỳ kheo ny có tám Ba-la-đề Ðề-xá-ny, tỳ kheo có bốn pháp Ba-la-đề Ðề-xá-ny hợp lại là mười hai.
Sám hối lại có bốn: Ðề bà Ðạt đa (Devadatta) sai ngươì hại Phật, cúng dường A Nâu Lâu Ðà (là) Ưu Ba ly Ly xa tử, bị chúng tăng tác yết ma phú bát. Tỳ kheo Sa bà Ca, bốn người này cùng đến Phật xin sám hối.
Nói dối có tám phần (quán): sinh tâm muốn dối, miệng nói ra lời dối, nói dối xong, biết là nói dối, che dấu sự hiểu biết, nói ra việc khác, người nghe hiểu rõ lời muốn nói, với tâm tà vạy. Ðây gọi là phần (quán).
Bố tát (ngày trai giới) cũng có tám: tám giới.
Sứ giả cũng có tám: Ðiều đạt dùng phi pháp muốn phá tăng, tăng sai người đầy đủ tám đức đến bảo rằng hành động của Ðiều Ðạt là phi Phật pháp tăng , đây chỉ là hành động (riêng) của Ðiều Ðạt.
Ngoại đạo có tám pháp: ngoại đạo muốn xuất gia, hành tám pháp Ba lị bà sa là: không đi đến năm nơi không nên đi đến, nghe khen ngợi Phật, pháp, tăng thì hoan hỷ.
Tám lời thọ giới: tỳ kheo ny bạch tứ yết ma (rồi đến) tỳ kheo bạch tứ yết ma.
Ðứng dậy cung kính cũng có tám: tám kính pháp của tỳ kheo ny.
Chuẩn bị chỗ ngồi cũng có tám: khi đại chúng tập họp, tám vị thượng tọa ngồi theo thứ tự, các vị còn lại tùy theo đó mà ngồi.
Tám pháp giáo giới cho ny: tỳ kheo nào có tám đức mới được nhận việc giáo giới cho tỳ kheo ny.
Không nên lễ bái mười hạng người tỳ kheo ny, thức xoa ma na, sa di, sa di ny, ưu bà tắc, ưu bà di bị phạm giới, người ngủ, người đang ăn, người đang đại tiểu tiện, người đang xỉa răng. Không nên chấp tay chào với mười hạng người trên.
Có mười Ðột-kiết-la: nếu lễ bái hay chấp tay chào mười hạng người trên thì bị tội Ðột-kiết-la.
Dùng y lại có mười: cho phép được mặc mười loại y.
Mười hai hành động bất thiện: bạch không đúng, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, pháp biệt chúng. Trong pháp bạch yết ma có bốn phi pháp; trong pháp bạch nhị yết ma có bốn phi pháp; trong pháp bạch tứ yết ma có bốn phi pháp. Bốn phi pháp trong ba trường hợp yết ma gom lại là mười hai phi pháp. Chú Giải Luật Thiện Kiến
- Quyển 18 -
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.152.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.