Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tam Di Để Bộ Luận [三彌底部論] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Tam Di Để Bộ Luận [三彌底部論] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.31 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.42 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận về Tam Di Để Bộ

Kinh này có 3 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như đã nói rằng có người sanh vào ấm xứ, khi xả ngũ ấm thọ thân trung ấm và ngũ ấm.
Hỏi rằng: Vì sao rõ biết có thân trung ấm ? Chỗ nghi ấy là gì ?
Đáp rằng: Cũng có những bộ phái khác nói không có thân trung ấm. Vì sao thế? Vì chẳng nói về nơi chốn vậy.
Phật bảo Ngài Xá Lợi Phật rằng: Nơi địa ngục ta đã rõ biết người qua địa ngục. Ta lại cũng rõ biết có thể qua lại con đường địa ngục. Ta cũng lại rõ biết cho đến tất cả chúng sanh cũng đến được Niết Bàn. Ta lại cũng rõ biết rằng Phật chẳng nói điều ấy. Ta rõ biết ở khoảng giữa có mà chẳng nói. Ta rõ biết chúng sanh qua lại ở khoảng giữa có ấy. Chẳng nói con đường có thể qua lại ở khoảng giữa có là như vậy.
Các bộ phái khác thấy rằng: Phật chẳng nói trong các kinh điển nầy. Cho nên thấy không có thân trung ấm.
Lại nữa về sanh xứ, Phật cũng đã chẳng nói. Nhưng sanh vào 5 nơi Phật đều nói rõ. Như Phật cho biết Điều Đạt sanh vào địa ngục. Biết rõ những Bà La Môn đã sanh vào chỗ súc sanh. Rõ biết Cô La Kha sanh vào chốn ngạ quỷ. Rõ biết ông Cấp Cô Độc sanh lên trời. Rõ biết vua Tương Khư sanh lại làm người. Như thế đã rõ biết và đã chẳng cho biết một người nào sanh vào khoảng có ở giữa.
Các bộ phái khác thấy rằng Phật chẳng nói về ngũ ấm xứ. Cho nên các bộ phái ấy thấy không có cái có của trung gian.
Phật lại nói về nghiệp. Do nghiệp nầy mà thọ vào chốn địa ngục. Nghiệp nầy thọ vào súc sanh, ngạ quỷ, người, trời trong 5 đường ấy. Như vậy tất cả sanh vào 5 nơi. Rồi Phật nói nghiệp trung gian hữu và Phật chẳng nói về nghiệp. Cho nên những bộ phái kia thấy như thế cho rằng không có trung gian hữu, là như vậy.
Lại nói Phật nói về định nầy, mà điều nầy thật có 5 con đường ấy. Đó chính là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, người, trời v.v.. Chẳng nói về định nầy là trung gian hữu. Các bộ phái khác thấy Phật chẳng nói định là trung gian hữu, cho nên các bộ phái khác thấy rằng không có trung gian hữu là như vậy.
Lại cũng có sanh vào Vô Gián.
Phật bảo rằng: Con người tạo tội ngũ nghịch thì khi thân hoại liền sanh vào địa ngục vô gián. Nếu thật có trung gian hữu thì Phật chẳng nói vào ngay nơi địa ngục vô gián.
Các bộ phái khác thấy Phật nói vào ngay Vô Gián địa ngục; cho nên các bộ phái ấy thấy rằng không có trung gian hữu là như vậy.
Lại nữa cũng vô định
Nếu khi chết, sanh có nơi thì nơi ấy là trung gian và gọi là trung gian hữu. Trung gian hữu ấy sanh vào chỗ sanh. Thời gian nầy (khoảng không gian nầy) gọi là trung gian hữu. Cho nên các bộ phái khác thấy là không có trung gian hữu, là như vậy.
Lại cũng vô dụng.
Nói là có trung ấm. Điều nầy vô dụng. Vì sao vậy? Vì trung gian hữu xứ không có dài, ngắn và thọ mạng. Bịnh, chẳng bịnh cũng không luôn. Thọ khổ, chẳng thọ nghiệp khổ cũng không. Ái, chẳng ái sắc, thanh, hương, vị, xúc lại cũng không. Ăn mặc đẹp đẽ lại cũng không. Cho nên nếu nói có trung gian hữu thì lời nói nầy vô dụng.
Lại cũng đồng pháp sanh và chẳng đồng pháp sanh. Nếu trung gian hữu cùng sanh với một pháp, thì đây là sanh hữu, chẳng có trung gian hữu. Nếu chẳng đồng pháp sanh thì mất đi tên gọi con đường khác. Như Bát Chánh Đạo. Như vậy đồng pháp và bất đồng pháp đều trở thành sai. Cho nên không có trung gian hữu, là như vậy.
Lại chẳng nói về tướng. Phật nói có 5 tướng của những cõi mà trung gian hữu tướng Phật chẳng nói.
Các bộ phái khác thấy chẳng nói về tướng, cho nên nói không có trung gian hữu là như vậy.
Lại do tự thân nầy sanh ra. Phật nói có chúng sanh và từ thân nầy rơi vào Vô Gián và chỉ trong một niệm liền thọ sanh.
Phật nói về một niệm thọ sanh ấy, chứ chẳng nói trung gian hữu xứ có thể sanh.
Các bộ phái khác thấy rằng: Một niệm từ thân nầy rơi vào chỗ thọ sanh. Cho nên không có trung gian hữu là như thế. Từ những nguyên nhơn vậy.
Các bộ phái khác thấy không có trung gian hữu như vậy; nên thuyết nầy nói thọ ngũ ấm trung gian hữu xứ. Đây chính là sự chấp về mất trung gian hữu của các bộ phái khác.
Hỏi rằng: Nếu vì chỗ sở chấp, mà nguyên nhơn ấy thành có trung gian hữu thì cho rằng bây giờ nghe chỗ nói ấy và như các bộ phái khác chấp vào chỗ mất trung gian, có ý muốn làm cho nguyên nhơn nầy trở lại có trung gian hữu chăng ? Đồng thời như các bộ phái khác nói rằng ngũ đạo xứ ấy chẳng nói; cho nên không có trung gian hữu chăng ?
Đáp rằng: Chẳng nói về 5 con đường và nơi chốn của sự đi ấy cho nên Phật chẳng nói về trung gian hữu. Chẳng phải vậy thì không có trung gian hữu. Như từ thành nầy qua đến thành kia, chẳng nói đi mà đến xứ kia thì chẳng thể, cho nên chẳng nói về sự đi, mà sự đến nơi chốn kia nói là không đi. Trung gian hữu lại cũng như thế.
Lại nữa như các bộ phái khác nói về sanh xứ, còn Phật thì chẳng nói; nên không có trung gian hữu.
Không có trụ xứ; nên Phật chẳng nói trung gian hữu. Nơi nầy chúng sanh thân thường khổ, vui theo pháp và phi pháp tạo nên chỗ liên hệ. Cho nên Phật rõ biết và vì vậy Phật chẳng nói về trung gian hữu.
Lại nữa như các bộ phái khác nói rằng: Phật nói nghiệp ấy không có trung gian hữu và do người nầy tích tụ tạo nghiệp nên thọ sanh vào 6 đường, sắc, giới, vô sắc giới. Đây chính là con đường hướng đến và dùng nghiệp nầy thành trung gian hữu rồi đi đến chỗ thọ sanh. Cho nên Phật chẳng nói về trung gian hữu nghiệp. Phật chẳng nói về trung gian hữu nghiệp nên chẳng có trung gian hữu, không giống như vậy.
Lại như các bộ phái khác nói rằng: Định nầy là thật có của 5 đường, không trung gian hữu, việc nên nói chẳng nói. Giống như Phật nói về nghiệp của người nước kia có nhiều chỗ đã tạo ra mà ta chẳng nói. Cũng chẳng thể lấy việc Phật chẳng nói về bất định mà nói là không pháp nào có thể nói. Cho nên Phật chẳng định nói về trung gian hữu. Do vậy chẳng thể nói là không có trung gian hữu; nên rõ biết điều nầy.
Lại như các bộ phái khác nói rằng: Sanh vào Vô Gián là không trung gian hữu, cắt đứt con đường khác; cho nên Phật nói Vô Gián. Do vậy không thể nói là không có trung gian hữu.
Lại như các bộ phái khác nói rằng: Vì vô định nên không có trung gian hữu. Như Phật nói về hữu trung gian của thiền, chẳng phải đây là bất định. Như đệ nhứt, đệ nhị thiền; đây là nơi ở giữa. Phật nói về trung gian thiền nầy và trong trung gian thiền ấy, Phật chẳng nói có trung gian thiền, như thế nên rõ biết. Trung gian hữu ấy chẳng phải chẳng định vậy.
Lại nữa như các bộ phái khác nói rằng: Vô dụng nên vô trung gian hữu; mà khi đến kia có dụng và dụng ấy là trung gian hữu, cho nên qua kia để thọ sanh. Cho nên trung gian hữu chẳng là vô dụng.
Lại nữa các bộ phái khác nói rằng: Đồng pháp sanh và bất đồng pháp sanh; nên chẳng có trung gian hữu.
Nhị xứ sanh, nên sanh vào trung gian hữu xứ, rồi mất qua thọ sanh nơi kia. Đây là 2 xứ đồng pháp và bất đồng pháp. Vì sao lại đồng pháp? Vì đồng cảnh giới vậy. Vì sao chẳng đồng pháp? Vì sự đi đến và sự sanh ra khác nhau. Cho nên chẳng nói là không có trung gian hữu.
Lại nữa như các bộ phái khác nói rằng: Chẳng nói về tướng; nên không có trung gian hữu. Đa luận xứ không nói điều nầy. Nếu Phật nói có trung gian hữu sanh đa luận xứ thì chẳng nên hỏi là có trung gian hữu hay không có trung gian hữu. Cho nên chẳng thể nói là không có trung gian hữu.
Lại nữa như các bộ phái khác nói rằng: Do tự thân sanh; nên không có trung gian hữu. Chưa sanh kia; nên thân nầy liền sanh kia, mà chưa đến sanh trung gian hữu, thành ra sanh từ chủng loại nầy rồi rơi vào giữa để thọ không xứ trung gian hữu. Tự thấy thân nầy nhỏ nhắn, như tại đất, chẳng khác kia. Tùy do nơi ái sản sinh ra và nương vào niềm vui của thân nầy. Do vậy mà lời nầy không mất (cắt đứt) trung gian hữu.
Có trung gian hữu nhưng tại sao lại cắt đứt đi ? Như Phật nói về Ma Lầu Kha Tử, lúc ấy ngươi thấy nghe và rõ biềt điều nầy. Ngươi lúc ấy chẳng ở tại thế giới kia, cũng chẳng ở tại thế giới nầy; chẳng ở tại nơi giữa. Đây gọi là khổ hết. Chúng ta thấy Phật đạo là nơi trung gian. Cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa có trung gian hữu như Phật đã nói về Phạt Sai Già Na Tu Đa La rằng lúc Phật bảo Phạt Sai Già Na xả bỏ thân nầy chưa sanh nơi kia thì lúc ấy ý sanh vào thân cùng với ái thủ hợp lại; nên ta gọi là chúng sanh. Chúng ta thấy Phật nói về Bạt Sai Già Na Tu Đa La; cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa có trung gian hữu; trung gian ấy là vào Niết Bàn vậy.
Phật bảo các vị Tỳ Kheo rằng: Năm loại người ấy có tên là: Long Câu Mã. Tại sao lại có 5 loại người? Ở khoảng giữa mà vào Niết Bàn, đây là loại người thứ nhứt. Sanh vào nơi Niết Bàn là loại người thứ hai. Thực hiện việc nhập Niết Bàn là loại người thứ ba. Chẳng thực hiện việc nhập vào Niết Bàn là loại người thứ tư. Vào Niết Bàn một cách rốt ráo. Đây là loại người thứ năm.
Chúng ta thấy Phật nói ở khoảng giữa vào Niết Bàn. Cho nên có trung gian hữu. Thân chẳng đến, mà thức không có thân thì chẳng thể đến kia được.
Chúng ta thấy thân chẳng đến kia; cho nên có trung gian hữu.
Lại vì có lực của Thiên Nhãn nên Phật nói: Ta dùng Thiên Nhãn thấy chúng sanh bị sanh vào. Như vậy tất cả, nếu không có trung gian hữu thì Phật chẳng nói: Ta thấy chúng sanh rơi vào bằng Thiên Nhãn. Chúng ta thấy Phật nói dùng Thiên Nhãn để thấy chúng sanh bị sanh vào. Đây chính là có trung gian hữu.
Cũng như Đức Phật nói về xứ Càn Thát Bà. Phật bảo rằng: Lúc 3 nơi hợp lại, lúc ấy mơí vào thai. Thế nào là 3 nơi hợp lại? Khi cha mẹ hòa hợp Càn Thát Bà đến đứng phía trước khi 3 việc ấy hợp nhau, sau đó mới nhập thai. Cho nên đây gọi là hợp với 3 xứ. Nếu chẳng có trung gian hữu thì Phật đã không nói về Càn Thát Bà.
Chúng ta thấy Phật nói về Càn Thát Bà xứ; cho nên có trung gian hữu. Lại có sự tương quan với Kha La La làm gốc. Cho đến lúc già không có trung gian thì sắc thân ấy tương quan. Chúng ta thấy được sự tương quan nầy; nên có con đường qua nơi ấy từ sự chết, có thọ trung gian hữu, mà sự tương quan ấy có thể thành.
Lại dụ về cây lúa. Từ hạt lúa sanh lúa non và từ lúa non sanh ra cây lúa. Sắc định pháp nầy tạo thành cây lúa ra sao ? Trước việc sanh ra đã có hạt lúa. Như vậy lúa non thế nào ? Trung gian hữu ấy làm lúa non vậy.
Lại nữa sự sanh ấy có tạo ra cây lúa. Chúng ta thấy nói thí dụ về cây lúa; nên thấy có trung gian hữu.
Lại nữa theo ánh sáng của thế gian, như A Nan đã nói rằng: Lúc ta nghe Thế Tôn vì các Bồ Tát mà nói rằng: Từ cung trời Đẩu Suất nhớ nghĩ rõ ràng sáng suốt và giáng vào thai mẹ. Lúc bấy giờ tất cả trung gian hữu xứ cũng được ánh sáng diệu lành chiếu khắp, sau đó mới nhập vào thai. Chúng ta nhân thấy ánh sáng ở thế gian, cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa khi con người muốn thọ sanh thì chuyển biến và người nầy có thể đến gần nơi kia và khi người nầy muốn thọ sanh thì tâm thay đổi. Nếu chẳng biến chuyển thì chẳng thọ sanh. Giống như con người từ nước Bàn Chu Ma Thâu La sanh vào rồi sanh trở lại trong đó. Vì sao vậy ? Vì chẳng thấy sanh vào con đường khác. Không có sự chuyển biến. Nếu không có trung gian hữu thì sẽ không thành sự chuyển biến ấy. Không nên thấy việc nầy ở con đường kia. Chỗ nầy nương vào xứ và xứ nầy thấy chỗ ấy để qua. Ví như dùng Thiên Nhãn thấy dạo chơi trên không bằng thần thông. Chúng ta thấy con người muốn thọ sanh phải chuyển biến. Cho nên ở đây có trung gian hữu.
Cho rằng như trước đã nói rằng sự cắt đứt nên có trung gian hữu. Cắt đứt 3 sự trói chặt chính là đây. Lúc ấy trong 3 nơi, đó là nơi cắt đứt 3 sự trói buộc không có cái nầy. Chẳng có cái nầy nghĩa là gì ? Nghĩa là chẳng dính vào bên trong cửa và không có bên kia. Không có bên kia có nghĩa gì ? Nghĩa là không dính vào cửa ngoài, chẳng dính vào cửa giữa. Chẳng dính vào trung gian hữu, nghĩa thế nào ? Nghĩa là chẳng dính mắc vào sáu thức. Đây chính là điều Phật nói - Chẳng rõ ràng của trung gian hữu.
Lại nữa như trước đã nói về Bạt Sai Già Na Tu Đa La. Nói về 3 cõi và Phật đã nói về 3 cõi rồi. Bỏ thân nầy thì có nghĩa gì ? Nghĩa là bỏ cõi dục. Còn chưa sanh về kia nghĩa là gì ? Nghĩa là chưa sanh về cảnh sắc giới. Lúc đó có nghĩa gì ? Nghĩa là sanh vào sắc giới. Ý sanh ra thân. Do ái, thủ hợp lại có nghĩa gì ? Nghĩa là đắm trước mùi thiền cùng với tướng của ái hợp nhau lại. Điều nầy do Phật nói về sự chẳng rõ biết trung gian hữu.
Lại nữa như trước đã nói về khoảng giữa của việc nhập Niết Bàn do việc làm đã qua. Nếu nói trung gian nhập Niết Bàn thành ra sanh vào trung gian hữu. Lo lắng việc làm nầy và nhập vào Niết Bàn thành ra cùng sanh với sự dũng mãnh. Việc nầy chẳng nên chẳng rõ về trung gian hữu.
Lại nữa như trước đã nói rằng như thân không đến mà ảnh hiện lên hình như người. Hình ảnh ấy hiện lên nơi mặt, như chết thọ sanh vào một nơi. Như vậy đây cũng là việc chẳng rõ ràng về trung gian hữu.
Lại nữa như trước đã nói rằng dùng lực của Thiên nhãn nên rõ biết con đường dầu nhỏ. Có con đường nhỏ như thế mà con người chẳng thể thấy. Dùng thiên nhãn lực vui thấy điều nầy nên nói là Thiên nhãn lực chẳng thế rõ biết trung gian hữu.
Lại nữa như trước đã nói rằng như nơi của Càn Thát Bà. Nghĩa là hướng đến đó. Tùy theo người nầy trước đó tạo ra nghiệp lành dữ và khi lâm chung tùy theo con đường lành dữ của nghiệp mà hướng đến người nầy. Do vậy điều nầy Đức Phật nói Càn Thát Bà xứ là chẳng rõ ràng về trung gian hữu.
Lại nữa như trước đã nói về sự tương quan. Nghĩa nầy là gì ? Như ngươi nói: Từ đây chết có sanh trung gian hữu. Tương quan như ta từ sự chết nầy có thọ sanh. Sự có tương quan ấy chẳng rõ ràng về trung gian hữu.
Lại như trước đã nói về thí dụ của cây lúa non. Nghĩa là chẳng hơn con đường đó. Tại sao ? Vì lấy cây lúa làm thí dụ, dụ ấy không thành con đường được. Vì sao vậy ? Vì tánh lúa nên sanh ra mạ non rồi liền sanh ra màu mạ, rồi lại có thể sanh thành cây lúa. Từ con người rơi xuống rồi khơi lên trung gian hữu, chẳng thể sanh làm người như vậy. Do đó nên thí dụ nầy riêng lẽ, chẳng rõ ràng về trung gian hữu.
Lại như trước đã nói về ánh sáng của thế gian. Nghĩa là thời gian trôi qua và lời nầy đã nói cho Ngài A Nan nghe như: Ta nghe Thế Tôn vì các vị Bồ Tát chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) và lúc ấy ánh sáng chiếu diệu tất cả thế gian. Lo nghĩ về sự chiếu sáng nầy nên ở nơi các Bồ Tát thành Phật ở khoảng giữa là ánh sáng. Nếu chẳng thành Phật thì ánh sáng ấy và lời nói nầy chẳng đúng, chẳng rõ ràng là trung gian hữu.
Lại nữa như trước đã nói rằng con người muốn thọ sanh bằng sự chuyển biến. Nghĩa là khi thấy mộng. Như người nằm mộng tại nước Bàn Chu Ma Thâu La qua thấy Ma Thâu La. Phía bắc là ranh giới của nước. Như vậy ở đây không có trung gian hữu. Người muốn thọ sanh thay đổi lại cũng như thế, chẳng rõ ràng về trung gian hữu.
Lại nói rằng: Nếu có trung gian hữu thì Phật đã chẳng nói và bảo các Tỳ Kheo rằng: Như hai căn nhà có nhiều cửa. Tuy chỉ có một cửa lớn có một người đứng đó giữ cửa nầy và nhìn thấy người ra vào. Như thế ta dùng Thiên nhãn để sanh vào nơi ấy.
Nếu không có trung gian hữu thì so với chỗ các kinh điển nói có sự sai khác. Nếu dùng thiên nhãn để thấy chúng sanh qua lại thì không có chúng sanh nào có thể thấy cả.
Lại nữa nếu không có trung gian hữu thì chẳng từ người sanh vào cõi khác. Vì sao vậy ? Vì khi sự sanh nầy hết rồi thì việc nầy lại sanh vào chỗ khác nữa.
Nếu không có trung gian hữu thì Thiên nhãn cũng chẳng rõ biết. Người nầy tạo nghiệp lành dữ rồi sanh vào con đường lành dữ cũng chẳng thể rõ. Phật như nói ở trước rằng ta lấy Thiên nhãn để thấy chúng sanh rơi vào chỗ khác để sanh, như thế tất cả đều là vậy. Do đó ta thấy từ con người rơi vào nơi khác và nương vào đó để thọ sanh. Cho nên ta thấy định hữu trung gian hữu. Trung gian hữu ấy chính là định. Ta nay lại nói như thế.
Hỏi rằng: Như trên đã nói về con người khi xả bỏ ngũ ấm rồi sanh ra nơi khác, khi thọ ngũ ấm trung gian hữu xứ thì người kia làm gì ?
Đáp rằng: Người nầy đầu tiên là phàm phu chưa đầy đủ ngũ ấm ở trong 5 cõi và thọ nhận Kha La La xứ. Kha La La xứ kia không có cảnh giới trống không và xứ kia có 2 cửa gồm thân môn và ý môn. Còn hóa sanh xứ tại 6 cõi thì có 6 cửa. Sự hóa sanh về xứ ấy không điếc, không mù, như thế có thể rõ biết. Có 9 căn lành và căn không lành. Ở nơi tam giới thấy được 7 chân lý phiền não và 7 sự tư duy về phiền não. Như vậy gồm 14 và 98 sử phiền não. Tại ba cõi có 5 loại như vậy.
Điều thứ hai là phàm phu khi lìa dục giới sanh vào cõi trời vô tưởng thì xứ thọ 2 ấm trong 5 cõi và 5 cửa. Xứ kia chẳng hợp với ấm. Nương vào ý giới môn xuống xứ kia, rồi có sự xa lìa. Dục giới như thế nên rõ biết.
Điều thứ ba đối với phàm phu xa lìa sắc giới. Rồi từ sắc giới hạ sanh vào dục giới.
Hỏi rằng: Như từ vô sắc giới bị rơi xuống vì ngày trước tạo nghiệp cùng với thiền định hợp với cõi sắc giới nên sanh vào cõi trời Hữu Tưởng. Vì sao lại chẳng được như vậy ? Có phải trước đã tạo nghiệp cùng với Vô Tưởng Tam Ma Đề hợp lại và từ cõi vô sắc rơi xuống sanh vào cõi trời Vô Tưởng là như vậy ?
Đáp rằng: Không có nơi nào để có thể nói là từ cõi vô sắc rơi xuống và sanh vào cõi trời Vô Tưởng. Do vậy nên suy nghĩ rằng tại cõi dục giới nầy khi tướng hủy đi thì sanh vào cõi sắc giới ở cõi Trời Vô Tưởng. Như thế riêng có nơi dục hủy, giác hủy, hỷ hủy và lạc hủy thì từ cõi vô sắc mới rơi xuống sanh vào sắc giới ở cõi trời Vô Tưởng. Như vậy thì riêng có nơi có tướng hủy và từ vô sắc giới rơi xuống để sanh vào cõi sắc giới ở cõi trời Vô Tưởng.
Như đã nói: Cũng có người sanh vào chỗ tốt hơn có thể nên rõ biết về điều nầy. Như vậy từ vô sắc giới rơi xuống và sanh vào sắc giới ở cõi trời Vô Tưởng. Không có nơi nào nói để rõ biết.
Lại rằng: Hữu Tưởng Tam Ma Đề xứ có nghiệp tướng sai khác với Vô Tưởng Tam Ma Đề xứ nghiệp tướng. Cho nên nói rõ chỗ có thể biết.
Điều thứ tư là các vị A La Hán.
Hỏi rằng: Như người nầy muốn thọ sanh thay đổi lại không có đường, không người để thọ sanh. Vì sao vậy ? Làm điều nầy, nói rằng đoạn trừ 98 sử mà không có người thọ sử sanh xứ là như thế sao ?
Đáp rằng: Tam hữu (ba cõi). Khi sanh có nghiệp và có chết. Cái có ấy gọi là tam hữu. Ở đây nói về trung sanh hữu.
Điều thứ năm là: Hai người, một người bảy lần chết, bảy lần sanh là Tu Đà Hoàn và người kia là Tư Đà Hàm.
Thứ sáu là một người ở trung gian nhập vào Niết Bàn.
Thứ bảy là hai người, một người sanh rồi nhập vào Bát Niết Bàn và một người đi nhập vào Bát Niết Bàn.
Như vậy thứ tám không đi nhập Bát Niết Bàn.
Ở cõi sắc, đây để chỉ cho bề mặt và chẳng nói đầy đủ. Như thế người nầy nói về nơi chốn mà tất cả phàm phu đều không chấp.
13 loại người có thể làm. Thế nào là 13 loại người ?
Thứ nhất là phàm phu chưa chán lìa cõi dục.
Thứ hai là phàm phu chán lìa cõi dục.
Thứ ba là phàm phu chán cõi sắc.
Thứ tư là bảy lần sống bảy lần chết.
Thứ năm là Tư Đà Hàm.
Thứ sáu là nhà nhà đều Tư Đà Hàm.
Thứ bảy là mỗi khoảnh khắc là Tư Đà Hàm.
Thứ tám là lìa dục giới sanh lên A Na Hàm.
Thứ chín là 3 người sanh rồi nhập vào Niết Bàn, đi nhập vào Bát Niết Bàn và chẳng đi nhập Niết Bàn.
Thứ mười là trung gian nhập Niết Bàn.
Thứ mười một là lìa sắc giới sanh cao hơn.
Thứ mười hai là sanh vào việc đi nhập Niết Bàn, và
Thứ mười ba là A La Hán.
Như vậy loại phàm phu thứ nhất gồm 2 loại sanh vào thiện xứ và ác xứ.
Loại phàm phu thứ hai gồm 2 loại sanh vào dục giới và sắc giới.
Loại phàm phu thứ ba có 3 loại sanh vào dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
Thế Tôn bảo các vị Thanh Văn chưa xa lìa dục giới có 2 loại, sẽ sanh vào làm người, trời 2 nơi. Muốn xa lìa dục giới có 2 loại; tức là sanh vào dục giới và sắc giới. Muốn xa lìa sắc giới có 3 loại. Đó là sanh vào dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Cũng như vậy A La Hán có 3 loại. Tức là sanh vào dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Kẻ phàm phu kia chửa muốn lìa dục giới và ngũ ấm xứ nên tất cả đều có 5 ấm giới, xứ và 8 loại. Tại sao lại như vậy ?
Đáp: Dục giới tất cả trung gian hữu xứ gồm 5 ấm, 6 giới và 6 môn (cửa). Cho nên tạo ra trung gian nghiệm cảnh. Do vậy có sanh. Chúng ta bây giờ nói: Có người bỏ 6 cõi sanh vào hữu xứ; thọ 6 cõi sanh hữu xứ. Lại xả bỏ 6 cõi rồi thọ 6 cõi sanh hữu xứ là như thế.
Điều thứ hai là xả 5 cõi sanh hữu xứ, thọ 6 cõi sanh hữu xứ là như thế.
Điều thứ ba là xả bỏ 6 cõi sanh hữu xứ và thọ 5, 6 cõi là như vậy.
Điều thứ tư là xả 6, thọ 6, 5 như thế.
Điều thứ năm là xả 5, thọ 5, 6 như thế.
Điều thứ sáu là xả 5, thọ 6, 5 như thế.
Điều thứ bảy là xả 6, thọ 5, 5 như thế.
Điều thứ tám là xả 5, thọ 5, 5 như vậy.
Điều thứ nhứt ấy là gì ? - Nghĩa là từ chỗ đầy đủ căn, thể và có rơi xuống (đọa xuống). Từ hóa sanh có qua hóa sanh hữu.
Điều thứ hai là từ Kha La La, A Phù Đà, Già Na nhục đoàn rơi rụng xuống. Nghĩa là từ hóa sanh hữu qua hóa sanh hữu.
Điều thứ ba là từ chỗ đầy đủ căn, thể và có rơi rụng... từ Kha La La qua hóa sanh hữu.
Điều thứ tư là từ chô đầy đủ căn, thể rơi xuống và từ Hóa Sanh Hữu qua Kha La La.
Thứ năm là từ Kha La La rơi xuống và từ Kha La La qua hóa sanh hữu.
Thứ sáu là từ Kha La La rơi xuống và từ Hóa Sanh Hữu qua Kha La La.
Thứ bảy là từ chỗ đầy đủ căn, thể có rơi xuống. Từ Kha La La qua Kha La La.
Điều thứ tám là từ Kha La La rơi xuống và từ Kha La La và Kha La La.
Như vậy môn, xứ có 8 loại Thiện Căn Xứ.
Thứ nhứt là tất cả xứ có 9.
Thứ hai là không có người nào xả bỏ Thiện Căn mà sanh vào hữu xứ. Thọ 99 lần sanh hữu xứ như thế. Rồi lại từ địa ngục, từ chỗ đoạn mất thiện căn rơi rụng xuống. Từ chỗ căn lành ấy mà rơi xuống. Từ chỗ cùng với căn lành ấy có qua với những căn lành khác. Như vậy tạo nên mỗi thứ 5 loại, mà chẳng có cái thứ 7 và thứ 8.
Cũng phải nói rằng: Tuy đoạn căn lành của con người nhưng từ địa ngục lại sanh vào địa ngục, cho nên 8 loại có thể tạo như thế tại nơi bất thiện căn, làm cho mỗi nơi một loại.
Xa lìa dục giới 5 ấm xứ điều đầu tiên là tất cả 5.
Điều thứ hai là xả 2 ấm sanh hữu xứ và thọ 5 sanh hữu xứ.
Như điều nầy lại có người từ cõi trời Vô Tưởng rơi xuống và từ cõi trời Hữu Tưởng có qua Hữu Tưởng Thiên. Có 5 loại như thế nên làm.
Có phái nói rằng: Như thế thoái sanh tùy theo nghiệp đã tạo trước. Những loại nầy tập họp lại và cùng với thiền định hợp lại, lại sanh vào Vô Gián của xứ Hữu Tưởng Thiên.
Như vậy do sanh ra theo nghiệp tạo ở đời trước, tích tụ lại ở cõi Vô Tưởng Định, hợp lại với Vô Gián, sanh cõi Vô Tưởng Thiên. Cho nên 8 loại có thể tạo ra là như thế.
Như vậy giới, môn, xứ cùng với mỗi môn (cửa) 4 loại. Sao gọi là 4 loại ? - Bỏ 6 nhập sanh vào hữu xứ thọ; 6, 2 như thế.
Điều thứ hai là bỏ 6 thọ 5, 2
Điều thứ ba là bỏ 5 thọ 6, 2
Điều thứ tư là bỏ 5 thọ 5, 2.
Từ trước đã nói có thể rõ biết. Cho nên kẻ phàm phu vào nơi thai chẳng hề nhàm chán và có 4 loại có thể tạo ra như thế. Cùng với thiện căn và không cùng với bất thiện căn.
Làm cho điều thứ năm có thể tạo ra 5 loại, không có điều thứ 7 và thứ 8.
Xa rời sắc giới ấm xứ có 5 loại như thế. Cộng với 6 cõi 5 loại. Thế nào là 2 loại cùng với 5 để làm ?
Đáp: Có người xả một cõi sanh hữu xứ, thọ 15 lần sanh hữu xứ. Xả 6 lần, thọ 15 lần như thế. Cùng với việc nhập vào 7 loại. Cùng với 2 nhập vào 2 loại như thế. Thiện căn xứ, bất thiện căn xứ, làm cho xứ ấy có 11 loại. 7 lần chết và 7 lần sanh năm ấm xứ. Tất cả có 5 giới, xứ, môn, xứ. 5 loại thiện căn xứ v.v... Một loại.
Như vậy Tư Đà Hàm bất thiện căn xứ, tất cả là 7.
Lại xứ. Tất cả 10 nhà lớn.
Ấm xứ. Một loại gồm giới, môn, xứ. 8 loại của thiện căn xứ v.v... Như Tư Đà Hàm, một không gian là ấm xứ. Một loại là giới, môn, xứ. 4 loại thiện căn xứ. Một loại bất thiện căn xứ. Làm cho xứ Tư Đà Hàm có 2 loại. Đó là chán ngán dục giới ấm xứ. Một loại khác là giới môn xứ.
Hai loại là sanh cao hơn do căn lành. Một loại là hành thành và loại thứ 2 cũng như thế.
Xa lìa sắc giới – A La Hán ngũ ấm xứ. Hai loại là giới, môn xứ.
Ba loại thiện căn xứ. 3 loại bất thiện căn xứ. Làm cho xứ có 4 loại như thế trung môn hữu xứ, nên rõ biết như vậy.
Sơ hữu xứ và đệ nhị hữu xứ là chưa lìa dục.
Đệ tam xứ ly dục như thế nên rõ biết.
Như vậy cộng chung tất cả 18 cõi, 12 cửa hữu lậu, ấm là như thế nên rõ biết. Như vậy ấm triển chuyển cùng với nhơn duyên khởi. Do vậy nếu muốn trừ và ấm diệt ấm thì cái nhơn là cần phải có chánh tinh tấn như pháp để tu hành.
Nương theo đó để nói luận xong.
Luận về Tam Di Để Bộ
Hết quyển hạ

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 3 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.45.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập