Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Đại Thừa Duyên Sanh Luận [大乘緣生論] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Đại Thừa Duyên Sanh Luận [大乘緣生論]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.33 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.45 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Về Đại Thừa Duyên Sanh

Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Từ một sanh ra ba
Từ ba chuyển sanh sáu
Sáu hai hai lại sáu
Từ sáu lại sanh sáu
Từ sáu có nơi ba
Ba này lại có ba
Ba lại sanh làm bốn
Bốn lại sanh làm ba
Từ ba sanh ra một
Một kia lại sanh bảy
Trong đó lại có khổ
Mâu Ni nói đều nhiếp
Mười hai loại sai biệt
Người trí nói là không
Duyên sanh do nhờ lực
Nên rõ mười hai pháp
Vô trí cùng nghiệp thức
Danh sắc căn ba hòa
Uống khát và chấp vào
Tập xuất thục hậu biên
Đầu tám chín phiền não
Thứ hai thứ mười nghiệp
Ngoài bảy đều là khổ
Ba nhiếp mười hai pháp
Đầu hai thuộc quá khứ
Sau hai là vị lai
Tám kia là hiện tại
Nghĩa này ba thời pháp
Phiền não nghiệp cảm báo
Báo lại sanh phiền não
Phiền não lại sanh nghiệp
Lại do nghiệp có báo
Lìa não có nghiệp gì
Lìa nghiệp có báo nào
Không báo tức lìa não
Ba này mỗi tịch diệt
Năm nhánh nhân sanh quả
Tên là phiền não nghiệp
Bảy nhánh lấy làm quả
Bảy loại khổ nên rõ
Trong nhân nói không quả
Trong quả lại không nhân
Trong nhân lại không nhân
Trong quả lại không quả
Kẻ trí không tương ưng
Trong đời bốn loại nhánh
Nhân quả hợp xưa nay
Phiền não nghiệp quả hợp
Nên rõ làm sáu phần
Hữu tiết chỗ nhiếp vậy
Hai tiết và ba lược
Nhân quả tạp là tiết
Ba bốn tiết tổng lược
Hai ba hai ba hai
Khổ vị có năm pháp
Kẻ tạo và nơi chứa
Cảnh chuyển sanh lưu hành
Mê phát khởi quả báo
Báo lưu quả làm hai
Tương ưng trong căn phần
Một một ba hai phần
Nhiệt não khuyết đoản quả
Chuyển qua quả đẳng lưu
Tương ưng những phần dư
Hai một một một pháp
Đây có mười hai loại
Hòa hợp duyên sanh vậy
Không chúng sanh không mệnh
Không không lấy huệ rõ
Vô ngã vô ngã sở
Vô ngã vô ngã trung
Bốn loại vô rõ không
Chi khác cũng như thế
Đoạn thường nhị biên lìa
Đây tức là Trung đạo
Nếu giác này thành tựu
Giác thể là chư Phật
Giác này nơi chúng sanh
Thánh Tiên nói vô ngã
Từng nơi thành dụ kinh
Đạo sư nói nghĩa này
Ca Chiên Diên kinh nói
Chánh kiến và không kiến
Phá La Cụ Noa kinh
Lại nói thù thắng không
Duyên sanh nếu rõ biết
Rõ kia tương ưng không
Duyên sanh nếu chẳng rõ
Lại chẳng rõ không kia
Nơi không nếu khởi mạn
Nơi uẩn chẳng sanh lìa
Tên kia ác thú không
Tức mê nghĩa duyên sanh
Duyên sanh chẳng mê vậy
Lìa mạn rõ không kia
Cùng chán nơi uẩn ấy
Chẳng mê nơi nghiệp quả
Nghiệp tạo duyên sanh lại
Lại chẳng phải duyên này
Không duyên sẽ có này
Nghiệp báo thọ dụng vậy
Mười hai nhánh sai biệt
Trước nói duyên sanh này
Phiền não kia nghiệp khổ
Trong ba như pháp nhiếp
Từ ba sanh nơi hai
Từ hai sanh nơi bảy
Từ bảy lại sanh ba
Có bánh như thế chạy
Tất cả đều nhân quả
Từ không sanh nơi không
Từ pháp sanh nơi pháp
Tịch duyên sanh phiền não
Tịch duyên lại sanh nghiệp
Tịch duyên lại sanh báo
Không một không có duyên
Tụng, đèn, ấn, kính, âm
Nhựt quang chẳng tử thố
Uẩn tiếp chẳng di chuyển
Trí huệ quán hai kia.
Duyên sanh Tam thập luận bổn cảnh, duyên sanh Tam thập luận ta sẽ tùy thuận lần lượt giải thích.
Từ một sanh ra ba
Từ ba chuyển sanh sáu
Sáu hai hai lại sáu
Từ sáu lại sanh sáu
Từ một sanh ra ba nghĩa là vô tri, vô tri này gọi là vô minh. Nơi khổ tập diệt đạo chẳng rõ biết vậy, tên là vô tri. Do đây mà có phước chẳng có phước, chẳng động nói tên là Tam hành, đó là thân hành, khẩu hành và tâm hành. Từ ba chuyển sanh sáu nghĩa là từ ba hành sanh ra sáu thức nơi thân. Đó là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Sáu hai nghĩa là sáu thức nơi thân chuyển sanh làm hai loại , đó là danh sắc. Hai lại sáu nghĩa là danh sắc hai loại ấy chuyển sanh thành sáu xứ, đó là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ và ý xứ. Từ sáu lại sanh sáu nghĩa là từ sáu xứ kia chuyển sanh thành sáu xúc, đó là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.
Từ sáu có nơi ba
Ba này lại có ba
Ba lại sanh làm bốn
Bốn lại sanh làm ba
Từ sáu có nơi ba nghĩa là từ sáu xúc kia chuyển sanh ba thọ, đó là lạc thọ, khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. Ba này lại có ba nghĩa là trở lại cùng với kia là ba thọ, chuyển sanh ba thọ ái, đó là dục ái, hữu ái và vô hữu ái. Ba lại sanh làm bốn nghĩa là từ ba loại kia, ái chuyển sanh làm bốn thủ, đó là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã ngữ thủ. Bốn lại sanh làm ba nghĩa là từ bốn thủ kia chuyển sanh làm ba hữu, đó là dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.
Từ ba sanh ra một
Một kia lại sanh bảy
Trong đó lại có khổ
Mâu Ni nói đều nhiếp
Từ ba sanh ra một nghĩa là trở lại lấy những thứ kia của Tam hữu tạo ra duyên sanh và tương lai một loại sanh ra, một kia lại sanh bảy nghĩa là trở lại từ một sẽ có lão, tử, sầu, thán, khổ, ưu, não . v.v. bảy loại. Trong đó lại có khổ, Mâu Ni nói đều nhiếp nghĩa là ở trong đó vô minh là đầu và khổ là cuối, vô lượng chúng khổ. Thế Tôn lược nói tất cả những thứ này đều nhiếp.
Mười hai loại sai biệt
Người trí nói là không
Duyên sanh do nhờ lực
Nên rõ mười hai pháp
Mười hai loại sai biệt, người trí nói là không nghĩa là vô trí này sai biệt có mười hai chi, tất cả những loại ấy tự tánh vốn không, nên biết rõ như thế và chỗ này nói chỉ là không. Pháp từ không sanh ra và không từ pháp sanh ra, pháp do duyên sanh ra các chi của pháp vậy. Nên rõ biết mười hai pháp nghĩa là sẽ lần lượt sanh ra chi lực vậy, mười hai pháp kia như thế nên biết. Trong đó sự mê hoặc là tướng của vô minh, hành câu xứ kia tích tập lại nên có tướng là hành, Thức câu xứ kia lần lượt thọ sanh chi rồi chuyển xuất tướng chính là thức. Danh sắc câu xứ kia gọi là thân sắc, thân hòa hợp với tướng gọi là sắc. Sáu xứ câu kia an trí căn tướng, đây là lục xứ. Xúc câu xứ kia nhân sắc thức cùng với tướng tụ lại, đây là xúc. Thọ câu xứ kia, ái chẳng ái, điên đảo thọ dụng tướng, ấy là thọ. Ái thọ xứ kia với tướng vô yểm túc, ấy là ái. Thủ câu xứ kia chấp trì tướng nhiếp thủ, ấy là thủ. Hữu câu xứ kia có tên là thân sắc cùng thân tướng gọi là hữu. Sanh câu xứ kia, uẩn sanh khởi tướng, ấy là sanh. Lão câu xứ kia với tướng thành thục, ấy là lão. Tử câu xứ kia, mệnh căn đoạn, ấy là chết. Sầu câu xứ kia với tướng buồn lo, ấy là sầu. Thán câu xứ kia, với âm thanh than khóc, ấy là than. Khổ câu xứ kia, thân với tướng bách não, ấy là khổ. Ưu câu xứ kia cùng với tướng của tâm bức não, ấy là ưu. Các nhiệt não câu xứ kia cùng với tướng tổn hoại, ấy là não.
Vô trí cùng nghiệp thức
Danh sắc của ba hòa
Uống khát và chấp vào
Tập xuất thục hậu biên
Ở trong không trí ấy là vô minh, nghiệp ấy là hành, thức đó là liễu biệt. Danh sắc ngũ uẩn tụ, tướng ấy là xứ, ba hòa đây là xúc, uống đó là thọ, khát đó là ái. Thủ chính là sự chấp giữ, thọ dụng chính là hữu, khởi ấy gọi là sanh, thục ấy chính là lão, hậu biên nghĩa là tử.
Lại những thứ này sai biệt tương nhiếp, ta sẽ lần lượt nói nơi ấy phiền não nghiệp sai biệt.
Đầu tám chín phiền não
Thứ hai thứ mười nghiệp
Ngoài bảy đều là khổ
Ba nhiếp mười hai pháp
Ba phiền não ấy là vô minh, ái, thủ. Hai nghiệp đó là hành, hữu. Bảy báo đó là thức, danh, sắc, lục xứ, xúc, thọ, sanh, lão, tử v.v… Mười hai pháp này ba loại sở nhiếp, lại có lúc sai biệt.
Đầu hai thuộc quá khứ
Sau hai là vị lai
Tám kia là hiện tại
Đây là ba thời pháp
Vô minh, hành ban đầu hai loại này thuộc về quá khứ. Sanh, lão, tử phía sau hai loại này thuộc về vị lai. Thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu tám loại này thuộc về thời hiện tại. Lại những thứ này mỗi mỗi lần lượt tương sanh.
Phiền não nghiệp cảm báo
Báo lại sanh phiền não
Phiền não lại sanh nghiệp
Lại do nghiệp có báo
Phiền não nghiệp báo ba loại như trước đã nói, do phiền não kia cho nên có nghiệp. Do nghiệp kia cho nên có báo. Trở lại do báo cho nên có phiền não, do phiền não cho nên có nghiệp, do nghiệp cho nên có báo.
Hỏi rằng: Do phiền não hết, mỗi mỗi tịch diệt, nghĩa này như thế nào?
Lìa não có nghiệp gì
Lìa nghiệp có báo nào
Không báo tức lìa não
Ba này mỗi tịch diệt
Nếu tâm này không bị nhiễm phiền não, tức chẳng có nghiệp huân tập. Nếu chẳng tạo ra nghiệp, tức chẳng thọ quả báo. Nếu báo mất đi, lại chẳng sanh phiền não. Như thế ba cái này mỗi mỗi tịch diệt. Lại nữa những loại này có chia ra nhân quả.
Năm nhánh nhân sanh quả
Tên là phiền não nghiệp
Bảy nhánh ấy làm quả
Bảy loại khổ nên rõ
Năm loại nhân tên là phiền não nghiệp ấy như trước đã nói. Đó là vô minh, hành, ái, thủ, hữu vậy. Bảy loại quả chuyển sanh cũng như trước đã nói, bảy loại khổ ấy là thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, sanh, lão, tử vậy. Lại nhân quả này có hai loại không
Trong nhân không không quả
Trong quả lại không nhân
Trong nhân lại không nhân
Trong quả lại không quả
Kẻ trí không tương ưng
Nếu ở đây nói nhân quả hai loại thì trong ấy nếu nhân không quả lại không. Quả không nhân lại không, nhân không nhân lại không, quả không quả lại không. Ở nơi ấy bốn cú tế này sẽ cùng tương ưng, lại ở đây liền có sự phân biệt
Trong đời bốn loại nhánh
Nhân quả hợp xưa nay
Phiền não nghiệp quả hợp
Nên rõ làm sáu phần
Trong đời bốn loại nhánh, nhân quả hợp xưa nay là ý nói ba đời năm loại nhân cùng với bảy loại quả, tổng lượt làm bốn loại, lần lượt chia ra bốn loại. Ở trong đó vô minh, hành thuộc về quá khứ, hai thời pháp ấy chia làm đầu. Thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ là thời hiện tại thuộc phần thứ hai. Ái, thủ, hữu cũng thuộc về thời hiện tại, thuộc phần thứ ba. Sanh, lão, tử là thời vị lai và hai pháp này lại chia làm bốn. Đây là bốn loại phần vậy. Phiền não nghiệp quả kết hợp với sáu phần nghĩa là phiền não nghiệp báo ba loại kết làm hai căn, tức chia ra sáu phần. Ở trong đó vô minh cho đến thọ, lấy vô minh làm gốc. Ái cho đến lão tử, lấy ái làm gốc. Vô minh trong vô minh tức là phiền não phần, hành tức là nghiệp phần, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ tức là báo phần. Gốc ái trong ái thủ là phiền não phần, hữu là nghiệp phần, sanh, lão, tử là báo phần. Lại tổng lượt về tiết phần
Hữu tiết chỗ nhiếp vậy
Hai tiết và ba lược
Nhân quả tạp là tiết
Ba bốn tiết tổng lược
Hữu tiết làm gốc, phát khởi ra hai tiết. Đó là có sanh hai bên, đây là tiết thứ nhất. Hành thức hai bên, đây là đệ nhị tiết, hai tiết này cùng làm nên nghiệp quả tiết. Trong thọ, ái nhân quả cùng với tạp nghĩa là tiết thứ ba, ba tiết này lại là bốn loại tổng lược. Vô minh, hành hai loại ấy là tổng lược thứ nhất. Thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ năm loại này là tổng lược thứ hai. Ái, thủ, hữu ba loại là tổng lược thứ ba. Sanh, lão tử hai loại là tổng lược thứ tư. Đây là ba tiết và bốn tổng lược. Lại những pháp này ở giữa lúc sai biệt.
Hai ba hai ba hai
Khổ vị có năm pháp
Kẻ tạo và nơi chứa
Cảnh chuyển sanh lưu hành
Pháp ấy là vô minh, hành nói là hai loại. Thức, danh sắc, lục xứ nói là ba loại, xúc, thọ nói là hai loại. Ái, thủ, hữu nói là ba loại. Lại hai nghĩa là sanh, lão tử nói làm hai loại. Năm pháp này là do khổ vị tạo ra, thai tạng cảnh giới phát chuyển xuất sanh, trong ấy lưu hành như số sẽ rõ. Trong ấy vô minh, hành hai loại nói khổ vị tạo ra, thức, danh sắc, lục xứ ba loại nói khổ vị ấy là thai tạng. Xúc, thọ hai loại nói là khổ vị trong cảnh giới. Ái, thủ, hữu ba loại nói là khổ vị trong ấy phát chuyển. Sanh, lão tử hai loại nói là khổ vị trong lưu hành, lại có quả sai biệt.
Mê hoặc phát khởi quả
Báo lưu quả là hai
Tương ưng trong căn phần
Một một ba hai phần
Như trước đã nói gốc vô minh này và gốc ái, nơi gốc vô minh là trong phần đầu, mê hoặc phát khởi báo, đẳng lưu gọi là bốn loại quả. Một, một, ba hai phần là đạo, tùy theo đây mà lần lượt sẽ cùng tương ưng. Ở trong đó vô minh chính là quả mê hoặc. Hành tức là quả phát khởi. Thức, danh sắc, lục xứ là quả của báo. Xúc, thọ tức là quả đẳng lưu. Lại còn những quả khác nữa.
Nhiệt não khuyết đoản quả
Chuyển qua quả đẳng lưu
Tương ưng những phần dư
Hai một một một pháp
Như trước đã nói thứ hai trong phần gốc ái, nhiệt não khuyết đoản chuyển sanh quả đẳng lưu, tùy theo phần số này chia ra hai một, một, một. Ở trong pháp này sẽ cùng tương ưng, trong đó ái, thủ là quả nhiệt não. Hữu tức là quả khuyết đoản, sanh là quả của sự chuyển xuất, lão tử là quả đẳng lưu. Như thế những điều này tức là tám quả.
Đây có mười hai loại
Hòa hợp duyên sanh vậy
Không chúng sanh không mệnh
Không không lấy huệ rõ
Như thế vô minh làm đầu, lão tử sau cùng, có mười hai chi hòa hợp nên và mỗi mỗi duyên vào đó sanh ra, mà không chúng sanh, không thọ mệnh, không không lấy huệ để rõ. Trong đây không chúng sanh nghĩa là chẳng phải kiên cố vậy. Vô thọ mệnh nghĩa là dùng vô ngã vậy, không đây là vô tác, dùng vô tác vậy.
Vô ngã vô ngã sở
Vô ngã vô ngã trung
Bốn loại vô rõ không
Chi khác cũng như thế
Vô tri là vô ngã, trong đây vô tri là vô ngã sở. Lấy vô ngã cho nên trong vô ngã lại vô vô tri, trong bốn loại vô tri vô ngã sở lại vô vô tri không. Như bốn loại lần lượt vô tri không như thế hành và các chi khác lại đều là không, nên rõ biết như vậy.
Đoạn thường nhị biên lìa
Đây tức là Trung đạo
Nếu giác này thành tựu
Giác thể là chư Phật
Hữu là chấp thường, vô là chấp đoạn, do hai biên này mà sanh ra duyên cho nên sanh kia ở trong các hữu kia. Nếu lìa nhị biên tức là Trung đạo, nếu chẳng rõ điều này thì nghĩa này tức rơi vào nhị biên của ngoại đạo. Nếu giác ngộ điều này tức là tất cả chư Phật, như Phật ở thế gian hay thành tựu chẳng thừa.
Giác này nơi chúng sanh
Thánh Tiên nói vô ngã
Từng nơi thành dụ kinh
Đạo sư nói nghĩa này
Kia lại cũng như đây Trung đạo, giác rồi trong chúng ấy. Phật nói vô ngã vô ngã sở, các Tỳ kheo phải nên biết. Nghĩa là dính vào ngã, ngã sở ngu ấy như phàm phu thuộc loại ít nghe. Tùy theo sự giả hợp ấy mà lại cho là ngã và ngã sở, thì Tỳ kheo ấy khi sanh bị khổ về sanh, lúc chết lại khổ về chết, như nơi thành nói kinh ví dụ. Đạo sư lại nói nghĩa ấy.
Ca Chiên Diên kinh nói
Chánh kiến và không kiến
Phá La Cụ Noa kinh
Lại nói thù thắng không
Ba kinh này và lấy chỗ thừa và các tướng như thế, đức Thế Tôn đã nói rộng
Duyên sanh nếu rõ biết
Rõ kia tương ưng không
Duyên sanh nếu chẳng rõ
Lại chẳng rõ không kia
Như trước đã nói về duyên sanh nếu có rõ biết, thì sự biết kia không khác. Kia lại rõ những gì? Nghĩa là rõ nơi không, duyên sanh nếu chẳng rõ lại chẳng rõ, không có nghĩa là đối với duyên sanh này, nếu chẳng rõ điều này lại ở nơi không kia chẳng thể giải nhập, nên rõ như thế.
Nơi không nếu khởi mạn
Tức chẳng lo nơi uẩn
Nếu hữu kia chẳng thấy
Tức mê nghĩa duyên sanh
Đối với không nếu khởi lên mạn, tức chẳng chán ghét, nếu khởi không mạn tức ở trong ngũ uẩn chẳng sanh chán ghét xa lìa. Nếu chẳng thấy kia tức mê nghĩa duyên sanh, nghĩa là nếu lại do nơi chẳng thấy mê thì nghĩa duyên sanh này vậy. Tức ở nơi trong bốn loại thấy tùy theo chấp thấy cái gì? Một là đoạn kiến, hai là thường kiến, ba là tự tại hóa ngộ và bốn là tất cả túc nghiệp tạo tác.
Duyên sanh chẳng mê vậy
Lìa mạn rõ không kia
Cùng chán nơi uẩn ấy
Chẳng mê nơi nghiệp quả
Duyên sanh chẳng mê nên lìa mạn rõ không kia, nghĩa là như trước đã nói trong mỗi duyên sanh, nếu tâm không mê và đối với sự chấp thủ về ngã và ngã sở. Nếu được lìa mạn thì kia tức như pháp, có thể vào chỗ không và sự chán ghét ở uẩn, cho nên chẳng mê ở nghiệp quả nghĩa là trong năm uẩn chấp thủ về ngã và ngã sở vậy. Tức biến thế gian luân chuyển không dừng, ở nơi uẩn ấy chán ghét xa lìa vậy. Ở nơi nghiệp quả ấy tương tục, tức không điên đảo lại chẳng mê hoặc, lại nghĩa này như thế nào?
Nghiệp tạo duyên sanh lại
Lại chẳng phải duyên này
Không duyên sẽ có này
Nghiệp báo thọ dụng vậy
Nghiệp tạo duyên sanh tiếp, lại chẳng phải duyên này nghĩa là phiền não nghiệp báo như trước đã nói. Điều ấy có nghiệp tốt và nghiệp xấu, tới lui làm bạn với chúng sanh, trên dưới tương tục mà sanh. Nếu không là nghiệp này, tức chẳng có tạo duyên. Nếu chẳng phải như vậy tức chẳng tạo nghiệp và sự thọ báo kia theo chỗ nghiệp làm mà mất đi. Không duyên sẽ có này, nghiệp báo thọ dụng đủ, nghĩa là nếu do những nghiệp thiện bất thiện này có báo thọ dụng, thì tự tánh ấy là không, vốn không có ngã. Tạo duyên phát sanh nơi tánh không kia lại cũng nên rõ nghĩa ấy và bây giờ lược nói:
Mười hai nhánh sai biệt
Trước nói duyên sanh này
Phiền não kia nghiệp khổ
Trong ba như pháp nhiếp
Vô minh làm đầu, lão tử ở sau. Đây là mười hai nhánh duyên sanh sai biệt như trước đã nói, trong đó ba là phiền não, hai là nghiệp, bảy là Bồ đề, tất cả đều nhiếp vào.
Từ ba sanh nơi hai
Từ hai sanh nơi bảy
Từ bảy lại sanh ba
Có bánh như thế chạy
Vô minh, ái, thủ ba loại sanh ra, hành, hữu có hai loại. Hai chỗ kia là thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, sanh, lão tử gồm bảy nhánh. Trong bảy nhánh kia như trước đã nói lại sanh làm ba loại, ba kia lại hai này thành bảy, cho nên hai loại lần lượt chẳng dứt. Điều này giống như bánh xe cứ như thế mà chạy
Nhân quả sanh trong đời
Không riêng chúng sanh nào
Duy chỉ là pháp không
Lại tự sanh không pháp
Nhân quả sanh trong đời không riêng chúng sanh nào nghĩa là vô minh, hành, ái, thủ, hữu năm loại ấy gọi là nhân. Thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, sanh, lão tử bảy loại ấy gọi là quả. Những điều này có đầy khắp thế gian, nếu ta, chúng sanh, thọ, sanh hoặc trượng phu, hoặc người, hoặc tạo tác. Nghĩa là những thứ này phân biệt chỉ là hư cuồng. Nên rõ biết rằng cái kia sao lại sanh, duy chỉ là pháp không rồi trở lại tự sanh ra không pháp, nghĩa là trong tự tánh không ấy, giả danh phiền não nghiệp quả. Chỉ có không, giả danh phiền não nghiệp quả pháp sanh. Đây là nghĩa này.
Tịch duyên sanh phiền não
Tịch duyên lại sanh nghiệp
Tịch duyên lại sanh báo
Không một không có duyên
Nếu có phiền não tức có vô lượng nghiệp và nhiều loại nghiệp ấy sẽ sanh quả báo kia, tất cả nhân ấy cộng với duyên. Nên rõ điều này chẳng có một pháp nào là không nhân duyên cả, lại vì làm sáng tỏ nghĩa kia mà nói thí dụ rằng:
Tụng, đăng, ấn, kính, âm
Nhựt quang chủng tử thố
Uẩn tiếp chẳng di chuyển
Trí nên rõ hai kia
Như việc tụng đoc và dạy tụng cũng như người thọ nhận việc tụng. Tuy có dạy tụng nhưng chẳng di chuyển thay đổi việc thọ nhận tụng. Vì sao kẻ dạy tụng ấy an ổn? An là vì người dạy tụng này lại chẳng tương tục. Vì sao tự và chẳng tự vậy? Như ngọn đèn lần lượt sanh, chẳng phải đây là lần đầu của đèn. Di chuyển thay đổi lại chẳng phải là lần thứ hai không nhân mà sanh. Như vậy ấn cùng tượng hai loại, mặt và kính hai loại, âm và tiếng hai loại, mặt trời và lửa hai loại, chủng tử và mầm hai loại, thố và nước dãi hai loại. Hai loại như thế tất cả đều chẳng di chuyển, lại chẳng phải chẳng sanh, lại chẳng phải không nhân mà sanh. Hai loại kia năm uẩn, tương tục lần lượt chuyển, chẳng phải uẩn đầu di chuyển, mà uẩn thứ hai lại chẳng phải chẳng sanh. Lại không phải không nhân mà sanh, kẻ trí đối với uẩn này tương tục lần lượt chẳng di chuyển, nên quan sát chánh đáng như thế. Lại nữa tướng trong ngoài có mười loại, tất cả đều nên rõ biết. Ở đó ngoài ra có mười loại là: một là không thường, hai là không đoạn, ba là chẳng di chuyển, bốn là nhân quả tương phồn không trung gian, năm là chẳng phải thể kia, sáu là chẳng biệt dị, bảy là không tác giả, tám là không phải không nhân, chín là sát na diệt, mười là đồng loại quả tương phồn. Ngoài cái kia có chủng tử diệt, không dư, mầm mống không thường xuất sanh, chủng tử không đoạn, mất không dư vậy. Mầm này gốc không mà bây giờ lại có sanh, chẳng di chuyển thay đổi, chỗ kia tương tục không có đoạn tuyệt và nhân quả tương tục, không có chủng tử và mầm mống trung gian sai biệt, chẳng phải thể kia từ đó xuất sanh, chẳng phải biệt dị nhân duyên hòa hợp, không tạo tác chủng tử làm nhân, không phải không nhân chủng tử mầm mống, cành lá, hoa, quả .v.v. triển chuyển tương sanh. Sát na mất, đề hồ, đắng, chua, mặn tùy theo nhân sai biệt mà quả chuyển xuất vậy. Đồng loại quả tương phồn. Ở trong ấy có mười loại: Một là khi chết uẩn mất chẳng còn gì cho nên không thường, hai là được lần lượt sanh các uẩn phụ cho nên không đoạn, ba là khi chết uẩn diệt, không dư ra điều này và lần lượt sanh chi uẩn vốn không và bây giờ có sanh cho nên không di chuyển, bốn là uẩn tương tục, chẳng có đoạn tuyệt, nên nhân quả tương tục không có trung gian, năm là khi chết, lần lượt sanh các chi uẩn sai biệt, cho nên chẳng phải thể kia, sáu là từ khi xuất sanh cho nên chẳng biệt dị, bảy là nhân duyên hòa hợp cho nên không kẻ tạo tác, tám là phiền não nghiệp làm nhân cho nên phi vô nhân, chín là Ca La La, Át Phù Đà, Tỷ Hộ Già Na, Đỗ Khư, xuất thai hai người con trai, lớn lên v.v… rồi triển chuyển tướng sanh cho nên sát na diệt, mười là thiện bất thiện huân tập, tùy theo nhân sai biệt mà quả chẳng xuất vậy. Đồng loại quả tương phồn, lại có bài kệ:
Như ánh đèn chuyển sanh
Thức thân cũng như thế
Trước đó và sau đó
Lại không có chứa nhóm
Chẳng sanh lại có sanh
Phá hoại chẳng hòa hợp
Chỗ sanh lại vô trụ
Mà tác nghiệp này chuyển
Nếu nơi duyên sanh kia
Mà hay quán rõ không
Nếu rõ thí thiết kia
Tức liền rõ Trung đạo
Trong này vô minh, hành, ái, thủ, hữu là Tập Đế. Thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, sanh, lão tử là Khổ Đế, gồm mười hai chi kia. Đạo Đế là làm cho kia diệt và chứng được phương tiện, cho nên niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, lực, giác chi và tám phần Thánh đạo gọi là Đạo Đế.
Luận về Đại Thừa Duyên Sanh
Hết

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Cẩm nang phóng sinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.49.213 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập