Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm Luận [金剛頂瑜伽中發阿耨多羅三藐三菩提心論] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm Luận [金剛頂瑜伽中發阿耨多羅三藐三菩提心論]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.23 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.31 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Trong Kim Cương Đỉnh Du Già Phát Tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác

Việt dịch: Nguyên Hồng

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đại Quảng Trí A¬xà¬lê nói: Nếu có người thượng căn thượng trí không ưa pháp ngoại đạo và Nhị thừa, có đại độ lượng, mạnh mẽ sắc bén không mê hoặc thì nên tu Phật thừa phát tâm như vầy: Tôi nay chí cầu A-nậu¬đa¬la Tam¬miệu Tam¬Bồ¬đề không cầu các quả khác. Thệ tâm quyết định, làm ma cung chấn động, 10 phương chư Phật đều chứng tri, thường ở trong cõi người cõi trời thụ lạc thắng diệu, sinh ở nơi đâu đều nghĩ nhớ không quên. Nếu nguyện thành các thân Bồ-tát trong Du¬già cũng gọi là phát tâm Bồ¬đề.
Sao gọi chư tôn này đều đồng Phật thân Đại Tì¬lô-giá¬na?
Như người tham danh làm quan phát tâm cầu làm quan, sửa soạn cho hạnh làm quan. Người tham của cải phát tâm cầu của cải, làm việc kinh doanh tài lợi. Tất cả những ai muốn cầu thiện hoặc ác đều trước mống tâm rồi sau thành ý chí. Vì vậy người cầu Bồ¬đề phát tâm Bồ¬đề, tu hạnh Bồ¬đề. Đã phát tâm như vậy rồi thì phải biết hành tướng của tâm Bồ¬đề.
Hành tướng của tâm Bồ¬đề có 3 môn phân biệt. Chư Phật Bồ¬tát xưa trong nhân địa tu hành phát tâm này rồi, lấy thắng nghĩa, hạnh nguyện và Tam¬ma¬địa làm giới, cho đến thành Phật không lúc nào quên.
Duy trong pháp chân ngôn tức thân thành Phật, cho nên nói Tam¬ma¬địa trong các giáo pháp quyết mà không nói.
1. Là hạnh nguyện.
2. Là thắng nghĩa.
3. Là Tam¬ma¬địa.
1. Hạnh nguyện. Nghĩa là người tu tập thường tâm niệm như thế này: Ta phải làm lợi ích an lạc cho hữu tình quán tất cả hàm thức trong 10 phương như chính thân mình.
Nói lợi ích nghĩa là khuyến phát tất cả hữu tình đều được an trụ vô thượng Bồ¬đề, quyết không đem pháp Nhị thừa mà khiến người hành chân ngôn được độ. Biết tất cả hữu tình đều gồm có Như Lai tạng tính, đều có khả năng an trụ vô thượng Bồ¬đề, cho nên không đem pháp Nhị thừa mà khiến được độ. Vì vậy Kinh Hoa Nghiêm nói: Không có một chúng sinh nào không đầy đủ trí tuệ của Như Lai. Chỉ vì vọng tưởng điên đảo chấp trước mà không chứng đắc. Nếu lìa vọng tưởng thì nhất thiét trí, vô ngại trí sẽ hiện tiền.
Nói an lạc nghĩa là người tu hành tức biết tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật không dám khinh mạn. Lại nữa trong pháp môn Đại bi càng phải cứu giúp. Chúng sinh cầu điều chi đều cấp cho, dẫu thân mạng cũng không lẫn tiếc để cho chúng an mạng sống còn, khiến được sung sướng. Khi đã gần gũi rồi, tin tưởng lời thầy, nhân sự tương thân đó mà dẫn dắt. Chúng sinh ngu mê, người hành chân ngôn dùng phương tiện dẫn dắt mà không được cưỡng ép.
2. Thắng nghĩa. Nghĩa là quán tất cả pháp không có tự tính. Vì sao không tự tính? Nghĩa là phàm phu chấp trước tiếng khen, lợi dưỡng, phương tiện sinh sống để cầu an thân mà phóng túng trong 3 độc và 5 thứ dục lạc. Người hành chân ngôn thật nhàm chán những thứ đó, thật đáng lìa bỏ.
Lại nữa các ngoại đạo luyến tiếc thân mạng hoặc dùng thuốc để giúp được sống lâu trên cõi tiên, hoặc được sinh lên cõi trời mà cho là cứu cánh. Người hành chân ngôn phải quán thấy các nghiệp lực của chúng nếu hết, chưa lìa 3 cõi, phiền não vẫn còn, tội nghiệp đời trước chưa hết khi ác niệm nổi lên thì đắm chìm biển khổ khó thể thoát ra. Phải biết pháp của ngoại đạo cũng đồng như ảo hóa, như chiêm bao, như sóng nắng vậy.
Lại nữa người Nhị thừa thì Thanh Văn chấp 4 đế, Duyên Giác chấp 12 nhân duyên. Biết 4 đại, 5 ấm cuối cùng rồi tiêu diệt, khởi chán lìa một cách sâu sắc, phá chấp chúng sinh, siêng tu bản pháp, lập chứng quả kia thẳng đến Niết¬bàn cho là cứu cánh. Người hành chân ngôn phải quán thấy người Nhị thừa tuy phá chấp về người nhưng còn pháp chấp, chỉ biết thức tĩnh lự không biết gì khác.
Lại nữa thành quả vị khôi thân diệt trí mà thẳng đến Niết¬bàn như cõi hư không rộng lớn lặng lẽ thường trống vắng. Người có định tính khó có thể phát sinh, nhưng phải đợi mãn kiếp hạn mới phát sinh. Nếu người không định tính thì không luận kiếp hạn, hễ gặp duyên thì liền hồi tâm hướng Đại thừa. Từ hóa thành khởi là đã siêu vượt 3 cõi. Nghĩa là tin Phật từ kiếp trước nên nhờ chư Phật Bồ¬tát dùng phương tiện liền phát tâm Đại thừa mới từ ban đầu Thập tín xuống trải khắp các vị, trải 3 vô số kiếp tu các khổ hạnh khó làm rồi được thành Phật. Đã biết Thanh Văn, Duyên Giác trí tuệ hẹp hòi yếu kém cũng không thể yêu thích.
Lại nữa có chúng sinh phát tâm Đại thừa tu hạnh Bồ¬tát, trong các pháp môn không pháp môn nào không tu khắp. Lại trải qua 3 kiếp A¬tăng¬kì tu Lục độ vạn hạnh đều đầy đủ rồi chứng Phật quả mà thành từ lâu xa. Đây là do sở tập pháp tán trí có thứ tự. Nay người hành chân ngôn đã quán như trước, rồi lại phát tâm làm lợi ích an lạc tất cả chúng sinh trong chúng sinh giới, đem Đại bi quyết định, vĩnh viễn vượt qua ngoại đạo và cảnh giới Nhị thừa, lại tu pháp Du¬già thắng thượng, có thể từ phàm nhập Phật vị, cũng siêu xuất cảnh giới Thập địa Bồ¬tát.
Lại nữa hiểu sâu tất cả pháp không có tự tính. Vì sao không có tự tính trước đã trình bày. Phàm pháp mê muội là từ vọng tưởng sinh, cho đến lần lữa thành vô lượng vô biên phiền não luân hồi trong 6 nẻo. Nếu giác ngộ rồi, vọng tưởng dứt trừ, các thứ pháp diệt, nên không có tự tính.
Lại nữa chư Phật từ bi, từ chân như khởi diệu dụng cứu vớt chúng sinh, ứng bệnh cho thuốc, đưa ra các pháp môn tùy theo phiền não đối trị bến mê đưa lên bờ giác. Pháp cũng phải xả, vì không tự tính. Như Kinh Đại Tì¬lô¬giá¬na Thành Phật nói: Các pháp không có tướng, là tướng hư không. Quán tưởng như vậy rồi gọi là thắng nghĩa Bồ¬đề tâm. Phải biết tất cả pháp không, đã ngộ pháp bản vô sinh, tâm thể tự như, không thấy thân tâm, trụ nơi tịch diệt bình đẳng, trí cứu cánh chân thật khiền không thoái mất. Nếu khởi vọng tâm biết mà không theo, nếu khi vọng dứt, nguồn tâm trống vắng, muôn đức đều đủ, diệu dụng vô cùng. Do đó 10 phương chư Phật lấy thắng nghĩa hạnh nguyện làm giới. Chỉ có người đủ tâm này mới có thể chuyển pháp luân, tự tha đều lợi. Như Kinh Hoa Nghiêm nói:
Bi quang tuệ là chủ, Phương tiện cọng tương ưng. Tin hiểu tâm thanh tịnh, Như Lai sức vô lượng. Trí vô ngại hiện tiền, Tự ngộ chẳng do ai. Đầy đủ đồng Như Lai, Phát tâm này tối thắng. Phật tử mới phát tâm, Tâm diệu bảo như vậy Thì siêu vượt phàm phu, Nhập hành xứ của Phật. Sinh vào nhà Như Lai, Chủng tộc không tì vết. Cùng bình đẳng với Phật, Quyết thành Vô thượng giác. Vừa sinh tâm như vậy, Liền được vào Sơ địa. Tâm an lạc không động, Ví như Đại sơn vương.
Lại nữa theo Kinh Hoa Nghiêm nói: Từ Sơ địa cho đến Thập địa trong mỗi địa mỗi địa đều lấy Đại bi làm chủ. Như Vô Lượng Thọ Quán Kinh nói: Tâm Phật là Đại từ bi.
Lại nữa Kinh Niết¬bàn nói: Nam mô Thuần¬đà, thân tuy thân người, tâm đồng tâm Phật.
Lại nói:
Thương xót thế gian Đại y vương,’ Thân và trí tuệ đều vắng lặng. Trong không ngã pháp có chân ngã, Cho nên kính lễ Vô thượng tôn. Phát tâm rốt ráo hai không khác, Như vậy hai tâm trước tâm khó. Mình chưa được độ trước độ người, Nên tôi đảnh lễ Sơ phát tâm. Phát tâm rồi làm thầy người trời, Hơn cả Thanh Văn và Duyên Giác. Phát tâm như vậy vượt 3 cõi, Cho nên được gọi rất cao tột.
Như Kinh Đại Tì¬lô¬giá¬na nói: Bồ¬đề là nhân, Đại bi là căn, phương tiện là cứu cánh.
3. Tam¬ma¬địa. Nghĩa là người tu hành chân ngôn quán như vậy rồi làm sao có thể chứng vô thượng Bồ-đề?
Phải biết pháp nhĩ nên trụ tâm Đại Bồ¬đề của Phổ Hiền. Tất cả chúng sinh vốn có Tát¬đỏa, vì bị phiền não tham sân si trói buộc cho nên chư Phật Đại từ bi dùng trí thiện xảo nói pháp Du¬già rất sâu bí mật này, khiến người tu hành trong nội tâm quán vầng trăng trắng. Do tác quán này chiếu thấy bản tâm thanh tịnh vắng lặng, như ánh sáng trăng tròn đầy khắp hư không, không phân biệt nơi nào, cũng gọi là giác liễu, cũng gọi là tịnh pháp giới, cũng gọi là biển thật tướng Bát¬nhã Ba¬la¬mật, có thể hàm chứa vô lượng các thứ trân bảo Tam¬ma¬địa rõ ràng trắng sạch như trăng tròn.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình đều có tâm Phổ Hiền. Ta thấy tự tâm hình như vầng trăng.
Vì sao lấy vầng trăng làm ví dụ?
Vì trăng tròn thể sáng giống như tâm Bồ¬đề. Phàm vầng trăng có 16 phần dụ cho 16 Đại Bồ¬tát từ Kim cương Tát¬đỏa đến Kim cương quyền trong Du-già. Các vị Phật trong 5 phương đều biểu thị 1 trí.
Phương Đông Phật A¬súc, do thành Đại viên kính trí nên cũng gọi Kim cương trí.
Phương Nam Phật Bảo Sinh, do thành Bình đẳng tính trí nên cũng gọi Quán đảnh trí.
Phương Tây Phật A¬di¬đà, do thành Diệu quan sát trí nên cũng gọi Liên hoa trí, cũng gọi Chuyển pháp luân trí.
Phương Bắc Phật Bất Không Thành Tựu, do thành Thành sở tác trí nên cũng gọi Yết¬ma trí.
Trung ương Phật Tì¬lô¬giá¬na, do thành Pháp giới trí làm gốc. Bốn Phật trí trên đây xuất sinh 4 Ba¬la¬mật Bồ¬tát.
Bốn Bồ¬tát tức kim bảo pháp nghiệp, là mẹ sinh thành dưỡng dục 3 đời tất cả các hiền thánh, từ đó trong sự ấn thành thể tính của pháp giới lưu xuất ra 4 Phật.
Bốn phương Như Lai đều thâu nhiếp 4 Bồ¬tát.
Phương Đông Phật A¬súc thâu nhiếp 4 Bồ¬tát là Kim cương Tát¬đỏa, Kim cương vương, Kim cương ái và Thiện tai.
Phương Nam Phật Bảo Sinh thâu nhiếp 4 Bồ¬tát là Kim cương bảo, Kim cương quang, Kim cương tràng, và Kim cương tiếu.
Phương Tây Phật A¬di¬đà thâu nhiếp 4 Bồ¬tát là Kim cương pháp, Kim cương lợi, Kim cương nhân và Kim cương ngữ.
Phương Bắc Phật Bất Không Thành Tựu thâu nhiếp 4 Bồ¬tát là Kim cương nghiệp, Kim cương hộ, Kim cương nha và Kim cương quyền. Bốn phương Phật đều có 4 Bồ¬tát là 16 Đại Bồ¬tát.
Trong 37 vị trừ 5 Phật, 4 Ba¬la¬mật và sau 4 nhiếp, 8 cúng dường, chỉ lấy 16 Đại Bồ¬tát là các vị 4 phương Phật thâu nhiếp.
Lại nữa, trong Kinh Ma¬ha Bát¬nhã, từ nội không đến vô tính tự tính không cũng có 16 nghĩa. Trong tâm chất của tất cả hữu tình có một phần tịnh tính, đầy đủ các hạnh, thể rất vi diệu trắng sáng, cho đến 6 nẻo luân hồi biến đổi không biến đổi, như 1 phần 16 của mặt trăng. Một phần tướng sáng kia của măt trăng, nếu về ban đêm chỉ vì ánh sáng mặt trời đoạt mất tính sáng của nó nên không hiện. Sau khi có trăng non, ngày ngày tăng dần đến ngày 15 thì tròn đầy không có gì chướng ngại. Vì vậy người tu quán trước tiên dùng chữ A phát khởi phần sáng trong bản tâm, tức dần dần khiến trắng sáng rõ ràng chứng Vô sinh trí.
Chữ A là nghĩa của tất cả pháp vốn không sinh. Theo Tì¬lô¬giá¬na Kinh Sớ Thích, chữ A có 5 nghĩa:
1. Chữ A ( âm ngắn ) là tâm Bồ¬đề.
2. Chữ A ( âm ngân dài ) là hạnh Bồ¬đề.
1. Chữ Ám ( âm dài ) là nghĩa chứng Bồ¬đề.
2. Chữ Ác ( âm ngắn ) là nghĩa của Niết¬bàn.
3. Chữ Ác ( âm ngân dài ) là nghĩa của đầy đủ trí phương tiện.
Lại nữa, đem chữ A phối hợp giải thích 4 chữ “khai, thị ngộ, nhập” trong Kinh Pháp Hoa thì Khai Phật tri kiến là khai mở cả 2 Bồ¬đề Niết¬bàn như chữ A đầu tiên, là nghĩa của tâm Bồ¬đề.
Chữ Thị là chỉ bày tri kiến của Phật, như chữ A thứ hai, là nghĩa của hạnh Bồ¬đề.
Chữ Ngộ là giác ngộ tri kiến của Phật, như thứ ba chữ Ám, là nghĩa của chứng Bồ¬đề.
Chữ Nhập là nhập vào tri kiến của Phật.
Như thứ tư chữ Ác, là nghĩa của Bát¬niết¬bàn.
Chung lại mà nói thành tựu đầy đủ là thứ năm chữ Ác, là nghĩa của trí viên mãn phương tiện thiện xảo.
Tán dương chữ A, nghĩa của tâm Bồ¬đề có tụng như sau:
Tám cánh bạch liên một pháp môn,
Rực rỡ chữ A sắc sáng tròn.
Trí thiền đồng nhập Kim cương phược,
Như Lai tịch tĩnh trí vô biên.
Gặp chữ A là quyết định quán chữ A, phải quán tịnh thức tròn sáng. Nếu vừa mới thấy là thấy chân thắng nghĩa đế, nếu thường thấy tức là nhập Bồ¬tát Sơ địa, nếu dần dần tăng trưởng là chu biến pháp giới lượng đồng hư không, co duỗi tự tại sẽ đủ Nhất thiết trí.
Phàm người hành 3 mật, chứng ngộ nghĩa của 5 tướng thành thân.
Nói 3 mật là:
1. Thân mật, như kết ấn triệu thỉnh thánh chúng.
2. Ngữ mật, như mật tụng các câu chân ngôn rõ ràng phân minh không sai lầm.
3. Ý mật, như trụ Du¬già tương ứng mặt
trăng sáng trắng trong sạch quán tâm Bồ¬đề. Tiếp đến rõ 5 tướng thành thân là:
1. Tâm thông suốt.
2. Tâm Bồ¬đề.
3. Tâm Kim cương.
4. Thân Kim cương.
5. Chứng vô thượng Bồ¬đề được thân Kim cương kiên cố.
Nhưng đầy đủ 5 tướng này mới thành thân của bản tôn tròn sáng. Đó tức là thân Phổ Hiền, cũng là tâm Phổ Hiền, đồng với chư Phật 10 phương, cũng là 3 đời tu hành chứng có trước sau và đạt ngộ cũng không quá khứ vị lại hiện tại.
Phàm tâm con người như đóa sen búp, tâm Phật như trăng tròn. Nếu quán tưởng được thành thì 10 phương cõi nước hoặc tịnh hoặc uế, loài hàm thức trong 6 nẻo, hành vị trong 3 thừa và 3 đời cõi nước thành hoại, nghiệp chúng sinh sai biệt, hành tướng nhân địa của Bồ¬tát, 3 đời chư Phật đều hiện chứng thân bản tôn trong đó đầy đủ tất cả hạnh nguyện Phổ Hiền. Cho nên Kinh Đại Tì¬lô¬giá¬na nói: Tâm chân thật như vậy cho nên Phật nói rõ.
Hỏi: Trước nói người Nhị thừa có pháp chấp nên không được thành Phật, nay lại khiến tu tâm Bồ¬đề Tam¬ma¬địa thì có gì sai biệt?
Đáp: Người Nhị thừa vì có pháp chấp nên lâu lắm mới chứng lý, trầm không trệ tịch, hạn bằng kiếp số sau mới phát tâm Đại thừa.
Lại nữa trong thừa tán thiện môn trải vô số kiếp cho nên đủ để chán lìa không thể y chỉ. Nay người hành chân ngôn đã phá nhân pháp 2 chấp, tuy có thể chính kiến trí chân thật, nhưng hoặc vì vô thủy gián cách chưa thế chứng được trí Nhất thiết trí của Như Lai, muốn cầu diệu đạo thứ lớp tu trì từ phàm nhập vào Phật vị, tức Tam¬ma¬địa này có thể đạt tới tự tính chư Phật, ngộ pháp thân chư Phật, chứng pháp giới thể tính trí, thành tự tính thân, thụ dụng thân, biến hóa thân, đẳng lưu thân của Phật Đại Tì¬lô¬giá¬na. Vì người tu hành chưa chứng nên lý phải tu trì. Cho nên Kinh Đại Tì¬lô¬giá¬na nói Tất¬địa từ tâm sinh. Như Kinh Kim Cương Đỉnh Du¬già nói: Bồ¬tát thành tựu nhất thiết nghĩa trước tiên ngồi tòa Kim cương chứng đạo vô thượng, rồi nhờ chư Phật trao cho tâm địa này mới có thể chứng quả. Tất cả người ngày nay nếu tâm quyết định như giáo tu hành, không phải khởi tòa mà Tam-ma¬địa hiện tiền thành tựu thân bản tôn. Cho nên pháp thứ lớp cúng dường trong Kinh Đại Tì¬lô¬giá¬na nói: Nếu không có sức mạnh rộng tăng ích, thì trụ pháp chỉ quán tâm Bồ¬đề. Phật nói trong đó đầy đủ vạn hạnh, dần đầy đủ pháp thuần tịnh trong sáng. Tâm Bồ¬đề này có thể hàm tàng pháp công đức của tất cả chư Phật. Cho nên nếu tu chứng xuất hiện tức là đạo sư cho tất cả. Nếu trở về gốc tức là cõi nước Mật Nghiêm, không phải rời khỏi tòa mà có thể thành tựu tất cả việc.
Tán dương tâm Bồ¬đề rằng:
Nếu ai cầu Phật tuệ, Thông suốt tâm Bồ¬đề. Ngay thân cha mẹ sinh, Chứng địa vị Đại giác./.
LUẬN TRONG KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG CHÍNH ĐẲNG CHÍNH GIÁC ( Hết )

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.162.166 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập