Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Từ trước đến nay đã rõ biết về các pháp nhiễm tịnh, tương huân, tương sanh, chẳng đoạn tuyệt và đã giải thích rõ rồi và từ đây trở xuống sẽ giải thích rõ hơn về môn sanh diệt có 3 loại nghĩa to lớn.
Viết rằng: Lại nữa chơn như tự thể tướng, nghĩa là tất cả phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chư Phật chẳng có tăng giảm; chẳng sanh ra trước và cũng chẳng mất về sau. Rốt ráo thường hằng. Từ trước đến nay chỉ có tánh tự đầy đủ tất cả công đức. Cho nên tự thể có trí huệ lớn và ánh sáng tỏ rõ. Nghĩa là biến chiếu khắp cả pháp giới; chơn thật thức rõ nghĩa nầy. Nghĩa là tự tánh tâm thanh tịnh; nghĩa là thường, lạc, ngã, tịnh; thanh hương bất biến, nghĩa là tự tại. Đầy đủ như thế, đã trải qua hằng sa, chẳng lìa chẳng đoạn, chẳng khác, chẳng tư nghì Phật pháp; cho đến đầy đủ không có chỗ ý nghĩa ít đi; tên gọi là Như Lai tạng; lại có tên là Như Lai pháp thân.
Hỏi rằng: Bên trên nói về chơn như, thể nầy bình đẳng lìa tất cả tướng. Tại sao lại còn nói về thể ấy có nhiều công đức như vậy?
Đáp rằng: Tuy thật có nghĩa của các công đức nầy, mà chẳng có tướng sai biệt, cùng chung một vị, tuy là một chơn như. Nghĩa nầy như thế nào? – Dùng vô phân biệt, lìa tướng phân biệt; cho nên không hai. Lại nữa sao lại nói về nghĩa sai biệt ấy? - Dùng sự nương vào nghiệp thức sanh diệt để chỉ tướng ấy. Điều nầy chỉ cho cái gì? - Đó là tất cả pháp xưa nay do tâm, thật chẳng phải ở nơi niệm, mà do vọng tâm nên bất giác khởi niệm, rồi thấy các cảnh giới. Cho nên nói là vô minh. Tâm tánh chẳng khởi tức là đại trí tuệ; nghĩa là ánh sáng chiếu soi. Nếu tâm khởi lên sự thấy tức là có tướng chẳng thấy. Tâm tánh lìa sự thấy tức nghĩa là biến chiếu khắp pháp giới. Nếu tâm có động, chẳng phải chơn thức rõ biết; chẳng có tự tánh. Chẳng thường, chẳng lạc, chẳng ngã, chẳng tịnh. Hay sầu lo tức chẳng tự tại. Cho đến nhiều hằng sa và vọng nhiễm. Đối với nghĩa nầy cho nên tâm tánh chẳng động. Tức là qua cả hằng hà sa các công đức thanh tịnh ấy thị hiện cái tướng ấy. Nếu tâm có khởi lên, liền thấy pháp trước, có thể nhớ nghĩ; tức có chỗ ít. Như vậy tịnh pháp vô lượng công đức là nhứt tâm, liền vô sở niệm. Cho nên gọi đầy đủ đây là pháp thân Như Lai tạng.
Lại nữa chơn như dụng có nghĩa là chư Phật Như Lai gốc tại nhơn địa, phát lòng từ bi lớn, tu các hạnh Ba La Mật, nhiếp hóa chúng sanh, lập đại thệ nguyện, muốn độ hết tất cả chúng sanh giới; lại chẳng giới hạn kiếp số, cho đến đời vị lai. Dùng tất cả chúng sanh nầy như chính thân của mình, mà chẳng chấp vào tướng của chúng sanh. Điều nầy là nghĩa gì? – Nghĩa là như thật rõ biết tất cả chúng sanh và cùng với thân nầy chơn như bình đẳng; chẳng có sai khác cho nên có những phương tiện trí huệ lớn như vậy. Khi vô minh mất đi thấy pháp thân chơn thật, tự nhiên mà có, bất khả tư nghì nghiệp, đủ nhiều loại dụng. Tức là cùng với chơn như biến ra khắp các nơi. Lại nữa chẳng có tướng dụng nào có thể được. Vì sao vậy? – Nghĩa là chư Phật Như Lai chỉ có pháp thân; rõ biết tướng của thân. Đệ nhứt nghĩa đế chẳng có cảnh giới của thế đế; lìa nơi việc tạo tác kia. Thường tùy theo chúng sanh, thấy nghe được lợi ích; cho nên nói là dụng. Dụng nầy lại có hai loại. Những gì là hai? - Một là nương vào phân biệt sự thức, phàm phu nhị thừa, tâm sở kiến; tên gọi là ứng thân, mà chẳng rõ chuyển thức hiện ra. Thấy từ ngoài đến rồi chấp thủ màu sắc phân chia, chẳng thể rõ hết; hai là nương vào nơi nghiệp thức. Nghĩa là các Bồ Tát từ sơ phát tâm ý cho đến Bồ Tát cứu cánh địa. Tâm sở kiến nghĩa là báo thân. Thân ấy có vô lượng màu sắc. Sắc ấy có vô lượng tướng. Tướng ấy có vô lượng điều tốt; rồi ở đó, nương vào quả; lại cũng có vô lượng đủ loại trang nghiêm; tùy theo đó mà thị hiện. Tức là không cùng khắp, chẳng thể cùng tận. Lìa tướng nhỏ nhiệm, tùy theo chỗ nầy mà ứng hiện; thường hay giữ gìn, chẳng còn, chẳng mất. Như vậy công đức tất cả đều do nhơn Ba La Mật cùng với vô lậu việc làm huân tập lại; cho đến bất khả tư nghì nơi chốn thành tựu; đầy đủ những tướng vui; cho nên nói là báo. Lại nữa phàm phu sở kiến nghĩa là tùy theo sắc thô nầy; tùy vào nơi 6 đường mà mỗi mỗi thấy chẳng giống; đủ loại khác biệt, chẳng thọ tướng vui. Cho nên nói là ứng.
Lại nữa sở phát ý Bồ Tát sở kiến nghĩa là tin sâu pháp nhơn như; ít phân biệt sự thấy, rõ biết sắc tướng kia, trang nghiêm các việc. Chẳng đến chẳng đi, lìa các phần nhỏ nhặt. Tương nương vào tâm, hiện bất lìa chơn như. Rồi những Bồ Tát nầy giống như tự phân biệt, lấy việc chưa nhập vào pháp thân vị. Nếu được thanh tịnh tâm chỗ thấy vi diệu thì dụng nầy thay đổi tốt hơn, cho đến Bồ Tát Địa hết, thấy được cứu cánh. Nếu lìa nghiệp thức; tức chẳng thấy tướng mà pháp thân chư Phật không có sắc tướng kia và tướng nầy.
Hỏi rằng: Nếu pháp thân chư Phật lìa các sắc tướng thì tại sao có thể hiện ra sắc tướng?
Đáp rằng: Tức là pháp thân nầy là sắc thể cho nên có thể hiện ra sắc. Nghĩa là từ xưa đến nay sắc, tâm chỉ có hai. Dùng sắc tánh tức là trí vậy. Sắc thể vô hình cho nên nói là trí thân. Dùng trí tánh tức là sắc; cho nên nói là pháp thân, biến khắp tất cả nơi rồi hiện ra sắc, chẳng có phân nhỏ ra. Tùy theo tâm hay thị hiện ra 10 phương thế giới, vô lượng Bồ Tát, vô lượng báo thân, vô lượng trang nghiêm, mỗi mỗi sai biệt. Tất cả đều không phân chia mà cũng chẳng có tướng. Đây chẳng phải tâm thức phân biệt mà có thể rõ biết được. Lấy chơn như tự tại dụng làm nghĩa vậy.
Luận rằng: Trong câu văn nầy có 3 môn. Những gì là ba? - Một là hiển thị tự thể đại nghĩa môn; hai là hiển thị tự tướng đại nghĩa môn; ba là hiển thị tự dụng đại nghĩa môn. Trong đại nghĩa đầu lại có hai môn. Những gì là hai? - Một là ngũ nhơn bình đẳng môn; hai là thời bất chuyển môn. Đây gọi là hai. Trong đại nghĩa ở giữa lại có ba môn. Những gì là ba? - Một là viên mãn công đức môn; hai là vấn đáp quyết nghi môn; ba là liệt thính quảng thuyết môn. Đây gọi là ba. Đại nghĩa sau cùng lại có sáu môn. Những gì là sáu? - Một là bổn nguyện vô tận môn; hai là ly tướng bất trước môn; ba là năng sở bình đẳng môn; bốn là vô tướng hiện ứng môn; năm là tùy kiến thô tế môn và sáu là vấn đáp quyết nghi môn. Đây có tên là sáu.
Bây giờ sẽ lần lượt giải thích rõ ràng những việc nầy. Người thông minh nên quan sát suy nghĩ giải thích. Lại nữa chơn như tự thể tướng là tổng phiêu thể tướng; tướng nầy có hai nghĩa. Từ đây trở xuống giải thích riêng biệt. Đầu tiên nói về thể đại. Sao gọi là ngũ nhơn bình đẳng môn? - Nghĩa là chơn như tự thể thông với 5 người; bình đẳng bình đẳng chẳng có sai biệt. Sao gọi là 5 loại người giả? - Một là phàm phu; hai là Thanh Văn; ba là Duyên Giác; bốn là Bồ Tát; năm là Như Lai. Đây gọi là năm. Như 5 tên gọi nầy. Con người chính là năm; nhưng chơn như chỉ là một. Vì sao vậy? – Vì chơn như tự thể chẳng có tăng giảm; lại cũng chẳng có to lớn; lại cũng chẳng có chẳng không; lại không có biên giới; lại chẳng đến chẳng đi. Từ xưa đến nay chỉ một và tự thành một; giống nhau và chỗ tạo tác cũng như nhau. Xa lìa sự khác biệt, xả bỏ sự sai biệt; chỉ là một chơn như. Cho nên các pháp chơn như một tướng ba vị như trong khế kinh nói như vậy. Giống như Kim Cang tạo ra 5 hình tượng; năm người bình đẳng lại cũng như vậy. Đối với người ấy không có tăng, không có giảm. Như căn bản tất cả phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chư Phật đều chẳng có tăng giảm.
Thế nào gọi là thời bất chuyển môn? – Nghĩa là chơn như tự thể, tự nhiên thường trụ, quyết định không thay đổi. Ba cõi bất động bốn tướng chẳng dời. Tịnh tịnh lại tịnh tịnh; chơn thật lại chơn thật. Như căn bản chưa bao giờ sanh và chưa bao giờ diệt. Cứu cánh thường hằng.
Đã nói qua về hiển thị tự thể đại nghĩa môn. Bây giờ lần lượt nói về hiển thị tự tướng đại nghĩa môn. Viên mãn công đức môn, tướng nầy như thế nào? – Nghĩa là trong chơn thể viên mãn tất công đức, không chỗ nào ít. Những công đức gì? – Đó là 6 loại tánh nghĩa công đức. Những gì là sáu?
- Một là đại trí huệ quang minh nghĩa; bản giác bát nhã hay trừ vô minh u tối. Trong khế kinh gọi đây là quảng đại viên mãn thù thắng bát nhã thật thật trí quang minh tánh nghĩa;
- Hai là nghĩa biến chiếu pháp giới. Bản giác bát nhã chiếu đạt tất cả pháp giới là nguồn cội. Trong khế kinh gọi đây là nghĩa của chu biến thông đạt một pháp giới tạng, tự nhiên tánh.
- Ba là nghĩa chơn thật thức tín; bản giác bát nhã xa rời hư giả, giải thích so sánh. Trong khế kinh gọi đây là lìa vọng tưởng, giải quyết định liễu, rõ thật tế thật tánh, tánh nghĩa.
- Bốn là tự tánh thanh tịnh tâm, bản giác bát nhã vô lượng tánh công đức tự nhiên bổn hữu, chẳng được ở lực khác, xa lìa trần lụy, khế hợp với sự thật. Đối với trong khế kinh gọi đây là bổn hữu minh bạch, lìa biên giới, tánh trung thật.
- Năm là thường, lạc, ngã, tịnh. Căn bản từ xưa hai giác ấy từ vô thỉ đến nay xa lìa 4 chướng. Viên mãn 4 loại đức tự nhiên. Đối với trong khế kinh gọi đây là Như Lai chánh giác tự nhiên tánh đức, xa lìa hư huyễn, chẳng tu hành.
- Sáu là thanh lương bất biến tự tại nghĩa. Hai loại bản giác dụ như tấm kính sạch, chiếu theo nam bắc đầy đủ theo đó. Ở trong khế kinh gọi đây là đầy đủ tùy thuận nghịch trái vô ngại Đà La Ni toàn biến tánh.
Đây gọi là sáu.
Như từ xưa đến nay chỉ tánh tự đầy đủ tất cả công đức. Cho nên tự thể có đại trí huệ quang minh nghĩa. Nghĩa là biến chiếu khắp pháp giới. Chơn thật thức rõ biết nghĩa nầy. Nghĩa ấy chính là tâm từ tánh thanh tịnh; nghĩa là thường, lạc, ngã, tịnh. Nghĩa là thanh lương bất biến tự tại. Trong khế kinh quảng đại viên mãn tự tánh bổn đức nói rằng: Tự tánh công đức có tất cả là 17 tên gọi. Đối với hai phần đầu mỗi mỗi khai mở 2 loại và lần lượt trong 2 phần giữa ấy mỗi mỗi khai mở 3 loại. Đối với 2 phần sau như thế lần lượt khai mở 12 lần như thế. Lại nữa tâm thanh tịnh địa chẳng dơ nên trong Đà La Ni khế kinh nói như thế nầy: Tự tánh công đức căn bản có 25 tên gọi. Trong phần cuối cùng ấy khai mở 11. Như vậy 3 loại khác, tướng ấy như thế nào? Về vấn đề tên gọi căn bản của Ma Ha Diễn luận Mã Minh Bồ Tát vì muốn hiển thị tên gọi, lược bớt nghĩa và rộng nói về tướng tổng trì. Do vậy nhiếp thu lại và lập nên chỉ có 6. Lại cũng nương tựa riêng biệt bổn tổng trì để nói. Lại nữa về tên gọi nhiều loại sai với nghĩa chính. Do từ nghĩa nầy nên mới lập thành 6.
Còn nói 17 là nghĩa gì? - Một là nghĩa trí tuệ; hai là nghĩa đại quang minh; ba là nghĩa biến nhứt pháp giới; bốn là nghĩa chiếu nhứt pháp giới; năm là nghĩa chơn thật; sáu là nghĩa thức; bảy là nghĩa trí; tám là nghĩa tự tánh; chín là nghĩa thanh tịnh; mười là nghĩa tâm; mười một là nghĩa thường; mười hai là nghĩa lạc; mười ba là nghĩa ngã; mười bốn là nghĩa tịnh; mười lăm là nghĩa bất; mười sáu là nghĩa biến; mười bảy là nghĩa tự tại. Đây gọi là 17.
Còn nói 25 ở đây có nghĩa gì? – Nghĩa là trong số trước ấy không có công đức; nên khai mở thêm 8 loại nữa. Trong biến công đức ấy lại có 2 loại. Nói hai loại ấy gồm một là thượng lưu chuyển biến; hai là hạ lưu chuyển biến. Đây cũng nói là tám bất như trong Trung Quán Luận đã nói rõ ràng rồi.
Đã nói qua về hữu danh số lượng công đức phần. Bây giờ lần lượt nói đến vô danh quá lượng công đức phần. Trong bản giác thể, tự tánh công đức vô lượng vô biên, lìa nơi lời nói, qua khỏi tâm hạnh. Điều nầy nghĩa là gì? - Dừng ở nơi số lượng, tạo ra sự chia cắt nầy. Căn bản có công đức, tuy chẳng có số lượng; chẳng phải khỏi 3 số. Cho nên đưa ra căn bản để nghe. Như căn bản đầy đủ như thế, trải qua hằng sa, như thế vô lượng vô biên công đức mỗi mỗi sai sai biệt biệt, có thể tướng chăng? - Chỉ một tâm lượng, không riêng pháp thể; chỉ một tâm lượng; cuối cùng chẳng lìa tâm. Vì sao vậy? – Vì tâm pháp tuy một mà có 2 loại Đà La Ni tự tại dụng. Vì sao lại có hai? - Một là tự chẳng lìa Đà La Ni tự tại; hai là tự chẳng lìa Đà La Ni tự tại kia. Còn gọi là hai. Như căn bản chẳng lìa. Như vậy tánh đức từ vô thỉ đến, một hướng diệu hữu, chẳng có pháp khác. Vì sao vậy? – Vì tự tánh tự tại chẳng gồm phần kia. Như căn bản chẳng lìa mất. Như thế tất cả công đức duy nhứt tự tạo ra một. Chung chẳng sai khác, tự chẳng tạo ra một. Vì sao vậy? – Vì một pháp giới vậy. Như gốc chẳng sai khác. Như thế lý sâu tất cả Bồ Tát, tất cả Nhị Thừa, tất cả phàm phu, tâm chẳng tư duy, nói bất luận lượng, tuyệt mất lại tuyệt mất, xa lìa lại xa lìa. Như căn bản bất tư nghì vậy. Trong 3 người chẳng phải cảnh thì người nào nói là tư cảnh giới? - Chỉ có bậc đại giác cho đến tự tạo ra quy tắc. Như gốc gác là Phật Pháp vậy. Như thế vô lượng tánh công đức. Từ Địa ràng buộc cho đến Địa vô thượng Đại giác trí. Đầy đủ viên mãn, chẳng có chỗ khiếm khuyết. Vì sao vậy? – Như vậy các đức từ vô thỉ đến nay tự nhiên vốn có; chẳng phải duyên vào lực giả mà kiến lập vậy. Như căn bản cho đến đầy đủ chẳng có chỗ ít ỏi. Đây gọi là Như Lai Tạng. Lại có tên là Như Lai Pháp Thân vậy.
Đã nói qua về viên mãn công đức môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về vấn đáp quyết nghi môn. Trong nầy có hai môn. Những gì là hai? - Một là phát khởi lược vấn nan vi môn; hai là phát khởi quảng đáp giải thích môn.
Hỏi rằng: Cái ý nan nầy có cái tướng gì?
Đáp rằng: Đưa ra câu văn để nói về tướng sai biệt trước sau tạp loạn, hãy phán đoán lý nầy.
Trước sau trong câu văn nầy có cái ý khác biệt gì? – Đó là trong chơn như quyết trạch nói như thế nầy: Tâm chơn như tức là một pháp giới, đại tổng tướng pháp môn thể. Cho nên tâm tánh chẳng sanh, chẳng diệt. Tất cả các pháp chỉ nương tựa vọng niệm mà có sai biệt. Nếu lìa tâm niệm tức chẳng có tất cả cảnh giới tướng. Cho nên tất cả pháp từ xưa đến nay lìa tướng của lời nói, lìa tên gọi, lìa tâm duyên tướng; cứu cánh bình đẳng, chẳng có sai khác, chẳng thể phá hoại; chỉ có một tâm, gọi là chơn như. Trong tự tướng đại nghĩa quyết trạch phần nói như thế nầy: Từ xưa đến nay tánh tự đầy đủ tất cả công đức. Cho nên tự thể có nghĩa là đại trí huệ quang minh; nghĩa là biến chiếu khắp pháp giới; nghĩa là chơn thật thức trí; nghĩa là tự tánh thanh tịnh tâm; nghĩa là thường, lạc, ngã, tịnh. Nghĩa là thanh lương, bất biến, tự tại. Đầy đủ như thế trải qua hằng sa chẳng lìa chẳng mất, chẳng khác, chẳng bất tư nghì Phật Pháp. Cho đến đầy đủ chẳng có nghĩa ít hơn. Đây gọi là Như Lai Tạng. Lại có tên là Như Lai Pháp Thân. Như vậy sự sai biệt nầy làm chỗ khó khăn. Như căn bản hỏi rằng: Bên trên nói về chơn như và thể nầy bình đẳng lìa tất cả tướng. Vì sao lại nói thể nầy có đủ loại công đức?
Đã nói qua về phát khởi lược vấn nan vi môn. Bây giờ lần lượt nói về phát khởi quảng đáp giải thích môn. Trong nầy lại có hai môn. Những gì là hai? - Một là tổng; hai là biệt. Ở trong tổng nầy lại có hai loại. Những gì là hai? - Một là chơn như tổng; hai là sanh diệt tổng. Như đây lần lượt sẽ nói về tướng có thể thấy được chăng? – Đáp rằng: Tuy thật có nghĩa của những công đức nầy, mà chẳng có tướng sai biệt, cùng đồng một vị, chỉ có một chơn như. Tức là chơn như tổng. Nghĩa là chỉ có tự tướng đại nghĩa môn trung nói như thế nầy: Nhiều loại đức trải qua hằng hà mà có sanh diệt môn giới lượng; chẳng phải chơn như môn. Trong chơn như môn chẳng có tướng sai biệt. Bình đẳng bình đẳng một tướng, một vị, chỉ toàn là chơn như tịnh pháp giới. Vì nghĩa nầy cho nên chẳng có tướng sai biệt. Từ đây trở xuống tạo duyên nầy do quyết đoạn nghi hoặc, dùng vô phân biệt lìa tướng phân biệt; cho nên chẳng có hai. Trong chơn như môn tuy có giống giống; nhưng chẳng sai sai. Từ đây trở xuống giải thích sanh diệt môn tổng. Trong câu văn nầy lại có hai loại. Những gì là hai? - Một là vấn; hai là đáp. Cũng có lược bớt nhiều. Hai loại vấn đáp chẳng giống nhau; nên rõ điều nầy. Đầu tiên trong tướng vấn đáp nầy như thế nào? - Lại nữa sao lại nói nghĩa sai biệt? - Tức là khai mở cho việc hỏi – Nghĩa là nếu các pháp từ bổn lai bình đẳng bình đẳng một tướng, chỉ tồn tại lý chơn như, chẳng có 2 thể, lại có pháp gì mà chẳng phải bình đẳng, dùng để nương tựa để tạo nên chỗ sai biệt? - Tức là đưa ra môn khác dùng nghi với môn khác. Từ đây trở đi sẽ nói về phát khởi đáp thuyết, quyết đoạn trừ nghi nầy. Tướng của câu văn có thể thấy.
Nương theo nghiệp thức sanh diệt tướng có phải là đáp tổng quát chăng?
Đó chính là trong chơn như môn trải qua hằng sa tất cả các nhiễm pháp; lấy đó làm chỗ trị giữ; không thể giữ gìn đối với hằng sa tất cả tịnh pháp mà lấy đó để đối trị so sánh. Cho nên trong chơn như môn nói như thế nầy: Tất cả các pháp bình đẳng bình đẳng; một vị tướng không có hai thể, mà trong sanh diệt môn nầy chỗ đối trị với các nhiễm pháp thì vô lượng vô biên. Có thể đối trị của các tịnh pháp cũng vô lượng vô biên. Cho nên trong sanh diệt môn nói như thế nầy: Trong bản giác thể đầy đủ các loại đức. Vô lượng vô biên trải qua hằng hà sa tức là ý chính. Còn lần lượt sẽ giải thích riêng biệt tỉ mỉ sau.
Nói chỗ nương vào có nghĩa là căn bản vô minh trụ địa. Tất cả các nhiễm pháp là chỗ nương tựa. Nói là nghiệp tức là nghiệp tướng. Nói là thức nghĩa là chuyển đổi các thức. Còn sanh diệt tướng tức là môn gọi tổng quát tương phản hiển thị. Trong câu văn nầy từ chữ viễn lưu đến ba chữ; đó là 3 pháp công đức khởi lên và là nguyên do để duyên vào.
Đã nói lược qua từng phần rồi. Bây giờ sẽ nói rộng ra từng phần. Trong phần nầy lại có hai loại. Những gì là hai? - Một là vấn; hai là đáp. Trong nầy phần vấn thì lược bớt; còn phần đáp thì nói rộng. Nên rõ như vậy. Điều nầy cái gì chỉ rõ cho phần vấn ấy? – Đó là cật vấn nơi lý do. Từ đây trở xuống sẽ đáp ngay với phần vấn nầy. Trong phần đáp giải thích nầy có 3 loại. Những gì là ba? - Một là tự tông chánh lý; hai là phi đạo tà hạnh; ba là cụ cử đối lượng. Đây gọi tên là ba.
Như đây lần lượt nói về tương ưng quan, dùng tất cả các pháp xưa nay chỉ thật tâm, chẳng có suy nghĩ. Nghĩa là đệ nhứt tự tông chánh lý. Nghĩa là pháp tánh từ vô thỉ đến nay chỉ có một tâm nầy. Chẳng có pháp nào mà chẳng phải tâm, mà có vọng tâm vì bất giác khởi, nhớ nghĩ các cảnh giới vậy. Nói là vô minh tức là đệ nhị phi đạo tà hạnh. Nghĩa là tổng nói đưa ra gốc gác bên trên các vô minh trụ địa.
Từ đây trở xuống hiển rõ ngay, đầy đủ so với các đối trị sai biệt. Như trên đã nói trong bản giác có 6 tướng công đức. Mỗi mỗi chờ xem cái gì là sai trái. Ở đây lấy sự đối trị để kiến lập và hiển thị. Nghĩa là căn bản vô minh huân tập một tâm biển ấy rồi phát khởi nghiệp và các loại thức rồi che mất ánh sáng của bát nhã thật trí, tăng trưởng sự ngu si mê loạn hôn ám. Đó chính là bất giác vô minh và lấy cảnh giới so sánh làm sáng tỏ nghĩa đối lại. Tánh của tâm ấy tịch tịnh chẳng khởi tức là bản giác trí tuệ an lập nên cái đức vậy. Kiến lập hiển thị. Như căn bản tâm tánh chẳng khởi; tức nghĩa là đại trí huệ quang minh vậy.
Từ đây trở đi làm rõ cái đức thứ hai. Trong câu văn nầy có thể thấy khi vọng tâm khởi thì thấy tận các cảnh. Một hướng tuy chuyển cảnh giới hư vọng, chẳng thể thông đạt cảnh giới của chơn như. Vì sao vậy? –Vì chơn ngụy khác nhau, chẳng khế hợp nhau là vậy. Như căn bản nói: Tâm khởi thấy tức là có tướng chẳng thấy.
Từ đây trở đi làm rõ nghĩa biến quán nầy, mà tâm chơn thật thì lìa sự chuyển thấy; thông đạt tất cả pháp; chẳng có nơi nào mà không đến được. Chẳng có chỗ nào là chẳng không chỗ không cùng tâm. Vì sao vậy? – Vì chơn thật tri kiến lìa việc thấy biên kiến của sự thấy. Như căn bản nói tâm tánh lìa thấy tức nghĩa là biến chiếu khắp pháp giới.
Từ đây trở đi làm rõ các đức thứ ba. Nghĩa là nếu tâm có tiếng động chuyển; nghĩa là vô minh huân tập khí. Hư vọng chuyển đổi cái sáng ấy và lấy đó làm đối trị. Tâm tánh tịch tịnh,chẳng có chuyển động. Ngay thẳng chẳng có giải thích điên đảo. Tức là thật trí chiếu sáng. Tùy thuộc theo đạo lý, chẳng phải kiến lập sự trái ngược mà hiển thị. Như căn bản nếu tâm có động, tức chẳng phải trí chơn thức.
Từ đây trở xuống sẽ làm hiển thị rõ cái đức thứ tư. Đó là vọng pháp từ vô thỉ đến nay, chẳng có cái sáng tự thể làm đối trị. Tự tánh thanh tịnh, gốc có công đức, thành lập để hiển bày. Như căn bản chẳng có tự tánh.
Từ đây trở xuống sẽ hiển thị cái đức thứ năm. Đó là vọng pháp bốn tướng thay đổi cho nên chẳng thường hằng. Ba loại khổ đều thay đổi nên chẳng vui. Hai loại tự tại không cho nên chẳng có ngã. Một đạo thanh tịnh không nên chẳng tịnh. Đây là bốn loại trải qua làm đối tượng so sánh. Trong bản giác thể 4 loại công đức kiến lập hiển thị. Như căn bản phi thường, phi lạc, phi ngã, phi tịnh vậy.
Từ đây trở đi sẽ hiển thị cái đức thứ sáu. Đó là vọng pháp đốt chơn tâm. Cho nên gọi là nhiệt. Lại nữa sự não loạn của chúng sanh; nên đây gọi là não, phá diệt và biến đổi các đức ấy đi, làm cho chẳng thể tạo tác được. Nên đây cũng còn gọi là sáng biến. Do việc nầy cho nên tất cả chúng sanh chẳng thể được tự tại. Vì việc nầy nên cũng còn gọi là chẳng tự tại. Chờ xem việc nầy để làm chỗ đối trí. Thanh lương bất biến tự tại và các đức ấy được thành lập để hiển thị. Như căn bản nhiệt não suy biến tức chẳng được tự tại.
Từ đây xuống dưới hiển thị vô biên công đức tướng. Đó là sự đối trị cái nhiễm pháp vô lượng vô số. Dùng sự hay trị các tịnh pháp ấy lại cũng có vô lượng vô biên. Như căn bản cho đến trải qua hằng sa nghĩa của vọng pháp đối lại với nghĩa nầy; cho nên tâm tánh chẳng động. Tức là trải qua hằng sa các công đức thanh tịnh và nghĩa của tướng ấy thị hiện.
Từ đây trở xuống kết thành cái đức viên mãn. Đó là một tâm pháp có tướng chuyển động lại thấy cảnh trước có khả năng duyên vào. Việc thấy và chỗ tâm thấy là 2 cảnh giới sai biệt. Bản giác công đức tức chẳng viên mãn, mà bản tánh của đức tuy trải qua hằng sa nhưng chỉ một tâm lượng; cuối cùng chẳng có hai thể. Vì sao vậy? – Như vậy các đức mỗi mỗi đều chẳng lìa khỏi thể nầy đối với một pháp giới so với số lượng ấy. Do vậy mà đầy đủ tự tánh công đức. Kết chặt sự giải thoát giữa hai nơi nầy, thường hằng đầy đủ và gọi là pháp thân. Cũng còn gọi là Như Lai Tạng. Như căn bản, nếu tâm lại khởi thì liền thấy pháp ở trước và có thể nhớ nghĩ; tức là có một ít tịnh pháp như vậy vô lượng công đức; nghĩa là một tâm liền chẳng có chỗ nhớ nghĩ. Cho nên đầy đủ và gọi đây là pháp thân, là Như Lai Tạng.
Số lượng của nhiễm tịnh bình đẳng quyết trạch thì nương vào khế kinh nào để giải thích như vậy? – Đó là Văn Thù Sư Lợi thiện xảo phương tiện tương tợ thí dụ Đại Đà La Ni kinh. Trong khế kinh kia nói như vậy sao? – Nghĩa là trong khế kinh kia nói như thế nầy:
Lúc bấy giờ Ngài Văn Thù Sư Lợi nhờ vào thần lực của Phật mà nói kệ tụng về Uẩn Đà Nam như sau:
Giống như A Chỉ Đa
Gốc cây Giá Na Thi
Quả ấy nhiều vô số
Thật ra cả mười loại
Nhiễm tịnh số vô cùng
Lại như thế rõ biết
Hành giả nương dụ nầy
Sẽ rõ lý hư ngụy
Trong kinh văn nầy làm sáng tỏ nghĩa gì? - Muốn hiển thị việc giả để chờ đợi việc thật chơn để xác định lại vọng. Chẳng có riêng biệt tự lập nên pháp. Cho nên dùng lời để giả dụ nơi pháp nào? - Nghĩa là dụ cho pháp vọng. Vọng giả chẳng thật như bên ngoài quả ấy vậy. Còn nói là thật thì dụ cho pháp gì? – Nghĩa là dụ cho chơn pháp. Chơn pháp ấy không giả được; giống như bên trong ruột của quả ấy. Vì sao gọi là 10 loại vậy? – Đó là: Số đẳng biểu thật, khế đương kỳ số; hai là trần đẳng biểu thật, tế mạt phối kỳ số lượng cùng với số sai biệt; ba là lượng đẳng biểu thật, xưng lượng, cuối cùng chẳng sai biệt nhẹ nặng; bốn là sắc đẳng biểu thật, giảo lượng đồng bạch sắc; năm là hương đẳng biểu thật, huân tập hương nầy; sáu là vị đẳng biểu thật; nghiêm thực vô sai biệt; bảy là xúc đẳng biểu thật, xúc thân đẳng vô sai biệt; tám là bổn đẳng biểu thật; đồng nương vào cây cối để ra; chín là cụ đẳng biểu thật, nhứt thời vô tiền hậu vậy; mười là đồng đẳng chung nhứt vị. Đây gọi là 10. Đưa ra thí dụ hợp pháp; nói tướng rõ ràng; cho nên chẳng cần giải thích thêm nữa. Lại nữa nếu người độn căn thì chẳng đạt được việc nầy. Nương vào công đức tối tăm để dụ; nên rõ về ý nầy.
Đã nói qua về hiển thị tự tướng đại nghĩa môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về hiển thị tự dụng đại nghĩa môn. Trong nầy có 6 môn. Như đây nên lần lượt quan sát, phán xét. Nói là bổn nguyện vô tận môn vì là Tăng Na A Thế chăng? Quảng đại viên mãn vô biên tế chăng? – Nghĩa là các Đức Như Lai vô lượng vô biên bất khả tư nghì, bất khả xưng lượng, trong vi trần kiếp số cùng với mười phương thế giới vi trần số lượng đại từ đại bi hải. Tu 10 phương thế giới vi trần số lượng đại viên mãn nhơn hải. Nhiếp 10 phương thế giới vi trần số lượng tất cả chúng sanh hải. Lập nên 10 phương thế giới vi trần số lượng quảng đại thệ nguyện hải. Thành thập phương thế giới vi trần số lượng đại tự tại quả hải. Vì sao vậy? – Vì dùng như thật để rõ biết, đồng nhứt chẳng khác, nghĩa ấy luôn nối tiếp nhau. Như căn bản lại nói về chơn như dụng; nghĩa là chư Phật Như Lai gốc tại nhơn địa, phát đại từ bi, tu các Ba La Mật; nhiếp hóa chúng sanh lập đại thệ nguyện, tận muốn độ thoát tất cả chúng sanh giới. Lại chẳng giới hạn kiếp số hết mà cả ở trong vị lai nhiếp thủ tất cả chúng sanh như giả chính thân mình vậy.
Đã nói qua về bổn nguyện vô tận môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về ly tướng bất trước môn. Nói là ly tướng bất trước môn có nghĩa là đối với chỗ tạo tác xa lìa chỗ tạo tác, chẳng sanh dính mắc. Nghĩa là các Đức Như Lai chỉ phát vô lượng vô biên đại bi để nhiếp hóa tất cả hằng sa chúng sanh, mà chư Như Lai chẳng có một vị Phật nào nhiếp sanh cả. Điều ấy nghĩa là sao? – Nghĩa là như thật rõ biết tất cả chúng sanh và cùng với tự thân; chỉ một chơn như; chỉ một pháp thân; chẳng có tăng giảm; chẳng có sai biệt. Như căn bản, lại cũng chẳng giữ lấy chúng sanh tướng. Điều nầy nghĩa là gì? – Nghĩa là như thật rõ biết tất cả chúng sanh và cùng với tự thân chơn như bình đẳng.
Đã nói về ly tướng bất trước môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về năng sở bình đẳng môn. Nói là năng sở bình đẳng môn nghĩa là nhơn, pháp, thể, dụng, lý, trí đều bình đẳng chẳng sai biệt. Nghĩa là pháp thân và ứng hóa cả 3 thân cùng với thật thật giả giả hai lý ấy bình đẳng một thể, chẳng có sai biệt. Tự tánh bản thân và chi mạt thân bình đẳng một thể chẳng có sai biệt. Hay chứng chánh trí và sở chứng như lý. Vì bình đẳng nhứt thể vô sai biệt nên dùng nhứt thể cho nên chẳng có 2 thể. Chẳng có 2 thể cho nên chẳng phải một thể. Chẳng hai chẳng một lại cũng không không như vậy. Vì ở nghĩa nầy cho nên bản tánh tự nhiên, đầy đủ công đức, chẳng giả lực khác. Trong thậm thâm cực diệu khế kinh nói như thế nầy:
Lúc bấy giờ Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch với Phật rằng: Vì sao gọi là dị dị dị tướng? Vì sao gọi là đồng đồng đồng tướng?
Phật bảo rằng: Nói là dị dị dị tướng nghĩa là để chỉ cho vô minh. Còn nói là đồng đồng đồng tướng là để cho các pháp rõ ràng.
Đây là 2 pháp như trâu 2 sừng. Tướng đối trị ấy chẳng tiêu phí thể như 2 ấy không tuyệt đối. Từ đây gọi hai pháp nầy là phi quán ngụy pháp. Đối với việc nầy Ngài Văn Thù Sư Lợi liền rõ nhờ thần lực của Phật liền từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn! Vì sao gọi là phi quán ngụy pháp? Tướng nầy có thể nói chăng? Có thể nói chăng? Vì sao nên rõ biết thuộc môn nào?
Lúc bấy giờ Đức Thế tôn liền bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng: “Ta đã từng nói trong các biển khế kinh rằng: Dị ấy là vô minh và đồng ấy chính là pháp vậy. Vì muốn độ thoát kẻ phàm ngu si mê muội; nên mới quyền biến tạo ra thuyết nầy mà nay làm cho ngươi rõ biết chơn thật. Nầy Văn Thù Sư Lợ! Nói là phi quán ngụy pháp nghĩa là đồng dị đều quy về đồng; đồng đồng quy về không; không không quy về tuyệt đối; cho đến nói rộng ra hơn nữa. Như căn bản lấy sự có như thế dùng phương tiện trí lớn để trừ diệt vô minh, thấy pháp thân gốc tự nhiên mà được bất tư nghì nghiệp đủ loại dụng. Nghĩa là cùng với chơn như và biến khắp tất cả nơi vậy.
Đã nói qua về năng sở bình đẳng môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về vô tướng hiện ứng môn. Nói là vô tướng hiện ứng môn có nghĩa là tự tánh thân thể, không tịch không giống nhau; hay hiện các hình ảnh; giống như sừng thỏ tự thể vốn không có. Lành hay xuất sanh tất cả sừng. Nghĩa là pháp thân Phật duy chỉ có một, duy chỉ tịch tĩnh lại chẳng phải một; lại chẳng phải tịch tịnh tâm hành xứ. Gọi là đạo đoạn, tịch tịnh đoạn; chỉ có A và tạo nên A. Vì sao vậy? – Vì chư Phật Như Lai chỉ tự chính thân mình chứ không phải thân khác, mà các chúng sanh nghe đều được lợi ích. Tự trong tâm lượng ấy được lợi ích. Trong thể pháp thân ấy có khai mở. Như căn bản lại nói không có tướng dụng có thể được. Vì sao vậy? – Nghĩa là chư Phật Như Lai chỉ có pháp thân và trí tướng thân. Đệ nhứt nghĩa đế chẳng phải là cảnh giới của thế đế, lìa chỗ tạo tác kia. Thường hay tùy theo chúng sanh thấy nghe được ích lợi; cho nên nói là dụng vậy.
Đã nói qua về vô tướng hiện ứng môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về tùy kiên thô tế môn. Trong môn nầy lại có 2 môn. Những gì là hai? - Một là ứng thân dụng tướng sai biệt môn; hai là báo thân dụng tướng sai biệt môn. Môn đầu nghĩa là gì? – Đó là tất cả phàm phu nhị thừa. Chẳng thể rõ biết tất cả các pháp, chỉ một tâm lượng sâu xa gốc gác kia. Nương vào biến hóa phân biệt vọng tưởng sự thức để thấy ứng hóa thân tạo nên lượng giải bề ngoài; chẳng thể rõ biết; chẳng có phân giới. Phân phân chuyển đổi vậy. Như căn bản dạng nầy lại có hai loại. Những gì là hai? - Một là nương vào phân biệt sự thức phàm phu nhị thừa tâm sở kiến và gọi đây là ứng thân. Dùng sự chẳng rõ biết chuyển thức hiện, cho nên thấy từ ngoài đến, chấp giữ sắc phần mà chẳng thể rõ biết hết được. Còn môn sau nghĩa là gì? Đó là từ tín giải cho đến Kim Cang tất cả các Bồ Tát, rõ biết thông đạt tất cả các pháp chỉ một tâm lượng sâu xa gốc gác; nương vào nơi nghiệp thức kia để thấy báo thân Phật. Tạo ra sự giải bày của thức rồi thông đạt, rồi nương vào phần chánh vô. Như căn bản thứ hai nương vào nghiệp thức; nghĩa là các Bồ Tát từ sơ phát lý cho đến Bồ Tát cứu cánh địa, tâm sở kiến gọi đây là báo thân. Thân có vô lượng màu sắc. Sắc có vô lượng tướng. Tướng có vô lượng điều tốt đẹp. Rồi giữ lấy và nương vào quả lại có vô lượng đủ loại trang nghiêm, tùy chỗ mà thị hiện. Tức chẳng có bờ mé, chẳng có cùng tận, lìa tướng chia lìa. Tùy nơi nầy sẽ hiện, thường hay nắm giữ không để cho mất.
Từ đây trở xuống nói về hiển thị báo ứng tướng sai biệt. Nói là báo có nghĩa là đầy đủ nhơn tốt và thọ quả thật vui, tự nhiên tự tại quyết định an lạc. Xa lìa tướng khổ cho nên gọi là báo. Như căn bản với công đức nầy tất cả đều do cái nhơn của Ba La Mật, vô lậu hành huân tập và bất tư nghì huân tập mới được thành tựu. Đầy đủ vô lượng lạc tướng: cho nên nói là báo vậy. Nói ứng là tùy thuận theo căn cơ mà chẳng sai khác. Tùy thời, tùy nơi, tùy cõi mà xuất hiện. Chẳng phải tướng an lạc cho nên gọi là ứng. Như căn bản, lại nữa chỗ thấy của phàm phu là sắc thô nầy. Tùy nơi lục đạo, mỗi sự thấy chẳng đồng đủ loại khác biệt, chẳng thọ tướng vui; cho nên gọi là ứng.
Từ đây trở xuống sẽ giải thích thêm rõ ràng chỗ phía trước. Đó là vị vị mỗi mỗi thấy Phật tăng giảm sai biệt. Nghĩa nầy là thế nào? - Ở Tam Hiền vị chư Bồ Tát tin chơn như. Phần thấy báo thân, quán rõ sắc tướng không phân biệt số lượng, mà Bồ Tát nầy chẳng thể lìa thoát tâm phân biệt được. Vì sao vậy? – Vì chưa vào được vị chơn như vậy. Như căn bản, lại nữa sơ phát ý Bồ Tát chỗ thấy dùng sự tin vui sâu vào pháp chơn như. Có ít phần thấy rõ sắc tướng kia trang nghiêm các việc; chẳng đến chẳng đi. Lìa khỏi các phần vi tế; chỉ nương nơi tâm hiện, chẳng lìa khỏi chơn như. Rồi Bồ Tát nầy giống như tự phân biệt và chưa nhập vào địa vị của pháp thân. Nếu được vào Thập Địa thì các Bồ Tát như thế lần lượt chuyển hướng đến cứu cánh. Như căn bản nếu tâm được tịnh chỗ thấy vi diệu thì dụng nầy chuyển đến Bồ Tát địa và cuối cùng thấy được cứu cánh. Trong Phật quả những loại nghiệp thức căn bản chẳng còn nữa; chỗ thấy và việc hay thấy lại cũng rỗng không. Vì sao vậy? – Vì tất cả chư Phật chơn như, chơn như, bình đẳng, bình đẳng. Pháp thân, pháp thân, bình đẳng, bình đẳng. Chẳng đây, chẳng kia, không ngã, không tha. Không lớn, không nhỏ; không cao, không thấp. Chẳng hề mảy may có hí luận; cũng như tận hết sự suy nghĩ lại cũng không nốt. Chỉ có một cái không to tướng của chơn như bổn trí. Lại nương vào nơi Giá Già Lợi Bà Na Đề. Ở nơi ma cung của Kiền Thi Đa Đà. Tự tánh thân tồn tại, độc lập không hai. Như căn bản nếu lìa nghiệp thức, tức chẳng thấy tướng, mà pháp thân chư Phật thì không có bỉ thử, sắc tướng, thấy tướng thay đổi. Vì sao trong chương ứng thân lại nói như vậy? – Vì nương nơi sự thức phân biệt mà thấy Phật kia. Trong chương báo thân nói như thế nầy: Nương vào nghiệp thức mà thấy Phật kia. Vì muốn hiển thị tùy thức thô tế; nên chỗ thấy thân Phật theo đó mà thô tế.
Đã nói qua về tùy kiến thô tế môn rồi. Bây giờ lần lượt nói đến vấn đáp quyết nghi môn. Đối với việc nầy lại có hai. Những gì là hai? - Một là vấn; hai là đáp. Trong phần nói về đáp lại có 5 môn. Những gì là năm? - Một là pháp thân xuất hiện sắc tướng môn; hai là hiển thị trí thân hình tướng môn; ba là hiển thị pháp thân hình tướng môn; bốn là quảng đại viên mãn vô tế môn; năm là bất khả tư nghì thù thắng môn. Đây gọi là năm. Tiếp đây sẽ lần lượt nói về tướng có thể thấy.
Vấn đề ấy là ý vui và tướng nầy ra sao? Sở dĩ nói là vấn vì có nghi như thế nầy về pháp thân nầy chơn thật tự thể. Sự suy nghĩ sâu xa cũng không còn nữa; yên lặng nên gọi là đoạn. Sắc tướng tạo nghiệp do ai mà có? – Do vô tướng hiện ra và giải thích như thế nầy: Pháp thân vô tướng hay hiện ra sắc tướng; có thể xuất hiện đủ loại sắc tướng. Chẳng thể nói rằng pháp thân không tịnh, lìa sắc, hình tượng, khu vực. Những nghi ngờ như vậy cho nên phát khởi ra câu hỏi nầy. Như thế vấn có nghĩa là pháp thân chư Phật lìa sắc tướng mà những gì có thể hiện ra sắc tướng.
Từ đây trở xuống nói về chỗ nghi nầy. Nói rằng pháp thân xuất hiện sắc tướng môn có nghĩa là tự tánh pháp thân hay vì sắc tướng mà tạo nên chỗ nương tựa dừng nghỉ, lành xuất hiện sắc tướng, chẳng có chướng ngại. Vì sao vậy? – Vì hay nương vào sắc pháp và là chỗ nương vào của tâm pháp. Từ vô thỉ cho đến nay bình đẳng, bình đẳng chẳng có hai thể; chỉ một tâm lượng. Như căn bản đáp rằng: Pháp thân nầy là sắc thể. Cho nên hay hiện ở nơi sắc. Cho nên từ trước đến nay sắc tâm không hai là vậy. Nói là hiển thị trí thân hình tướng môn nghĩa là dùng trí để nhiếp lấy sắc; chẳng có một sắc nào mà chẳng có trí; gọi đây là trí thân. Như căn bản lấy sắc tánh tức là trí; cho nên sắc thể vô hình và gọi đây là trí thân vậy.
Nói là hiển thị pháp thân hình tướng môn có nghĩa là lấy sắc để nhiếp trí; chẳng có mỗi mỗi trí mà chẳng có sắc; cho nên gọi là pháp thân: như căn bản dùng trí tánh tức là sắc; cho nên gọi là pháp thân. Nói là quảng đại viên mãn. Vô tế môn có nghĩa là như thế hai thân hiện sắc tướng cùng với sự biến hiện tất cả chúng sanh giới; tất cả cõi không hữu tình; tất cả cõi hư không; tất cả cõi Niết Bàn; tất cả cõi Như Lai; chẳng có nơi nào là chẳng thông; chẳng có nơi nào là chẳng đến; chẳng có nơi nào là chẳng gặp; chẳng có nơi nào là chẳng phải; chẳng có nơi nào là chẳng làm; lại không có chỗ phân biệt; lại chẳng có chướng ngại; thuần thuần mỗi một; không một tướng nào loạn động cả. Như căn bản, biến tất cả nơi để hiện sắc, chẳng có phân biệt, tùy theo tâm, hay chỉ bày mười phương thế giới, vô lượng Bồ Tát, vô lượng báo thân, vô lượng trang nghiêm; mỗi mỗi sai biệt. Tất cả đều chẳng ngằn mé mà cũng chẳng có tướng vậy.
Nói là bất khả tư nghì thù thắng môn có nghĩa là nghiệp dụng như thế sâu xa thật nhỏ, độc tôn thù thắng. Chẳng phải phàm phu nhị thừa mà có thể rõ biết được. Như căn bản, tâm thức kia chẳng phân biệt mà có thể biết được chơn như tự tại dụng. Như vậy 3 loại sâu xa, nghĩa ấy to lớn. Trong hai loại môn ấy an lập những gì? – Nghĩa là trong chơn như môn 3 loại đại nghĩa; tuy mỗi mỗi lập nên một; không lập thành đôi. Trong sanh diệt môn ba loại nghĩa lớn. Ba loại nghĩa lớn ấy lập đầy đủ cả hai. Chẳng trước chẳng sau mà lại riêng biệt. Cho nên Đại Ấn Đà La Cương thí dụ khế kinh nói như thế nầy: Có thể là nghĩa lớn; nhưng vô tướng và dụng. Có tướng nghĩa lớn; nhưng vô thể và dụng. Có dụng là nghĩa lớn; nhưng vô thể và tướng. Như vậy 3 việc to lớn ấy trong phần một không có phần hai hai. Lại nữa có thể lớn sẽ có tướng dụng; có tướng dụng nghĩa lớn sẽ có thể dụng; có dụng nghĩa lớn sẽ có thể tướng. Như vậy 3 việc lớn ấy tùy vào mỗi mỗi một và mỗi mỗi hai; chẳng hề xa lìa. Ngoài ra những loại tướng sẽ nối kết chung lại với nhau để giải thích từng phần rõ ràng minh bạch về lý nầy.
Đã nói qua về hiển thị tam chủng đại nghĩa môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về môn tự nhập môn phá dị môn.
Viết rằng: Lại nữa hiển thị từ sanh diệt môn có nghĩa là nhập chơn như môn. Đó chính là tầm cầu ngũ ấm sắc cùng với tâm và lục trần cảnh giới; rốt ráo chẳng có niệm. Mà tâm không hình tướng thì cầu ở mười phương cuối cùng chẳng thể được. Ví dụ như người mê cho nên nói đông mà làm tây, thật chẳng thay đổi. Chúng sanh lại cũng như vậy. Vô minh mê hoặc cho nên tâm làm chỗ nhớ nghĩ; nhưng tâm thật chẳng động, lại hay quán sát rõ tâm chẳng khởi; tức là được tùy thuận, nhập vào chơn như môn.
Luận rằng: Bây giờ trong cách lập luận nầy nói làm sáng tỏ là nghĩa gì? – Vì muốn đối trị với rộng hẹp, lớn nhỏ của những sự chấp trước khác nhau. Sao gọi là chấp khác? – Nghĩa là chúng sanh tạo ra sự chấp như thế nầy. Một pháp giới tâm; đó là pháp gốc nầy, lại rộng lại lớn. Chơn vọng hai môn là pháp sau nầy. Lại hẹp nhỏ. Vì muốn đối trị với sự chấp trước ấy cho nên nói ra môn nầy lại là chỗ nhập. Cùng với bổn tôn. Lại nữa vì muốn hiển thị chơn như môn chẳng có pháp sai biệt tướng. Lại nữa vì muốn hiển thị không ngũ ấm trí, như chỗ không ấm, tự thể không không. Do đây có thể không; nên không ấy đều không. Vì muốn nhập vào chơn như bình đẳng môn. Lại nữa vì muốn hiển thị sanh diệt môn là giả và chơn như môn là thật. Như căn bản, lại nữa hiển thị tòng sanh diệt môn nghĩa là nhập chơn như môn. Đó là tìm cầu ngũ ấm sắc và tâm cùng 6 trần cảnh giới, cứu cánh vô niệm, mà tâm thì vô hình tướng, tìm cầu cả thập phương đều chẳng thể được. Lấy nghĩa gì để dụ cho trong môn gọi Đông phương là giác, Tây phương dụ cho niệm? – Vì muốn hiển thị bản giác bát nhã, xuất hiện thanh tịnh trí tuệ quang minh, chiếu diệu vào chốn tối tăm, sanh tử mù mờ; giống như mặt trời xuất hiện rồi thì ánh sáng quang minh phá đi cái u tối của thế gian. Ra khỏi chốn u minh trụ địa và sanh ra các nhiễm pháp quyến thuộc. Che đậy vô lượng vô lậu tánh thanh tịnh trí huệ, quang minh. Giống như mặt trời lặn rồi thì phát ra bóng tối che khuất phần ánh sáng rõ ràng kia; nên dễ biết được. Như căn bản, như người mê cho nên Đông lấy làm Tây mà sự thật chẳng phải vậy. Chúng sanh lại cũng như thế. Vô minh mê hoặc cho nên tâm lấy sự nhớ nghĩ; nhưng tâm thật chẳng động.
Từ đây trở đi làm rõ tướng đắc ích; nghĩa là có chúng sanh rõ biết tâm pháp chẳng có thể khởi chỗ khởi biệt tướng. Tức là được thành tựu chơn như tùy thuận. Tin là được thành tựu chơn như đắc nhập. Chẳng có tùy thuận; chẳng được nhập vào. Như căn bản hay quan sát rõ biết, tâm chẳng khởi; ấy tức là được tùy thuận nhập vào chơn như môn vậy.
Đã nói qua về môn tự nhập môn, phá dị môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về đối trị tà chấp chánh giải môn.
Viết rằng: Đối trị tà chấp có nghĩa là tất cả tà chấp đều nương vào chỗ thấy của ta. Nếu lìa cái ta ấy; tức chẳng có tà chấp. Ngã kiến nầy lại có hai loại. Những gì là hai?
Một là nhơn ngã kiến; hai là pháp ngã kiến. Nhơn ngã kiến có nghĩa là nương theo phàm phu nói có 5 loại. Những gì là năm? - Một là văn tu Đa La (Kinh) nói Như Lai pháp thân rốt ráo tịch tịnh giống như hư không. Dùng điều nầy chẳng rõ vì phá sự chấp trước. Tức là hư không ấy chính là Như Lai tánh. Vì sao lại đối trị? – Làm rõ tướng hư không là vọng pháp nầy. Thể không, chẳng phải thật. Vì đối lại với sắc cho nên có tức là có thể thấy tướng và làm cho tâm nầy sanh diệt. Dùng tất cả sắc pháp trước nay nên tâm nầy thật chẳng có sắc bên ngoài. Nếu chẳng có sắc tức là không có tướng hư không; cho nên tất cả cảnh giới chỉ có tâm. Vì vọng khởi cho nên có. Nếu tâm lìa vọng động tức tất cả cảnh giới đều mất. Chỉ một chơn tâm không chỗ thay đổi. Điều nầy nghĩa là Như Lai quảng đại tánh trí rốt ráo vậy, chẳng phải như tướng của hư không.
Hai là Văn Tu Đa La thuyết thế gian chư pháp cứu cánh thể không, cho đến Niết Bàn chơn như pháp đều cứu cánh không. Từ xưa đến nay tự nó vốn không, lìa tất cả tướng. Chỉ vì không rõ biết để mà phá sự chấp trước ấy đi. Nghĩa là tánh của chơn như Niết Bàn chỉ là cái không nầy. Vì sao lại đối trị? – Làm rõ cái chơn như pháp thân, tự thể là không ấy; đầy đủ vô lượng tánh công đức.
Ba là Văn Tu Đa La thuyết Như Lai Tạng vô hữu tăng giảm là pháp của tất cả công đức thêm vào cho thể ấy; điều nầy chẳng thể giải thích hết. Nghĩa là Như Lai Tạng có sắc tâm pháp, tự tướng sai biệt. Đối trị những gì? - Chỉ dùng việc nương vào nghĩa chơn như để nói; cho nên cái nguyên nhân sanh, diệt, nhiễm ấy thị hiện để nói lên sự sai biệt.
Bốn là Văn Tu Đa La thuyết nhứt thiết thế gian sanh tử nhiễm pháp. Tất cả đều nương vào Như Lai Tạng mà có. Tất cả các pháp chẳng lìa chơn như, mà cũng chẳng thể giải thích được. Đó là Như Lai Tạng tự thể; có đầy đủ tất cả trong các pháp thế gian sanh tử. Vì sao lại đối trị? – Vì Như Lai Tạng từ trước tới nay chỉ trải qua hằng sa các công đức tịnh, chẳng lìa chẳng đoạn, chẳng các nghĩa của chơn như. Trải qua hằng sa phiền não nhiễm pháp. Chỉ vọng nầy có tánh; còn tự gốc ấy vốn không. Từ vô thỉ đến nay chưa hề cùng tương ưng với Như Lai tạng. Nếu thể của Như Lai Tạng có vọng pháp mà khiến cho chứng được vĩnh viễn điều vọng tức là không có nơi nào cả.
Năm là Văn Tu Đa La thuyết y Như Lai Tạng cố hữu sanh tử; nương vào Như Lai Tạng cho nên được Niết Bàn; chẳng thể giải thích hết được. Đó là chúng sanh có cái bắt đầu; dùng cái thấy bắt đầu. Lại nữa Như Lai chứng được Niết Bàn thì có kỳ hết và trở lại làm chúng sanh. Như vậy thì đối trị cái gì? – Mà Như Lai Tạng thì không có khoảng trước đó; tướng của vô minh lại cũng chẳng có bắt đầu. Nếu nói ngoài ba cõi lại có chúng sanh bắt đầu tức thì kinh của ngoại đạo nói. Lại nữa Như Lai Tạng cũng chưa hề có khoảng sau đó, mà chư Phật chẳng được Niết Bàn là chỗ tương ưng. Do vậy chẳng có khoảng sau. Pháp ấy thấy cái ta là nương vào thuần căn Nhị Thừa. Như Lai hay vì nói con người vô ngã và nói chẳng cứu cánh, thấy có pháp sanh diệt của ngũ ấm. Sợ hãi sanh tử, rồi vọng chấp vào Niết Bàn. Vì sao lại đối trị? – Vì pháp ngũ ấm ấy tự tánh chẳng sanh ra. Nghĩa là chẳng có sự mất đi, trước sau vẫn là Niết Bàn. Lại nữa cứu cánh lìa vọng chấp sẽ rõ biết các nhiễm pháp và tịnh pháp. Tất cả đều chờ đợi; chẳng có tướng nào có thể nói được. Cho nên tất cả pháp từ xưa cho đến nay phi sắc, phi tâm; phi trí phi thức; phi hữu phi vô, rốt ráo chẳng thể nói về tướng ấy; mà nếu có nói thì rõ biết đây là phương tiện thiện xảo của Như Lai. Giả lập để chỉ bày cho chúng sanh. Mục đích chỉ vì lìa sự suy nghĩ và quay về với chơn như. Dùng sự nhớ nghĩ tất cả pháp ấy làm cho tâm sanh diệt chẳng thể nhập vào thật trí được.
Luận rằng: Trong câu văn nầy tự có 4 môn. Những gì là bốn? - Một là hiển thị căn bản tổng tướng môn; hai là hiển thị nhơn kiến đối trị môn; ba là hiển thị pháp kiến đối trị môn; bốn là hiển thị cụ phi tuyệt ly môn. Đây gọi là bốn. Nói là hiển thị căn bản tổng tướng môn nghĩa là vô lượng vô biên trải qua hằng sa số tất cả định chấp. Tất cả đều dùng ngã kiến để làm chỗ tự nương vào rồi sanh ra tăng trưởng, liền chẳng có hơn. Vì sự tà chấp nầy mà tạo ra căn bản. Cho nên vô minh trụ địa vô biên khế kinh nói như thế nầy: Tất cả vô lượng các loại hư vọng tà luận nhiều như biển, đều lấy ngã kiến làm chỗ nương tựa mà chuyển; giống như tất cả vô lượng vô biên các loại cỏ cây đủ loại trong rừng. Tất cả đều là núi và nương vào đó để chuyển. Như căn bản đối trị tà chấp nghĩa là tất cả tà chấp đều nương vào ngã kiến. Nếu lìa cái ngã tức không chấp tà, mà ngã kiến nầy lại có 2 loại. Những gì là hai? – Một là nhơn ngã kiến; hai là pháp ngã kiến vậy.
Đã nói qua về hiển thị căn bản tổng tướng môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về hiển thị nhơn kiến đối trị môn. Nói là hiển thị nhơn kiến đối trị môn nghĩa là chính việc đối trị tà định tụ và bất định tụ của tất cả phàm phu chấp vào sự sai lầm sanh thắng diệu giải. Năm loại người thấy trị chướng biệt tướng. Tướng của câu văn ấy làm sáng tỏ cho nên chẳng cần giải thích thêm nữa. Lại nữa cũng không cần thiết lắm. Như căn bản con người có ngã kiến nương vào nơi phàm phu nói có 5 loại cho đến nói rộng ra. Lại nữa Như Lai Tạng chẳng có sau cùng. Chư Phật chứng được Niết Bàn tương ưng; nghĩa là chẳng có cái kết thúc vậy.
Đã nói về hiển thị nhơn kiến đối trị môn rồi. Bây giờ lần lượt nói đến hiển thị pháp kiến đối trị môn. Nói là hiển thị pháp kiến đối trị môn nghĩa là đối trị thẳng với nhị thừa chúng sanh, thật có nhiều sai trái, làm cho thành tựu được pháp không và cái lý to lớn ấy. Hai loại pháp kiến trị chướng có tướng nầy. Tướng của câu văn nầy đã rõ ràng; cho nên chẳng cần giải thích thêm. Như căn bản pháp ngã kiến ấy nương vào nhị thừa thuần căn. Như Lai thường hay nói con người không có ngã; cho đến nói rộng ra tức chẳng có diệt; bản lai Niết Bàn vậy.
Đã nói về hiển thị pháp kiến đối trị môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về hiển thị cụ phi tuyết ly môn. Nói là hiển thị cụ phi tuyết ly môn nghĩa là nếu có chúng sanh trừ được hai chấp chứng được hai không, thông đạt được các pháp thì gọi là đạo đoạn và tâm hành xứ diệt. Hết hết chiếu tịch diệt, mất đi sự suy nghĩ, dừng lại nơi không, là chỗ đạt đến. Như căn bản, lại nữa cứu cánh lìa vọng chấp sẽ rõ nhiễm pháp tịnh pháp tất cả đều chờ đợi; chẳng có tự tướng nào có thể nói được. Cho nên tất cả pháp từ xưa đến nay phi sắc, phi tâm, phi trí, phi thức, phi hữu, phi vô, cứu cánh chẳng thể nói tướng ấy được. Cho nên nói rộng ra làm cho tâm sanh diệt chẳng vào được thật trí vậy. Thích Ma Ha Diễn Luận
Hết quyển 6
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.66.104 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.