Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Hay lập và hay phá
Và hiểu rõ giống kia
Hiện lượng và tỷ lượng
Cùng tợ chỉ tự biết
Như thế tổng nhiếp các luận yếu nghĩa. Trong nầy Tôn và có nói nhiều tên để lập. Do Tôn, Nhân, Dụ nhiều lời, khai mở cho những người muốn hỏi chưa rõ nghĩa vậy. Trong nầy Tôn có nghĩa là cực thành hữu pháp cực thành hay phân biệt sự sai biệt làm tánh. Tùy theo tự vui làm chỗ thành lập của tánh. Đây có tên là Tôn. Như có thành lập âm thanh là vô thường.
Nhân có 3 tướng. Thế nào là ba ? Nghĩa là biến là tôn pháp tánh. Đồng phẩm định hữu tánh và dị phẩm biến vô tánh. Thế nào gọi tên là đồng phẩm dị phẩm? Nghĩa là sở lập pháp quân đẳng nghĩa phẩm. Gọi tên là đồng phẩm. Như lập vô thường, ví như cái bình vô thường. Đây có tên là đồng phẩm.
Dị phẩm nghĩa là ở nơi chẳng có để lập. Nếu có thì là thường thấy chẳng phải làm. Như hư không v.v... Trong nầy tánh hay làm hoặc cần dũng chẳng gián đoạn là tánh hay phát, biến thành tánh của tôn pháp. Đồng phẩm định hữu tánh, dị phẩm biến vô tánh. Đây là nguyên nhân của vô thường.
Dụ có 2 loại. Một là đồng pháp; hai là dị pháp. Đồng pháp nghĩa là nếu là xứ thì hiển nhơn đồng phẩm quyết định có tánh. Nghĩa là nếu thấy chỗ làm bị vô thường. Giống như cái bình v.v... Dị pháp nghĩa là ở nơi nói mà lập nên không. Nhơn biến không có. Nghĩa là thường thấy chẳng chỗ làm như hư không v.v... Ở trong nầy nói thường biểu hiện cho phi vô thường. Chẳng phải chỗ làm, lời nói biểu hiện vô sở tác. Như có, không có, gọi tên là không có.
Đã nói về Tôn như vậy nhiều lời, khi khai ngộ cho kia, gọi Tôn là năng lập. Như nói âm thanh vô thường. Nghĩa là lập lời của Tôn. Sở tác tánh nghĩa là nói về pháp của Tôn. Nếu là chỗ thấy làm thì bị vô thường như cái bình và con người là nói tùy đồng phẩm. Nếu là thường thấy điều nầy chẳng sở tác, như hư không xa lìa lời nói. Tuy nơi nầy chia ra 3, nói là năng lập.
Mặc dầu lạc thành lập do cùng hiện lượng và sai khác. Tên là tợ lập tôn. Nghĩa là hiện lượng sai khác. So sánh sai khác. Tự dạy sai khác. Thế gian sai khác, lời nói sai khác. Năng biệt bất cực thành. Sở biệt bất cực thành. Cụ bất cực thành, tương phù cực thành. Trong nầy hiện lượng sai khác, như nói âm thanh chẳng phải chỗ nghe. So sánh sai khác. Như nói cái bình là thường. Tự giáo sai khác như thắng luận sự, lập âm thanh là thường. Thế gian sai khác như nói thỏ nhớ chẳng phải có trăng. Lại như nói cốt của con người sạch. Chúng sanh chia ra. Giống như vỏ ốc. Tử ngữ sai khác như nói mẹ ta là người đá. Năng biệt bất cực thành như đệ tử Phật đối với số luận sư lập âm thanh hoặc diệt. Sở diệt bất cực thành như số luận sư đối với đệ tử Phật nói tu là tư. Cụ bất cực thành như Thắng luận sư đối với đệ tử Phật lập ta làm hòa hợp nhơn duyên Tương phù cực thành như nói âm thanh là chỗ nghe. Như thế nhiều lời, là các pháp có chỗ giống, khác, chẳng dễ thành vậy. Lập vô làm quả. Tên là tợ lập tôn, đã nói rồi là tợ tôn. Sẽ nói là tợ tôn. Chẳng thành chẳng định và cùng sai khác. Đây có tên là tợ nhơn.
Bất thành lại có bốn. Một là lưỡng cụ bất thành. Hai là tùy nhứt bất thành. Ba là do dự bất thành. Bốn là sở y bất thành. Như thành lập âm thanh là vô thường và nếu nói là con mắt có tánh thấy.
Lưỡng cụ bất thành là chỗ tánh làm đối với âm thanh hiển luận. Tùy nhứt bất thành là ở nơi sương và tánh khởi nghi cảm làm thành đại chủng hòa hợp có lửa để mà nói. Dụ tượng bất thành, hư không thật có. Làm chỗ nương tựa của đức vậy. Đối với vô lượng không luận nương tựa chẳng thành.
Bất định có sáu. Một là cộng; hai là chẳng cộng. Ba là đồng phẩm nhứt phần chuyển, dị phẩm biến chuyển. Bốn là dị phẩm nhứt phần chuyển, đồng phẩm biên chuyển. Năm là cụ phẩm nhứt phần chuyển. Sáu là tương vi quyết định.
Đây là cộng. Như nói âm thanh thường; sở lượng tánh vậy. Thường, vô thường phẩm đều cùng với nhơn nầy. Cho nên bất định. Ví như cái bình và sở lượng tánh với âm thanh và vô thường. Ví như hư không và sở lượng tánh âm thanh là thường.
Nói bất cộng là như nói âm thanh thường. Tánh hay nghe vậy. Thường, vô thường phẩm đều lìa nhơn nầy. Thường, vô thường ngoại trừ chẳng có vậy. Là dụ tượng nhơn. Điều nầy là tánh nghe dụ nầy như thế nào. Đồng phẩm nhứt phần chuyển, dị phẩm biến chuyển như nói âm thanh chẳng cần mạnh, không gián đoạn hay phát vô thường tánh. Ở trong nầy chẳng cần mạnh, không gián đoạn là chỗ phát làm tôn. Như điện, không v.v... làm đồng phẩm nầy. Vô thường tánh nầy ở nơi điện có. Ở nơi không thì không. Chẳng cần mạnh, không gián đoạn phát làm tôn. Như cái bình làm dị phẩm. Ở nơi kia biến có. Nhơn nầy như điện, cái bình làm đồng pháp. Lại là bất định. Ví như cái bình và tánh vô thường. Kia là cần mạnh, không gián đoạn chỗ phát. Ví như điện và tánh vô thường. Kia chẳng cần mạnh, không gián đoạn làm chỗ phát.
Dị phẩm nhứt phần chuyển, đồng phẩm biến chuyển như nói lập tôn, âm thanh là cần dũng vô gián sở phát, tánh vô thường vậy. Cần dũng vô gián sở phát tôn như cái bình làm đồng phẩm. Cái nầy tánh vô thường ở nơi nầy biến có. Như điện, không làm dị phẩm. Ở nơi kia một phần điện là có. Không là không. Cho nên như trước lại làm bất định. Cụ phẩm nhứt phần chuyển như đã nói âm thanh là thường, vô chất ngại vậy. Ở đây thường là tôn. Hư không cực vi làm đồng phẩm. Tánh vô chất ngại ở nơi hư không có. Ở nơi cực vi không. Cái bình, niềm vui là dị phẩm. Ở nơi niềm vui là có. Ở nơi cái bình là không. Cho nên đây là nguyên nhân bởi vui bởi không làm đồng pháp vậy. Lại có tên là bất định.
Tương vi quyết định như lập tôn nói âm thanh là vô thường, sở tác tánh vậy. Giống như cái bình có lập âm thanh là thường, sở văn tánh vậy (tánh bị nghe). Giống như tánh nghe, điều nầy cả 2 đều là nguyên nhân của do dự. Cho nên đầy đủ có tên là bất định.
Tương vi có bốn. Nghĩa là pháp tự tánh tương vi làm nhơn. Pháp sai biệt tương vi làm nhơn. Hữu pháp tự tướng tương vi làm nhơn. Hữu pháp sai biệt tương vi làm nhơn. Trong đây pháp tự tướng tương vi làm nhơn là như đã nói âm thanh thường. Tánh sở tác vậy. Hoặc cần dũng vô gián sở phát tánh vậy. Nhơn nầy tuy ở nơi dị phẩm là có. Cho nên sai biệt.
Pháp sai biệt tương vi nhơn là như đã nói về mắt tất làm chỗ kia dụng, là tánh tích tụ. Như đồ nằm v.v... Nhơn nầy như có thể thành lập nơi mắt, tất là tha dụng. Như thế lại có thể thành lập sở lập pháp sai biệt tương vi tích tụ tha dụng. Những đồ nằm làm chỗ tích tụ tha sở thọ dụng.
Hữu pháp tự tướng tương vi nhơn là như nói về hữu tánh, phi thật, phi đức, phi nghiệp, có một cái thật. Có đức nghiệp vậy. Như đồng dị tánh. Nhơn nầy có thể thành già thật. Như thế lại có thể thành già hữu tánh. Đều quyết định vậy.
Hữu pháp sai biệt tương vi nhơn là như nhơn nầy tức như Tôn phía trước có pháp sai biệt tạo có tánh duyên. Lại có thể thành lập cùng sự sai biệt nầy tạo có không, tánh của duyên. Như già thật v.v.. Đều quyết định vậy. Đã nói về tợ nhơn. Bây giờ nói về tợ dụ.
Tợ đồng pháp dụ có 5 loại. Thứ nhất là năng lập pháp bất thành. Hai là sở lập pháp bất thành. Ba là Cụ bất thành. Thứ tư là vô hợp. Thứ năm là đảo hợp.
Tợ dị pháp dụ lại cũng có 5 loại. Một là sở lập bất khiển. Hai là năng lập bất khiển. Ba là Cụ bất khiển. Bốn là bất ly. Năm là đảo ly.
Năng lập pháp bất thành là như nói âm thanh là thường. Vô chất ngại vậy. Các vô chất ngại thấy kia là thường dụ như cực vi. Nhưng cực vi kia sở thành lập (được thành lập) pháp thường tánh là có. Năng thành lập pháp vô chất ngại là không. Lấy các cực vi chất ngại làm tánh.
Sở lập pháp bất thành là như nói về giác. Tức nhiên là tất cả giác có thể thành lập pháp vô chất ngại là có. Sở thành lập pháp thường trụ tánh là không. Mà tất cả giác đều là vô thường vậy.
Cụ bất thành nghĩa là cũng có 2 loại. Đó là có và chẳng có. Nếu nói như cái bình. Hữu cụ bất thành như nói không. Đối với vô không luận. Vô cụ bất thành.
Vô hợp nghĩa là nơi đó chẳng có phối hợp. Mà ở nơi cái bình cùng hiện có thể lập và bị lập 2 pháp. Như nói ở cái bình thấy tánh được làm và vô thường tánh.
Đảo hợp nghĩa là nên nói lời về các người làm đều vô thường, mà nói trái lại là chúng vô thường. Đều là sở tác. Như thế tên là tợ đồng pháp dụ phẩm.
Ở trong tợ, dị pháp sở lập bất khiển, cản trở như có nói các loại vô thường, là thấy kia chất nghi. Giống như cực vi. Do ở nơi cực vi mà thành lập pháp thành tánh chẳng khác. Sự lập cực vi kia là thường tánh, năng thành lập pháp vô chất ngại là không.
Năng lập bất khiển là như nói về nghiệp. Hay khiển mà lập, chẳng khiển hay lập. Kia nói các nghiệp vô chất ngại.
Cụ bất khiển là đối kia hữu luận như hư không, do hư không kia chẳng khiển thường tánh, vô chất ngại tánh, mà nói hư không là tánh thường vậy. Vô chất ngại.
Bất ly nghĩa là nói như thấy cái bình là tánh vô thường. Có chất ngại tánh.
Đảo ly là như nói rằng các chất ngại đều là vô thường. Như thế nói là tợ tôn nhơn dụ. Chẳng chánh có thể lập.
Lại nữa tự khai ngộ phải biết tuy có hiện, tỷ hai lượng. Trong nầy hiện lượng nghĩa là vô phân biệt. Có chánh tri. Ở nơi sắc và nghĩa. Lìa danh từ và có phân biệt. Hiện hiện biệt chuyển có tên là hiện lượng.
Nói là tỷ lượng nghĩa là tịch chúng tướng mà quán nơi nghĩa. Tướng ấy có 3 loại như trước đã nói. Do kia làm nhơn. Ở nơi nghĩa so sánh có chánh trí sanh rồi biết có lửa hoặc vô thường v.v... Đây có tên là tỷ lượng. Ở nơi 2 lượng tức biết tên là quả. Là chứng tướng vậy. Như có tác dụng mà hiển thị. Lại có tên là lượng.
Ở nơi trí phân biệt, ở nơi nghĩa dị chuyển tên tên là tợ hiện lượng. Nghĩa là các cái có đều biết như cái bình nương vào phân biệt mà sanh. Do kia ở nghĩa chẳng nơi tự tướng làm cảnh giới vậy. Tên là tợ hiện lượng. Nếu tợ nhơn biết là trước đã khởi các tợ nghĩa trí. Tên là tợ tỷ lượng. Tợ nhơn nhiều loại như trước đã nói, dùng kia làm nhơn. Ở nơi tợ sở tỷ kia có trí sanh. Chẳng thể chánh giải, tên là tợ tỷ lượng.
Lại nữa nếu chánh hiển thị năng lập sai rồi thì nói tên là hay phá. Nghĩa là đầu tiên hay lập khuyết giảm quá tánh, lập tôn quá tánh, bất thành lập tánh, bất định nhơn tánh, tương vi nhơn tánh và dụ quá tánh. Hiển thị lời nầy khai mở lời hỏi; nên có tên là hay phá. Nếu chẳng thật hiển hay lập quá lời thì tên là tợ năng phá. Nghĩa là đầy đủ hay lập hiển thị khuyết giảm tánh. Ở nơi vô quá tôn có nói quá tôn. Ở nơi nhơn thành tựu nói chẳng thành tựu. Ở nơi quyết định nhơn, nói nhơn chẳng quyết định. Ở nơi nhơn bất tương vi nói là tương vi. Ở nơi vô quá dụ có nói quá dụ. Như thế nói lời gọi tên là tợ năng phá. Mà chẳng thể hiển tôn kia sai quấy. Kia vô quá vậy. Việc nầy dừng lại.
Đã nói nghĩa ít câu
Vì đầu lập phương hướng
Ở đây lý, chẳng lý
Biện hay ở ngoài nơi Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận
một quyển hết
*
* *
Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận tựa Phần Sau
Nhơn Minh Nhập Chánh Lý Luận là cái mũ lại cũng là việc đề kháng biện luận, mục tiêu tôn chỉ, dùng để tồi tà hiển chánh, để quét đi cái gai góc và là cái nhơn để đàm luận, chiếu sáng sự thật. Trong quyển "Minh Chứng Hiển Lý Nhập Ngôn" có định nghĩa chánh là lìa tà. Luận rằng tỷ giảo lời nói để làm phương hướng quay về. Làm cho rõ ràng cái yếu nghĩa vậy. Ngày xưa dùng để giúp đạo mà bổ sung cho cái nghĩa gốc. Khi chứng đạo rồi ở vườn nai đã thổi ra luồng gió ấy. Khiến cho lục sư ngoại đạo phải cúi đầu mà quyền thiệt. Mười vị tiên nhơn đã trở về quy y với Phật. Chẳng phải là cái bùa linh diệu tẩm ánh sáng tà làm lãng xao cát đá, cùng với việc ác mà nổi lên. Những kẻ như thế đã chạy trốn. Cho nên Thế Thân đã hằng truyền thạnh hành việc nầy về trước. Trần Na đã tính biết những việc như thế về sau. Đưa cao việc chánh phá bỏ điều sai khó giải phân. Đến thế đó, những thần lực ấy đã hợp lại cùng luận. Bèn có Thiên Chủ Bồ Tát là vị Á Thánh sanh ra, lịch lãm trong đời, xưa nay chưa có, tuyển lược tinh mật, thích hợp thời cơ. Cả tám cửa đều thông suốt, lợi ích đôi đường. Cái sai của 5 phần còn giữ lại 3 nhánh. Ý nghĩa thì giản đơn; nhưng đầy đủ. Văn nầy rõ ràng. Bốn phương thuở ấy đều chấn động quy ngưỡng sâu xa. Chẳng tự che đậy thông lệ quy tắc nầy. Chưa đầy đủ để luận cho cao xa.
Đại Đường Hoàng Đế thừa lúc mà ra thánh chỉ, dùng kính vàng để soi tỏ mà chuyển vận bánh xe pháp, cho vào chỗ sáng sủa, dùng trống ngọc để khua, đốt đuốc vàng để điều thuận; nhuận thắm phong hóa, chuyên chở văn chương, đem sách đèn trí tuệ vào nơi thành tối tăm. Dùng thuyền trí mà đưa người qua bể khổ. Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang của chúng ta là kẻ giác ngộ tuyệt vời, đánh bạt mọi chướng duyên, trở thành chỗ chở che cho mọi lớp. Làm nhiều việc như chẳng kịp, dùng 3 tôn như hỏi hay. Nơi đất Hán trước đạt được các việc chuyên môn. Nhờ mắt thấy rõ ràng tỉ mỉ, cho vào tâm mà kỳ diệu, chẳng nài thánh tính xa xôi, vào thời kỳ tượng pháp, chưa thấm nhuần, chẳng phải câu văn ngoa không ý vị mà nghi ngờ ý nghĩa lớn lao. Nhìn lên đỉnh núi thấy xa như Linh Thứu mà ra đi, thừa chết thiếu sống bao hiểm nguy, tầm sư phỏng đạo. Đi đến phía bắc Ấn Độ là nước Ca Thấp Di La, gặp Đại Luận Sư Tăng Già Da Xá (Samghayasas). Cúi đầu được giải nghi của tám tạng và khảo sát rành rẽ 5 thừa. Luận Sư vì nghĩa lớn và căn sâu mà gia tâm hướng dẫn. Chỉ có nhơn minh diệu thuật dạy bảo, chưa thể dụ hết. Dùng phạm âm không dừng nghỉ như nước chảy chẳng ngừng. Sau đó đến trung Ấn Độ nước Ma Kiệt Đà gặp Thi La Bạt Đà La Bồ Tát (Giới Hiền = Silabhadra) liền giải rộng điều nầy. Việc ấy cứ thế mà rộng mãi, ưu tú mềm mỏng. Ở nơi ấy liền yết kiến chỗ linh nghiệm mà nồng nhiệt cầu hỏi. Lại gặp chỗ tâm phúc biện giải trước đó chẳng có ai. Luồng gió đuổi tà và xiển dương quy ngưỡng nơi lập luận, Đây đúng là chỗ hồng hóa châu viên, phước hội xương long.
Đến năm Trinh Quán thứ 21 (năm 647) vào ngày 6 tháng 8 dịp thu sang ở nơi chùa Hằng Phước thừa thánh chỉ, triệu tập phiên dịch. Sa Môn Minh Tuấn nơi chùa Hằng Phước chắp bút chứng văn. Sa Môn Huyền Mô chùa Hằng Phước chứng Phạn ngữ. Sa Môn Huyền Ứng chùa Đại Tổng Trì sửa chữ. Sa Môn Đạo Hồng chùa Đại Tổng Trì. Sa Môn Minh Diễm chùa Thật Tế. Sa Môn Huệ Quí chùa La Hán. Sa Môn Pháp Tường chùa Bảo Xương. Sa Môn Văn Bị chùa Hằng Phước. Sa Môn Đạo Thâm chùa Khuếch Châu Pháp Giảng. Sa Môn Thần Thái chùa Bồ Châu Tây Nghiêm đều chứng nghĩa rõ ràng. Ngân Thanh Quang Lục Đại Phu, Hành Tả Thứ Tử Cao Dương Huyện, Khai Quốc Nam Thần Hứa Kỉnh Tông phụng chiếu vua giám định lại việc dịch. Tam Tạng Pháp Sư thì giải thích chỗ tối nghĩa và làm cho sáng tỏ. Nghĩa rộng như biển chẳng có nơi nào là không gốc gác. Lời cao như chót núi khó ngất mặt nhìn. Phương kia những điều hay đẹp đều bẩm việc thấy nghe mà viết lại thành câu văn để lại cho đời. Trừ những chỗ quên không rõ ràng liền than khóc, cầu cho rõ nghĩa để được chứng văn và nhận được sự gia bị khi biên chép cốt để giữ lại cho đời sau. Nguyên nhân tốt đẹp hơn thua không lẫn lộn đến ở nơi nầy.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.7.187 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.