Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Kim Cang Châm Luận [金剛針論] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Kim Cang Châm Luận [金剛針論]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.32 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.3 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Kim Cang Châm

Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyên và sở thuyên là chính; lại trong đó, năng thuyên là chính, chỉ điều này là cao nhất, không có pháp cao hơn. Thế gian nếu không có nghiệp này thì làm sao hành động? Do cái năng thuyên này, hoặc yêu hoặc giận từ đây mà khởi; như trong tất cả dòng tộc, Bà-la-môn là cao, nay cái ngôn thuyên này cũng lại như vậy.

Lý này không đúng, tại sao thế? Bà-la-môn kia họ nào, mệnh nào? Lại, làm sao biết hành nghiệp thế nào? Làm sao được cái tên Bà-la-môn này?

Lại, Vệ- Đà này, vì sao gọi là chính? Đế-Thích Hoàn Nhân vì sao mà bàng sinh, bàng sinh rồi làm sao sinh nơi Nguyệt Thiên, Nhật Thiên Hoàn Nhân, trở lại sinh bàng sinh; gió trời, lửa trời, nước trời Hoàn Nhân, xoay vòng lui tới, làm sao như vậy?

Lại, họ vọng chấp rằng, trong cõi trời chết rồi, lại sinh trong cõi trời; trong cõi người chết rồi, lại sinh trong cõi người; bàng sinh cũng thế.

Trong bốn Vệ-Đà nói như thế, đều không phải chính lý. Mạng này là gì? Nhân nào gọi là mạng? Bà-la-môn…cũng lại như vậy.

Lại, Bà-la-môn ngoại đạo của ông nói: Được nói bởi chính điển, núi Bà-La-Đế sinh ra bảy cầm thú, núi Na-Bà-La-đà và núi Biệt-Lộc-Ca-Lăng-Nặc-Ly; núi ấy có các loài chim Oanh vũ, cò, ngỗng, hươu…;sinh trong loài người Câu-Lỗ-Khất-Lệ; từ đó chết rồi, sinh trong Bà-la-môn, giải thích luận của bốn Vệ-Đà.

Các loài cầm thú hươu, ngỗng uyên ương này, sinh ra trong loài người, mạng thú của chúng là Bà-la-môn hay không phải Bà-la-môn?Tại sao thế? Mạng của chúng nếu là (Bà-la-môn) thì không phải cầm thú; mạng của chúng nếu không phải (Bà-la-môn) mà chúng lại sinh làm Bà-la-môn. Điều này phi lý.

Bà-la-môn chấp rằng, luận của bốn Vệ-Đà là gốc của vạn pháp, cũng tên là chân như; không ở nơi họ tộc khác mà chấp nhận thọ thực. Nhưng, ở chỗ thủ-đà-la thọ nhận vô số lợi, thì chính là ngược với tự tông, sao gọi là thanh tịnh? Do đây nên cũng không phải là Bà-la-môn chân chính .

Lại, pháp Bà-la-môn của bốn Vệ-Đà vọng chấp vào chính mạng và chính pháp của chủng tộc Bà-la-môn cũng lại phi lý. Làm sao gọi là chính pháp? chủng tính gián tạp, làm sao gọi là tối thượng, tại sao thế? Không phải là tối thượng mà gián đoạn, tạp nhạp .Sự này thế nào? Ví như tên cha là Na-Lạc-Khất-Xoa thì con tên là Binh-Nga-La-Tiên. Lại như tên cha là A-Nga Tất-Đế, con của ông ta cũng tên là A-Nga tất-Đế (Hai tên hợp); lại như tên cha là Bố-Sa Dã (hợp hai )-Tả, con ông ta lại tên là Kiều-Thi-Ca; lại như nghười cha tên là Câu-Xá-Tử, con ông ta tên là Tăng-tát Đa ( hợp hai)-Nga; lại như cha tên Ca-Si-Na, con ông ta tên Ca-Si-Na; lại như cha tên Bà-Tả-Ngô Sào-Ma ( hợp hai), con tên Kiều-Hằng-Ma; lại như cha tên Ca-La-Xá (dẫn), con tên là Nạp-Lô-Na-Tả; cha tên Để-Dật-Để-Lý, con tên Đệ-Đế-Lý-Nữ-Ca (hai hợp); lại cha tên Nại-Ca-Mâu, con tên Tiên Giác; lại như người săn bắn, hái rau, đánh cá sinh, thì con gọi là Phược-Dã (nhị hợp)-Tăng-Tử-Giác-Khất-Lệ (nhị hợp dẫn ); cha có họ Thủ-đà-la thì con tên Vĩ-Thấp-Di-Hằng-Lãm; mẹ là Chiên-Đà-La thì con tên là Phược-Sắt-Trạch (nhị hợp). Mẹ tên Điểu-Lý-Phược (nhị hợp)-Thi, thì người nữ được trời sinh, không phải Bà-la-môn.

Như đã được nói ở trên, thì vì cớ gì chấp mà nói rằng Bà-la-môn là cao nhất trong nhân gian? Lại như chấp kinh Mậu-Lô (nhị hợp)-Để là chính thì cũng lại phi lý. Cho nên pháp Bà-la-môn cũng không có đạo lý.

Lại, như pháp Bà-la-môn chấp, các vật như thịt mới, tử khoáng và mặn thì Tuất- Đà mới thọ. Bà-la-môn của ông chẳng nên thọ nó, nay sao lại không như thế nữa?

Lại, như họ chấp rằng :Bà-la-môn nếu bán sữa thì đi trên hư không bị rớt, không phải Bà-la-môn; ăn thịt mà bị rơi từ hư không thì cũng phi lý như thế. Cho nên phải biết rằng, Bà-la-môn mua bán sữa, thịt thì không phải là pháp Tuất-Đà.

Do điều này phải biết rằng, tất cả những ai không ăn thịt, sữa và không mua, bán, đều được gọi chung là Bà-la-môn tà. Cho nên phải biết rằng, tính chuyện bán sữa, thịt không phải Bà-la-môn, đây là vọng chấp phi pháp.

Lại, họ thế gian mà vọng chấp là tối thượng cũng không phải là chính pháp. Như Sát-đế-lợi, Tì-Xá, Tuất- Đạt, mỗi tộc đều chấp là tối thượng, thì cũng đều phải gọi chung là tộc tính Bà-la-môn.

Lại, chấp rằng hành khổ thân xác gọi là Bà-la-môn, thì tất cả những ai có thân khổ cũng phải gọi là Bà-la-môn.

Lại, họ vọng chấp rằng, giết Bà-la-môn bị tội nặng, hại quyến thuộc của họ tội cũng như thế. Lại, chấp rằng họ từ miệng trời sinh ra, tộc tính Sát-đế-lợi từ thân trời thanh tịnh sinh ra, Tì-xá, Thủ-đà từ chân mà sinh ra, nên nếu giết họ thì bị tội nặng.

Cái chấp của họ phi lý, tại sao thế? Vì có thể giết những tộc tính khác mà không có tội, hại quyến thuộc khác cũng không có tội.Do điều này nên là vọng chấp, không khế hợp với chính lý.

Lại, họ vọng chấp rằng, phá hoại sự thực hành của họ, phá hoại nơi hành cúng của họ và sự nhận bố thí họ, thì hoặc bằng trí hoặc bằng thân đều bị tội nặng. Điều này không đúng, tại sao thế? Trong thân, trong trí, cái gì được danh hiệu Bà-la-môn? Thích đáng là, Thủ-đà-la...cũng đều có thân và trí, đều đáng được gọi là Bà-la-môn tà.

Lại, họ vọng chấp rằng, giải hiểu bốn bộ Vệ-Đà, Di-bà cùng Tăng khư luận, Vĩ thế sử ca, cho đến các luận – đều trọn thông đạt sáng tỏ thì gọi là Bà-la-môn. Điều này cũng phi lý. Như Thủ-đà...cũng hiểu luận của họ, rõ nghĩa của họ, đều đáng được gọi là Bà-la-môn tà.

Nếu tu khổ hành mà gọi là Bà-la-môn thì Thủ-đà ...kia cũng có thể hành cái đó, cũng phải được gọi là Bà-la-môn.

Hiểu các thuật số mà được gọi là Bà-la-môn thì, những người đánh cá, các người ham vui kia, hiểu đủ loại thuật số khác nhau, cũng có thể được gọi là Bà-la-môn tà.

Cho nên phải biết rằng, hành không phải Bà-la-môn, nghiệp không phải Bà-la-môn, hành cúng, thọ thực...không phải Bà-la-môn. Sát-đế-lợi, Tì-xá, Thủ-đà kia cũng có thể làm như thế, phải đều được gọi là Bà-la-môn.

Cho nên phải biết rằng, không phải tộc tính, không phải nghiệp, không phải hành, không phải sinh, cho đến có đức mà gọi là Bà-la-môn.

Họ nhân cái gì mà lập là hoa Quân-Na, cũng giống mặt trăng? Lìa tất cả nhiễm, khéo tu thắng hành, oai nghi không thiếu, giới hành đầy đủ; khéo điều phục các căn, dứt trừ phiền não; không ta, không người, lìa các chấp trước, và tham sân si trọn đều lìa bỏ, như thế mới gọi là Bà-la-môn chân chính.

Lại, lìa ái nhiễm cho đến súc sinh, chẳng sinh tham trước, tu hành thanh tịnh, gọi là Bà-la-môn.

Cho nên, biết được điều này được nói bởi Tốc-Cốt-Lô Đại Tiên: Bà-la-môn này không phải tộc tính, không phải nghiệp, không phải đức, không phải hành, cũng không phải công xảo. Nếu Chiên-đà-la, giỏi bốn Vệ-đà, có thể giỏi nghề nghiệp, đức hành đầy đủ, cũng có thể gọi là Bà-la-môn tà.

Cho nên phải biết rằng, không phải mạng, không phải dòng tộc, không phải trí, không phải thân, cũng không phải hành nghiệp mà gọi là Bà-la-môn.

Lại, như Thủ-đà, tu học khổ hành, hiểu bốn Vệ-Đà, được năm thông của bậc Tiên, thì Bà-la-môn các ông làm sao nêu sự việc này, rằng đây là chủng tính thấp?

Lại, đạo Tiên kia, bốn chủng tính đều được, làm sao các chủng tính khác thì gọi là chẳng phải tối thượng?

Lại, như Đế-Thích, do quá khứ tu nghiệp thanh tịnh nên được sinh làm trời ấy thì vốn là chủng tính thấp, chính văn của kinh ấy nói như thế; Bà-Già-Vãn và Đế-Thích này, họ là chủng tính thấp, bằng chứng cật vấn như thế đều căn cứ như ở trước.

Lại, kinh ấy nói, Đại Tự Tại Thiên và Thiên Hậu, từ trong miệng, sinh ra Đế-Thích thiên và khí thế gian; không phải là thế gian sinh ra Đại Tự Tại Thiên và sinh ra Thiên Hậu; gốc có thể sinh ngọn, ngọn không thể sinh gốc. Cho nên lời này ngược với chính thuyết của nó. Vốn là chủng tính thấp, làm sao vọng chấp từ kia mà sinh, nên biết là phi lý.

Lại, như Thủ-đà-la mạng chung sinh Đại Tự Tại Thiên kia, Bà-la-môn các ông làm sao đưa ra sự việc rằng nó là chủng tính thấp?

Lại, như ông nói, pháp Bà-la-môn, bổ khí bằng nhĩ dược, khổ hành tuyệt thực gọi là Bà-la-môn.

Thủ-đà-la...kia cũng có thể làm điều đó, đây phải được gọi là Bà-la-môn tà.

Lại, họ chấp rằng, nhận đồ ăn trong tay của Thủ-đà thì trải qua một tháng, thân hiện tại này sẽ biến làm thân Thủ-đà, hậu báo sẽ quyết định sinh làm chó. Lại, Bà-la-môn cưới người nữ Thủ-đà làm vợ thì cha mẹ, gia đình, tôi tớ đều trọn lìa xa, chết đọa địa ngục.

Cái chấp này phi lý. Họ Bà-la-môn với Thủ-đà kia có gì khác nhau? Như đại tiên Ca-Si-Na từ thai hươu mà sinh, khổ hành tu học bèn chứng đạo Tiên. Vị tiên này há có thể từ Bà-la-môn mà sinh tà?

Như đại tiên Phược-Giả-Bà vì được sinh từ người nữ đánh cá, nên khổ hành tu học mà thành đạo Tiên. Vị Tiên này há là tộc tính Bà-la-môn?

Cho nên là vọng chấp, không khế hợp với chính lý.

Lại, như đại tiên Phược-Tư-Sắt-Ngật, được sinh bởi người nữ Điểu-Lý-Phược-Thi, khổ hành tu học mới được đạo Tiên. Vị Tiên này há là Bà-la-môn sinh?

Lại, như đại Tiên Lộc Giác, sinh nơi thai hươu, tu học khổ hành mà thành đạo Tiên. Vị Tiên này há là Bà-la-môn tà?

Lại, như đại Tiên Vĩ-Thấp-Phược-Di-Hằng-Lô, được sinh từ người nữ gia đình Chiên-đà-la. Vị Tiên này há là Bà-la-môn chăng?

Cho nên phải biết rằng, điều phục các căn, không chấp ta, người, chăm tu Phạm hành, lìa xa dục nhiễm, vĩnh viễn đình chỉ các hoặc, do đây mới gọi là Bà-la-môn chân chính, chứ không phải từ tộc tính kia mà sinh. Làm sao vọng chấp rằng tộc tính Bà-la-môn là tối thượng trong thế gian?

Cho nên phải biết, Bà-la-môn kia, không phải tộc tính, không phải mạng, không phải dòng tộc, không phải nghiệp, không phải sinh mà gọi là Bà-la-môn.

Lại, như nhiều người vốn chủng tính thấp, trì giới tu phúc mà được sinh cõi trời, làm sao nhân tộc tính mà sinh cõi trời tà.

Lại như đại tiên Ca-Si-Nang, đại tiên Vĩ-Dã-Bà, đại tiên Phược-Thi-Sắt-Sấp, đại tiên Giác Thiện, đại tiên Vĩ-Thấp-Phược, đại tiên Di-Hằng-La, đại tiên Nang-La-Na, các đại tiên như thế đều từ dòng chủng tộc thấp mà sinh. Nếu do nhân tu hành mà được đạo Tiên thì vì cớ gì mà chấp rằng chủng tính không tạp là tối thượng trong thế gian? Cho nên lời hư ngụy không nên tin nhận.

Lại, như họ chấp rằng, tộc tính Bà-La-Môn sinh từ miệng Phạm Thiên, tộc tính Sát-Đế-Lợi từ tay mà sinh, chủng tính Tì-Xá sinh từ đùi Phạm Thiên, từ chân Phạm Thiên mới sinh ra Thủ-đà. Cho nên hư vọng làm nhiều chấp trước.

Lại, chấp rằng, khổ hành giữ chắc ý chí gọi là Bà-la-môn. Thế thì người đánh cá, làm Thầy của Thủ-đà...vững chí khổ hành đều phải gọi chung là Bà-la-môn tà.

Lại, chấp hình thức của họ, kết bện râu tóc, lưng mang lụa thắt, tay cầm gậy gỗ, y trắng, ít ăn gọi là Bà-la-môn. Các Tuất- Đà khác cũng có thể hành cái đó, cái này đáng gọi chung là Bà-la-môn tà.

Lại, chấp rằng bốn họ đều từ Phạm Thiên sinh. Làm sao cha là một mà tộc tính của con lại khác? Có thể nào Thủ-đà cho đến các tộc tính khác là con được sinh bởi một cha mà tộc tính khác nhau? Điều này đã không đúng thì luận thuyết kia làm sao đúng?

Lại, Bà-la-môn từ trong miệng một Phạm Thiên mà sinh; chị em, anh em tự giao phối với nhau, là điều bị thế gian trách mắng, các ông có thể làm điều đó thì làm sao thanh tịnh? Cho nên vọng chấp, không thanh tịnh mà xưng là thanh tịnh. Như một cha mẹ mà sinh bốn con, không thể có họ khác. Như thế nào mà vọng chấp: đây là Bà-la-môn, đây là Sát-đế-lợi, đây là Tì-xá, đây là Thủ-đà? Làm sao một cha mà con lại mỗi người họ khác? Cho nên vọng chấp bốn họ khác nhau.

Không phải như voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà, hươu, sư tử, hổ, sói hình chân khác nhau; đây là vết chân trâu cho đến vết chân voi, có thể phân ra khác nhau.

Lại, như một cây sinh ra hoa quả, không có khác nhau ; không phải hoa cỏ khác, chỗ sinh không giống nhau thì không thể khiến cho giống.

Nay bốn họ của ông cũng thế, hoặc Bà-la-môn, hoặc Sát-đế-lợi cho đến Thủ-đà, vì đều được sinh từ một cha, nên làm sao vọng chấp bốn họ khác nhau?

Lại có vua trời tên là Dụ-Địa-Sắt-Trí-La cung kính chắp tay, đến chỗ tiên nhân Phệ-bà-Ba-Lệ, đầu mặt lễ chân mà thưa với tiên nhân rằng, thế nào được gọi là đức của Bà-la-môn, lại thế nào gọi là tướng của Bà-la-môn, các tướng khác nhau lại có bao nhiêu loại, nguyện diễn nói khiến tôi hiểu rõ.

Lúc ấy tiên nhân Phệ-Bà-Ba-Lệ mới bảo vua rằng:nhẫn nhục, tinh tiến, tĩnh lự bát-nhã, đây mới gọi là đức của Bà-la-môn; xa lìa tham sân và các sự giết hại tất cả hữu tình, gọi là tướng thứ nhất của Bà-la-môn. Với tất cả tài vật của người khác có mà không tham thọ, gọi là tướng thứ hai của Bà-la-môn. Lìa xa tất cả tính bạo ác, hành ôn hoà, không ? ta, người, lìa bỏ trói buộc và các dục nhiễm, gọi là tướng thứ ba của Bà-la-môn. Với người nữ, thiên nữ cho đến bàng sinh hằng lìa nhiễm trước, gọi là tướng thứ tư của Bà-la-môn.

Lại còn thành thục tất cả hữu tình, hằng khởi tâm bi mẫn; điều phục các căn thanh tịnh tối thắng, gọi là tướng thứ năm của Bà-la-môn.

Năm loại như thế trọn đều đầy đủ gọi là Bà-la-môn.

Nếu chấp ngã, không đủ năm tướng đều gọi là Thủ-đà.

Tiên nhân còn bảo Dụ-Địa-Sắt-Nhĩ-La rằng: không phải chủng tộc, không phải họ và tu khổ hành mà thành Bà-la-môn. Chiên-đà...kia, đủ năm tướng cũng được gọi là Bà-la-môn chân chính.

Do lý như vậy, Bà-la-môn kia cũng gọi là Thủ-đà, Thủ-đà kia cũng gọi là Bà-la-môn.

Dụ-Địa-Sắt-Nhĩ-La thưa với tiên nhân rằng: Bà-la-môn kia thực hành không giết, vì thực hành nên được quả thanh tịnh, điều này mới ít phần gọi là Bà-la-môn.

Tiên nhân lại bảo Dụ-Địa-sắt-Nhĩ-La rằng: Bốn họ khác nhau này, đều do nhân duyên nghiệp quá khứ. Như hữu tình của thế gian lúc bắt đầu sinh, tất cả đều từ nơi căn ô uế mà sinh, có gì khác nhau? Cho nên thực hành giới, lại tu đức nghiệp, gọi là Bà-la-môn; cho đến Thủ-đà-la tu đức hành cũng thành Bà-la-môn.

Nếu Bà-la-môn không tu đức nghiệp, đây cũng được gọi là Thủ-đà hạ liệt. Lại, năm căn này có thể khởi nghiệp ác, hằng phải điều phục. Giống như biển lớn, hữu tình chìm đắm phải cầu tế độ, khiến vượt đến bờ kia.

Lúc bấy giờ vua Dụ-Địa-Sắt-Nhĩ-La nghe tiên nói, hiểu rõ, vui mừng nhảy nhót, đem những điều được nghe hồi hướng đến vô biên hữu tình, trọn khiến hiểu ngộ; không phải vì tự mình và tham mạng sống của mình, tôi nay đêm ngày tu tập nhẫn nhục, lìa xa quyến thuộc và các tật đố, tất cả cảnh dục rốt lại chẳng đam trước; hướng cầu giải thoát, hằng tu tịnh hành.

Tiên nhân lại bảo vua Dụ-Địa-Sắt-Nhĩ-La rằng: Không giết hữu tình, xa lìa tham sân thanh tịnh không gì sánh, như thế gọi là cái hành của Bà-la-môn. Điều phục các căn, bố thí, nhẫn nhục, chân thật Phạm hành, bi niệm thương xót bảo hộ tất cả hữu tình, tu tập trí tuệ, như thế gọi là cái hành của Bà-la-môn. Lìa khổ hành tà, phải biết các khổ của hữu tình, như thế gọi là cái hành của Bà-la-môn.

Lại, Bà-la-môn Nga-Dã-Hằng-Lý, trong kinh chú có nói, khổ hành mà lìa chấp, điều phục các cân, bốn thời hành bố thí, ái niệm hữu tình, lìa bỏ ngủ nghỉ, hằng tu tịnh hành; trải qua nghìn kiếp mới được gọi là Bà-la-môn chân chính.

Tiên nhân lại bảo vua Dụ-Địa-Sắt-Nhĩ-La rằng: nếu người hiểu rõ luận của bốn Vệ-Đà gọi là tộc tính tối thượng thì, tộc tính Thủ-đà-la khác cũng có thể hiểu rõ, sao chẳng gọi là tối thượng?

Ví như bốn họ cùng đi đến thánh cảnh, vết chân có đó, không thể phân biệt rằng: đây là dấu chân của người này, không phải dấu chân của người kia. Một họ và bốn họ cũng lại như thế, do thi thiết giả, vốn không khác nhau.

Lại, như hình trâu, ngựa của thế gian, tướng trạng tuy khác, nhưng hai căn nam, nữ cùng loại chẳng khác. Bà-la-môn với Sát-đế-lợi, Tì-xá, Thủ-đà kia, cái tướng một họ với bốn họ cũng vậy.

Lại, như máu thịt, phân tiểu, tay chân, các căn của một người, với máu thịt...của những người khác, cũng cùng loại như thế.

Lại, như quang sắc của hoa sen, hoa sát-hằng-lý, mặt trăng, loa ốc có thể phân khác nhau; nơi bốn họ kia sắc tướng không khác, khác nhau như thế nào?

Lại, như trâu, ngựa cho đến voi, hươu hành dục nhiễm, nhưng không có sự giao phối nào có thể phân khác nhau. Nay Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, Tì-xá, Thủ-đà cùng nhau qua lại giao phối mà hành dục nhiễm, đều cùng là thai sinh, có gì khác nhau?

Lại, như người nữ được sinh bởi Bà-la-môn, đối với chị em cùng tộc tính Bà-la-môn khác, làm sao giao phối; chị em, anh em làm vợ chồng cũng thế. Thủ-đà-la của thế gian không hành pháp này.

Ví như cây Ưu-đàm-bát trong thế gian, hoa quả, cành lá tuy nhiều nhưng gốc, thân không khác, không thể phân biệt hoa đây, hoa kia. Bà-la-môn các ông cũng lại như thế, không thể giao hợp chị em cùng họ, bị thế gian trách mắng, không thể làm vậy.

Lại như lìa bỏ thân, ngữ bất tịnh, hằng tu tịnh nghiệp gọi là Bà-la-môn; Tì-xá... kia cũng có thể hành điều ấy, nên được đại tiên tên là Phược-Tư-Sắt-Đà kia.

Lại, như lửa trong thế gian có thể đốt củi mà chẳng phân biệt, nay Bà-la-môn đối với các họ còn lại cũng chẳng khác như vậy.

Lại như đại tiên Di-Dã-Bà của tông ông, vốn được sinh bởi người cha đánh cá, cũng không phải là Bà-la-môn sinh.

Lại, như vua Bán-Nô-Phược, anh em năm người cùng một mẹ sinh, còn cha khác nhau; đây là do nghiệp xưa khiến cùng mẹ khác cha, không phải do tộc tính mà vọng chấp là khác

Lại, như chỗ nước mặn trong thế gian, hình tuy có thể ẩn nhưng vị mặn chẳng phải không có, nghiệp xưa tùy theo thân mà ẩn hoặc hiển ra cũng như vậy.

Vọng chấp như thế, những người có trí nên phải thẩm sát, trọn không thể tin nương.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Vầng sáng từ phương Đông


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Kinh Kim Cang

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.7.212 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập