Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Cư sĩ hỏi: Phật pháp u huyền kẻ phàm chẳng lường được, văn tự bao la ý nghĩa khó biết. Xin hỏi thiền sư về pháp yếu, tạm bày phương tiện, nói thẳng chỉ thẳng, chẳng bỏ thói tục, mong không có điều bí mật.
Thiền sư Đại Chiếu đáp: Lành thay! Khi nghe lời hỏi của ông, giống như căn cơ Bồ tát gần thuần thục. Ta nay đã bốn mươi lăm tuổi đời, vào đọa đã hơn hai mươi năm, mà chưa từng nghe có người hỏi y như nghĩa nầy. Ông có việc gì mà lại muốn giải nghi? Nên hỏi thẳng, nói thẳng, chớ chẳng cần nói quanh.
HỎI: Người muốn vào đạo nên tu pháp gì, xem pháp gì, chứng pháp gì, cầu pháp gì, ngộ pháp gì, được pháp gì mà đến Bồ đề?
ĐÁP: Chẳng một pháp có thể xem, cũng không có cầu. Chẳng một pháp để chứng, cũng không có sau. Chẳng một pháp để ngộ cũng không có đạo đáng tu. Đấy tức là bồ đề.
HỎI: Đệ tử từ đời vô thỉ đến nay trôi nổi trong sanh tử, cùng với lý trái nhau, chợt nghe lời đốn mờ mịt chẳng rõ, thần thức lờ mờ chẳng biết nơi nào. Giống như kẻ say chưa tỉnh. Cúi mong tiếp độ kẻ mê, dủ lòng ban cho ít lơi thưa hỏi, để làm phương tiện khể hội lẽ chơn. Xin hỏi: Thế nào là chơn tánh?
ĐÁP: Không khởi vọng tâm, thường không tướng thanh tịnh.
HỎI: Thế nào là tự tánh?
ĐÁP: Thấy nghe hiểu biết, tứ đại và tất cả pháp đều có tự tánh.
HỎI: Tự tánh từ đâu sanh?
ĐÁP: Từ vọng tâm sanh.
HỎI: Thế nào là lìa tự tánh?
ĐÁP: Vọng tâm chẳng khởi tức lìa tự tánh.
HỎI: Thế nào là đạo, thế nào là lý, thế nào là tâm?
ĐÁP: Tâm là đạo, tâm là lý, tức là tâm, ngoài tâm không lý, ngoài lý không tâm. Tâm bình đẳng gọi là lý. Lý hay soi sáng gọi là tâm. Tâm và lý bình đẳng gọi là tâm Phật. Đạt được lý nầy chẳng thấy có sanh tử, phàm thánh không khác, cảnh và trí không hai, lý sự đều chan hòa nhau, nhiễm tịnh nhứt như. Lý như chơn thật chiếu soi, tất cả đều là Đạo, tự tha đều lìa. Hành một lúc hay hành tất cả, cũng không trước sau hay khoảng giữa, mở hay cuộc đề tự tại gọi là Đạo.
HỎI: Thế nào là người thuận với chánh lý?
ĐÁP: Tâm chẳng dấy khởi, thường không tướng mạo là người thuận chánh lý.
HỎI: Thế nào là thuận với đạo?
ĐÁP: Trực tâm không dính mắc tất cả là thuận đạo.
HỎI: Thế nào là vọng?
ĐÁP: Không biế tự tâm là vọng.
HỎI: Thế nào là điên đảo?
ĐÁP: Dấy khởi muôn ngàn cảnh giới gọi là điên đảo.
HỎI: Thế nào là tự tâm, thế nào là vọng tâm?
ĐÁP: Nếu khởi phân biệt là vọng tâm, chẳng phân biệt là tự tâm.
HỎI: Tâm phân biệt và tâm chẳng phân biệt từ đâu sanh?
ĐÁP: Tâm phân biệt từ điên đảo sanh, tâm chẳng phân biệt từ chánh trí sanh.
HỎI: Tâm phân biệt và tâm chẳng phân biệt hợp lại từ đâu sanh?
ĐÁP: Từ chỗ vô ngã sanh.
HỎI: Đã có chỗ sanh thế nào lại bảo có điên đảo, có chánh trí?
ĐÁP: Nếu chẳng biết tự tâm tức hành muôn ngàn điên đảo, nếu biết tự tâm tức là chánh trí.
HỎI: Nay nói biết cùng chẳng biết từ đâu sanh?
ĐÁP: Biết từ ngộ sanh, chẳng biết từ vọng tưởng sanh.
HỎI: Tất cả chúng sanh đều ở trong vọng tưởng, sao lại cũng ở trong chánh trí?
ĐÁP: Tất cả chúng sanh không ở trong chánh trí, sự thật cũng không vọng tưởng.
HỎI: Tôi hiện giờ vọng tưởng, thế nào nói có chánh trí?
ĐÁP: Ông xưa nay thật không có vọng tưởng, nay nói vọng tưởng, giống như người uống cỏ Lan Đản tìm kim nơi hư không nhưng hư không (17) thật không có kim.
HỎI: Xưa nay vốn không vọng. Vậy tất cả người tu hành, đoạn cái gì để cầud a9ọ?
ĐÁP: Không đoạn một vật cũng không đạo để cầu
HỎI: Không đạo để tu, không vật để cầu, vậy sao trong kinh Đức Phật nói đoạn vọng tưởng?
ĐÁP: Đức Phật thực ra không có dạy người đoạn vọng tưởng. Nếu đoạn vọng tưởng tức chẳng lìa vọng tưởng. Tất cả chúng sanh do vọng nên thấy có sở đắc, do vọng nên thấy có sở đoạn, và do vọng nên thấy có pháp vọng tưởng. Đức Phật chẳng nói một chữ về pháp vọng tưởng. Ví như ông thầy thuốc đối với con bịnh mà nói thuốc, nếu không bịnh thì không nói thuốc.
HỎI: Đức Phật đã chẳng nói pháp vọng tưởng. Vậy cái vọng tưởng kia ai tạo tác?
ĐÁP: Chúng sanh tự tạo tác. Nếu được chánh trí tức là không.
HỎI: Thế nào chẳng tạo chánh trí mà nghiêng tạo vọng tưởng cùng khắp?
ĐÁP: Chẳng biết chánh trí tức có vọng tưởng, nếu biết vọng tưởng (tức có chánh trí).
HỎI: Đã có chánh trí tức gồm có vọng tưởng, thế sao nói không vọng tưởng?
ĐÁP: Chúng sanh thật ra không vọng tưởng cũng không chánh trí, cả hai đều không thế có.
HỎI: Cả hai đều không thể có tức không có phàm phu cũng không có thánh nhơn?
ĐÁP: Cũng có phàm phu, cũng có thánh nhơn. Đấy là do tự ông chẳng biết đó thôi.
HỎI: Thế nào là phàm, thế nào là thánh?
ĐÁP: Ông nếu phân biệt tức là phàm phu, nếu chẳng phân biệt tức là thánh.
HỎI: Phân biệt là phàm, chẳng phân biệt là thánh. Như đứa bé con dài ngắn chẳng phân là thánh nhơn ư?
ĐÁP: Khởi kiến giải nầy thật là kẻ quá ngu. Đứa bé con còn nhỏ chẳng biết tốt xấu, giống như người ngu không biết tôn ty. Há được chẳng phân biệt ư? Nên đối với lý chơn như thường hành phân biệt, tâm sẽ được trí vô phân biệt.
HỎI: Tạo tác mà chẳng sanh tâm (về việc tạo tác ấy) là trí chẳng phân biệt ư?
ĐÁP: Ông hãy xét chỗ tịnh tâm và chỗ khởi tâm, tức phải biết rõ tâm từ xưa nay vốn thanh tịnh, chẳng bị ngoại duyên làm ô nhiễm, đối với mọi việc phải thấy một cách rõ ràng. Nhơn duyên tánh khhông thể có, tức là biết nhơn duyên cũng không, cũng chẳng phải không, tức là tất cả sum la vạn tượng, vua tôi, cha mẹ, nhơn nghĩa lễ tín v.v. có ở thế gian. Đấy tức là chẳng hoại pháp thế gian. Cho nên trong kinh nói: “Chẳng hoại thế pháp mà vào Niết bàn”.
Nếu hoại pháp thế gian tức là phàm phu trôi nổi trong sanh tử. Pháp duyên thế gian kia, mỗi mỗi đều không chủ tể, mượn các duyên hòa hợp nhưng thể tánh nó đều không, rốt ráo không thể có. Nếu có người thấy được như thế tức gọi là kiến tánh. Tức là ở trong phân biệt được vô phân biệt trí: thường hành phân biệt mà chẳng phân biệt. Đấy là chẳng hoại pháp thế gian. Cho nên kinh nói: “Phân biệt các tướng kết hợp, vào đệ nhất nghĩa mà chẳng động”. Đó là bậc giác ngộ ngay nơi động mà khởi tịnh.
HỎI: Kinh Duy Ma nói: “Thường cầu vô niệm, trí huệ thật tướng. Nơi pháp thế gian ít muốn biết đủ, nơi pháp xuất thế mong cầu chẳng chán. Chẳng bỏ oai nghi mà thường theo thế tục khởi thần thông trí huệ dẫn đạo chúng sanh”. Nghĩa nầy thế nào?
ĐÁP: Nghĩa nầy tức là diệu dụng của chư Phật trong ba đời. Bậc chứng ngộ mới biết, tâm không thể đo lường được.
HỎI: Người thường cầu thật tướng vô niệm, duyên vào việc gì? Các kinh đã nói bố thí trì giới là phước báo cõi người, cõi trời. Há chẳng có niệm sao? Nhơn đâu có sự sai khác chẳng đồng, khiến cho tất cả người học hồ nghi chẳng tin?
ĐÁP: Ông chớ chẳng tin, ông là người chẳng hiểu việc. Phật nói bố thí trì giới là phước cõi người, cõi trời ấy là chúng sanh phần nhiều ở trong vọng tưởng. Phật có vô vàn phương tiện khéo, tùy theo ý của chúng sanh mà nói pháp vọng tưởng, để dẫn dụ họ vào cửa Đại thừa. Ông nếu chẳng tin xin dẫn kinh để chứng minh cho ông rõ:
Kinh Pháp Hoa nói: “Chín bộ giáo pháp của ta đây là tùy thuận chúng sanh nói Đại thừa làm gốc”. Lại nói “Trong cõi Phật mười phương chỉ có pháp nhất thừa, lại dùng sanh tự giả để dẫn đạo chúng sanh chớ không dùng tiểu thừa để tế độ chúng sanh”. Lại nói: “Chỉ có một sự thật nầy, có hai tức chẳng phải chơn”.
Kinh Chư Pháp Vô Hành nói: “Nếu người phân biệt giới (luật), đấy tức không có giới. Nếu người thấy có giới, ấy tức là mất giới”.
Căn cứ vào đây mà nói, biết rõ Phật nói về môn cứu cánh, chớ chẳng phải nói người không phước. Cốt dẫn chúng sanh khiến vào trí huệ Phật. Các bậc thánh hiền trong ba đời nói tâm đắc tự tại, tâm đắc giải thoát, tam đắc thánh nhơn, đấy là chiếc ấn lớn nhất của chư Phật trong ba đời phá nghi cho ông vậy.
HỎI: Chư Phật nói pháp nhất thừa là để giáo hóa chúng sanh. Như nay mọi người đều được khai ngộ. Sao lại nói rằng hoặc loạn chúng sanh? Đâu chẳng lỗi lầm ư?
ĐÁP: Ông chớ khởi ra ý nghĩ nầy. Chư Phật vì lòng đại bi, thấy chúng sanh rơi vào ba đường ác quá nhiều, nên mở phương tiện nói sáu ba la mật. Hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, sẽ lìa được ba đường ác, được sanh cõi trời cõi người. Hành tinh tấn, thiền định, trí huệ sẽ được lìa những khổ sở trong sanh tử, tương lai sẽ thành Phật.
HỎI: Cớ sao chư Phật quá khứ nói tam thừa, hiện tại chư Phật cũng nói tam thừa?
ĐÁP: Quá khứ, hiện tại và vị lai chu Phật đều nói tam thừa.
HỎI: Do nghĩa nào được biết như thế?
ĐÁP: Kinh Pháp Hoa nói: “Nếu lại tán thán Phật thừa, thì chúng sanh chìm trong khổ não. Nếu chẳng tin pháp nhất thừa nấy mà còn phá hoại chẳng tin, nên đọa vào ba đường ác. Ta thà chẳng nói pháp, muốn sớm vào niết bàn.Bèn nhớ lại phương tiện chư Phật quá khứ đã dùng, nên nay ta cũng đắc đạo cũng nói tam thừa , để biết rõ chư Phật quá khứ đều nói tam thừa, dẫn đường chúng sanh vào nhất thừa”.
HỎI: Thế nào là nhất thừa?
ĐÁP: Tâm là nhất thừa.
HỎI: Tâm thế nào là biết nhất thừa?
ĐÁP: Nên thấy tâm rỗng suốt không có tướng là nhất thừa .
HỎI: Thấy rõ ràng là tâm rỗng suốt không tướng mạo là nhất thừa, đấy là đắc quả thánh chăng?
ĐÁP: Đắc quả thánh.
HỎI: Có phàm chăng?
ĐÁP: Cũng có phàm.
HỎI: Phàm thánh có khác hay chẳng khác?
ĐÁP: Đều chẳng khác. Nếu một phen ngộ thì sớm phàm chiều thánh. Chẳng ngộ thì sáu đạo thọ sanh.
HỎI: Nay nói ngộ là ngộ cái gì?
ĐÁP: Ngộ tâm.
HỎI: Tâm phàm tâm thánh là một hay khác?
ĐÁP: Một.
HỎI: Thế nào là một?
ĐÁP: Thấy rõ tính thanh tịnh từ xưa đến nay không nhiễm không trước , tức là một.
HỎI: Ai biết không nhiễm không trước?
ĐÁP: Tâm biết không nhiễm không trước.
HỎI: Tâm thế nào biết không nhiễm?
ĐÁP: Các Đức Phật trong ba đời đều nói tâm không hình thể, rốt ráo không thể có. Cho nên được biếl là không nhiễm .
HỎI: Đã không hình thể, thế nào biết được không nhiễm?
ĐÁP: Chỉ vì không hình thể nên biết không nhiễm. Nếu có tướng mạo xứ sở là có nhiễm.
HỎI: Trước nói tâm, chưa biết tâm bao gồm bao nhiêu thứ?
ĐÁP: Ông nếu ngộ thì một tâm cũng không thể có. Nếu chẳng ngộ thì có biểt bao tâm, cũng không thể đếm hết được.
HỎI: Đấy là tâm phàm, thế nào là tâm thánh ?
ĐÁP: Ông nếu giữ tướng tức tâm phàm, lìa tướng tức tâm thánh.
HỎI: Tâm giữ tướng và tâm không giữ tướng thế nào, xin chỉ bày yếu nghĩa của nó?
ĐÁP: Tất cả người tu nếu thấy tâm qua lại tức là tâm dài ngắn. Thấy tốt xấu, thương ghét, vui giận, tà chánh, phàm thánh, tự tại hay chẳng tự tại. Thấy niết bàn, giải thoát, thấy Phật bồ tát, thấy cứu cánh không cứu cánh, thấy có hiểu biết không hiểu biết, thấy tinh tấn thiền định, trí tuệ v.v . Đấy là tâm vọng tưởng của phàm phu.
HỎI: Thế nào là tâm thánh chơn?
ĐÁP: Chẳng khởi một niệm, cũng chẳng thấy một vật, tức là tâm thánh nhơn.
HỎI: Thiền sư được tâm thánh nhơn chăng?
ĐÁP: Ta cũng không được.
HỎI: Đã không được tại sao biết?
ĐÁP: Ta nay không được cũng không biết. Cho nên kinh nói “không trí cũng không được”. Do chỗ không được tức là bồ tát.
HỎI: Lý nầy cứu cánh thuộc gì?
ĐÁP: Một vật chẳng thuộc. Nếu có chỗ thuộc tức là sanh tử luân hồi. Nếu không chỗ thuộc rốt ráo thường trụ.
HỎI: Tất cả chúng sanh đều do tám thức chuyển nên không được tự tại. Thế nào là tám thức?
ĐÁP: Tám thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại da thức ấy vậy. Gọi thức là do nghĩa liễu biệt, như khi mắt cùng với hình sắc khế hợp nhau, ý thức ở trong phân biệt, lúc tốt lúc xấu, tùy theo chỗ chấp của nó liền có tướng sanh, rồi huân vào mạt na thức. Nương vào sự huân tập nầy rồi lại chấp thủ, rồi trở lại huân nơi đệ bát thức a lại da. Chỗ tích tụ những chủng tử của nghiệp thức nên được tên là tàng. Những thức như thế, các thức khác cũng vậy.
Tất cả chúng sanh tạo nghiệp thọ báo ấy là trước do tạng thức lần lượt thành nhơn mà tạo nghiệp vị lai. Cho nên nhơn tưởng mà thọ qủa chẳng dừng, rốt lại thọ khổ sanh tử trong sáu đạo. Nên người chưa liễu ngộ tâm, liền bị tám thức làm hoặc loạn. Nói tám thức ấy nghĩa là lấy cái sẵn có làm nhơn, nương vào duyên hiện tại mà khởi. Tạo tác nhơn duyên hòa hợp lại sanh làm nhơn tương lai.
Nay muốn đoạn trừ chẳng cho sanh nữa, nên chơn chánh quán sát rõ nhãn thức từ đâu mà có? Từ sắc có, từ mắt có, hay từ tâm có? Nếu từ tâm có người mù có tâm sao không có nhãn thức. người chết có mắt sao chẳng hay phân biệt các sắc. Nếu từ sắc có (cũng không được) vì sắc là chất ngại vô tri. Như thế các duyên nầy không thể tách riêng để biện biệt được, chỉ khi tâm liễu ngộ mới biết mà thôi. Khi mắt thấy hình sắc, mắt cùng nhơn duyên của nó là không. Mắt cùng duyên đã không, tức là sắc cũng không. Nếu nhận rõ ba việc nầy thể nó là không, liền không phân biệt. Vì không phân biệt nên ý thức phân biệt mà không phân biệt, thức thứ bảy muốn chấp mà không thể chấp.
Trong thức thứ tám lại không có huân tập những chủng tử tạp nhiễm. Do không chủng tử, lại chẳng yêu sống chết, nên lặng yên thường trụ, chẳng bận rộn về chỗ sanh diệt.
HỎI: Phật có ba thân, từ đâu mà được?
ĐÁP: Ba thân Phật từ tám thức mà được. Do chuyển tám thức thành bốn trí, gom bố trí thành ba thân. Đấy là từ nhân đến quả mà có ba thân sai khác.
HỎI: Nghĩa là như thế nào và cớ sao được biết.
ĐÁP: Do nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân thức chuyển thành diệu quan sát trí. Đệ lục ý thức chuyển thành thành sở tác trí (18). Đệ thất mạt na chuyển thành bình đẳng tánh trí. Đệ bát a lại da chuyển thành đại viên cảnh trí.
HỎI: Bốn trí nầy nghĩa như thế nào mà nói như thế?
ĐÁP: Năm thức trước cũng gọilà năm căn. Năm căn nầy là cửa huệ riêng soi vào tiền cảnh mà không vọng nhiễm, nên đem năm thức nầy làm diệu quan sát trí. Đệ lục ý thức cũng gọi là ý căn. Đây là cửa trí phải nên cần mẫn giác ngộ. Giác rồi liền tịnh, cùng với pháp khế hợp, chơn tục đều xét thấy, thành tựu trí huệ, chuyển ý thành huệ, huệ hay chiếu sáng, thức chẳng phân biệt, chuyểnt hành trí nên gọi là thành sở tác trí.
Đệ thất mạt na thức lại không chấp thủ, tự nhiên không yêu, không ghét, nên tất cả pháp đều bình đẳng. Thế nên gọi là bình đẳng tánh trí.
Đệ bát a lại da thức bên trong tức là không, những chủng tử tạp nhiễm đều thanh tịnh, giống như gương sáng treo ở giữa hư không, tất cả muôn tượng đều hiện ở trong ấy, nhưng mà gương sáng nầy không khởi ý niệm rằng ta hay hiện hình tượng. Hình tượng cũng không nói rằng ta từ gương sanh. Không năng sở nên trí nầy gọi là Đại viên cảnh trí.
HỎI: Bốn trí đã vậy, thế nào là ba thân?
ĐÁP: Đại viên cảnh trí là pháp thân. Bình đẳng tánh trí là báo thân. Thành sở tác trí và diệu quan sát trí là báo thân. Thành sở tác trí và diệu quan sát trí là hóa thân.
HỎI: Do đâu mà nói như thế?
ĐÁP: Căn cứ hiện tại mà nói. Khi định lực đầy đủ, tất cả công đức vô lậu đều tròn đầy và đủ ý nghĩa. Giống như gương sáng hiện các hình tượng mà không phân biệt, nên nói trí nầy là pháp thân. Vọng tâm đã hết, tánh bình đẳng thành tựu được muôn hạnh là do báo thân. Sáu căn không nhiễm độ chúng sanh rộng rãi, tự mình xa lìa và làm cho người xa lìa, khiến người hiểu biết mà tu nhơn là do hóa thân.
HỎI: Chúng sanh muốn cầu Phật quả. Trong ba thân trước tu thân nào?
ĐÁP: Kinh nói: “Từ bình đẳng nhập pháp thân lưu xuất báo thân, từ báo thân nầy lưu xuất hóa thân, từ hóa thân lưu xuất ba tạng giáo điển, mười hai bộ kinh”. Do lẽ đó nên trước phải tu pháp thân. Nói pháp thân ấy là nói diệu hữu diệu vô trung đạo chánh quán, nếu ngộ lý nầy tức là pháp thân. Do thấy được pháp thân nên biết thân tâm mình từ đời vô thỉ đến nay thường trái lại với pháp. Khi đã thấy được pháp liền phải chuyên cần, cần mẫn dụng ý không cho gián đoạn thì tự nhiên được thanh tịnh, thuận hợp với NHƯ. Thường Như chẳng dừng thì tâm như đã thành tựu, đấy là báo thân. Cho nên pháp thân thì sẵn có, báo thân là do tu hành. Còn hóa thân, kinh nói “hiện muôn ngàn thân gọi là hóa thân”.
HỎI: Ba thân đã như vậy. Thế nào là Tam bảo?
ĐÁP: Ba thân Phật cũng gọi là tam bảo: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
HỎI: Tam bảo có mấy loại?
ĐÁP: Nếu nói đầy đủ thì tam bảo có ba loại.
HỎI: Thế nào là ba?
ĐÁP: Một là nhất thể tam bảo, hai là biệt tướng tam bảo, ba là trụ trì tam bảo.
HỎI: Thế nào là nhất thể tam bảo ?
ĐÁP: Thể chơn tâm giác tánh thanh tịnh gọi là Phật bảo. Đầy đủ ý nghĩa và có hằng sa công dung gọi là Pháp bảo. Nghĩa của công dụng là nhứt vị gọi là Tăng bảo.
HỎI: Thế nào là biệt tướng tam bảo?
ĐÁP: Biệt tướng ấy tức là tự thân nầy gọi là Phật bảo. Hay tùy bịnh cho thuốc tự muốn tu hành gọi là Pháp bảo. Bốn đại năm ấm hòa hợp chẳng chống trái nhau gọi là Tăng bảo.
HỎI: Thế nào là trụ trì tam bảo?
ĐÁP: Trụ trì ấy là khéo hay dở trên tiếp dưới, mọi việc đều thanh tịnh bình đẳng, gọi là Phật bảo. tùy ý phát ngôn người nghe sanh hoan hỷ, gọi là Pháp bảo. Ở trong chúng môn kinh chẳng trái khéo phương tiện, hay hòa hợp với tất cả, chẳng tranh luận với nhau, gọi là Tăng bảo.
HỎI: Tại sao cho đó là BẢO?
ĐÁP: Bổn tánh nầy (đệ nhất nghĩa) chẳng ở trong ngoài cùng khoảng giữa, không thể cân lường, không thể đo được giá trị nên gọi là tam bảo. Đấy là thí dụ mà nói. Nếu cũng có giá cả thì chẳng gọi là bảo, cho nên nói hạt như ý bảo châu vô giá ấy vậy.
HỎI: Lão Kinh nói: “Đạo Phật không làm mà không gì chẳng làm”. Nghĩa nầy như thế nào?
ĐÁP: Đạo Phật vốn tự vô vi (không làm), chúng sanh khởi chấp ngã như núi tu di mà thành ra hữu vi (có làm). Nghĩa nầy ý không thể biết, tâm không thể lường, bậc chứng ngộ mới biết rõ. Chỉ thường công phu, một phen đại ngộ.
HỎI: Kinh nói: “Tất cả pháp đều từ kinh nầy sanh ra”, là thế nào?
ĐÁP: Kinh là tâm vậy. Tâm hay biểu hiện tất cả. Hành giả tu tập được viên chiếu vô ngại, chánh đạo cao tột nhơn đây mà phát sáng. Chư Phật ban đầu tự tu, sau giáo hóa chúng sanh, không pháp nào chẳng làm. Nên nói “từ kinh nầy sanh ra”.
HỎI: Kinh nói: “Gánh vác việc của Như lai”. Nghĩa nầy như thế nào?
ĐÁP: Ông chỉ nên phản chiếu lại tự tánh, chẳng trụ vào Thường, ngộ lẽ không thân (vô thân), ai chịu gánh vác? Liễu đạt sâu xa lý Bát nhã, và vì người rộng nói. Đấy tức là gánh vác chánh pháp, đảm đương thắng nghĩa, khiến cho chúng sanh thành tựu công đức, nên gọi “gánh vác việc Như Lai”.
HỎI: Kinh nói “Như lai độ chúng sanh”. Nghĩa nầy thế nào?
ĐÁP: Ông tự rõ chánh tánh của chúng sanh xưa nay vốn thanh tịnh, do sáu căn khởi tưởng nên bịnh phiền não sanh. Nếu quán phiền não sanh vốn không thì có gì nên độ? Cho nên, nếu nói Như lai độ tức là chấp ngã, nhơn, chúng sanh, họ giả.
HỎI: “Kim cang bát nhã ba la mật đa Kinh”. Nghĩa nầy thế nào?
ĐÁP: Kim cang là sắc tâm, bát nhã là thanh tịnh, ba la là bờ bên kia, mật là đến.
HỎI: “Chẳng chấp tướng, như như bất động” nghĩa như thế nào?
ĐÁP: Tâm ông nếy khởi có khứ lai tức là pháp hữu vi, đều là tướng chẳng an. Tâm ông nếu chẳng khởi, tức là không khứ không lai, ấy là pháp vô vi. Trong pháp vô vi cái động hay chẳng động đều lìa. Đấy tức là thường trụ. Nên gọi (như như bất động).
HỎI: Kinh Ôn Thất nói: “Cúng đủ bảy vật cho chúng sanh tắm rửa sạch sẽ được phước không lường”. Ý nghĩa của cái phước kia thế nào? Xin biểu thị.
ĐÁP: Kinh đã nói sự thật không dối. Ông nếu đủ bảy vật tắm rửa tức là phải trong ngoài khế hợp (tương ưng) thì phước đức không lường. Ông nếu lìa bảy vật tắm rửa (19), hoặc buông tâm tánh, thả tham sân, xen vào chuyện thị phi, khiến người khổ sở, tức là thân Phật ra máu. Thường chùi lau ba nghiệp tắm rửa như thế. Giống như rửa đồ, bùn nhơ hết thì nghỉ. Chỉ tâm thanh tịnh chẳng khởi tham sân, tự nhiên bình đẳng, tức là lìa phân biệt. Dùng nước phân biệt rửa sạch tất cả những bụi nhơ hoặc làm loạn cho được trong sạch.
HỎI: Tâm ba độc nầy nếu đối trị thành sáu ba la mật chăng?
ĐÁP: Ông chẳng có tâm dũng mãnh, siêng năng đối với ba độc, phát ba thệ nguyện. Một, thệ nguyện đoạn tất cả điều ác, để trừ chất độc của Sân. Hai, thệ làm tất cả việc lành, để trừ chất độc của Si. Ba, thệ độ tất cả chúng sanh, để trị chất độc của Tham. Do hay đoạn hay tu đối với ba độc biến thành ba nhóm tịnh giới.
Kế là phải rõ về tâm nhún nhường, tức là đối với năm ấm mà khởi ra năm loại tâm nhún nhường. một, thệ thấy tất cả chúng sanh, khởi ý tưởng là hiền thánh, tự thân mình khởi ý tưởng là phàm phu. Hai, thệ thấy tất cả chúng sanh khởi ý tưởng là quốc vương, tự thân mình khởi tưởng là dân dã. Ba, thệ thấy tất cả chúng sanh khởi tưởng là sư tăng, tự thân mình khởi tưởng là đệ tử. Bốn, thệ thấy tất cả chúng sanh khởi tưởng là cha mẹ, tự thân mình khởi tưởng là con cái. Năm, thệ thấy tất cả chúng sanh khởi tưởng là chủ nhơn, tự thân mình khởi tưởng là tôi tớ.
Sáu ba la mật cũng gọi là sáu độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Đối với sáu trần sáu căn thanh tịnh, lục đạo không sanh, trong ngoài chẳng đắm trước, tự nhiên là hạnh bố thí. Tức nhiếp về đàn ba la mật. Thiện ác bình đẳng đều không thể có được, tức nhiếp về thí ba la mật (giới). Cảnh và trí hòa hợp, sự chống trái hằng tiêu, tức nhiếp về nhẫn nhục ba là mật. Lặng lẽ chẳng động, muôn hạnh tự nhiên, nhiếp về tinh tấn ba la mật. Phồn hưng diệu tịch, pháp thân tự hiện, nhiếp về thiền ba la mật. Diệu tịch mở sáng không có sự biến đổi, cứu cánh thường trụ, tất cả không dính mắc, nhiếp về bát nhã ba la mật. Đấy gọi là sáu ba la mật. Chữ Phạn gọi ba la mật, chữ Hán gọi “đến bờ bên kia”.
HỎI: Kẻ thế tục nầy đến đây thưa hỏi đều là khởi tâm suy lường, sanh mê loạn. Thiền sư vui vẻ bố thí cho (lời vàng), không còn nghi ngờ nữa. Nhưng con chưa dám hỏi hết ý, sợ nhọc phiền ngài.
ĐÁP: Ông nếu không nghi chẳng nên hỏi lại. Pháp không được hỏi đáp, hỏi đáp tức có cao thấp. Không hỏi không đáp là pháp bình đẳng, nếu cầu kiến giải rộng tức là mất đạo gốc, ông cũng lại bị cái sở tri chướng, và khiến ông sanh tâm nghi ngờ. Nếu tâm thật bị ngưng trệ nên ân cần thưa hỏi, để chứng lẽ chơn.
HỎI: Kinh Lăng Già nói: “Xa lìa năng giác và sở giác”. Nghĩa nầy thế nào?
ĐÁP: Giác niệm chẳng sanh khởi, tâm kia an ổn thái bình.
HỎI: Đệ tử tuy người thế tục, tâm thức sớm đã vào đạo. nay nghe thầy nói đều là đạo chánh chơn, giác ngộ cao tột. Thệ một dạ chí thành, tâm không lui sụt, chóng chứng duyên đời, sáu thức tâm thân đều ở chỗ không, một lòng khao khát nhớ nghĩ, sụt sùi rơi lệ khôn nguôi, hiểu rõ được lòng rất hổ thẹn, đâu bằng than khóc! Lòng nầy xót đau, tự hận đã nhiều kiếp mê mờ chơn lý. Nếu chẳng nhờ thiền sư thương xót, bao giờ được ngộ? Cho nên có thể nói đây là luận đại giải thoát.
Làm luận nầy nếu hợp thánh ý, xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh. Nếu chẳng hợp thánh ý, xin tội tiêu diệt. Như có người chẳng phải (đồng kiến đồng hành) chẳng nên truyền, sợ họ đem hủy báng phá hoại huệ pháp. Nếu có người phước trọng, thật sự giác ngộ, truyền cho pháp lớn không tiếc. pháp nầy không thể xem thường cũng không thể tranh luận, chỉ nên thầm biết trong lòng: vọng niệm chẳng sanh, tâm ngã sở diệt.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.135.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.