Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa Luận [諸教決定名義論] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa Luận [諸教決定名義論]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.13 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.16 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa

Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quy mệnh tất cả Phật Thế Tôn
Quy mệnh nên nói pháp ba thừa
Quy mệnh tất cả hòa hợp chúng
Quy mệnh Phổ Hiền pháp giới lý.
Ở đây lược nói tất cả lời dạy về các căn thành chữ chính, mà nghĩa thật của nó trong đây nghĩa là gì ? Đó là:
Chữ Án đầu tiên. Ta nay đảnh lễ; chữ nầy thanh tịnh, chẳng sanh 2 tướng. Nếu lại có người hay dùng chữ nầy để mãi trên lưỡi thì kẻ kia sẽ được các huệ căn bản chân thật. Chữ nầy trong tất cả các giáo nghĩa đều bí mật sâu xa.
Lại có 3 chữ. Đó là Kim Cang Hồng, mà đây là cái nhơn chánh. Từ chữ nầy tuyên thuyết tất cả nghĩa quy của chánh pháp vậy. Tâm của 3 cõi kia, pháp nầy cũng thế. Chữ ác làm tướng để nói. Chữ Ương tức là tánh không. Tức là chữ Ác kia lại là mẹ của trí tuệ. Là đạo hay chẳng là đạo; tất cả đều từ đây mà nói. Lại cũng là văn tự căn bản của pháp giới, biến nhập vào tánh không; đầu cuối tương ưng. Do đây chánh trí có thể được thành tựu. Nếu có pháp được thuyết, đều được thành tựu. Cái kia không nói, lại cũng như vậy. Cho nên tất cả sự tạo tác, tất cả đều bình đẳng. Ở nơi luân hồi tùy thuận mà chuyển. Cho nên nói văn tự pháp giới ở đây lại có nghĩa là gì ? Do vậy nên nói. Đó là:
Ca Khư Nga Già Tả Sai Nặc Noa Thác Đà Noa Trà Đa Tha Na Đà Ba Phả Ma Bà Dương La La Võng Tang Hân.
Như vậy các chữ; tức như trước đã nói, nhiếp vào chữ Ương kia. Tướng nầy bây giờ nói đó tức là tánh không. Sanh ra tất cả những giáo pháp sâu xa. Đây cũng lại có tên là không không; xuất hiện tất cả những thuyết tướng. Đó chính là:
Ca Khư Nga Già Tả Sai Nặc Noa Thác Đà Noa Trà Đa Tha Na Đà Ba Phả Ma Bà Già La La Phược Tát Ha.
Như thế tất các các chữ ấy như trước đã nói là nhiếp lấy chữ ác. Tướng nầy bây giờ nói, nghĩa tức là mỗi một chữ; tất cả đều từ tất cả trí tuệ mà sanh. Tướng đầu ứng với hành và ngã pháp hai loại; tất cả đều bình đẳng. Kin Cang gia trì cứu cánh an trụ.
Lại nữa tất cả sự nghiệp đều từ Kim Cang Tam Muội sanh ra. Đó là:
Ca Khư Nga Già Tả Sai Nặc Tán Thác Đà Noa Trà Trà Đa Tha Na Đà Bà Phả Ma Già La La Phược Tác Hạ. Như thế tất cả những chữ nầy đều nhiếp lấy chữ A. Tướng nầy bây giờ nói, nghĩa là tất cả sự nghiệp Kim Cang. Lại nói tiếp:
Điểu Ô Đài Ế Lý Lý Lê Lê Y Ái Án Áo.
Trong đây chữ Án, tướng ấy bây giờ nói, nghĩa là tất cả chữ đều từ đây mà sanh.
Trong đây chữ Hồng, tướng ấy tức như trước đã nói; tất cả sự nghiệp đều từ Kim Cang Tam Muội mà xuất sanh.
Lại nữa như trước đã nói các chữ. Đó chính là 3 thân, là tánh, tướng an trụ như thật. Đó là:
Chữ Hồng tức là pháp thân; chữ A tức là báo thân và chữ Án tức là hóa thân. Như thế, ba chữ nầy nhiếp lấy 3 thân. Từ đó phân biệt nói đạo giải thoát của ba thừa. Đây chính là nguyên nhơn chính để nói. Cho đến Thanh Văn, Duyên Giác và tất cả trí tri. Do từ đây mà xuất hiện để nói tất cả pháp. Tức là 3 chữ nầy. Lại nữa đây là Kim Cang Tam Nghiệp được an trụ như thật. Đó chính là:
Án A Hồng
Trong nầy chữ Án chính là Kim Cang thân nghiệp. Chữ A chính là Kim Cang ngữ nghiệp và chữ Hồng chính là Kim Cang tâm nghiệp.
Lại nữa A và Ác là 2 chữ an trụ vào tánh không. Trong đây chữ Ác lại là chánh trí. Trong nầy chữ A tức là chánh giác; tối thượng bí mật.
Lại nữa chữ Hồng là tâm trí, rõ biết tất cả pháp, như trên đã nói tất cả các chữ. Nên biết rằng tất cả từ đây Ương, A, Hồng 3 chữ sanh ra. Do đây mà tất cả các pháp đều khởi; tất cả các tướng làm cho phân biệt. Tất cả các pháp kia đều cùng với Ương, A hai chữ đầu, cuối tương nhiếp với nhau. Trong nầy chữ Hồng sanh ra tất cả. Ơ nơi ba cõi, trong đó xuất hiện các hình tướng. Rồi có Trời, Người, Rồng, A Tu La, Ca Lầu La, Khẩn Na La, Càn Thát Bà và thành tựu cả Trì Minh Thiên, Kiết Tường Thiên, Biện Tài Thiên, Điểu Ma Thiên, Đế Thích Thiên, Phạm Vương Thiên, Ca La Diên Thiên, Đại Tự Tại Thiên, như thế tất cả các vị Trời cùng với Thiên Hậu, cho đến tất cả các loài hữu tình giới, đàn ông, đàn bà; cho đến tất cả các vị Phật, Bồ Tát v.v... Tất cả đều từ chữ Hồng nầy mà xuất sanh biến hóa. Mỗi mỗi tâm kia trụ ở tướng của chữ nầy.
Nếu tâm tưởng đến chữ nầy và trụ giữa hư không thì xuất sanh vô ngại. Cho nên tâm của ba cõi giống nhau, cùng với tâm nầy nhập vào. Tâm nhập vào đây rồi. Điều nầy ở đây được gọi là: Hiện chứng Bồ Đề. Phải biết tâm nầy là tâm vô đẳng, vô thủ, vô trước, vô trụ, vô biểu, vô tướng. Đây chính là hư không, bình đẳng với tất cả trí. Chẳng có chỗ được tương ưng. Vô tự, vô tha tương ưng với chánh hạnh. Thế gian sở dĩ có Chiên Đà La là do những hạnh của sắc tộc thấp nhất đó. Cho đến các loại hàng sanh, cũng do chỗ làm sai biệt mà sanh ra nhiều loại như thế. Như vậy các hành động lại có chỗ sai biệt. Tất cả lại đều chẳng lìa tất cả trí, mà trí ấy tương ưng với chánh hành.
Lại nữa tất cả chữ nghĩa, tánh ấy chẳng thể nói được, rồi ở kia tất cả đều rõ biết. Những văn tự ấy là phương tiện dùng để nói.
Trong chữ ấy có nghĩa gì chăng ? Nghĩa ấy chính là không thật vậy. Hư không nghĩa là gì ? Nghĩa là tánh ấy không, nghĩa là Tuất Thất La. Tuất Thất La nghĩa là gì? Nghĩa là chẳng nói được. Vô thuyết nghĩa là gì ? Nghĩa là vô tướng. Vô tướng nghĩa là gì ? Nghĩa là tất cả trí. Tất cả trí nghĩa là gì ? Nghĩa là như ý bảo. Như ý bảo nghĩa là gì ? Nghĩa là ba cõi Đại Tự Tại. Ba cõi Đại Tự Tại nghĩa là gì ? Nghĩa là biến chiếu. Biến chiếu nghĩa là gì ? Nghĩa là Phạm Thiên. Phạm Thiên nghĩa là gì ? Nghĩa là Đại Lực Thiên. Đại Lực Thiên nghĩa là gì ? Nghĩa là Tự Tại Thiên. Tự Tại Thiên nghĩa là gì? Đó có nghĩa là Phật vậy. Phật nghĩa là gì ? Nghĩa là Kim Cang Tát Đỏa. Kim Cang Tát Đỏa nghĩa là gì ? Nghĩa là Quán Tự Tại. Quán Tự Tại nghĩa là gì ? Nghĩa là Thế Gian. Thế Gian nghĩa là gì ? Nghĩa là luân hồi. Luân hồi nghĩa là gì ? Nghĩa là Niết Bàn. Niết Bàn nghĩa là gì ? Nghĩa là bất khả số. Bất khả số nghĩa là gì ? Nghĩa là bất khả tri. Bất khả tri nghĩa là gì ? Nghĩa là vô sanh. Vô sanh nghĩa là gì. Nghĩa là vô diệt. Vô diệt nghĩa là gì ? Nghĩa là vô sắc. Vô sắc nghĩa là gì ? Nghĩa là vô thinh. Vô thinh nghĩa là gì ? Nghĩa là vô căn bản. Vô căn bản nghĩa là gì ? Nghĩa là vô trưởng dưỡng. Vô trưởng dưỡng nghĩa là gì ? Nghĩa là vô trụ. Vô trụ nghĩa là gì ? Vô trụ nầy tức là vô sở hữu, lìa tất cả trí, tư duy phân biệt, ra khỏi chư Phật và Phật giác ngộ. An trụ nơi Kim Cang với chữ Hồng làm căn bản. Tức chữ Hồng nầy lại thành liên hoa hỏa mạn na la. Trụ hư không tánh, lìa các tánh pháp trần. Hai loại căn bản tối thượng, thanh tịnh tương ưng với thắng hạnh.
Như vậy chữ nầy đã rõ rồi. Ở trong chốn luân hồi luôn luôn dũng mãnh tinh tấn, làm cho rộng được vui lớn Niết Bàn. Nếu trụ ở tâm nầy, đây là bậc trí, diệt pháp khổ não, hai loại căn bản, tất cả đều bình đẳng. Đây chính là tinh tấn thắng hạnh tối thượng. Thành tựu mâu ni, với pháp an lạc lớn. An trụ nơi chánh niệm, như ánh sáng mặt trời chiếu khắp thế gian. Tâm trí bình đẳng, tương ưng an trụ. Cho đến tất cả bí mật sâu xa như trước đã nói. Tuất Thất La kia và phần hư không, tất cả đều như đã nói. Như thế thành tựu tối thượng thắng pháp; tức được chư Phật tự tánh tương ưng. Rõ biết thế gian, cho đến tất cả chúng sanh, sanh ra các pháp. Hai loại ái, hỷ hòa hợp tương ưng; sẽ rõ biết được tánh không. Pháp vô thường kia cứu cánh đều vắng lặng.
Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa Luận
HẾT

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.79.214 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập