Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Ta nhớ vô lượng kiếp quá khứ
Có vua tên là Tố-đà-bà
Vua đó một hôm dạo trong rừng
Quần thần đi theo săn cầm thú
Bỗng đâu sấm sét nổi cuồng phong
Mọi người kinh hoàng, đều phân tán
Chỉ một mình vua lạc vào núi
Gặp sông chết giấc không người giúp.
Có sư tử cái chốn núi sâu
Thấy vua một mình xáp lại gần
Chúng sinh nghiệp ác duyên đời trước
Gieo mầm địa ngục khổ vô tận.
Vua cùng sư tử duyên tiền kiếp
Dục tình khởi dậy cùng giao hợp
Nhiều kiếp ăn thịt, giết chúng sinh
Kết tập nghiệp vào thai sư tử
Liền sinh thân người đầu sư tử
Pha lẫn trượng phu và vua thú
Trường thành nhanh chóng mạnh vô cùng.
Hỏi mẹ họ hàng và thân thế
Sư tử mẹ đáp lời con hỏi
Cha con vua Tố-đà, nước Kiệt
Con nghe vội đến để kiếm tìm
Nước Ma-kiệt-đề nơi vua cha
Trình bày kể lể hết sự tình.
Vua nghe tự biết nhận làm con
Nhưng vua cha tuổi đã già
Đăng quang con mới lên làm vua
Hiệu là Sư Tử Tố-đà-bà.
Ngự điện triều chính trị muôn dân
Sư tử dần dà nghiệp ác cũ
Nhiều kiếp ăn thịt hại chúng sinh
Làm vua nhưng không ăn lúa gạo
Chỉ ăn chim thú ở núi sông.
Khi sắp cung tiến các thứ thịt
Thình lình bị chó ngoạm tha đi,
Thiếu thịt đầu bếp sợ vua chém
Vội chạy tìm bắt đứa trẻ con
Lén chặt đầu, cổ và chân tay
Nấu hết trong vạc đem cung tiến.
Vua ăn thịt đó khen rất ngon
Ham thích chất thịt như đốt củi
Vua hỏi Thực quan: Thịt gì thế?
Thực quan hoảng sợ tâu vua rõ
Vua tha tội hết, chớ buồn lo
Mỗi ngày cung tiến thịt này đến
Đấu bếp vâng lời đại vương dạy
Đổi dạng mọi ngày trộm một trẻ.
Trộm bắt nam nữ đã nhiều năm
Giống như La-sất, như diều hâu
Dân chúng trong nước mặc áo tang
Vì mất con ai cũng kinh hoàng
Nắm tay ngơ ngác cùng nhau hỏi
Nghẹn ngào chỉ biết nói trời cao.
Người trong xóm bắt giữ tên giặc
Giặc bếp tố không phải do tôi
Mọi người nghe vậy can gián vua
Vua nghe phẫn nộ, giận dữ trách.
Bấy giờ âm thầm bắt trẻ con
Từ nay mỗi ngày bắt một người
Dòng họ, quan dân, ăn thứ tự
Như dê trong chuồng kéo đi.
Cả nước tuyệt vọng không nơi cáo
Cùng đến vương cung muốn trừ vua
Vua ở lầu cao cúng quỷ thần
Xin chim ưng đưa thoát nạn này.
Nếu được chim bay giữ các cõi
Đầu vua trăm nước cúng thần núi
Sư tử thú dữ quen thói ác
Liền được chim giúp bắt các vua,
Trói nhốt trên núi cao chót vót
Bắt được chín mươi chín quốc vương
Chỉ thiếu một vua, định đem tế
Sư tử hạ xuống để kiếm tìm.
Lúc ấy Bồ-tát, vua Vương xá
Hiệu Văn Nguyệt đang tắm trong vườn
Sư tử thấy vua ngồi đá ngọc
Vội đến kéo tay muốn bắt
Lúc ấy vua Văn Nguyệt rơi lệ
Sư tử hỏi vua vì cớ chi
Ta nghe đại vương trí dũng mãnh
Bồ-tát không tiếc thân, của cải
Nếu cũng như đây nên phải nhẫn
Làm sao tự tại được sầu khổ?
Văn Nguyệt đáp vua Sư tử rằng:
Tất cả sầu khổ chẳng bằng
Từ Bồ-tát tu hành đại Từ bi
Tôi nay lo vua trăm nước kia
Một đời phú quý chủ thiên hạ
Ngày nay giam nhốt, chết gần kề
Ta cùng trăm nước cầu pháp Phật
Thỉnh được Pháp sư từ xa đến
Chưa được nghe pháp thầy truyền trao
Muôn dân khát ngưỡng chưa từng nghe.
Ngài thả tôi ra trong bảy ngày
Cúng dường Tam bảo nghe pháp âm
Tập hợp quần thần dặn trao pháp
Tám ngày tôi sẽ đến đại vương.
Do vì Bồ tát không dối trá
Sư tử hẹn vua đúng bảy ngày
Tám ngày Văn Nguyệt rời thành đến
Xả thân đem thí Sư tử vương.
Lúc đó Sư tử như mây hiện
Bắt lấy Văn Nguyệt đem trước chúng.
Sư tử hỏi vua sao không sợ
Dám ra trước ta như vua thú.
Văn Nguyệt đáp lời vua Sư tử
Thân này hư giả thí đại vương
Thà bỏ trăm ngàn thân và của
Không phạm dối lời đúng hẹn vua.
Dung mạo vui vẻ phương tiện nói:
Cho ta giây phút nói nhân duyên
Ngài muốn cúng tế quỷ thần tà
Tai họa cho ông và thần thiện.
Mười phương cõi Phật các Thánh hiền
Nhiều kiếp ngài không nghe biết tên
Thân này nhân duyên hợp hư giả
Mạng người điện chớp không tồn tại
Năm căn sáu thức không nhân ngã
Mắt, tai, mũi, lưỡi xúc làm nhân
Hiện tượng đều biến hóa như huyễn
Chúng sinh vọng tưởng chấp làm chân.
Xét lại thần từ đầu đến cuối
Chẳng có một chi nào thường còn
Trong sát-na như bọt nước tan
Khổ, già, bệnh, chết cũng vô thường.
Ngày nay dùng thịt để nuôi thân
Cứu cánh không nương về nẻo thiện
Ăn các thịt sát sinh vô lượng
Trong đường ác lần lượt thọ khổ.
Bấy giờ Văn Nguyệt thuyết các kệ
Khuyến hóa Sư Tử Tố-đà vương
Sư tử nghe xong liền hồi tâm
Suy ra tướng thể thật vô ngã.
Sư tử hỏi vua tính thế nào
Cúng tế thần vui không có tội.
Văn Nguyệt đáp: Vua lo ăn chay
Ăn chay không tội, cúng tế trời
Sư tử vâng lời dâng thần núi
Xả thân thí cùng vua Văn Nguyệt.
Các vua bị nhốt chốn núi rừng
Đều đem giao lại vua Văn Nguyệt
Văn Nguyệt dẫn về nơi cố quốc
Đặt vào vương vị trị muôn dân,
Và đưa Sư Tử Tố-đà vương
Trở về cung của Ma-kiệt-đề
Càng với các quan và trăm họ
Cả nước ăn chay không sát sinh.
Bấy giờ Văn Nguyệt phát đại nguyện
Nguyện khi ta thành Đẳng Chánh Giác.
Giải thoát tất cả khắp quần sinh
Các vua này đều thành Phật đạo
Truyền trao diệu pháp cho Sư tử
Nguyện vua tội nặng sớm tiêu tan.
Lại nhớ quá khứ a-tăng-kỳ kiếp, Thích Đề-hoàn Nhân ở nơi cung trời Đao-lợi, do vì tập khí quen ăn thịt từ đời quá khứ còn lại, nên đã biến thành chim ưng đuổi theo chim bồ câu. Khi đó Ta là vua tên Thi-tỳ, vì thương xót chim bồ câu kia, nên đã cân lường thân chim cắt thịt để thế mạng thay cho bồ câu, vua Thi-tỳ lúc ấy chính là Ta. về sau, Ta làm vua tên Văn Nguyệt, khi đó Đế Thích hóa làm chim ưng. Sau đó lại làm vua Sư Tử Tố-đà, Đế Thích vì thử Ta cho nên còn bị sinh đường ác, huống gì là chúng sinh không biết hổ thẹn, chuyên sát sinh, ăn uống máu thịt không khi nào thôi dứt. Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, không ai chẳng từng là cha mẹ, thân thuộc, chuyển đổi cả trong loài chim thú, như thế nỡ nào ăn thịt lẫn nhau?
Người ăn thịt, trải qua trong nhiều kiếp phải sinh vào loài chim thú, ăn máu thịt của kẻ khác rồi lần lượt đền mạng. Nếu sinh làm người chuyên sát hại, ham thích ăn thịt, khi chết sẽ bị đọa vào địa ngục A-tỳ, không có thời gian tạm dừng sự khổ. Như người có thể trong một đời đoạn trừ được nghiệp sát sinh ăn thịt, cho đến thành tựu quả Phật cũng không bao giờ trở lại ăn thịt.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.43.92 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.