Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Vô Thường Kinh [佛說無常經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Vô Thường Kinh [佛說無常經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Việt dịch (3) » English version (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.17 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.2 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Vô Thường

Việt dịch: Thích Hằng Đạt

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy, một thời đức Phật ở tại thành Thất La Phiệt, trong rừng Thệ Đa, vườn của ông Cấp Cô Độc. Khi ấy, Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì? Đó là già, bịnh, chết. Này các tỳ kheo! Già bịnh chết này ở thế gian thật không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Nếu trên thế gian không có già, bịnh, chết thì Như Lai Chánh Đẳng Giác không thị hiện ở cõi đời này, vì các chúng sanh mà thuyết pháp đã chứng đắc và những cách điều phục tâm. Do đó nên biết, già bịnh chết này ở thế gian thật không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Vì ba việc này mà đức Như Lai Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian để thuyết pháp đã chứng đắc và những cách điều phục tâm cho chúng sanh.
Lúc ấy, đức Thế Tôn dùng kệ nói lại những nghĩa trên:
“Các cảnh bên ngoài sẽ tan hoại
Trong thân biến hoại cũng như thế
Chỉ có thắng pháp chẳng diệt mất
Ai có trí huệ khéo quán chiếu
Già bịnh chết này cùng hiềm nhau
Hình dung xấu xa thật đáng chán
Dung mạo thiếu niên tạm thời trụ
Chẳng lâu sẽ trở thành khô kiệt
Giả sử thọ mạng suốt trăm năm
Cũng chẳng tránh họa quỷ vô thường
Già bịnh chết thường chạy đuổi theo
Thường tạo bất lợi cho chúng sanh.”
Đức Thế Tôn thuyết kệ xong, các vị tỳ kheo, trời rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, v.v… đều vui mừng hớn hở, tin sâu phụng hành.
Phật Thuyết Kinh Vô Thường, Những Việc Quan Trọng Cần Làm Lúc Sắp Mất
Nếu tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ biết có người sắp mất, thân tâm thống khổ, thì phải khởi tâm từ, cứu độ ban lợi lạc cho họ; dạy họ tắm rửa sạch sẽ bằng nước hoa, mặc quần áo mới; ngồi ngay thẳng đàng hoàng, chánh niệm suy tư rằng người bịnh thì không có sức lực. Người khác thì có thể ngồi xếp bằng. Hãy dạy người bịnh nằm xuống, nghiêm về bên phải, chấp tay chí tâm hướng về phía tây. Trước mặt người bịnh dọn dẹp sạch sẽ; chỉ dùng phân trâu hương bột tùy tâm nhiều ít mà bôi lên đất; lập đàn tràng bốn góc xung quanh; lấy hoa rãi đất, đốt các thứ hương tốt bốn góc nhà. Ngay bên trong đàn tràng, treo một tượng Phật bằng tơ để người bịnh tâm tâm tương tục, quán thấy tướng hảo của Phật chi tiết rõ ràng, giúp họ phát tâm Bồ Đề, rồi lại dạy chi tiết về việc ba cõi bất an, đầy sự khổ nạn, chẳng phải nơi sinh sống. Chỉ có quả vị Phật Bồ Đề mới thật là nơi quy y kính ngưỡng. Nhờ quy y Tam Bảo quyết sẽ sanh vào các cõi Phật cùng cư trú với chư vị Bồ Tát, thọ những sự an lạc vi diệu. Hãy hỏi người bịnh rằng nay ông muốn sanh về cõi Phật nào? Người bịnh đáp rằng con muốn sanh về cõi Phật kia. Khi ấy, người thuyết pháp phải tùy theo ý thích của người bịnh mà dạy về mười sáu cách quán cõi Phật, v.v…, như quán cõi Tây Phương tịnh độ của Phật Vô Lượng Thọ chẳng hạn. Dạy xong hết tất cả, nên khiến người bịnh phát tâm muốn sanh về cõi Phật. Thuyết pháp xong, lại dạy họ phải quán chiếu kỹ càng các tướng hảo của Phật, tùy theo cõi Phật ở phương nào. Dạy quán tướng hảo Phật xong, lại dạy cách cung thỉnh Phật và chư Bồ Tát như sau: “Con cúi đầu đảnh lễ đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác cùng chư đại Bồ Tát, xin thương xót cho con, cứu độ ban lợi lạc. Con nay kính thỉnh các ngài giúp con diệt các nghiệp tội, và con lại muốn làm đệ tử, theo Phật cùng chư Bồ Tát sanh qua cõi Phật”.
Thỉnh bạch như thế lần thứ hai, lần thứ ba. Dạy người bịnh thỉnh bạch xong, lại dạy họ niệm danh hiệu của đức Phật đó, để thành tựu đầy đủ mười niệm, rồi khuyên họ thọ pháp Tam Quy Y, thành tâm sám hối nghiệp chướng. Dạy họ sám hối xong, lại dạy họ thọ giới Bồ Tát. Nếu người bịnh đau đớn không nói được, phải dạy người khác đại diện mà thọ giới và sám hối, v.v… Tất nhiên các tội chướng sẽ hết và đắc giới Bồ Tát, chỉ trừ là không chí tâm. Thọ giới xong, người bịnh kia nằm xoay đầu về hướng bắc, mặt hướng về phía tây, mở mắt nhắm mắt, quán tưởng kỹ càng ba mươi hai tướng hảo và tám mươi vẻ đẹp của Phật. Quán chiếu chư Phật trong mười phương cũng như thế. Lại cũng vì người bịnh mà thuyết pháp Bốn Thánh Đế, Nhân Quả Mười Hai Nhân Duyên, vô minh, già chết, khổ không, v.v… Nếu người bịnh sắp mất, những người lo cho người bịnh đó, phải niệm danh hiệu Phật, âm thanh liên tục không dứt đoạn. Tùy thep ý thích của người bịnh mà chỉ niệm một danh hiệu Phật, chứ không niệm nhiều danh hiệu của các đức Phật khác, vì sợ rằng tâm người bịnh sanh nghi ngờ. Nếu được như thế, lúc mạng sống của người bịnh sắp hết, thì sẽ thấy hóa Phật và chư Bồ Tát mang hoa báu vi diệu đến tiếp dẫn hành giả. Khi vừa thấy như thế, hành giả khởi tâm vui mừng, thân chẳng cảm thấy đau nhức, tâm chẳng tán loạn mà sanh chánh kiến, như nhập vào thiền định, rồi liền qua đời, tất chẳng đọa vào những cõi khổ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nương theo lời dạy bên trên, lập tức sanh trước mặt Phật, như lực sĩ vừa duỗi cánh tay.
Các cư sĩ nam, cư sĩ nữ tại gia! Sau khi người bịnh qua đời, nên nhặt lấy quần áo mới và những vật tùy thân của họ, phân làm ba phần, rồi vì họ mà cúng dường Phật, Pháp, Tăng. Nhờ đó mà nghiệp chướng của hương linh được dứt hết, và họ được công đức thù thắng lợi lạc. Chớ nên chôn quần áo mới và những vật dụng đó với tử thi. Vì sao? Vì không có lợi ích gì hết!
Tất cả y áo vật dụng hay không phải y áo vật dụng của các tỳ kheo, tỳ kheo ni, cùng những người cầu pháp tịch tĩnh, đều phải hợp với luật giáo. Còn những người khác thì giống như hàng cư sĩ. Lúc tiễn đưa người mất đến phần mộ, để thân họ nằm nghiêng bên phải dưới gió, mặt hướng về ánh mặt trời. Thiết lập một tòa cao trên hướng gió, trang hoàng đẹp đẽ, rồi cung thỉnh một vị tỳ kheo giỏi tụng đọc kinh điển, ngồi lên pháp tòa, rồi vì người mất mà tụng đọc kinh Vô Thường. Các người con hiếu thảo chớ ưu sầu khóc lóc, mà phải vì người mất, cùng với mọi người, chí tâm đốt nhang rãi hoa, cúng dường pháp tòa, kinh điển vi diệu và vị tỳ kheo trên pháp tòa. Sau đó, trở về chỗ ngồi, chắp tay cung kính, nhất tâm lắng nghe lời kinh. Vị tỳ kheo đó phải đọc tụng bài kinh từ từ. Những ai nghe kinh tụng, mỗi người phải tự quán chiếu thân mình vô thường, chẳng bao lâu sẽ tan hoại, mà khởi tâm niệm xa lìa thế tục, nhập vào chánh định.
Sau khi vị tỳ kheo kia tụng đọc kinh xong, phải rãi hương hoa cúng dường, rồi cung thỉnh vị đó tụng đọc kinh chú vào ly nước sạch không có trùng ba mươi bảy biến, để rãi lên mình người mất. Lại cũng chú nguyện thanh tịnh vào nắm đất ba mươi bảy lần, rồi rãi lên mình người mất. Sau đó tùy ý gia đình, hoặc chôn, hoặc thiêu, hoặc bỏ thây người mất trong rừng. Nhờ lực nhân duyên công đức này, mà tất cả nghiệp chướng của hương linh trong trăm ngàn muôn ức kiếp như mười tội ác, bốn tội nặng, năm tội nghịch lớn, phỉ báng kinh điển Đại Thừa, v.v… tất cả trong một lúc đều tiêu hết. Thần thức hành giả sanh trước mặt Phật, được công đức lớn, khởi trí huệ, đoạn trừ vô minh hoặc, đắc sáu thần thông cùng trí tam minh, tiến vào Sơ Địa, đi khắp mười phương, cúng dường chư Phật, nghe thọ chánh pháp, từ từ tu tập vô biên phước huệ, rốt ráo chứng đắc đạo Bồ Đề vô thượng, chuyển bánh xe pháp, độ vô số chúng sanh, bước lên quả vị Đại Viên Tịch, thành đấng Chánh Giác Tối Thượng.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Giải thích Kinh Địa Tạng


Vì sao tôi khổ


Học Phật Đúng Pháp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.171.86 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập