Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Đúng thế, tôi nghe. Một thời Đức Thế Tôn vào thần thông Đại quang minh tạng, Tam muội chính thọ. Đó là đại định mà hết thảy các Như Lai quang nghiêm trụ trì. Đó cũng là giác địa thanh tịnh của chư chúng sinh. Thân tâm đều vắng lặng, bình đẳng nơi bẩn uế, viên mãn khắp mười phương, ở cảnh giới tùy thuận bất nhị. Trong cảnh bất nhị ấy, hiện ra các cõi tịnh độ, cùng với các hàng Đại Bồ Tát Ma ha tát, gồm có 10 vạn người. Tên các Bồ tát đó là:
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Phổ Hiền Bồ tát
Phổ Nhãn Bồ tát
Kim Cương Tạng Bồ tát
Di Lặc Bồ tát
Thanh Tịnh Tuệ Bồ tát
Oai Đức Tự Tại Bồ tát
Biện Âm Bồ tát
Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát
Phổ Giác Bồ tát
Viên Giác Bồ tát
Hiền Thiện Thủ Bồ tát
v.v…
Đều là bậc Thượng thủ, cùng với tất cả quyến thuộc, đều cùng vào Tam muội, cùng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai. Chương 1: Văn Thù
Lúc đó Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ở trong đại chúng liền từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay mà bạch Phật rằng: Đại bi Thế Tôn! Xin Ngài vì mọi pháp chúng tề tập trong pháp hội này, nói về phá hạnh nhân địa thanh tịnh bản khởi của Như Lai và nói cho các hàng Bồ tát cách phát tâm thanh tịnh ở trong đại thừa, xa lìa các bệnh và cũng khiến cho chúng sinh thời mạt pháp đời vị lai, người cầu pháp đại thừa khỏi sa vào tà kiến.
Bồ tát nói rồi, năm vóc gieo xuống đất thỉnh cầu như thế trước sau 3 lần (tựa phát khởi)
Khi bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Văn Thù Sư Lợi rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể vì các Bồ tát mà gạn hỏi về pháo hạnh nhân địa của Như Lai, và vì tất cả chúng sinh đời mạt pháp, những người cầu đạo đại thừa được trụ trì nơi chân chính, không sa vào tà kiến. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông nói.
Khi ấy Bồ tát Văn Thù Sư Lợi vui mừng, vâng theo lời chỉ dạy và tất cả đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử! Ở đấng vô thượng pháp vương, có pháo môn Đại đà la ni, gọi là Viên Giác, rải ra hết thảy các phép thanh tịnh: Chân Như, Bồ Đề, Niết Bàn và Ba La mật, để dạy bảo cho các hàng Bồ tát. Hết thảy nhân địa bản khởi của Như Lai đều nương tựa nơi giác tướng thanh tịnh viên chiếu, mà đoạn diệt vĩnh viễn được vô minh, mới thành tựu Phật đạo.
Sao gọi là vô minh? Thiện nam tử! Hết thảy chúng sinh từ vô thủy tới nay, bị thứ thứ điên đảo mê hoặc, giống như người mê, lầm đổi nơi chốn bốn phương, vọng nhận bốn đại là thân tướng mình. Sáu trần duyên ảnh làm tâm tướng của chính mình. Ví như kẻ mắc bệnh mắt kia, thấy hoa đốm và mặt trăng thứ hai trong hư không. Thiện nam tử! Thật ra không có hoa đốm trong hư không, đó chỉ là vọng chấp của người bệnh. Do nơi vọng chấp, nên không những chỉ mê hoặc phần tự tính của hư không này, mà cũng lại mê cả nơi sinh của thực hoa kia. Bởi vọng chấp này nên có sinh tử luân chuyển, nên gọi là vô minh. Thiện nam tử! Vô minh này không có thực thể, như người khi ngủ chiêm bao, trong lúc chiêm bao chẳng phải không, tới khi tỉnh giấc lại không có chi. Như mọi không hoa, diệt trong hư không, không thể nói rằng, có nơi diệt nhất định. Bởi cớ gì? Vì không có nơi sinh, lầm thấy có sinh diệt, vì thế gọi là sinh tử luân chuyển.
Thiện nam tử! Người tu Viên Giác ở nhân địa của Như Lai nếu biết đó là không hoa, tức không bị luân chuyển. Cũng không có thân và tâm phải chịu khổ sinh tử kia. Vì không chẳng phải tạo tác, bản tính vốn dĩ không. Phần tri giác kia cũng như hư không. Phần biết hư không, cũng tức tướng của không hoa. Cũng không thể nói, không có tính tri giác, vì có và không đều tắt hết. Đó gọi là tịnh giác tùy thuận. Bởi cớ gì? Vì tính hư không thường bất động nên trong Như Lai Tạng không có khởi và diệt, vì không tri kiến, như tánh pháp giới viên mãn cứu cánh khắp mười phương.
Đó gọi là nhân địa pháp hạnh. Bồ tát nương vào nhân địa này mà phát tâm thanh tịnh ở trong đại thừa. chúng sinh đời mạt pháp cũng nương vào nhân này mà tu hành, thời không sa vào tà kiến.
Khi bấy giờ Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Văn Thù ông nên biết
Hết thảy chư Như Lai
Từ nơi bản nhân địa
Đều lấy trí tuệ giác
Liễu đạt được vô minh
Biết kia như không hoa
Liền thoát được lưu chuyển
Giống như người trong mộng
Khi tỉnh chẳng có chi
Giác thì tựa hư không
Bình đẳng không động chuyển
Giác biến khắp mười phương
Tức được thành Phật đạo
Mọi huyễn không nơi diệt
Cũng không chỗ thành đạo
Vì bản tính viên mãn
Bồ tát ở trong đó
Hay phát tâm Bồ đề
Chúng sinh đời mạt pháp
Tu theo khỏi tà kiến Chương 2: Phổ Hiền
Lúc đó Bồ tát Phổ Hiền ở trong đại chúng từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài, chắp tay mà bạch Phật rằng: Đại bi Thế Tôn! Xin Ngài vì các Bồ tát trong pháp hội này, và vì hết thảy chúng sinh đời mạt pháp, người tu pháp đại thừa được nghe cảnh giới Viên Giác thanh tịnh này rồi, phải tu hành như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu chúng sinh kia, biết pháp như huyễn thì than tâm cũng huyễn, làm thế nào lại lấy huyễn để tu huyễn? Nếu khi mọi huyễn tính, tất cả đều diệt hết, thời không có tâm, lấy gì để tu hành? Tại sao lại nói tu hành cũng như huyễn? Nếu mọi chúng sinh vốn chẳng tu hành, ở trong vòng sinh tử thường ở nơi huyễn hóa kia mà chưa từng hiểu biết cảnh giới như huyễn, khiến tâm sinh vọng tưởng. làm sao giải thoát được? Xin Phật vì hết thảy chúng sinh đời mạt pháp, phải làm phương tiện gì để tu tập lần lượt, khiến mọi chúng sinh được xa lìa vĩnh viễn mọi huyễn.
Bồ tát nói rồi 5 vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Phổ Hiền rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể vì các Bồ tát và chúng sinh đời mạt pháp mà hỏi phép tu tập như huyễn tam muội và phương tiện lần lượt của Bồ tát, khiến cho mọi chúng sinh được xa lìa mọi huyễn. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông nói.
Khi ấy Bồ tát Phổ Hiền vui mừng, vâng nghe lời chỉ dạy, và tất cả đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử! Thứ thứ huyễn hóa của hết thảy chúng sinh đều sinh ở nơi diệu tâm Viên Giác của Như Lai. Ví như hoa đốm từ hư không mà có, hoa đốm tuy diệt nhưng tính không chẳng hoại. Tâm huyễn của chúng sinh lại nương nơi huyễn diệt. Mọi huyễn đều diệt hết tâm giác thì không động. Nương nơi huyễn mà nói giác, đó cũng gọi là huyễn. Nếu nói có giác vẫn chưa lìa được huyễn. Nếu nói không giác lại như thế. Thế nên huyễn diệt gọi là bất động.
Thiện nam tử! Hết thảy Bồ tát và chúng sinh đời mạt pháp phải nên xa lìa tất cả cảnh giới hư vọng, huyễn hóa, vì bởi chấp trì bền chắc tâm xa lìa, tâm như huyễn ấy, cũng lại xa lìa. Xa lìa là huyễn, cũng lại xa lìa. Lìa huyễn xa lìa, cũng lại xa lìa. Được tới không chỗ lìa, tức trừ hết mọi huyễn. Vì như dùi cây lấy lửa, hay cây cọ lẫn nhau, lửa sinh cây cháy hết, tro bay khói chẳng còn. Lấy huyễn để tu huyễn, cũng lại như thế. Mọi huyễn diệt hết mà không sa vào đoạn diệt.
Thiện nam tử! Biết huyễn tức là lìa. Không phải làm phương tiện. Lìa huyễn tức là giác, cũng không có lần lượt. Hết thảy Bồ tát và chúng sinh đời mạt pháp nương theo đây mà tu hành. Như thế liền hay lìa mãi mãi được mọi huyễn.
Khi bấy giờ Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Phổ Hiền ông nên biết
Hết thảy mọi chúng sinh
Huyễn vô minh vô thủy
Đều từ tâm Viên Giác
Của Như Lai mà ra
Cũng như hoa hư không
Nương không mà có tướng
Nếu không hoa lại diệt
Hư không vốn chẳng động
Huyễn từ mọi giác sinh
Huyễn diệt giác viên mãn
Vì tâm giác chẳng động
Nếu chư Bồ tát kia
Và chúng sinh đời sau
Thường nên xa lìa huyễn
Lìa tột cùng mọi huyễn
Như lửa sinh trong cây
Cây cháy hết lửa tắt
Giác thì không lần lượt
Phương tiện cũng như thế. Chương 3: Phổ Nhãn
Lúc đó Bồ tát Phổ Nhãn ở trong đại chúng từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay mà bạch Phật rằng: Đại bi Thế Tôn! Xin Ngài vì các vị Bồ tát trong pháp hội này và vì hết thảy chúng sinh đời mạt pháp, diễn nói cách tu hành lần lượt của Bồ tát. Phải tư duy như thế nào? Phải trụ trì ra sao? Chúng sinh chưa ngộ, phải làm phương tiện gì khiến được khai ngộ? Bạch Thế Tôn! Nếu chúng sinh kia không có phương tiện chân chính và tư duy chân chính, nghe nói pháp tam muội này của Phật Như Lai, tâm sinh mê muội tức không thể ngộ vào nơi Viên Giác. Xin Phật dấy lòng từ bi, vì tất cả lũ chúng con và chúng sinh đời mạt pháp tạm nói ra pháp phương tiện.
Nói như thế rồi, năm vóc gieo xuống sát đất. Thỉnh cầu như thế trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Phổ Nhãn Bồ tát rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể vì chư Bồ tát và chúng sinh đời mạt hỏi về cách tu hành lần lượt và tư duy, trụ trì, cho đến tạm nói những thứ thử phương tiện của Như Lai. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông nói.
Khi đó, Phổ Nhãn Bồ tát vui mừng vâng nghe lời chỉ dạy, và tất cả đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử! Các tân học Bồ tát kia và chúng sinh đời mạt, nếu muốn cầu tâm Viên Giác thanh tịnh của Như Lai nên phải chính niệm, xa lìa mọi huyễn.
Trước hết phải nương hạnh Sa ma tha của Như Lai, giữ gìn giới cấm, cùng ở trong đồ chúng, ngồi yên nơi tịnh thất, thường khởi tưởng niệm như vầy: Thân ta hiện đây, do tứ đại hòa hợp thành. Tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, cốt, tủy, não, hình sắc nhơ nhớp đều thuộc về địa đại. Bọt, dãi, mủ, máu, mồ hôi, nước mũi, đờm, nước mắt, tinh khí, đại tiện, tiểu tiện, đều thuộc về thủy đại. Hơi nóng thuộc hỏa đại. Động chuyển thuộc phong đại. Nếu tứ đại đều chia lìa nhau ra, cái vọng thân này sẽ nương ở chốn nào? Liền biết cái thân này, rốt ráo là không thật thể, lấy hòa hợp làm tướng, thật đều cũng huyễn hóa. Bốn duyên tạm hợp, vọng có sáu căn. Sáu căn bốn đại, trong ngoài hợp thành, vọng có nguyên khí, tích tụ ở trong, tựa có duyên tướng, tạm gọi là tâm. Thiện nam tử! tâm hư vọng này, nếu không có sáu trần thời không thể có. Nếu phân giải bốn đại, thời không có trần. Nếu duyên trần ở trong đều tan diệt hết, rốt ráo không còn thấy cả duyên tâm.
Thiện nam tử! Vì chúng sinh kia khi huyễn thân diệt, huyễn tâm cũng diệt. Vì huyễn tâm diệt, nên huyễn trần cũng diệt. Vì huyễn trần diệt, nên huyễn diệt cũng diệt. Vì huyễn diệt diệt rồi, nên pi huyễn chẳng diệt. Ví như lau gương, vụi hết gương sáng hiện. Thiện nam tử! Nên biết thân tâm đều là huyễn cấu. Nếu tướng cấu diệt vĩnh viễn thời mười phương thanh tịnh. Thiện nam tử! Ví như ngọc ma ni bảo châu thanh tịnh, khi rọi tới năm sắc đều hiện ra tùy theo mỗi phương hướng. Những kẻ ngu si thấy ngọc ma ni kia, có năm sắc thực. Thiện nam tử! Tính tịnh của Viên Giác, khi hiện ở thân, tâm đều thích ứng tùy theo từng loài. Những kẻ ngu si kia, nói nơi tịnh Viên Giác thực có tự tướng của thân tâm như thế, cũng lại như vậy. Do đó không thể xa lìa được huyễn hóa, bởi thế, ta nói thân tâm là huyễn cấu; đối lìa huyễn cấu là Bồ tát. Nếu cấu đã hết, huyễn đã trừ, tức không còn đối cấu và tên gọi ấy nữa.
Thiện nam tử! Bồ tát trong hội này, và chúng sinh đời sau, chứng được mọi huyễn, vì diệt được ảnh tượng, tức thì khi ấy liền được vô phương thanh tịnh, giác được tỏ lộ tới hư không vô biên. Vì giác tròn sáng nên hiển tâm thanh tịnh. Vì tâm thanh tịnh nên kiến trần thanh tịnh. Vì kiến trần thanh tịnh nên nhãn căn thanh tịnh. Vì nhãn căn thanh tịnh nên nhãn thức thanh tịnh. Vì nhãn thức thanh tịnh nên văn trần thanh tịnh. Vì văn trần thanh tịnh nên nhĩ thức thanh tịnh. Vì nhĩ thức thanh tịnh nên giác trần thanh tịnh. Như thế cho đến tỳ, thiệt, thân, ý cũng đều như thế. Thiện nam tử! Vì căn thanh tịnh nên sắc trần thanh tịnh. Vì sắc trần thanh tịnh nên địa đại thanh tịnh. Vì địa đại thanh tịnh nên thủy đại thanh tịnh. Hỏa đại, phong đại cũng lại như thế. Thiện nam tử! Vì tứ đại thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới, 25 cõi hữu thanh tịnh. Vì các pháp kia thanh tịnh nên 10 lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, 18 pháp bất cộng của Phật, 37 phẩm trợ đạo thanh tịnh. Như thế cho đến 84.000 pháp môn đà la ni hết thẩy đều thanh tịnh.
Thiện nam tử! Hết thẩy thực tướng vì tính thanh tịnh nên một thân thanh tịnh. Vì một thân thanh tịnh nên nhiều thân thanh tịnh. Vì nhiều thân thanh tịnh như thế cho đế mười phương chúng sinh trở nên Viên Giác thanh tịnh. Thiện nam tử! Vì một thế giới thanh tịnh nên nhiều thế giới thanh tịnh. Vì nhiều thế giới thanh tịnh như thế cho đến hết cả hư không, tròn đầy trong 3 đời, hết thẩy trở nên bình đằng thanh tịnh chẳng động. Thiện nam tử! Nếu hư không bình đẳng chẳng động như thế nên biết tính giác bình đẳng chẳng động. Vì tứ đại bình đẳng chẳng động nên biết tính giác bình đẳng chẳng động. Như thế cho đến 84.000 pháp môn Đà la ni bình đẳng chẳng động.
Thiện nam tử! Vì tính giác biến khắp, thanh tịnh chẳng động, tròn khắp không biên tế, nên biết 6 căn biến khắp pháp giới. Vì căn biến khắp nên biết 6 trần biến khắp pháp giới. Vì trần biến khắp nên biết tứ đại biến khắp pháp giới. Vì trần biến khắp nên biết tứ đại biến khắp pháp giới, như thế cho đến pháp môn Đà la ni biến khắp pháp giới. Thiện nam tử! Bởi vì tính diệu giác kia biến khắp, nên tính căn, tính trần không hoại không tạp. Vì căn trần không hoại không tạp như thế cho đến pháp môn Đà la ni cũng không hoại không tạp. Ví như trăm ngàn ngọn đền, chiếu trong một căn nhà, ánh sáng đó biến khắp, không hoại cũng không lẫn nhau.
Thiện nam tử! Vì giác thành tựu nên biết Bồ tát không bị pháp chằng trói, không cầu pháp giải thoát, chẳng nhàm chán sinh tử, chẳng say đắm Niết Bàn ; chẳng kính người trì giới, chẳng ghét người phá giới; chẳng trọng người học lâu, chẳng khinh kẻ mới học. Bởi cớ gi? Vì hết thảy đều là giác. Ví như con mắt sáng, soi rõ cảnh trước mắt, ánh sáng đó viên mãn, không có yêu và ghét. Bởi có gì? Vì thể sáng không hai, nên không có yêu, ghét. Thiện nam tử! Các Bồ tát trong hội này và chúng sinh đời mạt pháp, tu tập tâm này được thanh tịnh rồi, ở phần vô tu này, cũng không thành tựu. Viên Giác chiếu khắp tịch diệt không hai, nên ở trong đó có trăn nghàn vạn ức bất khả thuyết a tăng kỳ, hằng hà sa thế giới chư Phật, cũng như không hoa, loạn khởi, loạn diệt, chẳng tức chẳng ly, không trói buộc không giải thoát, mới biết chúng sinh bản lai thành Phật, sinh tử Niết Bàn cũng như giấc mộng. Thiện nam tử! Ví như giấc mộng đêm qua, nên biết Sinh tử và Niết Bàn không khởi không diệt, không đi, không lại. Phẩn sở chứng đó, không được, không mất, không lấy, không bỏ; phần năng chứng đó không tác, không chỉ, không nhậm, không diệt. Trong nơi chúng này không năng, không sở, rốt ráo không chứng cũng không cả không chứng. Hết thảy pháp tính bình đẳng chẳng hoại.
Thiện nam tử! Các Bồ tát kia tu hành như thế, lần lượt như thế, tư duy như thế, khai ngộ như thế, cầu pháp như thế, cũng chẳng mê muội.
Khi bấy giờ Đức Thế Tôn muôn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Phổ Nhãn ông nên biết
Hết thảy mọi chúng sinh
Thân tâm đều như huyễn
Thân tướng thuộc bốn đại
Tâm tính thuộc sáu trần
Thể bốn đại nếu lìa
Lấy gì để hòa hợp
Tiệm tu hành như thế
Hết thảy đều tanh tịnh
Chẳng động khắp pháp giới
Không tác, chỉ, nhậm, diệt
Cũng không phần năng chứng
Hết thảy thế giới Phật
Cũng như hoa hư không
Ba đời đều bình đẳng
Rốt ráo không đi lại
Bồ tát mới phát tâm
Và chúng sinh đời mạt
Muốn tìm vào Phật đạo
Nên tu tập như thế Chương 4: Kim Cương Tạng
Lúc đó, Bồ tát Kim Cương Tạng ở trong đại chúng từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía bên hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay, mà bạch Phật rằng: Đại bi Thế Tôn! Xin Ngài vì hết thảy chư Bồ tát chúng, tuyên dương phép tu phương tiện lần lượt và nhân địa pháp hạnh, Đại Đà la ni, Viên Giác thanh tịnh của Như Lai, vì mọi chúng sinh khai phát chỗ mông muội, cho phép chúng trong hội này nương lời từ huấn của Phật, gột sạch mọi huyễn ế, để mặt trời tuệ được trong sáng. Bạch Thế Tôn! Nếu mọi chúng sinh bản lại thành Phật, tại sao lại có hết thảy vô minh? Nếu chúng sinh sẵn có mọi vô minh, vì nhân duyên gì Như Lai lại nói bản lai thành Phật? Loài dị sinh ở 10 phương, vốn thành Phật đạo, nếu sau lại khởi vô minh, vậy hết thảy Như Lai, khi nào lại sinh các thứ phiền não? Kính xin Thế Tôn, rủ lòng đại từ vô giá, vì chư Bồ tát, mở tạng bí mật, và vì hết thảy chúng sinh đời sau, được nghe pháp môn liễu nghĩa, Tu đa la giáo như thế, để đoạn trừ vĩnh viễn mọi ngờ vực, ăn năn.
Nói thế rồi, 5 vóc gieo xuống đất. Thỉnh cầu như thế trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Tạng Bồ tát rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể vì chư Bồ tát và chúng sinh đời sau, hỏi về những phương tiện cứu cành bí mật thậm thâm của Như Lai. Đó là dại thừa liễu nghĩa giáo bối tối thượng của chư Bồ tát, hay khiến các Bồ tát tu học ở 10 phương và hết thảy mọi chúng sinh đời sau, đoạn diệt vĩnh viễn mọi ngờ vực, ăn năn, được lòng tin quyết định. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông nói.
Lúc đó, Bồ tát Kim Cương Tạng vui mừng, vâng nghe lời chỉ dạy, và tất cả đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử!! Hết thảy thế giới, thủy, chung; sinh, diệt; trước, sau; có, không; tụ, tán; khởi, ngưng; niệm niệm nối tiếp, vòng quanh đi lại, thứ thứ lấy bỏ, thì đó đều là luân hồi. Nếu chưa ra khỏi luân hồi mà bàn tới Viên Giác thì tính Viên Giác kia, tức cùng lưu chuyển theo. Nếu thoát khỏi luân hồi, thời không có lẽ đó. Ví như mắt chớp hay động nước lắng yên; lại như mắt lắng nhìn thấy đốm lửa quay chuyển; mây bay nhanh thấy vầng trăng vận hành; thuyền lướt mạnh thấy bờ đê rời đổi; cũng lại như thế. Thiện nam tử! Mọi lưu chuyển chưa chấm dứt, các vật kia trụ ở trước còn không thể thấy được, nữa là lấu tâm nhơ nhớp, sinh tử luân hồi, chưa từng thanh tịnh mà quan sát Viên Giác của Như Lai; há lại chẳng quay chuyển vậy ư? Vì thế nên các ông mới nẩy ra 3 điều nghi ngờ.
Thiện nam tử! Ví như huyễn ế vọng thấy không hoa. Huyễn ế nếu trừ, không thể nói rằng: huyễn ế này đã diệt rồi, tới khi nào lại dấy ra mọi huyễn ế khác. Bởi cớ gì? Vì bệnh mắt và không hoa hai pháp, đều không phải là pháp đối đãi, cũng như không hoa khi đã diệt ở hư không, không nên nói rằng, tới khi nào hư không lại dấy ra không hoa. Bởi cớ gì? Vì hư không vốn không có hoa, nên không có khởi và diệt, còn diệu giác thì viên chiếu, lìa cả không hoa và bệnh mắt. Thiện nam tử! Nên biết hư không, không phảo là tạm thời có, cũng không phải là tạm thời không, huống chi Viên Giác tùy thuận của Như Lai, lại là bản tính bình đẳng của hư không vậy ư! Thiện nam tử! Ví như nấu quặng vàng, vàng không phải nấu mới có. Một khi đã thành vàng vẫn chẳng hoại, không nên nói rằng, vốn chẳng phảo thành tựu. Viên Giác của Như Lai cũng lại như thế.
Thiện nam tử! Hết thảy tâm diệu giác của Như Lai, vốn dĩ không có Bồ đề và Niết bàn, cũng không có thành Phật và không thành Phật, không có vọng cảnh luân hồi và chẳng phải luân hồi. Thiện nam tử! Ngay đến cảnh giới viên mãn của chư Thanh văn, thân tâm ngôn ngữ, đều đoạn diệt hết, cũng không còn có thể đạt đến chỗ hiện Niết bàn thân chứng kia, huống chi lại có thể đem cái tâm có tư duy mà trắc lượng cảnh giới Viên Giác của Như Lai được ư! Cũng như lấy lửa của đoạn đóm mà đốt núi Tu di là việc không thể làm được. Lấy tâm luân hồi, sinh cái thấy luân hồi mà vào bể đại tịch diệt của Như Lai, trọn không thể đến được. Vì thế ta nói, hết thảy Bồ tát và chúng sinh đời sau, trước hết phải chấm dứt cái căn bản vô thủy luân hồi.
Thiện nam tử! Phần tư duy có tạo tác, từ nơi hữu tâm mà khởi ra, đều là duyên khí của lục trần vọng tưởng, không phải là thể của thật tâm. Nếu đã như không hoa, mà dùng phần tư duy này để bàn tới cảnh giới Phật, cũng như không hoa lại kết thành không quả, đều là vọng tưởng với nhau, tất không có lẽ đó. Thiện nam tử! Tâm nông cạn hư vọng có nhiều xảo kiến, nên không thể thành tựu được phần phương tiện của Viên Giác.
Những gì ông ngờ vực phân biệt như thế, đều không phải là lời hỏi chính xác.
Khi bấy giờ Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ:
Kim Cương Tạng nên biết
Tính tịch diệt Như Lai
Chưa từng có trước sau
Nếu lấy tâm luân hồi
Tư duy tức lưu chuyển
Cho đến luân hồi mãi
Không thể vào biển Phật
Ví như vàng nấu quặng
Vàng không nấu vẫn có
Dẫu rằng vàng bản lai
Vẫn do nấu thành tựu
Khi thành thể vàng y
Không thể trở lại quặng
Sinh tử cùng Niết Bàn
Phàm phu và Chư Phật
Cùng là tướng không hoa
Tư duy còn huyễn hóa
Nữa là mọi hư vọng
Nếu tỏ được tâm này
Sau mới cầu Viên Giác. Chương 5: Di Lặc
Lúc đó Bồ tát Di Lặc ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay mà bạch Phật rằng:
Đại bi Thế Tôn! Xin Ngài rộng vì các hàng Bồ tát mở kho tàng bí mật khiến cho đại chúng hiểu biết sâu sắc ý nghĩa luân hồi, phân biệt rõ ràng nẻo tà chính, ban bố cho hết thảy chúng sinh đời sau, được con mắt đọa vô úy ấy, đối với đại Niết bàn, sinh lòng tin quyết định, không lại trôi theo cảnh giới luân hồi, khởi ra kiến giải tuần hoàn nữa.
Bạch Thế Tôn! Nếu chư Bồ tát và chúng sinh đời sau, muốn tới được bể đại tịch diệt của Như Lai, làm thế nào sẽ đoạn được căn bản luân hồi? Ở mọi ngả luân hồi, có bao nhiêu thứ tính? Tu Bồ đề của Phật có mấy thứ sai biêt? Trở vào cõi trần lao, sẽ đặt ra bao nhiêu phương tiện giáo hóa độ mọi chúng sinh?
Kính xin Ngài chẳng bỏ lòng đại bi cứu đời; khiến cho hết thảy Bồ tát và chúng sinh đời sau, những người tu hành, được con mắt trí tuệ trong sáng, chiếu rọi vào gương lòng, viên ngộ được tri kiến vô thượng của Như Lai.
Nói như thế rồi, năm vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế, trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Di Lặc rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể vì chư Bồ tát và chúng sinh đời sau, thỉnh hỏi về nghĩa vi diệu bí mật thâm áo ở Như Lai, khiến chư Bồ tát được con mắt tuệ trong sáng và khiến hết thảy chúng sinh đời sau đoạn vĩnh viễn được luân hồi, tâm ngộ được thực tướng, đầy đủ vô sinh nhẫn. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông nói.
Khi đó, Bồ tát Di Lặc vui mừng, vâng lời Phật chỉ dạy, cùng tất cả đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử! Hết thảy chúng sinh từ đời vô thủy, đều có thứ ân ái tham dục, nên có luân hồi. Nếu hết thảy chủng tính của mọi thế gian, như noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, đều do nơi dâm dục mà chính được tính mệnh, nên biết luân hồi do “ái” làm căn bản. Bởi có mọi dục, giúp nảy tính ái, thế nên hay khiến sinh tử đều cùng nối tiếp. Dục từ ái mà sinh, mệnh nhân dục mà có, chúng sinh yêu tính mệnh, lại nương ở gốc dục, lấy ái dục làm nhân, yêu thích mệnh làm quả. Bởi nơi dục cảnh, khởi ra mọi trái thuận. Cảnh giới với tâm ái liền sinh ra ghen ghét, tạo nên mọi thứ nghiệp, vì thế lại phát sinh, ở địa ngục và ngạ quỷ. Biết dục phải chán lìa, yêu thích đường chân, lìa nghiệp ác; vui nghiệp thiện lại hiện ở thiên đạo và nhân đạo. Vì lại biết mọi ái đáng chán ghét, nên bỏ “ái” vui “, xả” lại tăng thêm cái gốc của ái, liền hiện ở quả thiện hữu vi tăng thượng. Vì đều là luân hồi trước hết phải đoạn diệt tham dục và trừ bỏ khát ái.
Thiện nam tử! Sự biến hóa của Bồ tát thị hiện ở thế gian chẳng phải do ái làm gốc mà
chỉ lấy lòng từ bi, khiến cho chúng sinh kia trừ bỏ ái dục, chỉ mượn vào mọi tham dục mà vào cõi sinh tử. Nếu hết thảy chúng sinh đời sau, hay bỏ được mọi tham dục, trừ được yêu ghét, diệt mọi luân hồi, siêng cầu cảnh giới Viên Giác của Như Lai, với lòng thanh tịnh, liền được khai ngộ.
Thiện nam tử! Hết thảy chúng sinh, bởi gốc tham dục, nảy phát ra vô minh, hiển hiện thành 5 tính sai biệt không đồng đều, y vào 2 thứ chướng mà hiện ra nông sâu. Những gì là 2 chướng? Một là lý chướng, chướng ngại phần chính tri kiến. Hai là sự chướng, tiếp tục mọi sinh tử. Những gì là 5 tính? Thiện nam tử! Nếu 2 chướng này, chưa đoạn diệt được, gọi là chưa thành p. Nếu chư chúng sinh bỏ vĩnh viễn được tham dục, trừ được sự chướng trước, chưa đoạn được lý chướng, nên chỉ ngộ vào hàng Thanh văn và Duyên giác, chưa thể trụ ở cảnh giới của Bồ tát được. Thiện nam tử! Nếu hết thảy chúng sinh ở đời sau, muốn được trôi vào biển Đại Viên Giác của Như Lai, trước hết phải phát nguyện, cần đoạn trừ 2 chướng. Hai chướng đã ngăn chặn rồi, liền ngộ vào cảnh giới của Bồ tát. Nếu sự chướng và lý chướng dã đoạn diệt vĩnh viễn, tức vào được Viên Giác vi diệu của Như Lai, đầy đủ cả Bồ đề và Niết bàn. Thiện nam tử! Hết thảy chúng sinh đều chứng được Viên Giác, nếu gặp bậc thiện tri thức, y vào pháp hạnh nhân địa chỗ làm kia, khi ấy tu tập bèn có đốn và tiệm. Nếu gặp đường chính tu hành vô thượng Bồ đề của Như Lai, thời căn cơ bất luận lớn hay nhỏ, đều thành quả Phật. Nếu như chúng sinh, tuy cầu thiện hữu, lại gặp người tà kiến, chưa được chính ngộ, thời đó gọi là ngoại đạo chủng tính. Đó là lỗi lầm của tà sự, không phải lỗi của chúng sinh. Như thế gọi là 5 tính sai biệt của chúng sinh.
Thiện nam tử! Bồ tát chỉ lấy lòng đại bi và phương tiện hiện vào mọi thế gian, khai phát cho kẻ chưa ngộ, rồi đến thị hiện bao thứ hình tướng, bao cảnh giới thuận nghịch, cùng đồng sự với chúng, để giáo hóa khiến thành Phật, các Ngài đều nương vào sức nguyện thanh tịnh từ vô thủy. Nếu hết thảy chúng sinh ở mọi đời sau, đối với Đại Viên Giác, phát khởi tâm tăng thượng, phát đại nguyện thanh tịnh của Bồ tát, nên nói như thế này: Nguyện con đời hiện tại nay trụ vào Viên Giác của Phật, cầu bậc thiện tri thứ, không gặp phải ngoại đạo và nhị thừa, nương theo nguyện lực tu hành, đoạn lần lần được mọi chướng, chướng hết nguyện tròn đầy, lên được pháp điện thanh tịnh giải thoát, chứng đặng cảnh giới diệu trang nghiêm của Đại Viên Giác.
Khi bấy giờ Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Di Lặc ông nên biết
Hết thảy mọi chúng sinh
Không được đại giải thoát
Đều bởi vì tham dục
Đọa lạc trong sinh tử
Nếu hay đoạn yêu ghét
Không nhân tính sai biệt
Đều được thành Phật đạo
Hai chướng diệt vĩnh viễn
Cầu Thầy được chính ngộ
Tùy thuận nguyện Bồ tát
Ý chỉ Đại Niết bàn
Chư Bồ tát mười phương
Đều lấy nguyện đại bi
Thị hiện vào sinh tử
Người tu hành hiện tại
Và chúng sinh đời sau
Cần đoạn mọi ái kiến
Liền về Đại Viên Giác. Chương 6: Thanh Tịnh Tuệ
Lúc đó, Bồ tát Thanh Tịnh Tuệ ở trong đại chúng, từ tòa ngồi đứng dậy, đỉnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay mà bạch Phật rằng: Đại bi Thế Tôn, vì lũ chúng con, nói rộng việc bất tư nghì như thế, vốn là chỗ chẳng được thấy, vốn là chỗ chẳng được nghe, ngày nay chúng con, nhờ sự khéo léo chỉ bảo của Phật, thân tâm đều thư thái, được ích lợi hơn. Xin thế tôn vì hết thảy pháp chúng,mọi người đã tới đây, tuyên lại cái tính giác viên mãn của Pháp vương , tuyên lại cái tính giác viên mãn của Pháp vương, những chỗ sở chứng sở đắc của Như Lai Thế Tôn, các hàng Bồ tát cùng hết thảy chúng sinh, sai biệt như thế nào? Khiến cho chúng sinh đời sau được nge Thánh giáo này, tùy thuận khai ngộ, mà chứng vào lần lượt.
Nói như thế rồi, năm vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế, trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Thanh Tịnh Tuệ rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể vì chư Bồ tát và chúng sinh đời sau, thỉnh hỏi về nghĩa sai biệt thứ lớp của Như Lai. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ bì ông nói: Khi đó
Bồ tát Thanh Tịnh Tuệ vui mừng, vâng lời Phật chỉ dạy và tất cả đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử! Tự tính của Viên Giác chẳng phải tính mà có tính, nơi theo mọi tính mà khởi; không lấy cũng không chứng, ở trong nơi thực tướng, không có chư Bồ tát và hết thảy chúng sinh. Bởi cớ gì? Bồ tát, chúng sinh đều là huyễn hóa, vì huyễn hóa diệt, không có lấy chứng. Vì như căn mắt không tự thấy mắt, tính tự bình đẳng, không có phần hay làm cho bình đẳng.
Chúng sinh nơi mê muội điên đảo, chưa thể trừ diệt được hết thảy huyễn hóa, nên chỗ đã diệt hoặc chưa trừ diệt, hãy ocnf tỏng công dụng hư vọng, bèn hiển hiện có sai biệt. Nếu tới cảnh tùy thuận tịch diệt của Như Lai, thật không có tịch diệt và chứng được tịch diệt. Thiện nam tử! Hết thảy chúng sinh từ đời vô thủy trở lại, do nơi vọng tưởng cái ta, yêu cái ta, từng không tự biết, niệm niệm sinh diệt, nên khởi ra yêu gét ắm trước nơi ngũ dục. Nếu gặp bậc thiện hữu, dạy bảo khiến khai ngộ được tính Viên Giác thanh tịnh, soi rõ niệm niệm khởi diệt, liền biết tính nó cũng tự “lao lự”. Nếu lại có người đoạn trừ vĩnh viễn được lao lự, tới được tịnh pháp giới, chấp vào “tịnh giải” kia, tự làm cho chướng ngại nên không được tự tại trong nơi Viên Giác. Đó gọi là tuy thuận giác tính của phàm phu. Thiện nam tử! Hết thảy Bồ tát thấy giải là ngại, tuy đoạn trừ được “giải ngại” nhưng còn trụ nơi “thấy giác”, do “giác ngại” này làm chướng ngại mà không được tự tại. Đó gọi là tùy thuận giác tính của Bồ tát chưa vào ngôi địa. Thiện nam tử! Có chiếu có giác, đều gọi là chướng ngại. Thế nên Bồ tát, thường giác không trụ, chiếu cùng chỗ chiếu đồng thời tịch diệt. Ví như có người, tự cắt đầu mình, đầu đã cắt rồi thời không có phần năng đoạn. Nếu lấy tâm ngại, tự diệt mọi ngại, ngại đã đoạn diệt, thời không có phần diệt ngại. Lời trong kinh dạy: Như cái nêu chỉ mặt trăng, bằng như thấy được mặt trăng, thời biết rõ cái nêu hoàn toàn không phải là mặt trăng. Thứ thứ ngôn giáo của hết thảy Như Lai, khai thị cho Bồ tát, cũng lại như thế. Đó là tùy thuận giác tính của Bồ tát đã vào ngôi địa.
Thiện nam tử! Hết thảy mọi chướng ngại tức là cứu kính giác. Được niệm và mất niệm đều là giải thoát. Pháp thành và pháp phá, đều là Niết Bàn. Trí tuệ và ngu si đều cùng là bát nhã. Bồ tát và ngoại đạo , những pháp chỗ thành tựu, cũng cùng là Bồ đề. Vô minh và chân như, cảnh giới không có khác. Ba học giới, định, tuệ; ba độc dâm, nộ, si, đều cùng là phạm hạnh. Chúng sinh, quốc độ, cùng một pháp tính. Địa ngục thiên cung, đều làm Tịnh độ. Có tính, không tính dều thành Phật đạo. Hết thảy phiền não toàn là giải thoát. Tuệ như biển pháp giới soi rõ mọi tướng, cũng như hư không. Đó gọi là tùy thuận giác tính của Như Lai. Thiện nam tử! Riêng chư Bồ tát và chúng sinh đời sau ở hết thảy mọi thời, không khởi vọng niệm. Ở mọi vọng tâm cũng không ngăn chặn. Trụ cảnh vọng tưởng đừng thêm biết rõ ở chỗ không biết rõ, không bàn chân thật. Mọi chúng sinh kia, nghe pháp môn này, tin hiểu thọ trì, không sinh lòng sợ hãi. Đó gọi là tùy thuận giác tính.
Thiện nam tử! Các ông nên biết, chúng sinh như thế, đã từng cúng dường trăm ngàn vạn ức hằng hà sa chư Phật và Đại Bồ tát, trồng mọi gốc đức. Phật nói người ấy, gọi là thành tựu “nhất thiết chủng trí”.
Khi bấy giời, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Thanh Tịnh Tuệ nên biết
Tính Bồ đề viên mãn
Không lấy cũng không chứng
Không Bồ tát, chúng sinh
Giác cùng khi chưa giác
Lần lượ có sai khác
Chúng sinh vì giải ngại
Bồ tát chưa lìa giác
Vào địa tịch diệt mãi
Không trụ hết thảy tướng
Đại giác đều viên mãn
Gọi là khắp tùy thuận.
Chư chúng sinh đời sau
Tâm không sinh hư vọng
Phật nói người như thế
Hiện đời là Bồ tát
Cúng dường hẳng sa Phật
Công đức đã viên mãn
Tuy có nhiều phương tiện
Đều gọi trí tùy thuận. Chương 7: Uy Đức Tự Tại
Lúc đó, Bồ tát Uy Đức Tự Tại, ở trong đại chúng từ tòa ngồi đứng dậy, đỉnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay mà bạch Phật rằng:
Đại bi Thế Tôn, Ngài đã vì chúng con, phân biệt rõ ràng cảnh tùy thuận giác tính như thế, khiến cho chư Bồ tát, tâm giác được sáng tỏ, nương vào viên âm của Phật, không nhân nơi tu tập mà được lợi ích tốt đẹp. Bạch Thế Tôn, ví như thành trì lớn, bên ngoài có 4 cửa, tùy từng phương hướng cho người qua lại, chẳng phải chỉ có một đường. Hết thảy Bồ tát trang nghiêm nước Phật và thành đạo Bồ đề, chẳng phải chỉ noi theo một phương tiện. Kính xin Thế tôn, rộng mở vì chúng con tuyên thuyết hết thảy phương tiện lần lượt và người tu hành gồm có mấy thứ? Khiến cho Bồ tát trong hội này và chúng sinh đời sau, người cầu đạo đại thừa, mau chóng được khai ngộ, được du ngoạn ở biển đại tịch diệt của Như Lai.
Nói như thế rồi, 5 vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế, trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Uy Đức Tự Tại Bồ tát rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể vì chư Bồ tát và chúng sinh đời sau, hỏi những phương tiện như thế ở Như Lai. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông nói.
Khi đó, Bồ tát Uy Đức Tự Tại vui mừng, vâng lời Phật chỉ dạy, và tất cả đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử! Diệu giác vô thượng, biến khắp 10 phương, sinh ra Như Lai và hết thảy pháp, đều cùng thể bình đẳng, đối với mọi sự nghiệp tu hành thật không có hai. Nhưng những phương tiện tùy thuận, số đó có vô lượng. Nếu nhiếp chỗ quy tụ tròn đầy, theo căn tính sai biệt khác nhau thì có 3 thứ:
Thiện nam tử! Nếu chư Bồ tát đã ngộ được Tịnh Viên Giác, dùng tâm tịnh giác, lấy tĩnh là hạnh tu hành, bởi lắng được mọi niệm, nên biết được tướng khuấy động của thức. Nhân tĩnh mà tuệ phát sinh, khách trần của thân tâm, diệt vĩnh viễn từ đây, bên trong liền hay phát sinh tịch tĩnh nhẹ nhàng. Do tịch tĩnh nên tâm của chư Như Lai khắp 10 phương thế giới, hiển hiện ở trong như bóng trong gương. Tu phương tiện này, gọi là Sa ma tha.
Thiện nam tử! Nếu chư Bồ tát, đã ngộ được Tịnh Viên Giác, lấy tâm tịnh giác, biết được tâm tính, cùng với căn trần, đều nhân vì huyễn hóa, liền khởi mọi huyễn để trừ diệt huyễn, biến hóa ra mọi huyễn mà khai thị cho huyễn chúng. Do nơi khởi huyễn liền hay phát khởi lòng đại bi nhẹ nhàng ở trong. Hết thảy Bồ tát từ nơi khởi hạnh này, mà tăng tiế dần dần. Phần quán huyễn kia vì chẳng cùng huyên thì quán chẳng cùng huyễn hóa, đó cũng đều là huyễn, nên xa lìa vĩnh viễn được tướng huyễn. Diệu hạnh trong đầy của chư Bồ tát đây, cũng như đất làm tăng trường mầm cây. Tu phương tiện này, gọi là Tam ma bát đề.
Thiện nam tử! Nếu chư Bồ tát, đã ngộ được Tịnh Viên Giác, lấy tâm tịnh giác, chẳng lấy huyễn hóa và mọi tĩnh tướng, nên biết rõ thân tâm đều là chướng ngại. Nguồn sáng không tri giác, chẳng nương ở mọi ngại, vượt qua vĩnh viễn cảnh ngại và vô ngại. Thế giới thọ dụng cùng với thân tâm, cùng ở cõi trần, tựa như tiếng coong trong đồ kim khí, tiếng thoát ra ngoài. Phiền não và Niết bàn không cùng để vướng ngại nhau. Tức thì bên trong phát ra tịch diệt nhẹ nhàng. Cảnh giới tịch diệt ở tùy thuận, diệu giác, thì tự tha thân tâm chỗ không thể tới kịp. Thọ mạng của chúng sinh, đều là phù tưởng. Tu phương tiện này, gọi là Thiền na.
Thiện nam tử! 3 pháp môn này, đều là tùy thuận thân cận ở Viên Giác, Như Lai ở 10 phương, nương ở đây mà thành Phật. Hết thảy thứ thứ phương tiện của 10 phương Bồ tát giống nhau hoặc khác nhau, nhưng cũng đều nương vào 3 thứ sự nghiệp như thế. Nếu được viên chứng, tức thành Viên Giác.
Thiện nam tử! Giả sử có người, tu theo Thánh đạo, giáo hóa thành tựu cho trăm ngàn vạn ức A la hán và Bích chi Phật quả, chẳng bằng có người nghe pháp môn Viên Giác vô ngại này chỉ một khoảnh sát na mà tùy thuận tu tập.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Uy Đức ông nên biết
Tâm đại giác vô thượng
Vốn không cả 2 tướng
Tùy thuận mọi phương tiện
Số đó có vô lượng
Như Lai tóm khai thị
Chia ra 3 chủng loại
Tịch tĩnh Sa ma tha
Như gương soi mọi tượng
Nhu huyễn Tam ma đề
Như mầm cây tăng trưởng
Thiền na duy tịch diệt
Như tiếng trong vật kia
3 pháp môn vi diệu
Đều là giác tùy thuận
Mười phương chư Như Lai
Và chư Đại Bồ tát
Nhân đây đều thành đạo
Viên chứng được 3 môn
Gọi cứu cánh Niết bàn. Chương 8: Biện Âm
Lúc đó, Bồ tát Biện Âm, ở trong đại chúng, từ tòa ngồi đứng dậy, đỉnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay mà bạch Phật rằng:
Đại bi Thế Tôn! Pháp môn như thế rất là hy hữu. Bạch Thế Tôn! Mọi phương tiện này có mấy thứ tu tập, ở môn Viên Giác đối với hết thảy Bồ tát! Xin Thế Tôn vì đại chúng và chúng sinh đời sau, phương tiện khai thị, khiến được ngộ vào đời sau, phương tiện khai thị khiến được ngộ vào thực tướng.
Nói như thế, 5 vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế, trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Biện Âm rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể vì chư đại chúng và chúng sinh đời sau, hỏi về cách tu tập như thế ở Như Lai. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông nói.
Khi đó, Bồ tát Biện Âm vui mừng nghe lời Phật chỉ day, và tất cả đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử! Viên Giác của hết thảy Như Lai thì vốn dĩ thanh tịnh, không có pháp để tu tập và người tu tập. Hết thảy Bồ tát và chúng sinh đời sau, nương vào chỗ chưa giác ngộ, tu tập theo sức huyễn. Khi ấy liền có 25 thứ định luân thanh tịnh.
Nếu chư Bồ tát, duy lấy cực tĩnh, do nơi sức tĩnh đoạn diệt vĩnh viễn phiền não, được thành tựu cứu cánh, ở ngay nơi tòa ngồi, liền chứng vào Niết Bàn. Tu tập hạnh Bồ tát này gọi là “Đơn tu Sa ma tha”.
Nếu chư Bồ tát, chỉ lấy quán như huyễn, vì lấy sức Phật, biến hóa thứ thứ tác dụng của thế giới, làm đầy đủ hiệu hạnh thanh tịnh của Bồ tát, mà không mất tịnh niệm và mọi tĩnh tuệ của Đà la ni. Tu tập hạnh Bồ tát này gọi là “Đơn tu Tam ma bát đề”.
Nếu chư Bồ tát, chỉ diệt mọi huyễn, không lấy tác dụng, mà chỉ đoạn phiền não, đoạn hết phiền não, liền chứng vào thực tướng. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Đơn tu Thiền na”.
Nếu chư Bồ tát, trước lấy chí tĩnh, lấy tâm tu tịnh tuệ, chiếu mọi cảnh huyễn, liền ở trong đó, khởi ra hạnh Bồ tát. Tu tập hạnh Bồ tát này gọi là “Trước tu Sa ma tha, sau tu Tam ma bát đề”.
Nếu chư Bồ tát, lấy tuệ tịch tĩnh, lại hiện ra huyễn lực, thứ thứ biến hóa, độ các chúng sinh sau đoạn phiền não mà vào tịch diệt. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Trước tu Sa ma tha, giữa tu Tam ma bát đề, sau tu Thiền na”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức chí tĩnh, đoạn phiền não rồi, sau khởi ra diệu hạnh thanh tịnh của Bồ tát, độ mọi chúng sinh. Tu tập hạnh Bồ tát này gọi là “Trước tu Sa ma tha, giữa tu Thiền na, sau tu Tam ma bát đề”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức chí tĩnh, giữa tu đoạn phiền não ở tâm, lại độ chúng sinh, kiến lập thế giới. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là trước tu Sa ma tha, tề tu Tam ma bát đề, Thiền na”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức chí tĩnh, giúp phát sinh biến hóa, sau đoạn phiền não. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Tề tu Sa ma tha, Tam ma bát đề, sau tu Thiền na”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức chí tĩnh dùng giúp tịch diệt, sau khởi ra mọi tác dụng, biến hóa các cảnh giới. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Tề tu Sa ma tha, Thiền na, sau tu Tam ma bát đề”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức biến hóa, tùy thuận thứ thứ huyễn hóa, rồi lấy chí tĩnh. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Trước tu Tam ma bát đề, sau tu Sa ma tha”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức biến hóa, thứ thứ cảnh giới, rồi lấy tịch diệt. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Trước tu Tam ma bát đè, sau tu Thiền na”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức biến hóa, mà làm việc Phật, an trụ tịch tĩnh, mà đoạn phiền não. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Trước tu Tam ma bát đề, giữa tu Sa ma tha, sau tu Thiền na”.
Nếu chư Bồ tát, lấy tác dụng vô ngại của sức biến hóa, đoạn trừ phiền não, an trụ ở chí tĩnh. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Trước tu Tam ma bát đề, giữ tu Thiền na, sau tu Sa ma tha”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức biến hóa, khởi phương tiện tác dụng, tùy thuận với cả hai, chí tĩnh và tịch diệt. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Trước tu Tam ma bát đề, tề tu Sa ma tha, Thiền na”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức biến hóa, khởi thứ thứ tác dụng, để giúp cho chí tĩnh, sau đoạn phiền não. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Tề tu Tam ma bát đề, Sa ma tha, sau tu Thiền na”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức biến hóa, giúp cho tịch diệt, an trụ ở Tĩnh lự vô - Tác thanh tịnh. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Tề tu Tam ma bát đề, Thiền na, sau tu Sa ma tha”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức tịch diệt mà khởi chí tĩnh, trụ ở thanh tịnh. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Trước tu Thiền na, sau tu Sa ma tha”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức tịch diệt mà khởi tác dụng, tùy thuận tịch dụng ở hết tảy cảnh. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Trước tu Thiền na, sau tu Tam ma bát đề”.
Nếu chư Bồ tát, lấy tự tính của thứ thứ sức của tịch diệt, an trụ ở tĩnh lự mà khởi biến hóa. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Trước tu Thiền na, giữa tu Sa ma ta, sau tu Tam ma bát đề”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức tự tính vô tác của sức tịch diệt, khởi ra tác dụng cảnh giới thanh tịnh, rồi trở về tĩnh lự. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là trước tu Thiền na, giữa tu Tam ma bát đề, sau tu Sa ma tha”.
Nếu chư Bồ tát, lấy thứ thứ thanh tịnh của sức tịch diệt, mà trụ ở tĩnh lự, rồi khởi ra biến hóa. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là trước tu Thiền na, tề tu Sa ma tha, Tam ma bát đề”.
Nếu chư Bồ tát, lấy sức tịch diệt, giúp cho chí tĩnh mà khởi ra biến hóa. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Tề tu Thiền na, Sa ma tha, sau tu Tam ma bát đề.”
Nếu chư Bồ tát, lấy sức tịch diệt, giúp cho biến hóa, mà khởi cảnh tuệ của chí tĩnh trong sáng. Tu hạnh Bồ tát này, gọi là “Tề tu Thiền na, Tam ma bát đề, sau tu Sa ma tha”.
Nếu chư Bồ tát, lấy tuệ Viên Giác, viên hợp hết thảy, ở mọi tính, tướng, không lìa tính giác. Tu tập hạnh Bồ tát này, gọi là “Viên tu Biện Âm thứ tự tính thanh tịnh tùy thuận”.
Thiện nam tử! Đó gọi là 25 luân của Bồ tát. Hết thảy sự tu hành của Bồ tát là như thế.
Nếu chư Bồ tát và chúng sinh đời sau, tu theo những luận này, phải giữ phạm hạnh, tịch tĩnh, tư duy, cầu khẩn, thương xót, sám hối, trải qua 3 lần 7 ngày, ở 25 định luân này, đều nêu tên của mỗi luân, ghi riêng từng tờ giấy, gấp xếp lại thành nút, an trí nơi đạo tràng, rồi chí tâm cầu khẩn, thuận tay bốc một nút, y nơi khai thị trong nút, liền
biết được tu đốn hay tu tiệm, nếu thảy một niệm nghi ngờ, tức thì không thành tựu.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn, muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Biện Âm ông nên biết
Hết thảy chư Bồ tát
Tuệ thanh tịnh vô ngại
Đều y thiền định sinh
Đó là Sa ma tha
Tam ma đề, Thiền na
3 pháp tu đốn, tiệm
Có hai mươi lăm thứ
Mười phương chư Như Lai
Tu hành trong 3 đời
Đều cùng nhân pháp này
Mà được thành Bồ đề
Duy trừ người đốn giáo
Và chẳng tùy thuận pháp
Hết thảy chư Bồ tát
Và chúng sinh đời mạt
Thường phải trì luân này
Tùy thuận siêng tu tập
Nương sức Phật đại bi
Mau chóng chứng Niết Bàn. Chương 9: Tịnh Chư Nghiệp Chướng
Lúc đó, Bồ tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng, ở trong đại chúng, từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay mà bạch Phật rằng:
Đại bi Thế Tôn! Xin Ngài vì lũ chngs con, nói rộng về hành tướng nhân địa của Như Lai, những việc không thể nghĩ bàn, mà chư đại chúng, chưa từng được nghe, và thấy rõ công dụng của hết thảy cảnh giới, cần khổ trải hẳng hà sa kiếp của Đức Điều Ngự, như là một niệm. Bồ tát chúng con rất đỗi an ủi vui mừng. Bạch Thế Tôn! Bằng như giác tâm bản tính thanh tịnh, nhân ô nhiễm gì mà khiến chư chúng sinh mê muội không vào được? Kính xin Như Lai, vì tất cả chúng con, khai ngộ pháp tính, khiến đại chúng đây và chúng sinh đời sau, làm con mắt tương lại.
Nói như thế rồi, 5 vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế, trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn, bảo Bồ tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể vì chư Bồ tát và chúng sinh đời sau, hỏi về phương tiện như thế ở Như Lai. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông mà nói.
Khi đó, Bồ tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng vui mừng, vâng lời Phật dạy và chư đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử! Hết thảy chúng sinh, từ vô thủy trở lại, vì còn vọng tưởng, nên chấp có ngã, nhân, chúng sinh cùng thọ mệnh, nhận 4 điên đảo làm thể thực ngã. Do đó liền sinh 2 cảnh yêu, ghét ở thể hư vọng, lại chấp hư vọng, 2 vọng cùng nương nhau, sinh ra đường vọng nghiệp. Vì có vọng nghiệp nên vọng thấy lưu chuyển, người chán lưu chuyển, vọng thấy Niết Bàn. Do đó không thể nào vào được thanh tịnh giác. Không phải giác chống lại mọi người hay chứng vào, dù có người hay chứng vào, nhưng cũng không phải giác chúng vào. Thế nên, động niệm cùng tắt niệm, đều quy về mê muội. Bởi cớ gì? Vì có vô minh vốn khởi ra từ vô thủy, làm chủ tể mình. Thế nên hết thảy chúng sinh, sinh ra không có con mắt tuệ, mọi tính thuộc thân tâm đều là vô minh. Ví như có người, chẳng tự đoạn mệnh của mình. Vì thế nên biết, cái thuận với sở thích của “ngã”, thì ngã tùy thuận theo, cái không tùy thuận với ngã, liền sinh ra oán ghét. Vì tâm yêu ghét nuôi thêm vô minh, cứ tiếp nối, nên sự cầu đạo đều không thành tựu được.
Thiện nam tử! Thế nào là ngã tướng? Nghĩa là phần tâm chỗ chứng, ở mọi chúng sinh. Thiện nam tử! Ví như có người, tân thể điều hòa thích ý, bỗng quên cả thân thể. Một khi tứ chi uể oải, nhiếp dưỡng trái điều độ, thêm vào, dùng kim để chích, dùng ngải để cứu, thời biết có ngã. Vì thế tới lúc “chứng thủ” mới hiện ngã thể. Thiện nam tử! Tâm đó dù có chứng tới Như Lai rốt ráo biết rõ Niết Bàn thanh tịnh, đó đều là ngã tướng.
Thiện nam tử! Thế nào là nhân tướng? Nghĩa là phần tâm “ngộ chứng” ở mọi chúng sinh. Thiện nam tử! Tâm ngộ có ngã, chẳng lại nhận ngã. Chỗ ngộ chẳng phải ngã, ngộ cũng như thế. Ngộ đã vượt qua hết thảy chứng thì đều là nhân tướng. Thiện nam tử! Tâm đó dù chứng tới viên ngộ Niết Bàn, cũng đều là ngã, vì tâm còn vướng chút vi ngộ, dù chứng lý đầy đủ, cũng đều gọi là nhân tướng.
Thiện nam tử! Thế nào là chúng sinh tướng? Nghĩa là phần tâm tự chứng ngộ chỗ chẳng kịp được của mọi chúng sinh. Thiện nam tử! Ví như có người nói thế này: Ta là chúng sinh, thời biết người kia nói chúng sinh ấy, chẳng phải ở ta, cũng chẳng phải ở kia. Thế nào là chẳng phải ở ta? Vì ta là chúng sinh, thời chẳng phải ở ta. Thế nào là chẳng phải ở kia? Vì ta là chúng sinh, nên chẳng phải ta ở kia. Thiện nam tử! Chỉ vì tất cả chúng sinh, liễu chứng, liễu ngộ, đều là ngã và nhân mà phần tướng ngã nhân chỗ chẳng kịp ấy, còn có chỗ liễu, gọi là tướng chúng sinh.
Thiện nam tử! Thế nào là tướng thọ mệnh? Nghĩa là phần tâm chiếu thanh tịnh giác chỗ liễu của mọi chúng sinh. Hết thảy nghiệp trí, chỗ không tự thấy được, cũng như là bệnh căn. Thiện nam tử! Nếu ở tâm, chiếu thấy hết thảy giác ấy đều là trần cấu. Bởi phần giác và sở giác, đều không lìa trần. Ví như băng tan trong nước nóng, không còn phần, có băng khác và biết băng tan. Còn ngã và giác ngã cũng lại như thế.
Thiện nam tử! Chúng sinh đời mạt, chẳng liễu ngộ 4 tướng, tuy trải nhiều kiếp, cần khổ tu đạo, chỉ gọi là hữu vi, trọn không thể thành hết thảy Thánh quả. Thế nên gọi là đời mạt của chính pháp. Bởi cớ gì? Vì nhận hết thảy ngã là Niết Bàn. Ví có chứng có ngộ gọi là thành tựu. Như có người nhận giặc làm con, của báu trong nhà đó, trọn không thể thành tựu. Bởi cớ gì? Vì có ngã ái cùng ái Niết Bàn, nso núp ở căn của ngã ái, làm tướng của Niết Bàn. Neus có ghét ngã, cũng là ghét sinh tử. Vì không biết ái, thực là gốc của sinh tử, chỉ ghét riêng sinh tử, gọi là pháp không giải thoát. Tại sao biết được pháp chẳng giải thoát? Thiện nam tử! Chúng sinh đời mạt kia, những người tu tâp Bồ Đề, lấy chỗ vì chứng của mình, làm tự tanh tịnh, nên vẫn chưa thể hết được cội rễ của ngã tướng. Nếu lại có người tán thán pháp kia, liến sinh hoan hỷ, bèn muốn tế độ. Hoặc lại có người, phỉ báng chỗ sở đắc kia, liền sinh sân hận. Thời biết ngã tướng còn chấp trì bền chắc, tiềm phục nơi tạng thức, du hý ở các căn, từng không gián đoạn.
Thiện nam tử! Người tu đạo kia, vì không trừ được ngã tướng, thế nên không thể vào được thanh tịnh giác, Thiện nam tử! Nếu biết ngã không, không cả phần hủy ngã, nhưng vì còn có ngã thuyết pháp, thì ngã chưa đoạn trừ. Tướng chúng sinh, tướng thọ mệnh, cũng lại như thế. Thiện nam tử! Chúng sinh đời mạt thì nói bệnh làm pháp, thế nên gọi là kẻ đáng thương xót, tuy siêng năng tinh tiến, chỉ tăng thêm mọi bệnh. Thế nên không thể vào được thanh tịnh giác. Thiện nam tử! Chúng sinh đời mạt, không liễu ngộ rõ 4 tướng, lấy chỗ hiểu và tu hành của Như Lai, làm chỗ tu hành của mình nên trọn không thành tựu. Hoặc có chúng sinh, chưa được noislaf được , chưa chứng bảo là chứng. Thấy kẻ tiến hơn, tâm sinh tật đố. Bởi chúng sinh kia, chưa đoạn được ngã ái, thế nên không thể vào được thanh tịnh giác.
Thiện nam tử! Chúng sinh đời mạt, hy vọng được thành đạo, không mong cầu ngộ, chỉ chuộng ở nghe nhiều, để tăng trưởng phần ngã kiến. Phải nên siêng năng hàng phục phiền não, khởi tâm đại dũng mãnh, chỗ chưa được khiến được, chỗ chưa đoạn khiến đoạn, tất cả tham, sân, ái, mạn, xiểm khúc, tật đố, khi đối cảnh chớ để phát sinh, ngã nhân ái kia, hết thảy đều tịch diệt. Phật nói người đó, lần lượt được thành tựu, tìm bậc thiện tri thức, không đọa vào tà kiến. Nếu chỗ sở cầu còn sinh chút yêu ghét nào khác, thời không thể vào được bể thanh tịnh giác.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên, nên nói kệ rằng:
Tịnh Nghiệp ông nên biết
Hết thảy mọi chúng sinh
Đều do chấp ngã ái
Lưu chuyển vọng vô thủy
Chưa trừ 4 thứ tướng
Không thành tựu Bồ đề
Yêu ghét sinh ở tâm
Xiểm khúc còn mọi niệm
Thế nên nhiều mê muội
Không thể vào giác thành
Nếu trở về cõi ngộ
Trước bỏ tham sân si
Pháp ái chẳng vương tâm
Lần lượt sẽ thành tựu
Thân ta vốn chẳng có
Yêu ghét từ đâu sinh
Người này cầu thiện hữu
Trọn không đọa tà kiến
Cầu mà sinh phân biệt
Rốt ráo không thành tựu. Chương 10: Phổ Giác
Lúc đó, Bồ tát Phổ Giác, ở trong đại chúng, từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay mà bạch Phật rằng:
Đại bi Thế Tôn! Ngài đã nói về căn bệnh của thiền thật là thấm thía, khiến cho hết thảy đại chúng, được nghe những iệc chưa từng có, tâm ý chứng con đều rất đỗi vui mừng, được chỗ an ổn thật lớn lao. Bạch Thế Tôn! Chúng sinh đời mạt, cách Phật ngày một xa, hiền thánh lại ẩn náu, tà pháp càng xí thịnh, bậy nay phải khiến cho mọi chúng sinh, tìm đến những hạng người nào? Y vào pháp gì? Thực hành hạnh gì Trừ bỏ những bệnh gì Và phảo phát tâm như thế nào? Khiến cho những quần manh kia, không đọa vào tà kiến.
Nói như thế rồi, 5 vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế, trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Phổ Giác rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mơi có thể hỏi về cách tu hành như thế ở Như Lai, để hay ban cho hết thảy chúng sinh đời sau con mắt đạo ô úy, khiến cho tất cả chúng sinh kia, được thành Thánh đạo. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông nói.
Khi đó Bồ tát Phổ Giác vui mừng, vâng lời Phật dạy và chư đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử! Chúng sinh đời mạt, muốn phát tâm rộng lớn, những người muốn tu hành, tìm thiện tri thức, phải nên tìm người có hết thảy chính tri kiến. Người này, tâm hông trụ ở tướng, không đắm ở cảnh giới Thanh văn, Duyên giác, tuy hiện vào chốn trần lao mà tâm hằng thanh tịnh. Tỏ ra có mọi lỗi mà vẫn tán thán phạm hạnh, không để cho chúng sinh phải trái phạm luật nghi. Người cầu đọa như thế, tức được thành tựu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Chúng sinh đời mạt, thấy người như thế, nên phải cúng dường, không tiếc thân mệnh. Bậc thiện tri thức kia, ở trong 4 uy nghi, thường hiện thanh tịnh. Rồi đến lại thị hiện ra mọi thứ lỗi lầm, mà tâm cũng không sinh kiêu mạn. .Nữa là, lại như việc ăn uống, vợ con, quyến thuộc vậy ư? Thiện nam tử! Đối với thiện hữu kia, không khởi mối nghĩ xấu, tức hay rốt ráo thành tựu được chính giác, hoa lòng nở rộ, chiếu sáng cả mười phương cõi.
Thiện nam tử! Chỗ chứng diệu pháp của thiện tri thức kia là phải xa lìa 4 bệnh. Những gì là 4:
1. Tác bệnh: Nếu lại có người, làm lới nói như thế này: Bản tâm của tôi, làm thứ thứ hạnh, để mong cầu Viên Giác. Nhưng tính Viên Giác kia, vì không phải tạo tác mà có được, nên nói đó là bệnh.
2. Nhậm bệnh: Nếu lại có người làm lời nói như thế này: Lũ ta ngày nay, chẳng cần đoạn sinh tử, không cầu chứng Niết Bàn. Sinh tử và Niết Bàn, không sinh một niệm khởi diệt, phó mặc cho hết thảy chúng, nương theo mọi pháp tính, để mong cầu Viên Giác. Nhưng tính Viên Giác kia, vì không phải phó mặc mà có được, nên nói đó là bệnh.
3. Chỉ bệnh: Nếu lại có người làm lời nói như thế này: Ta nay tự tâm, dứt hết mọi niệm, được hết thảy tính, tịch niệm bình đẳng, để cầu Viên Giác. Nhưng tính Viên Giác kia, vì không phải do “chỉ” mà hợp được, nên nói đó là bệnh.
4. Diệt bệnh: Nếu lại có người làm lời nói như thế này: Ta nay đoạn hết thảy phiền não, thân tâm đều rốt ráo, không còn có chi, nữa là cảnh giới hư vọng của căn trần vậy ư? Hết thảy đều vắng lặng, để cầu Viên Giác. Nhưng tính Viên Giác kia, vì không phải do tướng vắng lặng mà có được, nên gọi đó là bệnh.
Lìa hết thảy 4 bệnh ấy, thời biết được thanh tịnh. Quán tưởng như thế, gọi là chính quán, nếu quán khác thế, gọi là tà quán.
Thiện nam tử! Chúng sinh đời mạt, kẻ muốn tu hành, phải nên hết mình, cúng dương bậc thiện hữu, thờ bậc thiện tri thức. Bậc thiện tri thức kia, muốn lại để thân cận, người tu hành ấy, phải đoạn phần kiêu mạn, nếu lại xa lìa phải đoạn sân hận, coi cảnh thuận nghịch, cũng giống như hư không. Phải tỏ rõ thân tâm này, rốt ráo đều bình đẳng, cùng hết thả chúng sinh, cũng cùng thể không khác. Người tu hành như thế, mới vào được Viên Giác.
Thiện nam tử! Chúng sinh đời mạt, không được thành đạo, bởi có hết thảy chủng tử yêu ghét, tự tha từ đời vô thủy, nên chưa được giải thoát. Nếu lại có người, coi kẻ oán kia, cũng như cha mẹ mình, tâm không có hai, tức trừ được mọi bệnh. Ở trong các pháp, yêu ghét tự tha, cũng lại như thế.
Thiện nam tử! Chúng sinh đời mạt, nếu muốn cầu Viên Giác, nên phải phát tâm, nói như thế này: Tất cả mọi chúng sinh, ở khắp mười phương hư không giới, tôi đều khiến cho họ, vào được Viên Giác cứu cánh, ở trong Viên Giác ấy, không có chúng sinh nào “thủ giác”. Trừ được hết thảy mọi tướng nhân ngã kia. Nếu phát tâm như thế, không đọa vào tà kiến.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn, muốn tuyên lại nghĩa trên, mà nói kệ rằng:
Phổ Giác ông nên biết
Mọi chúng sinh đời mạt
Muốn cầu thiện tri thức
Nên tìm người chính kiến
Tâm xa lánh nhị thừa
Trong pháp trừ 4 bệnh
Là tà, nhậm, chỉ, diệt
Thân cận không kiêu mạn
Xa lìa không sân hận
Thấy thứ thứ cảnh giới
Tâm sinh trưởng hiếm có
Như Phật lại ra đời
Không phạm phi luật nghi
Giới căn mãi thanh tịnh
Độ hết thảy chúng sinh
Vào Viên Giác cứu cánh
Không tướng ngã nhân kia
Thường y chính trí tuệ
Liền vượt được tà kiến
Chứng giác nhập Niết Bàn. Chương 11: Viên Giác
Lúc đó, Bồ tát Viên Giác, ở trong đại chúng, từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay, mà bạch Phật rằng:
Đại bi Thế Tôn! Ngài vì lũ chúng con, nói rộng về thứ thứ phương tiện của tịnh giác, khiến cho chúng sinh ở đời mạt, có được thêm phần lợi ích lớn. Bạch Thế Tôn! Chúng con hiện đã được khai ngộ, nhưng nếu sau khi Ngài nhập diệt, chúng sinh ở đời mạt, những người hãy chưa được ngộ, phải an trụ như thế nào, để tu tập cảnh giới thanh tịnh Viên Giác này? Ba thứ tịnh quán nào trong Viên Giác này, phải tu phép quán nào trước? Kính xin Phật dấy lòng đại bi, vì chư đại chúng và chúng sinh đời mạt, ban cho những lợi ích to lớn.
Nói như thế rồi, 5 vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế, trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Viên Giác rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể hỏi về phương tiện như thế ở Như Lai, để đem lại lợi ích lớn, ban cho mọi chúng sinh. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông nói.
Khi đó, Bồ tát Viên Giác vui mừng, vâng lời Phật dạy và chư đại chúng đều im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử! Hết thảy chúng sinh, nếu khi Phật còn tại thế, hay sau khi nhập diệt, hoặc ở thời mạt pháp, có mọi chúng sinh, đủ căn tính đại thừa, tin ở tâm Đại Viên Giác bí mật của Phật, yên ở nơi mà muốn phát tâm tu hành, nếu ở chốn già lam, nơi đồ chúng, vì có nhiều duyên sự, thì tùy phần tư duy quan sát như ta đã nói. Nếu lại không có nhân duyên ở việc lợi tha, thì nên kiến tạo đạo tràng, thiết lập từng kỳ hạn. Như thiết lập trường kỳ 120 ngày, trung kỳ 100 ngày, hạ kỳ 80 ngày, và phải an trí đạo tràng ở nơi thanh tịnh. Như thời Phật còn tại thế, chỉ nên chính tư duy. Nếu Phật diệt độ rồi, phải bài trí hình tượng, để tâm quan sát, mắt tưởng tượng sinh nhớ nghĩ chân chính, coi cũng như ngày Phật còn trụ thế. Trong nơi đạo tràng, phải trang trí phan phướn, phẩm vật hương hoa, ở 37 ngày đầu, chuyên đảnh lễ danh hiệu chư Phật khắp mười phương, cầu thương xót sám hối, gặp cảnh giới tốt được an tâm nhẹ nhàng. 37 ngày đã qua rồi, thời chỉ chuyên nhiếp niệm. Nếu gặp ngày đầu hạ, pháp 3 tháng an cư, nên làm pháp chỉ trụ của thanh tịnh Bồ tát, tâm thoát cảnh giới Thanh văn, không câu nệ ở đồ chúng. Đến ngày an cư, phải đối trước Phật, làm lời nói như thế này:
Con Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, tên là …, ở Bồ tát thừa, tu hạnh tịch diệt, cùng vào thật tướng trụ trì thanh tịnh, lấy Đại Viên Giác làm chốn già lam, thân tâm an cư nơi bình đẳng tính trí, vì tự tính Niết Bàn, thì không lệ thuộc vào nơi chốn. Nay con kính xin, không y vào luật Thanh văn, mà chỉ y vào Như Lai và Đại Bồ tát ở khắp 10 phương để an cư 3 thàng. Vì tu đại nhân duyên diệu giác vô thượng của Bồ tát nên không lệ thuộc vào đồ chúng.
Thiện nam tử! Đó gọi là pháo thị hiện an cư của Bồ tát. Nếu ngày trong 3 tháng đã mãn hạn, thời tùy ý ra đi mà không trở ngại.
Thiện nam tử! Nếu chúng sinh tu hành ở đời mạt kia, những người tu đạo Bồ tát ở trong 3 kỳ ấy, bằng không phải hết thảy cảnh giới chỗ đã nghe thời trọn không chấp nhận. Thiện nam tử! Nếu chúng sinh kia, tu Sa ma tha, trước lấy quán chí tĩnh, không khởi mọi niệm, khi tĩnh tới tột độ thời sinh ra giác. Tĩnh quán bước đầu như thế, trước từ một thân, rồi đến một thế giới. Giác cũng như thế. Thiện nam tử! Nếu giác biến mãn một thế giới, trong một thế giới ấy, có một chúng sinh nào, khởi một niệm gì, cũng đều hay biết. Trăm nghìn thế giới, cũng lại như thế. Bằng không phải hết thảy cảnh giới đã được nghe kia, thời trọn không chấp nhận.
Thiện nam tử! Nếu chúng sinh tu Tam ma bát đề, trước nên quán nhớ tưởng mười phương Như Lai và hết thảy Bồ tát ở mười phương thế giới, y vào thứ pháp môn mà lần lượt tu hành, kiên trì chính định, phát đại nguyện rộng lớn, tự huân thành chủng tử. Bằng không phải hết thảy cảnh giới chỗ đã nghe kia, thời trọn không chấp nhận.
Thiện nam tử! Nếu chúng sinh tu phép Thiền na, trước hết phải tu môn quán sổ tức, trong tâm biết rõ được giới hạn và đầu mối của mỗi niệm sinh, trụ dị, diệt, nó chu biến như thế trong 4 uy nghi, mà đều phân biệt được số của mỗi niệm rất rõ ràng. Rồi cứ tăng tiến lần lần tới đến được biết cả một giọt nước mưa rơi ở trăm ngàn thế giới, cũng như tận mắt nhìn thấy mọi vật chỗ thọ dụng. bằng khong phải hết thảy cảnh giới đã được nghe kia, thời trọn không chấp nhận. Đó là phương tiện bước đầu của 3 quán.
Nếu chư chúng sinh, siêng năng tinh tấn tu khắp cả 3 quán, liền gọi là Như Lai xuất hiện ở đời. Nếu mọi chúng sinh độn căn ở thời mạt pháp, tâm muốn cầu đạo mà không được thành tựu. Đều bởi nghiệp chướng, nên phải chuyên cần sám hối, thường khởi ra hy vọng, trước hết đoạn trừ ghét yêu, tật đố, xiểm khúc, cầu cho tâm tiến lên. Ba thứ tịnh quán này, tùy ý tu một quán. Nếu quán này không thành, lại tu tập quán kia, tâm không hề buông bỏ, phải cầu chứng lần lượt.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Viên Giác ông nên biết
Hết thảy mọi chúng sinh
Muốn cầu đạo vô thượng
Trước nên kết 3 kỳ
Sám hối nghiệp vô thủy
Trải qua 37 ngày
Rồi sau chính tư duy
Không đúng cảnh đã nghe
Rốt ráo đều không nhận
Sa ma tha chí tĩnh
Tam ma chính nhớ trì
Thiền na rõ sổ môn
Gọi là tam tịnh quán
Nếu hay siêng tu tập
Gọi là Phật xuất thế
Kẻ độn căn chưa thành
Thường nên sinh tâm sám
Hết thảy tội vô thủy
Mọi chướng đều tiêu tan
Cảnh Phật liền hiện tiền. Chương 12: Hiền Thiện Thủ
Lúc đó, Bồ tát Hiền Thiện Thủ, ở trong đại chúng, từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, quỳ dài chắp tay bạch Phật rằng:
Đại bi Thế Tôn! Ngài đã vì chúng con và chúng sinh đời mạt, khai thị rộng thêm những việc không thể nghĩ bàn như thế. Bạch Thế Tôn! Đề kinh của giáo đại thừa này tên là gì? Phải phụng trì kinh này như thế nào? Chúng sinh tu tập được những công đức gì? Khiến chúng con phải thủ hộ người trì kinh này như thế nào? Phải truyền bá giáo lý này đến những nơi chốn nào?
Hỏi như thế rồi, 5 vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế trước sau 3 lần.
Khi bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Hiền Thiện Thủ rằng: Tốt lắm thay! Tốt lắm thay! Thiện nam tử! Như các ông mới có thể vì chư Bồ tát và chúng sinh đời mạt, hỏi về danh tự, công đức của kinh giáo này như thế ở Như Lai. Ông nay nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông nói.
Khi đó, Bồ tát Hiền Thiện Thủ vui mừng, vâng lời Phật dạy, cùng cả đại chúng im lặng lắng nghe.
Thiện nam tử!! Kinh này là chỗ sở thuyết của trăm ngần vạn ức hà sa chư Phật, nơi thủ hộ của Như Lai trong cả 3 đời, nơi quy y của Bồ tát ở khắp 10 phương, và là nhãn mục thanh tịnh của 12 bộ kinh. Kinh này có tên là Đại Phương Quảng Viên Giác Đà La Ni, cũng gọi là Tu Đa La Liễu Nghĩa. Cũng gọi là Bí Mật Vương Tam Muội. Cũng gọi là Như Lai Quyết Định Cảnh Giới. Cũng gọi là Như Lai Tạng Tự Tính Sai Biệt. Ông nên phụng trì.
Thiện nam tử! Kinh này chỉ hiển về cảnh giới của Như Lai, duy có Phật Như Lai mới hay tuyên thuyết hết được. Nếu chư Bồ tát và chúng sinh đời mạt, y vào kinh này mà tu hành, tăng tiến lần lần, rồi cũng tới ngôi Phật. Thiện nam tử! Kinh này gọi là Đốn giáo đại thừa, đốn cơ chúng sinh, đều do đây mà khai ngộ. Kinh này cũng còn thu nhiếp hết thảy mọi phẩm loại thuộc tiệm tu chúng sinh. Ví như biển lớn, không nhường dòng sông nhỏ, cho đến nhỏ như loài mòng muỗi, lớn như thân A tu la, chúng uống nước đó, đều được sung mãn. Thiện nam tử! Ví, khiến có người, lấy thuần đồ thất bảo, chứa đầy ở 3 ngàn đại thiên thế giới, dùng để bố thí, cũng không bằng có người nghe tên và nghĩa một câu của kinh này. Thiện nam tử! Ví như có người giáo hóa hàng trăm hằng hà sa chúng sinh, được quả A la hán, cũng không bằng có người tuyên thuyết và phân biệt nửa bài kệ ở kinh này. Thiện nam tử! Nếu lại có người, nghe tên kinh này, lòng tin không ngờ vực, nên biết người đó, không phải đã trồng cội phúc tuệ ở một chư Phật, hay hai vị Phật, mà đã trồng mọi căn lành ở tận cùng hằng hà sa hết thảy mọi Phật, để nghe kinh giáo này. Thiện nam tử! Các ông phải bảo hộ, những người tu hành như thế, ở đời mạt pháp, chớ để cho các ác ma và ngoại đạo làm não loạn đến thân tâm họ, khiến họ phải thụt lùi.
Khi đó, trong chúng hội, có Hỏa Thủ Kim Cương, Tối Toái Kim Cương, Ni Lam Bà Kim Cương, .. cho đến các tám vạn thần Kim Cương, gồm quyến thuộc của chúng, liến từ chỗ ngồi đứng dây, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, mà bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu sau này, hết thảy chúng sinh đời mạt, có chúng sinh nào, hay trì Kinh Quyết định Đại thừa này, chúng con sẽ bảo hộ người ấy, cũng như bảo hộ con ngươi mắt vậy. Cho đến nơi chốn đạo tràng tu hành, Thần Kim Cương chúng con, tự lãnh cả đồ chúng, để sớm chiều giữ gìn, khiến cho chúng không thoái chuyển. Ngay đến nhà cửa của chúng, cũng không còn tai chướng, tật bệnh đều tiêu tan, của cải phong phú sung túc, thường không bị thiếu thốn.
Khi ấy, Đại Phạm Vương, 28 Thiên Vương và Tu Di Sơn Vương, Hộ Quốc Thiên Vương,… liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, mà bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng xin thủ hộ người trì kinh nà, thường khiến cho họ được an ổn, tâm họ không thoái chuyển.
Khi ấy, cũng có Đại Lực Quỷ Vương, tên là Cát Bà Trà, cùng với 10 vạn quỷ vương, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu 3 vòng, mà bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng xin giữ gìn người trì kinh này, túc trực bên họ sớm tối, để tâm họ không thoái chuyển. Chỗ ở của người đó, trong phạm vi một do tuần, nếu có quỷ thần nào xâm nhập cảnh giới ấy, chúng con sẽ khiến thân chúng phải nát như vi trần.
Phật nói kinh này rồi, hết thảy Bồ tát, tám bộ Thiên Long, Quỷ, Thần, cùng với quyến thuộc và Chư Thiên Vương, Phạm Vương, hết thảy đại chúng nghe Phật nói kinh xong, đều rất vui mừng, ai nấy đều tin theo, thọ trì phụng hành. KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC TU ĐA LA LIỄU NGHĨA
HẾT
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.135.231 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.