Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn Kinh [佛說文殊師利般涅槃經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn Kinh [佛說文殊師利般涅槃經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.21 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.18 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya) cùng với Đại Tỳ Kheo Tăng (Mahatā-bhikṣu-saṃgha) gồm tám ngàn người đến dự. Trưởng lão Xá Lợi Phất (Śāriputra), Ma Ha Mục Kiền-Liên (Mahā-Māudgalyāyana), Ma Ha Ca-Diếp (Mahā¬Kāśyapa), Ma Ha Ca-Chiên-Diên (Mahā-Kātyāyana) là bậc Thượng Thủ (Pramukha) của nhóm Chúng như vậy.
Lại có, nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát gồm sáu mười người, Bồ Tát Di Lặc (Maitreya) là bậc Thượng Thủ của một ngàn vị Bồ Tát đời Hiền Kiếp.
Lại có, Bồ Tát ở phương khác gồm một ngàn hai trăm người, Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara) là bậc Thượng Thủ.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở phần sau đêm, nhập vào Tam Muội (Samādhi), Tam muội ấy tên là Nhất Thiết Quang. Vào Tam Muội xong, nhấc thân đều phóng ánh sáng màu vàng ròng. Ánh sáng ấy rất đẹp đẽ, chiếu rừng KỳĐà giống như màu vàng ròng, xoay quanh trở lại chiếu vào phòng của Văn Thù (Mañjuśrī), hóa làm cái đài vàng bảy tầng, trên mỗi một đài có năm trăm vị Hóa Phật (Nirmāṇa-buddha) kinh hành trong Đài.
Thời trước cửa phòng của Văn Thù, tự nhiên hóa sinh năm trăm hoa sen bảy báu, tròn trịa như vành bánh xe, có bạc trắng làm cọng, A Mậu Tra Mã Não dùng làm đài ấy, châu báu đủ màu dùng làm tua hoa. Hoa ấy có ánh sáng chiếu soi Tịnh Xá của Đức Phật, từ Tịnh Xá tỏa ra, quay về nhập vào phòng của Văn Thù.
Khi ấy, trong Hội có vị Bồ Tát Ma Ha Tát tên là Bạt Đà Ba La. Khi điềm lành này hiện ra thời Bạt Đà Ba La liền đi ra khỏi phòng, lễ Tịnh Xá của Đức Phật, rồi đến phòng của A Nan (Ānanda), bảo A Nan rằng: “Ông nên biết thời! Đêm nay, Đức Thế Tôn hiện tướng Thần Thông, vì nhiêu ích chúng sinh cho nên nói Diệu Pháp(Saddharma). Ông hãy đánh chuông cảnh báo” .
Lúc đó, A Nan bạch rằng: “Đại Sĩ! Lúc này, Đức Thế Tôn nhập vào Định thâm sâu, chưa có Sắc Chỉ của Ngài thì làm sao tập hợp Chúng được?!”
Lúc nói lời này thời Xá Lợi Phất đến chỗ của A Nan, bảo rằng: “Này Pháp Đệ! Đây là lúc thích ứng để tập hợp Chúng” .
Bấy giờ, A Nan đi vào Tịnh Xá của Đức Phật, lễ Đức Phật, khoảng chưa ngẩng đầu lên thì trong hư không có tiếng nói bảo A Nan rằng: “Mau tập hợp chúng Tăng”.
A Nan nghe xong, liền rất vui vẻ, đánh chuông tập hợp Chúng. Như âm thanh này vang khắp nước Xá Vệ, bên trên vang đến Hữu Đỉnh (Akaniṣṭha: Sắc Cứu Cánh Thiên). Thích (Indra), Phạm (Brahma), Hộ Thế Thiên Vương (Loka-pāla-deva-rāja) cùng với vô số Thiên Tử (Devaputra) đem hương hoa của cõi Trời đến rừng Kỳ Đà.
Khi ấy, Đức Phật từ Tam Muội đứng dậy, tức liền mỉm cười, có ánh sáng năm màu từ miệng Phật tuôn ra. Khi ánh sáng này tuôn ra thời Tịnh Xá Kỳ Hoàn (Jetavana Anāthapiṇḍada-ārāma:tinh xá Kỳ Viên) biến thành Lưu Ly (Vaiḍurya) .
Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tửđi vào Tịnh Xá của Đức Phật, lễ Phật thì trên mỗi một đầu gối sinh năm hoa sen. Khi Văn Thù ở trước mặt Đức Phật chắp tay thời mười đầu ngón tay với các vạch trong lòng bàn tay hiện ra mười ngàn hoa sen màu vàng ròng, dùng rải tán trên Đức Phật. hóa thành cái lọng báu lớn bảy báu, treo các phướng phan, vô lượng chư Phật Bồ Tát ở mười phương ánh hiện trong cái lọng, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi lui ra trụ một bên.
Khi ấy, Bạt Đà Ba La liền từ chỗ ngồi, đứng dậy, chỉnh sửa quần áo, lễ Phật, quỳ thẳng lưng, chắp tay bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử đó đã từng gần gũi trăm ngàn chư Phật, tại Thế Giới Sa Bà (Sahā-loka-dhātu) này thi hành Phật Sự, ở mười phương diện biến hiện tự tại, về sau lâu dài sẽ Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa: nhập vào Niết Bàn)” .
Đức Phật bảo Bạt Đà Ba La: “Văn Thù Sư Lợi này có Đại Từ Bi, sinh ở nhà Bà La Môn Phạm Đức tại tụ lạc Đa La trong nước này. Khi sinh ra thời phòng ốc trong nhà hóa như hoa sen, từ hông phải của mẹđi ra, rơi xuống đất, nói năng như Đồng Tử cõi Trời, có cái lọng bảy báu đi theo che bên trên, đến gặp các Tiên Nhân cầu Pháp xuất gia, các Bà La Môn có 95 loại, các Luận Nghị Sư không thể đối đáp, chỉở chỗ của Ta xuất gia học Đạo, trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Śūraṃgama-samādhi). Dùng sức Tam Muội này cho nên ở mười phương diện: hoặc hiện mới sinh ra, xuất gia,m diệt độ, vào Bát Niết Bàn, hiện phân chia Xá Lợi, nhiêu ích chúng sinh. Như vậy Đại Sĩ trụ lâu dài nơi Thủ Lăng Nghiêm .
450 năm sau khi Đức Phật vào Niết Bàn thì sẽ đến núi Tuyết, vì 500 Tiên Nhân tuyên xướng diễn bày 12 Bộ Kinh, giáo hóa thành thục 500 Tiên Nhân khiến được Bất Thoái Chuyển, cho các Thần Tiên làm tượng Tỳ Kheo, bay lên không trung đến đất được sinh ra lúc trước (bản sinh địa), ở dưới cây Không Dã Trạch Ni Câu Đà, ngồi Kiết Già nhập vào Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Do sức của Tam Muội cho nên các lỗ chân lông trên thân tuôn ra ánh sáng màu vàng ròng. Ánh sáng ấy chiếu khắp mười phương Thế Giới hóa độ kẻ có Duyên. Năm trăm Tiên Nhân đều thấy lửa từ lỗ chân lông trên thân tuôn ra. Lúc đó, thân Văn Thù Sư Lợi như núi vàng tía, cao đúng một trượng sáu (16/3 m), hào quang tròn nghiêm hiển, mặt đều một tầm (8/3 m). Ở bên trong hào quang tròn có 500 vị Hóa Phật, mỗi một vị Hóa Phật có 5 vị Hóa Bồ Tát dùng làm Thị Giả (Ante-vāsin). Mão của Văn Thù ấy được nghiêm sức bằng báu Tỳ Lăng Già (Śakrābhilagna-maṇi-ratna: năng thắng bảo) có 500 loại màu sắc, trong mỗi một màu có mặt trời, mặt trăng, các vì sao (tinh thần), các cung Trời Rồng, việc hiếm thấy của chúng sinh trong Thế Gian… đều hiện ở bên trong, Bạch Hào (Ūrṇa: sợi lông mày trắng) ở tam tinh xoay theo bên phải uyển chuyển tuôn ra Hóa Phật nhập vào trong lưới ánh sáng, nhấc thân thì mỗi một ngọn lửa của ánh sáng nối tiếp nhau rực sáng, trong mỗi một ngọn lửa có năm viên ngọc Ma Ni, mỗi một viên ngọc Ma Ni đều có ánh sáng khác nhau, màu sắc khác nhau rất rõ ràng, trong mọi màu sắc ấy có Hóa Phật Bồ Tát chẳng thể nói đủ. (Văn Thù Sư Lợi) tay trái cầm cái bát, nay phải nâng giữ Kinh Điển Đại Thừa (Mahā-yāna). Hiện tướng này xong thì lửa ánh sáng đều diệt, hóa thành bức tượng Lưu Ly. Ở trên tay trái có mười Phật Ấn (Buddha-mudra), trong mỗi một Ấn có mười tượng Phật, nói tên gọi của Phật mỗi mỗi rõ ràng. Ở trên tay phải có bảy Phật Ấn, trong mỗi một Ấn có bảy tượng Phật, tên gọi của bảy Đức Phật mỗi mỗi rõ ràng. Bên trong thân, ở trái tim có tượng vàng ròng, ngồi Kiết Già, cao đúng một trượng sáu xích (16/3 m) ngay trên hoa sen, bốn phương đều hiện”.
Đức Phật bảo Bạt Đà Ba La: “Văn Thù Sư Lợi đó có vô lượng Thần Thông, vô lượng biến hiện, chẳng thể ghi chép đủ. Nay Ta lược nói, vì chúng sinh mù tối ở đời vị lai, nếu có chúng sinh chỉ nghe tên của Văn Thù Sư Lợi sẽ trừ bỏđược tội sinh tử trong của 12 ức kiếp. Nếu người lễ bái cúng dường thì đời đời, nơi sinh ra thường sinh vào nhà của Phật là nơi được Uy Thần của Văn Thù Sư Lợi hộ giúp. Chính vì thế cho nên chúng sinh cần phải siêng năng cột buộc niệm, niệm tượng Văn Thù.
Pháp niệm tượng Văn Thù: mỗi mỗi quán sát đều khiến cho thật rõ ràng. Nếu chưa được thấy thì nên tụng trì Thủ Lăng Nghiêm, xưng tên của Văn Thù Sư Lợi một ngày cho đến bảy ngày thì Văn Thù ắt đi đến chỗ của người ấy.
Nếu lại có người bị Nghiệp đời trước (túc nghiệp) ngăn che thì trong mộng được thấy.
Nơi thân hiện tại, nếu cầu Thanh Văn (Śrāvaka). Do thấy Văn Thù Sư Lợi cho nên được Tu Đà Hoàn (Srota-āpanna) cho đến A Na Hàm (Anāgāmin).
Nếu người xuất gia thấy Văn Thù Sư Lợi, đã được nhìn thấy cho nên một ngày một đêm thành A La Hán (Arhat) .
Nếu có người tin tưởng Kinh Điển Phương Đẳng (Vaipulya) thâm sâu thì Pháp Vương Tử (Dharma-rāja-putra) đó ở trong Thiền Định vì người ấy nói Pháp sâu xa. Vì người loạn Tâm ở trong mộng ấy, nói nghĩa chân thật khiến cho người ấy bền chắc, được Bất Thoái Chuyển nơi Đạo vô thượng”.
Đức Phật bảo Bạt Đà Ba La: “Văn Thù Sư Lợi này, nếu có người nghĩ đến, hoặc người muốn cúng dường tu Phước Nghiệp tức tự hóa thân làm chúng sinh nghèo túng, cô độc, khổ não đến trước mặt Hành Giả. Nếu có người niệm Văn Thù Sư Lợi thì nên thực hành Tâm Từ (Maitra-citta). Người thực hành Tâm Từ tức là được thấy Văn Thù Sư Lợi. Thế nên người Trí nên quán sát kỹ lưỡng 32 tướng, 80 chủng tử của Văn Thù Sư Lợi. Người tác Quán đó, do sức của Thủ Lăng Nghiêm cho nên sẽ mau chóng được thấy Văn Thù Sư Lợi.
Tác Quán này gọi là Chính Quán, nếu quán khác thì gọi là Tà Quán .
Sau khi Đức Phật diệt độ, tất cả chúng sinh nếu có ai được nghe tên của Văn Thù Sư Lợi, nhìn thấy hình tượng thì trong trăm ngàn Kiếp chẳng bị rơi vào đường ác. Nếu có người thọ trì, đọc tụng tên của Văn Thù Sư Lợi, giả sử có chướng nặng nề cũng chẳng bị rơi vào lửa mạnh cực ác trong A Tỳ (Avīci), thường sinh vào cõi nước thanh tịnh ở phương khác, gặp Phật nghe Pháp, được Vô Sinh Nhẫn (Anutpattika-kṣānti)”.
Khi nói lời này thời 500 Tỳ Kheo xa lìa bụi dơ, thành A La Hán. Vô lượng chư Thiên phát Tâm BồĐề, nguyện thường theo hầu Văn Thù Sư Lợi.
Lúc đó, Bạt Đà Ba La bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Xá Lợi của Văn Thù này thì ai đang ở bên trên, dựng tháp bảy báu?”
Đức Phật bảo Bạt Đà Ba La: “Hương Sơn (Gandha-mādana) có tám Đại Quỷ Thần tự mình sẽ nâng đưa (Xá Lợi) để trên đỉnh núi Kim Cương trong Hương sơn. Vô lượng các Trời, Rồng, Thần, Dạ Xoa thường đến cúng dường. Khi Đại Chúng tập hội thời tượng luôn phóng ánh sáng. Ánh sáng ấy diễn nói nhóm Pháp Khổ (Duḥkha), Không (Śūnya), Vô Thường (Anitya) Vô Ngã (Anātman, hay Nir-ātman) .
Này Bạt Đà Ba La! Vị Pháp Vương Tử này được thân chẳng hoại. Nay Ta nói cho ông, ông nên thọ trì cho tốt, rộng vì tất cả các chúng sinh nói” .
Khi nói lời này thời các Đại Bồ Tát của nhóm Bạt Đà Ba La, các Đại Thanh Văn của nhóm Xá Lợi Phất, tám Bộ Trời Rồng…nghe điều Đức Phật đã nói, đều rất vui vẻ, lễ Phật rồi lui ra.
PHẬT NÓI KINH VĂN THÙ SƯ LỢI BÁT NIẾT BÀN _Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.132.6 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập