Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Cự Lực Trưởng Giả Sở Vấn Đại Thừa Kinh [佛說巨力長者所問大乘經] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Phật Thuyết Cự Lực Trưởng Giả Sở Vấn Đại Thừa Kinh [佛說巨力長者所問大乘經] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.2 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.26 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Trưởng Giả Cự Lực Hỏi Về Đại Thừa

Kinh này có 3 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Tâm Nhãn

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phật bảo trưởng-giả:
Các chúng sanh này
Ở trong nhiều kiếp
Tích tập các pháp
Là: tham, sân, si
Kiến, mạn, nhi, hối
Với các cảnh dục
Tiếp xúc đắm mê
Sáng trưa chiều tối
Không bao giờ dứt
Chưa từng tu tập
Tịch diệt tĩnh lự
Nguồn khổ sinh tử
Cũng không quán sát
Không biết thế gian
Là tướng sinh diệt
Không có tự thể
Hoàn toàn là không
Chỉ do tham ái
Gieo trồng tích tập
Mượn nhân duyên sinh
Hòa hợp tựa có
Nhân duyên chấm dứt
Rốt cùng tán diệt
Do gốc Vô-minh
Lại sanh tham ái
Góc ngọn tương tục
Như kiến bò quanh.
Với xuất thế gian
Trong lý chân thật
Chư Phật, Bồ-tát
Cảnh giới thanh tịnh
Không có nhị biên.
Hướng vào ái lạc
Như vậy là người
Bị ngu si che
Trong biển sanh tử
Bồng bềnh trôi nổi
Ngũ-trần huyễn tướng
Tâm nhiều nhiễm trước
Say loạn điên đảo
Mãi không tĩnh giấc.
Nếu có chúng sanh
Thiện căn thành thục
Tự nhiên thân cận
Những thiện-tri-thức
Tâm thường tu tập
Hành hạnh nhị lợi
Với các tăng-thượng
Nhân, ngã, chúng sanh
Có thể thuyết pháp
Phát tâm hy hữu
Ưa thích cúng dường
Không sinh kiêu mạng
Với công đức Phật
Thậm thâm vi-diệu
Cảnh không nghĩ bàn
Không nghi, phỉ báng
Cũng không với những:
Trong cảnh ngũ-trần
Hư vọng mê chấp
Khởi lên tham ái
Không làm nhiều tội
Nhân khổ sinh diệt
Ngày đêm tinh cần
Tư duy chân-đế
Tăng các thắng-hạnh
Tập pháp thí đẳng
Thường vui đọc tụng
Kinh điển Đại-thừa
Tâm không tà niệm
Không có dị tưởng.
Pháp thiền an vui
Phạm hạnh thanh tịnh
Trưởng dưỡng pháp thân
Và tư-huệ mạng
Không cùng người si
Nhiễm trước thế gian
Chỉ nghĩ uống ăn
Sắc thân, tài sản
Vui đắm ngũ-dục
Không thường chán bỏ
Không biết gốc khổ
Không cầu giải thoát
Theo các ngoại đạo
Biết tà, nghĩ tà
Chánh niệm không sinh
Không tuệ chân thật
Như nói có ngã
Ao báu thanh tịnh
Nếu có chúng sanh
Vào trong tắm rửa
Bơi lội vui đùa
Là người như vậy
Không lâu sẽ được
Sanh lên chư thiên.
Như vậy ngu si
Chấp các dị kiến
Không hiểu nhân quả
Truy cầu tà-vọng
Điên đảo chánh lý
Tu hạnh bất tịnh
Nhân ác, quả khổ
Không được giải thoát
Này các trưởng-giả!
Phải nên hiểu biết
Nhân quả thế gian
Hư giả hòa hợp
Như người tượng gỗ
Làm các sự nghiệp
Mà ở trong đó
Không sinh kiêu mạn
Kho tiền châu báu
Tôn vinh xa xỉ
Như thấy cảnh mộng
Biết rồi là không
Mà những người ngu
Không biết việc này
Sanh diệt huyễn hóa
Tánh vốn thanh tịnh
Đối với thế gian
Chấp là thường-hữu
Vì lý do gì?
Vì do vô thủy
Khởi tham sân si
Trói buộc không xả
Thuận, nghịch, vui, giận
Không có dừng nghỉ
Oan gia cừu thù
Luôn luôn gặp nhau
Quyến thuộc rộng lớn
Tài sản phong phú
Gần gũi thân cận
Cùng nhau vui chơi
Tăng trưởng tham ái
Nhân đó làm khổ.
Về sau bần cùng
Tài vật tán mất
Trái ngược, biệt ly
Buồn rầu khổ não
Khởi nhiều tranh tụng
Và kết oan gia
Đến tuổi quá già
Thêm nhiều loại khổ
Hình sắc tiều tụy
Các căn suy yếu
Bằng hữu quyến thuộc
Họ đều xa lánh.
Thanh niên trai tráng
Đam mê ngũ-dục
Không thích tu hành
Không nghĩ nhàm chán
Già bệnh xâm nhập
Lo lắng buồn phiền
Thân hoại mạng chung
Đọa xuống địa ngục
Ngưu-đầu giam giữ
Đau khổ chua cay
Vô phương cứu giúp
Trải qua nhiều kiếp
Địa ngục chấm dứt
Sanh làm ngạ-quỉ
Đầu như núi lớn
Cổ nhỏ như kim
Không được ăn uống
Chỉ da bọc xương
Nghiệp ngạ-quỉ hết
Làm loài súc-sanh
Mang lông, vảy, cánh
Bơi lội, bay nhảy
Bị lưới bổ vay
Lầm lượt tóm bắt
Kinh sợ hoảng hốt
Trốn chạy không được
Roi gậy đập đánh
Trả nghiệp đời trước.
Nghiệp-súc-sanh hết
Hoặc sanh làm người
Bần cùng ty tiện
Các căn không đủ
Tiền của thiếu thốn
Quá nhiều khổ bệnh
Nếu sanh phú quí
Phước tuệ trái nghịch
Sở hữu tài sản
Không thể thọ dụng
Hoặc nhiều sân hận
Tự tâm thường khổ
Hoặc bệnh nhiễm nặng
Mà bị chết yểu
Quả báo như vậy
Do tham, sân, si
Chỗ tạo tác đó
Như tằm kéo tơ
Tự trói buộc mình
Như con thiêu thân
Bị lửa đốt cháy
Thân tâm bức não
Không có tạm yên
Ác nghiệp dẫn dắt
Vãng lai không trụ
Vào ba đường ác
Như dạo xem vườn
Gặp nhiều đau khổ
Tâm không hối tiếc
Không cầu giải thoát
Cũng không chán bỏ
Thọ các tội báo
Khó kham khó nhẫn
Quạnh hiu tăm tối
Vào đúng lúc ấy
Không chút than vãn.
Cha mẹ, vợ con
Tất cả quyến thuộc
Không thể thế nhau
Duy chỉ chính mình
Thọ nhiều tai ương
Từ khổ đến khổ
Không có chấm dứt
Nhân duyên như vậy
Đều do chúng sanh
Vô thủy vô-minh
Tương tục phát khởi
Tham sân trói buộc
Động thân, khẩu, ý
Tạo quá nhiều tội
Chưa hiểu tội lỗi
Nghiệp nhân ba cõi
Niệm niệm tăng trưởng
Này các trưởng-giả!
Nếu có chúng sanh
Chí ưa tịch tĩnh
Mong cầu xuất ly
Với tâm sở duyên
Nhiễm, tịnh bình đẳng
Tự nhiên sẽ được
Nghiệp chướng tiêu dần
Xa lìa luân hồi
Quả báo tạp ác.
Gặp chánh pháp Phật
Tin vui tu tập
Dần dần điều phục
Các:tham, sân, si
Cũng khéo quán sát
Hiểu biết sắc thân
Như huyễn như mộng
Như điện, như bọt
Rốt ráo tìm cầu
Thấy chỗ không thực.
Những người có trí
Phải biết như vậy
Quán sát chân đế
Ngã pháp giai không
Gặp được chư Phật
Với chơn thiện pháp
Tuần tự tu hành
Thí đăng thắng-hạnh
Tích tập vi-diệu
Tăng thượng chánh-pháp
Xả bỏ tánh phàm
Liền thành giống thánh
Ví như hòn núi
Chứa đất mà thành
Lại như giọt nước
Nhiễu dần đầy bình
Này Thiện-nam tử!
Với Phật giáo thừa
Trong thật sự lý
Kham nhẫn được vui
Với vị đạo đời
Không nên nhiễm trước
Xả pháp hư vọng
Chứng tánh chơn thực
Lìa khổ sanh tử
Được vui không sợ
Ngộ sắc tướng này
Giống như loáng nắng
Thật tình hư vọng
Thể tánh không thực
Quán sát như vậy
Tự tướng các pháp
Tâm không điên đảo
Cứu cánh giải thoát
Tên ấy gọi là
Tánh Bồ-tát thừa
Khéo giỏi an lạc
Tất cả chúng sanh
Theo hạnh của Phật
Tùy thuận tu giác
Mỗi mỗi hạnh nguyện
Luôn luôn tinh tấn
Tâm không tối chuyển
Mau chóng tu tập
Không có biếng bỏ
Tự hành bố thí
Lục-ba-la-mật
Không mong đền đáp
Tam-luân thể không
Nhị-duyên diệt mất
Hoặc đến sau này
Tất đều không hối
Các căn mật hộ
Không phạm tịnh-giới
Oan cừu hiện tiền
Cũng không báo trả.
Đầu, giữa, cuối đêm
Dõng mãnh tinh tấn
Lìa xa nghi phiền
Dừng mọi tán loạn
Với phẩm thiện ác
Đủ lực nghĩ trọn
Thân-nghiệp thanh tịnh
Thường hiện luật nghi
Giọng nói nhỏ nhẹ
Hài hòa mọi người
Lục-thức vắng lặng
Tuyệt các giác quan
Đối với chư Phật
Sở hữu tối-thượng
Pháp sâu vi-diệu
Có thể hội nhập
Dùng trí thiện xảo
Nhiếp thọ chúng sanh
Tùy căn cơ đó
Phương tiện diễn thuyết
Mỗi mỗi ngộ nhập
Pháp môn giải thoát
Khi ấy trưởng-giả Cự-lực cùng 500 trưởng-giả nghe pháp xong, tâm họ hết sức vui mừng, nhờ nghe pháp ấy mà họ đạt được pháp-nhẫn thậm thâm, nhẫn tối đại, nhẫn Vô-thượng, liền đứng dậy, nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ sát chân Phật rồi đứng sang một bên. Trưởng-giả Cự-lực và 500 trưởng-giả đồng lượt bạch Phật rằng:
- Kính thưa Thế Tôn! Từ trước đến nay chúng con chưa bao giờ nghe pháp thậm thâm vi-diệu. Hôm nay, chúng con gặp đấng Vô-thượng-giác là người đầy đủ nhất thiết trí, là người ban bố đại pháp khắp thế gian. Chúng con được nghe diệu-pháp như vậy nên mới hiểu rõ các pháp thế gian chỉ là thiết lập giả hợp, như huyễn mộng… cuối cùng chung qui là không. Chúng con đều ngộ nhập vô-sinh pháp-nhẫn, phát tâm Chánh-đẳng-chánh-giác và chúng con nguyện vào tương lai sẽ như đức Thế Tôn ngày hôm nay, có thể ở trong vô lượng đại chúng, nhơn, thiên, cất tiếng rống sư tử hiển thị pháp âm vi-diệu thanh tịnh, làm lợi ích an lạc cho tất cả chúng sanh.
- Kính thưa Thế Tôn! Chúng con rất vui muốn nói kệ tán thán, nguyện xin Như Lai cho phép. Rồi họ đứng trước Phật nói kệ:
Tướng sắc vàng vi-diệu
Tối-thắng không gì bằng
Dùng âm thanh diệu dàng
Diễn xướng nghĩa chân thật
Xưa tu hạnh Bồ-tát
Thọ mạng không thể lường
Tất cả các chúng sanh
Thấy nghe đều hoan hỷ
Công đức tụ thanh tịnh
An ổn trong đạo tràng.
Ví như vua mặt trời
Thường trụ chỗ hư không
Đều do thời xa xưa
Hành bố thí rộng lớn
Cho : Kim ngân báu vật
Voi, ngựa, và xe cộ
Cả đầu, mắt, tũy, não
Nào thành nước, vợ con
Làm những việc khó làm
Bố thí được viên mãn
Đã dùng sức bổn nguyện
Thị hiện ứng hóa thân
Mãi mãi không gián đoạn
Vượt qua hằng hà kiếp
Đại bi không nghĩ bàn
Thương mến các chúng sanh
Ban pháp thí cam lồ
Trừ não được trong mát.
Chúng con từ nhiều kiếp
Lưu chuyển trong nhiều cõi
Tham ái với tài sản
Và vợ con, quyến thuộc
Ít phước không trí tuệ
Không phát tâm Bồ-đề
Nhiễm trước vào danh vọng
Cùng ngũ-dục lạc thú.
Chúng con mừng còn phước
May mắn gặp Thế Tôn
Nghe nghĩa vi-diệu này
Biết rõ pháp hư huyễn
Tất cả được giải thoát
Tâm mọi người an ổn
Xin Phật cho chúng con
Xuất gia làm Sa-môn
Nguyện hết thảy chúng sanh
Ngộ tận pháp môn này
Không nhiễm vui thế gian
Mau thành đạo Bồ-đề.
Trưởng-giả Cự-lực và các vị trưởng-giả nói kệ xong, mỗi người thành kính đảnh lễ đức Phật, xin xuất gia. Đức Phật đồng ý.
Bấy giờ, Đức Phật trên tòa mỉm cười vui vẻ, dùng sức oai đức hiện đại thần thông.
Trên khuôn mặt của ngài hiện ra vô số hào quang, ánh hào quang đủ loại màu sắc giống như nhiều loại ánh sáng châu báu phản chiếu nhau như: màu xanh, màu vàng, màu đỏ, xanh lá cây, màu tím, ngọc pha lê, màu vàng ròng. Ánh hào quang ấy phóng ra chiếu khắp vô lượng, vô biên A-tăng-kỳ thế giới không thể nghĩ bàn. Lên đến thế giới Phạm-thiên, chỗ có ánh sáng mặt trời, mặt trăng và ánh sáng thân chư thiên, tất cả đều bị che phủ không thể hiển hiện. Ánh hào quang chỉ chiếu sáng một nơi như thế, mà tất cả chúng sanh đều tiếp xúc được, không ai mà không vui. Ác nghiệp tội chướng của chúng sanh được tiêu trừ. Người mù có thể thấy, người điếc có thể nghe, người què có thể đi, người câm có thể nói, người đói có thể no đầy, người trần truồng được áo quần. Hữu tình được tháo bỏ gông cùm lao ngục, không có các ác, thánh cảnh hiện tiền.
Khi ấy, trong hội đại chúng trời, người thấy ý vui vẻ kỳ lạ chưa từng có và nói lên rằng: “Vì nhân duyên gì mà hiện tượng này?”. Mọi người phát tâm đứng dậy, nhiễu quanh Phật trăm, nghìn lần, cung kính lễ bái cúng dường tán thán rồi lui đứng một bên. Trong chúng Tôn giả A-nan bày vai bên hữu, gối phải quì xuống đất, cúi mình cung kính bạch Phật rằng:
- Kính thưa Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Thế Tôn hiện tướng kỳ lạ đẹp đẽ ấy. Tất cả chúng hội đều có sự nghi ngờ, ai ai cũng bảo rằng: “Đức Thế Tôn khi mỉm cười là luôn luôn có nhân duyên”. Hôm nay, Như Lai hiện tướng lạ này chắc có nguyên nhân. Nguyện Như Lai, bậc Ứng-cúng, Chánh-đẳng-chánh-giác, đại từ đại bi vì chúng con, Thế Tôn tựu trang nghiêm và tuyên thuyết mỗi loại thiện sự. Chúng con rất vui muốn nghe.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan rằng:
- Hôm nay, Như Lai hiện tướng đẹp đẽ này vì muốn tuyên thuyết cho trưởng-giả Cự-lực và 500 trưởng-giả, để họ ngộ vô-sanh pháp-nhẫn, phát tâm Chánh-đẳng-chánh-giác, tuần tự hội đủ nhân duyên sẽ thành Phật. Này A-nan, hãy lắng nghe! Các vị trưởng-giả này đã ở trong trăm ngàn kiếp quá khứ vô lượng của Phật, mỗi người đều thân cận cung kính cúng dường lễ bái, tôn trọng tán thán, được nghe pháp nghĩa chân thật tối-thượng như vậy. Họ tiêu trừ nghiệp chướng xa lìa tam-đồ. Với trăm ngàn kiếp thường sanh nhơn, thiên và thọ pháp lạc thắng diệu; cho đến nay họ được tài sản giàu có phong phú đồ sộ, có nhiều quyến thuộc, phước tuệ tôn nghiêm, được mọi người ái kính. Tất cả đều do đời trước có sức gieo trồng thiện căn vậy! Nay đến đời của Ta, họ lại được nghe nghĩa pháp thâm sâu. Này A-nan! Trưởng-giả Cự-lực và các vị trưởng-giả kia vào đời tương lai họ sẽ gặp Di Lặc Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Khi gặp vị Phật ấy họ lại nghe được diệu-pháp đại-thừa thanh tịnh, giỏi có thể tinh tấn tu tập hạnh Bồ-tát-thí… đẳng Lục-ba-la-mật, có thể ở trong mười phương thân cận lễ bái, cung kính cúng dường, tôn trọng tán thán vô lượng chư Phật, cũng gặp được chư Phật trong hiền kiếp. Phật Thế Tôn đó cũng lại tuyên thuyết pháp nghĩa đại-thừa vi-diệu. Họ nghe rồi thọ trì và vì mọi người, họ lần lượt diễn thuyết chỉ dạy lợi hỷ vô lượng cho chúng sanh. A-nan! Trưởng-giả Cự-lực sau khi trải qua 500 kiếp, thường sinh vào các quốc độ của Phật, tu hành nhiều cách hội ngộ nhiều vị Phật, làm những việc cúng dường nhưng không thấy mình làm. Sau cùng, họ thành Chánh-đẳng-chánh-giác, tất cả đồng một hiệu là: Kiết Tường Tạng Như Lai, Ứng-chánh-đẳng-chánh-giác, Minh-hạnh-viên-mãn, Thiện-thệ-thế-gian-giải, Vô-thượng-trượng-phu-điều-ngự-sỹ, Thiên-nhơn-sư, Phật Bạt-già-phạm. Cõi nước trang nghiêm an ổn phong lạc, chánh pháp, tượng pháp thọ mạng nhiều đời, tất cả đều đồng đẳng. Họ thuyết pháp độ chúng sanh không thể đếm được.
Khi ấy, Tôn giả A-nan và đại chúng nhơn, thiên nghe Phật Thế Tôn khéo nói pháp nghĩa vi-diệu như vậy, tất cả liền tán thán bạch với đức Phật rằng:
- Kính thưa Thế Tôn! Kinh này nên đặt tên gì? Chúng con thọ trì ra sao?
Phật bảo A-nan:
- Kinh này đặt tên là: Kinh trưởng-giả Cự-lực hỏi về đại-thừa. Các ông cứ theo đó thọ trì.
Phật thuyết kinh xong. Tôn giả A-nan cùng Bồ-tát, Tỳ-kheo và trưởng-giả Cự-lực với tất cả: thế gian, thiên, nhơn, A-tu-la, Càn-thát-bà…nghe Phật nói đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.
Hết quyển hạ

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 3 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.93.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập