Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như vậy Tôi nghe. Một thời Đức Phật trụ trong núi Kỳ Xà Quật tại thành Vương Xá cùng với chúng Đại Tỳ Kheo gồm một ngàn hai trăm người đến dự.
Bồ Tát gồm một vạn người. Tên các vị ấy là: Trí Quang Bồ Tát, Pháp Quang Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát, Nhật Quang Bồ Tát, Vô Biên Quang Bồ Tát, nhóm Bạt Đà Bà La….
Mười sáu Chính Sĩ như Bản Sở Tu Hành của Văn Thù Sư LỢi. Lại có sáu mươi Bồ Tát như Bản Sở Tu Hành của Di Lặc Bồ Tát
Đây là nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát trong đời Hiền Kiếp.
Bấy giời Đức Thế Tôn cùng với vô ương số Đại Chúng vây quanh, rồi vì họ nói Pháp.
Khi ấy trong Hội có vị Bồ Tát tên là Tư Vô Lượng Nghĩa liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh sửa quần áo, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, đem mọi loại hoa báu rải trên Đức Phật, khen Đức Phật… dâng lên xong, chắp tay bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Con muốn thưa hỏi. Nguyện xin Đức Thế Tôn thương xót nghe hứa”
Đức Phật bảo Tư Vô Lượng Nghĩa Bồ Tát rằng:”Ông hãy thưa hỏi”
Tư Vô Lượng Nghĩa Bồ Tát bạch Phật rằng:”Thế Tôn :”Thế nào là Bồ Tát tu Tâm Bồ Đề ? Điều gì là Tâm Bồ Đề ?”
Đức Phật bảo Tư Vô Lượng Nghĩa Bồ Tát:”Bồ Tát tu Tâm Bồ Đề chẳng phải ở chúng sinh. Tâm Bồ Đề chẳng thể được. Tâm này chẳng phải Sắc, chẳng phải Kiến. Pháp cũng không có đắc. Tại sao thế ? Vì chúng sinh trống rỗng (Không:’Sùnya)”
Tư Vô Lượng Nghĩa Bồ Tát bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Pháp Tướng thâm sâu như vậy. Bồ Tát nên tu hành thế nào?”
Đức Phật bảo Tư Vô Lượng Nghĩa Bồ Tát:”Này Thiện Nam Tử ! Tâm BỒ Đề (Bodhi-citta) chẳng phải có, chẳng phải tạo làm, lìa nơi văn tự. Bồ Đề tức là Tâm, Tâm tức là chúng sinh. Nếu hay hiểu như vậy, đấy gọi là Bồ Tát tu Tâm Bồ Đề.
Bồ Đề chẳng phải là quá khứ, hiện tại, vị lai. Như vậy Tâm, chúng sinh cũng chẳng phải là quá khứ, hiện tại, vị lai. Hay hiểu như vậy thì gọi là Bồ Tát.
Xong ở trong đó thật không có chỗ đắc, do không có chỗ đắc cho nên nếu ở tất cả Pháp không có chỗ đắc, đấy gọi là đắc Bồ Đề.
Vì chúng sinh của Hạnh đầu tiên (Thủy Hạnh) nên nói có Bồ Đề, như A La Hán lấy chứng nơi Pháp không có chỗ đắc, do ngôn từ của Thế Tục nên nói có Bồ Đề, xong Bồ Đề thật chẳng thể đắc.
Nếu ở tất cả Pháp, không có chỗ đắc. Đấy gọi là Bồ Đề, xong ở trong đó cũng không có Tâm, cũng không có người tạo làm Tâm, cũng không có Bồ Đề, cũng không có người tạo làm Bồ Đề, cũng không có chúng sinh, cũng không có người tạo làm chúng sinh, cũng không có Thanh Văn, cũng không có người phát Thanh Văn, cũng không có Bích Chi Phật, cũng không có người phát Bích Chi Phật, cũng không có Bồ Tát, cũng không có người phát Bồ Tát, cũng không có Phật, cũng không có người thành Phật, cũng không có Hữu Vi, cũng không có người tạo làm Hữu Vi, cũng không có Vô Vi, cũng không có người tạo làm Vô Vi. TRong đó đã được, nay được, sẽ được … đầu chẳng thể đắc”
Đức Phật bảo:”Này Thiện Nam Tử ! Hãy lắng nghe ! Hãng lắng nghe ! Hãy khéo nghĩ nhớ. Điều cần nói, nay Ta sẽ nói. Bồ Tát phát Tâm Bồ Đề có mười Pháp. Nhóm nào là mười ?
_ Phát tâm thứ nhất: Thành tựu mọi gốc Thiện ví như núi Tu Di dùng mọi báu trang nghiêm
_ Phát Tâm thứ hai: Hành Đàn Ba La Mật (Bố Thí Ba La Mật) ví như đại địa nuôi lớn mọi Pháp Thiện
_ Phát Tâm thứ ba: Hành Thi Ba La Mật (Trì Giới Ba La Mật) ví như vua sư tử hay giáng phục mọi con thú, diệt trừ Tà Kiến
_ Phát Tâm thứ tư: Hành Sạn Đề Ba La Mật (Nhẫn Nhục Ba La Mật) ví như Na La Diên bền chắc chẳng thể hoại, diệt trừ phiền não
_ Phát Tâm thứ năm: Hành Tỳ Lê Gia Ba La Mật (Tinh Tiến Ba La Mật) hiện hành mọi Pháp Thiện ví như Hoa cõi Trời như ý nói Pháp
_ Phát Tâm thứ sáu: Hành Thiền Ba La Mật (Thiền Định Ba La Mật) ví như ánh sáng của mặt trời diệt trừ mọi ám tối
_ Phát Tâm thứ bảy: Hành Bát Nhã Ba La Mật (Trí Tuệ Ba La Mật) các Nguyện được đầy đủ, ví như khách đi buôn bán được lìa mọi nạn
_ Phát Tâm thứ tám: Hành Phương Tiện Ba La Mật diệt trừ các chướng ngại, ví như mặt trăng tràn đầy trong sạch không có nhơ uế
_ Phát Tâm thứ chín: Muốn đầy đủ Bản Nguyện dạo chơi Tịnh Phật quốc độ, vui nghe Pháp sâu xa màu nhiệm, diệt trừ nghèo túng
_ Phát Tâm thứ mười: Ví dụ như hư không, Trí ấy không có cùng tận, ví như Chuyển Luân Vương thành tựu Nhất Thiết Chủng Trí.
Này Thiện Nam Tử ! Như vậy hay phát mười loại Tâm thì gọi là Bồ Tát, cũng gọi là Ma Ha Tát, cũng gọi là Vô Vi Chúng Sinh, cũng gọi là Vô Chướng Ngại Chúng Sinh, cũng gọi là Dĩ Đắc Độ Chúng Sinh, cũng gọi là Bất Tư Nghị Chúng Sinh. Xong ở trong đây cũng không có Tâm , cũng không có Bồ Đề.
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Lại có mười Tam Muội hộ trì Tâm Bồ Đề. Nhóm nào là mười ?
_ Phát Tâm thứ nhất là nơi hộ trì của Pháp Bảo Tam Muội
_ Phát Tâm thứ hai là nơi hộ trì của Kiên Cố Tam Muội
_ Phát Tâm thứ ba là nơi hộ trì của Bất Động Tam Muội
_ Phát Tâm thứ tư là nơi hộ trì của Bất Thoái Tam Muội
_ Phát Tâm thứ năm là nơi hộ trì của Bảo Hoa Tam Muội
_ Phát Tâm thứ sáu là nơi hộ trì của Nhật Quang Tam Muội
_ Phát Tâm thứ bảy là nơi hộ trì của Nhất Thiết Nghĩa Tam Muội
_ Phát Tâm thứ tám là nơi hộ trì của Trí Chiếu Tam Muội
_ Phát Tâm thứ chín là nơi hộ trì của Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội
_ Phát Tâm thứ mười là nơi hộ trì của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Tướng Sơ Địa của Bồ Tát hay nhìn thấy ức ngàn na do tha kho tàng bị che dấu (phục tàng) tràn đầy trong ba ngàn quốc độ của Phật
Nhị Địa hay nhìn thấy ba ngàn quốc độ của Phật bằng phẳng không vướng vít, dùng mọi báu trang nghiêm sáng chói
Tam Địa hay nhìn thấy các Lực Sĩ giáng phục oán địch
Tứ Địa hay nhìn thấy bốn phương có các Phong Luân đến, có mọi loại mùi thơm tràn khắp đất ấy
Ngũ Địa hay nhìn thấy mọi Kỹ Nữ dùng mọi báu, Anh Lạc. Trên thân ấy có mão trời bằng hoa Ưu Bát La, mão trời bằng hoa Đảm Bặc, mão trời bằng hoa Bà Sư Ca, mão trời bằng hoa A Đề Mục Đa Già để nghiêm sức dung mạo
Lục Địa nhìn thấy mọi ao báu tràn đầy nước tám Công Đức trong suốt. Bốn bên ao ấy có thềm bậc, lối đi bằng bảy báu, đáy ao rải bày cát bằng vàng. Tự thấy thân của mình ở trong ao này chơi đùa vui thích
Thất Địa nhìn thấy bên trái bên phải có các Địa Ngục, rồi từ bên trong vượt qua không có các khó khăn
Bát Địa tự thấy trên hai vai có hình sư tử dung mạo đoan nghiêm, trên đầu có cây phan, có uy lực lớn giáng phục mọi con thú.
Cửu Địa nhìn thấy Chuyển Luân Thánh Vương có trăm ngàn đại thần, Sát Lợi, cư sĩ tự vây quanh, dùng Chính Pháp cảm hóa vô lượng chúng sinh, thấy trong hư không có mọi lọng báu rũ che trên ấy.
Thập Địa nhìn thấy sắc thân của Phật, Màu vàng ròng thân phóng ánh sáng lớn, Đại Chúng vây quanh để mà nói Pháp.
Này Thiện Nam Tử ! Mười loại như vậy tương ứng khéo phân biệt thành tựu mười Địa, do sức Tam Muội.
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Sơ Địa sinh Thăng Tiến Đà La Ni
Nhị Địa sinh Bất Hoại Đà La Ni
Tam Địa sinh An Ổn Đà La Ni
Tứ Địa sinh Nan Tự Hại Đà La Ni
Ngũ Địa sinh Công Đức Hoa Chủng Chủng Trang Nghiêm Đà La Ni
Lục Địa sinh Viên Minh Đà La Ni
Thất Địa sinh Tăng Ích Đà La Ni
Bát Địa sinh Vô Phân Biệt Đà La Ni mà làm Thượng Thủ, sáu mươi hai ức na do tha Đà La Ni đồng nhau cùng sinh
Cửu Địa sinh Vô Biên Đà La Ni mà làm Thượng Thủ, tám vạn bốn ngàn Đà La Ni đồng nhau cùng sinh
Thập Địa sinh Vô Tận Đà La Ni mà làm Thượng Thủ, ức ngàn hằng hà sa Đà La Ni đồng nhau cùng sinh
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Sơ Địa hành Đàn Ba La Mật (Bố Thí Ba La Mật)
Nhị Địa hành Thi Ba La Mật (Trì Giới Ba La Mật)
Tam Địa hành Sạn Đề Ba La Mật (Nhẫn Nhục Ba La Mật)
Tứ Địa hành Tỳ Lê Gia Ba La Mật (Tinh Tiến Ba La Mật)
Ngũ Địa hành Thiền Ba La Mật (Thiền Định Ba La Mật)
Lục Địa hành Bát Nhã Ba La Mật (Trí Tuệ Ba La Mật)
Thất Địa hành Phương Tiện Ba La Mật
Bát Địa hành Trí Ba La Mật
Cửu Địa hành Thành Tựu Chúng Sinh Mãn Túc Ba La Mật
Thập Địa hành Chư Nguyện Mãn Túc Ba La Mật
Các Ba La Mật như vậy ở trong các Địa thảy đều thành tựu
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát hành Đàn Ba Mật có mười loại. Nhóm nào là mười?
Một là Tín Căn
Hai là Định Căn
Ba là Đại Từ
Bốn là Đại Bi
Năm là Ngã Hỷ (niềm vui của Ta)
Sáu là Bỉ Hỷ (niềm vui của người)
Bảy là Phát tất cả Nguyện
Tám là Gìn giữ tất cả chúng sinh
Chín là bốn Nhiếp
Mười là Gần gũi các Phật Pháp
Đây gọi là mười Pháp thành tựu Đàn Ba La Mật (Bố Thí Ba La Mật)
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Hành Thi Ba La Mật có mười Pháp. Nhóm nào là mười ?
Một là Lìa tám nạn
Hai là Thành tựu Công Đức của Phật
Ba là Lìa Thanh Văn Địa
Bốn là Lìa Bích Chi Phật Địa
Năm là Thân trong sạch
Sáu là Miệng trong sạch
Bảy là Ý trong sạch
Tám là Trang nghiêm Tâm
Chín là Chặt đứt duyên của Địa Ngục
Mười là Chỗ mong cầu được hành đầy đủ
Mười Pháp này liền thành tựu Thi Ba La Mật (Trì Giới Ba La Mật)
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Hành Sạn Đề Ba La Mật có mười Pháp. Nhóm nào là mười ?
Một là Nhẫn Lực
Hai là Mừng hớn hở (dõng dược)
Ba là Thành tựu chúng sinh
Bốn là Đối với Pháp thâm sâu, hay nhẫn được
Năm là Không có kẻ kia, Ta (Bỉ Ngã)
Sáu là Chặt đứt sự giận dữ
Bảy là Chẳng tiếc thân
Tám là Chẳng tiếc mạng
Chín là Buông bỏ Si
Mười là Quán Pháp Thân bình đẳng
Mười loại Pháp như vậy thành tựu Sạn Đề Ba La Mật (Nhẫn Nhục Ba La Mật)
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Hành Tỳ Lê Gia Ba La Mật có mười Pháp. Nhóm nào là mười ?
Một là Tinh Tiến Căn
Hai là Tinh Tiến Lực
Ba là Chính Cần
Bốn là Chính Niệm
Năm là Dùng thân trợ giúp chúng sinh
Sáu là Dùng Tâm , Miệng tùy sinh
Bảy là Hành Xứ chẳng thoái chuyểnh
Tám là Trừ lười biếng
Chín là giáng phục Tri Thức ác
Mười là Gom góp Nhất Thiết Trí
Đấy gọi là mười Pháp thành tựu Tỳ Lê Gia Ba La Mật (Tinh Tiến Ba La Mật)
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Hành Thiền Ba La Mật có mười Pháp. Nhóm nào là mười ?
Một là Định Căn
Hai là Định Lực
Ba là Đẳng Định
Bốn là Dạo chơi các Thiền
Năm là Tam Muội
Sáu là Tam Muội Báo
Bảy là Chẳng hủy mọi Pháp Thiện
Tám là Diệt trừ oán phiền não
Chín là Đối với Chính Pháp, buông bỏ
Mười là Định Uẩn
Mười Pháp như vậy thành tựu Thiền Ba La Mật
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba La Mật có mười Pháp. Nhóm nào là mười ?
Một là Tuệ Căn
Hai là Tuệ Lực
Ba là Chính Kiến
Bốn là Chính Niệm
Năm là Uẩn Phương Tiện
Sáu là Phân Biệt Giới
Bảy là Thánh Đế
Tám là Vô Chướng Trí
Chín là Hồi Tà Kiến
Mười là Vô Sinh Pháp Nhẫn Hạnh
Mười Pháp như vậy thành tựu Bát Nhã Ba La Mật
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát hành Phương Tiện Ba La Mật có mười Pháp. Nhóm nào là mười ?
Một là Đồng với hạnh của chúng sinh
Hai là Gìn giữ chúng sinh
Ba là Đại Bi
Bốn là không chán ghét
Năm là Lìa Hạnh của Thanh Văn, Bích Chi Phật
Sáu là Nhập vào Ba La Mật
Bảy là Như thật phân biệt khí lượng
Tám là Phù trợ Tâm lành
Chín là Nhập vào Bất Thoái Chuyển Địa
Mười là Giáng Phục chúng Ma
Đấy gọi là mười Pháp thành tựu Phương Tiện Ba La Mật
Lại nữa Thiện Nam Tử ! Thế nào gọi là nghĩa của Ba La Mật ?
Hành Thắng Tiến đầy đủ là nghĩa của Ba La Mật
Thành tựu Đệ Nhất Trí là nghĩa của Ba La Mật
Chẳng ở tại Hữu Vi, chẳng ở Vô Vi là nghĩa của Ba La Mật
Khéo hay hiểu biết nạn lớn Sinh Tử là nghĩa của Ba La Mật
Bản Sở chưa hiểu, nay đều hiểu rõ là nghĩa của Ba La Mật
Rộng hay hiện bày Pháp Tạng không tận là nghĩa của Ba La Mật
Khéo trừ chướng ngại là nghĩa của Ba La Mật
Nhóm Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Tuệ, Phương Tiện chẳng trông mong báo đáp là nghĩa của Ba La Mật
Hiểu tất cả Chúng Sinh Giới là nghĩa của Ba La Mật
Đầy đủ Vô Sinh Pháp Nhẫn là nghĩa của Ba La Mật
Thành Bất Thoái Chuyển là nghĩa của Ba La Mật
Tu Tịnh Phật Quốc (cõi Phật thanh tịnh) là nghĩa của Ba La Mật
Thành tựu chúng sinh là nghĩa của Ba La Mật
Ở nơi Đạo Trường hiểu Nhất Thiết Trí là nghĩa của Ba La Mật
Giáng phục chúng Ma là nghĩa của Ba La Mật
Thành tựu Nhất Thiết Chủng Trí của chư Phật là nghĩa của Ba La Mật
Phá các Dị Kiến là nghĩa của Ba La Mật
Thành tựu đầy đủ mười Lực, bốn Vô Sở Úy, mười tám Pháp Bất Cộng là nghĩa của Ba La Mật
Thành tựu hai Hành Pháp Luân là nghĩa của Ba La Mật
Như vậy Thiện Nam Tử ! Nghĩa của Ba La Mật thâm sâu vô lượng, Ta chỉ vì ông lược nói đôi chút.
Khi ấy trong Hội có vị Thiên Tử tên là Sư Tử Phấn Tấn Quang liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay bạch Phật rằng :”Lành thay ! Thế Tôn ! Như trên đã nói Công Đức của chư Phật rất thâm sâu hiếm có, ví như Cam Lộ đầy đủ tất cả”
Đức Phật bảo Thiên Tử:”Lành thay ! Lành thay ! Như ông đã nói. Nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người, Phi Nhân… với Bồ Tát Ma Ha Tát nghe Kinh Điển đó đều ở A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề chẳng bị thoái chuyển. Tại sao thế ? Này Thiên Tử ! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện đời trước đã gieo trồng gốc Đức thì hay được nghe Kinh đó, chẳng phải là nhân của chút Công Đức mà được lắng nghe.
Nếu có người tạm nghe Kinh này mà đọc tụng, viết chép. Người này buông bỏ thân đó xong, thường thấy chư Phật. Thấy chư Phật xong, hay ở chỗ của Phật chuyển bánh xe Diệu Pháp, liền được Vô Tận Đà La Ni Ấn, cũng được Giải Nhất Thiết Chúng Sinh Tâm Hành Đà La Ni, cũng được Nhật Quang Phổ Chiếu Đà La Ni, cũng được Tịnh Vô Cấu Đà La Ni, cũng được Nhất Thiết Chư Pháp Bất Động Đà La Ni, cũng được Kim Cương Bất Hoại Đà La Ni, cũng được Thậm Thâm Nghĩa Tạng Diễn Thuyết Đà La Ni, cũng được Thiện Giải Nhất Thiết Chúng Sinh Ngữ Ngôn Đà La Ni, cũng được Hư Không Vô Cấu Du Hý Vô Tận Ấn Đà La Ni, cũng được Chư Phật Hóa Thân Đà La Ni…huống chi nghe xong, như Thuyết tu hành.
Này Thiện Nam Tử ! Nếu có Bồ Tát được Pháp như vậy liền hay ở quốc độ của chư Phật khắp mười phương hóa làm thân Phật rồi vì chúng sinh diễn nói Diệu Pháp nhưng ở Pháp Tướng chẳng động, cũng không có đi lại. Tuy thành tựu chúng sinh nhưng không có chúng sinh để có thể được, thường vì họ nói Pháp nhưng không có chỗ nói, luôn hiện thọ sinh nhưng không có sinh diệt, tuy hiện đến đi nhưng không có tướng đến đi”
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Pháp đó thời ba ngàn Bồ Tát được Vô Sinh Pháp Nhẫn, vô lượng chúng sinh đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Tư Vô Lượng Nghĩa Bồ Tát với các hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Người, Phi Nhân… nghe điều Đức Phật đã nói đều vui vẻ phụng hành. PHẬT NÓI KINH TRANG NGHIÊM TÂM BỒ ĐỀ
(Hết)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.231.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.