Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Nghe như vầy. Một thời Đức Phật ngự tại cung điện trong nhà vị Thừa Tướng ở phía Đông thành Xá-Vệ (Śrāvastī). Bà mẹ của vị Thừa Tướng tên là Duy-Da (Vaiśa). Sáng sớm thức dậy, bà tắm gội, mặc áo lụa màu, cùng với các con dâu đi ra ngoài. (Đến nơi Đức Phật ngự) cúi đầu lễ bàn chân của Đức Phật rồi ngồi một bên.
Đức Phật hỏi Duy Gia: “Vì sao sáng sớm đã tắm gội ?”
Bà thưa rằng: “Muốn cùng với các con dâu, đều thọ nhận Trai Giới”
Đức Phật nói: “Trai (Upoṣadha, hay Upavāsa: Ý thanh tịnh, hoặc nói là sám hối tội chướng) có ba hạng, bà ưa thích Trai của nhóm nào ?”
Duy Gia quỳ thẳng lưng nói: “Nguyện nghe thế nào là ba Trai ?”
Đức Phật nói: “Một là Mục Ngưu Trai (Phép trì Trai như người chăn bò), hai là Ni Kiền Trai [Phép trì Trai của Ni Kiền (Nirgrantha: tên gọi chung của hàng ngoại đạo xuất gia)], ba là Phật Pháp Trai (trì Trai theo Phật Pháp)
_ Mục Ngưu Trai. Như người chăn bò mong cầu được nước, cỏ, thức ăn uống tốt lành để nuôi con bò ấy. Chiều tối trở về, suy nghĩ xem cánh đồng nào được phong nhiêu đợi lúc rạng sáng, lại đến chỗ ấy. Nếu Tộc Tính nam nữ đã thọ nhận Trai Giớimà Ý còn để tại nhà ở, lợi dục (tính tham lam), sản nghiệp với nghĩ nhớ đến thức ănuống ngon để nuôi dưỡng thân, thời điều này như là Ý của người chăn bò kia, chẳng được Phước lớn, chẳng phải là sáng suốt lắm.
_ Ni Kiền Trai. Ngay ngày 15 của tháng là lúc Trai Giới. (những người ngoại đạo) nằm ép mình xuống đất thọ nhận Trai Giới, vì các vị Thần bên trong mười do diên (Yojana: do tuần) vái lạy rằng: "Ngày nay tôi trì Trai, chẳng dám làm ác; chẳng gọi là có nhà, người kia với tôi không có thân quen; vợ, con, tôi tớ chẳng phải là cái có của tôi, tôi chẳng phải là chủ của họ". Song, cái học ấy chỉ là văn sang, chất hèn, không có Tâm chính đúng. Đến ngày mai, đối đãi nhau gọi là có như việc cũ. Trì Trai như kẻ kia, chẳng được Phước lớn, chẳng phải là sáng suốt lắm.
_ Phật Pháp Trai. Đệ Tử trong Đạo, vào sáu ngày Trai của tháng, thọ nhận tám Giới. Nhóm nào là tám?
Giới thứ nhất: Giữ trọn hết một ngày một đêm, Tâm như bậc Chân Nhân (người đã chứng được Chân Lý). Không có ý giết chóc, nghĩ thương yêu giúp đỡ (từ niệm) chúng-sinh, chẳng được cướp hại loài có thân mềm ngọ ngoạy; chẳng dùng thêm dao, gậy. Nghĩ muốn điều an lành lợi ích, đừng trở lại làm việc giết chóc. Như Giới trong sạch, dùng nhất Tâm (Eka-citta: chỉ Chân Như, Tâm của Như Lai Tạng, nguyên lý căn bản của vạn hữu trong vũ trụ. Hoặc chỉ sự vắng lặng) luyện tập.
Giới thứ hai: Giữ trọn hết một ngày một đêm, Tâm như bậc Chân Nhân. Khôngcó Ý tham lam chiếm lấy, nghĩ nhớ bố thí, nên vui vẻ đem cho cùng với tự tay mình đem cho, trong sạch đem cho, cung kính đem cho. Chẳng vì mong cầu mà đem cho, trừ bỏ ý tham lam keo kiệt. Như Giới trong sạch, dùng nhất Tâm luyện tập.
Giới thứ ba: Giữ trọn hết một ngày một đêm, Tâm như bậc Chân Nhân. Khôngcó Ý dâm dục, chẳng nghĩ nhớ phòng-thất; tu trì Phạm Hạnh (Brahma-caryā), không làm điều Tà Dục và Tâm chẳng tham hình sắc. Như Giới trong sạch, dùng nhất Tâm luyện tập.
Giới thứ tư: Giữ trọn hết một ngày một đêm, Tâm như bậc Chân Nhân. Khôngcó nói dối, Ý nghĩ nhớ chí thành an định, nói năng nhỏ nhẹ (từ ngôn), chẳng làm điều dối trá, Tâm miệng hợp với nhau. Như Giới trong sạch, dùng nhất Tâm luyện tập.
Giới thứ năm: Giữ trọn hết một ngày một đêm, Tâm như bậc Chân Nhân.
Chẳng uống rượu, chẳng say sưa, chẳng mê loạn, chẳng đánh mất ý chí, trừ bỏ Ý phóng dật. Như Giới trong sạch, dùng nhất Tâm luyện tập.
Giới thứ sáu: Giữ trọn hết một ngày một đêm, Tâm như bậc Chân Nhân. Không có Ý cầu an, chẳng dính mắc với hoa hương, chẳng bôi phấn sáp, chẳng làm việc ca múa, xướng nhạc. Như Giới trong sạch, dùng nhất Tâm luyện tập.
Giới thứ bảy: Giữ trọn hết một ngày một đêm, Tâm như bậc Chân Nhân. Không có Ý cầu an, chẳng nằm giường tốt, nên nằm giường thấp, chiếu cỏ, trừ bỏ sự nằm ngủ, nghĩ nhớ đến đường lối mà Kinh Điển đã nói (Kinh Đạo). Như Giới trong sạch, dùng nhất Tâm luyện tập.
Giới thứ tám: Giữ trọn hết một ngày một đêm, Tâm như bậc Chân Nhân. Vâng theo Pháp ăn đúng Thời; ăn ít để kềm chế Thân, qua giờ Ngọ thì sau đó chẳng được ăn. Như Giới trong sạch, dùng nhất Tâm luyện tập.
_ Đức Phật bảo Duy Na: “Ngày thọ Trai, nên luyện tập năm Niệm. Thế nào gọi là năm ?
1_ Nên niệm Phật (Buddhānusmṛti). Đức Phật là Như Lai (Tathāgata: Bậc đã đến như thế, tức là bậc nương theo sự thật mà đến mà thành tựu Chính Giác), là Chí Chân [Bậc lìa hẳn tất cả điều hư ngụy, tức A La Hán (Arhat)], là Đẳng Chính Giác (Samyak-saṃbuddha:Bậc chân chính hiểu biết đúng tất cả các Pháp), là Minh Hạnh Túc (Vidyā-caraṇa-saṃpanna: Bậc có đầy đủ Trí Tuệ và Đức Hạnh), là Thiện Thệ (Sugata: Bậc khéo đi đến nẻo lành), người cha của Thế Gian [hay Thế Gian Giải (Loka-vid) tức là bậc đã thấu hiểu Thế Gian], Vô Thượng Sĩ (Anuttara: Bậc tối cao không có ai vượt qua), Kinh Pháp Ngự [hay Điều Ngự Trượng Phu (Puruṣadamyasārathi) tức là bậc đã điều chỉnh được mình và nhân loại], Thiên Nhân Sư (Śāstra-deva-manuṣyānāṃ: Bậc thầy của cõi Trời và cõi Người)... Hiệu là Phật (Buddha: Bậc Giác Ngộ). Người niệm Phật này thì sự ngu si, Ý ác, thói quen giận dữ (nộ tập) đều trừ. Tâm lành tự sinh, nghĩ ưa thích Phật Nghiệp. Ví như dùng dầu mè (ma du), táo đậu… gội đầu thì trừ khử được sự dơ bẩn. Người trì Trai niệm Phật thời sự trong sạch của người ấy như thế, mọi người nhìn thấy đều tin tưởng ưa thích.
2_Nên niệm Pháp (Dharmānusmṛti). Đức Phật đã nói Pháp 37 Phẩm (Saptatriṃśad bodhipāk-ṣikā dharmāḥ: Tam Thập Thất Bồ Đề Phần Pháp) đầy đủ chẳng hủy nát, nghĩ nhớ đừng quên. Nên biết Pháp này là ánh sáng của Thế Gian.Người niệm Pháp này thì sự ngu si, Ý ác, thói quen giận dữ (nộ tập) đều trừ. Tâm lành tự sinh, ưa thích dùng Pháp Nghiệp. Ví như dùng dầu mè (ma du), táo đậu… tắm rửa thân thì trừ khử được sự dơ bẩn. Người trì Trai niệm Phật thời sự trong sạch của người ấy như thế, mọi người nhìn thấy đều tin tưởng ưa thích.
3_ Nên niệm Chúng (Saṃghānusmṛti: Niệm Tăng). Cung kính, gần gũi, nương cậy, y theo thọ nhận lời dạy bảo sáng suốt (Tuệ Giáo). Chúng Đệ Tử của Phật, có người được Câu Cảng (Srotāpatti-pratipannak: Nhập Lưu Hướng, Tu Đà Hoàn Hướng) thọ nhận Câu Cảng Chứng (Srotāpanna-phala: Nhập Lưu Quả, Tu Đà Hoàn
Quả), có người được Tần Lai (Sakṛdāgāmi-pratipannaka:Nhất Lai Hướng, Tư Đà Hàm Hướng) thọ nhận Tần Lai Chứng (sakṛdāgāmi-phala:Nhất Lai Quả, Tư Đà Hàm Quả), có người được Bất Hoàn (Anāgāmi-pratipannaka: Bất Hoàn Hướng, A Na Hàm Hướng) thọ nhận Bất Hoàn Chứng (Anāgāmi-phala: Bất Hoàn Quả, A Na Hàm Quả), có người được Ứng Chân (Arhat-pratipannaka: A La Hán Hướng) thọ nhận Ứng Chân Chứng (arhat-phala: A La Hán Quả). Đây là Trượng Phu thuộc tám bậc (Bát bối: bốn Hướng với bốn Quả) của bốn cặp (nhị song: Hướng với Quả)…đều là những vị thành Giới (Śīla), thành Định (Samādhi), thành Tuệ (Prajña), thành Giải (Vimukti: Giải Thoát), thành Độ Tri kiến (Vimukti-jñāna-darśana: Giải Thoát Tri Kiến). Là bậc Thánh Đức, là bậc có đầy đủ Hạnh… Nên chắp tay (cung-kính) ruộng phước của cácbậc Tôn Giả trên Trời dưới Trời ấy. Người niệm Chúng thì sự ngu si, Ý ác, thói quen giận dữ (nộ tập) đều trừ. Tâm vui tự sinh, ưa thích nghiệp của Chúng (Saṃgha:Tăng). Ví như dùng tro sạch giặt áo thì trừ bỏ được sự dơ bẩn. Người trì Trai niệm Chúng, thời Đức của người ấy như thế, mọi người nhìn thấy đều tin tưởng ưa thích.
4_ Nên niệm Giới (Śīlānusmṛti). Thân thọ nhận Giới (Śīla) của Phật, một lòng phụng trì, chẳng thiếu xót, chẳng vi phạm, chẳng lay động, chẳng lãng quên, khéo dựng lập, cẩn thận giữ gìn, làm những việc mà bậc có Tuệ đã nêu ra, sau này không có hối hận; chẳng đem phó thác cho hy vọng, hay bình đẳng dạy bảo người. Người niệmGiới này thì sự ngu si, Ý ác, thói quen giận dữ (nộ tập) đều trừ. Tâm vui tự sinh, ưa thích Nghiệp nối tiếp của Giới (Nghiệp thống Giới). Ví như lau gương trừ bỏ vết dơ ắt gương sáng tỏ. Người trì Trai niệm Giới thời sự trong sạch của người ấy như thế, mọi người nhìn thấy đều tin tưởng ưa thích.
5_ Nên niệm Thiên (Devānusmṛti). Thứ nhất là Tứ Thiên Vương (Catvāsraḥ mahā-rājikāḥ), thứ hai là Đao Lợi Thiên (Trāyastriṃśa: tức Tam Thập Tam Thiên), Diêm Thiên (Yama: Dạ Ma Thiên), Đâu Thuật Thiên (Tuṣita: Đâu Suất Thiên), Bất Kiêu Lạc Thiên (Nirmita-vaśa-vartinī: Hóa Tự Tại Thiên), Hóa-Ứng Thanh Thiên (Paranirmita-vaśa-vartinī: Tha Hóa Tự Tại Thiên)... Nên tự nghĩ rằng: "Ta vì có niềm tin (Śraddhā), có Giới (Śīla), có lắng nghe, có bố thí (Dāna), có Trí (Jñāna)... đến khi thân chết đi thời Tinh Thần sinh lên cõi Trời. Nguyện chẳng đánh niếm tin, Giới, sự lắng nghe, bố thí, Trí". Người niệm Thiên này thì sự ngu si, Ý ác, thói quen giận dữ (nộ tập) đều trừ. Tâm vui tự sinh, ưa thích Nghiệp nối tiếp của cõi Trời (Thiên Thống Nghiệp). Ví như viên ngọc báu thường sửa trị cho trong sáng. Người trì Trai niệm Thiên, thời sự trong sạch của người ấy như thế. Phụng trì tám Giới, luyện tập năm Niệm là Phật Pháp Trai cùng với chư Thiên, tham Đức (Guṇa), diệt điều ác, hưng vượng điều lành, sau này sinh lên cõi Trời, cuối cùng đắc được Niết Bàn (Nirvāṇa). Thế nên bậc Trí, tự lực thực-hành, ra Tâm làm Phước
Như thế, này Duy-Da ! Phước của việc trì Trai có sự rõ ràng, đáng khen ngợi xa rộng. ví như mười sáu nước lớn trong thiên-hạ này. Mọi vật báu trong 16 nước lớn đấy nhiều đến nỗi chẳng thể xưng số lượng được, cũng chẳng bằng một ngày thọ nhận Phật Pháp Trai. Nếu so Phước đây kia, thời 16 nước lớn chỉ là một hạt đậu vậy.
_ Trên Trời xa rộng, chẳng thể xưng nói. 50 tuổi ở ngay nhân gian này là một ngày một đêm trên cõi Trời thứ nhất.
Sống 500 tuổi trên cõi Trời Tứ Thiên thứ nhất ngang bằng 900 vạn tuổi ở nhân gian. Người thọ nhận Phật Pháp Trai được sinh lên cõi Trời này.
100 tuổi ở nhân gian là một ngày một đêm trên cõi Trời Đao Lợi. Sống một ngàn tuổi ở cõi Trời Đao Lợi ngang bằng với ba ngàn sáu trăm vạn tuổi ở nhân gian.
200 tuổi ở nhân gian là một ngày một đêm trên cõi Diêm Thiên. Sống 2000 tuổi trên cõi Diêm Thiên ngang bằng với một ức năm ngàn hai trăm vạn tuổi ở nhân gian.
400 tuổi ở nhân gian là một ngày một đêm trên cõi Trời Đâu Thuật. Sống 4000 tuổi trên cõi Trời Đâu Thuật ngang bằng với sáu ức tám trăm vạn tuổi ở nhân gian.
800 tuổi ở nhân gian là một ngày một đêm trên cõi Trời Bất Kiêu Lạc. Sống 8000 tuổi trên cõi Trời Bất Kiêu Lạc ngang bằng với hai mươi ba ức bốn ngàn vạn tuổi ở nhân gian
1600 năm là một ngày một đêm trên cõi Trời Hóa Ứng Thanh. Sống một vạn sáu ngàn tuổi trên cõi Trời Hóa Ứng Thanh ngang bằng với chín mươi hai ức một ngàn sáu trăm vạn tuổi ở nhân gian.
Nếu người có niềm tin (Śraddhā), có Giới (Śīla), có lắng nghe, có bố thí (Dāna), có Trí (Jñāna)...vâng theo Phật Pháp Trai thời ngay lúc hết mạng, Tinh Thần của người ấy đều sinh lên sáu cõi Trời này. Được an ổn khoái lạc. Tốt đẹp thay ! Việc thiện rất nhiều, nhưng Ta chỉ nói chút ít vậy. Phàm người làm việc thiện thì Hồn Thần lên trên Trời, thọ nhận Phước vô lượng”.
Duy Da nghe Đức Phật nói thuyết, thời vui vẻ bạch rằng: “Lành thay ! Lành thay Thế Tôn ! Phước Đức của việc trì Trai rất vui thích vô lượng. (Chúng con) nguyện thọ nhận Giới của Phật. Từ nay về sau mỗi tháng sáu ngày Trai, (chúng con) sẽ dốc hết sức làm Phước cho đến khi chết.
Đức Phật nói Kinh xong, (thời Đại Chúng) đều vui vẻ, thọ nhận lời dạy bảo. PHẬT NÓI TRAI KINH _Hết_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.205.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.