Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 1. - THƯA HỎI
Lúc bấy giờ Ngài Phẩn Nộ Quân Trà Lợi Bồ Tát chắp tay cung kính đảnh lễ nơi chân Tôn Giả Chấp Kim Cang Bồ Tát mà phát ra lời hỏi thế này :
- Thưa Tôn Giả, con từ xưa đến nay, đã từng ở chốn Tôn Giả nghe tất cả Pháp Minh Vương Mạn Trà La và các Pháp thứ lớp, lại còn được nghe Minh Vương và các đức Thần Nghiệm quyến thuộc ấy.
Cúi xin Tôn Giả vì chúng hữu tình đời vị lai mà rộng giải nói cho chúng con biết phải dùng pháp tắc gì mà trì tụng chân ngôn mau được thành tựu ?
Thưa Ngài, chữ chân ngôn kia tuy thể chỉ có một, song Pháp thành tựu thì không kể xiết.
Liền đó Ngài dùng kệ hỏi rằng :
Gì là tướng chân ngôn,
Và tướng A Xà Lê ?
Kẻ nào được thành tựu ?
Và nói tướng bạn lữ
Phương nào là thù thắng ?
Chỗ nào mau dễ thành ?
Thế nào tướng điều phục ?
Việc nên, chẳng nên làm ?
Thế nào tụng chân ngôn,
Phương tiện và thứ lớp ?
Hoa gì dùng để thành ?
Hương gì dùng để thoa ?
Món ăn gì cúng dường ?
Lại đốt những hương nào
Đốt đèn tướng làm sao ?
Thế nào dứt tai ương ?
Thế nào tướng Tăng ích ?
Làm sao hàng ma ốn ?
Ở trong ba món đây,
Mỗi việc thành thế nào
Gì là thượng, trung, hạ
Lần lượt tướng thành tựu ?
Pháp gì dùng triệu thỉnh,
Cúng dường làm thế nào ?
Pháp gì dùng hộ thân ?
Thế nào rộng trì tụng ?
Tướng gì tụng chân ngôn ?
Làm thế nào hốn đảnh ?
Thử tướng chân ngôn nào ?
Phải thọ trì làm sao ?
Chữ được tròn là sao ?
Thế nào được Tăng ích ?
Thế nào là Hộ ma,
Và thứ lớp dùng Pháp ?
Lại dùng những vật gì,
Hay khiến mau thành tựu ?
Các tướng thuốc thành tựu thế nào ?
Thế nào mà thọ các Tướng thuốc ?
Thế nào hay tịnh các Pháp thuốc ?
Lượng thuốc thế nào được nhiều, ít ?
Cùng các thuốc kia lẫn tướng trạng ?
Cúi xin Tôn Giả sẵn Từ Bi,
Mỗi mỗi vì con nói rõ ràng.
Làm sao hộ giữ vật thành tựu ?
Cùng dùng phân biệt phần số ấy.
Thế nào thọ dụng vật thành tựu ?
Cúi xin phân biệt nói tướng kia ?
Thế nào vật mất rồi lại được ?
Thế nào rớt ra rồi dính lại ?
Làm sao biết trước tướng trở ngại ?
Thế nào thành tựu Mạn Trà La ?
Gì là hồn tất Mạn Trà La
Đàn pháp Hốn Đảnh như thế nào ?
Như trên các lời thưa hỏi, xin Ngài tùy thuận tóm lược, con nay vì các chúng sanh, cúi mong Ngài rộng phân biệt.
Phẩm 2. - TƯỚNG CHÂN NGÔN
Khi đó Ngài Kiết Tường Trang Nghiêm Nhứt Thiết Trì Minh Ứng Cúng Dường Thủ Chấp Kim Cang Đại Bi Bồ Tát liền bảo Ngài Kim Cang Đại Tinh Tấn Phẫn Nộ Quân Trà Lợi rằng :
Làmh thay ! Lành thay ! Này ông Đại Phẫn Nộ, ông có thể ở nơi Ta mà phát ra lời hỏi đây, ông phải nhứt tâm lóng nghe phép tắc mầu nhiệm thù thắng tối thượng này. Pháp Tô Tất Địa Yết Ra đây gồm có 5 nghĩa trang nghiêm :
Một là nghĩa Đại tinh tấn, hai là nghĩa Minh vương, ba là nghĩa Hay trừ chướng, bốn là nghĩa Hay thành tựu tất cả việc dõng mãnh, năm là nghĩa Hay thành tựu được tất cả chân ngôn.
Kinh Tô Tất Địa này, nếu người nào thọ trì Pháp chân ngôn khác không thành tựu thì hãy kiên thọ trì bổn Kinh chân ngôn này sẽ mau thành tựu. Trong ba Bộ (Phật bộ, Kim Cang bộ và Liên Hoa bộ ) Kinh này là vua, cũng hay thành tựu được tất cả những việc tốt đẹp. Những việc chỗ làm tốt đẹp như : triệu thỉnh, kiết giới, hộ thân, cúng dường, tương trợ, quyết phạt và giáo thọ, hay thành tựu được tất cả chân ngôn.
Lại nữa hoặc có tâm chân ngôn gồm ba chữ Hồng cũng hay thành tựu tất cả những việc tốt đẹp như trên đã nói. Ba chữ Hồng tâm chân ngôn là :
Nẵng mồ ra đát nẵng … Đát ra dạ nẵng mãng thất chiến nõa phạ nhựt ra bả nĩnh duệ mãng ha dã khất sa tế nẵng bát đa duệ. Úm tô tất địa dã tất địa dã ta đại dã tô tất địa yết ra hồng hồng hồng phấn tra phấn tra
Lại nữa Pháp thành tựu Thượng, Trung, Hạ ba phẩm như kinh khác đã nói, người muốn thành tựu thì cần phải hiểu pháp chân ngôn : Thượng, Trung, Hạ thành tựu. Kinh pháp này chung nhiếp vào ba bộ làm ra Pháp Mạn Trà La.
Pháp chân ngôn về Phật bộ là Phiến Để Ca ( Dứt tai họa ). Pháp chân ngôn Quan Âm bộ là Bổ Sắc Trưng Ca ( Tăng ích ). Pháp chân ngôn về Kim Cang bộ là A Tỳ Giá Rô Ca ( Hàng phục )
Lại nữa, từ nách đến đỉnh đầu là thượng phẩm, từ rún đến nách là trung phẩm, từ chân đến rún là hạ phẩm.
Ở trong Pháp chân ngôn cũng phải phân biệt ba món thành tựu, đối với ba bộ này mỗi bộ phận làm ba phần, khéo cần hiểu rõ, ở trong ba bộ chân ngôn pháp Minh Vương (Phật bộ ) là thành tựu trên hết. Còn các bộ sứ giả là Chế Tra Chế Trưng chân ngôn v.v… là hạ phẩm thành tựu. Các bậc Tôn Giả đều nói pháp chân ngôn chia làm ba món pháp sự. Một là pháp Phiến Để Ca, hai là pháp Bổ Sắc Trưng Ca, ba là pháp A Tỳ Giá Rô ca. Kể ba pháp sự đây trong ba bộ, mỗi bộ đều có ứng dụng riêng. Cho nên phải khéo phân biệt thứ lớp của nó.
Trong Phật bộ dùng Phật nhãn, hiệu là Phật Mẫu, chân ngôn dùng là Phiến Để Ca. Chân ngôn Phật Mẫu rằng :
Nẵng mồ bà già phạ đố sắc nị sa dã. Úm, rô rô ta phổ rô, thập phạ ra, thập phạ ra, để sắc tra, tất đà lộ giả nĩnh, tát phạ ra …ra tha … đà nĩnh, ta phạ ha
Trong Liên Hoa bộ tụng ba biến Quan Âm Mẫu, dùng Quan Âm Mẫu là bán Noa Ra Phược Tất Nĩnh. Dùng chân ngôn này làm Phiến Để Ca, chân ngôn Quan Âm Mẫu rằng :
Na ra xá nẵng bà phạ ra xá nẵng … tệ phạ thất ra phạ ta mãng ra nĩ nẵng giả tả mãng hàm tát ra phạ tát đát phạ … Nan tát ra phạ vi dã địa chỉ chỉ đát ta ca đát điệt tha. Úm ca lai vi ca lai ca tra vi ca tra ca trinh ca lai bà già phạ để vi nhã duệ ta phạ ha.
Trong Kim Cang bộ dùng Chấp Kim Cang Mẫu hiệu là Nang Mãng Kê, dùng chân ngôn này làm Phiến Để Ca. Kim Cang Mẫu chân ngôn rằng :
Nẵng mồ … Ra đát nẵng đát ra dạ nẵng mãng thất chiến nõa phạ nhựt ra bả nĩnh duệ ma ha dược khất sa tế nẵng bát đa duệ úm câu lan đạt lị mãn đà mãn đà hồng phấn tra
Lại trong Phật bộ dùng pháp Minh Vương để tụng Minh Vương chân ngôn, hiệu rằng Tối Thắng Phật Đảnh. Dùng chân ngôn này làm Bổ Sắc Trưng Ca. Minh Vương chân ngôn rằng :
Nẵng mãng tam mạn đa một đà nan úm bột luân … Nẵng mãng.
Trong Liên Hoa bộ cũng dùng Minh Vương hiệu là : Ha Dã Khất Lị Phạ. Dùng chân ngôn này làm Bổ Sắc Trưng Ca, Minh Vương chân ngôn rằng :
Úm ám một lật đố da-bà phạ nẵng mãng sa ha.
Trong Kim cang bộ cũng dùng Minh Vương hiệu là Tô Phạ. Dùng chân ngôn này làm Bổ Sắc Trưng Ca, chân ngôn rằng:
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã nẵng mãng
Thất chiến nõa phạ nhựt ra bả nĩnh duệ mãng
Ha dược khất sa tế nan bát đa duệ úm tố úm
Bà nĩnh tố úm bà hồng ngật lật hận nỉnh
Ngật lật hận nỉnh hồng ha nẵng dã hồng bạc
Già phạm vĩ nhĩ dạ ra … nhã hồng phấn tra
Nẵng mãng.
Lại trong Phật bộ dùng Đại Phẫn Nộä hiệu là A Bát Ra Để Đa. Chân ngôn rằng :
Hồng phấn tra phược ca phược ca chỉ nẵng tất chỉ ca hồng phấn tra.
Trong Liên Hoa bộ dùng Đại Phẫn Nộ hiệu là Thi Phạ Phạ Ha. Dùng chân ngôn này làm A Tỳ Giá Rô Ca, chân ngôn rằng :
Hồng phấn tra hí lị hồng phấn tra
Trong Kim Cang bộ dùng Đại Phẫn Nộ hiệu là Quân Trà Lợi dùng chân ngôn này làm A Tỳ Giá Rô Ca. Chân ngôn rằng :
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã nẵng mãng thất chiến nõa phạ nhựt ra bả nĩnh duệ mãng ha dược khất sa tế nẵng bát đa duệ úm ám một lật đa quân trà lý khư khư khư khư … Hê khước hê để sắt trá để sắt trá mãng đà mãng đà hạ nẵng hạ nẵng ngật ra nhã tri ngật ra nhã tri ta bổ tra dã ta bổ tra dã tát ra phạ vĩ cận nẵng vi nẵng dã ca … mãn ha nĩnh bát để nhị vĩ đán đa yết ra …dã hồng phấn tra.
Lại nữa có chân ngôn chẳng thuộc ba bộ trên, tùy theo văn tự của chân ngôn đó mà bày biện ra ba pháp sự của phép Phiến Để Ca
Trong phép Phiến Để Ca ( dứt tai họa ), chân ngôn có chữ “ Câu Rô” là nghĩa an lành ; chữ “ Súc Mãn” là nghĩa cực tịnh, nghĩa trừ chướng; chữ “ Ô Ba Súc Mãn” là nghĩa liền trừ; chữ “ Ta Ha “, phải biết đó tức là Phiến Để Ca chân ngôn.
Nếu có chữ Bổ Sắc Trưng ca ( là nghĩa tăng ích ), chữ Lạc Khất Sáp Dân ( là nghĩa đầy đủ tướng ), chữ Na Na ( là nghĩa ban cho ), chữ Ô Nhủ ( là nghĩa oai đức ), chữ Ma La ( là nghĩa sức mạnh ), chữ Phạ Lật Địa ( là nghĩa tăng ích ), chữ Lộ Ba Mế ( là nghĩa thông minh ), chữ Đát Nẵng ( là nghĩa tài bảo ), chữ Đát Nĩnh Dã ( là nghĩa kho báu ), chữ Hê Lý Nĩnh Dã ( là nghĩa vàng ròng ), chữ Nghiệt Ra Mãng ( là nghĩa thôn xóm ), chữ Nẵng Nghiệt Ra ( là nghĩa thành phố ), chữ Ra Sắc Tra ( là nghĩa bảo hộ cõi nước ), chữ Ra Nhỉ Diệm ( là nghĩa quốc chủ ), chữ Na Na ( là nghĩa ban cho ). Phải biết đó là Bổ Sắc Trưng Ca chân ngôn.
Nếu có chữ Hồng Phạ Nẵng ( là nghĩa đánh ), Phấn Tra ( là nghĩa phá vở ), Nãn Tha ( là nghĩa xô đập nát ), chữ Bàn Nhã ( là nghĩa đánh phá ), chữ Ô Chá Tra Dã ( là nghĩa đánh đuổi ), chữ Ô Ta Phì Dã ( là nghĩa dùng sức chớ buông lung phóng xả ), chữ Thú Sa Dã ( là nghĩa tiêu khô ), chữ Man Ra dã ( là nghĩa giết ), chữ Khước Na Dã ( là nghĩa ăn ), chữ Chỉ Lã Dã ( là nghĩa nêm chốt, đóng đinh ), chữ Xỉ Duệ Na Dã ( là nghĩa đoạn hoại, chặt đứt từng mãnh ), chữ Bà Tất Mế ( là nghĩa bình bát hay cái bát vậy ). Chữ Câu Rô ấy, phải biết tức là A Tỳ Giá Rô Ca chân ngôn. Lại có chân ngôn câu nghĩa từ thiện, phải biết tức là dùng vào Phiến Để ca.
Nếu có chân ngôn câu nghĩa mãnh nộ ( giận dữ ) phải biết tức là dùng vào A Tỳ Giá Rô Ca ( hàng phục ).
Nếu có chân ngôn chẳng phải từ, chẳng phải mãnh, phải biết tức là dùng vào Bổ sắc Trưng Ca ( tăng ích )
Lại nữa nếu muốn mau thành tựu Phiến Để Ca ( tức tai ) phải dùng Phật bộ chân ngôn.
Nếu muốn mau thành tựu Bổ Sắc Trưng Ca thì phải dùng Liên Hoa bộ chân ngôn.
Nếu muốn mau thành tựu A Tỳ Giá Rô Ca thì phải dùng Kim Cang bộ chân ngôn.
Lại nữa kinh này rất sâu mầu, như bực Thiên Vương trong Thiên Vương, cũng có chân ngôn là Thượng trong Thượng. Nếu y pháp này tất cả các việc không gì là không thành tựu. Kinh này tuy thuộc về Kim Cang hạ phần, nhưng nhờ phụng giáo sắc của Phật hứa cho nên thông dụng thành tựu cả ba bộ, cũng hay thành tựu hai bộ pháp tối thượng. Thí dụ như vị quốc vương ban sắc lệnh cứ nương vào đó mà thi hành. Pháp này cũng thế, chuẩn theo nghĩa mà nên biết.
Nếu có chân ngôn chữ số tuy ít, ban đầu thì có chữ Úm, sau thì có chữ Ta Ha, phải biết chân ngôn đó mau thành tựu pháp Phiến Để Ca
Hoặc có chân ngôn ban đầu có chữ Hùm sau có chữ Phấn Tra, hoặc có chữ Dư Phổ đó là tiếng ha thinh. Có chữ chân ngôn như trên, mau được thành tựu pháp A Tỳ Giá Rô Ca
Hoặc có chân ngôn ban đầu bằng chữ Úm lại không có chữ Sa Ha, lại không có chữ Hùm cũng không có chữ Phấn Tra và không có chữ Dư Phổ.v.v…Phải biết những chân ngôn đó mau hay thành tựu pháp Bổ Sắc Trưng Ca.
Nếu lại có người muốn cầu nhiếp phục các loại quỷ mị và A Tỳ Xá, phải dùng sứ giả và Chế Tra Ca đã nói chân ngôn.v.v… thì may được thành tựu
Nếu còn các bộ chân ngôn khác nói rằng hay thành tựu các việc, thì chỉ hay thành tựu bổn bộ đã nói chú, không thông các bộ khác.
Cũng có kinh điển nói có chân ngôn kia, là trừ độc bệnh cho nên nói ra, cũng hay trừ các khổ, phải biết đó là thông dụng tất cả, nên khéo léo mà biết bộ đó, khéo hiểu biết chân ngôn chỗ ứng dụng của nó. Cũng cần phải biết công lực của chân ngôn kia. Lại cần phải hiểu biết khéo léo chỗ tu pháp chân ngôn, tùy chỗ mong cầu, tùy chỗ xứng hợp với chân ngôn pháp kia, chân ngôn, pháp tướng, trì tụng, chân ngôn đó tức được thành tựu.
Phẩm 3. - PHÂN BIỆT A XÀ LÊ TƯỚNG
Lại nữa Ta nay sẽ nói tướng A Xà Lê. Tất cả chân ngôn do kia ( Xà Lê ) mà đắc, cho nên phải biết Xà Lê rất là trọng yếu
Vậy tướng kia thế nào ?
Nghĩa là chi phần ( thân thể lục căn ) viên mãn, phước đức trang nghiêm, khéo tu hiểu rõ các Pháp Thế gian và Xuất thế gian, hằng y Pháp trụ, không hành phi pháp, đủ đại từ bi, lân mẫn chúng sanh, sanh trưởng trong giòng họ sang quý, tánh tình điều hòa nhu nhuyễn, tuỳ theo chỗ ở đều được an vui, thông minh trí huệ, biện tài trôi chảy, thường hay nhẫn nhục, không lòng ngã mạn, thường ưa Đại thừa và hiểu được nghĩa mầu, thâm tín Pháp môn bí mật, dẫu có chút ít lỗi lầm cũng ôm lòng rất lo sợ, thân khẩu ý nghiệp điều hòa nhỏ nhẹ, thường ưa chuyên đọc kinh điển Đại thừa. Lại y Pháp giáo hóa siêng năng tụng chân ngôn không gián đoạn, chỗ ra làm hoặc tác Pháp Tất địa thảy đều thành tựu. Lại hiểu rõ phương pháp họa vẽ Mạn Đà La. Thường đủ Tứ nhiếp vì cầu đại sự, không ưa tiểu duyên, vĩnh lìa xan lẫn ( keo rít ). Đã từng vào Đại Mạn Đà La mà thọ quán đảnh. Lại được Tiên Sư khen ngợi là kẻ có đức, ông từ nay về sau kham thọ quán đảnh làm A xà Lê, được sự ấn khả đó, mới hợp cách tự tay tạo Mạn Đà La. Cần y thứ lớp cũng được hợp cách trao truyền chân ngôn cho đệ tử. Nếu y đây, thọ chân ngôn mau được thành tựu, không nên hồi nghi. Nếu không ở chỗ Hòa Thượng A Xà Lê trên chuyên đọc chân ngôn dù dụng công lao cực nhọc cho mấy, trọn không thu hoạch kết quả.
Phép đệ tử xem vị A Xà Lê cũng như Tam bảo và Bồ Tát .v.v… vì hay ban cho chỗ quy y, đối với các thiện sự, đây là nhơn đầu tiên, hiện đời an vui, đương lai chứng quả. Vì nương y A Xà Lê cho nên không lâu được vô thượng thắng sự gọi là Bồ Đề. Vì nghĩa đó so tỉ như Phật, làm đệ tử phải thừa sự hầu hạ A Xà Lê, không có biếng trể, siêng năng gìn giữ không để thiếu thốn, Ngài đã trao cho Minh Vương (Vương chú ) và Minh Vương Phi ( thần chú kế vương chú ), sẽ quyết được Tất địa không còn nghi ngờ vậy.
Phẩm 4. - PHÂN BIỆT TƯỚNG TRÌ TỤNG CHÂN NGÔN
Ta nay diễn nói Pháp trì tụng chân ngôn, tu hành mau được thành tựu.
Nếu có kẻ 3 nghiệp thanh tịnh, tâm không tán loạn, không hề gián đoạn, thường tu trí tuệ, hay hành trì một Pháp môn, hay thành tựu được các việc, lại xa lìa xan lẫn; chỗ nói ra lời gì đều không hề ngăn ngại, ở trong chúng không sợ, chỗ làm mau thành tựu. Lại thường hành hạnh nhẫn nhục, xa lìa các xiểm nịnh, bệnh hoạn lại không sanh, hay nói lời chân thật, khéo hiểu việc Pháp sự. Tuổi trẻ, tráng niên, các phần trong thân thể thảy đều tròn đủ. Ở nơi Tam bảo thường khởi tín tâm, tu tập theo kinh điển của Đại Thừa sâu mầu, các công đức lành không ôm lòng thối lui. Hạng người như thế mau được thành tựu.
Nếu có kẻ đối với hàng Bồ Tát và Pháp chân ngôn, thường khởi lòng cung kính, trong các lồi hữu tình lại hay khởi tâm đại từ bi, thì những hạng người đó mau được thành tựu.
Nếu có người ưa tịch tịnh, chẳng muốn ở trong chúng ồn náo, luôn nói lời chân thật, khởi ý ra liền được thanh tịnh, hạng người như thế mau được thành tựu.
Lại nữa, nếu có kẻ nghe sức oai thần tự tại của ngài Chấp Kim Cang Bồ Tát, nghe rồi lòng tin vững chắc, tâm sanh hoan hỷ, thì hạng người đó mau được thành tựu.
Nếu có kẻ thiểu dục và tri túc, trì tụng chân ngôn nhớ niệm việc sở cầu ngày đêm không thôi, thì hạng người đó mau được thành tựu.
Nếu có người vừa nghe Pháp chân ngôn, cả thân mình chân lông đều dựng đứng, trong lòng vui mừng khấp khởi thì hạng người đó mau được thành tựu.
Nếu có người nằm mộng tự thấy Tất Địa như Kinh đã nói, tâm ưa tịch tịnh, không cùng chung ở chỗ đông người, thì hạng người như thế mau được thành tựu.
Nếu lại có người ở nơi vị A Xà Lê, tôn trọng như Phật thì hạng người đó mau được thành tựu.
Nếu người trì tụng chân ngôn đã lâu mà không hiệu nghiệm người đó cũng không buông bỏ, lại tăng bội phần lòng nguyện rộng lớn, càng thêm tinh tấn, lấy sự thành tựu làm kỳ hạn, thì những người như thế mau được thành tựu. Phẩm 5. - PHÂN BIỆT TƯỚNG ĐỒNG BẠN
Lại nữa Ta nay nói tướng đồng bạn.
Người đó sanh nơi nhà tôn quí, phước đức trang nghiêm, thường ưa Chánh Pháp, chẳng hành phi pháp, lại đủ thâm tín xa lìa các sợ hãi, tinh tấn không lui sụt, vâng làm theo lời Tôn Giả, hay nói lời chân thật, các chi phần trong thân căn thảy đều tròn đủ, thân không bệnh tật, không quá cao hay quá lùn, cũng không quá thô mập hay quá gầy ốm. Lại cũng không quá đen hay quá trắng. Nếu người hay lìa các lỗi trên đây thì chính là người đồng bạn phước đức.
Người hay nhẫn các khổ, khéo hiểu Pháp chân ngôn và Pháp tắc thứ lớp cúng dường Mạn Trà La, thường tu phạm hạnh, các việc đều tùy thuận nhẫn nhục, lời nói dịu dàng khiến người ưa nghe, xa lìa mọi ngã mạn, vâng theo lời dạy nhớ kỹ không quên, trí huệ đa văn chẳng nhờ cậy ai, tâm từ chẳng sân, nghĩ việc bố thí; khéo hiểu biết phân biệt pháp Minh Vương chân ngôn, thường hay niệm tụng chân ngôn hành trì, hạnh cùng giống như bậc Tôn Giả, gồm tỏ các Pháp kiết giới hộ thân, được bạn như thế sẽ mau thành tựu.
Nếu có kẻ 3 nghiệp tồn thiện, có thể ở chỗ thầy, vào được Mạn Trà La, nương theo lời Phật dạy, không tập tà pháp, khéo biết bậc Tôn Giả, thứ lớp chỗ cần dùng không đợi tới ngôn giáo, chỗ sở cầu biết thời liền đưa đến, đầy đủ như mong muốn. Kẻ đó chính là bạn thù thắng vậy
Nếu có kẻ thân ý hiền thiện, tâm không u não, quyết định kiên cố, trọn không thối tâm, được bạn như thế sẽ mau thành tựu .
Nếu có kẻ ở chỗ đầy tài lợi, không sanh tham trước, đủ phước đức như thế mới là bạn thù thắng.
Nếu có kẻ ở nơi bậc Tôn Giả, tâm không bỏ lìa, hoặc muốn thành tựu những phương thuốc khác mà làm những gượng duyên nhưng xa rời thánh giới tự nhiên, đủ phước đức như thế thì kẻ ấy mới là bạn thù thắng.
Nếu có kẻ ở nơi bậc hành giả không cầu khuôn phép, lại chưa đặng tất địa để thành tựu đời sau, nhưng không bỏ lìa. Dù năm tháng trôi qua mà không đặng Tất địa cũng không chút ôm lòng bỏ lìa. Giả sử như có việc khổ lớn và các nạn ép ngặt thân tâm, lại cũng không bỏ. Người phước đức như thế mới là bạn thù thắng.
Như có kẻ đồng bạn đức hạnh như trước đã nói mới có thể kham nhẫn pháp thù thắng tối thượng thành tựu. Dù cho không phải phước đức như trước chỉ nói phép tắc chân ngôn và lại khéo hiểu những pháp Mạn trà la, có trí tuệ cao minh, lại thêm phước đức, thì người trì tụng cũng được thù thắng. Đồng bạn như thế mới hay thành tựu được việc tối thượng.
Lại người trì tụng thêm phước đức thù thắng, đồng bạn như thế, cũng hay thành tựu việc tối thượng thù thắng. Do vì muốn người bạn phước đức được thù thắng tối thượng, nên mỗi nữa tháng cùng người trì tụng mà làm phép hốn đảnh và pháp Hộ ma. Tùy thời bày biện hương hoa đốt đèn, cho đến các sự ủng hộ và giảng trạch thứ lớp. Tùy nơi nào làm đều phải trợ tác, chẳng phải các việc như trước là trực trợ tu.
Nếu người thọ trì đọc tụng có chỗ khuyết điểm, thì vị đồng bạn phước đức phải y nơi kinh pháp, dùng giáo lý răn dạy đừng cho sơ sót, nhẫn đến rộng vì mở bày nhân duyên, đầy đủ như thế là bạn rất thù thắng.
Hành giả trì tụng mỗi ngày đúng thời và chỗ ra làm có khi quên mất, người đồng bạn phước đức khi đã thấy thì phải liền tương trợ cho khiến đầy đủ. Nếu khi muốn thành tựu pháp thuốc cần phải dùng tay đè thuốc xuống, hoặc lấy cọng cỏ mà dùng đè xuống, làm pháp niệm tụng sự việc tuy nhiều trọn không bỏ quên.
Khi hành giả trì tụng muốn rỏ ràng thì đồng bạn cần phải đứng gần một bên xem hành giả niệm tụng. Khi thấy hành giả đã mệt, hoặc sợ làm rồi quên, sơ sót thì nên nương vào giáo pháp của bậc Tôn Túc và lấy số châu làm ký số, người kia quên chỗ nào thì giúp liền và các pháp khác cũng vậy.
Người bạn kia thường cần trì tụng pháp cúng dường, chỗ làm các việc sanh ra phước đức thảy đều hồi hướng người trì tụng chân ngôn. Để sự mong cầu được mãn nguyện, có chỗ trao đổi chỉ nói cùng bạn, vì đã muốn thành tựu việc thù thắng nên thêm cho một người nữa, lần lần khiến cho lời nói không sai lầm.
Người bạn kia được đồ ăn phải chia cho hành giả đồng đều còn hành giả được đồ ăn phải y như pháp, đầy đủ như thế mới kham làm đồng bạn thù thắng tối thượng. Còn đồng bạn thứ ba phước đức cũng đồng như trước đã nói vậy.
Phẩm 6. - LỰA CHỌN CHỖ Ở
Lại nữa ta nay diễn nói chỗ ở của người trì tụng chân ngôn mau đặng thành tựu.
Ở nơi phương nào mà mau đặng thành tựu ?
Nghĩa là ở chỗ Đức Phật đắc đạo, hàng phục bốn ma quân, chỗ như thế mới gọi là thù thắng tối thượng, khiến mau đặng thành tựu.
Lại nữa như ở bên bờ sông Ni Liên Thuyền không có các nạn dù có các ma cũng không làm chướng ngại được, việc mong cầu đều đặng thành tựu, chỗ như thế mới mau đắc Tất địa.
Hoặc ở chỗ Phật chuyển Pháp Luân, hoặc ở thành Câu Thi Na Phật nhập Niết bàn, hoặc ở thành Ca Tỳ La nơi Phật giáng sanh.
Bốn chỗ như trên chính là chỗ tối thượng thù thắng không ngăn ngại, ba món Tất địa quyết định thành tựu.
Lại nữa, chỗ chư Phật thuyết Pháp cùng chỗ hành Bồ Tát thuyết Pháp cũng là thù thắng.
Lại nữa, chỗ Phật nhập đại tháp, hoặc chỗ danh sơn cây cối rậm rạp, cây quả ăn được, suối nước giao nhau, chỗ như thế mới gọi là thù thắng.
Hoặc chốn A Lan Nhã ( chùa chiền ) có nhiều hoa quả, có dòng nước chảy, chỗ người ưa vui, chỗ đó mới là thù thắng.
Hoặc ở chốn Lan Nhã (thanh tịnh) có nhiều lồi hươu nai, không người săn bắt, lại cũng không có các lồi thú như: gấu, beo, cọp, sói, chỗ như thế mới là thù thắng.
Hoặc ở chốn không quá lạnh rét buốt, hay quá oi bức, những chỗ đó hợp tâm người ưa mến thì mới gọi là thù thắng.
Hoặc ở bên sườn núi, ở trên đỉnh núi, hoặc ở trên đài cao một mình, hoặc ở trong hang núi nơi có khe nước, chỗ như thế mới là thắng xứ.
Hoặc ở chỗ khắp đất cỏ xanh tươi, mà trong những cây có nhiều hoa, kham làm Pháp Hộ ma, chỗ như thế mới gọi là chỗ thù thắng.
Hoặc ở nơi trước Tháp Xá lợi mà an trí, hoặc an trí Xá lợi ở trong núi, hoặc bốn bên sông, hoặc nơi lan nhã, đủ thứ cây rừng rậm mà trau dồi, chỗ không nhiều người, hoặc ở chỗ rừng rú hơi lạnh phủ kín, hoặc ở bờ sông lớn, hoặc bên ao lớn, hoặc ở chỗ từng có nhiều bò, hoặc ở dưới gốc cây xa vắng có thần linh nương ở, mặt trời không làm chuyển bóng, hoặc ở chỗ nhiều xóm làng chỉ thờ một vị thần, hoặc ở bên đại lộ thập tự, hoặc ở bên ao rồng, những chỗ như thế mới gọi là chỗ thù thắng.
Hoặc đến quốc độ mà Phật từng đi kinh hành, chỗ những quốc độ có nhân dân và hàng tứ chúng thâm tín ngôi Tam bảo hay hoằng dương Chính Pháp, thì chỗ đó mới mau đặng thành tựu.
Hoặc có cõi nước nhiều dân chúng và họ có đủ lòng từ bi thì mới mau đặng thành tựu.
Nếu đặng chỗ nhiệm màu như trên thì phải lựa chọn phần đất không bị nhơ uế, có ngói gạch lẫn lộn.v.v…Phải đem phẩm Mạn Đà La này mỗi mỗi rộng nói, như pháp Tất địa, phải khéo phân biệt xứ sở tùy theo ba Bộ. Lại nữa phải khéo phân biệt pháp Phiến Để Ca, pháp Bổ Sắc Trưng Ca, pháp A Tỳ Giá Rô Ca ba pháp như thế, rồi lại phân biệt ba phẩm thành tựu : Thượng, Trung, Hạ, ngay nơi chỗ đó tùy tâm thích hợp, dọn dẹp rưới quét làm các sự việc, thì mau đặng thành tựu các pháp Tất địa vậy.
Phẩm 7. - TRÌ GIỚI
Lại nữa, Ta nay rộng nói Pháp tắc chế trì chân ngôn, nếu người y theo giới này thì không bao lâu sẽ đặng thành tựu.
Nếu người có trí thọ trì các chân ngôn, trước phải đoạn lòng sân, cho đến tà thần cũng không sanh lòng giận. Lại nữa đối với lồi khác thọ trì chân ngôn này cũng không ôm lòng sân, đối với các chân ngôn không nên để ý, cho đến công đức và pháp tắc mà phân biệt. Phải đối với pháp tắc các chân ngôn đều tâm sanh kính trọng, đối với những người ác lại phải khéo giữ gìn. Tại sao vậy ?
Vì hay chướng ngại đại sự và làm người khác ôm lòng nghi. Nơi chỗ vị A Xà Lê dù có thấy lỗi lầm, đối với 3 nghiệp của mình còn không sanh lòng kiêu mạn, miệng không nói những chuyện phải trái của tâm, ý không tưởng phân biệt tội lỗi. Dù có lỗi lầm còn không bàn nói, huống là y theo Pháp ư ? Dù có kẻ ôm lòng ác, thì rốt cuộc trọn không hại mình được.
Khi chính mình thọ trì Pháp chân ngôn, không được buộc người khác thọ trì pháp Minh Vương; Nếu mình sinh lòng tổn hại và khổ ngặt trị phạt, cũng không được làm pháp Hàng phục. Nếu chưa từng trải ở nơi vị A Xà Lê mà thọ trì chân ngôn đó, thì chẳng nên trao cho người kia mà thọ trì..
Đối với ngôi Tam bảo không sanh lòng cung kính, lại cho ngoại đạo là phảiâ, thì dù ở chỗ A Xà Lê thọ được pháp chân ngôn, sau rồi thối mất bổn tâm, cũng không nên trao cho họ đến ấn quyết của tay và các chân ngôn với những Pháp công năng và pháp Phổ hạnh, đều không nên trao cho. Vị đó chưa từng trải qua thời gian thọ trì pháp Mạn Trà La lâu dài thì cũng không truyền trao. Không nên chọc ghẹo tất cả lồi hữu tình có 2 chân, cho đến lồi nhiều chân cũng đều như thế.
Lại nữa, chẳng nên đùa cợt qua các Địa ấn, nghĩa là : chùy luân, bổng, xử, loa, bạt chiết la.v.v… cho đến dây quyến sách tạo thành đều không được vứt bỏ. Các thứ khác như : cỏ thuốc, gốc cây nhánh lá, nhẫn đến trái cây có hột cũng không nên vất bỏ nơi chốn bất tịnh.
Nếu người ưa thành tựu Pháp chân ngôn, nên y theo pháp chế, chẳng nên cật nạn Chánh nghĩa của Đại Thừa.
Nếu nghe hàng Bồ Tát tu sâu mầu ít có, công hạnh không thể nghĩ bàn, phải sanh lòng tin chắc chắn, không ôm lòng nghi. Người trì tụng chân ngôn chẳng đặng trao cho người khác chỉ riêng người thọ trì đọc tụng mới cùng nhau thí nghiệm.
Nếu duyên lỗi nhỏ, chẳng nên làm Pháp Hàng phục, người nào ưa thành tựu không nên ca vịnh điều nhịp giỡn ( mất chữ )…
Lại vì cớ trang nghiêm thân, không nên ướp thoa và đeo tràng hoa, không nên vừa nhảy múa mà đi, cũng không đặng trong sông lội giỡn. Sơ lược mà nói, thân nghiệp các sự cười cợt đều không nên làm, khẩu nghiệp, việc bất thiện không nên nói, nghĩa là những lời nói thêu dệt, dối trá, lời nói tâm nhiễm ô, lời nói ly gián sự hòa hợp, ác khẩu mắng nhiếc. Chỗ làm đối đáp, không mượn nhiều lời luận đàm vô ích, cũng trọn không tập học.
Lại cũng không cùng ngoại đạo, cho đến những hạng Chiên đà la ( hạng người bần tiện, hèn hạ ở Ấn Độ ) nói chuyện luận đàm và chung ở với họ, chỉ trừ đồng bạn.
Đương khi tụng niệm, dù cho đồng bạn mình cũng không nói chuyện với nhau; Ngồi ra thọ trì đọc tụng khác thời, nếu chẳng phải chỗ cần dùng thì không cùng bạn nói chuyện.
Cũng không dùng dầu xoa thân, không ăn những chất ngũ vị tân ( như hành, hẹ, tỏi, củ kiệu, dầu Du ma, dầu gai và rượu ) và tất cả những vật như rau hôi tanh, bột gạo, bột đậu, bột bánh, cận tất đậu và bánh Du ma mà làm những món ăn thành cục thành viên, chúng đều không nên ăn. Tất cả đồ ăn mà lồi Tỳ Na Dạ Ca ưa thích, và những món ăn đã cúng dường cũng không nên ăn. Như Du ma, gạo tẻ, đâu, cháo và lồi cháo sửa trọn không được ăn.
Lại không được ngồi trên những cỗ xe lớn mà quất ngựa. Những món đã vất bỏ và bị ăn trước đều không đăïng ăn.
Lại tất cả đồ trang cụ nghiêm thân như gương soi, hoa đẹp và phấn thuốc, dù lọng.v.v… nếu không việc nhân duyên không được lấy tay cầm chân mang.
Khi gần bên vũng nước chỗ đại tiểu tiện hoặc khi đại tiểu tiện thì không được dùng tay cầm lấy món ăn để ăn. Cũng không món để trong chùy đồng; Lá cây không héo thì mới ăn.
Cũng không nằm giường lớn nhỏ, hẹp dài, cũng không cùng đồng bạn ngủ chung. Khi muốn nằm thì phải an tâm vắng lặng thanh tịnh mà nằm, suy nghĩ trí huệ, không nằm úp mặt cũng không nằm ngửa, phải nằm như Sư Tử Vương tức phải nằm hông xoay về bên phải. Đương khi nằm không được mở mắt mà ngủ. Hằng ngày không được quá ngọ rồi lại ăn, nhịn ăn, ăn nhiều. Đồ ăn có nghi ngại không nên ăn. Tất cả việc chơi giỡn, ở chỗ đông người tụ tập, cho đến người nữ đều không đặng xem ngó.
Khi nhận lãnh nhà cửa tốt đẹp, các món ăn uống ngon của thân, khẩu, ý đều không nên tham đắm.
Khi phải thọ lãnh nhà cửa xấu và các món ăn uống dở cũng không nên bỏ.
Lại không đặng mặc áo màu mè, áo cũ rách, áo nhơ bẩn. Khi tụng niệm phải mặc áo trong. Không đăïng hạ mình mà nói rằng : “ Tôi nhiều lỗi lầm, thì không do đâu thành tựu Tất Địa”.
Lại nữa do nghiệp đời trước, nên nay thân mắc bệnh tật, trọn không trái bỏ công hạnh tu trì.
Khi ở bên chỗ vị A Xà Lê niệm tụng chân ngôn, hằng không thôi bỏ; hoặc ở trong mộng hoặc ở trong hư không nghe tiếng bảo rằng : “ Ngươi không nên thọ trì chân ngôn này” dù thường nghe như vậy, cũng không thối bỏ, lại không giận kia. Tại sao vậy ?
Đó là ma sự xưa cũ của ta, cần phải tinh tấn, không nên lui nghỉ. Tâm không nghĩ các ác cảnh phan duyên, buông thả các căn, tâm luôn giữ gìn thanh tịnh mà niệm tụng vậy.
Khi việc lớn mong cầu đã thành tựu rồi, tự mình đã thọ trì chân ngôn thì không nên nhiếp phục lồi quỷ mị vọng lượng, cũng không cần nó ủng hộ mình và người khác, cũng không cứu nạn và cấm các độc hại, vì thật chẳng phải là chỗ thọ trì chân ngôn. Chỗ ứng dụng của tất cả chân ngôn đều không được đem ra làm thí nghiệm để tranh đua nhau.
Nếu muốn cầu Tất Địa cần phải 3 thời trì tụng, 3 thời tẩy tịnh. Khi tẩy tịnh chẳng phải chỉ cần nước không mà cần phải hòa với nước chân ngôn mà tẩy tịnh đó.
Thủy chân ngôn rằng :
Úm hồng hạ nẵng phạ nhựt lị phạ nhựt nghi nĩnh hạ.
Khi tắm rửa, phải dùng đất sạch (xà phòng) thoa rửa khắp thân, gia trì 7 biến chân ngôn sau đây :
Thổ chân ngôn rằng :
Úm phạ nhựt ra hạ ra hồng.
Trong đất và nước có nhiều lồi làm chướng ngại như Tỳ Na Dạ Ca, nên trước phải đuổi đi, vậy sau mới dùng chân ngôn này mà xua đuổi.
Chân ngôn trừ chướng trong nước và đất rằng :
Nẵng mồ phạ nhật ra … dã hồng hạ nẵng độ nẵng
Mãng tah vĩ đặc mông sa dú thá ra dã phấn tra.
Lại nữa, lấy nước trước dùng tay quậy, sau tụng chân ngôn, xong rồi dùng tắm rửa.
Chân ngôn tắm rửa rằng :
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã na mãng thất chiến
Noa phạ nhật ra bả nỉnh duệ ma ha dược khất sa tế
Nẵng bát đa duệ na mồ năng.
Khi tắm rửa không được nói chuyện, đang khi tắm rửa chưa xong, thường cần phải tâm niệm những tâm chân ngôn sau đây.
Chân ngôn khi tắm rằng :
Úm ám một đế hồng phấn tra.
Tắm rửa đã xong, phải dùng hai tay bưng một bụm nước dùng tâm chân ngôn trước kia gia trì vào, tụng bảy biến, lấy nước đó rửa trên đỉnh đầu, như thế 3 lần.
Nên kết tóc trên đỉnh lại, tụng chân ngôn 7 lần rồi thành búi tóc trên đảnh. Nếu là người xuất gia, dùng bàn tay mặt làm thành nắm tay, để trên đảnh, số biến như trước đồng kết đảnh phát.
Đảnh phát chân ngôn rằng :
Úm tô tất địa yết lị sa ha.
Kế đến phải rửa tay, lấy nước súc miệng ba lần, vậy ( sẽ ? ) tự tắm Đức Bổn Tôn, dùng Bổn Tôn chân ngôn tụng 7 biến. Tụng chân ngôn súc miệng, khắp 5 chỗ trong thân rằng :
Úm chỉ lý chỉ lỵ phạ nhật ra hồng phấn tra.
Tắm rửa xong rồi, phải tưởng tắm Đức Bổn Tôn. Lại ngay nơi đó, phải trì tụng chân ngôn, tùy tụng nhiều hay ít, song ở chỗ đầu tiên hay qua tới chỗ khác thì cũng thường niệm tụng ở chỗ đó; cho đến chỗ chưa tới hay là đã tới rồi. Cũng không ôm lòng tham sân, phải tùy thuận các cảnh, thân tâm thanh tịnh, kính tưởng Đức Bổn Tôn, mà từ từ tiến đến chỗ kiên trì cấm giới như trước đã chế. Phải giữ gìn không quên, dẫu đến chốn khác cũng nên như pháp làm các sự nghiệp.
Khi niệm tụng cần phải tác pháp Mạn Đà La.
Thường khi niệm tụng đã mệt mỏi rồi, phải nên chuyên học kinh điển Đại Thừa, hoặc lập ra nhiều việc thiện khác, thường không bỏ quên. Cần phải ba thời quy y Tam bảo, ba thời sám hối các nghiệp tội khác, ba thời phát Bồ đề tâm. Nếu được như thế sẽ đặng thành tựu. Phải ba thời phát nguyện, nguyện thành tựu các việc thù thắng vì trừ tội nghiệp vậy.
Nên phải y giáo pháp làm các việc lành, thường hành huệ thí, đủ tâm đại từ bi, đối với giáo pháp không sanh lòng keo lẫn. Thường ôm lòng nhẫn nhục, tinh tấn không lui, tín tâm bền chắc, quy hướng Tam bảo, trong tâm luôn nghĩ sáu niệm, kinh điển được nghe thì suy tư chắc chắn nghĩa lý, thường cần chuyên đọc tụng công đức chân ngôn và cúng dường kinh pháp chân ngôn, khéo y vẽ họa các Mạn Trà La mầu nhiệm..
Cần phải nhập Mạn Trà La và phát nguyện.
Ban đầu muốn dắt dẫn những vị Tỳ Khưu nhập Mạn Trà La thì cần phải có lòng tin bền chắc. Các Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cũng tùy theo thứ lớp đó mà vào Mạn Trà La. Hết thảy cần phải có tâm Bồ Đề kiên cố quyết định, tâm chính kiến. Vào Mạn Trà La rồi thì mới trao cho tay kiết ấn pháp với chân ngôn pháp tắc. Cũng nên nói rộng ra tất cả những chân ngôn pháp tắc hoặc 14 ngày hoặc một tháng 8 ngày, nhẫn đến trọn tháng; hoặc 11 ngày hoặc 15 ngày, những ngày như thế càng thêm cúng dường hoặc thọ trì đọc tụng và làm pháp Hộ ma, gia trì cấm giới, thường phải nhớ nghĩ, các việc làm thêm gấp bội, pháp chân ngôn mới mau thành tựu.
Khi làm pháp Hộ ma, thường cần phải lấy tay cầm Bạt Chiết La, tụng chân ngôn đó trải qua 1.000 biến hoặc 100 biến. Khi những việc bày biện xong rồi, tụng Kim Cang chân ngôn sau :
Kim cang chân ngôn rằng :
Úm độ nẵng phạ nhật ra hạ.
Các việc Kim Cang ứng dụng nên dùng các cây đã thiêu cúng Thiên Hỏa Thần, hoặc cây khổ luyện, hoặc lấy khúc cây thiêu tử thi còn dư, hoặc dùng Bạch đàn, hoặc cây Tử đàn, tùy ý lấy 1 cây làm Bạt Chiết La, khi làm phải có 3 đầu nhọn.
Khi hộ ma, khi niệm tụng phải dùng tay trái mà cầm nắm, thì hay thành tựu các việc, cho nên gọi là Bạt Chiết La.
Nếu là người trì Kim Cang này, tất cả lồi quỷ Tỳ Na Dạ Ca và những kẻ làm chướng khác thảy đều run sợ chạy trốn tản mác rồi bỏ đi. Dùng hương Tử chiên đàn mà thoa Kim Cang Bạt Chiết La đó để trước Đức Bổn Tôn, lại dùng chân ngôn như trước đã nói trì tụng, hoa hương cúng dường đó, các sự nghiệp kia, thì sự vi tế của Kim Cang bí mật hay thành tựu các việc khác nữa.
Khi làm các việc, tay mặt phải cầm xâu chuỗi, lấy hương xoa vào, tụng chân ngôn 100 biến hoặc 1.000 biến.
Châu sách ( xâu chuỗi ) chân ngôn rằng :
Úm cú lan đạt lị mãn đà mãn đà hồng phấn tra.
Minh Vương đại ấn này gọi là Nan Mãn Kê, hay thành tựu mọi Minh Vương chân ngôn, cũng hay tăng ích và đầy đủ mọi chữ mọi câu chân ngôn, cũng thành tựu các Pháp khác, cho đến các Pháp Hộ thân. Minh Vương trên chẳng những là mẹ các Minh Vương mà còn là mẹ của Kim Cang.
Nếu như Kim Cang bộ châu sách (xâu chuỗi Kim Cang bộ) thì xâu lại thành một xâu, dùng hạt Ô Rô Nại Ra Noa, xâu các hạt đó lại, sau cùng làm một gút. Trong Kim Cang bộ đã như thế còn 2 bộ kia phải khá biết.
Xâu chuỗi thuộc Phật bộ dùng Phật mẫu chân ngôn
Xâu chuỗi thuộc Liên Hoa bộ dùng Bán Noa Ra Phạ Tư Nê chân ngôn.
Xâu chuỗi thuộc Kim Cang bộ dùng Man Mãn Kê chân ngôn
( Ba bộ mẫu chân ngôn căn cứ như trước đã nói )
Người đeo giữ hạt châu này thì lồi quỷ Tỳ Na Dạ Ca không thể làm chướng ngại, thân đặng thanh tịnh, sẽ mau thành tựu, sở cầu mãn nguyện.
Lại nữa khi tác pháp, phải dùng cỏ tranh thắt làm vòng xuyến tròn, để nơi tay mặt trên ngón vô danh, tụng ba chữ Bán Tâm chân ngôn của ba bộ đó, trãi qua 100 biến, hoặc 1.000 biến, sau rồi để trên ngón tay.
Phật bộ tâm chân ngôn rằng :
Nhỉ nẵng nhỉ ca.
Liên Hoa bộ tâm chân ngôn rằng :
A lỗ lực ca.
Kim Cang bộ tâm chân ngôn rằng :
Phạ nhựt ra địa lặc ca
Khi cúng dườøng, khi trì tụng, khi hộ ma v.v…phải đeo vòng cỏ này thì tội chướng trừ diệt, tay đặng thanh tịnh, ra làm việc gì cũng hay thành tựu.
Lại nữa, lấy lụa bạch điệp, lấy dây chỉ trong lụa, khiến kẻ đồng nữ nhuộm thành màu hồng hoặc màu uất kim, kết thắt thành dây chân ngôn; cột một gút tụng 7 biến chân ngôn, cột 7 gút phải để trước Bổn Tôn, dùng chân ngôn gia trì 1.000 biến.
Phàm khi niệm tụng, khi hộ ma, khi nằm và khi buổi chiều nằm, nên dùng dây chân ngôn buộc vào lưng, để phòng ngừa khi ban đêm nằm ngủ khỏi bị di tinh dơ uế; thường phải làm pháp gia trì.
Dây chân ngôn rằng :
Úm hạ ra hạ ra nãn đà nĩnh thúc ngật ra đà ra ny
Tất đà ra thế sá ha.
Khi niệm tụng, khi hộ ma cần phải y phục trên dưới trịch bày vai bên mặt.
Khi nằm hoặc tẩy tịnh và khi tắm, không phải theo chỗ ngăn cấm này mà mặc thượng y, nên tụng chân ngôn. Khi đại tiểu tiện phải mang giày dép. Không nên mặc áo trước Đức Bổn Tôn, trước những vị Hòa Thượng, A Xà Lê và các bậc Tôn Túc. Đối với chỗ các bậc Tôn Túc mình phải dùng thân , khẩu, ý mà cúng dường. Nếu muốn Tất địa mau thành tựu, hoặc thấy Chế đa ( ngôi tháp) và các vị Tỳ Khưu thì phải thường nên lễ kính. Nếu gặp hình tượng để ngồi trời chỉ nên chắp tay hoặc tụng Già Đà. Hoặc thấy bậc Tôn Giả, cũng phải đi đến lễ bái. Hoặc nghe Pháp nhiệm màu phải sanh lòng kính tin. Hoặc nghe hàng Bồ Tát hình tướng bất khả tư nghị, hoặc nghe chân ngôn đã thành các việc, đều phải sanh tâm hoan hỷ vui vẻ hớn hở. Nếu kẻ muốn mau thành tựu thì thường phải dõng mãnh tinh tấn không sanh lòng biếng nhác, như trước đã dạy, thường cần suy nghĩ nhớ đó. Nếu người không thật hành như vậy là trái sự chế giới, mắc đại trọng tội, Tất địa không thành tựu..
Thân khẩu ý các căn thường luôn nhớ nghĩ, không nên tham đắm các dục lạc. Lại thường hành pháp chế như trước chẳng nên quên lãng. Khi sớm chiều rủi tạo ác nghiệp, đến tối phải liền sám hối. Hoặc nữa đêm dẫu tạo nghiệp buông lung thì sớm mai mau thành tâm sám hối. Lại phải niệm tụng cho thanh tịnh và dùng pháp Hộ ma để cúng dường theo bổn giới, cần y như thế hằng ngày hằng giờ hằng khắc không sót. Phải ở trong pháp Minh Vương mà tác ý, thì người đó không bao lâu sẽ an trụ Tất địa Phẩm 8. - CÚNG DƯỜNG HOA
Lại nữa, ta phân biệt nói sự nghiệp ba phẩm
Ba phẩm đó gọi là : 1/ Pháp Phiến Để ca, 2/ Pháp Bổ Sắc Trưng Ca, 3/ Pháp A Tỳ Giá Rô Ca ( Đó là 3 phẩm ).
Trong ba bộ có 3 hạng chân ngôn, nghĩa là các chân ngôn do bậc Thánh nói ra, do chư Thiên nói ra, và do Địa Cư Thiên nói ra ( Đây là 3 bộ ).
Bực Thánh nói ra đó tức là : Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, đó là chân ngôn bực Thánh.
Chư Thiên nói ra đó tức là : Từ cõi trời Tịnh Cư cho đến trong 33 cõi trời của hành chư Thiên. Đó là chân ngôn chư Thiên.
Địa Cư Thiên nói ra đó tức là chư Long Vương, Dạ Xoa, La Sát, A Tu La, Ca Lâu La, Càn Thát Bà, Khẩn Na La. Ma Hộ La Bộ Đa, Tỳ Xá Giá, Cưu Bàn Trà v.v…Đó chân ngôn Địa Cư Thiên vậy.
Làm pháp Phiến Để Ca dùng chân ngôn bực Thánh. Làm pháp Bổ Sắc Trưng Ca dùng chân ngôn chư Thiên. Làm pháp A Tỳ Giá Rô Ca dùng chân ngôn Địa Cư Thiên. Nếu cầu thượng thành tựu dùng chân ngôn bực Thánh, nếu cầu trung thành tựu dùng chân ngôn chư Thiên, cầu hạ thành tựu dùng chân ngôn Địa Cư Thiên.
Như trong ba bộ trước và việc cầu ba bực thành tựu cùng là những pháp trong ba thứ, nên dùng các thứ hoa sinh trong thủy lại phải cần y theo bổn bộ mà khéo phân biệt, dùng chân ngôn gia trì rồi phải dâng hiến. Khi dâng hiến phát nguyện như vầy :
Hoa thanh tịnh này,
Sanh nơi chỗ tịnh.
Con nay phụng dâng, cúi xin nạp thọ, ban cho thành tựu.
Hiến hoa chân ngôn, chân ngôn rằng :
Hà hạ ra a hạ ra tát ra phạ vĩ nễ dã
Đạt ra bố nhĩ đế sa ha.
Phải trì chân ngôn này dùng cúng dường, thông cả ba bộ.
Nếu hiến Phật, phải lấy hoa trắng có hương thơm để cúng dường. Nếu cúng Quan Âm lấy hoa trắng sinh trong nước mà cúng dường. Nếu cúng Kim Cang, dùng các thứ hoa đẹp mà đem cúng dường. Nếu cúng Địa Cư Thiên, tùy thời chỗ có những thứ hoa, theo đó mà lấy cúng dường. Như những loại hoa :
Hoa mang lã để, hoa bả tra la, hoa sen, hoa chiêm bặc, hoa long nhị, hoa phạ cú lam, hoa câu vật đầu, hoa ta la thọ, hoa mạt lị, hoa cử xích ca, hoa dụ để ca, hoa thế phá lý ca, hoa cú rô phạ nhẫn, hoa ca đạm văn, hoa mạt độ tẩn ní ca, hoa đát lật noa, hoa ngạn đà bổ sáp ba, hoa bổn nang ngôn, hoa na phạ mang lý ca, hoa a thâu kiếm, hoa mẫu chú quân nang, hoa na mãng nang, hoa chú đa mạng chiết lợi, hoa vật lặc sô ô bát la, hoa ca trạch lam, hoa kiền chiết na lam, hoa quân đà nan, hoa ca ra mạt, v.v… Các hoa mọc ở trong rừng, trong ấp, chốn lan nhã, trên đất, trên nước v.v…
Còn khéo biết chỗ ứng dụng của ba bộ, ba phẩm, ba bực mà cúng dường.
Dùng hoa man lã để, hoa đặc nghiệt lam, hoa quân đà nan, hoa mạc lý ca, hoa thâu để ca, hoa na long nhứ, các hoa trên cúng dường Phật bộ.
Dùng hoa ưu bát la, hoa câu phật đầu, hoa sen, hoa sa la thọ, hoa thể phá lý la để ca, hoa bổn na ngôn, hoa đắc nghiệt lam, các thứ hoa trên cúng dường Quan Âm bộ là thù thắng vậy.
Dùng hoa sen xanh, hoa bát dựng cù, cành nhành lá có mầm hoa trổ, ngồi ra còn nhiều thứ hoa không kể hết, nhưng hết thảy đều có thể cúng dường trong Kim Cang bộ..
Trong các hoa trên nếu là màu trắng dùng cho pháp Phiến Để Ca, màu vàng dùng làm pháp Bổ Sắc Trưng Ca, màu tía dùng làm pháp A Tỳ Giá Rô Ca.
Trong các hoa như thế, có mùi vị ngọt dùng làm pháp Phiến Để Ca, hoặc có vị cay thì dùng làm pháp A Tỳ Giá Rô Ca, hoặc có vị lạt thì dùng làm pháp Bổ Sắc Trưng Ca
Nếu có hoa có cành nhánh leo bám ở chỗ sạch, hoa ban đầu nẩy mầm mọc nơi cỏ tranh, cỏ chỏ hoặc hoa mọc trong thân cây, hoa đại thọ, những thứ hoa đó phải tùy loại mà ứng dụng.
Hoa xà để, hoa tô mạt na, thì có thể cúng dường riêng thông cả Phật bộ. Hoa sen cúng dường Quan Âm bộ. Hoa sen xanh cúng dường Kim Cang bộ, đều là thù thắng tối thượng vậy.
Trong Phật bộ khi làm pháp Phiến Để Ca dùng hoa xà để tô mạt na, làm pháp Bổ Sắc Trưng Ca dùng hoa sen, làm pháp A Tỳ Giá Rô Ca dùng hoa sen xanh. Hai bộ còn lại sự cúng dường cũng như trên.
Đối với hương vi diệu của hoa thượng sắc, hương của hoa trung sắc, hương của hoa hạ sắc phải tùy theo việc mà dùng.
Những cành hoa, đóa hoa đem dâng cúng sánh đồng với hoa trời vậy.
Khi có hoa màu trắng và tía cùng hoa yết ra mạt la nên đem dâng hiến ngài Phẫn Nộ Tôn Chủ và các sứ giả thì mới gọi là tối thượng thù thắng.
Đối với hoa cú tra nhã, hoa để lặc ca, hoa sa la, hoa ca lật ni ca la, hoa a sa nẵng nỗ rô mãn, hoa vĩ loa, hoa ca trạch lam.v.v… Nên tùy theo đó lấy một thứ cúng dường, vì hay thông ba bộ và pháp dứt tai ương ba bực thượng, trung, hạ.
Lại nữa có các loại hoa hiệp lại thành tràng, hoặc kết tụ các thứ hoa đem cúng dường, chung thông 9 món như trước.
Trong những thứ hoa chẳng nên dùng những hoa hôi thối, hoa mọc chỗ gai góc, hoa có vị đắng cay, hoặc nói rộng ra hoa không có tên đều không nên dùng. Các hoa không dùng được là : hoa mộc cận, hoa kế đắc kiếm, hoa a địa mục đắc ca, hoa mông cú lam, hoa nỉnh bả.v.v…
Những thứ hoa thường dùng cúng dường thông 9 món là : hoa hồng, hoa thiễm nhỉ, hoa bát la dựng cú, cùng loại cỏ cốt lộ. Các loại hoa này cùng các hoa nếp lúa trộn với dầu mè như trên đã nói.v.v… cúng dường mới là tối thượng thù thắng..
Như không có các loại hoa trên, chỉ dùng gạo tốt trắng lựa ra nghiền nát đem cúng dường cũng thông được 9 món. Lại không được xen dùng với hoa kia, khi tác Pháp tìm hoa đó không được, nên tùy những hoa gì đã có và phải tụng niệm gia trì bộ hoa chân ngôn.
Nếu không có hoa hiến cùng phải dùng 2 cành lá cây tô la hoặc lá mãn rô văn, lá than đôn, lá trẫm man la, lá ngật lật sắc noa mạt lị ca, lá man đô phiến già, lá ứ ra nhã ca và những hoa lan hương mà thay thế hiến cúng vậy.
Nếu lại không có những loại cành lá đó, phải dùng rễ phạ lặc ca, rễ cam tòng hương, rễ quyễn bách, rễ ngưu tất, rễ dư hương quả mà chung cúng dường.
Chỗ gọi rằng hạt đậu đinh hương, nhục đậu khấu, cam quýt và tất cả hương quả.v.v… đều cúng dường thay thế cho hoa được. Nếu lại không có hoa lá nhánh quả như trên để hiến cúng, trước phải từng thấy người hiến cúng, hoặc tự mình thường hiến hoa, phải tùy theo đó mà biết nên vận tâm quán tưởng để cúng dường. Đó mới là sự cúng dường tối thượng thù thắng.
Tuy có các hoa quả hiến cúng như trước, nên hay chí tâm khẩn thiết, chắp tay cung kính đảnh lễ, cúng dường hoa lên Đức Bổn Tôn, tâm ý cúng dường như thế gọi là tối thượng. Lại người không tội lỗi, phải nên tạo làm các sự cúng dường như vậy, chẳng nên ôm lòng nghi.
Phẩm 9. - ĐỒ HƯƠNG DƯỢC (Thuốc và hượng thoa )
Lại nữa Ta nay nói pháp thuốc và hương thoa, tùy chân ngôn thích hợp mà cúng dường, hay thành tựu được các phước. Tên của hương gọi rằng : phụ tử cú tra nẵng tra hương, thanh mộc hương, phạ lặc ca hương, ô thi ra hương, xá lị phạ hương, tiễn hương, trầm hương, uất kim hương, bạch đàn hương, tử đàn hương, phạ ra noa na rô bát noa kiếm ra lam bà tỷ lặc ca hương, bát trì mãn kiếm đái ra bát lật ni ca lợi dã kiếm đinh hương, bà la môn quế bì thiên mộc hương, bát dựng cù hương, ứ nhủ nan táo ra bồn nê băng tế la phạ rô kiếm hương, ca tất bần hương, lạo đạt ra ngật ra mẫu kiếm hương, phả lý ca nỉnh nẵng lý ca hương, thỉ phạ thiệm tý hương, tô phạ lật noa xa ca hương, mang đổ phiến già đa lợi tam bạc sa đát lật noa mang tư na mãng nan hương ( cam tùng hương ), mãn rô băng phạm mẫu ra kế thí trẫm mang la bát nang ngông ế la mạt dạ kiệt ra nang khước một si ra phạ lợi phạ sáp tỷ ca hương, đát…ể diệm ( hộ thúc ), thiết đa bổ sáp ba hương ( hồi hương ), ha nghi sơ đề thảo noa ca ( sơ đề thảo ), khước cú lam ( bạch đậu thúc ), nhạ đề phả la kiếm kiếp bạn lam sa diễm nễ diêm địa dạ mãn kiếm, chiến trà, đổ rô sắc kiếm ( tô hiệp hương ), bát ra sa đát bà phạ kế tát lam các loại.v.v… Và các chất nhựa dẻo của hoa như : Long não, ngôn đá la sa, sa giá ra sa, an tất hương, huân lụa hương, thiết lạc xí thế phạ ca hương v.v… Các loại giao thọ hương ( nhựa cây có mùi hương thơm ), thảy đều tùy bổn bộ mà khéo hòa hợp.
Dùng các thứ cỏ thơm, rễ, nhựa của ba thứ vật hương hoa đó hòa làm hương thoa cúng dường Phật bộ. Dùng các loại vỏ cây thơm và cây kiên hương, chiên đàn, trầm thủy, thiên mộc các loại hương quả như trước phân biệt dùng làm hương thoa trong Liên hoa bộ. Các loại hương của cỏ, nhánh, lá, rễ, hoa quả kết trái.v.v… làm hương thoa trong kim Cang bộ.
Hoặc có hương thoa, những đồ dùng, các thứ rễ, gốc cây, trái cây mà người trước đã hiệp thành mùi hương thù thắng cũng thông cúng dường ba bộ.
Hoặc chỉ dùng trầm thủy thêm ít long não dùng làm hương thoa cúng dường Phật bộ. Hoặc chỉ dùng bạch đàn thêm chút long não làm hương thoa trong Liên Hoa bộ. Hoặc chỉ dùng Uất kim thêm chút long não làm hương thoa trong Kim Cang bộ.
Hoặc Tử đàn hương thoa thông dùng tất cả Kim cang bộ.v.v…
Nhục đậu khấu, khước cú la nhã để tô mạt na hoặc thấp sa mật tô sáp mỹ ra bát dựng cù.v.v… thông tất cả nữ sứ giả Thiên hương thoa cúng dường.
Cam tòng, thấp sa mật, nhục đậu khấu dùng làm hương thoa cúng Minh Vương.
Dùng vỏ cây hương thơm làm hương thoa cúng các sứ giả.
Chỉ dùng đồ hương mà cúng Địa Cư Thiên.
Chỉ dùng trầm thủy làm hương thoa cúng 3 bộ, 9 pháp v.v…và Minh Vương Phi tất cả đều dùng được.
Hoặc riêng làm pháp Phiến Để Ca dùng hương trắng, làm pháp Bổ Sắc Trưng Ca dùng hương vàng, pháp A Tỳ Giá Rô Ca dùng hương trá, hương không mùi.
Nếu muốn thành tựu đại tất địa dùng nhựa hương, quả hương; nếu muốn thành tựu Tất địa bậc trung phải dùng Kiên mộc hương, hương hoa; nếu muốn thành tựu hạ tất địa dùng gốc, vỏ cây, hoa cỏ làm hương thoa hòa hợp mà cúng dường.
Chẳng nên dùng hương của lồi hữu tình, nghĩa là các lồi giáp hương, xạ hương, tử sam hương v.v… và dùng rượu hoặc quá phần hương mà người đời không ưa. Đều chẳng nên dùng vậy.
Khi có 4 thứ hương như : hương thoa, hương bột, hương viên, hương nước, tùy theo dùng một loại đem hết để làm hoa.
Khi hiến cúng tác bạch lời như sau :
Hương trời màu này,
Thanh tịnh hộ trì,
Con nay phụng hiến,
Cúi xin nạp thọ,
Khiến nguyện viên mãn.
Và tụng chân ngôn rằng :
A dĩ hạ ra hạ ra tát ra phạ dĩ nễ dạ đạt ra bố nhĩ đế tá ha.
Trước tụng chân ngôn này, sau khi tụng xong tùy nơi chỗ trì tụng phải như pháp tịnh trì, hiến dâng Đức Bổn Tôn.
Nếu tìm các thứ hương mà không đặng, tùy lấy một ít hương thoa dùng chân ngôn như trước trì tụng cúng dường.
Hoặc tùy nới bổn bộ dùng hương thoa chân ngôn mà trì tụng rồi hiến dâng Đức Bổn Tôn .
Phẩm 10 . - PHÂN BIỆT HƯƠNG ĐỐT
Lại nữa Ta nay nói pháp thiêu hương thông ba bộ.
Trầm thủy, bạch đàn, uất kim hương v.v… tùy theo thứ lớp lấy một thứ cúng dường. Hoặc ba món hương hòa thông ba bộ, hoặc một thứ tùy theo bộ đó.
Tên các loại hương là : thất lỵ phệ sắc tra, kiếm chấp sa chiết ra sa, càn đà ra tố, an tất hương, sa lặc xí, long não hương, huân lục hương, ngữ thiêm địa dạ mục kiếm, ký lị nhã mật, ha lị lặc, sa đường ( đường cát ), phụ tử hương, tô hiệp hương, trầm thủy phạ lặc kiếm, bạch đàn, tử đàn, ngũ diệp tòng mộc, thiên mộc, nẵng lý ca, sát lị bế la phạ, ô thi lam, thạch mật ( đường phèn ), cam tùng hương và trái cây .v.v…
Nếu muốn thành tựu pháp chân ngôn phải hòa lẫn với hương như : hương thất lỵ phệ sắc tra ca thọ chấp, khắp thông cúng trong ba bộ cùng chư Thiên. Hương an tất chung hiến cúng thần Dược Xoa, hương huân lục dùng hiến cúng chư Thiên nữ, hương sa chiết ra sa cúng cho Địa Cư Thiên, hương sa lặc xí hiến cúng cho Nữ sứ giả, hương càn đà ra sa hiến cho Nam sứ giả.
Còn long não, càn đà ra sa, sa chiết ra sa, huân lục, an tất, tát lặc xí, thất lỵ phệ, sắc tra ca, bảy thứ nhựa hương này hợp chung lại đốt cúng thông 9 món. Lại nữa 7 thứ hương này rất là thù thắng tối thượng, lấy giao hương là tối thượng, rồi kiêm mộc hương là trung, còn bao nhiêu hoa lá gốc là hạ.
Lấy tô hiệp, trầm thủy, uất kim.v.v… các hương đó hòa lẫn, là hương bậc nhất. Dùng bạch đàn thêm chút sa đường ( đường cát ), làm hương hạng nhì. Lại thêm an tất, huân lục làm hương hạng ba. Ba món như thế trộn với hương tùy theo mỗi pháp, dùng một thứ thông hết các việc, đối với Địa Cư Thiên.v.v…cho đến các vị vệ hộ. Phải dùng tất chiết ra sa, sa đường, ha lợi lặc ( trái lê ), hòa hiệp làm hương cúng các bực đó.
Lại có 5 thứ hương gọi là : sa đường, thế lệ dực ca, tất chiết ra sa, ha lệ lặc, thạch mật hòa hiệp làm hương thông dùng ba bộ. Tất cả việc cần dùng chỉ có một thứ hương khắp thông các việc là tốt hơn hết, mọi người quý trọng, và thứ hương thượng diệu hòa hợp. Như không có những hương đó, tùy chỗ được các thứ hương cũng thông dùng ba bộ.
Còn các sự khác, như trước đã nói phương pháp hòa hiệp các thứ hương, cần phải khéo léo phân biệt, hợp đúng chỗ dùng của mỗi bộ như : gốc cây, nhánh lá, hoa quả, chung lại hiến cúng.
Có 4 thứ hương cần phải biết, nghĩa là : Tự tánh ( tùy ý ), đảo hồn hương ( giả nhỏ làm viên hương ), trần mạt hương ( giả nhỏ làm viên hương ), tác hồn hương ( làm viên ).
Cũng cần biết chỗ ứng dụng của nó : Pháp Phiến Để Ca dùng đảo hồn hương, pháp A Tỳ Giá Rô Ca dùng trần mạt hương, pháp Bổ Sắc Trưng Ca dùng tác hồn hương, tổng nhiếp tất cả dùng trong tự tánh.
Hòa hiệp đảo hồn hương để vào đường cát và trần mạt hương an thọ giao hương làm hồn hương ( làm thành viên hương ).
Dùng mật tốt, bơ tốt sữa tốt, đướng cát tốt cũng hòa chung trong mật gọi là tự tánh thượng hương.
Phải rưới chút tô ( bơ tốt ) như đang cầu bộ nào thì thiêu hương với bộ ấy. Nếu như không có, tùy hương đã có, trước hết tụng đương bộ……chữ mờ….
Phương pháp hòa hiệp các thứ hương, chẳng nên để chât giáp xạ, tử sam hương, cũng không nên dùng mạt nễ dã.v.v… mà hòa hiệp. Chẳng đặng quá phần đến nổi trở thành mùi hôi xấu và không thơm .
Dùng chất nhựa thơm của cây lâm dã thọ mới có thể xứng là vừa ý nguyện tất cả mọi người. Là món chư Thiên thường dùng ăn. Con nay đem dâng hiến. Vì thương xót xin nạp thọ.
Thần chú :
A hạ ra hạ ra tát ra phạ vĩ nể dạ đạt ra bố nhĩ đế sá ha.
Trước dùng chân ngôn này mà gia trì tụng đó, sau mới dùng chỗ trì chân ngôn gia trì vào, rồi lấy hương chân ngôn kia như pháp ứng dụng.
Phẩm 11 .- PHÂN BIỆT PHÁP NHIÊN ĐĂNG ( Đốt đèn )
Lại nữa Ta nay nói phương pháp đốt đèn, do y phương pháp hay khiến thành tựu sự hoan hỷ của hàng chư Thiên Tiên. Dùng vàng làm chén hoặc dùng bạc, hoặc dùng đồng tốt, hoặc dùng đồ sành (chén mỏng, chén đất), trong 5 thứ này tùy lấy một thứ hoan hỷ mà cúng dường Đức Bổn Tôn.
Pháp thức làm tim đèn thì dùng bông bạch điệp (bông vải) mà làm, hoặc vải bạch điệp mới, hoặc bằng vỏ cây nhục câu la. Hoặc dùng vải sạch mới để làm tim đèn, dùng lấy hương tùy có trong thành mà mọi người ưa thích, hoặc dùng dầu tô (dầu bằng bơ ).
Pháp Phiến Để Ca, dùng dầu thơm bậc thượng, pháp Bổ Sắc Trưng Ca dùng dầu thơm bực trung, pháp A Tỳ Giá Rô ca dùng dầu thơm bực hạ.
Trong các cây dầu thơm, pháp Phiến Để Ca dùng dầu du ma, pháp Bổ Sắc Trưng Ca dùng dầu bạch giới tử ( dầu hạt cải trắng ), pháp A Tỳ Giá Rô Ca dùng dầu trái a đát sa. Dùng chân ngôn phi ( các chân ngôn phụ thuộc ) và các tiên nữ.
Các dầu trái cây khác dùng chủ chân ngôn ( chân ngôn chính )
Dầu trái cây đắng dùng cho chư Thiên Thần, gọi rằng ma ha ca la.v.v… Dùng mỡ cá cho lồi quỷ, mỡ lồi súc sanh dùng cho lồi Dược Xoa. Dầu hạt la đắc kê, dầu ma tử dùng cho lồi hạ thiên, gọi rằng tứ tỷ muội giá môn trà.v.v… lấy trong chốn rừng lạnh phệ xỉ la.v.v…dùng phệ nhục chỉ.
Trong các thứ dầu bơ, nếu lấy từ sữa lồi trâu đen sậm là tốt trên hết, thông khắp ba bộ. Sữa trâu trắng dùng cho pháp Phiến Để Ca, sữa trâu vàng dùng cho pháp Bổ Sắc Trưng Ca, sữa trâu đen dùng cho pháp A Tỳ Giá Rô Ca. Hoặc tùy bổn bộ, phân biệt y theo kia mà dùng.
Các thứ dầu có mùi thuốc thì dùng cho pháp Bổ Sắc Trưng Ca, các thứ dầu có mùi thơm dùng cho pháp Phiến Để Ca, các thứ dầu có mùi hôi dùng cho pháp A Tỳ Giá Rô Ca.
Như trên lược nói thứ lớp phương pháp đốt đèn đã xong.
Ta phải khéo quán sát, dù đây không nói ra hết nhưng cũng phải xét chỗ dùng. Tuy có dầu đèn nhưng không y nơi bổn bộ thì phải dùng bổn bộ chân ngôn mà gia trì cúng dường vậy.
Đốt đèn hay trừ chướng,
Được tịnh trừ hôn trầm.
Con nay đem phụng hiến
Thương xót xin nạp thọ
Chân ngôn rằng :
A lộ ca dã A lộ ca dã tát ra phạ Vĩ nễ dã đạt ra bố nhĩ đế sá ha.
Tụng chân ngôn này xong, mới tụng chân ngôn Đức Bổn Tôn. Tụng trì chân ngôn xong lại làm các tịnh pháp để trừ các tội lỗi, như trước đã nói.
Phẩm 12. - HIẾN THỰC ( Dâng đồ ăn )
Lại nữa Ta nói pháp dâng hiến vật thực khiến cho hàng chư Thiên chư Tiên hết thảy hoan hỷ mà mau đặng thành tựu. Lược nói đồ ăn dâng cúng thì phải viên căn quả và trường căn quả ( củ trái cây tròn và dài ) sữa, dầu bánh .v.v… nếu không có các thứ trên thì dầu bánh, các vị canh hoắc ( nước súp vị ngon ) hoặc các thứ cháo, đồ uống, bốn món đây có thể thông các bộ mà hiến cúng.
Trái cây mạc nhã bố ra ca khắp thông cúng ba bộ. Hoặc dùng thạch lựu, trái chú đam, cũng thông cúng ba bộ. Hoặc tùy thứ lớp riêng cúng thông một bộ.
Vị ngọt dùng pháp Phiến Để Ca, vị ngọt chua dùng pháp Bổ Sắc Trưng Ca, vị đắng cay, lạt dùng cho pháp A Tỳ Giá Rô Ca.
Trái đa la thọ, trái liễu tử, trái vĩ la, trái nể bả, trái cây hôi thối mọi người không ưa, không nên hiến cúng.
Hoặc có trái thượng vị, trong thế gian có nhiều mà lại tối quý, trái như vậy mà đem hiến cúng được thành tựu. Hoặc có trái vị tốt vừa ở thế gian dễ kiếm, giá không mắc, những quả này hiến được trung thành tựu. Hoặc có trái vị đắng cay lạt, đầy dẫy ở thế gian, giá rất rẽ, hiến dâng sẽ đặng hạ thành tựu.
Lại ý muốn hiến cúng thêm thì phải lấy trái nữ danh, gọi là trái thị, trái hạnh nhân, đào.v.v… mà hiến cúng cho Thiên nữ vậy.
Các trái cây sinh ra mà vị không đắng thì hiến dâng cho chân ngôn phi (chân ngôn phụ thuộc ). Trái thất lỵ phán la cũng thông khắp ba bộ, tất cả ngài Phẫn Nộ. Trái phạ noa khắp cầu cho các thần Dược Xoa. Trái kiếp tỷ tham dùng cho thất lỵ phu. Trái từ cây bát dạ lã sinh ra thì dùng cho bát lệ sử ca. Các loại trái cây như trước nói còn có nhiều tên khác, tùy trái xét vị mà cúng dường vây.
Hoặc ở bên cạnh làng, hoặc nơi chốn lan nhã có các rau ngon củ ngon ngọt, lấy đó mà hiến cúng sẽ mau đăng thành tựu.
Củ vi na ca rị chung dùng tất cả ba bộ.
Lại còn có vị ngon lạ cũng chung hiến cúng tất cả vậy.
Lại không phải hàng Trời Thần người chung dùng những loại khoai củ ngon ngọt sinh ở trong núi, phải hiến cúng trong Phật bộ. Củ thục du cũng chung cúng Phật bộ. Củ ca khế ra kiếm, củ trưng na rị, củ phệ dã tứ, củ cử tri và củ dư viên là những củ từ nơi nước sinh ra thì dùng trong Liên Hoa bộ. Tất cả củ tròn làm thuốc vị hoa đắng cay, cùng nhiều thứ khoai sống ( sanh du ) thì dùng trong Kim Cang bộ.
Củ sắc thơm màu trắng có vị tối ngon ngọt, nếu tròn đủ như thế thì dùng cho Phật bộ. Sắc vàng, thơm bậc trung vị không chua hay ngọt lắm, củ tròn đủ như thế thì dùng cho Liên Hoa bộ. Sắc đỏ vị đắng cay, mùi hôi không ngọt, củ tròn đủ như thế dùng cho Kim Cang bộ. Ba bộ như thế, các pháp Phiến Để Ca.v.v… cùng ba phẩm thượng, trung, hạ đều đồng thông dụng.
Lược nói củ tròn đủ, phải khéo tùy mỗi bộ, Thượng, Trung, Hạ.v.v… mà dùng hiến cúng. Phân biệt như vậy mau đặng thành tựu. Trước đã nói củ tròn đủ và củ dài sinh trưởng và chỗ ứng dụng đã xong.
Các củ hành, tỏi, hẹ và ngồi ra những vị rất hôi cay.v.v… đều không nên cúng dường. Những món ăn sa tất để, món ô lộ tỷ ca, món bố ba, món phạ noa ca.v.v… và món dư phấn, hoặc làm các món hồ ma đồn ( thành viên ), lại có các thứ món ăn làm bằng đường trắng, món hoan hỷ đồn, món mãng độ thất, món tỳ noa ca, món tân ni noa câu thích ca, món a thấu ca phạ xỉ dã, món chỉ thất la, món cơm bánh, món hóa la tỷ sắc tra ca, món sa cú ly dã, món bát bát tra, món bố ba, món mãn sa bố ba, món vị nặc đặt ca, món bổ sa phạ đa, món la phạ ní ca, món nghiệt bộ ca ra ca, món câu cử tri, món ra mãn ca, món hành sa, món tích để ca, món bát lật hương chỉ ly ca, món thất lỵ bố ra ca, món phệ sắc trưng ca, món sân nhã ca, món trá na ra ca, món ngộ noa bổ ra ca, món chất đản ra bố ba, món khước nhã ra, món ngộ noa bát bát tra thất lăng già tra, món kiệt đa, món chủng chủng nghiệt xỉ tấn noa bố ba, món ra nhã hành ta, món ta nhã ca, món kiệt lật đa bố ra ca, món kiếp mô trưng ca, món câu ta lý ca, món tam bổ trá, món xả noa phạ, món ha lị ninh, món thích câu nan, món nhị nan, món chủng chủng bát ra ni, món bột lật sắc tra ca, món địa tỷ ca, món nhã la ha tất để nể diệm, món yết yết ra tấn noa ca, món phạ la da đa, món phạ để trưng ca, món thực khất sáp để ca, món ca nhã yết rị ní.v.v… Trong các món trên hoặc làm bằng đường cát hoặc dầu bơ hoặc dầu mè hòa hợp mà làm, như bổn bộ trước, tùy ý lấy hiến cúng, y pháp hiến dâng thì mau đặng thành tựu.
Các món ăn bằng bột gạo .v.v… cúng cho Phật bộ, pháp Phiến Để Ca cùng phẩm Thượng thành tựu, Tất cả món ăn bằng lúa mì cúng cho Liên Hoa bộ pháp Bổ Sắc Trưng Ca cùng phẩm Trung thành tựu. Món ăn bằng dầu mè, hạt đậu cúng cho Kim Cang bộ, pháp A Tỳ Giá Rô Ca cùng phẩm Hạ thành tựu.v.v…
Trong các vị dùng cúng dường thì đường cát trắng mà các trang trại làm ra, đối với sự cúng dường trong Phật bộ, là món thường phải dâng hiến. Món ăn thất lỵ phệ sắc trá ca dùng trong Liên Hoa bộ. Món hoan hỷ đồn dùng trong Kim Cang bộ. Món bố ba ca dùng trong việc cầu thần Dược Xoa. Món nữ danh dùng cho chân ngôn phi. Món nữ danh nghĩa là : món kiếm mồ lí, món bát bát trưng.v.v…
Trong các món ăn quý, vị ngon tốt, cầu Thượng thành tựu phải cần hiến dâng. Ngồi ra trong hai bộ còn các vị khác mà đây kh6ng kể đủ.
Tám bộ khi dùng, hiến cúng trước phải trải khăn lá … để trang nghiêm, trước an trí món sa tất để ca, món ô lộ tỷ ca, món bố ba. Như thế làm ba bộ cũng đồng vậy.
Lại nữa trong bổn Bộ chỗ cần dùng món ăn gì, phải tùy sức mà hiến cúng. Món cơm gạo ngon nấu chín cùng trong 60 ngày, hạt không thể tự sinh như món sữa chưng đại mạch, món gạo nếp thơm, cần phải y theo Pháp mà hiến dâng. Đủ các hương vị thơm ngon lạ tốt cùng các món canh hoắc (súp ngon).v.v…mà đem hiến cúng.
Sữa chưng đại mạch ( lúa vừa ngậm sữa, đem đâm ( hay ngâm ? ) rồi đem chưng cúng dường ) hạt giống không thể tự sinh ra sữa, cơm gạo tốt dùng cầu Thượng thành tựu. Món gạo ngon cúng trong 60 ngày nấu chín cơm gạo tốt, dùng cầu trung thành tựu. Món gạo lúa và cơm thường.v.v…là hạ thành tựu.
Dùng pháp Phiến Để Ca làm Thượng thành tựu
Dùng pháp Bổ Sắc Trưng Ca làm Trung thành tựu
Dùng pháp A Tỳ Giá Rô ca làm Hạ thành tựu
Dâng hiến các món ăn trái cây, khoai, củ, cơm, cháo, y theo Thượng, Trung, Hạ mà hiến cúng vậy.
Pháp Phiến Để Ca là tối thượng; pháp Bổ Sắc Trưng Ca, Phật bộ là Trung; pháp A Tỳ Giá Rô Ca, Liên Hoa bộ là Hạ. Kim Cang bộ tối thượng Tất địa cùng pháp Trung Hạ, khéo y Pháp tùy thời mỗi thứ nên biết.
Trong món canh hoắc ( súp ngon ) nếu có vị ngon ngọt dùng pháp Phiến Để Ca, vị ngọt chua dùng Bổ Sắc Trưng Ca, vị đắng cay lạt dùng A Tỳ Giá Rô Ca.
Món cháo sữa dùng Phiến Để Ca, cháo thạch lựu, cháo sữa thường.v.v… dùng Bổ Sắc Trưng Ca; cháo ngật sa ra, như hồ ma, gạo ngon, hạt đậu.v.v… dùng cho A Tỳ Giá Rô Ca.
Như trước lược nói các vị thức ăn.v.v… phải tùy theo thức ăn sai khác có nơi địa phương, rồi xem pháp Thượng, Trung, Hạ mà dâng hiến. Hoặc có các vị ăn mọi người khen ngợi, hoặc mình ưa thích đều phải đem cúng dường Phật. Hoặc có chân ngôn bổn bộ nói chỗ thứ lớp hiến cúng các món ăn thì phải nên y theo.
Nếu làm khác sẽ không đặng thành tựu.
Trong các món bày biện ra, có mùi không được thơm, trong Kim Cang bộ dùng cũng giống như trước đã nói với hương thoa, nhang đèn, thức ăn.v.v…phải y theo bổn bộ vậy. Các pháp Phiến Để Ca.v.v… cũng y như trên.
Lại phải xem tánh chất của chân ngôn là hỉ hay nộ. Thứ lớp mà quán sát việc thành ra sao, chín chắn tìm xét đầy đủ chỗ nguyện cầu. Đã xem biết rồi, trước phải dâng món ăn tùy sức mà hiến cúng.
Trong pháp hiến cúng, nếu thấy có món ca nhị ca, thì phải hiến những món như : sa tất để. Món ô lộ tỷ ca, tùy sức sắm sửa món ăn. Có những món ăn như đường cát, lạt phạn ( sữa thường ), với cơm, khoai, trái, sữa, cháo.v.v… đó là món ca nhị ca, cúng không thông tất cả trừ pháp A Tỳ Giá Rô Ca.
Trong pháp hiến cúng, thấy dùng món trưng chất đổ lộ phải dùng món ca nhị ca, thêm 2, 3 món trên cho khác món đó vậy.
Trong pháp hiến cúng, thấy dùng món ô tà rô, trước lấy món ca nhị ca, để thêm nhiều thứ vào là đúng Pháp.
Trong pháp hiến cúng thấy dùng món nhị bạch phải dùng lạc tô phạn (chưng chín sữa bơ ) sữa tươi, cơm là đúng vậy.
Thấy có 3 món ăn ngon ngọt thì dùng bơ, mật, sữa tưôi, cơm là đúng vậy.
Trong Pháp hiến cúng, thấy có món Tát phạ bạc để ca, món Sa đà lý ca, món Đảm một lê da, món Để la tỷ sắc tra kiếm thì dùng sữa chưng chín, cơm, khoai, trái cây, hoặc như trước đã nói trong các món ăn tùy lấy một hai thứ nếp, lúa, hoa để vào trong một chén lớn đựng đầy nước, ở xa nơi chỗ trì tụng mà bỏ đó thì tức được vậy.
Trong Pháp hiến cúng thấy có món cúng Phiến Để Ca dùng Sa tất để, sữa cháo, nếp, lúa, hoa, sữa bơ, sữa tươi, mật và sữa chưng, cơm đại mạch, món Vi nhạ bố ra, sẽ quyết định trừ tai họa vậy, không nên ôm lòng nghi.
Trong Pháp hiến cúng thấy có món cúng Bổ Sắc Trưng Ca, phải dùng cháo, sữa chưng chín, món hoan hỷ đồn, món Ô lộ tỷ ca, món Sa đường ( đường cát ), món Thất lỵ phệ tra ca.v.v… quyết định được mãn nguyện, không được ôm lòng nghi.
Trong Pháp hiến cúng thấy có món cúng A Tỳ Giá Rô Ca phải dùng cơm gạo đỏ tốt, hoặc dùng món Câu nại ra phạ tử hoặc cơm nhuộm sắc đỏ, hoặc bánh dầu mè, món Sa bố bả ca, món cháo Chiêm một lê dã ngật sa la.v.v…quyết định hàng phục được ốn tặc, không được ôm lòng nghi.
Nếu trì chân ngôn thần Dược Xoa, không có Pháp hiến món ăn, phải y Pháp này mà phụng hiến : Dùng cơm gạo đỏ tốt, trái cây tươi, nước mật, mật với đường cát, bánh bột gạo.v.v… là đúng vậy.
Trì chân ngôn Nữ Thiên.v.v… phải hiến hạt đâu.v.v… các thứ nước tương ngọt, vị bát ra noa, vị bát lật sắc trá ca phửu diệp.v.v… và hột trái cây, tất cả món ăn này dâng hiến Nữ Thiên là đúng vậy.
Muốn cầu thượng thành tựu, Pháp hiến cúng bổn bô, y theo đây dâng hiến các món ăn uống : trái cây, khoai hương vị ngon rất qúy mọi người đều ưa thích, nữ thiên này chính là thượng vị. Cầu thương thành tựu phải hiến cúng vậy.
Như trước lược nói pháp dâng hiến món ăn, tùy chỗ cầu pháp sự nơi bổn bộ, đều đã lược bày rồi. Hoặc ở phương khác, vị uống ăn khác, xem màu sắc hương vị, tùy loại mà hiến dâng vậy.
Khi muốn dâng món ăn, trước hết phải lấp mặt đất bằng phẳng rưới nước hương khắp nơi, rửa sạch các lá cây như : lá sen, lá bát la thế, lá chư nhủ thọ, lá tân điệp bố.v.v… trải bày ở trên, sau rồi bày ra các món ăn ngon mà dâng cúng.
Pháp Phiến Để Ca dùng lá mọc trong nước, lá cây kỳ thọ, hoặc lá ba tiêu (lá chuối )
Pháp Bổ Sắc Trưng Ca dùng lá bạt la kế thọ, lá ứ già thọ và lá khổ thọ, hoặc lá tùy thời mà có.
Pháp A Tỳ Giá Rô Ca dùng lá thư thọ danh, gọi rằng lá chuối, lá sen mới mọc, còn non,.v.v…
Chỗ chân ngôn Nữ Thiên, dùng lá bát lệ ca sử càn thọ, dùng Địa Cư Thiên.v.v… lấy cỏ dùng.
Cầu Thượng, Trung, Hạ phải khéo biết. Trước hết quét sạch rưới nước mặt đất, sau trải các lá, rửa tay sạch, thường thường phải ngậm nước súc miệng.
Kế đến là món ăn bực Hạ, trước là món Sa tất để ca, lần lượt tới trái cây, khoai, củ tròn dài. Lại có những món cháo bực hạ như canh hoắc ( súp ngon ), cháo sữa đều tùy theo Pháp đây mà căn cứ là bực hạ, hoặc căn cứ theo việc thành tựu Pháp mạn trà la vậy.
Khi đặng cảnh giới rồi phải càng thêm gia tăng dâng hiến các loại thức ăn, hoa quả thanh tịnh.v.v…
Lúc ban đầu trì tụng tùy việc thành tựu, tùy chỗ đặng các vị phải y theo Pháp bổn bộ mà dâng hiến.
Hoặc trong tháng hắc nguyệt, bạch nguyệt ngày 8, ngày 14, ngày 15 hoặc khi nhật thực, nguyệt thực, khi động đất liền thêm rộng sự cúng dường.
Khi làm Pháp Hộ ma, chỗ cần những thứ vật gì, phải sắm sửa để trước Bổn Tôn. Người trì tụng khi muốn ăn, lấy ra trước một phần cũng đồng để trước Bổn Tôn, như trước mà làm Pháp Hộ ma, sau mới ăn vậy. Các món ăn khi cúng phải đem bày ra trước, lập món ăn xong rồi mới cúng dường, sau mới bắt đầu niệm tụng. Hiến dâng hoa quả và các món ăn uống phải thường niệm tụng, không được bỏ quên, nhưng y theo pháp bổn bộ.
Nếu một thời niệm tụng, phải một thời cúng dường các món trái cây, khoai, củ, đồ ăn. Nếu hai thời niệm tụng phải hai thời cúng dường, nếu ba thời niệm tụng phải ba thời cúng dường, y theo pháp như vậy sẽ mau thành tựu.
Người trì tụng chẳng hiến cúng các món uống ăn, trái ngược với bổn bộ, người đó liền mắc ma chướng, thân thể không ánh tinh quang, bị nhiều thứ gió làm thảm hại đói khát, thường nghĩ tưởng ác. Không thành tựu được chân ngôn Đức Bổn Tôn đều do chẳng hiến cúng trái cây, món ăn cho Đức Bổn Tôn. Nên phải như trước, trong những ngày tháng hắc nguyệt, bạch nguyệt ...v...v… rộng lập bày việc cúng dường, cúng dâng Đức Bổn Tôn và các quyến thuộc.
Khi ban đầu trì tụng, trước những ngày này phải làm món bạc để ca, xa nơi chỗ trì tụng ở bốn hướng mà bỏ đó, ở đây không nói. Đoạn này phai xem lại
Hoặc bổn bộ không thông, dù có chỗ thông hiểu mà lấy các mùi vị bực Hạ đem cầu Thượng thành tựu và chỗ làm thứ món ăn hôi dở, đều không đặng dùng.
Thường dâng hiến món ăn sữa ngon, cơm ngon vì thông các bộ cầu Thượng, Trung, Hạ, các pháp Phiến Để Ca.v.v… và thông luôn chân ngôn chư Thiên, nên phải như thế cúng dường.
Nếu không căn cứ bổn bộ chỉ bày làm món ăn, tùy chỗ mình đặng, phải dùng bổn bộ chân ngôn mà trì tụng. Thuốc thơm lạ tốt này chỉ có thể cúng cho bực Tôn Thượng. Nay con đem phụng hiến, vì thương xót cúi xin nạp thọ.
Chân ngôn :
A hạ ra a hạ ra tát ra phạ vĩ tỷ dạ đạt ra bố nhĩ đế sá ha.
Chân ngôn này tụng thông ba Bộ, khi tụng xong một biến chân ngôn này rồi mới trì tụng chân ngôn khác vậy. KINH TÔ TẤT ĐỊA YẾT RA
QUYỂN THƯỢNG – HẾT
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.151.211 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.