Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bà Già Bà (Bhagavan_Thế Tôn) trụ ở Tinh Xá Đầu Voi (Tượng Đầu) tại thành Già Gia (Gaya)
Bấy giờ Đức Như Lai thành Phật chưa lâu cùng với chúng Đại Tỳ Kheo gồm đủ một ngàn người, đều là Tiên Nhân Loa Kế xưa kia ở đời quá khứ, đã làm xong mọi việc cần làm, vứt bỏ gánh nặng, từ lâu đã lìa sinh tử, dứt hết các phiền não, Không Tuệ bình đẳng, chính thọ Trí Tâm, tất cả hiểu biết đến nơi bờ kia, đều là bậc A La Hán. Lại cùng với vô lượng chúng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát đến dự.
Khi ấy Đức Thế Tôn ngồi một mình suy nghĩ, nhập vào các Tam Muội, quán khắp Pháp Giới, tự biết thành Đạo, đủ tất cả Trí, đã làm xong việc cần làm, vứt các gánh nặng, vượt giòng Sinh Tử, buông lìa tham lam, nhổ bứt ba gai Độc, dứt hết các Khát Ái, gom thuyền Đại Pháp, đánh trống Đại Pháp, thổi loa Đại Pháp, dựng cây phướng Đại Pháp, đã chặt đứt sinh tử, diễn nói Chính Pháp, đóng các nẻo ác, mở cánh cửa của lối lành (thiện đạo), lìa hẳn đất ác, dạo chơi các nước thanh tịnh (Tịnh Quốc)
“Ta quán Pháp ấy. Ai tu Bồ Đề ? Ai được Bồ Đề ? Ai là người muốn đắc ? Quá khứ, hiện tại với vị lai là chỗ chứng của ai ? Vì Thân đó mà được hay vì Tâm mà được chăng ?”
_Nếu dùng Thân mà được thì thân đó không có biết, giống như cây cỏ, cát đá, tường vách, không có hiểu biết, do bốn Đại hòa hợp, do cha mẹ sinh ra. Thường cần ăn uống, quần áo, tắm gội , xoa lau, cuối cùng bị hủy nát, là Pháp mài mòn hủy diệt.Thế thì Bồ Đề đó chỉ có tên gọi trống rỗng mà không có Tướng thật, không có âm thanh, không có hình sắc, không có thành, không có thấy, không có nhập vào, không có biết, không có đi, không có đến.
Pháp của nhóm như vậy cũng không có cột buộc, hay vượt qua các Pháp, vượt ra khỏi ba cõi, không có thấy, không có nghe, không có Ta và cái của Ta, không có người tạo làm, không có nơi chốn, không có hang hầm nhà ở, không có chọn lấy, không có bám dính, không có ra, không có vào, không có nguyện, không có trụ, không có tướng, không có dáng mạo, không có cái kia , không có cái này, không có hiển bày…giống như huyễn hóa. Dùng mười hai Duyên Sinh, không có nơi chốn, chẳng thể nhìn thấy, lìa tướng như hư không hiện, vắng lặng, không có tiếng, không có tiếng vang ứng lại, không có văn từ, không có chữ viết cũng không có lời nói. Biết như vậy thì gọi là Bồ Đề
_Nếu dùng Tâm mà được thì Tâm đó không có xếp đặt được, giống như huyễn hóa, đều nhân vào vọng tưởng của quá khứ mà sinh, không có hình, không có cầm giữ giống như hư không.
Bồ Đề thì không có nơi chốn, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, tất cả Pháp đều trống rỗng, tuy có lời nói nhưng chỉ có tên gọi mà không có thật. Là Pháp Vô Vi, trống rỗng (không), không có tướng, không có tạo làm, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng thể hiện bày, không có nói, không có nghe.
Phàm Bồ Đề thì chẳng phải quá khứ mà được, chẳng phải vị lai mà được, chẳng phải hiện tại mà được, cũng chẳng lìa ba đời mà được, không có tướng, chẳng phải tạo làm, chẳng phải chẳng tạo làm. Nếu hay hiểu rõ Pháp của ba đời như vậy thì tức là Bồ Đề.
Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Nếu không có tướng (vô tướng) là Bồ Đề thì nay các kẻ trai lành, người nữ thiện nhân vào đâu mà trụ để được thành Bồ Đề ?”
Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi:”Các hàng Bồ Tát học Bồ Đề, nên trụ như vầy”
Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Các hàng Bồ Tát nên trụ thế nào?”
Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi:”Phàm Bồ Đề thì vượt ra khỏi ba cõi, vượt qua lời nói, lìa các văn tự, không có chỗ trụ.
Lại nữa Văn Thù Sư Lợi ! Bồ Tát Ma Ha Tát trụ vào nơi không có chỗ trụ là trụ Bồ Đề. Trụ vào nơi không có chấp dính là trụ Bồ Đề. Trụ ở Pháp trống rỗng (Không Pháp) là trụ Bồ Đề. Trụ ở Pháp Tính (Dharmatà) là trụ Bồ Đề. Trụ ở tất cả Pháp không có Thể Tướng là trụ Bồ Đề. Trụ ở vô lượng Tín là trụ Bồ Đề. Trụ ở nơi không có thêm bớt là trụ Bồ Đề. Trụ ở nơi không có niệm khác là trụ Bồ Đề. Trụ như ảnh tượng trong gương, như tiếng vang dội trong hang trống rỗng, như mặt trăng trong nước, như lửa rực lúc nóng.
Này Văn Thù Sư Lợi ! Trụ ở Pháp của nhóm như vậy là trụ Bồ Đề.
Khi ấy, Tịnh Quang Diệm Thiên Tử bạch với Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử rằng:”Tu hành như thế nào? Dùng Nghiệp của nhóm nào là Hạnh của Bồ Tát?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Đối với chúng sinh khởi Tâm Đại Từ là hạnh của Bồ Tát”
Thiên Tử lại bạch với Văn Thù Sư Lợi:”Các hàng Bồ Tát tu hành thế nào để khởi được Tâm Đại Từ?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Không có tâm lừa đối, ninh hót là Đại Từ của Bồ Tát”
Thiên Tử lại bạch với Văn Thù Sư Lợi :”Tu hành thế nào để được không có nịnh hót lừa dối?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Đối với tất cả chúng sinh, khởi tâm bình đẳng là không có nịnh hót lừa dối. Các hàng Bồ Tát nên học như vậy”
Thiên Tử lại bạch với Văn Thù Sư Lợi:”Bồ Tát Ma Ha Tát tu hành thế nào để khởi tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Không có cái kia, không có cái này, không có các cái thấy khác (dị kiến), là hạnh Bình Đẳng. Các hàng Bồ Tát nên học như vậy”
Thiên Tử lại bạch với Văn Thù Sư Lợi:”Bồ Tát Ma Ha Tát tu hành thế nào để không có cái kia, không có cái này, không có các cái thấy khác, khởi hạnh Bình Đẳng đối với tất cả chúng sinh?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Khéo nghĩ nhớ, cung kính, không có cái kia, không có cái này, không có các cái thấy khác với Pháp bình đẳng. Các hàng Bồ Tát nên học như vậy”
Thiên Tử lại bạch với Văn Thù Sư Lợi:”Bồ Tát Ma Ha Tát khéo nghĩ nhớ, cung kính cho đến không có cái kia, không có cái này, không có các cái thấy khác…thì nhân đâu mà khởi?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Khéo nghĩ nhớ, cung kính là nhân phát Tâm Bồ Đề. Các hàng Bồ Tát nên học như vậy”
Thiên Tử lại bạch với Văn Thù Sư Lợi:”Tâm Bồ Đề, nhân đâu mà khởi?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Tâm Bồ Đề theo sáu Ba La Mật mà khởi”
Thiên Tử lại bạch với Văn Thù Sư Lợi:”Sáu Ba La Mật từ đâu mà khởi”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Theo Phương Tiện Trí Tuệ mà khởi”
Thiên Tử lại bạch với Văn Thù Sư Lợi:”Phương Tiện Trí Tuệ của Bồ Tát Ma Ha Tát theo đâu mà khởi?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Phương Tiện Trí Tuệ theo sự chẳng buông lung mà khởi”
Thiên Tử lại bạch với Văn Thù Sư Lợi:”Sự chẳng buông lung lại theo đâu mà khởi?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Sự chẳng buông lung theo việc tu ba nghiệp lành mà khởi”
Thiên Tử lại hỏi:”Tu ba nghiệp lành, nhân đâu mà khởi?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Theo việc tu mười nghiệp lành mà khởi”
Thiên Tử lại hỏi:”Tu mười nghiệp lành, nhân đâu mà khởi?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Theo việc khéo nhiếp thân, khẩu, ý mà khởi”
Thiên Tử lại hỏi Văn Thù Sư Lợi:”Ba nghiệp lành này, lại nhân đâu mà khởi?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Theo việc khéo suy nghĩ mà khởi”
Thiên Tử lại hỏi:”Việc khéo suy nghĩ, nhân đâu mà khởi?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Theo việc khéo nghĩ Quán Hạnh mà khởi”
Thiên Tử lại hỏi:”Việc khéo nghĩ Quán Hạnh, nhân đâu mà khởi?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Theo sự nhớ giữ chẳng quên mà khởi”
Thiên Tử lại hỏi:”Nhớ giữ chẳng quên có bao nhiêu loại Tâm ? Dùng Nhân Duyên nào mà được quả báo?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát có bốn loại Phát Tâm, theo Nhân được Quả. Thế nào là bốn ? Một là mới phát tâm, hai là cột niệm tu hành, ba là chẳng thối lui, bốn là đồng sinh với điều lành. Nhân mới phát tâm mà được cột niệm, nhân tu cột niệm mà được chẳng thối lui, nhân chẳng thối lui mà đồng sinh với điều lành”
Lại nữa Thiên Tử ! Mới phát tâm giống như hạt giống được gieo trồng ở ruộng tốt. Cột niệm tu hành giống như sinh mầm. Tu hành chẳng thối lui giống như thân, gốc, cành, lá tăng trưởng. Đồng sinh với điều lành giống như đơm hoa, kết trái chín mùi.
Lại nữa Thiên Tử ! Người mới phát tâm giống như thợ đóng xe khéo biết mọi thứ gỗ. Cột niệm tu hành giống như gom gỗ lại. Tu thành chẳng thối lui giống như làm thành cái xe. Đồng sinh với điều lành giống như chở vật dụng. Phát tâm, cột niệm tu hành, chẳng thối lui, đồng sinh với điều lành cũng lại như vậy
Lại nữa Thiên Tử ! Mới phát tâm giống như trăng mới mọc. Cột niệm tu hành như trăng ngày mồng năm cho đến trăng ngày mồng bảy. Tu hành chẳng thối lui như trăng ngày mồng mười. Đồng sinh với điều lành như trăng ngày mười bốn. Đầy đủ Trí Tuệ của Như Lai không có khuyết thiếu như trăng ngày mười lăm. Phát tâm, cột niệm tu hành, chẳng thối lui, đồng sinh với điều lành cũng lại như vậy.
Lại nữa Thiên Tử ! Người mới phát tâm vượt qua Thanh Văn Địa. Phát tâm thứ hai vượt qua Bích Chi Phật Địa. Phát tâm thứ ba vượt qua Bất Định Địa. Phát tâm thứ tư được ở Định Địa
Lại nữa Thiên Tử ! Như âm của nhóm Ác (珆-AHÏ)A (唒-A) đầu là gốc rễ của tất cả chữ, mới phát tâm cũng lại như vậy đều là gốc rễ của tất cả điều lành. Như học văn tự được chút ít Trí, cột niệm tu hành cũng lại như vậy được chút ít Trí. Giống như thầy Tốn tính chung vô lượng biết phần ấy ngang bằng,Tâm chẳng thối chuyển cũng lại như vậy biết tâm chẳng thối lui. Ví như có người hiểu rõ Kinh Luận, đồng sinh với điều lành thấu tỏ tâm lành cũng lại như vậy
Lại nữa Thiên Tử ! Mới phát tâm là cột niệm nơi Nhân lành. Phát tâm thứ hai là cột niệm nơi Trí Tuệ. Phát tâm thứ ba là cột niệm nơi Thiền Định. Phát tâm thứ tư là cột niệm nơi Quả.
Lại nữa Thiên Tử ! Mới phát tâm là nhận giữ nhân lành. Phát tâm thứ hai là nhận giữ Trí Tuệ. Phát tâm thứ ba là nhận giữ Thiền Định. Phát tâm thứ tư là nhận giữ nơi Quả.
Lại nữa Thiên Tử ! Mới phát tâm là thành tựu nhân lành. Phát tâm thứ hai là thành tựu Trí Tuệ. Phát tâm thứ ba là thành tựu Thiền Định. Phát tâm thứ tư là thành tựu Chính Quả.
Lại nữa Thiên Tử ! Mới phát tâm là nhân Lành (Thiện) vào Đạo. Phát tâm thứ hai là nhân Trí vào Đạo. Phát tâm thứ ba là nhân Thiền vào Đạo. Phát tâm thứ tư là nhân Quả vào Đạo
Lại nữa Thiên Tử ! Mới phát tâm như học ngành Y biết thuốc. Phát tâm thứ hai là khéo biết thành phần của thuốc. Phát tâm thứ ba là tùy theo bệnh cho thuốc. Phát tâm thứ tư là khiến được uống thuốc
Lại nữa Thiên Tử ! Nhân mới phát tâm là sinh vào nhà của Pháp Vương. Phát tâm thứ hai là học Pháp của Pháp Vương. Phát tâm thứ ba là tu Hạnh của Pháp Vương. Phát tâm thứ tư là đầy đủ địa vị của vua.
Đấy gọi là bốn loại phát tâm
Bấy giờ Tịnh Quang Diệm Thiên Tử bạch với Văn Thù Sư Lợi:”Nhóm nào là đường lối mau chóng của Bồ Tát Ma Ha Tát ? Bồ Tát hành theo đường lối đó thì mau được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiên Tử ! Đường lối mau chóng có hai loại, Bồ Tát Ma Ha Tát nương vào hai đường lối này thì mau được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Nhóm nào là hai ? Một là đường lối phương tiện (phương tiện đạo), hai là đường lối Bát Nhã (Bát Nhã Đạo).
Do nhận giữ Trí phương tiện nên hay quán tất cả chúng sinh. Do nhận giữ Bát Nhã nên quán tất cả Pháp đều trống rỗng, hay chặt đứt nghi ngờ chấp trước.
Do Trí phương tiên hòa hợp các Pháp. Dùng Bát Nhã cho nên các Pháp chẳng hợp.
Phương tiện là Nhân. Bát Nhã là Quả
Dùng phương tiện biết tất cả Pháp. Dùng Bát Nhã cho nên biết các Pháp đều trống rỗng.
Dùng Trí phương tiện trang nghiêm cõi Phật. Dùng Bát Nhã cho nên biết các cõi Phật thảy đều bình đẳng.
Dùng phương tiện biết căn tính sai khác của các chúng sinh. Dùng Bát Nhã cho nên biết căn tính của các chúng sinh đều trống rỗng.
Dùng phương tiện được vị Cam Lộ, chứng thành Bồ Đề. Dùng Bát Nhã cho nên hiểu đường lối chân chính bình đẳng của các Phật Pháp
_Lại nữa Thiên Tử ! Lại có hai Hạnh hay khiến cho Bồ Tát Ma Ha Tát mau được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Nhóm nào là hai ? Một là Hữu Vi, hai là Vô Vi. Hữu Vi nhiếp chung năm Ba La Mật, Vô Vi nhiếp chung Bát Nhã Ba La Mật
_Lại có hai Hạnh hay khiến cho Bồ Tát Ma Ha Tát mau được Bồ Đề. Nhóm nào là hai ? Một là Hạnh Hữu Lậu, hai là Hạnh Vô Lậu. Hạnh Hữu Lậu là năm Ba La Mật, Hạnh Vô Lậu là Bát Nhã Ba La Mật
_Lại có hai Hạnh hay khiến cho Bồ Tát Ma Ha Tát mau được Bồ Đề. Nhóm nào là hai ? Một là Hạnh Trụ, hai là Hạnh chẳng trụ. Hạnh Trụ là năm Ba La Mật, Hạnh chẳng trụ là Bát Nhã Ba La Mật.
_Lại có hai Hạnh hay khiến cho Bồ Tát Ma Ha Tát mau được Bồ Đề. Nhóm nào là hai ? Một là có hạn lượng (hữu lượng), hai là không có hạn lượng (vô lượng). Có hạn lượng là năm Ba La Mật, không có hạn lượng là Bát Nhã Ba La Mật. Hạnh có hạn lượng là Pháp có tướng, Hạnh không có hạn lượng là Pháp không có tướng
_Lại có hai Hạnh hay khiến cho Bồ Tát Ma Ha Tát mau được Bồ Đề. Nhóm nào là hai ? Một là Hạnh Trí, hai là Hạnh Định. Dùng Hạnh Trí cho nên từ Địa ban đầu (Sơ Địa) đến Địa thứ bảy (Thất Địa). Dùng Hạnh Định cho nên từ Địa thứ tám (Bát Địa) đến Địa thứ mười (Thập Địa)
Bấy giờ Bất Khiếp Nhược Tổng Trì Bồ Tát bạch với Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử:”Bồ Tát Ma Ha Tát làm thế nào để biết Nghĩa ? Làm Thế nào để biết Trí ?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiện Nam Tử ! Nghĩa là không có Thể (vô thể), Trí cũng không có Thể”
Bất Khiếp Nhược Tổng Trì Bồ Tát lại hỏi Văn Thù Sư Lợi:”Vì sao Nghĩa không có Thể ? Trí cũng không có Thể ?”
Văn Thù Sư Lợi nói:”Này Thiện Nam Tử ! Nghĩa không có Thể (vô thể) là không có làm (vô vi), không có tạo tác (vô tác), không có tướng, không có dáng mạo, không có đến, không có đi…đấy gọi là Nghĩa. Trí không có Thể (vô thể) là chẳng phải Pháp định, chẳng phải Pháp chẳng định... đấy gọi là Trí. Như vậy thọ trì.
Nghĩa là không có Thể, chẳng phải có, chẳng phải không có. Trí là Thể trống rỗng, chẳng phải có, chẳng phải không có, không có nhận lấy, không có buông bỏ. Như vậy thọ trì
Lại nữa, Nghĩa là chẳng phải định, chẳng phải chẳng định. Trí gọi là Tâm Đạo, Tâm Trí bình đẳng không có phân biệt. Như vậy thọ trì
Lại nữa, Trí dùng Thiền làm Thể. Thiền, Trí bình đẳng không có phân biệt. Dùng phương tiện quán Uẩn, Nhập, Giới, mười hai Nhân Duyên, sinh tử lưu chuyển, tướng của thiện ác giống như huyễn hóa, chẳng phải có, chẳng phải không có. Bồ Tát Ma Ha Tát nên như vậy quán nơi các Pháp.
_Lại nữa, Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát lại có mười loại Trí Hạnh. Nhóm nào là mười ? Một là Trí Nhân, hai là Trí Quả, ba là Trí Nghĩa, bốn là Trí phương tiện, năm là Trí Bát Nhã, sáu là Trí Thọ Trì, bảy là Trí Ba La Mật, tám Trí Đại Bi, chín là Trí thương xót giáo hóa chúng sinh, mười là Trí chẳng dính mắc tất cả Pháp.
Đấy gọi là mười loại Trí Hạnh của Bồ Tát.
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát phát mười loại Hạnh trong sạch. Nhóm nào là mười ? Một là Hạnh phát thân nghiệp trong sạch của mình. Hai là Hạnh phát thân nghiệp trong sạch của tất cả chúng sinh. Ba là Hạnh phát khẩu nghiệp trong sạch của mình. Bốn là Hạnh phát khẩu nghiệp trong sạch của tất cả chúng sinh. Năm là Hạnh phát ý nghiệp trong sạch của mình. Sáu là Hạnh phát ý nghiệp trong sạch của tất cả chúng sinh. Bảy là Hạnh phát trong sạch bình đẳng của tất cả chúng sinh. Tám là Hạnh phát trong sạch bình đẳng bên ngồi tất cả chúng sinh. Chín là Hạnh phát Trí trong sạch của chư Phật. Mười là Hạnh phát quốc độ Phật trong sạch để thành tựu chúng sinh. Nếu có chúng sinh gặp các tật bệnh thì mau cho thuốc men khiến được an vui. Kẻ đầy phiền não thì dùng Trí Vô Vi để giáo hóa khiến lìa ba cõi, đều khiến cho tròn đủ Công Đức, Trí Tuệ, Đạo của Vô Vi.
Đấy gọi là Bồ Tát có đầy đủ mười loại Hạnh trong sạch.
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát có mười loại phương tiện. Nhóm nào là mười ? Một là phương tiện bờ kia. Hai là phương tiện thọ trì. Ba là phương tiện Trí Tuệ. Bốn là phương tiện phương tiện. Năm là phương tiện Đại Bi. Sáu là phương tiện đầy đủ Trí . Bảy là phương tiện đầy đủ Tuệ. Tám là phương tiện niệm trong sạch. Chín là phương tiện hành chân thật. Mười là phương tiện đối với tất cả chúng sinh đều bình đẳng không có các sự yêu ghét.
Đấy gọi là mười loại phương tiện của Bồ Tát
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát có mười loại phân biệt thân không tận. Nhóm nào là mười ? Một là phân biệt sự vật không tận. Hai là phân biệt phiền não không tận. Ba là phân biệt Pháp không tận. Bốn là phân biệt khát ái không tận. Năm là phân biệt các Kiến (quan điểm,kiến giải) không tận. Sáu là phân biệt thiện ác không tận. Bảy là phân biệt tạo làm không tận. Tám là phân biệt không có chấp không có dính mắc không tận. Chín là phân biệt hòa hợp không tận. Mười là phân biệt Trí Bồ Đề viên mãn không tận.
Đấy gọi là mười loại phân biệt thân không tận
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát có mười loại Hạnh Điều Phục. Nhóm nào là mười ? Một là Hạnh điều phục việc lành. Hai là Hạnh điều phục sự keo kiệt qua việc buông xả bố thí như mưa. Ba là Hạnh điều phục sự chẳng tinh tiến.Bốn là Hạnh điều phục ba nghiệp. Năm là Hạnh điều phục Tâm độc bằng sự chẳng giận dữ. Sáu là Hạnh điều phục bằng cách khởi tâm thương lo (từ mẫn). Bảy là Hạnh điều phục tâm lười biếng. Tám là Hạnh điều phục bằng cách siêng tu Phật Pháp. Chín là Hạnh điều phục tâm chẳng lành bắng cách chẳng làm các điều ác. Mười là Hạnh điều phục Thiền Định giải thốt tự tại
_Lại có mười loại Hạnh Điều Phục. Nhóm nào là mười ? Một là Hạnh điều phục phá ngu si không có Trí. Hai là Hạnh điều phục phương tiện tổng trì Bát Nhã Ba La Mật. Ba là Hạnh điều phục phiền não. Bốn là Hạnh điều phục sinh khởi Đạo. Năm là Hạnh điều phục tổng trì tin thật. Sáu là Hạnh điều phục chẳng bị đọa vào nẻo ác. Bảy là Hạnh điều phục tâm chẳng lành. Tám là Hạnh điều phục thời, phi thời tự tại. Chín là Hạnh điều phục thân của mình. Mười là Hạnh điều phục quán trống rỗng (Quán Không)
Đấy gọi là mười loại Hạnh Điều Phục
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát có mười loại điều phục khác. Nhóm nào là mười ? Ấy là điều phục xa lìa ba nghiệp ác của Thân, bốn nghiệp ác của miệng, ba nghiệp ác của Ý.
_Lại có mười loại Pháp Quán bên trong bên ngồi, chẳng khởi chấp dính. Nhóm nào là mười ? Một là Quán Giới bên trong Thân thảy đều là trống rỗng nên chẳng khởi chấp dính. Hai là Quán Giới bên ngồi thân cũng đều là trống rỗng nên chẳng khởi chấp dính. Ba là Quán các Pháp bên trong bên ngồi thảy đều là trống rỗng nên chẳng khởi chấp dính. Bốn là đối với tất cả Trí chẳng khởi chấp dính. Năm là chẳng khởi chấp dính vào đường lối đã tu hành . Sáu là Quán các Địa của Hiền Thánh, chẳng khởi chấp dính. Bảy là tu trong sạch đã lâu, chẳng khởi chấp dính. Tám là trụ ở Bát Nhã Ba La Mật, chẳng khởi chấp dính. Chín là đối với Pháp giảng luận giáo hóa chúng sinh , chẳng khởi chấp dính. Mười là quán các chúng sinh, khởi phương tiện lớn Từ Bi thương xót mà chẳng khởi chấp dính.
Đấy gọi là mười loại Pháp quán bên trong bên ngồi mà chẳng khởi chấp dính
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát nên tác tâm bền chắc như vậy mà tu Đạo Bồ Đề. Nếu chẳng có Bồ Đề bền chắc như vậy thời chẳng gọi là Bồ Tát. Thế nào là bền chắc ? Ba nghiệp của nhóm thân khẩu ý tương ưng, chẳng trái nghịch với nhau, đấy gọi là bền chắc. Thế nào là chẳng bền chắc ? Ba nghiệp của nhóm thân khẩu ý chẳng tương ưng, cùng trái ngược lẫn nhau, đấy gọi là chẳng bền chắc.
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát lại có hai loại Hạnh Chính khiến Tâm Bồ Đề bền chắc. Nhóm nào là hai ? Một là Hạnh Chính Niệm Bồ Đề . Hai là Hạnh tu hành Thiền Định chặt đứt các phiền não. Đấy gọi là hai loại Hạnh Chính khiến Tâm Bồ Đề bền chắc
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát lại có hai loại Chính Hạnh bền chắc. Nhóm nào là hai ? Một là Hạnh điều thân của mình. Hai là Hạnh điều thân của chúng sinh .
Này Thiện Nam Tử ! Đấy gọi là Hai loại Chính Hạnh bền chắc của
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát lại có hai loại Chính Hạnh bền chắc. Nhóm nào là hai ? Một là siêng năng tu tập được tất cả Trí . Hai là do chẳng tu tập mà được tất cả Trí.
Đấy gọi là hai loại Chính Hạnh bền chắc của Bồ Tát Ma Ha Tát
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát lại có hai loại Chính Hạnh bền chắc. Nhóm nào là hai ? Một là Chính Hạnh bền chắc trụ Địa Phương Tiện. Hai là Chính Hạnh bền chắc trụ Địa Bất Động
Đấy gọi là hai loại Chính Hạnh bền chắc của Bồ Tát Ma Ha Tát
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát lại có hai loại Chính Hạnh bền chắc. Nhóm nào là hai ? Một là Chính Hạnh bền chắc xa lìa Nhiễm Địa. Hai là Chính Hạnh bền chắc đối với Phương Tiện của mỗi một Địa, tự hành viên mãn.
Đấy gọi là hai loại Chính Hạnh bền chắc của Bồ Tát Ma Ha Tát
_Lại nữa Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát lại có hai loại Chính Hạnh bền chắc. Nhóm nào là hai ? Một là Chính Hạnh Bền chắc thị hiện nơi Thanh Văn, Bích Chi Phật Địa. Hai là Chính Hạnh bền chắc đối với phương tiện Bồ Đề của Phật
Đấy gọi là hai loại Chính Hạnh bền chắc của Bồ Tát Ma Ha Tát
Này Thiện Nam Tử ! Bồ Tát Ma Ha Tát dùng vô lượng phương tiện Chính Hạnh bền chắc của nhóm như vậy sẽ được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Bấy giờ Đức Thế Tôn khen Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử rằng:”Lành thay ! Lành thay ! Văn Thù Sư Lợi mau chóng nói lời này”
Khi nói Pháp này thời Văn Thù Sư Lợi, vô lượng hàng Trời, Người, A Tu La, Càn Thát Bà… tất cả Đại Chúng nghe Đức Phật nói Pháp đều tin nhận, đỉnh lễ, vui vẻ phụng hành. KINH TINH XÁ ĐẦU VOI (Hết)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.19.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.