Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Tôi nghe như vầy, một thuở đức Thế Tôn ở trong núi Thứu Phong tại thành Vương Xá cùng đại chúng Bí sô gồm một ngàn hai trăm năm mươi người và những Đại Bồ tát nhiều bằng số bụi cực nhỏ của mười câu đê cõi Phật. Những vị ấy tên là : Mạn Thù Thất Lợi đồng tử Bồ tát, Quán Tự Tại Bồ tát, Dược Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát, Chế Đa Lôi Âm Bồ tát, Hồng Liên Hoa Thủ Bồ tát, Nhật Quang Bồ tát, Nguyệt Quang Bồ tát, Viễn Trần Dũng Mãnh Bồ tát, Đoạn Chư Ác Thú Bồ tát, Trí Thượng Trí Bồ tát, Bảo Thượng Trí Bồ tát, Hữu Tình Thượng Trí Bồ tát, Hương Hoa Thượng Trí Bồ tát, Nhật Thượng Trí Bồ tát, Nguyệt Thượng Trí Bồ tát, Ly Cấu Thượng Trí Bồ tát, Kim Cương Thượng Trí Bồ tát, Viễn Trần Thượng Trí Bồ tát, Biến Chiếu Thượng Trí Bồ tát, Minh Tràng Bồ tát, Cao Tràng Bồ tát, Bảo Tràng Bồ tát, Vô Trước Tràng Bồ tát, Hương Hoa Tràng Bồ tát, Ly Cấu Tràng Bồ tát, Nhật Tràng Bồ tát, Nguyệt Tràng Bồ tát, Viễn Trần Tràng Bồ tát, Biến Chiếu Tràng Bồ tát, Trì Oai Quang Bồ tát, Bảo Oai Quang Bồ tát, Đại Tuệ Oai Quang Bồ tát, Trí Kim Cương Oai Quang Bồ tát, Ly Cấu Oai Quang Bồ tát, Nhật Oai Quang Bồ tát, Nguyệt Oai Quang Bồ tát, Phước Sơn Oai Quang Bồ tát, Trí Chiếu Oai Quang Bồ tát, Đẳng Thắng Oai Quang Bồ tát, Trì Tạng Bồ tát, Hư Không Tạng Bồ tát, Hồng Liên Hoa Tạng Bồ tát, Nhật Tạng Bồ tát, Nguyệt Tạng Bồ tát, Công Đức Thanh Tịnh Tạng Bồ tát, Pháp Ấn Tạng Bồ tát, Biến Chiếu Tạng Bồ tát, Tề Tạng Bồ tát, Hồng Liên Hoa Thắng Tạng Bồ tát, Nhật Nhãn Bồ tát, Thanh Tịnh Nhãn Bồ tát, Ly Cấu Nhãn Bồ tát, Vô Trước Nhãn Bồ tát, Thiện Lợi Nhãn Bồ tát, Kim Cương Nhãn Bồ tát, Bảo Nhãn Bồ tát, Hư Không Nhãn Bồ tát, Phổ Nhãn Bồ tát, Thiên Quan (mũ) Bồ tát, Pháp Giới Quang Ảnh Mạt Ni Châu Quan Bồ tát, Diệu Giác Quan Bồ tát, Biến Chiếu Quan Bồ tát, Vô Năng Thắng Quan Bồ tát, Đẳng Phú Nhất Thiết Như Lai Sư Tử Tòa Quan Bồ tát, Phổ Châu Pháp Giới Hư Không Quang Ảnh Quan Bồ tát, Phạm Chủ Đảnh Kế Bồ tát, Long Chủ Đảnh Kế Bồ tát, Nhất Thiết Phật Hóa Quang Ảnh Đảnh Kế Bồ tát, Nhất Thiết Nguyện Hải Âm Thanh Mạt Ni Châu Vương Đảnh Kế Bồ tát, Diệu Giác Đảnh Kế Bồ tát, Nhất Thiết Tam Thế Bình Đẳng Âm Thanh Đảnh Kế Bồ tát, Đại Quang Bồ tát, Ly Cấu Quang Bồ tát, Bảo Quang Bồ tát, Viễn Trần Quang Bồ tát, Minh Quang Bồ tát, Nhất Thiết Như Lai Thần Biến Quang Ảnh Mạt Ni Tràng Vương Mạt Ni Bảo Võng Đẳng Phú Đảnh Kế Bồ tát, Nhất Thiết Như Lai Pháp Luân Âm Thanh Đảnh Kế Bồ tát, Nhất Thiết Như Lai Phóng Đại Quang Luân Mạt Ni Bảo Châu Lôi Âm Đảnh Kế Bồ tát, Nhất Thiết Không Trung Chúng Tạp Hiển Chiếu Mạt Ni Bảo Châu Trang Nghiêm Đảnh Kế Bồ tát, Pháp Quang Bồ tát, Tịnh Quang Bồ tát, Nhật Nguyệt Quang Bồ tát, Thần Biến Quang Bồ tát, Thiên Quang Bồ tát, Phước Đức Cao Tràng Bồ tát, Trí Tuệ Cao Tràng Bồ tát, Thần Thông Cao Tràng Bồ tát, Quang Minh Cao Tràng Bồ tát, Mạt Ni Cao Tràng Bồ tát, Hương Hoa Cao Tràng Bồ tát, Giác Tuệ Cao Tràng Bồ tát, Phạm Cao Tràng Bồ tát, Phổ Chiếu Cao Tràng Bồ tát, Phạm Thanh Bồ tát, Trì Hống Thanh Bồ tát, Hải Thanh Bồ tát, Thế Chủ Thanh Bồ tát, Chư Đại Sơn Vương Hỗ Tương Kích Thanh Bồ tát, Nhất Thiết Pháp Giới Biến Mãn Thanh Bồ tát, Nhất Thiết Pháp Hải Lôi Thanh Bồ tát, Hàng Phục Nhất Thiết Ma Luân Bồ tát, Đại Bi Lý Thú Vân Lôi Thanh Bồ tát, An Úy Nhất Thiết Chúng Sanh Khổ Thanh Bồ tát, Pháp Dũng Bồ tát, Thắng Dũng Bồ tát, Trí Dũng (vọt) Bồ tát, Phước Diệu Cao Dũng Bồ tát, Đức Tuệ Dũng Bồ tát, Danh Xưng Dũng Bồ tát, Phổ Chiếu Dũng Bồ tát, Đại Từ Dũng Bồ tát, Trí Hiệu Dũng Bồ tát, Như Lai Tộc Tính Dũng Bồ tát, Quang Thắng Bồ tát, Diệu Thắng Bồ tát, Sinh Thắng Bồ tát, Biến Chiếu Thắng Bồ tát, Hư Không Thắng Bồ tát, Bảo Thắng Bồ tát, Cao Tràng Thắng Bồ tát, Trí Thắng Bồ tát, Cao Chủ Vương Bồ tát, Thế Chủ Vương Bồ tát, Phạm Chủ Vương Bồ tát, Sơn Chủ Vương Bồ tát, Bất Động Chủ Vương Bồ tát, Tôn Chủ Vương Bồ tát, Diệu Giác Chủ Vương Bồ tát, Tịch Tịnh Âm Bồ tát, Vô Trước Âm Bồ tát, Trì Thanh Âm Bồ tát, Hải Triều Âm Bồ tát, Bản Nguyện Giác Âm Bồ tát, Đạo Tràng Thanh Âm Bồ tát, Trí Cao Giác Bồ tát, Hư Không Giác Bồ tát, Ly Cấu Giác Bồ tát, Vô Trước Giác Bồ tát, Giác Ngộ Giác Bồ tát, Chiếu Tam Thế Giác Bồ tát, Bảo Giác Bồ tát, Quảng Giác Bồ tát, Phổ Minh Giác Bồ tát, Chiếu Pháp Giới Lý Thú Giác Bồ tát.v.v...Nhóm Bồ tát như vậy làm thượng thủ. Những vị Đại Bồ tát nhiều như số bụi cực nhỏ của mười câu đê cõi Phật này, tất cả đều trụ ở địa vị Bất Thoái Chuyển, đều thành tựu không giới (cõi không) không lường, thành tựu pháp giới vô chướng bình đẳng, tín giải theo sự khởi lên chưa chín (thục) của nghiệp, tín giải theo sự khởi lên các quả của Nhân, Ân Chân Như khởi lên in thành tất cả pháp, bình đẳng tánh trí thành thấy các pháp. Giống như quang ảnh cho ra ảnh tượng, tánh bình đẳng thành thì thấy các pháp. Đồng với âm thanh vang trong hang núi, biểu lộ rõ tính bình đẳng. Tất cả những vị Đại Bồ tát ấy đã được chẳng thể nghĩ bàn Giải thoát thắng định, an trụ tu hành dũng kiện các Tam Ma Địa, an trụ mà có thể dương ra vô biên sắc tượng của thân Phật, viên mãn các Đà la ni, ở trong một lỗ chân lông có thể thị hiện khắp tất cả cõi Phật, ở trong một lỗ chân lông có thể khắp thị hiện, hoặc chết, hoặc sinh, ra khỏi thai, ra khỏi nhà, phương tiện thị hiện tu hành hạnh khó, hạnh khổ, đi đến tòa Bồ đề, tiêu diệt, hàng phục quân ma, thành Đẳng Chánh Giác, chuyển bánh xe chánh pháp, sau cùng thị hiện vào Đại Niết bàn. Thành tựu một lần ngồi Kiết già, các vị Bồ tát ấy ở tất cả thế giới mười phương có thể đầy khắp trí, ở khắp chúng hội sở hữu của tất cả Như Lai trong tất cả thế giới mười phương thị hiện một vị Như Lai, ở chúng hội sở hữu của một vị Như Lai có thể thị hiện khắp tất cả Như Lai, ở trong tất cả pháp vô biên mà nói thì đều khéo léo (thiện xảo), đều thấu đáo tất cả pháp không bờ cõi. Các vị Bồ tát ấy vào trong vô biên với đủ thứ lưới huyễn mà có thể thị hiện khắp kiếp số hữu tình không bờ không cõi, ở trong tự thân có thể ngộ nhập khắp, trụ trì tất cả thân hữu tình mà thắng giải khéo léo. Ở trong một thân có thể ngộ nhập khắp, trụ trì tất cả thân Như Lai mà thắng giải khéo léo. Ở một thân Phật có thể ngộ nhập khắp, thị hiện tất cả thân Như Lai, không còn tất cả thân hữu tình khác, hết thẩy đều khéo léo. Ở trong tự thân có thể ngộ nhập khắp, thị hiện tất cả thế giới mười phương hết thẩy đều khéo léo. Ở một pháp thân có thể thị hiện khắp cùng tất cả hữu tình ba cõi. Các vị Bồ tát ấy có thể dùng một thân vào Tam ma địa, thị hiện ra vô biên thân hữu tình, ở trong một thân hiện chứng Đẳng Giác có thể thị hiện tất cả thân tương tợ loài hữu tình. Ở trong tất cả hữu tình ấy đều có thể thị hiện một thân hữu tình. Lại có thể ở trong một thân hữu tình khắp hiện tất cả thân hữu tình. Trong thân hữu tình có thể hiện pháp thân, có thể trong pháp thân hiện thân hữu tình. Có thể ở trong tất cả nguyện của Bồ tát ngộ nhập trụ trì vô nguyện khéo léo. Có thể vì hữu tình thị hiện các đức Phật hiện chứng Đẳng Giác và theo nguyện lực, xứ sở hiện chứng Đẳng Giác. Vì các vị đã thành thục theo sự ứng hóa của các loài chúng sinh nên có thể hiện Bồ đề Vô Thượng Chánh Đẳng, có thể dứt tất cả kiếp số vô nguyện. Ở trong tất cả thân hữu tình ấy có thể khắp thị hiện nguyện lực tự tại, di chuyển thân thức, an lập thân trí, có thể khắp thị hiện thân mình đoạn diệt và sở nguyện của thân hữu tình khác viên mãn. Có thể thị hiện khắp tất cả hữu tình thành tựu đại nguyện. Có thể ở trong mỗi một thế giới, mỗi mỗi đều thị hiện tất cả kiếp số làm hạnh Bồ tát, không có đoạn tuyệt. Ở một lỗ chân lông, các vị ấy dùng đại nguyện lực, có thể hiện ra chu lưu tất cả cõi Phật. Ở chẳng thể nói chẳng thể nói thế giới mà trong mỗi một thế giới, các vị ấy đều có thể hiện thân thành Đẳng Chánh Giác. Đối với một câu pháp, các vị ấy có thể thị hiện tuyên nói không thừa mà tất cả pháp giới không đâu chẳng khắp cùng. Các vị Bồ tát ấy có thể khơi dậy vị cam lồ vi diệu, mưa xuống dòng đại pháp rộng rãi, có thể hiển chiếu khắp những ánh sáng giải thoát, rống vang động âm thanh sấm pháp chân thật, làm sung túc tất cả các cõi hữu tình, tròn đầy nguyện lớn. Các vị ấy đều có thể ngộ nhập vào Tịnh Lực giải thoát. Cảnh giới sở hành của thần thông minh trí tạm một lần dấy khởi lòng thì có thể ở xứ sở sinh tử lưu chuyển của các loài sinh ra trong tất cả thế giới mười phương, thị hiện sự sai biệt của thân tướng tất cả loài hữu tình đã sinh ra. Đối với các vị ấy không còn vướng mắc, ngăn ngại trong việc biết tâm trí mình và biết tâm trí người khác. Lòng của một hữu tình, lòng của tất cả hữu tình và cả trí hành động, của các vị ấy đều được khéo léo (thiện xảo). Trong khoảnh khắc một sát na các vị ấy ngộ nhập vào diệu trí mười lực Như Lai đều được khéo léo. Các vị ấy có thể đều ngộ nhập trí tất cả ba đời đã đến kiếp số không vướng mắc ngăn ngại và hiện diệu trí nối tiếp nhau của hữu tình khác... đều được khéo léo. Các vị ấy có thể mỗi một tâm trong khoảnh khắc sát na, thị hiện tất cả loài hữu tình đã chuyển dời, hành xử của tất cả thế giới mười phương... đều được khéo léo Lại nữa, ở việc không còn tư tưởng của một hữu tình, các vị ấy ngộ nhập vào các nghiệp sở tác của tất cả hữu tình, hiện thấy diệu trí đều được khéo léo. Ở sự phát ra lời nói của một hữu tình, các vị ấy ngộ nhập, thị hiện lời nói diệu trí của tất cả hữu tình đều được khéo léo. Duyên vào một thân mà có thể khắp thị hiện các thân sở hữu của tất cả thế giới đều được khéo léo. Ở trong chúng hội sở hữu của một vị Như Lai mà ngộ nhập, thị hiện vào chúng hội sở hữu của tất cả các vị Như Lai để nói pháp, thọ trì... đều được khéo léo. Có thể ở chúng hội của tất cả các vị Như Lai mà ngộ nhập, thị hiện vào chúng hội sở hữu của chỉ một vị Như Lai để nói pháp, thọ trì... đều được khéo léo, đều được tất cả diệu Đà la ni, ngộ nhập, nhậm (trụ) trì khéo biện luận quyết định. Tuyên nói căn nguyên của tất cả hữu tình giới đều được khéo léo. Lấy tâm của một hữu tình làm cảnh sở duyên mà chuyển chứng Đại Bồ đề chẳng thể nói. Giác ngộ tâm trí của tất cả hữu tình, trí được khéo léo. Dùng một lời nói có thể dạy bảo khắp tất cả thế giới, có thể rõ biết hết niềm ưa thích sai biệt trong ý của tất cả hữu tình, có thể hiển chiếu sự nối tiếp nhau của hữu tình khác đều được khéo léo. Có thể dùng một tấm lòng để theo ý nghĩ ngộ nhập vào số kiếp đời trước của tất cả chúng sinh khắp hiện nghiệp quả sở tác chín mùi khác nhau. Rồi tùy theo nghiệp quả dị thục ấy thích hợp mà khai ngộ cho hữu tình đều khiến cho hiện thấy. Hết thẩy đều được khéo léo. Có thể khắp trang nghiêm tất cả thế giới đều được khéo léo. Ở tất cả đời các vị ấy ngộ nhập khéo léo. Đối với Giác tánh bình đẳng của tất cả Phật, đại nguyện của Bồ tát, hạnh nguyện của bản thân đều có thể biết rõ và phóng ra ánh sáng pháp đều được khéo léo. Các vị ấy có thể khiến số thế giới nhiều chẳng thể nói vào hết trong một hạt bụi rất nhỏ đều được khéo léo, có thể khiến cho một hạt bụi rất nhỏ mà đo lường ngang bằng tất cả thế giới đều được khéo léo. Các vị ấy, ở một cõi Phật có thể thị hiện tất cả cõi Phật đều được khéo léo. Các vị ấy gom nước bên trong tất cả biển rộng lớn đặt vào một lỗ chân lông, kinh qua pháp giới, lường tính thế giới qua lại mà chẳng tổn hại khổ não loài hữu tình... đều được khéo léo. Các vị ấy khiến cho sở hữu của số thế giới nhiều chẳng thể nói vào với thân mình, hiện khắp sở tác của tất cả hữu tình đều được khéo léo. Các vị ấy có thể đem nhiều vô số, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không có bờ cõi, chẳng thể tuyên nói những núi Thiết Vi nhỏ, núi Thiết Vi lớn và các núi lớn khác đặt vào trong một lỗ chân lông, rồi kinh qua tất cả thế giới vãng lai mà chẳng làm kinh sợ loài hữu tình đều được khéo léo Các vị ấy bắt số kiếp nhiều chẳng thể nói chẳng thể nói để làm một kiếp, có thể kéo dài một kiếp làm chẳng thể nói chẳng thể nói kiếp mà ở trong đó khắp hiện sự thành hoại sai khác đều được khéo léo. Vì sự ứng hóa các loài hữu tình, các vị ấy ở trong khắp tất cả thế giới riêng biệt, rồi theo sự cần thiết nơi ấy, hoặc hiện thủy tai, hoặc hiện hỏa tai, hoặc hiện phong tai... đều được khéo léo. Các vị ấy dùng ngón chân phải đá văng vô số, chẳng thể nghĩ bàn, vô lượng thế giới mà chẳng làm tổn hại khổ não các loài hữu tình đều được khéo léo. Tất cả các vị Bồ tát ấy đã trụ ở pháp Vân Địa (Thập Địa), có thể hộ trì những hữu tình đã được hóa độ trong mười phương, sở hữu rộng lớn những tai ách, ưu não, đói kém, hiểm nạn... đều được khéo léo mà chẳng tổn hại khổ não các hữu tình khác. Các vị ấy dùng thần lực, có thể ở trong các thế giới không có Phật thị hiện Phật ra đời... Vô lượng vô biên công đức như vậy, các vị Đại Bồ tát ấy đều thành tựu hết. Đức Phật lại cùng với năm trăm vị Đại Bồ tát mà Bồ tát Hiền Hộ làm thượng thủ. Tất cả các vị Bồ tát này đều trụ ở địa vị Bất Thoái Chuyển.
Lúc bấy giờ, trong thành lớn Phệ Xá Ly có đồng tử Lê Chiếp Tỳ tên là Bảo Khoáng cùng với hai vạn một ngàn đồng tử Lê Chiếp Tỳ vây quanh trước sau đi đến núi Thứu Phong. Họ đến chỗ đức Như Lai đảnh lễ dưới hai chân, lui về bên phải mà ngồi, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn mắt chẳng chớp, cung kính mà trụ.
Thành lớn Yết Xà có một cư sĩ tên là Xa Ma cùng với năm trăm Ổ Ba Sách Ca vây quanh trước sau đi đến núi Thứu Phong. Họ đến chỗ đức Như Lai đảnh lễ dưới hai chân, lui về ngồi một bên, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn mắt chẳng chớp, cung kính mà trụ.
Lại có sư sĩ tên là Thiện Điều Phục cùng với năm ngàn cư sĩ vây quanh trước sau đi đến núi Thứu Phong. Họ đến chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới hai chân, lui về ngồi một bên, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn mắt chẳng chớp, cung kính mà trụ.
Lại có cư sĩ tên là Thương Chủ cùng với đại quyến thuộc vây quanh trước sau đi đến núi Thứu Phong. Họ đến chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới hai chân, lui về ngồi một bên, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn mắt chẳng chớp, cung kính mà trụ.
Thành lớn Chiêm Ba có con ông trưởng giả tên là Thiện cùng với tám vạn bốn ngàn trưởng giả tử vây quanh trước sau đi đến núi Thứu Phong. Họ đến chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới hai chân, lui về ngồi một bên, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn mắt chẳng chớp, cung kính mà trụ.
Lại có Ma Nạp Phược Ca tên là Na La Đạt Đa cùng với năm trăm Ma nạp phược ca vây quanh trước sau đi đến núi Thứu Phong. Họ đến chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới hai chân, lui về ngồi một bên, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn mắt chẳng chớp, cung kính mà trụ.
Lại có Ma nạp phược ca tên là Lạc Dục cùng với năm trăm Ma nạp phược ca vây quanh trước sau đi đến núi Thứu Phong. Họ đến chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới hai chân, lui về ngồi một bên, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn mắt chẳng chớp, cung kính mà trụ.
Vua Ma Kiệt Đà tên là Vị Sanh Oán cùng năm ngàn chúng vây quanh trước sau, cỡi voi Hộ Tài đi đến núi Thứu Phong. Cho dù đi đất hay cỡi Hộ tài, đến chỗ đài quan sát rồi họ đều xuống voi, leo lên núi Thứu Phong bằng hai chân. Năm ngàn chúng đều đến chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới hai chân, lui về ngồi một bên, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn chẳng chớp mắt, cung kính mà ngồi.
Đại thành Ba La Ni Tư có con ông trưởng giả tên là Thiện Quốc cùng với năm trăm vị trưởng giả tử vây quanh trước sau đi đến núi Thứu Phong. Họ đến chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới hai chân, lui về ngồi một bên, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn mắt chẳng nháy, cung kính mà trụ.
Lại có vua trời Đế Thích, vua trời Đại Phạm chúa cõi Sách Ha, bốn vua hộ thế, thiên tử Đại Tự Tại, thiên tử Nhật Nguyệt, thiên tử Thiện Dũng Mãnh Tư, thiên tử Tô Thất Lợi Ma và vô số chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, vô biên thiên tử khác. Mỗi một vị thiên tử đó đều cùng với vô số câu đê trăm ngàn thiên tử quyến thuộc vây quanh trước sau đi đến núi Thứu Phong. Họ đến chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới hai chân. Rồi mỗi một thiên tử tùy theo khả năng mà thiết lập chẳng thể nghĩ bàn diệu cúng dường xong, lui về ngồi một bên, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn mắt chẳng chớp, cung kính mà trụ.
Lúc bấy giờ, trong mỗi một lỗ chân lông, mỗi một vẻ đẹp, mỗi mỗi tướng tốt của đức Thế Tôn phóng ra đủ thứ ánh sáng màu nhiều bằng số bụi cực nhỏ của mười cõi Phật. Mỗi một ánh sáng đó soi khắp mười phương, mỗi một phương chia đều cho số thế giới nhiều như số bụi cực nhỏ của mười câu đê cõi Phật, không đâu ánh sáng chẳng cùng khắp. Từ mỗi một thế giới, triệu tập vô số câu đê naduđa trăm ngàn vị Bồ tát. Mỗi một vị Bồ tát đó cỡi đài báu vi diệu dọc ngang có câu đê trăm ngàn dũ thiện na bảo các vây quanh, trang sức bằng tơ báu trân châu mạt ni và sự trang nghiêm của tràng, phan, cái cao vời. Vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn câu đê naduđa trăm ngàn thiên nữ vây quanh trước sau đi đến núi Thứu Phong. Họ đến chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới hai chân ngài, đem mây hoa chư thiên, mây báu, mây áo, mây phúc hành (đi bằng bụng) kiên cố Chiên đàn na, mây khen ngợi bằng kỹ nhạc của chư thiên.v.v... tung lên để cúng dường, rồi lui về ngồi một bên, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn mắt chẳng chớp, cung kính mà trụ.
Lúc bấy giờ, ở ba ngàn đại thiên thế giới thế giới này, những bậc uy đức rộng lớn như trời, rồng, Dược xoa, Kiền đạt phược, A tố lạc, Yết lộ trà, Khẩn nại lạc. Mâu hô lạc già, Đế thích, Phạm vương, Hộ thế thiên vương, người, chẳng phải người.v.v..., các chúng Bồ tát chen nhau mà đứng thậm chí không có chỗ đủ dung chứa một sợi lông.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Hiền Hộ ở trong chúng đứng dậy, trậc một vai áo, gối phải quì xuống đất, chắp tay cung kính mà bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Con có đôi điều thỉnh vấn đức Như Lai Ứng Đẳng Chánh Giác. Kính xin ngài mở lượng hứa trả lời sự thỉnh vấn của con !
Bồ tát nói lời đó xong, khi ấy đức Thế Tôn bảo Đại Bồ tát Hiền Hộ rằng :
- Này Hiền Hộ ! Tùy theo sở dục của ông, ông cứ mặc lòng thỉnh vấn ! Ta sẽ theo đó mà đáp làm ông vui lòng !
Đức Phật nói lời đó rồi, bấy giờ, Đại Bồ tát Hiền Hộ bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Do ở đâu ? Do làm hạnh gì ? Do phép tắc nào ? Do căn lành gì ? Do tinh tấn gì ? Do nương chỗ nào ? Do tuệ xảo gì ? Do diệu trí nào ? Do nhớ nghĩ gì ? Do hướng về đâu ? Do chỗ nào dẫn ? Do trì Đế gì ? Do giáp trụ gì ? mà khiến cho các chúng Đại Bồ tát đối với Bồ đề Chánh Đẳng Vô Thượng ấy không chuyển, không thoái, không có biến (khắp cùng) thoái ? Và đối với Bồ đề Chánh Đẳng Vô Thượng dũng mãnh tăng tiến ? Sao gọi là hạnh sở hữu của Như Lai là hành tinh tấn mạnh mẽ ? Tại sao Như Lai có diệu trí ấy ? Sao gọi là đại tuệ và trí thiện xảo ? Sao gọi là tịnh giới (cấm) ? Sao gọi là đủ niệm theo pháp đã nghe có thể chẳng quên mất ? Sao gọi là phát sinh ý niệm tùy theo căn lành đã làm đời trước ấy đều có thể giải rõ ? Sao gọi là trụ đời trước mà được khéo léo có thể khai thị giác ngộ các hữu tình khác ? Sao gọi là giác ngộ đầy đủ các căn thù thắng ? Sao gọi là đầy đủ tướng thấy Phật, nghe pháp, thừa sự chúng Tăng ? Sao gọi là an trụ ở thế giới khác mà có thể nhìn thấy khắp các đức Phật của những thế giới nhiều không bờ không cõi, nghe hết pháp của các đức Phật đó, có thể thọ trì thông lợi rốt ráo và rộng vì người khác tuyên nói, khai thị ? Sao gọi là sẽ được giống như lửa cháy rực có thể đốt tất cả các căn chẳng lành ? Sao gọi là sẽ được giống như trăng sáng có thể chứng tất cả pháp Bạch tịnh tươi tốt ? Sao gọi là sẽ được ví như vua núi có thể hộ trì tất cả căn lành thù thắng ? Sao gọi là sẽ được ví như Kim cương đủ sức chịu đựng rất sâu, chẳng thể phá hoại ? Sao gọi là sẽ được không sự sợ sệt giống như ngọn núi ? Sao gọi là sẽ được âm thanh thiện tịnh, biện luận không trở ngại ? Sao gọi là đầy đủ đa văn, bẻ gãy tất cả pháp, quyết định khéo léo ? Sao gọi là sẽ được diện mạo thiện tịnh, luôn luôn mỉm cười, xa lìa sự nhăn mày buồn bã (xịu mặt) ? Sao gọi là xa lìa tật đố san lận ? Sao gọi là sẽ có thể dùng âm thanh dạy bảo vô biên thế giới ? Sao gọi là có thể đem sở hữu thế giới nhiều không bờ không cõi đặt vào một lỗ chân lông mà loài hữu tình ở trong ấy chẳng thể hay biết ? Chúng con hôm nay là ở đâu đến mà những người ứng độ mới có thể chính giải rõ ? Tại sao trong đại chúng hội của tất cả Như Lai mười phương đều có thể hiển hiện thành thục hữu tình mà chẳng dời khỏi bản xứ ? Sao gọi là có thể hiện ở một lỗ chân lông những việc như : từ cung trời Đổ Sử Đa (Đâu Suất Đà) biến mất, trụ ở thai mẹ, sinh ra, vượt thành xuất gia, hiện tu hành khổ hạnh, đi đến tòa Bồ đề, hàng phục ma quân, thành Đẳng Chánh Giác, chuyển bánh xe Diệu pháp, vào Đại Niết bàn, thị hiện chánh pháp trụ thế ? Sao gọi là sẽ được lòng một sát na có thể rõ biết khắp tất cả tâm hạnh của tất cả loài hữu tình ?
Bồ tát Hiền Hộ hỏi lời đó xong, bấy giờ đức Thế Tôn bảo Đại Bồ tát Hiện Hộ rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này Hiền Hộ ! Hay thay ! Nay ông mới có thể thỉnh vấn Như Lai ý nghĩa sâu sắc như vậy ! Cái hạnh sở hành của ông hôm nay là muốn đem lại lợi ích cho nhiều chúng sinh, là muốn đem lại an lạc cho nhiều chúng sinh, thương xót các đại chúng của thế gian, vì những trời, người tạo tác nghĩa lợi lớn để được an lạc ! Ông hôm nay thành tựu được Đại Bi ! Vậy nên, này Hiền Hộ ! Nay ông hãy nghe cho kỹ ! Suy nghĩ thật tốt ! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói !
Đại Bồ tát Hiền Hộ thưa rằng :
- Đúng vậy, thưa đức Thế Tôn ! Con nguyện ưa muốn nghe !
Đức Phật bảo Đại Bồ tát Hiền Hộ rằng :
- Này Hiền Hộ ! Có Tam ma địa (Tam muội) tên là Tịch Chiếu Thần Biến là sở hạnh của Bồ tát, là sở nhiếp (nhiếp lấy) của Phật địa. Đại Bồ tát an trụ ở trong Tam ma địa này thì có thể được những điều ông đã hỏi như vậy và vô lượng công đức thù thắng khác. Này Hiền Hộ ! Sao gọi là Tịch Chiếu Thần Biến Tam ma địa vậy ? Đó là có thể giác ngộ như thật tất cả pháp, thông đạt chân tướng của các pháp ấy, thông đạt tướng không điên đão, thông đạt tướng có điên đão, tăng thêm tướng không điên đão, tổn giảm tướng có điên đão, chẳng chấp trụ địa của mình, chẳng thủ lấy trụ địa kẻ khác, chẳng cậy nhờ, thọ mạng, ở trong sinh tử ấy mà chẳng lưu chuyển, biết khắp mọi việc, tu chỉ tức (Xa ma tha) hiện tiền, tu tập Quán (Tỳ bát xá na), quan sát nghiệp hiện tiền, tâm ấy an trụ, niệm không tán động, dò tìm tịch tịnh, xa bất thiện phẩm, gần gũi thiện phẩm, dừng dứt tham dục, sân nhuế, ngu si, trừ khử vô minh, quen gần với sáng, biết khắp nhân quả, xa lìa vô tri, hết mãi ái dục, đoạn mãi hỉ tham, đối với Phật quyết định, với pháp không nghi, với tăng thâm tín, nói không phá hoại sự hòa hội, ý kín đáo hướng về viễn ly, lời nói mỹ diệu, diện mạo đoan chính, xa lìa mùi vị nhiễm, chẳng tạo các ác, nhờ giúp lìa khỏi trái buộc, xa lìa trói buộc, mọi việc ở đời chẳng sinh lòng yêu thích, đối với sinh tử ấy thấy lỗi hoạn sâu dày, đối với Niết bàn ấy thấy công đức thù thắng, do niềm vui thắng ý nên ưa vào Niết bàn, không có dua nịnh quanh co, không có huyễn hoặc lừa dối, không có trá ngụy, không trá hiện tướng, không trá nghiên cứu tìm cầu, thường ưa tránh xa tài lợi, cung kính, dũng mãnh tinh tấn, kham nhẫn cực cùng, không có giải đãi, mãi đoạn các cái (sự che khuất) luôn luôn mừng gặp mười đạo nghiệp thiện, Giới uẩn không khuyết, định uẩn không động, không nương mà vào Đẳng trì, Đẳng chí, đối với việc có thể viên mãn Ba la mật đa không có chán đủ, tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí chuyển biến tự tại, đối với các thần thông thì tùy theo sự ưa thích mà du hí, trí Nhất thiết trí tự tại mà chuyển, giỏi phân biệt giác, tính chẳng ngu đần, tính chẳng câm ngọng, chẳng phải tự sai khiến người khác, ở trong việc lâu dài tính có thể lìa xa, được người thiện thì ở, chẳng quan sát kẻ ác, lìa xa người ngu, vui mừng gặp được bậc thông suốt, dốc lòng giữ niệm lực, dốc lòng giữ trí lực, chẳng ưa ở nhà ra, khỏi nhà ở chỗ lẫn lộn, ưa sống xa lìa, ở trong pháp không, vô tướng, vô nguyện có thể chính đủ sức chịu đựng, đối với tất cả pháp thông đạt như thật... Này Hiền Hộ ! Đó gọi là Tịch Chiếu Thần Biến Tam ma địa. Bồ tát ở trong Tam ma địa này chính siêng năng tu học thì được trí tất cả pháp không chướng ngại.
Lại nữa, này Hiền Hộ ! Tam ma địa Tịch Chiếu Thần Biến là trí tất cả pháp bình đẳng tính, trí tất cả lời nói chẳng hiện ra hành động, xả bỏ việc nhà, chẳng ưa ba cõi, không có thoái lui yếu mềm, đối với tất cả pháp lòng không chấp trước, nhiếp lấy chính pháp, kín đáo hộ trì các pháp, đối với pháp dị thục (kết quả khác lạ) phát sinh sâu sắc tín giải, đối với luật tạng (Tỳ nại da) phương tiện khéo léo, chấm dứt mọi tranh luận, không vi phạm, không cạnh tranh, nhịn chịu bình đẳng, hướng về tính bình đẳng, chọn lựa pháp khéo léo, quyết định pháp khéo léo, câu pháp (pháp cú) khéo léo, trí tác bạch câu pháp, trí biết đời trước, trí biết đời sau, trí tam luân tịnh, trí thân an trụ, trí tâm an trụ, trí hộ oai nghi, trí đối với pháp thanh tịnh vượt qua các uẩn sở duyên cùng khắp, trí giới bình đẳng, các xứ hiển chiếu, các ái đoạn dứt mãi, thú hướng chứng vô sinh, với nhân soi rõ, nghiệp quả diệt hoại, thấy pháp, tu đạo, vui mừng gặp được tuệ tánh dũng mãnh sắc bén của Như Lai, trí phân biệt chữ, âm thanh vang khắp cùng chứng được pháp hoan hỷ, vui mừng không giảm, điều nhu chánh trực, xa lìa buồn rầu, nhu hòa khéo thuận, đẹp lòng nói trước, lệnh rằng : Thiện lai ! Lìa khỏi những lười nhác, cung kính tôn trọng nghe theo lời dạy của thầy, đối với sinh tử ấy không có mừng đủ (hỷ túc), đối với pháp bạch tịnh thì đầy đủ sung mãn, mạng ấy thanh tịnh chẳng bỏ chỗ ở yên lặng, an lập đất thù thắng, chẳng hoại chánh niệm, các uẩn khéo léo, các giới khéo léo, các xứ khéo léo, đạt chứng thần thông, ném bỏ các phiền não, vĩnh viễn làm tổn hại tất cả tập khí nối tiếp nhau, thú hướng, thăng tiến, tu tập, hoàn thành, với việc xuất phát mọi tội thì phương tiện khéo léo, với các kiến ràng buộc thì có thể tiêu diệt hàng phục vĩnh viễn. Với các tùy miên (?) đoạn dứt chẳng còn xuất hiện, đủ ý niệm đời trước, với nghiệp dị thục không có nghi hoặc, với tâm pháp sinh đều chẳng ủy nhiệm, với các sự nghiệp chẳng làm thêm hạnh, với các chỗ bên trong chẳng còn tác ý, với các chỗ bên ngoài chẳng còn hiện hạnh, chẳng nâng cao mình, chẳng khinh miệt người khác, ở trong các thiện không có sự chấp trước, với các cuộc sống khác trọn chẳng ủy nhiệm, những điều giới cấm khó hoàn thành có thể hoàn thành, đủ ánh sáng lớn tích góp có thể tự rõ biết, lìa khỏi các động đậy, lập mọi oai nghi, không có sân nhuế, lìa các lời nói thô ác, chẳng tổn não người khác, theo hộ bạn lành, xa lìa oán hại, đầy đủ tịnh giới, không điều tổn hại, ngôn từ nhu nhuyến (lời nói dịu dàng), chẳng nương ba cõi mà giữ gìn thân mật, với tính vô ngã rỗng không của tất cả pháp thì thuận theo đủ sức chịu đựng, với trí Nhất thiết trí dũng mãnh, sắc bén thì ưa muốn, ánh sáng trí soi rõ giới kiên cố, vào các Đẳng chí thường ưa ở riêng một mình, trí không phân biệt vui đủ tròn đầy, lòng không quấy nhiễu vẩn đục, lìa khỏi sở tác của kiến, được Đà la ni, đi vào Diệu trí, với xứ và chẳng phải xứ đầy đủ hạnh chánh giả, nhân theo lý hướng đến cửa, dạy trao lời răn bảo, có thể chánh tu hành thuận theo nhẫn địa, xa lìa bất nhẫn, an lập trí địa đoạn dứt mãi vô tri, an lập diệu trí, sở hạnh của Bồ tát Du Già Sư Địa, đạt đến diệu trí của tự tính tất cả các pháp, đốt cháy, rửa sạch cái tâm ấy chẳng sinh ra, chẳng tiếp nối, trí không ngưng trệ, chấp trước, chẳng mang gánh nạng, diệu trí Như Lai trị liệu tham dục, khử trừ sân nhuế, đoạn dứt mãi ngu si, hòa hợp chánh lý, xa lìa phi lý, mong muốn thiện pháp, hành niềm vui thắng ý, gần gũi giác ngộ, chẳng xả bỏ đoạn dứt việc phòng hộ Bạch pháp, thiện căn đứng đầu, phương tiện khéo léo, vĩnh viễn đoạn trừ các tướng, dời chuyển các tưởng, dẫn phát khế kinh, giỏi luật tạng, đối với đế quyết lựa con đường chứng giải thoát, ngôn từ định thì một duyên chẳng thể dẫn dắt sinh khởi như thật, hoặc biết hoặc thấy ưa cầu trí đa văn không chán đủ, tâm ấy thanh tịnh, thân ấy thanh tịnh, lời nói ấy thanh tịnh, nói không nghi hoặc, quen gần với “không”, gần gũi vô tướng, với vô nguyện tính không có sự chấp lấy, được vô sở úy, đối với các khổ của “hữu” mà chẳng khinh hủy, cũng đem của báu mà ban cho họ, đối với những người nghèo thiếu thốn mà chẳng xua đuổi quở trách, đối với những kẻ phạm giới dấy khởi lòng thương xót giác ngộ tạo dựng sự lợi ích, dùng pháp nhiếp thọ, bỏ của cải mà ban cho, đối với những người trì giới không a dua khen ngợi, có thể bỏ tất cả vật sở hữu của mình dùng niềm vui thắng ý mà kéo dài sự mời thỉnh họ, theo đúng như lời nói mà làm, thỉnh thoảng phát khởi thêm hạnh dũng mãnh sắc bén, tôn trọng đầy đủ vui mừng mà lĩnh thọ, thành tựu trí thí dụ (?), khéo léo đời trước gọi là thi thiết (thi hành thiết lập) giả, có thể ngộ nhập vào trí thì mãi hại thi thiết, chẳng mong cung kính nên tha thứ sự chẳng cung kính, đối với lợi không cầu, đối với suy chẳng buồn, chẳng mừng khi được vinh dự, bị hủy báng mà chẳng tức giận, khen mà yêu thích, chê mà chẳng kém hèn, với vui chẳng đam mê, với khổ chẳng quay lưng (bỏ đi), chẳng chấp các hạnh, đối với lời khen chân thật mà chẳng đắm trước, đối với lời khen chẳng thật mà chẳng chấp nhận, tránh cái chẳng phải sở hạnh, làm chỗ sở hạnh, gần gũi khuôn mẫu phép tắc, đối với các loài hữu tình ít thiện căn trọn chẳng khinh miệt hủy báng, đối với lời dạy của Phật Thánh có thể chân chính thọ trì, lời nói ấy tỉnh lược, tính ấy nhu nhuyến, lời nói thế tục phương tiện khéo léo có thể tiêu diệt oán địch, đúng lúc mà làm, oai nghi thanh tịnh, oai nghi đoan nghiêm, đối với oai nghi và chẳng phải oai nghi thành tựu khéo léo, trí liễu đạt thế gian, liễu đạt các luận, lời nói biện luận rõ ràng, ưa làm xả thí thường hay duỗi tay ra, lòng không chấp trước, đầy đủ tàm quí (hổ thẹn), đối với các điều bất thiện lòng thường chán hủy luôn chẳng lìa bỏ công đức đỗ đa (?), nắm giữ chánh hạnh, hiện hành động đoan nghiêm chánh trực, đối với các bậc tôn trọng cung kính đứng dậy đón tiếp, phụng thí giường nằm, tòa ngồi, tiêu diệt hàng phục lòng kiêu mạn, gắng sức thông đạt ý nghĩa ấy, nhiếp lấy trí, dừng dứt vô trí, ngộ nhập vào tâm trí, đối với tự tánh của tâm có thể theo giác trí, ở trong dẫn, chẳng dẫn và dẫn phát thành tựu trí khéo léo và ngôn từ diệu trí của tất cả hữu tình, an lập đủ thứ ngôn từ diệu trí, quyết chọn nghĩa trí, xa lìa vô nghĩa, bày biện các tịnh lự mà ở trong đó không có ái vị (mùi vị ưa thích), quan sát tâm của tất cả hữu tình, biết căn của các hữu tình và diệu trí hơn kém, có thể chính quan sát là xứ là chẳng phải xứ, có thể phân biệt tất cả tác nghiệp, ở trong chẳng phải nghiệp, chẳng phải dị thục ấy ngộ nhập vào diệu trí, đủ thứ thắng giải ngộ nhập vào chẳng quên, đối với đủ thứ cõi và chẳng phải một cõi có thể chính hiện tiền nhìn thấy, “Kim Cương dụ định” (?) không gì xem thấy, đủ âm thanh phạm, đẳng trì đẳng chí, ở trong mỗi một điều ấy có tên, không tên, các việc trụ đời trước có thể tùy theo niệm trí, có thể chính quan sát khắp cùng hành trí, lậu tận đoạn dứt mãi được chứng thời trí, thiên nhãn không ngại chính quan sát khắp, hiện tất cả sắc, thần thông du hí, đối với sắc chẳng phải sắc bình đẳng vào trí, rõ đạt mọi thứ chi tiết bộ phận của âm thanh, có thể theo ngộ vào Đà la ni, âm thanh vang vọng của tất cả sắc tượng tánh trí bình đẳng, tùy theo sự hưởng ứng ấy mà tuyên nói chánh pháp, đối với tất cả hữu tình khéo nói căn hoan hỷ hồi chuyển trí, quan sát lúc, chẳng phải lúc để vào thật tế trí, phàm đã nói pháp thì nhất định chẳng nói khoác bỏ đi, có thể tròn đầy tất cả Ba la mật đa, đối với các loài hữu tình gắng sức tiêu diệt hàng phục trí khéo léo, đối với các oai nghi không có sự phân biệt, pháp giới không xen lẫn rót vào diệu trí, hại các phân biệt, mọi thứ phân biệt. KINH TỊCH CHIẾU THẦN BIẾN TAM MA ĐỊA
- hết –
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.54.61 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.