Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Nghe như vầy. Đức Phật ngự trong núi Kỳ Xà Quật (Gṛdhra-kuṭa) tại La Duyệt Kỳ (Rāja-gṛha) cùng với chúng Đại Tỳ Kheo (Mahatā-bhikṣu-saṃgha) gồm bốn vạn hai ngàn người đến dự.
Nhóm Tam Mạn Đà Bạt Đà (Samanta-bhadra: Phổ Hiền), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī) gồm tám vạn bốn ngàn người. Nhóm Di Lặc Bồ Tát (Maitreya) Trời, Người trong kiếp Bạt Đà (Bhadra-kalpa: Hiền Kiếp). Nhóm Thích Vương (Indra¬rāja) cùng với chư Thiên Đao Lợi (Trāyastriṃśa) chẳng thể tính đếm. Phạm Vương (Brahma-rāja) cùng với chư Phạm chẳng thể tính đếm. Vua A Xà Thế (Ajātaśatru) cùng với chúng Nhân Vương (Nārendrāya) ở cõi Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa) rất nhiều, chẳng thể tính đếm
Đức Phật ở ngay trong bốn nhóm Đệ Tử là: Tỳ Khưu (Bhikṣu), Tỳ Khưu Ni (Bhikṣuṇī), Ưu Bà Tắc (Upāsaka), Ưu Bà Di (Upāsikā) nói Tát Đàm Phân Đà Lợi (Saddharma-puṇḍarika) [Tiếng Hán nói là Pháp Hoa], Đức Phật nói vô ương số Kệ
Lúc đó Phù Đồ (Stūpa: cái tháp) bảy báu từ dưới đất phun vọt lên trên đến cõi Phạm Thiên (Brahmā). Chính giữa Phù Đồ (cái tháp) có giảng đường bảy báu to lớn, treo: phướng, phan, dù, lọng…hương thơm trong sạch tinh khiết. Trong giảng đường xinh đẹp có cái giường bằng vàng, trên giường có Đức Phật ngồi, tên là Bão Hưu La Lan (Bahu-ratna, hay Prabhūtaratna: Đa Bảo) [Tiếng Hán nói là Đại Bảo] khen Đức Phật Thích Ca Văn (Śākya-muṇi) rằng: “Lành thay ! Lành thay ! Từ khi Ta Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa: Niết Bàn Tịch Tĩnh, một trong ba Pháp Ấn) đến nay đã trải qua hằng biên sa kiếp, hằng biên sa cõi Phật, chỉ ở trong hư không, hằng biên sa Phật đã vào quá khứ. Ta trải qua từng kiếp như thế, thoạt tiên chẳng quay về cõi ấy. Ta thấy Đức Phật Thích Ca Văn tinh tiến cầu Phật Đạo, dựa vào người dân làm việc, cho nên bố thí không có chán ghét thái quá, chẳng tiếc bàn tay, chẳng tiếc con mắt, chẳng tiếc cái đầu; chẳng tiếc vợ con, voi, ngựa, xe cộ; chẳng tiếc châu báu, không có Tâm tham ái…Ta cố tình đi ra, muốn cúng dường Đức Phật Thích Ca Văn kèm theo hoá độ các kẻ hèn kém. Nguyện xin Đức Phật Thích Ca Văn ngồi trên cái giường vàng của Ta, rồi nói Kinh Tát Đàm Phân Đà Lợi (Kinh Pháp Hoa)”
Khi ấy, Đức Phật Thích Ca Văn lên giảng đường, đến cái giường vàng, ngồi lên, liền nói Kinh Tát Đàm Phân Đà Lợi (Kinh Pháp Hoa). Lại nói vô ương số Kệ rằng:
“Nghe Lạc Bảo Phật
Người biết tên gọi (danh tự)
Chẳng sợ sinh tử
Lại chẳng khổ nhọc
Nghe Dược Vương Phật
Người biết tên gọi Chẳng phải lo hơn
Tự biết Túc Mệnh”
Lúc đó, Đức Phật Thích Ca Văn nói vô ương số a tăng kỳ kiếp. Lại nói vô ương số a tăng kỳ kiếp: “Khi Ta hành Đạo Bồ Tát thời tìm cầu Kinh Tát Đàm Phân Đà Lợi bố thí cho người. Tại chỗ tìm cầu thì cơm, thức ăn, quần áo, vợ con…bắt đầu không có Tâm ái luyến
Khi Ta làm quốc vương thời đời đấy sống rất lâu, Ta liền lập Thái Tử làm vua, vứt bỏ việc nước, đáng trống lắc chuông, tự giới thiệu thân, nói rằng: “Ai muốn nhận tôi làm đầy tớ ? Tôi tìm cầu Kinh Tát Đàm Phân Đà Lợi, Tôi muốn hành cúng dường”
Thời có một vị Bà La Môn nói với Ta rằng: “Hãy đến làm tôi tớ cho Ta, Ta có Kinh Tát Đàm Phân Đà Lợi”
Ta liền đi theo vị Bà La Môn, một lòng làm tôi tớ, múc nước, quét đất, hái hoa quả, thức ăn uống cho vị Bà La Môn, ngàn năm chẳng lười nghỉ”
Lúc đó Đức Phật nói Kệ rằng:
“Đánh trống, lắc chuông, Nguyện
Tự giới thiệu, ai cần
Nhận tôi làm tôi tớ
Tôi muốn hành cúng dường
Nô Tâm (Tâm phục dịch), hành Thiện Ý”
Đức Phật nói: “Vị vua khi ấy là thân của Ta vậy, vị Bà La Môn đó là Điều Đạt (Devadatta). Ai ban ân khiến cho Ta được mãn sáu Ba La Mật (Ṣaḍ-pāramitā), 32 Tướng, 80 hạt giống ? Đều là ân phước của Điều Đạt. Điều Đạt là vị Thầy tốt của Ta, vị Thầy tốt ban ân khiến cho Ta mãn sáu Ba La Mật, 32 Tướng, 80 tuỳ hình tốt đẹp, uy thần tôn quý, độ thoát mười phương…Tất cả đều là ân của Điều Đạt.
Khoảng a tăng kỳ kiếp sau này, Điều Đạt sẽ được làm Phật, tên hiệu là Đề Hoà La Gia (Deva-rāja: Tiếng Hán là Thiên Vương), sẽ được mười loại Lực (Daśa-bala), 32 tướng, 80 hạt giống. Nước của Đức Phật thiên Vương có tên gọi là Đề Hoà Việt (Devasopāna:Tiếng Hán là Thiên Địa Quốc). Đức Phật Thiên Vương sẽ vì người dân nói Pháp đến hết kiếp chẳng lười nghỉ. Lần nói Pháp thứ nhất sẽ hoá độ hằng biên sa người được Đạo A La Hán (Arhat), hằng biên sa người được Đạo Bích Chi Phật, (Pratyeka-buddha), hằng biên sa người phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi:Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)
Lúc đó Đức Phật Thiên Vương sống thọ 20 Kiếp, sau khi Bát Nê Hoàn (Parinirvāṇa) thì Pháp (Dharma) trụ 20 Kiếp. Sau khi Đức Phật Thiên Vương Bát Nê Hoàn thì Xá Lợi (Śarīra) chẳng tan, khởi làm một cái Tháp bảy báu, rộng 60 dặm, dài 80 dặm, tất cả người ở cõi Diêm Phù đều đến cúng dường Xá Lợi của Đức Phật. Lúc đó vô ương số người đắc Đạo A La Hán, vô ương số người phát Tâm Bích Chi Phật, vô ương số người phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Kẻ trai lành, người nữ thiện nghe Kinh Pháp Hoa này mà tin tưởng, chẳng phỉ báng sẽ trừ diệt được tội quá khứ đương lai, đóng bít cửa của ba đường ác, mở cửa của ba đường lành, sinh trên Trời thường làm bậc đệ nhất, sinh trong loài người thường làm bậc đệ nhất, sinh trước mặt mười phương Phật thì tự nhiên hoá sinh trong hoa sen bảy báu”
Khi ấy tại cõi Phật ở phương bên dưới, có vị Bồ Tát tên là Bát Nhã Câu (Prajñāṃkuśa) tự bạch với Đức Phật ấy rằng: “Con sẽ sớm quay về Bản Thổ”
Đức Phật Thích Ca Văn nói rằng: “Này Bát Nhã Câu ! Ta có vị Bồ Tát, tên là Văn Thù Sư Lợi (Maṃjuśrī), có thể cùng nhau gặp gỡ rồi quay về nước cũ (bản thổ)”
Tức thời, Văn Thù Sư Lợi từ trong cung vua Rồng Sa Hạt nhảy vọt lên, ngồi trên toà hoa sen lớn, hoa lớn như bánh xe, hoa ấy có một ngàn cánh, các vị Bồ Tát đi theo, số lượng rất nhiều. Văn Thù Sư Lợi liền hạ hoa sen lớn xuống, đến làm lễ với hai Đức Phật rồi quay lại cùng với Bát Nhã Câu, thăm hỏi nhau.
Bát Nhã Câu hỏi Văn Thù: “Trong cái ao đã vào, số được hoá độ thế nào ? Nhiều hay ít ?”
Văn Thù đáp rằng: “Số ấy rất nhiều, không thể tính đếm. Nếu dùng miệng nói thì chẳng phải là chỗ tin tưởng của Tâm, tự sẽ có chứng”
Tức thời cái ao ấy, phun hoa từ bên dưới vọt ra, tận trong cái ao ấy, tất cả chỗ đã phân tán.
Người vốn phát Tâm Bồ Tát (Bodhisatva-citta) thì bông hoa ấy ở ngay trong hư không chỉ nói việc của Ma Ha Diễn (Mahā-jñāna: Đại Trí, hoặc Mahā-yāna: Đại Thừa)
Người vốn phát Thanh Văn (Śrāvaka) thì bông hoa ấy ở ngay trong hư không chỉ nói việc chặt đứt sinh tử
Văn Thù Sư Lợi nhìn thấy bông hoa như vậy, dùng Kệ đáp Bát Nhã Câu Bồ Tát rằng:
“Do ý của Nhân Giả
Tự phân biệt số ấy”
Bát Nhã Câu Bồ Tát lại hỏi Văn Thù Sư Lợi:“Nói Pháp của nhóm nào, cho nên chỗ hoá độ mới như thế ?”
Văn Thù đáp rằng: “Ở trong cái ao ấy, chỉ nói Tất Đàm Phân Đà Lợi (Pháp Hoa)”
Bát Nhã Câu lại hỏi: “Pháp ấy rất cao quý, không có thể theo kịp. Đã có ai liền có thể đắc được Phật chưa ?”
Văn Thù đáp rằng: “Sa Hạt Long Vương có cô con gái tám tuổi, Trí Tuệ rất lớn,Ý Nguyện chẳng thể coi thường, liền có thể đắc được Phật”
Bát Nhã Câu Bồ Tát nói với Văn Thù Sư Lợi rằng: “Tôi thấy Thầy của Nhân Giả, cầu Phật siêng năng cực khổ, gom chứa Công Đức, Kiếp số rất nhiều…nên chẳng tin cô gái này liền có thể đắc được Phật”
Trong cái ao có cô gái tức thời nhảy vọt lên, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, chắp tay rồi bạch Phật rằng: “Tướng Phật tốt đẹp đoan chính, Công Đức cao tột, là nơi mà chư Thiên đã phụng thờ, là chỗ mà tất cả Trời, Rồng, Quỷ Thần, người dân, Tát Hoà Tát đã tôn kính. Pháp đã nói rất cao quý. Nay con lập Nguyện, liền muốn đắc được Phật”.
Xá Lợi Phất (Śāriputra) liền nói với cô gái rằng: “Tuy phát Nguyện này nhưng Phật chẳng thể đắc được. Lại ngươi là người nữ, hành gom công chất chứa nhưng Hạnh (Caryā, hoặc Carita) nhưng chưa ứng với Bồ Tát”
Cô gái tự cầm viên ngọc Ma Ni có giá trị tương đương với một nước. Cô gái mau chóng dâng lên Đức Phật, Đức Phật cũng mau chóng nhận lấy.
Cô gái nói với Xá Lợi Phất và Bát Nhã Câu Bồ Tát : “Tôi dâng viên ngọc cho Đức Phật là chậm hay mau ?”
Đáp rằng: “ Rất nhanh”
Cô gái lại nói: “Đức Phật nhận viên ngọc của tôi là chậm hay mau ?”
Đáp rằng: “ Rất nhanh”
Cô gái nói: “Tôi dâng viên ngọc cho Đức Phật chẳng chậm, Đức Phật nhận viên ngọc của tôi lại chẳng chậm. Nay tôi nhận lấy Phật rất nhanh”
Lúc đó, tức thời thân nữ biến làm Bồ Tát, chúng Hội đều kinh ngạc. Liền biến làm thân Phật đều đầy đủ mọi tướng tốt đẹp, cõi nước, Đệ Tử…như điều mà Đức Phật đã làm.
Tất cả chúng Hội, Trời, Rồng, Quỷ Thần, vô ương số người đều phát Vô Thượng Chính Chân Đạo Ý. Ba ngàn Đại Thiên quốc thổ chấn động theo sáu cách, ba vạn Tu Đà Hoàn (Srota-āpanna) được A Duy Việt Trí (Avaivart:Bất Thoái Chuyển) KINH TẤT ĐÀM PHÂN ĐÀ LỢI _MỘT QUYỂN (Hết)_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.211.58 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.