Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Toạ Thiền Tam Muội Kinh [坐禪三昧經] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Toạ Thiền Tam Muội Kinh [坐禪三昧經] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.88 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Tam Muội Ngồi Thiền

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Nguyên Xuân

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Bấy giờ, hành giả tuy được nhất tâm, nhưng định lực chưa thành thục vì còn bị phiền não Dục giới làm loạn động, nên tạo phương tiện tiến đến học Sơ thiền, trách bỏ ái dục.
Thế nào là trách bỏ ái dục?
- Quán tội lỗi của Dục giới: dục là bất tịnh, mỗi mỗi đều bất thiện, nên nghĩ về sự an ổn, vui vẻ của Sơ thiền.
Quán dục như thế nào?
- Quán ái dục là vô thường, oan gia của công đức, nó như huyễn, như hóa, không thật, vô sở đắc. Nghĩ đến dục mà chưa được thì tâm si đã rối loạn, huống gì khi bị dâm dục trói buộc. Cái vui cõi trời còn không an ổn, huống gì ở cõi người. Lòng người say mê ái dục không nhàm chán, như lửa gặp củi, như biển nuốt nước.
Như vua Ðảnh Sanh tuy được trời mưa bảy báu, làm vua bốn châu thiên hạ, Ðế Thích chia cho tòa ngồi mà vẫn không vừa lòng.
Như Na Hầu Sa là vua Chuyển kim luân bị dục thúc bách mà đọa trong loài Mãng xà.
Lại như vị tiên ăn trái cây, mặc áo cỏ, ở ẩn trong núi sâu, đầu bù tóc rối cầu đạo mà vẫn chưa thoát khỏi sự phá hoại của giặc ái dục.
Cái vui của ái dục rất ít mà sự độc hại, thù oán quá nhiều, Người đắm ái dục, bạn ác gần gũi, người hiền xa lánh.
Dục là rượu độc làm người ngu si mê hoặc, say sưa đến chết.
Dục là thứ dối trá, sai khiến người ngu khổ sở muôn bề, không được tự tai.
Chỉ có lìa dục, thân tâm mới an ổn, khoái lạc vô cùng.
Dục không nắm bắt được, như chó gặm xương khô. Tìm dục khổ sở nhọc nhằn mới được; được thì rất khó, mất lại quá dễ, chỉ tạm bợ chốc lát, không lâu dài, như thấy mộng chợt tỉnh, liền mất.
Dục là tai họa, mong cầu đã khổ, được càng khổ thêm. Ðược nhiều khổ nhiều. Như lửa gặp củi, càng nhiều càng cháy mạnh,
Dục như miếng thịt, bầy chim giành nhau.
Nói tóm lại, như con thiêu thân bay vào trong lửa, như cá mắc câu, như nai theo tiếng, như khát uống nước mặn...
Tất cả chúng sanh vì dục mà rước họa, nên không có khổ nào mà chẳng chuốc lấy. Vì vậy phải biết dục là độc hại, nên cầu Sơ thiền dập tắt lửa dục.
Hành giả nhất tâm chuyên cần tin vui, khiến tâm tăng trưởng, ý không tán loạn. Quán nhàm chán tâm dục để trừ hết kiết sử phiền não, được định Sơ thiền, lìa lửa dữ dục, được định mát mẻ, như nóng được bóng mát, như nghèo được giàu sang. Khi ấy liền được niềm vui của Sơ thiền. Tư duy mỗi công đức trong thiền định, quán xét phân biệt sự tốt xấu, liền được nhất tâm,
Hỏi:
- Người tu thiền được tướng nhất tâm, làm sao có thể biết?
Ðáp:
- Người ấy sắc mặt vui tươi, bước đi thong thả, trầm lặng, đoan chánh, không mất nhất tâm, mắt không đắm sắc. Do sức định của thần đức nên không ham danh lợi, phá trừ kiêu mạn, tính tình nhu hòa, không ôm lòng độc hại, lại không xan tham ganh ghét, tâm thanh tịnh, lòng tin chân chánh, luận bàn không tranh cãi, thân không lừa dối, nói năng dễ dãi, hòa nhã, biết hổ thẹn, tâm thường trụ trong pháp, siêng tu tinh tấn, giữ giới trọn vẹn, tụng kinh ghi nhớ đúng đắn, suy nghĩ thực hành theo pháp, ý thường vui vẻ, việc đáng giận mà không giận; trong bốn sự cúng dường không thanh tịnh thì không nhận; bố thí thanh tịnh thì nhận nhưng biết lượng vừa đủ. Thức dậy thanh thản, hay làm hai việc: bố thí - nhẫn nhục, trừ đi tà vạy, bàn luận không tự mãn, nói năng rất ít, khiêm nhường, cung kính bậc thượng - trung - hạ tọa; thường gần gũi thầy hiền bạn tốt, ăn uống biết tiết độ, không đắm vị dục, thích một mình ở nơi yên tĩnh. Ðối với khổ vui, tâm nhẫn không động, không oán, không tranh, không thích tranh cãi. Có các tướng như vậy thì biết được đó là tướng nhất tâm.
Hai giác quán này làm loạn tâm thiền định, như nước lắng trong, sóng dậy thì đục. Hành giả cũng vậy, bên trong đã được nhất tâm nhưng còn bị giác quán làm loạn, như mệt được nghỉ, như ngủ được an. Khi ấy, dần dần hết giác, hết quán, phát sanh định thanh tịnh, bên trong thanh tịnh mừng vui được vào Nhị thiền. Tâm yên lặng, xưa chưa từng có, nay mới được cái mừng này.
Khi ấy, tâm quán cái mừng là họa hoạn như giác, quán ở trên, thực tập pháp không mừng mới lìa địa vị mừng mà được cái vui của Hiền thánh đã nói. Nhất tâm biết rõ, hộ trì niệm được vào Tam thiền. Ðã bỏ cái mừng nên biết rõ sự nhớ nghĩ, hộ trì cái vui. Thánh nhơn nói hộ trì cái vui, người thường khó bỏ cái vui bậc nhất, vì khi đã qua rồi thì cái vui không trở lại. Vì vậy, tất cả Thánh nhơn ở trong tất cả địa vị thanh tịnh thì nói niềm vui của Từ là bậc nhất.
Vui là họa hoạn, vì sao? - Vì trong tầng thiền bậc nhất, tâm không động chuyển nhờ vô sự. Nếu có động thì có chuyển, mà có chuyển thì có khổ. Cho nên Tam thiền cho vui là họa. Lại dùng cái thiện diệu để bỏ cái khổ vui này. Trước bỏ lo mừng, trừ ý khổ vui, hộ trì niệm thanh tịnh, được vào Tứ thiền không khổ không vui, hộ trì niệm nhất tâm thanh tịnh. Thế nên Phật nói: “Hộ trì cái thanh tịnh tột bậc thì gọi là Tứ thiền. Vì Tam thiền cái vui còn xao động nên gọi là khổ. Vì thế Tứ thiền trừ hết khổ vui, nên gọi là bất động.
Tiếp đến quán Không xứ để phá tưởng về sắc bên trong và ngoài, diệt trừ tưởng hữu đối, không nghĩ tưởng các sắc.
Quán Vô lượng không xứ, thường quán lỗi của sắc, nghĩ đến công đức cao đẹp của định Không xứ. Tập nghĩ pháp đó thì đạt đến Không xứ.
Nghĩ đến Vô lượng thức xứ thì quán lỗi của Không xứ.
Nghĩ đến công đức của Vô lượïng thức xứ, tập nghĩ pháp này thì đạt đến Thức xứ.
Nghĩ đến Vô sở hữu xứ thì quán lỗi của Thức xứ, nghĩ về công đức của Vô sở hữu xứ. Tập nghĩ pháp này liền được Vô sở hữu xứ.
Nghĩ đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ thì tất cả các tưởng kia có rất nhiều họa hoạn, như bệnh, như ghẻ,... còn vô tưởng là chỗ ngu si. Vì thế phi hữu tưởng phi vô tưởng là cảnh giới lành, an ổn bậc nhất.
Quán lỗi của Vô sở hữu xứ, nghĩ về công đức của phi hữu tưởng phi vô tưởng, tập nghĩ pháp này thì được Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ.
Hoặc có hành giả bắt đầu từ sơ địa tiến dần đến thượng địa, lại ở thượng địa thực tập tâm từ, trước để tự mình được vui và phá cái độc sân hận, sau làm tâm từ lan dần đến vô lượng chúng sanh trong mười phương. Lúc ấy liền được từ tâm tam muội.
Tâm bi thương xót nỗi khổ của chúng sanh và hay phá các sự não hại, rộng đến vô lượng chúng sanh thì khi ấy liền đắc bi tâm tam muội.
Hay phá điều không vui, khiến cho vô lượng chúng sanh đều được vui mừng, khi ấy liền được hỷ tâm tam muội.
Hay phá khổ vui, quán ngay đến vô lượng chúng sanh trong mười phương, khi ấy liền được hộ tâm tam muội.
Nhị thiền cũng lại như vậy. Tam thiền, Tứ thiền thì trừ mừng.
Kế đến học ngũ thông thì thân có thể bay đi, biến hóa tự tại. Hành giả chuyên tâm với dục định, tinh tấn định, nhất tâm định và tuệ định. Chuyên tâm quán thân, thường khởi tưởng nhẹ nhàng, muốn bay đi. Hoặc lớn, hoặc nhỏ, hai thứ này đều là họa hoạn. Chuyên cần tinh tấn, thường nhất tâm tư duy quán nhẹ nhàng.
Như người có thể nổi trên nước là nhờ tâm lực mạnh nên không chìm. Cũng như khỉ từ trên cao rơi xuống, nhờ tâm lực mạnh nên thân không bị đau đớn. Ðây cũng như vậy, nhờ sức của dục, tinh tấn, nhất tâm và tuệ rộng lớn mà thân nhỏ lại, có thể vận hành.
Tiếp đến, quán phần không giới trong thân, thường tập quán này thì sức dục, tinh tấn, nhất tâm và tuệ cực kỳ rộng lớn, liền có thể nhấc thân lên, như sức gió mạnh nhấc vật nặng đi xa. Ðây cũng như vậy, lúc đầu tự thử nhấc mình cách đất một hai thước, dần lên đến mười thước rồi trở về chỗ cũ. Như chim non tập bay, em bé tập đi, tư duy tự xét biết tâm lực đã mạnh thì có thể bay đi xa.
Học quán bốn đại thì bỏ đi địa đại, chỉ quán ba đại kia. Tâm niệm không tán lọan, liền được tự tại, thân không ngăn ngại, như chim bay đi. Lại phải học xa tưởng gần, cho nên chỗ gần mất liền đến chỗ xa.
Lại có thể biến hóa các vật. Như quán địa chủng của cây, trừ các chủng kia thì cây này liền biến thành đất. Vì sao? - Vì cây có thành phần của đất. Nước, lửa, gió, không, vàng bạc, vật báu... thảy đều như vậy. Vì sao? - Vì cây có thành phần của các thứ ấy. Ðó là thần thông cơ bản.
Bốn thiền có mười bốn loại tâm biến hóa:
- Sơ thiền có hai: 1- Sơ thiền
2- Dục giới
- Nhị thiền có ba: 1- Nhị thiền
2- Sơ thiền
3- Dục giới
- Tam thiền có bốn:1- Tam thiền
2- Nhị thiền
3- Sơ thiền
4- Dục giới
- Tứ thiền có năm:1- Tứ thiền
2- Tam thiền
3- Nhị thiền
4- Sơ thiền
5- Dục giới.
Các thần thông khác như trong luận Ðại thừa đã nói.
Ðệ tử Thế tôn học tập năm pháp môn, chí chỉ cầu Niết-bàn. Có hai hạng người: hoặc người ưa định nhiều vì thích vui vẻ, hoặc người ưa trí nhiều vì sợ họa khổ.
Người định nhiều thì trước học pháp thiền, sau học Niết-bàn.
Người trí nhiều thì thẳng đến Niết-bàn.
Người thẳng đến Niết-bàn mà chưa đoạn phiền não thì cũng chưa đắc thiền, chỉ chuyên tâm không tán loạn, thẳng cầu Niết-bàn, vượt qua các phiền não như ái... gọi đó là Niết-bàn.
Thân thật vô thường, khổ, bất tịnh, vô ngã, mà điên đảo cho thân là thường, lạc, ngã, tịnh. Vì thế cho nên mọi việc đều đắm mến thân. Ðó là chúng sanh thấp hèn.
Hành giả muốn phá điên đảo nên tập quán bốn niệm chỉ quán. Quán thân có nhiều thứ họa khổ. Do nhân duyên sanh nên vô thường.Vì nhiều thứ sầu não nên khổ. Thân có ba mươi sáu vật nên bất tịnh. Bởi không tự tại nên vô ngã. Tập quán như vậy, quán trong thân, quán ngoài thân, quán trong và ngoài thân. Tập quán như vậy gọi là thân niệm chỉ.
Tướng thật của thân là như vậy. Vì sao sanh điên đảo, chấp đắm thân này? Suy xét kỹ, bên cạnh cảm giác vui là do yêu thích nên mới đắm trước thân này. Nên quán cảm giác vui thật sự không thể nắm bắt được. Tại sao không phải nhờ ăn mặc đưa đến vui? Vì vui qua thì khổ sanh, nên chẳng phải là cái vui thật. Như bệnh mụt nhọt là khổ, dùng thuốc bôi lên, hết đau là vui. Do cái khổ lớn mà cho cái khổ nhỏ là vui, nên chẳng phải là cái vui thật.
Lại nữa, vì cái khổ cũ là khổ nên cái khổ mới là vui. Như gánh nặng chuyển vai thì cho cái nặng mới là vui, chẳng phải thực sự là cái vui thường hằng vậy. Như tánh của lửa là nóng, chưa từng có lúc lạnh. Nếu là cái vui thật thì đáng lẽ không có cái không vui.
Hỏi:
- Nói rằng: bên ngoài tưởng là việc vui nhưng không hẳn là vui, vì có lúc là nhân vui, có khi là nhân khổ. Nếu như tâm pháp cùng với ái tương ưng thì khi ấy là vui, cùng tương ưng với giận thì khi ấy là khổ, cùng tương ưng với si thì không khổ không vui. Lấy đó mà suy thì có thể biết là có vui hay không vui?
Ðáp:
- Không phải vậy. Dâm dục không phải là vui. Vì sao? - Vì dâm dục nếu bên trong thì đâu phải tìm nữ sắc bên ngoài. Do tìm nữ sắc bên ngoài nên biết dâm là khổ. Còn nếu dâm là vui thì phải không có khi chán, mà có lúc chán thì không phải là vui.
Ở trong cái khổ lớn thì cho cái khổ nhỏ là vui. Như người đáng tội chết, tha toàn mạng sống, chỉ đánh đòn thì cho đó là vui. Tâm dục đốt thiêu, hành dục cho là vui. Khi già chán dục thì biết dục chẳng phải vui. Nếu tưởng vui là thật thì không phải nhàm chán. Các nhân duyên như vậy, hết vui thì khổ, nên tướng vui của dục thật sự không thể nắm bắt được.
Phật dạy: Cảm giác vui nên quán là khổ, cảm giác khổ nên quán là vui, như tên bắn vào thân. Không khổ không vui nên quán sanh diệt vô thường. Ðó là thống niệm chỉ.
Nên biết tâm cảm nhận khổ vui và không khổ không vui.
Tâm như thế nào?
- Tâm ấy vô thường, từ nhân duyên sanh, sanh diệt không dừng, tương tợ như có, chỉ vì điên đảo cho đó là nhất. Xưa không nay có, có lại hoàn không, thế nên vô thường. Quán biết tâm là không. Thế nào là không? - Từ nhân duyên sanh nên có mắt có cảnh, có thể thấy và nhớ nghĩ. Do ý muốn thấy và các duyên như vậy hòa hợp sanh ra nhãn thức. Như châu Nhựt ái, có mặt trời, có châu, cỏ khô và phân bò, các duyên ấy hòa hợp thì sanh ra lửa; trong mỗi duyên tìm lửa không thể có, duyên hợp sanh lửa, nhãn thức cũng vậy, không ở trong mắt, cũng không ở cảnh vật, cũng không ở khoảng giữa, không có chỗ trụ, cũng không phải không trụ.
Thế nên Phật nói như huyễn như hóa, tâm hiện tại quán tâm quá khứ, hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui, mỗi mỗi tâm đều khác, mỗi mỗi tâm tự diệt; có tâm dục hay không có tâm dục cũng như vậy, mỗi mỗi đều khác, mỗi mỗi tự diệt. Quán trong tâm, quán ngoài tâm, quán trong và ngoài tâm cũng như vậy, gọi là tâm niệm chỉ.
Lại quán tâm thuộc về ai? - Quán tưởng, tư duy, nhớ nghĩ, mong muốn... các tâm tương ưng với pháp và không tương ưng với pháp. Quán sát kỹ cái chủ thể mà không thấy được, vì sao? - Vì từ nhân duyên sanh nên vô thường. Do vô thường nên khổ, khổ nên không tự tại, không tự tại nên không có chủ, không có chủ nên là không.
Ðoạn trước quán riêng về thân, thống (thọ), tâm, pháp không thể nắm bắt được. Nay lại tổng quán cái chủ thể của bốn niệm chỉ cũng không thể nắm bắt được. Lìa bỏ chỗ này, tìm cầu cũng không thể nắm bắt được. Nếu thường không thể được thì vô thường cũng không thể nắm bắt được. Nếu thường thì phải thường khổ, thường vui, đáng lẽ không mất. Nếu có một thần hồn thường còn thì không có tội giết hại, cũng không có Niết-bàn. Nếu thân là thần hồn thì thân vô thường hoại diệt, thần hồn cũng phải diệt, cũng không có đời sau, cũng không có tội phước. Quán khắp như vậy, không có chủ, các pháp đều không, không tự tại, nhân duyên hòa hợp nên sanh, nhân duyên tan hoại nên diệt, pháp duyên hợp như vậy gọi là pháp niệm chỉ.
Nếu hành giả đắc pháp niệm chỉ thì nhàm chán thế gian là không, hiện tượng gìa - bệnh- chết đều không có chút thường - lạc - ngã - tịnh. Ta đối với pháp không này, còn mong cầu cái gì? Cần phải vào Niết-bàn, an trú trong pháp thiện bậc nhất, biết lập sức tinh tấn đắc định sâu xa. Khi đắc định sâu xa thì trụ trong pháp niệm chỉ thứ tư, quán tướng các pháp đều khổ, không vui; không vui là sự thật. Nói khác là nói dối.
Nhân của khổ là ái.v.v... Các phiền não và nghiệp, chẳng phải trời, chẳng phải thời, chẳng phải trần... mà từ trong các sự nói dối phát sanh. Phiền não ấy và nghiệp phát sanh cái khổ này. Khi vào Niết-bàn thì tất cả khổ đều diệt hết, chứ chẳng phải cõi Sắc giới và Vô sắc giới và cái khởi đầu của thế giới (ngoại đạo cho cái ban đầu tạo ra tất cả sự vật là Thế Giới Thỉ). Các sự dối trá ấy có thể diệt cái khổ này. Chánh kiến... tám đường chơn chánh là đường Niết-bàn, chẳng phải như ngoại đạo hành các khổ hạnh, không trì giới, không thiền định, không trí tuệ, vì sao vậy? - Vì trong Phật pháp hành trì hòa hợp ba pháp: Giới - Ðịnh - Tuệ thì mới có thể vào Niết-bàn.
Ví như người đứng chỗ đất bằng cầm cung tên tốt mới có thể bắn chết giặc, hành hòa hợp ba pháp cũng như vậy. Giới là đất bằng, thiền định là cung tốt, trí tuệ là tên nhọn. Ba việc hoàn bị thì có thể giết giặc phiền não. Vì thế cho nên ngoại đạo không đạt được Niết-bàn.
Hành giả khi ấy khởi quán duyên của bốn pháp như tên bắn suốt: Quán khổ có bốn thứ:
- Do nhân duyên sanh nên vô thường.
- Vì thân tâm não loạn nên khổ.
- Vì không gì nắm bắt được nên không.
- Vì không tạo tác, không thọ nhận nên vô ngã.
Quán tập có bốn loại:
- Vì phiền não và nghiệp hữu lậu hòa hiệp nên có tập.
- Quả tương tợ phát sanh nên có nhân.
- Do trong đó có tất cả hành nên có sanh.
- Chẳng có quả tương tợ liên tục nên có duyên.
Quán tận có bốn loại:
- Vì tất cả phiền não ngăn che nên gọi là bế.
- Do trừ lửa phiền não nên gọi là diệt.
- Trong tất cả pháp là bậc nhất nên gọi là diệu.
- Vì vượt qua thế gian nên gọi là xuất.
Quán đạo có bốn loại:
- Vì có thể đạt đến Niết-bàn nên gọi là đạo.
- Do không điên đảo nên gọi là chánh.
- Vì tất cả Thánh nhơn đi trên lối này nên gọi là tích.
- Ðược thoát khỏi sầu não của thế gian nên gọi là ly.
Quán như vậy thì đắc pháp vô lậu tương tợ, gọi là pháp noãn.
Thế nào gọi là noãn? - Vì thường siêng năng tinh tấn nên gọi là noãn. Các phiền não là củi, trí vô lậu là lửa, tướng ban đầu khi lửa gần phát cháy gọi là pháp noãn. Ví như dùi cây lấy lửa, ban đầu xuất hiện khói, gọi là noãn.
Ðó là tướng ban đầu của đạo Niết-bàn.
Ðệ tử Phật có hai hạng người:
1- Hạng người phần nhiều ưa nhất tâm cầu thiền định, là người theo đường hữu lậu.
2- Hạng người diệt trừ sự ái trước, thích trí tuệ chân thật là người thẳng đến Niết-bàn, vào trong noãn pháp.
Người có tướng noãn thâm đắc nhất tâm, đạt đến gương thật pháp, gần bên cảnh giới vô lậu. Khi ấy hành giả được đại an ổn. Tự nghĩ: “Ta nhất định sẽ được Niết-bàn”.
Vì thấy được con đường này thì như người đào giếng đến được đất ướt, biết không lâu sẽ được nước.
Như người đánh giặc, giặc lui tan hết, tự biết đắc thắng, trong ý an ổn.
Như người sợ hãi bị chết giấc, muốn biết họ còn sống không thì trước hết thử dùng cây đánh vào thân hoặc chẩn mạch mà còn nhảy, thì biết là còn có hơi ấm, chắc chắn có thể sống.
Cũng như người nghe pháp, suy nghĩ trong tâm vui vẻ, khi ấy thì tâm ấm. Vì hành giả có pháp noản như vậy nên gọi là có noản, cũng có thể gọi là được phần thiện căn của Niết bàn.
Pháp thiện căn này có mười sáu hạnh duyên tứ đế, là trí tuệ trong sáu địa, là nền tảng của tất cả pháp vô lậu. Người mới được vô lậu có thể bước đi an ổn. Gọi đó là pháp noản.
Tăng tiến chuyển lên gọi là pháp đảnh, như sữa biến thành lạc. Người ấy quán thật tướng của pháp, nghĩa là: “Ta sẽ được thoát khổ”, tâm thích pháp ấy, cho là pháp chân thật, hay trừ mọi thứ đau khổ và già - bệnh - chết. Khi ấy tư duy pháp này ai nói? - Ðó là Phật Thế tôn nói. Từ đó được tín tâm thanh tịnh đối với Phật Bảo nên vô cùng hân hoan.
“Nếu không có pháp này thì tất cả phiền não ai có thể ngăn được? Ta phải làm thế nào được chút ít sáng suốt của trí tuệ chân thật”, từ đó được tín tâm thanh tịnh đối với Pháp Bảo nên vô cùng hân hoan.
“Nếu ta không được chúng đệ tử của Phật làm bạn tốt thì làm thế nào được một ít sáng suốt của trí tuệ chân thật”, từ đó được tín tâm thanh tịnh đối với Tăng Bảo nên vô cùng hân hoan, được nhất tâm thanh tịnh, hợp với trí tuệ chân thật trong Tam bảo.
Ðây là Ðảnh thiện căn, cũng gọi là Ðảnh pháp, cũng còn có thể gọi là được phần thiện căn của Niết-bàn. Như trong kinh Na-la-diên nói:
“Ðối Phật, Pháp, Tăng bảo
Ai có ít tịnh tín
Gọi là đảnh thiện căn
Các ngươi nhất tâm giữ”.
Thế nào gọi là chút ít lòng tin? - Ðối với ranh giới của Phật, Bồ-tát, Bích Chi Phật, A-la-hán là ít, đối với hàng mới được vô lậu là nhiều. Lại nữa, niềm tin này có thể bị phá, có thể bị mất nên gọi là ít. Như Pháp Cú nói:
Chuối trổ buồng rồi chết
Tre ra quả cũng chết
Lừa sanh con thì chết Tiểu nhơn được ăn, chết
Phá mất chẳng có lợi
Tiểu nhơn được danh dự
Phần bạch tịnh mất hết
Ðến đảnh pháp còn đọa”.
Lại nữa, vì chưa đoạn hết các kiết sử, chưa được vô lậu, vô lượng tuệ tâm, cho nên gọi là ít.
Lại chuyên cần tinh tấn nhất tâm vào trong đạo Niết-bàn. Lại quán rành rẽ năm ấm, bốn đế và mười sáu hạnh. Khi ấy tâm không lui sụt, không hối hận, không thối lui, ưa thích vào nhẫn, gọi là nhẫn thiện căn.
Nhẫn những gì? - Nương vào bốn đế hành trì thì gọi là nhẫn. Thiện căn này có ba loại: thượng - trung - hạ, ba thời.
Thế nào gọi là Nhẫn? - Quán năm ấm vô thường, khổ, không, vô ngã, tâm nhẫn không thối lui thì gọi là Nhẫn.
Lại quán các thế gian đều là khổ, không, không vui. Nhẫn của khổ ấy là do huân tập các phiền não ái.... Sự huân tập ấy duyên với trí tuệ thì hết, gọi là thượng pháp, không có pháp nào hơn.
Bát chánh đạo có thể đưa hành giả đạt đến Niết-bàn, cũng không có pháp nào hơn. Tín tâm như vậy không hối hận, không nghi ngờ, gọi là nhẫn. Bên trong có nhẫn thì các kiết sử, mọi thứ phiền não, nghi ngờ, hối hận dù có vào trong tâm cũng không thể phá hoại. Ví như núi đá, các thứ như: gió, nước,... không thể làm lay động, trôi giạt, nên gọi là nhẫn.
Ðược điều ấy thì mới gọi là người ban đầu mới được vô lậu chân thật tốt đẹp. Như trong Pháp Cú, Phật dạy:
“Chánh kiến trên thế giới
Ðâu có được mấy người
Cho đến ngàn vạn năm
Trọn không rơi đường ác”
Người chánh kiến trên thế gian này gọi là người Nhẫn thiện căn. Người này tinh tấn nhất tâm, rất nhàm chán hạnh thế gian, muốn hiểu rõ tướng của bốn đế để hướng đến chứng đắc Niết-bàn. Trong nhất tâm như vậy gọi là pháp Ðệ nhất thế gian. Khi ấy trụ trong bốn hạnh: vô thường - khổ - không - vô ngã. Quán pháp Nhẫn của một khổ đế cùng với duyên. Vì sao? - Quán năm thọ ấm của Dục giới là vô thường, khổ, không, vô ngã. Vì trong đó tâm nhẫn nhập vào trí tuệ, cũng là tương ưng với tâm và tâm sở pháp. Gọi là khổ pháp nhẫn.
Thân nghiệp, khẩu nghiệp và tâm không tương ưng với các hành của đời hiện tại, vị lai. Tất cả pháp vô lậu ban đầu gọi là khổ pháp nhẫn.
Lần lượt phát sanh khổ pháp trí, khổ pháp nhẫn, đoạn trừ kiết sử thì chứng đắc khổ pháp trí. Ví như một người buộc, một người cắt, cũng như dao bén chặt trúc, gặp gió thì liền ngã rạp. Nhờ công phu của Nhẫn Trí nên việc này được thành tựu, thấy được khổ trói buộc trong Dục giới thì đoạn được mười kiết.
Khi ấy, các trí khác đều đắc trí vô lậu. Tuệ vô lậu chưa đắc thì cũng đắc. Khi đó thành tựu một trí. Trong tâm thứ hai thành tựu Pháp trí, Khổ trí, Ðẳng trí. Qua tâm thứ ba và tâm thứ tư thì thành tựu bốn trí: Khổ trí, Pháp trí, Tỷ trí, Ðẳng trí.
Trong Pháp trí của tập tận đạo, mỗi mỗi trí tăng thì người ly dục biết Tha tâm trí, thành tựu tăng trưởng Khổ tỷ nhẫn, Khổ tỷ trí, đoạn mười tám kiết. Bốn tâm ấy, khổ đế có thể đắc.
Tập pháp nhẫn, Tập pháp trí thì đoạn bảy kiết trói buộc của Dục giới.
Tập tỷ nhẫn, tập tỷ trí thì đoạn mười ba kiết trói buộc của Sắc giới và Vô sắc giới.
Tận pháp nhẫn, tận pháp trí thì đoạn bảy kiết trói buộc của Dục giới.
Tận tỷ nhẫn, tận tỷ trí thì đoạn mười hai kiết trói buộc của Sắc giới và Vô sắc giới.
Ðạo pháp nhẫn, đạo pháp trí thì đoạn tám kiết trói buộc của Dục giới.
Ðạo tỷ nhẫn, đạo tỷ trí thì đoạn mười bốn kiết trói buộc của Sắc, Vô sắc giới.
Ðạo tỷ trí gọi là Tu-đà-hoàn, nghĩa là thật biết tướng các pháp, được mười lăm tâm trong mười sáu tâm. Với người lợi căn thì gọi là Tùy pháp hành, với người độn căn thì gọi là Tùy tín hành. Hai hạng người này chưa ly dục, gọi là hướng sơ quả, vì trước đó chưa đoạn kiết sử để đắc mười sáu tâm. Gọi là Tu-đà-hoàn.
Nếu trước đoạn sáu phẩm kiết, được mười sáu tâm thì gọi là Tư-đà-hàm (Nhất lai).
Nếu trước đó đoạn chín phẩm kiết, đắc mười sáu tâm, gọi là A-na-hàm (Bất lai).
Vì trước chưa lìa dục, đoạn sạch tám mươi tám kiết, gọi là Tu-đà-hoàn.
Lại nữa, đắc thiện căn của quả vô lậu thì gọi là Tu-đà hoàn.
Lợi căn gọi là Kiến đắc, độn căn gọi là Tín ái.
Vì chưa đoạn hết tư duy kiết nên còn sanh bảy đời nữa.
Nếu đoạn ba loại tư duy kiết thì gọi là Gia Gia còn sanh ba đời.
Ðắc tám phần Thánh đạo trong ba mươi bảy phẩm thì gọi là Lưu hướng Niết-bàn, theo đó mà chảy mãi thì gọi là Tu-đà-hoàn.
Ðây là đứa con công đức ban đầu của Phật được thoát nẻo ác.
Ðoạn ba kiết, làm mỏng ba độc thì gọi là Tư-đà-hàm.
Lại nữa, chín loại kiết ở Dục giới thì do kiến đế và tư duy đoạn. Nếu người phàm phu trước dùng đạo hữu lậu đoạn sáu loại kiết trói buộc của Dục giới thì vào đạo kiến đế, ở trong mười sáu tâm được gọi là Tư-đà-hàm. Nếu đoạn tám loại kiết thì vào đạo kiến đế, đủ mười sáu tâm thì gọi là quả Tư-đà-hàm hướng A-na-hàm.
Nếu đệ tử của Phật đắc Tu-đà-hoàn thì chỉ đoạn ba kiết. Muốn đắc Tư-đà-hàm thì phải đoạn tư duy kiết, đoạn sáu loại kiết trong chín loại kiết trói buộc ở Dục giới thì gọi là Tư-đà-hàm, đoạn tám loại kiết gọi là một loại quả Tư-đà-hàm hướng A-na-hàm.
Nếu người phàm phu trước đoạn chín loại kiết trói buộc ở Dục giới, vào đạo kiến đế, đắc tâm thứ mười sáu thì gọi là A-na-hàm. Nếu muốn tiến lên đắc Tư-đà-hàm thì đoạn ba loại tư duy kiết, đến đạo giải thoát thứ chín thì gọi là A-na-hàm.
A-na-hàm có chín loại:
- A-na-hàm đời hiện tại chắc chắn nhập Niết-bàn.
- A-na-hàm thân trung ấm nhập Niết-bàn.
- A-na-hàm đời sau sanh ra rồi nhập Niết-bàn.
- A-na-hàm cần cầu nhập Niết bàn.
- A-na-hàm không cần cầu nhập Niết bàn.
- A-na-hàm tiến lên các cõi trên nhập Niết bàn.
- A-na-hàm đến trời Sắc cứu cánh nhập Niết bàn.
- A-na-hàm đến định vô sắc nhập Niết bàn.
- A-na-hàm thân chứng A-na-hàm, tu hành hướng đến A-la-hán.
Chín loại kiết của Sắc giới và Vô sắc giới dùng Tam muội Kim cang Vô ngại đạo để phá tất cả kiết.
Tận trí giải thoát đạo thứ chín tu tất cả thiện căn, gọi là quả A-la-hán. A-la-hán có chín loại:
- Thối pháp
- Bất thối pháp
- Tử pháp
- Thủ pháp
- Trụ pháp
- Tất tri pháp
- Bất hoại pháp
- Tuệ giải thoát
- Cộng giải thoát.
Trí kém, tinh tấn yếu, thực hành năm pháp lui sụt thì gọi là Thối pháp.
Trí huệ sắc bén, thực hành siêng năng năm pháp không lui thì gọi là Bất thối pháp.
Trí tuệ chậm lụt, tinh tấn yếu kém, nhàm chán tư duy, tự giết mình thì gọi là Tử pháp.
Trí kém nhưng tinh tấn mạnh mẽ, tự bảo vệ thân thì gọi là Thủ pháp.
Trí tuệ và tinh tấn bậc trung, không tăng không giảm, trụ ở mức ấy thì gọi là Trụ pháp.
Trí ít sắc bén, chuyên cần tinh tấn, có thể đắc bất hoại tâm giải thoát thì gọi là Tất tri pháp.
Trí tuệ sắc bén, tinh tấn mạnh mẽ mới đắc tâm bất hoại giải thoát thì gọi là Bất hoại pháp.
Không thể nhập vào các thiền, chưa đến địa vị hết các lậu thì gọi là Tuệ giải thoát.
Ðắc các thiền, cũng đắc Diệt thiền (Diệt tận định), các lậu hết thì gọi là Cộng giải thoát.
Có A-la-hán đối với tất cả pháp hữu vi thường nhàm chán, lại không mong cầu công đức, đợi thời để nhập Niết-bàn.
Có A-la-hán cầu bốn thiền, bốn định vô sắc, bốn đẳng tâm, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười nhất thiết nhập, chín thứ đệ định, sáu thần thông, nguyện trí, A-lan-nhã-na tam muội (Vô tránh tam muội), Siêu việt tam muội, huân thiền, ba giải thoát môn và phóng xả. Lại trụ vào trí sắc bén, chuyên cần tinh tấn, nhập vào công đức của các thiền như vậy thì gọi là đắc Bất thối pháp bất hoại pháp.
Nếu khi không có Phật ra đời, không có pháp Phật và không có đệ tử của Phật, khi ấy bậc ly dục Bích Chi Phật ra đời.
Bích Chi Phật có ba hạng: thượng - trung - hạ. - Bậc hạ: vốn đã đắc Tu-đà-hoàn hoặc Tư-đà-hàm. Tu-đà-hoàn này còn sanh trong nhân gian bảy lần, khi ấy không có Phật pháp, không được làm đệ tử, lại không cần sanh đến đời thứ tám. Khi ấy chứng Bích Chi Phật. Nếu là Tư-đà-hàm thì còn sanh ở nhân gian hai lần, khi ấy không có Phật pháp, không được làm đệ tử, lại không cần sanh đến lần thứ ba. Lúc đó chứng Bích Chi Phật.
- Có người nguyện làm Bích Chi Phật, khi gieo thiện căn Bích Chi Phật không có thiện căn Phật pháp thuần thục, khi ấy chán đời nên xuất gia đắc đạo, gọi là Bích Chi Phật.Ðó gọi là Bích Chi Phật bậc trung.
- Có người cầu Phật đạo, dùng sức trí, sức tinh tấn, ít gặp nhân duyên thối lui (như Xá Lợi Phất). Khi ấy, Phật không ra đời, không có Phật pháp, cũng không có đệ tử (Phật) mà thiện căn thuần thục nên chứng Bích Chi Phật. Có tướng tốt hoặc nhiều hoặc ít, chán đời xuất gia đắc đạo, đó gọi là Bích Chi Phật bậc thượng.
Ðối với các pháp, trí tuệ hiểu cạn thì gọi là A-la-hán.
Hiểu ở bậc trung thì gọi là Bích Chi Phật.
Hiểu sâu gọi là Phật.
Như từ xa thấy cây mà không phân biệt được cành, gần hơn thì có thể phân biệt cành mà không thể phân biệt hoa lá. Ðến dưới cây mới có thể phân biệt biết cành lá, hoa quả của cây. Hàng Thanh văn thì có thể biết tất cả các hành là vô thường, tất cả các pháp là vô chủ, chỉ có Niết-bàn là an ổn.
Hàng Thanh văn hay quán như vậy mà không thể phân biệt vào sâu và biết sâu.
Bích Chi Phật có thể phân biệt chút ít mà không thể vào sâu và biết sâu.
Phật biết các pháp, phân biệt thấu suốt, vào sâu và biết sâu vậy.
Như vua nước Ba La Nại, lúc mùa Hạ nóng nực ngồi trên giường bằng bảy báu, ở trên lầu cao, bảo thể nữ thoa hương ngưu đầu chiên đàn vào thân. Thể nữ tay đeo nhiều vòng vàng, khi thoa vào thân vua, tiếng vòng kêu vang, vua nghe rất sợ, bảo lần lượt cởi ra, vòng ít thì tiếng kêu nhỏ, chỉ còn một chiếc thì tiếng lặng im lìm. Khi ấy, vua giác ngộ, nói:
- Quốc gia, thần dân, cung nhơn, thể nữ,... hễ nhiều việc thì lo nhiều, cũng lại như vậy.
Ngay khi ấy, vua lìa dục, ở một mình tư duy, đắc Bích Chi Phật, râu tóc tự rụng, mặc y tự nhiên, rời khỏi lầu các, dùng sức thần túc vào núi xuất gia.
Nhân duyên như thế là Bích Chi Phật bậc trung vậy.
Nếu hành giả cầu Phật đạo, nhập thiền thì trước phải buộc tâm chuyên chú, niệm sanh thân của mười phương ba đời chư Phật. Ðừng niệm đất, nước, lửa, gió, núi, cây, cỏ, chớ nghĩ các loại hữu hình và tất cả các pháp khác trong trời đất. Chỉ niệm sanh thân chư Phật ở tại hư không. Như núi Tu Di Kim Sơn Vương ở giữa biển lớn, như ánh lửa lớn trong đêm tối, như cờ bảy báu trong đại hội bố thí.
Thân Phật như vậy có ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, thường phóng ra vô lượng tướng ánh sáng màu xanh thanh tịnh ở trong không. Thường nghĩ tướng thân Phật như vậy, hành giả liền được mười phương ba đời chư Phật ngay nơi tâm, trước mắt đều thấy tất cả. Nếu tâm duyên chỗ khác liền thu nhiếp trở về trụ niệm ở thân Phật. Bấy giờ liền thấy ba trăm ngàn vạn vạn ức vô lượng chư Phật ở phương Ðông, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn bên, trên dưới cũng thấy như vậy. Thấy tất cả Phật tùy theo phương mà hành giả nghĩ đến.
Như người ban đêm nhìn sao, thấy trăm ngàn vô lượng sao, Bồ-tát đắc tam muội này thì trừ tội sâu dày trong vô lượng kiếp, làm mỏng đi; còn tội mỏng thì làm cho diệt hết. Ðắc tam muội ấy rồi thì nên niệm vô lượng đủ loại công đức của Phật, như là Nhất thiết trí, Nhất thiết giải, Nhất thiết kiến, Nhất thiết đức.v.v... thì đắc đại từ, đại bi, tự tại. Từ khi mới ra khỏi màng vô minh, được bốn vô úy, năm căn, mười lực, mười tám pháp bất cộng thì hay trừ vô lượng khổ, cứu khỏi cái sợ già - chết, được Niết-bàn thường lạc.
Phật có vô lượng những thứ công đức như thế. Khởi niệm ấy rồi, tự phát nguyện rằng: “Lúc nào ta được thân Phật thì công đức vòi vọi như Phật”.
Lại phát thệ lớn: “Tất cả phước quá khứ, tất cả phước hiện tại đều đem cầu Phật đạo, không cầu mong quả nào khác”.
Lại nghĩ như vầy: “Tất cả chúng sanh rất đáng thương xót. Công đức thân chư Phật vòi vọi như vậy, chúng sanh vì sao lại cầu nghiệp khác mà không cầu làm Phật? Ví như đứa con mù lòa nhà phú quý bị rơi vào hố thẳm, đói khổ cùng cực, ăn phân ăn đất. Cha rất thương xót mới tìm phương cách bỏ xuống hố sâu những thức ăn ngon”.
Hành giả nghĩ rằng: “Phật có hai thân công đức cam lồ như vậy, mà các chúng sanh rơi xuống hố thẳm sanh tử, ăn các thứ bất tịnh. Dùng tâm đại bi, ta sẽ cứu giúp tất cả chúng sanh, làm cho họ đắc Phật đạo, vượt qua bờ sanh tử, lấy các công đức pháp vị của Phật ban cho, thảy đều no đủ. Tất cả Phật pháp, nguyện cho họ đều được nghe, tụng trì, thưa hỏi, quán xét, thực hành, đắc quả, làm thềm bậc cho họ”.
Lập thệ trọng đại, mặc giáp ba nguyện, ngoài phá chúng ma, trong đánh giặc kiết sử, thẳng tiến không lui. Ba nguyện như vậy, so với vô lượng thệ nguyện đều ở trong nguyện ấy.
Vì độ chúng sanh được thành Phật đạo nên niệm như vậy, nguyện như vậy, đó là Bồ tát niệm Phật tam muội.
Người hành đạo Bồ tát, đối với ba độc nếu dâm dục nhiều thì trước tự quán thân: xương, thịt, da ngoài, gân, mạch, máu chảy, gan, phổi, ruột, bao tử, phân, nước tiểu, nước mắt, nước miếng.... ba mươi sáu vật, chín phép quán bất tịnh chuyên tâm trong phép quán không nghĩ bên ngoài, nghĩ các duyên ngoài liền thu nhiếp trở về.
Như người cầm đuốc vào kho ngũ cốc, phân biệt từng loại: đậu, lúa tẻ, lúa.... không thứ nào mà không biết rõ.
Lại quán sáu phần của thân: phần cứng là đất, phần ướt là nước, phần nóng là lửa, phần động là gió, phần lỗ trống là không, phần hiểu biết là thức. Cũng như giết trâu, phân làm sáu phần: mình, đầu, tứ chi... mỗi thứ khác nhau.
Thân có chín lỗ, thường chảy bất tịnh, túi da đầy phân, thường quán như vậy, không nghĩ gì khác. Hễ nghĩ các duyên ngoài liền thu nhiếp trở về. Nếu được nhất tâm thì ý sanh nhàm chán, mong lìa bỏ thân này, muốn cho mau hủy diệt, sớm vào Niết-bàn.
Khi ấy nên phát đại từ đại bi, đem công đức lớn cứu vớt chúng sanh, hưng khởi ba nguyện trước:
“Vì các chúng sanh không biết bất tịnh nên mới tạo các tội nhơ nhớp. Ta sẽ cứu vớt họ để ở đất cam lồ.
Lại nữa, chúng sanh trong Dục giới đắm trước bất tịnh, như chó ăn phân, ta sẽ độ thoát họ, đưa đến đạo thanh tịnh.
Lại nữa, ta sẽ cầu học thật tướng các pháp không hữu thường, không vô thường, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, ta tại sao phải đắm trước bất tịnh này?
Quán bất tịnh biết từ nhân duyên sanh, như ngã và pháp phải cầu tướng chân thật. Tại sao nhàm chán bất tịnh trong thân này mà giữ lấy Niết-bàn?
Phải như voi lớn vượt dòng nước chảy đến tận cội nguồn, đắc thật tướng của pháp mới nhập Niết-bàn, đâu thể như khỉ, vượn, thỏ... sợ dòng chảy mà chạy thoát thân?
Ta nay phải học như pháp Bồ tát, thực hành pháp quán bất tịnh, trừ bỏ dâm dục, giáo hóa khắp chúng sanh, làm cho họ lìa họa của dục, không bị quán bất tịnh làm chìm đắm”.
Lại nữa, đã quán bất tịnh thì nhàm chán sanh tử. Nên quán tịnh môn, buộc tâm ba chỗ: sống mũi, giữa chặn mày và trên trán. Nên tưởng ngay nơi đó mở một tấc da, dẹp sạch máu thịt, buộc tâm tưởng xương trắng, không cho nghĩ bên ngoài. Hễ nghĩ các duyên ngoài liền thu nhiếp trở về, buộc một trong ba duyên ấy, thường tranh đấu với tâm vọng.
Như hai người đánh nhau, hành giả nếu thắng được tâm thì không cần chế phục nó, để nó tự an trụ mới gọi là nhất tâm. Nếu vì nhàm chán mà sanh tâm đại bi, nghĩ thương chúng sanh, vì cái xương rỗng không này mà xa lìa Niết-bàn vào ba nẻo ác, thì ta phải gắng sức tạo các công đức, giáo hóa chúng sanh làm cho họ hiểu tướng thân rỗng không, xương nhờ da che đậy, tích tụ bất tịnh. Vì chúng sanh nên lần lượt phân biệt tướng các pháp này. Hễ có chút ít tưởng tịnh thì tâm sanh đắm mến, nhiều tưởng bất tịnh thì tâm sanh nhàm chán. Có ra khỏi pháp tướng thì mới sanh thật pháp. Trong thật tướng các pháp không tịnh, không bất tịnh, cũng không bế tắc, không thoát ra.
Quán các pháp không thể hoại, không thể lay động. gọi là thật tướng các pháp.
Người hành đạo Bồ tát, nếu sân hận nhiều thì nên thực hành tâm Từ, niệm chúng sanh ở phương Ðông với tâm từ thanh tịnh, không oán không giận, rộng lớn vô lượng. Thấy các chúng sanh đều ở trước mắt. Phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn bên, trên dưới cũng lại như vậy, giữ tâm hành Từ không cho nghĩ bên ngoài. Hễ nghĩ duyên khác bên ngoài thì thu nhiếp trở về. Giữ tâm mắt quán tất cả chúng sanh thấy họ rõ ràng đều ở trước mắt.
Nếu được nhất tâm thì nên phát nguyện rằng: “Ta dùng pháp thanh tịnh chân thật Niết-bàn, độ thoát chúng sanh, khiến họ được niềm vui chân thật, hành từ tam muội, tâm như thế là đạo Bồ tát. Trụ vào Từ tam muội để quán thật tướng các pháp thanh tịnh không hoại diệt, không lay động, nguyện cho chúng sanh được pháp lợi này. Dùng Từ tam muội này niệm tất cả chúng sanh ở phương Ðông, khiến họ được niềm vui của Phật, mười phương cũng thế, tâm không rối loạn. Ðó là pháp môn Từ tam muội của Bồ tát.
Hỏi:
- Tại sao không cùng một lúc niệm hết chúng sanh trong mười phương?
Ðáp:
- Vì trước niệm một phương dễ được nhất tâm, sau đó lần lượt niệm hết các phương.
Hỏi:
- Người có oan gia thường muốn gây hại, thì tại sao hành Từ muốn làm cho họ vui?
Ðáp:
- Từ là pháp của tâm, phát xuất từ tâm, trước tiên từ thân thuộc mà phát triển, lớn mạnh dần dần đến kẻ oán. Như lửa thiêu củi, càng cháy mạnh thì có thể đốt các thứ ẩm ướt.
Hỏi:
- Lúc chúng sanh gặp các thứ khổ hoặc ở trong loài người, hoặc trong địa ngục, Bồ tát tuy có lòng từ nhưng chúng sanh kia làm sao được vui?
Ðáp:
- Trước từ nơi người vui, giữ tướng vui ấy khiến người khổ này được cái vui như người kia. Như tướng bại trận, sợ khiếp đảm nên thấy người bên địch ai cũng là dũng sĩ.
Hỏi:
- Hành từ tam muội có lợi ích gì?
Ðáp:
- Hành giả tự nghĩ: lìa thế tục xuất gia thì nên hành tâm Từ. Lại tư duy rằng: Ăn của tín thí thì nên làm việc lợi ích. Như Phật đã dạy: “Khoảnh khắc hành Từ là thuận theo lời Phật dạy, người vào đạo mới không uổng của tín thí”.
Lại nữa, thân mặc áo hoại sắc, tâm không nên nhiễm trước, mà sức từ tam muội có thể khiến cho không nhiễm trước.
Lại nữa, tâm ta hành từ để phá thế pháp. Ta có nhơn pháp trong chúng phi pháp. Ta có nhơn pháp, biết pháp vô não, nhờ sức định của Từ nên Bồ tát hành đạo hướng đến cửa cam lồ.
Các thứ phiền não thì thiêu đốt, còn Từ thì mát mẻ an vui.
Như Phật nói: “Người khi nóng bức vào ao mát mẻ thì an vui”.
Lại nữa, mặc giáp Ðại từ thì ngăn được tên phiền não.
Từ là thuốc pháp, tiêu độc oán kết.
Phiền não đốt tâm, Từ có thể trừ diệt.
Từ là thang pháp lên đài giải thoát.
Từ là thuyền pháp vượt biển sanh tử.
Cầu của thiện pháp, từ là của báu tối thượng.
Ði đến Niết bàn, từ là lương thực đi đường.
Từ là chân mạnh mẽ tiến vào Niết-bàn.
Từ là mãnh tướng vượt ba nẻo ác.
Người hay hành từ, hàng phục diệt trừ các ác, chư thiên thiện thần thường theo ủng hộ.
Hỏi:
- Nếu khi hành giả đắc Từ tam muội, làm thế nào để không mất mà còn tăng trưởng?
Ðáp:
- Học giới thanh tịnh, tin chắc vào niềm vui, học các thiền định, nhất tâm trí tuệ, ưa nơi thanh vắng, thường không phóng dật, ít muốn, biết đủ, thực hành theo Từ, tiết chế thân, ăn ít, bớt ngủ, đầu đêm cuối đêm tư duy không bê trễ, dè dặt lời nói, lặng lẽ giữ an tịnh, ngồi nằm đi đứng biết thời uyển chuyển, không cho thái quá đưa đến khổ nhọc, điều hòa nóng lạnh không để sanh phiền não. Ðó là tăng ích cho Từ..
Lại nữa, lấy niềm vui của Phật đạo, niềm vui của Niết-bàn ban cho mọi người, gọi đó là đại từ.
Hành giả tư duy: “Hiện tại, vị lai Bồ tát hành Từ lợi ích tất cả, ta cũng được cứu giúp. Ðó là vị thần hiền lành giúp ta. Ta sẽ hành Từ để báo đáp ân ấy”.
Lại nghĩ: “Tâm từ của Bồ tát thường nghĩ đến tất cả, lấy đó làm vui. Ta cũng sẽ như vậy, nghĩ đến chúng sanh ấy khiến được niềm vui của Phật, là niềm vui của Niết-bàn”. Ðó là báo ân.
Lại nữa, từ lực hay khiến tất cả tâm được vui thích. Thân lìa sự thiêu đốt của phiền não mà được cái vui mát mẻ, giữ gìn thực hành phước của từ, nghĩ đến sự an ổn của tất cả để báo đáp ân ấy.
Lại nữa, Từ có những thiện lợi: đoạn trừ sân hận, mở cửa tiếng tốt, là thí chủ, là ruộng tốt, là nhân sanh Phạm thiên, trụ chỗ ly dục, trừ bỏ oán đối và gốc đấu tranh, chư Phật tán thán, người trí kính mến, hay giữ tịnh giới, sanh trí tuệ sáng suốt, hay nghe pháp lợi, công đức đề hồ, quyết định là người tốt, là sức mạnh của người xuất gia, tiêu diệt các ác. Kẻ ác mạ nhục, dùng từ đáp lại, có thể hàng phục, tụ họp sự vui vẻ, sanh pháp tinh tấn, là cội gốc của phú quý, hoàn thành ngôi nhà trí tuệ, là kho thành tín, là cửa của các thiện pháp, là pháp đến danh dự, là cội gốc của sự cung kính, là đạo chơn chánh của Phật. Nếu người đem sự ác độc đến thì trở lại tự nhận lấy tai ương.
Lời nói ác có năm loại:
- Nói không đúng lúc.
- Nói không đúng sự thật.
- Nói không lợi ích.
- Nói chẳng từ bi.
- Nói không nhu hòa.
Năm lời nói ác này không thể làm khuynh động. Tất cả sự độc hại cũng không thể làm thương tổn. Ví như lửa nhỏ không thể đốt biển lớn.
Như trong kinh Tỳ La, phẩm Ưu Ðiền Vương A Bà Ðà Na có chép:
Có hai phu nhân: một tên Vô Tỷ, một tên Xá Mê Bà Ðế. Vô Tỷ phỉ báng Xá Mê Bà Ðế, Xá Mê Bà Ðế có năm trăm người hầu. Vua dùng năm trăm mũi tên muốn bắn chết hết, Xá Mê Bà Ðế bảo với các người hầu:
- Hãy đứng phía sau ta.
Khi ấy Xá Mê Bà Ðế nhập Từ tam muội. Vua giương cung bắn, tên rớt dưới chân; mũi tên thứ hai bay trở lại đến dưới chân vua, vua rất kinh sợ, nhưng lại muốn phóng tên. Xá Mê Bà Ðế bảo với vua: “Hãy dừng lại! Hãy dừng lại! Vì nghĩa vợ chồng nên tôi mới nói: nếu bắn mũi tên này thì sẽ đi thẳng vào tim ông”.
Lúc ấy vua sợ hãi, ném cung, bỏ tên và hỏi:
Ngươi có phép thuật gì?
Ðáp: “Tôi không có thuật gì lạ. Tôi là đệ tử của Phật, nhập vào Từ tam muội nên mới như vậy”.
Từ tam muội này lượt nói có ba loại duyên: sanh duyên, pháp duyên, vô duyên.
Người chưa đắc đạo gọi là sanh duyên.
A-la-hán, Bích Chi Phật gọi là pháp duyên.
Chư Phật Thế tôn gọi là vô duyên.
Ðó là lược nói pháp môn Từ tam muội.
Người hành đạo Bồ tát, đối với ba độc, nếu nặng về ngu si thì nên quán mười hai phần (mười hai phần duyên) để phá hai loại si: Bên trong thì phá thân si, bên ngoài thì phá chúng sanh si. Tư duy rằng: “Ta và chúng sanh đồng ở trong ách nạn, thường sanh, thường già, thường bệnh, thường chết, thường hoại diệt, thường tan rã. Chúng sanh thật đáng thương, không biết lối thoát thì làm sao thoát được?”.
Nhất tâm tư duy: sanh - già - bệnh - chết từ nhân duyên sanh. Lại nên tư duy nhân duyên sanh thế nào? Nhất tâm tư duy: sanh do duyên hữu, hữu do duyên thủ, thủ do duyên ái, ái do duyên thọ, thọ do duyên xúc, xúc do duyên lục nhập, lục nhập do duyên danh sắc, danh sắc do duyên thức, thức do duyên hành, hành do duyên vô minh.
Như thế lại tư duy: Phải dùng nhân duyên nào diệt sanh già và chết? Nhất tâm tư duy: do sanh diệt nên già chết diệt, hữu diệt nên sanh diệt, thủ diệt nên hữu diệt, ái diệt nên thủ diệt, thọ diệt nên ái diệt, xúc diệt nên thọ diệt, lục nhập diệt nên xúc diệt, danh sắc diệt nên lục nhập diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, hành diệt nên thức diệt, si (vô minh) diệt nên hành diệt.
Trong mười hai phần này như thế nào?
- Phần vô minh:
Không biết trước, không biết sau, không biết trước sau.
Không biết trong, không biết ngoài, không biết trong ngoài.
Không biết Phật, không biết Pháp, không biết Tăng.
Không biết khổ, không biết tập, không biết tận, không biết đạo.
Không biết nghiệp, không biết quả, không biết nghiệp quả.
Không biết nhân, không biết duyên, không biết nhân duyên.
Không biết tội, không biết phước, không biết tội phước.
Không biết thiện, không biết bất thiện, không biết thiện bất thiện.
Không biết pháp có tội, không biết pháp không tội,.
Không biết pháp nên gần, không biết pháp nên xa.
Không biết pháp hữu lậu, không biết pháp vô lậu.
Không biết pháp thế gian, không biết pháp xuất thế gian.
Không biết pháp quá khứ, không biết pháp vị lai, không biết pháp hiện tại.
Không biết pháp đen, không biết pháp trắng.
Không biết phân biệt pháp nhân duyên.
Không biết pháp lục xúc.
Không biết pháp thật chứng....
Các thứ như thế không biết, không tuệ, không thấy, tối tăm, không sáng, gọi là Vô minh.
Vô minh duyên hành. Thế nào gọi là hành?
- Hành có ba loại: thân hành, khẩu hành, ý hành.
Thế nào là thân hành? - Hơi thở vào ra là pháp của thân hành. Vì sao? - Vì pháp ấy thuộc về thân nên gọi là thân hành.
Thế nào là khẩu hành? - Có giác, có quán. Khởi giác quán rồi sau đó miệng mới nói. Nếu không có giác quán thì không có lời nói. Ðó là khẩu hành.
Thế nào là ý hành? - Thống tưởng là pháp của ý. Vì thuộc về ý nên gọi là ý hành.
Lại nữa, hành thuộc Dục giới, hành thuộc Sắc giới, hành thuộc Vô sắc giới.
Lại có thiện hành, bất thiện hành, bất động hành.
Thế nào là thiện hành? - Là tất cả thiện hành của Dục giới, cũng như ba địa của Sắc giới.
Thế nào là bất thiện hành? - Là các pháp bất thiện.
Thế nào là bất động hành? - Là thiện hành hữu lậu của Tứ thiền và thiện hành hữu lậu của Ðịnh vô sắc, gọi là hành.
Nhân hành duyên thức. Thế nào gọi là thức? - Là sáu loại thức giới: từ nhãn thức cho đến ý thức. Ðó gọi là sáu thức.
Nhân thức duyên danh sắc. Thế nào gọi là danh? - Bốn phần vô sắc: thống - tưởng - hành - thức, gọi là danh.
Thế nào gọi là sắc? - Là tất cả sắc: bốn đại và tạo sắc, gọi là sắc.
Thế nào là bốn đại? - Là địa, thủy, hỏa, phong.
Thế nào là địa? - Là tướng cứng chắc, nặng nề.
Tướng ẩm ướt là thủy.
Tướng nóng bức là hỏa.
Tướng nhẹ, động là phong.
Ngoài sắc có thể thấy, có đối, không đối gọi là tạo sắc. Danh và sắc hòa hợp nên gọi là danh sắc.
Nhân danh sắc duyên lục nhập. Thế nào là lục nhập? - Bên trong có sáu nhập: từ nhãn nhập cho đến ý nhập, gọi là lục nhập.
Nhân lục nhập duyên xúc. Thế nào gọi là xúc? - Là sáu loại xúc giới: nhãn xúc cho đến ý xúc.
Thế nào là nhãn xúc? - Nhãn duyên sắc, sanh nhãn thức. Ba pháp hòa hiệp gọi là nhãn xúc,... cho đến ý xúc cũng như vậy.
Nhân xúc duyên thọ. Thế nào là thọ? - Có ba loại thọ: thọ vui, thọ khổ, thọ không vui không khổ.
Thế nào là thọ vui? - Là sự sai khiến của ái.
Thế nào là thọ khổ? - Là sự sai sử của giận.
Thế nào là thọ không khổ không vui? - Là sự thúc giục của si.
Lại nữa, thọ vui sanh vui, trụ vui diệt khổ. Thọ khổ thì sanh khổ, trụ khổ thì hết vui. Thọ không khổ không vui là không biết khổ, không biết vui.
Nhân thọ duyên ái. Thế nào là ái? - Mắt tiếp xúc với sắc, sanh đắm mến, cho đến ý tiếp xúc với pháp sanh đắm mến.
Nhân ái duyên thủ. Thế nào là thủ? - Dục thủ, kiến thủ, giới thủ. Ta nói là thủ.
Nhân thủ duyên hữu. Thế nào là hữu? - Hữu có ba loại: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Dưới từ A Tỳ Ðại Nê Lê, trên đến trời Tha Hóa Tự Tại, gọi là Dục hữu, đều hay tạo nghiệp.
Thế nào là Sắc hữu? - Từ cõi trời Phạm Thế lên đến trời A Ca Nị Trá, gọi là Sắc hữu.
Thế nào là Vô sắc hữu? - Từ hư không cho đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, gọi là Vô sắc hữu.
Nhân hữu duyên sanh. Thế nào là sanh? - Các loài chúng sanh, sanh ra ở đâu đều có thọ ấm, được gìn giữ, được thọ nhận, được mạng sống, gọi là sanh.
Nhân sanh duyên lão tử. Thế nào là lão? - Răng rụng, tóc bạc, mặt nhiều nếp nhăn, các căn suy kém hư hỏng, khí nghẹn tắc, lưng còm, chống gậy mà đi. Vì thân ấm suy yếu nên gọi là lão (già).
Thế nào là chết? - Tất cả chúng sanh ở đâu cũng đều đi đến chỗ hoại diệt. Dứt hết thọ mạng gọi là chết. Vì trước già sau chết nên gọi là già chết.
Trong mười hai nhân duyên này, tất cả thế gian đều thuộc ranh giới của nhân duyên, chẳng thuộc ranh giới của trời, chẳng thuộc ranh giới của người, chẳng thuộc ranh giới của các tà duyên mà xuất hiện.
Bồ tát quán mười hai nhân duyên, buộc tâm bất động, không nghĩ bên ngoài, hễ nghĩ các duyên ngoài liền thu nhiếp trở về. Quán mười hai phần, trong ba đời: đời trước, đời này, đời sau. Bồ tát nếu tâm được an trú thì nên quán mười hai phần rỗng không, không có chủ. Si nên không biết việc làm của mình, không biết hành động của mình từ si mà có. Chỉ vì duyên với vô minh nên hành sanh. Như hạt giống của thảo mộc từ mầm hạt mà ra. Hạt cũng không biết ta sanh ra từ mầm, mầm cũng không biết từ hạt mà có... Cho đến lão tử cũng lại như vậy.
Trong mười hai phần này, mỗi mỗi đều quán biết vô chủ, không ngã, như thảo mộc vô chủ, chỉ từ hiểu biết điên đảo mà có tôi ta.
Hỏi:
- Nếu không có tôi ta, không chủ, không tạo tác thì tại sao xưa nay nói chết đây sanh kia?
Ðáp:
- Tuy không có tôi ta nhưng sáu tình làm nhân, sáu trần làm duyên, trong đó sanh ra sáu thức. Do ba việc hòa hợp nên xúc pháp sanh mà nghĩ biết các nghiệp. Do đó xưa nay nói từ đó mà có sanh tử. Ví như viên ngọc Nhựt ái, nhờ phương tiện hòa hợp với mặt trời và phân bò khô nên phát ra lửa.
Ngũ ấm cũng vậy, do năm ấm đời này sanh nên mới sanh năm ấm đời sau. Chẳng phải năm ấm đời này đến đời sau. Cũng không lìa năm ấm đời này mà có năm ấm đời sau. Năm ấm chỉ từ nhân duyên sanh ra. Ví như mầm sanh ra từ hạt lúa, hạt lúa cũng chẳng phải mầm, cũng chẳng ngoài mầm mà có; chẳng phải khác, chẳng phải một.
Có thân đời sau cũng vậy. Ví như cây chưa có cành, nhánh, lá, hoa, quả, gặp nhân duyên thời tiết thì hoa lá đầy đủ. Quả báo của nghiệp thiện ác cũng lại như vậy. Do chủng tử hoại nên chẳng phải thường, chẳng phải một. Do mầm, nhánh, lá sanh trưởng nên không phải đoạn, không phải khác. Chết sống liên tục cũng lại như vậy.
Hành giả biết các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, tự sanh tự diệt, biết do Ái mà có. Biết nhân diệt là Tận, biết Tận là Ðạo. Dùng bốn loại trí biết mười hai phần là đạo chánh kiến. Chúng sanh vì đắm trước nên bị điên cuồng. Như người có bảo châu vô giá mà không biết đó là bảo châu thật, nên bị người lừa bịp.
Bấy giờ, Bồ tát phát tâm đại bi: “Ta sẽ làm Phật đem pháp chơn chánh giáo hóa chúng sanh kia, làm cho họ thấy đạo chơn chánh”.
Hỏi:
- Như trong kinh Bát-nhã Ba la mật của Ðại thừa nói: Các pháp không sanh không diệt, rỗng không, không sở hữu, một tướng không tướng, gọi là chánh kiến. Thế nào nói là quán vô thường.v.v... gọi là chánh kiến?
Ðáp:
- Nếu trong Ðại thừa nói các pháp không, vô tướng, thì vì sao nói vô thường, khổ, không.v.v... là không thật? Nếu nói không sanh, không diệt, rỗng không đó là thật tướng thì không nên nói vô tướng. Ông nói trước sau chẳng hợp nhau.
Lại nữa, Phật nói bốn điên đảo, ở trong vô thường thì thường điên đảo, cũng có đạo lý: Tất cả hữu vi vô thường. Vì sao? - Vì nhân duyên sanh vậy. Nhân vô thường, duyên vô thường sanh ra quả thì làm sao thường được? Trước không mà nay có, có rồi liền không, tất cả chúng sanh đều thấy vô thường. Bên trong thì già - bệnh - chết, bên ngoài thấy vạn vật điêu tàn thì tại sao nói vô thường là không thật?!
Hỏi:
- Tôi không nói hữu thường là thật, vô thường là không thật, mà tôi nói hữu thường vô thường đều không thật. Vì Phật nói trong không thì hữu thường, vô thường hai việc không thể nắm bắt được. Nếu chấp trước hai việc này thì đều là điên đảo?
Ðáp:
- Ông nói không hợp với pháp. Vì sao? - Vì nói không pháp thì tại sao nói cả hai đều điên đảo. Tất cả là không, không sở hữu, đó mới thật là không điên đảo. Nếu ta đã phá hữu thường thì chấp vô thường. Ngã và pháp cần phải phá vì không có thật ngã. Phá sự điên đảo của hữu thường thì nên quán vô thường. Vì sao? - Vì sức của vô thường hay phá hữu thường. Như độc hay phá độc. Như thuốc trừ bệnh, bệnh hết, thuốc cũng bỏ. Nên biết, thuốc hay thì hay trừ bệnh. Nếu không bỏ thuốc thì thuốc là bệnh.
Ðây cũng như vậy, nếu chấp trước pháp vô thường thì nên phá vì là không thật. Ta không nhận pháp vô thường thì tại sao phải phá?
Phật nói: “Khổ trong bốn chân đế này là khổ thật, ai có thể khiến cho vui được? Nhân khổ là nhân thật, ai có thể làm cho chẳng phải nhân? Tận khổ là tận thật, ai có thể làm cho không tận? Ðạo tận là đạo thật, ai có thể khiến cho chẳng phải đạo? Như mặt trời, hoặc có thể làm cho lạnh đi, mặt trăng có thể làm cho nóng lên, gió có thể làm cho bất động nhưng bốn chân đế này thì không bao giờ có thể lay chuyển được”.
Ông đối với Ðại thừa không thể hiểu được mà chỉ chấp trước tiếng nói. Trong Ðại thừa, tướng thật của các pháp, tướng thật ấy không thể phá, không có tác giả. Nếu có thể phá, cóù thể tạo thì đây chẳng phải Ðại thừa. Như trăng non một hai ngày đầu, khi nó mới xuất hiện thì rất là mờ (vi tế). Người có mắt sáng mới có thể thấy, lấy tay chỉ cho người không thấy. Người không thấy này chỉ thấy ngón tay mà không thấy mặt trăng. Người sáng mắt trách: “Anh ngu, tại sao chỉ nhìn ngón tay của tôi? Ngón tay là để chỉ mặt trăng, ngón tay đâu phải là mặt trăng!”. Ông cũng như vậy, lời nói chẳng phải là thật tướng mà là lời hư dối, chỉ để phô diễn thật lý, ông lại chấp trước lời nói, che ám thật tướng.
Hành giả nếu được chánh kiến như thế thì quán mười hai phần hòa hiệp là hai phần nhân quả:
Khi là quả thì mười hai phần là Khổ đế.
Khi là nhân thì mười hai phần là Tập đế.
Nhân diệt là Tận đế.
Thấy nhân quả tận là Ðạo đế.
Bốn pháp quán quả: vô thường, khổ, không, vô ngã.
Bốn pháp quán nhân: Tập, nhân, duyên, sanh.
Hỏi:
- Quả có bốn pháp mà chỉ gọi khổ là Khổ đế, còn các pháp kia không có tên đế?
Ðáp:
- Nếu nói vô thường đế thì lại nghi, khổ đế cũng nghi, vô ngã đế cũng nghi, chẳng qua là một lối vấn nạn thôi.
Lại nữa, nếu nói “Vô thường” đế không lỗi, “Không Va”ø “Phi Ngã” đế cũng không lỗi. Nếu gọi vô thường, khổ, không, vô ngã đế thì lời nói sẽ nặng nề nên trong bốn phép chỉ nói một.
Hỏi:
- Khổ có tướng gì khác mà đối với ba pháp kia riêng nó được nêu?
Ðáp:
- Khổ là điều chán ngán của tất cả chúng sanh, là cái sợ hãi của chúng sanh. Vô thường không như thế. Hoặc có người bị khổ bức ngặt, suy nghĩ muốn được vô thường (chết) chứ không ai muốn bị khổ.
Hỏi:
- Có người cầm dao tự sát, dùng mũi nhọn đâm, uống thuốc độc, vào chỗ giặc..., các việc như vậy chẳng phải là tìm khổ sao?
Ðáp:
- Chẳng phải họ muốn được khổ mà là muốn được vui, sợ cái khổ nên họ mới chọn cái chết. Khổ là họa đứng đầu, vui là cái lợi hạng nhất. Vì thế nên lìa cái thật khổ mà được khoái lạc. Cho nên, trong phần quả, Phật chỉ gọi Khổ đế mà chẳng nói vô thường, không, vô ngã đế.
Hiểu rõ trí tuệ chân thật ở trong bốn đế, không nghi, không hối thì gọi là chánh kiến.
Vì tư duy việc này, mỗi mỗi tăng ích nên gọi là chánh giác.
Trừ tà mạng và nhiếp phục bốn thứ tà ngữ. Ngoài việc lìa bốn thứ tà ngữ, còn thâu nhiếp bốn thứ chánh ngữ, trừ tà mạng thu nhiếp ba nghiệp của thân, trừ ba loại tà nghiệp thì gọi là chánh nghiệp.
Lìa các thứ tà mạng gọi là chánh mạng.
Khi quán như vậy thì tinh tấn là chánh phương tiện.
Nhớ nghĩ việc này không tán loạn gọi là chánh niệm.
Tư duy việc này không động gọi là chánh định.
Chánh kiến như vua có bảy sự tùy tùng, gọi là Ðạo đế.
Ðối với việc này mà nhất tâm tin thật, không lay động thì gọi là Tín căn.
Nhất tâm tinh cần cầu đạo, gọi là Tinh tấn căn.
Nhất tâm nhớ nghĩ không quên gọi là Niệm căn.
Tâm trụ một chỗ không dong ruỗi lăng xăng gọi là Ðịnh căn.
Tư duy phân biệt, giác ngộ vô thường.v.v. gọi là Tuệ căn.
Căn này được sức lớn mạnh thì gọi là ngũ lực.
Hỏi:
- Trong Bát chánh đạo đều nói tuệ, niệm, định. Trong căn lực tại sao còn lập lại?
Ðáp:
- Ban đầu nương vào sự hành trì mà được cái lợi nhỏ, lúc ấy gọi là căn. Khi năm việc ấy được sức lớn mạnh thì được gọi là lực. Mới vào trong vô lậu thấy Ðạo đế thì công đức này gọi là Bát chánh đạo. Khi vào tư duy đạo thì gọi là Thất giác ý. Mới vào trong đạo, quán niệm thân, thống, tâm, pháp thì thường nhất tâm nhớ nghĩ, gọi là Tứ niệm chỉ. Như thế thì được vị của thiện pháp, bốn món tinh cần gọi là Tứ chánh cần.
Như vậy là cửa đầu tiên vào Dục, Tinh tấn, Ðịnh, Tuệ, chuyên cần tinh tấn cầu tự tại như ý gọi là tứ thần túc. Tuy gọi là tứ niệm chỉ, tứ chánh cần, tứ thần túc, ngũ căn... nhưng đều nhiếp lẫn nhau. Tùy theo khi thực hành trước sau, ít nhiều duyên theo địa, hạnh mà mỗi mỗi đều có tên. Ví như bốn đại thì mỗi mỗi đều có bốn đại, chỉ cái nào nhiều thì đặt tên cái ấy. Nếu chỗ địa chủng nhiều, thủy hỏa phong ít thì gọi là Ðịa đại. Thủy, hỏa, phong cũng như vậy.
Như vậy, trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì mỗi mỗi đều có các phẩm. Như trong tứ niệm chỉ thì có bốn chánh cần, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác, tám đạo... Như thế, quán mười hai phần, bốn đế, hành bốn niệm chỉ, bốn chánh cần, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám chánh đạo thì tâm an lạc. Lại dùng pháp này độ thoát chúng sanh. Nhất tâm thệ nguyện tinh tấn cầu Phật đạo.
Khi ấy, trong tâm tư duy quán niệm: “Ta quán biết rõ ràng đạo này thì không nên thủ chứng. Do sức của hai việc nên chưa nhập Niết-bàn: Một là sức đại bi không bỏ chúng sanh, hai là sức biết sâu xa thật tướng các pháp, các tâm và tâm sở pháp từ nhân duyên sanh. Nay ta vì sao theo cái không thật này? Nên tự tư duy muốn quán sâu vào mười hai nhân duyên để biết nhân duyên là pháp gì?”.
Lại tư duy bốn loại duyên này: nhân duyên, thứ đệ duyên, duyên duyên, tăng thượng duyên, Năm nhân là nhân duyên để trừ tâm cuối cùng ở hiện tại và quá khứ của A-la-hán, còn tâm và tâm sở pháp của hiện tại và quá khứ là thứ đệ duyên, duyên duyên, tăng thượng duyên, duyên tất cả pháp.
Lại tự tư duy: Nếu nói pháp có trước nhân duyên thì không nên nói pháp ấy là nhân duyên sanh. Nếu không có, cũng không nên nói từ trong nhân duyên sanh. Nửa có nửa không, cũng không nên nói nhân duyên sanh.
Tại sao có nhân duyên? - Nếu pháp chưa sanh, hoặc tâm và tâm sở pháp mất thì làm sao có thể tạo thành thứ đệ duyên.
Nếu diệu pháp trong Phật pháp không duyên thì Niết-bàn tại sao là duyên duyên?
Nếu các pháp thật sự là không tánh thì có pháp không thể đắc.
Nếu quả của nhân duyên sanh, nhân cái này mà có cái kia thì lời nói này tức không đúng.
Nếu trong nhân duyên mỗi cái riêng biệt, hoặc hợp lại một chỗ thì quả ấy không thể nắm bắt được.
Tại sao bên cạnh nhân duyên sanh ra quả?
- Vì trong nhân duyên không có quả. Nếu trong nhân duyên trước không có quả mà sanh quả thì đâu không phải phi nhân duyên sanh quả. Vì cả hai đều không phải nên quả thuộc nhân duyên bên nhân duyên sanh. Nhân duyên này không tự tại mà còn thuộc các nhân duyên khác. Quả này thuộc các nhân duyên, tại sao không tự tại? Vì nhân duyên hay sanh quả cho nên quả không từ nhân duyên mà có, cũng không từ phi nhân duyên mà có, tức chẳng có quả. Vì quả không có nên duyên cùng phi duyên cũng không có.
Hỏi:
- Phật nói mười hai nhân duyên: vô minh duyên các hành.... tại sao ông nói vô nhân quả?
Ðáp:
- Trước đã nói đủ, không nên vấn nạn lại. Nếu vấn nạn thì sẽ đáp: Như Phật đã dạy, nhãn do duyên sắc mà si sanh, nhớ nghĩ tà vạy. Si là vô minh. Trong đó vô
minh nương vào đâu để trụ? Nương vào mắt chăng? Nương vào sắc chăng? Nương vào thức chăng?
Không thể nương vào mắt, vì nếu nương vào mắt thì phải thường si mê chứ không cần phải đợi gặp sắc mới si.
Còn nếu nương vào sắc thì không đợi có mắt, tức là si ở bên ngoài, đâu can dự đến ta?
Nếu nương nơi thức thì thức không hình sắc, không đối đãi, không xúc chạm, không có phần vị, không nơi chốn. Vô minh cũng vậy, thì làm sao có thể trụ. Cho nên vô minh chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, chẳng phải hai bên, chẳng phải ở giữa, không từ đời trước mà đến, cũng không đi đến đời sau; chẳng phải từ Ðông, Tây, Nam, Bắc, bốn bên, trên dưới mà đến, không có thật pháp. Tánh vô minh là vậy, hiểu rõ vô minh thì trở thành minh. Suy tìm trong mỗi thứ si mê không thể có được thì sao có vô minh duyên hành?
Như hư không không sanh không diệt, không hiện hữu, không đoạn tận, tánh vốn thanh tịnh; vô minh cũng như thế, không sanh không diệt, không hiện hữu, không đoạn tận, tánh vốn thanh tịnh; cho đến sanh duyên lão tử cũng thế.
Bồ tát quán mười hai nhân duyên như vậy, biết chúng sanh hư dối bị ràng buộc trong họa khổ thì dễ có thể độ thoát. Các pháp nếu có thật tướng thì khó độ được, tư duy như thế tức phá ngu si.
Nếu tâm Bồ tát nhiều suy tư thì thường niệm A-na-ban-na: khi thở vào - ra đếm từ một đến mười, nhất tâm không cho dong ruỗi, tán loạn. Bồ tát từ pháp này mà được nhất tâm thì trừ được ngũ cái và hạnh dục.
Bồ tát thấy đạo nên hành ba loại nhẫn:
- Pháp sanh nhẫn
- Nhu thuận pháp nhẫn
- Vô sanh pháp nhẫn
Thế nào là Sanh nhẫn? - Tất cả chúng sanh, hoặc mắng, hoặc đánh, hoặc giết, đối với các việc ấy không những tâm ta không lay động, không sân, không hận, nhẫn chịu mà còn khởi từ bi: “Các chúng sanh này cầu các điều tốt đẹp thì nguyện cho họ đều được tất cả”. Tâm không buông bỏ thì khi ấy lần lượt hiểu được thật tướng các pháp.
Như hơi xông ướp, như mẹ hiền thương con đỏ, cho bú mớm, nuôi dưỡng, với mọi thứ bất tịnh không nhờm gớm mà càng thương hơn, muốn làm cho được vui vẻ; hành giả cũng như vậy, tất cả chúng sanh gây các việc ác là tịnh hay bất tịnh, tâm không tăng chán ghét, không thối, không chuyển.
Lại nữa, vô lượng chúng sanh trong mười phương, một mình ta cần phải độ thoát, khiến họ đều được Phật đạo. Tâm nhẫn không thối, không hối, không bỏ, không lười, không chán, không sợ, không thấy khó. Trong sanh nhẫn này nhất tâm buộc niệm, tư duy ba việc, không cho nghĩ khác, hễ nghĩ các duyên khác liền thu nhiếp trở về, gọi là Sanh nhẫn.
Thế nào là Nhu thuận pháp nhẫn? - Bồ tát đã đắc Sanh nhẫn thì công đức vô lượng, biết phước báo của công đức này vô thường. Khi ấy chán cái phước vô thường, tự cầu cái phước thường, cũng vì chúng sanh cầu pháp thường trụ. Tất cả các pháp sắc hay vô sắc, pháp có thể thấy hay không thể thấy, pháp hữu đối hay vô đối, pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, thượng trung hạ, tìm thật tướng của những pháp ấy.
Thế nào là thật tướng? - Chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải vui, chẳng phải không vui, chẳng phải không, chẳng phải không không, chẳng phải hữu thần, chẳng phải vô thần. Vì sao vậy? - Vì chẳng phải thường nên do nhân duyên sanh, trước không nay có, đã có trở lại không, cho nên chẳng phải thường.
Tại sao chẳng phải vô thường? - Vì nghiệp báo không mất vậy. Vì nhận trần cảnh bên ngoài, vì sự lớn mạnh của nhân duyên nên chẳng phải vô thường.
Tại sao chẳng phải vui? - Vì trong đau khổ sanh ra cái tưởng vui. Vì tánh của tất cả là vô thường, vì nương dục sanh nên chẳng phải vui.
Tại sao chẳng phải không vui? - Vì có thọ vui, vì dục nhiễm sanh, vì tìm vui không tiếc thân, nên chẳng phải không vui.
Tại sao chẳng phải không? - Vì nội ngoại nhập đều nhận biết rõ, vì có quả báo tội phước, vì tất cả chúng sanh đều tin nên chẳng phải không.
Tại sao chẳng phải không không? - Vì hòa hợp... sanh, vì phân biệt tìm không thể được, vì sức tâm chuyển nên chẳng phải không không.
Tại sao chẳng phải hữu thần? - Vì không tự tại, vì bảy thứ giới không thể đắc, vì tướng thần không thể đắc, nên chẳng phải hữu thần.
Tại sao chẳng phải vô thần? - Vì có đời sau, vì có đắc giải thoát, vì mỗi tâm của ta sanh khởi không thể tính nơi chốn, nên chẳng phải vô thần.
Như thế không sanh, không diệt, không phải không sanh, không phải không diệt, chẳng phải có, chẳng phải không, không thọ lãnh, không chấp trước, bặt đường ngôn ngữ, dứt chỗ tâm hành, như tánh Niết-bàn là thật tướng của pháp. Ở trong pháp này, tín tâm thanh tịnh, không ngăn không ngại, hiểu nhuần nhuyễn, tin nhuần nhuyễn, tinh tấn nhuần nhuyễn thì gọi là Nhu thuận pháp nhẫn.
Thế nào là Vô sanh pháp nhẫn? - Như trong pháp thật tướng ở trên mà trí tuệ, tín và tấn tăng trưởng lợi căn thì gọi là Vô sanh pháp nhẫn.
Ví như trong pháp Thanh văn, noãn pháp, đảnh pháp, trí tuệ, tín và tinh tấn lớn mạnh thì đắc nhẫn pháp. Nhẫn là nhẫn Niết-bàn, nhẫn pháp vô lậu nên gọi là nhẫn. Vì mới được mới thấy nên gọi là nhẫn.
Pháp nhẫn cũng như vậy, bậc A-la-hán thời giải thoát thì không đắc được trí vô sanh, tăng tiến hơn nữa chuyển thành bất thời giải thoát thì mới đắc trí vô sanh.
Vô sanh pháp nhẫn cũng như vậy. Chưa đắc quả Bồ tát thì đắc Vô sanh pháp nhẫn, mà đắc đủ hạnh quả Bồ tát thì gọi là Ðạo quả Bồ tát. Khi ấy đắc Ban chu tam muội, đối với chúng sanh được đại bi, vào cửa trí tuệ độ.
Bấy giờ chư Phật liền thọ ký, tùy ý sanh trong thế giới của Phật, được chư Phật nghĩ tưởng, tất cả trọng tội đều mỏng dần và diệt hết, dứt ba nẻo ác, thường sanh trong trời người, gọi là Bất thối chuyển, đến chỗ bất động, chấm dứt nhục thân.
Sau cùng thì nhập vào trong pháp thân, hay tạo các thứ biến hóa, độ thoát tất cả chúng sanh, đầy đủ sáu độ, cúng dường chư Phật, giáo hóa chúng sanh, làm tịnh cõi Phật, đứng trong hàng Thập địa công đức viên mãn, lần lượt đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ðây là cửa đầu tiên trong pháp thiền của Bồ tát.
Khi hành giả định tâm cầu đạo
Thường nên quán sát thời, phương tiện
Nếu không được thời, không phương tiện
Ấy là bị mất, không có lợi
Như trâu chưa con, không sanh sữa
Vì sữa không thể có phi thời
Nếu trâu đã sanh, tìm trên sừng
Không thể được sữa, vì vô trí
Như dùi cây ướt để tìm lửa
Chẳng đúng thời nên không được lửa
Nếu chặt cây khô để tìm lửa
Không thể được lửa vì vô trí
Gặp chỗ biết thời, lượng hạnh mình
Quán tâm phương tiện, sức nhiều ít
Ðáng nên tinh tấn và không nên
Tướng đạo hợp thời và không hợp
Tâm lay động chớ dụng công mạnh
Dụng công như thế không được định
Ví như củi nhiều, lửa cháy mạnh
Gió lớn thổi đến không thể tắt
Nếu hay dùng định tự điều tâm
Như thế động hết, tâm được định
Ví như lửa lớn gặp gió thổi
Nước lớn tưới xuống ắt phải tắt
Nếu người tâm yếu, lại lười biếng
Như thế lặn mất, không hiện hạnh
Như củi ít, lửa không có ngọn
Không gặp gió thổi liền tự tắt
Nếu có tinh tấn, tâm dõng mãnh
Như thế chuyển mạnh, mau được đạo
Ví như lửa nhỏ mà nhiều củi
Gặp gió thổi cháy mãi không tắt
Nếu hành phóng xả, dừng điều phục
Nếu lại xả bỏ mất pháp hộ
Như người bệânh nặng nên điều dưỡng
Nếu bỏ mặc thì không thể sống
Nếu có tưởng xả tâm chánh đẳng
Hợp thời chuyên cần mau đắc đạo
Ví như người Nài cỡi lưng voi
Tùy ý đến đi không trở ngại
Nếu nhiều dâm dục tâm ái loạn
Khi ấy không nên hành pháp từ
Người dâm hành từ thêm mê muội
Như người bệnh lạnh uống thuốc mát
Người dâm tâm loạn quán bất tịnh
Quán kỹ bất tịnh, tâm được định
Hành pháp như thế mới thích hợp
Như người bệnh lạnh uống thuốc nóng
Nếu nhiều sân hận rối loạn tâm
Khi ấy không nên quán bất tịnh
Người sân quán ố, thêm tâm sân
Như người bệnh nóng uống thuốc nóng
Nếu người sân hận hành từ tâm
Hành từ không bỏ, sân tâm diệt
Hành pháp như vậy mới thích hợp
Như người bệnh nóng uống thuốc mát
Người nhiều ngu si, tâm mờ mịt
Không nên hành từ và bất tịnh
Hai pháp tăng si, không lợi ích
Như người bệnh phong uống thuốc bổ
Người tâm mờ mịt quán vô minh
Phân biệt quán rõ, tâm si diệt
Hành pháp như thế mới thích hợp
Như người bệnh phong dùng thuốc mỡ
Ví như thợ vàng quạt lò than
Dụng công phi thời, quạt sai pháp
Muốn quạt gấp gáp không biết thời
Hoặc khi nhúng nước, hoặc lấy ra
Vàng chảy, quạt mau thì chảy hết
Chưa chảy bèn dừng thì không chảy
Nhúng nước phi thời thì vàng sống
Phi thời dừng nghỉ vàng không chín
Tinh tấn nhiếp tâm và phóng xả
Phải nên xem xét pháp hành đạo
Phương tiện phi thời mất pháp lợi
Nếu không pháp lợi thì không lợi
Như thầy thuốc biết ba thứ bệnh
Bệnh lạnh, nóng, phong ắt diệt trừ
Hợp bệnh cho thuốc, Phật cũng vậy
Bệnh dâm - nộ - si tùy thuốc trừ
KINH TỌA THIỀN TAM MUỘI
Hết quyển hạ (trọn bộ)

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 2 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Đừng bận tâm chuyện vặt


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.65.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập