Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Sanh Kinh [生經] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Sanh Kinh [生經] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.8 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.83 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Sinh

Kinh này có 5 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Kinh 1: Đức Phật Nói Kinh Na-lại
Nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại khu lâm viên Kỳ-đà cấp cô độc thuộc nước Xá-vệ, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm nằm mươi vị hội đủ.
Lúc bây giờ, có một vị Tộc tánh tử bỏ nhà, xa vợ con, lìa quyến thuộc để làm Sa-môn. Người vợ đoan chánh, xinh đẹp, thấy chồng bỏ nhà đi tu liền tái giá. Vị Tộc tánh tử nghe được tin ấy, lòng nghĩ nhớ những lúc cùng vợ vui vẻ: khi thì vợ chồng giữ lễ tương kính, khi thì cùng nhau cười đùa, phóng túng. Lòng tưởng nhớ không chút nguôi ngoai, hình bóng vợ luôn ám ảnh, khiến Tộc tánh tử hình đáng tiều tụy, nếp sông luôn luôn sầu thảm, không ham thích việc tịnh tu phạm hạnh, liền định quay về nhà. Các vị Tỳ-kheo hay được, bèn đến bạch Phật. Đức Phật kịp thời cho gọi Tộc tánh tử đến. Tộc tánh tử lập tức tới nơi, làm lễ Phật, ngồi sang một bên. Đức Phật -liền vì Tộc tánh tử mà dứt trừ vọng niệm về sắc dục, lỗi lầm về si ái, giảng dạy về sự nhơ bẩn của phiền não cấu nhiễm, vui ít buồn nhiều, nhiều thất bại ít thành đạt, diễn ra không giới hạn, chỉ có Đức Phật và các đệ tử sáng suốt của Ngài mới phân biệt nhận rõ được. Ái dục sinh tội lỗi, nhiều không kể xiết, vượt khỏi sắc dục, dứt bỏ mọi tưởng về chúng thì mới có được cuộc sống vắng lặng để học hỏi Diệu đế.
Sau khi nghe Phật thuyết giảng, vị Tộc tánh tử liền thấu rõ pháp sáng suốt của bậc Thánh hiền, đồng thời các vị Tỳ-kheo cũng đạt được điều chưa từng có. Các vị ấy cùng nhau bàn bạc:
-Chúng ta hãy ngẫm nghĩ xem việc này, quả là vị Tộc tánh tử đã lìa bỏ gông cùm, xiềng xích của tù ngục gia đình, nhưng lại tự ràng buộc tư tưởng tham đắm về vợ con, không chuyên tu phạm hạnh, Đức Thế Tôn đã kịp thời, bằng những phương tiện thông tuệ của Bậc Như Lai mà khai thị cho, khiến cho con người trở nên Hiền thánh.
Khi ấy, các vị Tỳ-kheo thưa với Đức Thế Tôn:
-Chúng con xét thấy quả là vị Tộc tánh tử có lìa bỏ gia đình, quyết làm Sa-môn, nhưng lại tưởng nhớ tới vợ con, gia sự. Đức Thế Tôn đã vì ông ấy mà chỉ ra lỗi lầm của ái dục, công năng của giới luật, hoạn nạn của sinh tử và sự an vui của cõi vô vi giải thoátị khiến cho người tu tập đạt đến cảnh giới của bậc Thánh, dứt mọi tham đắm, vướng mắc. Làm được việc này, ngoài Đức Như Lai Chí Chân Chánh đẳng giác ra, không còn ai có thể thực hiện được.
Đức Phật nói:
-Này các vị Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo ấy, chẳng phải mới đời này dấy lòng tham đắm sắc dục, tình ái, không thể tự kiềm chế tâm, ý bị ràng buộc với ái dục không thể dứt ra được Đây cũng không phải lần đầu Ta khuyến hóa ông ấy dứt trừ những mê hoặc của ái dục mà ngay trong đời quá khứ xa xưa kia, Ta cũng đã từng làm việc ấy rồi.
Đức Phật kể:
-Trong thời quá khứ, có một vị quốc vương tên là Phương Tích, trong cung có rất nhiều mỹ nữ nhan sắc mặn mà không đâu sánh kịp. Bọn họ hay cùng với người khác tranh cãi, như với bọn gái dâm đãng không chút xót thương, hoặc với các tỳ nữ, đám đồng tử cũng cấu tranh giành. Mọi người đều gây gỗ không chịu hòa mục với nhau, vừa gây gỗ xong, liền kéo ra khỏi cung đi mất. Vua Phương Tích nghe được chuyện này bèn nổi giận. Bọn mỹ nữ ấy đi đâu mà đám gia nhân tìm không thấy khiến nhà vua ưu sầu chẳng vui, lại khóc lóc thảm thương. Vua luôn tưởng nhớ những người phụ nữ: nhớ lúc cười đùa vui vẻ, nhớ cảnh tình nghĩa vợ chồng, giờ đây, mọi tâm tư, hành động đều hướng về họ, nên dù có đờn ca xướng hát cũng chỉ thêm buồn, chẳng ích lợi gì. Nhà vua không thể tự thoát ra khỏi tình cảnh này.
Lúc bấy giờ có một vị Tiên nhân, đầy đủ năm thứ thần thông, dùng thần túc bay đi, oai lực vô cùng, tên là Na-lại (đời Tấn gọi là Vô lạc), thấy vua Phương Tích bị mê hoặc theo nẻo ái dục, không thể tự cởi bỏ được, nên đem lòng thương xót, muốn vì nhà vua mà dứt trừ hoạn nạn của ái dục. Vị Tiên Na-lại bay trong không trung, thể hiện thần thông, đột nhiên đáp xuống giữa điện vua. Nhà vua trông thấy, liền đứng dậy nghênh đón, nhường chỗ mời ngồi. An tọa xong, vị Tiên hỏi nhà vua:
-Do đâu mà tâm ý của đại vương đắm nơi ái dục, luôn nghĩ ngợi lao lung, tư tưởng về tình ái, sắc dục, không thể tự ngăn mình lại?
Nhà vua kính cẩn cứ sự thật nêu rõ ràng việc thể nữ trong cung tranh giành về địa vị: lớn, nhỏ, trên, dưới không chịu hòa với nhau, tất cả đều bỏ đi. Đây chính là nỗi ưu sầu, lo lắng không sao cởi mở được.
Lúc ấy, vị Tiên nhân vì nhà vua mà thuyết giảng về các khổ nạn của ái dục, về các công đức của việc xa lìa ái dục. Vị Tiên nói:
-Người đời tìm cầu về dục không biết thỏa mãn. Giả sử có một người thỏa mãn được mọi ham muốn nhưng vẫn không hề thấy mình là đầy đủ.
Bèn nói bài kệ:
Người đời bao ham muốn
Biết chán không một ai
Mọi nẻo đều nguy hại
Cớ sao tự giết mình.
Tất cả các dòng nước
Đều đổ về biển khơi
Chẳng hề thấy đầy đủ
Không chán ai cũng thế.
Ví được làm Phạm thiên
Sang quý nào ai kịp
Chỗ dục lại còn hơn
Chẳng hề biết chán đủ.
Giả sử cõi Diêm-phù
Hết mọi thứ cây cỏ
Thiêu đốt mãi không chán
“Dục chẳng đủ ” cũng vậy.
Như tám hạng nam tử
Đoan chánh, dung mạo tươi
Tất cả thêm về dục
Uy lực đoan chánh tốt,
Như vì lời thêm ác
Hủy dục nơi trượng phu
Không đáng khinh lại khinh
Chưa chán, cho là chán.
Đại vương phải nên biết
Như học theo ái dục
Ân ái càng thêm tăng
Khác nào uống nước mặn.
Vị Tiên nhân đã vì
Vua Phương Tích giảng giải
Nói bài kệ “thông thiết”
Khiến vua được thông tỏ.
Bấy giờ, vị Tiên nhân đã vì vua Phương Tích đem giáo pháp ấy mà khai thị giáo hóa, khiến nhà vua liền được cởi mở, hiểu rõ, không còn ham chuộng nẻo hoan lạc, xuất gia học đạo, tu tập bốn phạm hạnh, đoạn trừ ái dục, nghiêm trì đầy đủ giới luật, sau khi mạng chung được sinh lên cõi Phạm thiên.
Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Có lẽ các ông đều muốn biết vị vua Phương Tích thời ấy là ai? Đó là vị Tỳ-kheo này (chĩ vị Tộc tánh tử), còn Tiên nhân Na-lại chính là tiền thân của Ta đấy! Kiếp xưa gặp nhau, đời này gặp lại!
Đức Phật đã thuyết giảng như thế, không một vị Tỳ-kheo nào là không hoan hỷ.
Kinh 2: Đức Phật Nói Kinh Tỳ-kheo Khất Thực.
Nghe như vầy:
Khi Đức Phật du hóa tại khu lâm viên Kỳ-đà cấp cô độc thuộc nước Xá-vệ, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.
Bấy giờ có một Tỳ-kheo cùng với nhiều vị khác đi khất thực khắp nơi. Theo thứ lớp, vị ấy đi vào nhà một người đàn bà dâm đãng. Thấy vị Tỳ-kheo đến nhà mình, người đàn bà ấy vui mừng lăng xăng, vội vàng đón tiếp, đảnh lễ nơi chân vị Tỳ-kheo, mời vào chỗ ngồi, rồi hỏi:
-Thầy từ đâu đến đây?
Vị Ty-kheo đáp:
-Tôi là kẻ khất thực đến đây để xin ăn.
Người đàn bà này liền bày biện các thức ăn ngon đầy bình bát để cúng dường. Vị Tỳ-kheo nhận cúng dường rồi ra về. Lúc ấy, vị Tỳ-kheo được nhận đồ ăn ngon lành đầy đủ, trong lòng rất hoan hỷ, không tự kiềm chế nên thường chỉ đến nhà người đàn bà dâm đấng ấy để khất thực. Người đàn bà này suy tính: “Vị Tỳ-kheo ấy khó lòng giữ được đạo pháp.”
Bà luôn sửa soạn các thứ đồ ăn ngon lành, bổ dưỡng để trao cho vị Tỳ-kheo kia thường lui tới luôn. Học vấn chưa thông, nẻo hành hóa không đủ sức tính toán, chưa điều phục được các căn, vị Tỳ-kheo khất-thực ấy thấy nhan sắc mỹ miều của người đàn bà dâm đãng, nên ý dâm vọng khởi, lòng dạ buông thả, say đắm người đàn bà ấy, miệng nói ra những lời dịu ngọt, ân tình, lòng luôn tơ tưởng chuyện thương yêu và những lời đáp lại cũng ân cần trọn vẹn.
Tỳ-kheo khất thực hằng ngày luôn đến đấy, mắt thường thấy sắc đẹp, tai luôn nghe tiếng ngọt ngào, nên ý dâm loạn động, mê hoặc lầm lẫn, chẳng biết gì cả. Như kinh Phật đã nói: “Mắt thấy sắc đẹp, động lòng dâm tà.” Đức Thế Tôn lại dạy: “Nhìn đàn bà, nếu lớn thì xem như mẹ, trung niên thì xem như chị, còn nhỏ thì xem như em gái hoặc như con cái. Phải quán tưởng bên trong thân ấy đều là chất nhầy nhơ uế, không có gì để yêu. Bên ngoài thân thì như cái bình được vẽ vời, trong đó chẳng sạch sẽ gì. Phải quán tưởng: thân này do đất, nước, lửa, gió, bốn đại theo nhân duyên hòa hợp thành, nó vốn không có thực.”
Vị Tỳ-kheo kia chưa hiểu được pháp quán về Không, bị sắc đẹp quyến rũ nên ý dâm cứ loạn động mãi, vì người dâm nữ ấy mà nói bài tụng:
Tuổi thơ thục nữ luôn tươi tắn
Dung mạo đoan chánh càng đẹp xinh
Nhan sắc so ra hơn tất cả
Cùng nàng ta nguyện sống chung tình.
Khi đó, người dâm nữ nghe vị Tỳ-kheo, ấy nói như thế, tự cho là mình vốn không biết tham dâm hung ác là phản lại việc nghiêm trì giới luật thanh tịnh, là không tội, nhưng với người tu hành thì tội lỗi thêm dày, nên nàng dựa theo câu nói, lựa lời mà đáp. Nàng dùng bài kệ đáp lại:
Ta mang cơm nước đến
Hương hoa, y phục tốt
Bằng thứ ấy hiến cúng
Như vậy đã đủ chưa ?
Vị Tỳ-kheo liền dùng kệ đáp lại nàng:
Ta không có tài sản
Xem hoạt động của ta
Xin ăn đế nuôi sống
Muốn cùng được nương nhờ.
Người dâm nữ dùng kệ nói:
Giả sử thân người không sự nghiệp
Tại sao quyết cầu chỗ khó đạt
Nếu ông không biết chỗ hổ thẹn
Thì hãy mau rời khỏi nhà ta.
Nàng liền trục xuất vị Tỳ-kheo, đuổi đến tận cửa tinh xá Kỳ hoàn. Các vị Tỳ-kheo thấy vậy, liền đến thẳng chỗ Đức Phật thưa rõ sự việc với Đức Thế Tôn và xin Ngài nói rõ gốc ngọn của việc này. Đức Phật nói, vị Tỳ-kheo ấy thân kiếp trước đã từng làm con ba ba, còn người dâm nữ đã từng là con khỉ cái. Chúng rất hợp nhau nhưng không được như ý. Rồi quay lại tự lừa dối, bức bách nhau, không đi vào nẻo chánh giáo, nên họ phải chịu hoạn nạn đau khổ mãi như thế. Ý chí, ước nguyện cùng dâm nữ, ước nguyện không thành mà còn bị nhục nên xấu hổ bỏ đi.
Đức Phật kể:
-Trở về vô số kiếp của thời quá khứ xa xưa, trong dòng sông lớn có một con ba ba sinh sống. Bờ cây này cây cối sum suê, trong đám rừng rậm ấy có một con khỉ cái lấy đấy làm nơi ở. Lúc con ba ba ngoi lên mặt nước, xa thấy trong đám cây cối có con khỉ cái này, nó cùng chuyện trò, rồi từng chút, từng chút tiến đến dần dần, muốn gần gũi với con khỉ. Lần lượt qua lại hằng ngày thấy nhau, ngày ngày đều như vậy. Nó nhìn mãi không chán, liền khởi ý dâm tà, lòng lại mê hoặc và bị cấu nhiễm, không thể tự biết được. Nó liền dùng bài kệ mà than. Kệ:
Đỏ vàng nhan sắc, mắt lại xanh
Cây cối nhởn nhơ vui lá cành
Ta muốn biết lông này nhẵn bóng
Ứớc sao được mãi ở bên mình.
Con khỉ cái dùng kệ đáp:
Ta nay biết rõ chàng ba ba
Vương tử thông minh tài lắm đa!
Nay cớ sao lại hỏi đến tớ
Ta nghe chàng hỏi dạ nghi ngờ.
Con ba ba dùng kệ bày tỏ:
Tâm ta mơ tưởng bóng hình nàng
Ân ái hoài mong thật rối lòng
Do có nhớ thương ta mới hỏi
Bằng cách gì đây để gặp nàng.
Con khỉ cái đáp lại bằng bài kệ:
Ba ba, chàng biết ta nương cây
Không thể cùng chàng giao kết được
Nếu muốn cùng ta vui gặp gỡ
Lên đây ta phụng dưỡng đủ đầy.
Bấy giờ con ba ba lại nói kệ:
Ta nhờ thịt cá để nuôi thây
Hấp dẫn ngon lành hơn trái cây
Đâu bỏ để cầu đồ khó nuốt
Vì nàng phải ngậm trải hoa này.
Khỉ cái dùng kệ đáp lại:
Giả sử người chàng ở cây to
Làm thế nào cầu ta chẳng đến
Nay thấy ta không chút thẹn thò
Thì mau rời khỏi, nỡ nào ngó.
Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Con khỉ cái ngày trước nay là người đàn bà dâm đãng ấy, còn con ba ba là ông Tỳ-kheo khất thực. Ngày trước phóng túng, mong ước những chuyện như vậy mà chẳng được như nguyện, mãi đến bây giờ rồi cũng thế!
Đức Phật thuyết giảng như vậy, các vị Tỳ-kheo đều vui vẻ lãnh hội.
Kinh 3: Đức Phật Thuyết Giảng Kinh Hòa Nan
Nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại khu lâm viên Kỳ-đà Cấp cô độc thuộc nước Xá-vệ, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.
Lúc ấy có vị Thích tử tên là Hòa Nan. Vị này muốn có nhiều đệ tử, nên có ai muốn xuất gia, ông không cần biết họ hành vi tung tích thế nào, cứ cạo sạch râu tóc cho làm Sa-môn, truyền đủ giới pháp, không hỏi đầu đuôi, từ đâu đến, cha mẹ là ai, lành, dữ, tốt, xấu, biết hay không biết, miễn có được người là cạo đầu, truyền giới Cụ túc. Ông chỉ muốn có nhiều đệ tử, không nghĩ đến hậu hoạn. Đáng lẽ phải hỏi rõ ngọn ngành từ đâu đến, theo dõi hành động, đề phòng kẻ lừa dối xâm nhập để khỏi phải hối hận. Tỳ-kheo Hòa Nan chẳng chịu ai can ngăn, hễ gặp được người liền cho cạo đầu xuất gia.
Thuở ây, có một người hung ác, con kẻ đánh bạc lận. Hắn nghe đồn Thích tử Hòa Nan có nhiều quần áo, bình bát, lại rất muốn có nhiều đệ tử, liền đến xin theo học. Ông Hòa Nan chẳng hỏi gốc ngọn, từ đâu đến mà cứ xuống tóc cho hắn, bản thân hắn thì đói lạnh, không có gì sinh sống, muốn đến đấy để lừa dối. Trong lòng dự sẵn mưu kế, hắn đến thẳng chỗ Hòa Nan, cung kính nghiêm trang, dập đầu làm lễ, thể hiện oai nghi phép tắc, đứng ngồi phải cách, không chút sơ hở, vội vã. Thích tử Hòa Nan bảo với hắn:
-Làm Sa-môn phải sống ẩn dật, không ưu phiền, không lo lắng. Còn gần gũi với ái dục thì không phải là điều tốt đẹp. Lười nhác không lo tu tập là người không biết nên bị ái dục hủy hoại. Ái dục mà theo đuổi nhiều thì chỉ mang đến bao nỗi ưu phiền rối rắm, tai hại. Người tham đắm ái dục thì không thể được hóa độ.
Hắn đáp lại:
-Bản thân con không thể vất bỏ ái dục làm Sa-môn.
Hòa Nan lại hỏi:
-Tại sao ngươi chẳng chịu làm Sa-môn? Làm Sa-môn thu đạt được nhiều lợi ích. Ngươi đã có ý xuất gia làm Sa-môn rồi mà. Còn sở học và đức hạnh của ngươi thì ta sẽ giúp đỡ cho.
Hắn đáp:
-Xin vâng lời Thầy dạy, dứt hết lo âu, phiền muộn, sống cảnh ẩn dật, an nhàn để làm Sa-môn.
Như thế là hắn được cạo bỏ râu tóc, thọ Cụ túc giới. Động cơ làm Sa-môn của hắn có ý đồ, nên hắn cố biểu hiện tốt. Hắn cung kính, thuận hòa, tinh tấn tu hành, chưa từng lười biếng, nhẫn nhục, thuận theo lời dạy. Bấy giờ, Hòa Nan thấy có thể tin tưởng bảo bọc hắn, chẳng dò xét thái độ, chẳng chút nghi ngờ, lại tin tưởng tuyệt đối. Vì vậy mà Thích tử Hòa Nan đem hết y phục, bình bát cùng các đồ vật được cúng dường giao cho hắn trông coi, rồi đi ra ngoài du hóa, trong lòng yên ổn, chẳng còn vướng bận gì. Ở nhà, hắn ta tóm thâu tất cả y bát và các vật được cúng dường, vội vàng đem cất giấu một nơi kín đáo, rồi cùng với bọn đánh cờ bạc lận tụ họp nhau ăn uống. Lúc ấy, Hòa Nan nghe được người đệ tử mới kia như thế, liền tức tốc trở về, thấy nhà cửa trống không, mọi vật dụng bị trộm hết, bèn hỏi khắp chung quanh, tìm tới chỗ đông người cũng không thấy hắn, chỉ biết hắn là con kẻ đánh bạc lận, là hàng côn đồ hung bạo, giả vờ làm Sa-môn, dối trá lừa thầy để ăn cắp của cải. Mọi người đều nói: “Tánh thầy hấp tấp, chẳng hỏi rõ nguồn gốc mà đã xuống tóc cho hắn xuất gia! Nay hắn chiếm lấy của cải, lẫn trốn đâu đó, cùng với bọn đánh bạc lận ăn chơi!”
Hòa Nan biết được về hắn như vậy, sợ là không thể làm gì được hắn ta nên Thích tử Hòa Nan âm thầm chịu mọi sầu não. Các vị Tỳ-kheo nghe biết việc ấy liền thưa lại đầy đủ với Đức Phật. Bấy giờ, Đức Đại Thánh bảo các vị Tỳ-kheo:
-Người đánh bạc lận trụy lạc ấy không phải chỉ đời này dùng dáng dấp nhà sư đạo đức để lừa gạt, chiếm đoạt của cải, mà kiếp trước hắn cũng thế. Ông Tỳ-kheo Hòa Nan cũng không dứt được sự tin tưởng đối với hắn.
Đức Phật kể:
-Về đời quá khứ xa xưa, lúc đó tại thành Vương xá, có một người hiền đi vào nhà chứa dâm đãng, cùng với gái mãi dâm ăn uống, ca xướng, vui chơi hoan lạc. Của cải của ông ta chẳng bao lâu tiêu tán, vì đã bị bọn dâm nữ đoạt lấy hết cả. Chẳng chừa, ông ta lại vào nhà chứa, bị dâm nữ xua đuổi, ông ta la mắng chửi bới chẳng chịu đi. Bấy giờ, người dâm nữ nhất quyết đuổi ra khỏi nhà. Cuối cùng, ông ấy đành đi mưu tìm của cải, nhưng rồi đi đi, về về, chẳng tìm được gì.
Quyết tìm cầu của cải, lần đó ông ấy đến nước Uất-đan, tuy đến được nước này, nhưng vì lạ, ông ta chẳng biết ất giáp gì cả. ở nước uất-đan, bấy giờ có một vị đại Tôn giả, nhiều của cải, châu báu, giàu có vô kể. Ông ta giả vờ làm một người hiền lành, nhân đức đến gặp thẳng vị Tôn giả, thưa:
-Tôi là một người buôn bán, dẫn đường cho nhiều người từ nước tôi đến đây, mang theo của cải châu báu. Trên đường đi, chúng tôi gặp bọn hung ác cướp đoạt hết mọi tài sản đó khiến chúng tôi trở nên nghèo cùng, mười phần nguy khốn, không thể sống nổi. Tôi vừa được cứu mạng, hết sức chạy đến đây, xin được nương nhờ, hầu hạ Tôn giả.
Vị Tôn giả thấy hắn ta oai nghi tề chỉnh, đi đứng đàng hoàng, có cái uy đức của người hiền, đúng là một người tốt. Từ đó hắn ta lập tâm làm ra vẻ một người trí tuệ thông minh, biện tài, biết ứng xử trong hành động, không lười biếng, tinh ý nhạy cảm mau mắn. Để làm cho Tôn giả hết sức vui mừng, hắn ta cẩn thận giữ gìn tâm ý, chưa từng phóng túng, làm việc gì đâu ra đó, không có việc gì mà không thành tựu, thân hành động trong sạch, miệng nói lời dịu dàng, không chút thô tục, toàn là lời khéo từ đẹp, mọi người thấy thế đều rất hoan hỷ. Toàn thể người trong nhà, quyến thuộc lớn nhỏ của Tôn giả đều rất quý mến thương yêu, ca ngợi hắn ta, khiến Tôn giả thấy thế rất là hài lòng, đem lòng tin tưởng vì những hành động của hắn ta không chút sơ sót. Bấy giờ Tôn giả thấy đức hạnh của hắn trong ngoài tốt đẹp không chút lỗi lầm, nên khuyến khích, giúp đỡ hắn trong mọi công việc của hắn tạo ra. Tôn giả rất kính trọng không chút khinh thường, dốc hết lòng tin, xem hắn như anh em, không có gì phân biệt, đâu đó rõ ràng, không mảy may lừa dối, ít lâu sau khi được tín nhiệm, nắm được một số tài sản lớn, hắn liền chiếm đoạt đem ra ngoài, dùng xe chở hết số tài sản quý báu ấy về thành Vương xá, cùng với bọn gái dâm đãng ăn uống, vui chơi thỏa thích.
Ở nhà vị Tôn giả không thấy hắn xuất hiện, liền cho người tìm kiếm lục lọi khấp chốn, không biết hắn tụ họp nơi nào! Xem lại kho tàng thì thấy mất rất nhiều của cải, châu báu không biết bao nhiêu mà kể. Thấy mất của cải, vị Tôn giả lại cho người tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn không thấy hắn đâu. Mãi sau mới nghe người ta đồn đãi: Tên ấy đã trở về thành Vương xá cùng với bọn dâm nữ ăn chơi. Gã con của người đánh bạc lận ấy, chẳng phải là hạng trưởng giả, chẳng phải là hạng người như Tôn giả đã nghĩ. Tôn giả đi dò tìm khắp nơi cũng không gặp được, rất tự giận mình, làm bài kệ than:
Không phải hiền quân tử
Mà ra dáng hào hoa
Lời khéo chứa điêu ngoa
Không nên tin tưởng chúng.
Nhìn bề ngoài hành động
Thấy họ rất hiền hòa
Người trí phải phòng xa
Quan sát cho thật rõ.
Tánh ác mới tường tỏ
Bọn lưu manh giở trò
Mà ta không nỡ lờ
Như ăn đồ độc hại.
Thì sao không phần lại
Ân tình cũng tiêu tan
Kẻ trí phải biết phân
Lúc nào nên giúp đỡ.
Như ta vừa rồi đó
Tin tưởng kẻ dối lừa
Giả hiền dạng dễ ưa
Đoạt của cải trốn mất.
Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Vị Tôn giả lúc đó nay chính là ông Tỳ-kheo Hòa Nan đây, còn tên lường gạt thì nay chính là tên con của người đánh bạc lận giả làm Sa-môn lừa dối ông Hòa Nan. Đời trước đã xâm đoạt nhau, đời nay cũng thế.
Đức Phật thuyết giảng như thế, không ai là không hoan hỷ lãnh hội.
Kinh 4: Đức Phật Thuyết Giảng về Việc Sinh Sống Bằng Tà Nghiệp.
Nghe như thế này:
Một thời Đức Phật du hóa ở khu lâm viên Kỳ-đà cấp cô độc thuộc nước Xá-vệ, cùng với đại chúng Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.
Bấy giờ, vị Thích tử Hòa Nan vì người thuyết kinh giảng về mọi hoạt động để sinh sống, ông chỉ nói về việc ăn, mặc. Trong nhiều trường hợp khác, ông chỉ thuyết giảng về các việc phước đức cùng sự báo ứng, chưa từng giảng luận về cái diệu nghĩa của trí tuệ nơi đạo pháp, nhờ đó ông thu được rất nhiều đồ dùng về ăn mặc, rời xa nẻo Hiền thánh. Nói lắm điều về việc ăn uống của thế gian, những lúc cao hứng, ông đã nói những điều không nên nói và không đả động gì đến trí tuệ rộng lớn vượt sinh tử của đạo pháp. Các vị Tỳ-kheo thấy vị Tỳ-kheo đi khất thực, đến nhà người ta chỉ thuyết giảng; về các sự việc thế gian cùng sự cúng dường về ăn uống, y phục, liền trách cứ can ngăn, tiếng ồn lan ra làm các người theo học nghe được, họ cũng a vào để trách cứ can ngăn việc làm đó. Họ bàn với nhau:
-Thế nào là người hiền? Đức Thế Tôn Đại Thánh, Ngài đã thể hiện sự thông đạt bậc Thánh ấy qua tự thân chứng đạt Tối Chánh Giác, thuyết giảng cho đời pháp thâm diệu khó kịp, khó tỏ, truyền đạy khắp nơi giáo lý mầu nhiệm: vô niệm, vô tưởng, lòng lìa danh, sắc, được yên định, dứt hết khổ hoạn. Hạng sáng suốt đạt đạo, từ vô số kể trăm ngàn muôn ức kiếp, gốc từng theo chư Phật, lãnh hội chánh pháp, phụng trì, đều đạt đến cõi an ổn, tịch tĩnh. Các vị Tỳ- kheo nghe được chánh pháp, có được lòng tin từ gia đình, đã lìa bỏ nơi ấy xuất gia theo đạo, mà trở lại chuyên thuyết giảng về kinh điển thế tục, nhiều vọng tưởng tham cầu, dấy khởi bao chuyện về ăn uống dung tục, thật không nghĩa lý gì cả. Chỉ có kẻ xa lìa nẻo Thánh hiền mới làm những sự việc như vậy!
Các vị Tỳ-kheo liền đến bạch với Đức Thế Tôn.
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
-Đó không phải là Sa-môn, cũng không phải là hành động của kẻ xuất gia thọ Cụ túc giới, đó chỉ là dựa dẫm vào đạo pháp để sinh sống, chỉ cầu lấy sự ăn mặc, chưa từng biết chỉ dạy hay dẫn dắt kẻ khác.
Lúc ấy, Đức Phật Thế Tôn đã dùng vô số sự việc để khiển trách về việc làm ấy là trái với giáo pháp. Ngài nói với các vị Tỳ- kheo:
-Ông Thích tử Hòa Nan là hạng nam tử ngu si, không phải chỉ mới đời này, đem chuyện lợi ích về ăn mặc của thế tục, thuyết giảng rộng rãi để được nổi danh, khiến cho mọi người cúng dường, mà từ kiếp trước, ông cũng đã làm thế.
Về thời quá khứ xa xưa, ở một nơi chốn hết sức vắng lặng, có nhiều vị Thần tiên cư ngụ, trong số đó có một vị Tiên ngu tối, không có trí tuệ, tâm ý tự ngăn lấp, thuyết giảng cho các quốc vương, thái tử và hàng quan lại, ông cũng chỉ nói tới các việc ăn uống với các món ngon vật lạ hoặc chuyện may mặc đủ loại, không hể bàn luận về đạo lý. Ông còn biết chọn hoàn cảnh thích hợp, như thấy kẻ giàu sang, xe ngựa thì đón lại để tìm đến giảng kinh. Hoặc vì những kẻ mê muội mà tìm tới giáng kinh. Hoặc nhân sự trở ngại khó khăn gì đây mà tìm đến giảng kinh. Hoặc vì sự ăn mặc ngon lành, đẹp đẽ của thế tục mà tìm tới khen ngợi để giảng kinh. Do những việc làm đó, ông được mọi người cúng dường đủ thứ các món ngon vật lạ. Khi ấy có một vị Phạm chí ngoại đạo thấy sự việc như thế, nên đã vì quốc vương, thái tử và các đại thần mà thuyết giảng kinh điển. Từ xa trông thấy xe ngựa của vị Tiên mê muội ấy đi tới, các vị Tiên liền đến thưa lên vị Hòa thượng và các vị Tiên khác biết. Nghe được các điều đó, các vị Tiên đều cùng trách cứ, can ngăn, cho rằng những việc làm ấy là sai trái. Đến khi vị Hòa thượng lớn nhất, tức vị Tiên đạt được năm thần thông hỏi rõ việc đó, Bồ-tát (vị Tiên năm thần thông) tức thời quở trách:
-Không nên như thế! Vì nếu người kia đã phạm phải những việc làm phi nghĩa, mà ta lại bài báng thì kể cả hai bên đều chẳng tốt đẹp gì! Chẳng phải là việc chân chánh. Lại nữa thuyết giảng kinh ấy là rời xa chỗ đứng của Hiền thánh, không thích hợp với sách vở. Người nghe, nhận thì cũng có nên chăng? Bởi vì cả hai đều bị đọa lạc!
Đối với việc của Hòa Nan, Đức Phật nói bài kệ:
Hai bên không thông nghĩa
Đọa lạc kể cả hai
Thuyết pháp nghĩa lý sai
Nghe kinh không hiểu rỡ.
Đánh giá đời rất khó
Thần tiên giảng tục kinh
Thu lợi lộc cho mình
Không biết cách khen ngợi.
Ăn cơm gạo thơm ngon
Thịt toàn đồ bổ dưỡng
Còn dựa vào Thánh hiền
Nhằm luận giảng điển chương.
Chí tại nơi nhàn nhã
Lương thực bằng rau quả
Ta vui cuộc sống đây
Thần Tiên vui pháp này
Ca ngợi đạo tịch diệt
Muốn làm Phạm chí tốt
Tự điều phục oai nghi,
Không vui trong mê si
Ít đòi hỏi, biết đủ
Bỏ nhà làm khất sĩ
Hãy nên sống như vậy
Chớ trái với kinh pháp.
Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Các vị hẳn muốn biết người vào thời ấy hay lấy chuyện ăn ngon, mặc đẹp để thuyết giảng, không bàn luận gì về đạo pháp, nay chính là ông Thích tử Hòa Nan đây. Các vị Hòa thượng với những phạm hạnh thanh tịnh nay chính là chúng Tỳ-kheo này. Vị Tiên nhân chứng đắc năm thần thông chính là Ta. Đời trước gặp nhau, đời này cũng gặp nhau.
Đức Phật giảng dạy như thế, các vị Tỳ-kheo không ai là không hoan hỷ lãnh hội.
Kinh 5: Đức Phật Thuyết Giảng về Kinh Ngã Sở
Nghe như thế này:
Một thời, Đức Phật du hóa ở khu lâm viên Kỳ-đà cấp cô độc thuộc nước Xá-vệ, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.
Lúc bấy giờ, có một vị trưởng giả tuổi cao, giàu có vô kể, vàng bạc châu báu nhiều không biết bao nhiêu, nhưng ông sống trong cảnh khổ cực, thiếu thốn, chịu mọi sự đói khát, lạnh nóng. Ông cứ đương đầu với những khó nhăn, lo lắng toan liệu về các hoạn nạn, không kể gì đạo lý là để ky cóp nên cái sản nghiệp này. Tuy giàu có, ông chẳng chịu tiêu xài, không biết bố thí, không hề cúng dường, không nuôi dưỡng mẹ cha, không cung cấp đầy đủ cho vợ con, tôi tớ. Đối. với gia đình, bà con, hàng xóm trong ngoài, còn không được chút lợi lộc gì thì nói chi đến việc ông bố thí để tạo phước đức! Mặc thì toàn áo quần bằng vải thô xấu, ăn thì ăn đồ ôi hư, lòng luôn tiếc của, cha mẹ thiếu thốn, vợ con đói lạnh, gia thất trong ngoài không hề giao tiếp. Ông thường sợ những người ấy gây điều phiền nhiễu. Họ có cầu xin điều gì, ông đều tỏ ra keo kiệt, tham tiếc của cải, đúng là hạng thiếu phước không trí, chỉ bo bo giữ lấy phần mình, không chịu giúp đỡ ai.
Trong lúc còn sống, hoặc vô tình hay hữu ý, tích lũy tài sản của báu nhiều vô số kể mà chẳng tiêu dùng, đến khi mạng chung, nếu không có con nối dòng thì mọi của cải đều bị sung công quỹ. Đức Thế Tôn bảo các vị Tỳ-kheo:
-Các ông hẳn đã được nghe về con người tầm thường, ngu muội, có được nhiều của báu mà chẳng tiêu xài, không phụng dưỡng mẹ cha, nuôi nấng vợ con, tôi tớ, khách khứa thì muôn phần về sau không được chút lợi ích gì mà còn tổn hại.
Các vị Tỳ-kheo nghe thế, tất cả cùng thưa với Đức Phật:
-Dạ đúng như vậy, thưa Đức Thế Tôn, có một vị trưởng giả tên gọi là X, giàu có, của cải nhiều thật không lường, không chịu tiêu dùng, lại không phụng dưỡng mẹ cha, không nuơi nấng vợ con, tôi tớ, không biết bố thí, một ngày kia chết đi, mọi của cải đều bị sang công quỹ.
Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:
-Ông trưởng giả cao tuổi ấy chẳng phải chỉ mới đời này keo kiệt, tham tiếc của cải mà kiếp trước cũng thế.
Đức Phật kể:
-Thuở đời quá khứ xa xưa, ở núi Đại hương mọc rất nhiều cây Tất-bát, là loại dược liệu và hồ tiêu. Trên cây Tất-bát có một con chim tên là Ngã sở, sinh sống nơi đó. Đến tháng xuân, trái cây thuốc chín, người ta đến hái về để ăn và làm thuốc chữa bệnh. Khi ấy, con chim Ngã sở hô hoán kêu than: “Đấy là trái của tôi, các người chớ lấy, lòng ta chẳng muốn các người hái!” Mặc cho chim kêu la, người ta vẫn cứ tiếp tục hái, chẳng thèm nghe tiếng kêu của nó. Con chim phước mỏng, cứ ưu sầu kêu la mãi không thôi, do vậy mà chêt.
Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Đúng như thế đấy! Người ngu si lúc ấy là người căn trí thấp kém, sống chỉ lo làm giàu, không kể chánh tà, dốc tích lũy tài sản. Một mai chết đi, của cải không đem theo được. Như con chim tên là Nsã sở kia, thấy quả cây Tất-bát và các cây thuốc đã chín liền hô hoán kêu than: “Tất cả đều của ta” nhưng người ta cứ hái lấy, không thể ngăn cấm được.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài kệ:
Có chim tên Ngã sở
Ở tại núi Hương sơn
Đến mùa trái chín ngon
Hô hoán của tôi đấy (Ngã sở).
Nghe tiếng lữ vang dậy
Lũ chim đều kéo về
Người hái trái rồi đi
Chim Ngã sở bực dọc.
Con người đâu có khác
Tích tụ của quá nhiều
Mà không chịu chi tiêu
Như chim, không bố thí.
Quan trên và giặc dữ
Oan gia cùng lửa nước
Thiêu rụi hoặc cướp đi
Như chim, trái bị mất.
Sống chẳng ưa ăn mặc
Giường chõng cũng không màng
Hương hoa khắp cúng dường
Nên có được như vậy.
Đã được thân con người
Lại về với giống nồi
Chết là bỏ hết rồi
Không đem được gì cả.
Cho nên phải tạo đức
Lo nghĩ-đến kiếp sau
Người tạo phước đức nhiều
Quả đời sau chờ kết.
Không được vậy, khi chết
Nóng nảy ở trong lòng
Nếu trước ta buông lung
Thì nay nên tạo đức.
Đức Phật bảo cho các vị Tỳ-kheo:
-Nên biết chim Ngã sở lúc đó nay là ông trưởng giả đây. Vậy nên Tỳ-kheo các ông phải lo tu học, chẳng nên keo kiệt, tham tiếc của cải, dứt trừ lòng cáu bẩn, thường tu hạnh thanh tịnh, đó là lời dạy của chư Phật.
Đức Phật giảng nói như thế, không ai là không vui mừng lãnh hội.
Kinh 6: Đức Phật Thuyết Giảng về Chuyện Con Gà Rừng
Nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa nơi khu lâm viên Kỳ-đà cấp cô độc thuộc nước Xá-vệ, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.
Lúc bấy giờ Đức Phật kể với các vị Tỳ-kheo rằng:
-Thuở quá khứ, nhiều đời trước đây, trong rừng cây rậm rạp có một con mèo rừng đang sống ở đó. Gặp ngày lâm bồn, nó không kiếm ăn được nên đói lả. Nhìn thấy trên cây cao có một con gà rừng xinh xắn, đẹp đẽ, nó bèn làm ra vẻ có lòng nhân từ thương xót, vừa lê lết, vừa thở hổn hển, khiến cho người, vật đều chú ý. Con mèo rừng đã có chủ tâm độc ác, muốn lấy mạng con gà rừng nên từ từ tiến đến bên gốc cây, dùng lời dịu ngọt, ngợi khen:
Lặng thinh làm mặt lạ
Ăn cá, mặc áo đẹp
Thôi ngươi hãy xuống đất
Ta vì ngươi kết giao.
Gà rừng đáp kệ lại:
Người có bốn giò đủ
Thân ta có hai chân
Mèo với gà khác loại,
Không nên kết vợ chồng.
Mèo rừng nói kệ:
Ta đã đi nhiều chỗ
Quận, huyện và quốc gia
Không gặp được người ưa
Chỉ mình ngươi vừa dạ.
Thân người thật gọn đẹp
Dáng vẻ khó ai bằng
Ta cũng tươi, dịu dàng
Son trẻ và trong sạch.
Hãy cùng nhau hoan lạc
Như gà đi chơi ngoài
Vừa lòng đều cả hai
Thì sao không vui thích.
Gà rừng đáp lại:
Ngươi sao ta chẳng biết
Thì ngươi muốn gì đây
Mọi việc chưa đủ rõ
Người trí chẳng vui vầy.
Mèo rừng lại nói:
Thuận lấy ta làm vợ
Ngược, như gậy đánh đầu
Dù nghèo cùng đến đâu
Cũng giàu như mưa báu.
Gần quyến thuộc con cháu
Sẽ phát tài không lường
Gần gia đình thân thương,
Thì yên tâm bền vững.
Gà rừng đáp:
Ý dứt, ta theo nàng
Mắt xanh như ghẻ dữ
Như bị dây khóa vòng
Như ngục tù giam giữ.
Mèo mắt xanh nói:
Không cùng ta đồng lòng
Nói chi lời gai góc
Có dụng ý gì chăng?
Lòng ta buồn rười rượi.
Đức hạnh ta vang lừng
Làm gì lưu xú uế
Nào, muốn bỏ ta chăng?
Ta đi xa biệt xứ.
Gà rừng đáp:
Ngươi quyến rũ đi xa
Hung tệ như mãng xà
Tuy lông ngươi mềm mại
Nhưng không muốn sánh đôi.
Mèo rừng nói:
Mau đáp thẳng xuống đây
Ta có điều tỏ bày
Góp lời cùng thân thích
Trình cho cha mẹ hay.
Gà rừng trả lời:
Vợ ta còn son trẻ
Đoan trang, tâm tốt lành
Nết na và đức hạnh
Lòng ta xa sao đành.
Mèo rừng nói:
Ở đây dạy dỗ nghiêm
Gà nhà theo chánh giáo
Trong nhà có tôn trưởng
Phép tắc được giữ gìn.
Cây dương liễu ngoài hiên
Mọi người đều cunq kính
Quanh năm đều tốt rậm
Như Phạm chí thờ lửa.
Đem thế lực nhà ta
Phụng thờ các Phạm chí
Tốt lành nhiều con cháu
Lại được nhiều của báu.
Gà rừng đáp lại:
Trời thỏa nguyện ngươi đó
Lấy gậy Phạm đánh cho
Ở đời có pháp gì
Sao lại muốn ăn gà?
Mèo rừng lại nói:
Ta sẽ không ăn thịt
Bộc lộ ý trong lành
Đối chư Thiên thờ dạy
Ta mong được việc này.
Gà rừng lại dùng kệ đáp:
Ta chưa từng nghe thấy
Mèo rừng mà tu hành
Ngươi muốn diệt ta nhanh
“Ăn gà ” là mơ ước.
Cây và quả phân khác
Giả cười lời đẹp hay
Ta trọn chẳng tin mày
Làm sao ăn gà được.
Tánh ác bộc lộ hết
Mặt như máu đỏ thâm
Mắt thì xanh như chàm
Ngươi cứ phải ăn chuột.
Trọn chẳng ăn gà được
Sao chẳng bắt chuột đi?
Mắt xanh, mặt đỏ lừ
Tên mèo, lúc hô hoán.
Ta lông thảy dựng đứng
Nhanh trốn đi cho rồi
Đời đời xa lìa ngươi
Ý nào gặp nhau được.
Bấy giờ, mèo rừng lại nói;
Lành đâu tại sắc mặt
Đoan chánh cũng vậy thôi
Xét phép tắc oai nghi
Xem tu nhân tích đức.
Đủ hành vi tích cực
Lại phương tiện, thông minh
Gia thế rõ sự tình
Chưa từng ai sánh kịp.
Ngày ngày ăn mặt đẹp
Ta hay tắm gội thường
Bày ca múa tưng bừng
Nếu được ngươi bảo bọc.
Ta vì ngươi chải tóc
Và chăm sóc rửa chân
Đến đây xem đùa không?
Rồi yêu ta chẳng muộn.
Lúc ấy, gà rừng đáp:
Lòng ta đầy tự ái
Khiến sợ người chải đầu
Nếu cùng ngươi thân cận
Chắc chẳng sống lâu đâu
Đức Phật bảo với các vị Tỳ-kheo:
-Nên biết con mèo rừng lúc đó nay là Tỳ-kheo Chiên-già, còn con gà là tiền thân của Ngài. Kiếp xưa gặp nhau, đời này cũng thế.
Đức Phật thuyết giảng như vậy, không ai là không hoan hỷ lãnh hội.
Kinh 7: Đức Phật Thuyết Giảng về Việc Tranh Người Con Gái Ở Đời Trước
Nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại khu lâm viên Kỳ-đà Câp cô độc thuộc Xá-vệ, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.
Bấy giờ Điều-đạt tâm niệm độc hại tự cho mình đạt được đạo, bài báng Đức Như Lai. Mọi người đều trách mắng ông. Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Đế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương, tất cả đều khuyên nhủ:
-Chớ nên có ý hại đến Đức Như Lai, không được bài báng Đức Thế Tôn. Đức Phật là Đấng Chí Tôn của tất cả chúng sinh trong ba cõi, chứng trí tuệ ba đạt không hề bị ngăn ngại, trên trời dưới đất không ai là không quy mạng. Làm sao lại phỉ báng Ngài? Tội lỗi thật không thể lường được! Nhà ngươi muốn hủy báng Đức Phật, chẳng khác nào đưa tay muốn vói lấy mặt trời, mặt trăng; như đem một hạt bụi mà muốn vượt hơn núi Tu-di; như cầm một sợi lông mà đo lấy hư không.
Ông Điều-đạt nghe những lời khuyên ấy nhưng tâm không cải hối. Khi ấy, các vị Tỳ-kheo đều thưa với Đức Phật để rõ về việc đó:
-Ông Điều-đạt có hiềm khích gì mà ôm lòng oán thù Ngài quá vậy?
Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Ông Điều-đạt chẳng phải chỉ mới đời này mà nhiều đời đã như thế.
Đức Phật kể:
-Về thời xa xưa, trải qua vô số kiếp, có một vị Phạm chí rất giàu có, tài sản vô kể, sinh được một người con gái xinh đẹp, đoan chánh, dịu dàng, nhan sắc có một không hai. Các Phạm chí cho đây là một dòng họ hơn người: đã là xử nữ thì phải sánh đôi với kẻ thông hiểu sách vở. Lúc đó, vị Phạm chí mời năm trăm người đồng học về nhà cúng dường ba tháng để xem xét về chỗ hiểu biết của họ. Trong năm trăm người này, có một vị trí tuệ vượt trội, học thấu ba kinh, rộng thông năm điển, văn chương rành mạch, hợp với nghĩa kinh, hạch hỏi, tìm lỗi thì không có chỗ nào còn nghi ngờ, nên được mời ngồi ở chỗ cao hơn hết, nhưng có điều là ông ấy quá già lão, mặt mày lại xấu xí, hai mắt lại xanh, xem chẳng giống người. Vợ chồng vị Phạm chí buồn rầu, còn cô con gái cũng phiền muộn lo lắng. Làm sao mà cùng với người đó nên vợ chồng được, nàng sợ chẳng khác nào sợ quỷ. Đang lúc chưa biết phải làm sao, thì từ phương xa có một vị Phạm chí trẻ tuổi, dung mạo đẹp đẽ đến. Vị Phạm chí này tinh tường ba kinh, thông đạt năm điển, biết rõ thiên văn, địa lý, thấu được mọi việc tai biến lành dữ. Ông cũng biết cả sáu phép đánh bạc, biết các yêu thuật quái dị, xem được thai đang mang là trai hay gái, sinh con khó hay dễ. Ông có lòng thương xót mười phương chúng sinh, đến cả các loài bò, bay, máy, cựa, luôn thể hiện bốn đẳng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Hộ (Xả). Ông nghe biết vị Phạm chí rất giàu có, lại thuộc dòng họ tiếng tăm, đã mời năm trăm người đồng học đến cúng dường trong ba tháng và muốn gả con gái, nên tìm đến thẳng gia đình ấy. Ông vấn nạn các vị Phạm chí kia, khiến cho những vị này trở nên lúng túng, không tìm được lời đáp lại. Năm trăm người ấy trí tuệ không bì kịp, đành để vị Phạm chí trẻ tuổi đó chiếm ngôi thượng tọa. Bây giờ, cô gái và cha mẹ cô thấy vậy đều rất hoan hỷ, cho rằng mình cầu hôn cho con gái đã lâu ngày, nay được như nguyện. Vị Phạm chí đáng kính nói:
-Ta nay tuổi đã già, muốn gả chồng cho con gái đã lâu. Nếu nay ta đúng như mong ước giao con gái ta cho ngươi làm vợ, ngươi nên yêu thương ta tuổi già, chớ hủy nhục nó.
Vị Phạm chí tuổi nhỏ đáp:
-Tôi không thể vượt khuôn phép mà phải theo đúng tình người, tôi xin nhận, tổô biết mình phải làm gì đối với ngài.
Ba tháng cúng dường đã hết, vị Phạm chí giàu có đem con gái giao cho vị Phạm chí trẻ tuổi. Vị Phạm chí già nua kia ôm lòng độc ác, nghĩ: “Ngươi đã làm nhục mà đoạt vợ của ta, đời đời ta oán thù ngươi, tìm cách hại và làm nhục ngươi, quyết không để yên cho ngươi đâu.”
Người Phạm chí trẻ tuổi luôn thể hiện tâm từ bi, còn người Phạm chí già nua kia thì cứ ôm lòng độc hại.
Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Người Phạm chí già nua thời ấy nay là Điều-đạt, còn vị Phạm chí trẻ tuổi chính là Ta, người con gái kia chính là Cù-di. Đời trước đã kết, đời nay khó giải.
Đức Phật đã giảng nói như thế, các vị Tỳ-kheo không ai là không vui vẻ lãnh hội.
Kinh 8: Đức Phật Thuyết Giảng về Chuyện Ngọc Bị Rơi Vào Trong Biển
Nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa ở núi Linh thứu thuộc thành Vương xá cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, tất cả các vị đại Thánh đều đã đạt được thần thông.
Bấy giờ, các vị Tỳ-kheo tụ tập ở giảng đường, cùng nhau bàn luận:
-Đức Thế Tôn của chúng ta, từ vô số kiếp luôn tinh tấn tu hành, không chút biếng trễ, không còn bị vây buộc với nạn sinh tử trong năm đường, dốc mong được giác ngộ để cứu độ tất cả chúng sinh. Do luôn hành tinh tấn, Ngài đã vượt qua chín kiếp, chứng được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là Bậc Tối Chánh Giác. Chúng ta là những kẻ mới được Ngài thi ân hóa độ, phải nên noi theo để tu tập.
Lúc ấy, Đức Phật từ xa nghe lời bàn luận của các vị Tỳ-kheo đó, liền đến giảng đường hỏi các vị đã bàn luận điều gì? Các vị Tỳ- kheo thưa:
-Chúng con đang bàn luận: Đức Thế Tôn công đức thật vòi vọi không lường, từ nhiều kiếp đến nay luôn tinh tấn tu hành chẳng chút chán nản, không xa lánh những gì khó khăn, siêng năng khổ nhọc để cầu đạo, nhằm tế độ muôn loài không bị rơi rớt giữa chừng, tự chứng được đạo quả Phật-đà, chúng con nhờ ân ấy mà được hóa độ.
Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Thật đúng như lời các ông vừa nói. Ta từ vô số kiếp đến nay, luôn dốc tinh tấn cầu đạo, không chút nhác lười. Vì thương xót chứng sinh, muốn độ cho họ được giải thoát. Nhờ ở sự tinh tấn ấy, vượt qua chín kiếp, chứng được quả Phật trước khi Phật Di-lặc ra đời. Ta nhớ về đời quá khứ, vô số kiếp trước đây, thấy dân chúng trong nước vô cùng nghèo khó, thương xót họ, phải tìm cách gì để giúp họ được no đủ. Ta nghĩ là phải vào biển để kiếm được ngọc Như ý mới mong cứu giúp họ được. Bèn gióng trống, khua chuông kêu gọi ai muốn vào biển để tìm kiếm châu báu. Mọi người tụ hội lại khá đông. Khi sắp lên thuyền, ta ra lệnh chỉ rõ: Đi biển lần này là xa cha mẹ, chẳng luyến tiếc vợ con, xem thường sự sống chết của bản thân, có như vậy thì mới nhập bọn. Sở dĩ như thế là vì có ba cái nạn ở biển cả: Một là ngoài biển có loài cá lớn, dài đến hai mươi tám ngàn dặm; hai là quỷ thần, La-sát luôn muốn lật đắm thuyền chúng ta; ba là núi bị chấn động. Ta nói điều này để sau khỏi có kẻ oán trách.
Vừa nghe nói xong, mọi người đều thoái chí. Chỉ có năm trăm người một lòng kiên quyết ra đi. Thế là họ nhìn chiều gió, dong buồm ngồi thuyền ra đi, đến thẳng biển của Long vương để trước hết là tìm cầu ngọc Như ý. Long vương thấy họ siêng năng, khó nhọc mới đến được biển, muốn giúp đỡ kẻ nghèo khó, nên lấy ngọc cho họ. Những người đi tìm ngọc, ai nấy đều lo thu nhặt của báu, đã đầy đủ rồi thì họ lên thuyền trở về. Các rồng ở trong biển và quỷ thần đều bàn với nhau:
-Ngọc Như ý này là của quý báu nhất ở biển, không thể để cho người thế tục lấy được, sao lại làm tổn hại cho biển cả mà làm lợi cho cõi Diêm-phù-đề?
Chúng đâm ra tiếc rẻ nên tìm kế đoạt lại, chứ chẳng chịu mất ngọc báu về tay loài người. Lúc ấy, rồng và quỷ thần ngày đêm bao vây họ nhiều vòng, quyết đoạt cho được ngọc báu kia. Vị Thầy dẫn đường cho các người đi tìm ngọc ấy oai đức cao vời, đám quỷ thần và rồng tuy muốn lật thuyền để đoạt ngọc Như ý, nhưng sức của chúng không đủ. Vị Đạo sư và năm trăm người đi lấy ngọc đều yên ổn vượt biển. Bồ-tát (vị Đạo sư) mừng rỡ, cho thuyền dừng lại bên bờ biển, cúi đầu xuôi tay chú nguyện thần biển, cột châu báu ở nơi cổ. Khi đó, rồng và quỷ thần nhân cơ hội ấy đã làm cho ngọc báu rơi hết xuống biển.
Vị Đạo sư hết sức xót xa, nghĩ: “Ta đi thuyền gian khó, khổ sở không kể xiết, vào biển mới lấy được của báu này để cứu đói cho mọi người. Nay thần biển lại đem đổ xuống đáy sâu!” Ngài bèn bảo người hầu cạnh mau đem vật dụng đến để hút nước biển cạn đến đáy bùn, nếu tìm không được ngọc báu ấy thì không thể chấm dứt. Có đồ hút nước biển rồi, ngài dốc hết sức lực mình chẳng nề gian khó, không tiếc đến tánh mệnh, làm cho nước tự nhiên bị hút vào vật dụng kia. Các quỷ thần và rồng thấy sự việc như thế, lòng đều lo sợ, cho rằng người này uy thế và sức tinh tấn như vậy thật chẳng phải người đời có được. Nếu để ông ấy cho hút nước thì chẳng bao lâu biển sẽ cạn kiệt. Nghĩ thế nên chúng liền mang ngọc báu đến xin trả lại và tạ từ:
-Chúng tôi không lượng sức mình, chẳng hiểu được sức mạnh tinh tấn vô địch trong thiên hạ của bậc Đạo sư!
Thu lại của báu trở về nước, ngài quán tưởng về vật ấy, cầu nguyện khiến trời mưa bảy thứ báu, rồi đem của đó cung cấp cho thiên hạ khiến mọi người đều được an vui, no đủ.
Đức Phật bảo:
-Vị Đạo sư ngày ấy chính là tiền thân của Ta, năm trăm người theo Ta lấy của báu nay là đệ tử của Ta đấy. Ta là người hướng dẫn mọi người tinh tấn xông vào biển cả, lấy được của báu đem về, cứu giúp mọi người cùng khổ. Đến nay Ta đã chứng được quả vị Phật, ra khỏi sinh tử, được trí tuệ vô lượng, tế độ chúng sinh không hề sót một loài nào.
Đức Phật đã giảng nói như thế, các vị Tỳ-kheo thảy đều hoan hỷ lãnh hội.
Kinh 9: Đức Phật Giảng Thuyết về Chuyện Tỳ-kheo ni Chiên- xà ma Bộc Chí Hủy Báng Đức Phật
Nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại khu lâm viên Kỳ-đà cấp cô độc thuộc nước Xá-vệ, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.
Lúc bấy giờ, quốc vương Ba-tư-nặc thỉnh Đức Phật và các vị Tỳ-kheo vào cung thọ trai. Đức Phật cùng các vị đại Tỳ-kheo và Bồ- tát rời khỏi khu lâm viên, Trời, Rồng, Thần, Quỷ cùng quyến thuộc vây quanh. Trời Đế Thích, Phạm thiên và Tứ thiên vương rải hương hoa, tấu nhạc trời cúng dường ở trên cao, cùng rưới nước hương thơm xuống đất. Đang lúc Đức Phật cùng đại chúng vào thành Xá- vệ nhằm đến thẳng vương cung thì có Tỳ-kheo-ni tên là Bộc Chí, dùng một khúc cây cột trong bụng giống như đang mang thai, tới kéo áo Đức Phật kêu lên:
-Ông là chồng tôi, từ khi thành thân không hề cung cấp quần áo, lương thực cho bản thân tôi, cớ sao như thế?
Khi ấy, các vị trong đại chúng Trời, Người, Đế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương cùng chư Thiên, Quỷ thần và dân chúng trong nước thảy đều kinh hoàng. Họ đều biết Đức Phật là Đấng Chí Tôn của ba cõi, tâm luôn thanh tịnh còn hơn ngọc Ma-ni, trí tuệ tươi sáng hơn cả mặt trời, mặt trăng, một mình cất bước trong ba cõi, không một ai có thể sánh kịp. Ngài hàng phục các tà thuyết, tất cả chín mươi sáu loại thảy đều quy kính, đạo đức cao dày, lồng lộng, không thể kể xiết! Như hư không vô hình không hề bị ô nhiễm, tâm Đức Phật còn hơn thế nữa, không một ai có thể sánh ngang hàng với Ngài được. Vị Tỳ-kheo-ni này đã là đệ tử của Phật, tại sao lại ôm lòng xâu ác muốn hủy hoại Đức Như Lai?
Lúc ấy, Đức Thế Tôn nhận thấy rõ tâm ý của mọi người, muốn dứt trừ mối nghi cửa họ, bèn ngước nhìn lên cao, vừa đúng lúc trời Đế Thích hiện xuống hóa làm một con chuột nhỏ, cắn đứt dây cột khúc gỗ nơi bụng của Bộc Chí, làm cho khúc gỗ rơi xuống đất. Mọi người thấy sự việc như vậy, vừa giận, vừa mừng, cho là do đâu mà có sự việc kỳ quái này. Vua Ba-tư-nặc tỏ ra giận dữ, bảo là vị Tỳ- kheo-ni này đã lìa bỏ gia đình, sự nghiệp, làm đệ tử Đức Phật, đã không tán dương công đức vô lượng, vô biên của Đức Như Lai mà ngược lại ôm lòng ganh ghét, bài bác Đức Đại Thánh! Vua liền ra lệnh cho người hầu đào hố sâu để chôn ngược bà ta. Đức Phật khuyên giải nhà vua:
-Chớ nên như thế! Đó là tội đã tạo ra từ kiếp trước của ta, không chỉ riêng bà ấy muốn hại.
Đức Phật kể:
-Thuở đời quá khứ xa xưa, có một nhà buôn bán rất nhiều ngọc quý, ngọc ấy vừa tròn trịa, vừa xinh đẹp. Bấy giờ, có một phụ nữ đến mua ngọc, giá cả gần xong thì ngẫu nhiên cùng lúc có một người đàn ông đến cho giá cao, mua hết số ngọc đó, mua xong ra đi. Người phụ nữ không mua được ngọc, lòng tức giận, nhưng cũng đến xin người đàn ông chia bớt cho mình, mà ông ta nhất định không chịu. Vị ấy rất oán giận, nghĩ: “Ta đến mua ngọc trước, ngươi đến sau, lại đoạt mua hết, xin chia bớt, ngươi cũng không chịu! Ngươi đã làm nhục ta, đời đời ta phải báo cái oán này. Ngươi đã hủy nhục ta, hối không kịp đâur.
Phật nói với các Tỳ-kheo, quốc vương và mọi người:
-Nên biết người đàn ông mua ngọc đó chính là thân Ta, còn người đàn bà mua ngọc ngày ấy nay là bà Bộc Chí. Do ôm mối hận đó mà sinh ra ở đâu, bà cũng tìm cơ hội bài bán Ta.
Đức Phật giảng nói chuyện ấy, mọi người đều dứt hẳn nghi ngờ, không ai là không hoan hỷ lãnh hội.
Kinh 10: Đức Phật Thuyết Giảng về Con Ba Ba Và Con Khỉ Chúa
Nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại khu lâm viên Kỳ-đà cấp cô độc thuộc nước Xá-vệ, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.
Bấy giờ, các vị Tỳ-kheo hội họp, bàn luận:
-Tỳ-kheo-ni Bộc Chí ấy đã rời bỏ gia đình, sự nghiệp, xuất gia học đạo, quy mạng Tam bảo, Đức Phật là cha, giáo pháp là mẹ, chư vị Tỳ-kheo là huynh đệ, vốn dốc lòng; theo đạo pháp làm Sa-môn, tuân giữ con đường đạo mà tu tập, dứt trừ ba độc cấu nhiễm, cúng dường, hầu hạ Phật pháp và các Tỳ-kheo Tăng, thương xót chúng sinh, thường hành bốn tâm vô lượng, mới có thể được giải thoát. Vậy mà ngược lại, bà đã ôm lòng độc ác, hủy báng Đức Phật tôn quý, khinh rẻ chúng Tăng, thật là điều quái lạ chưa từng có!
Đức Phật nghe rõ việc này, nên đến hỏi các vị Tỳ-kheo:
-Các thầy bàn luận về chuyện gì?
Các vị Tỳ-kheo trình bày với Đức Phật các điều đã bàn. Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Tỳ-kheo-ni ấy, chẳng phải chỉ đời này mới có ý ác hại Như Lai mà nhiều đời về trước cũng đã từng như vậy.
Ta nhớ lại từ vô số kiếp trong quá khứ, có một con khỉ chúa ở trong rừng cây, ăn trái cây, uống nước lã, lòng luôn thương xót đối với tất cả người và vật, muốn độ cho tất cả đều đạt đến cõi vô vi, giải thoát.
Nó cùng với một con ba ba kết bạn thân mật, kính trọng chẳng hề nghịch nhau. Thỉnh thoảng con ba ba đến chỗ con khỉ chúa ăn uống đàm luận những chuyện thích đáng, hợp nghĩa lý. Vợ con ba ba thấy chồng ra đi nhiều lần cho là có chuyện ngoại tình, liền hỏi chồng:
-Chàng đã nhiều lần ra ngoài, làm gì ở đâu, lấy gì làm chắc là chàng không làm việc vô đạo, phóng túng ở bên ngoài?
Con ba ba chồng đáp:
-Ta với khỉ chúa kết làm bạn thân. Hắn thông minh, trí tuệ, lại hiểu nghĩa lý. Ra khỏi nhà là đến đó ngay, ta với hắn bàn luận kinh pháp, chỉ nói những điều phải, không hề phóng túng.
Vợ không tin lời chồng nói. Nó giận con khỉ chúa dụ chồng nó đi lại nhiều lần, nên có ý đồ muốn giết con khỉ. Nhân chồng đang ở nhà, nó giả vờ bệnh nằm liệt giường. Chồng nó vất vả chạy thầy chạy thuốc để trị liệu, nhưng chẳng ăn thua gì. Nó bảo với chồng:
-Sao phải vất vả, tốn hao thuốc men, bệnh ta nặng lắm, phải lấy được gan của con khỉ bạn thân của chàng, dùng gan ấy chữa thì mới lành!
Chồng đáp:
-Đó là bạn thân của ta, đã trao gởi thân mạng cho nhau chẳng chút nghi ngờ, thì làm sao toan lấy gan nó mà trị bệnh cho nàng được?
Vợ nói:
-Đã là vợ chồng với nhau, hai ta chỉ là một, sao chàng lại chẳng lo cứu giúp thiếp?
Phản lại con khỉ là chẳng hợp với đạo nghĩa, nhưng sợ vợ và bị vợ bức bách nên ba ba phải đến mời con khỉ chúa. Hắn nói:
-Ta nay qua lại nơi ở của anh, nhưng anh chưa hề quá bộ đến cửa nhà tôi. Nay tôi mời anh đến nhà ăn bữa cơm.
Khỉ chúa đáp:
-Tôi ở trên đất, anh ở dưới nước, làm sao đến nhà anh được?
Ba ba đáp:
-Tôi sẽ cõng anh, như thế cũng thích hợp đấy!
Con khỉ chúa bằng lòng theo. Đi được nửa đường, ba ba nói với khỉ chúa:
-Hẳn anh muốn biết vì sao tôi đến mời anh chớ gì? Đó là vợ tôi bị bệnh hiểm nghèo, muốn có được lá gan của anh để ăn thì mới dứt được bệnh.
Khỉ chúa nói:
-À ra vậy, sao anh không nói sớm, tôi đã treo gan trên cây rồi, không đem theo đây, để tôi trở về lấy đã.
Thế là cả hai trở lại, đến nơi, con khỉ bèn nhảy vọt lên cây, vui mừng nhảy nhót. Ba ba hỏi:
-Sao ngươi không lấy gan mang theo đến nhà ta, mà lại thót lên cây nhảy nhót lăng xăng thế?
Khỉ chúa đáp:
-Thiên hạ không ai ngu hơn ngươi, gan mà làm sao treo trên cây được. Ngươi cùng với ta đã là bạn, thân mạng ký thác cho nhau, mà ngươi lại có ý đồ hại ta, thì từ nay về sau, hai ta mỗi người một ngả.
Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:
-Vợ của con ba ba ấy nay là bà Bộc Chí, con ba ba là ông Điều-đạt, còn con khỉ chúa là tiền thân của Ta.
Đức Phật đã giảng nói như thế, các vị Tỳ-kheo không ai là không hoan hỷ lãnh hội.
Kinh 11: Đức Phật Thuyết Giảng về Chuyện Năm Vị Tiên Nhân
Nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật du hóa ở thành Vương xá cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị và các vị Bồ-tát.
Đức Phật bảo các vị trong chúng hội:
-Về vô số kiếp xa xưa, có năm vị Tiên nhân sống nơi rừng núi. Bốn người là chủ, một người chuyên hầu hạ, cung cấp mọi thứ, chưa từng làm mất lòng bốn người kia. Hái quả, múc nước đều làm đúng giờ giấc. Một ngày nọ, ông ta đi xa hái quả, lấy nước, mệt mỏi ngủ say, quên giờ trở về. Ông về đến nơi thì đã quá nửa ngày rồi, bốn người kia không được ăn, tức giận gọi người hầu đến bảo:
-Ngươi lo việc cấp dưỡng mà xử sự như thế được sao? Hành động như ngươi đúng là một người xấu ác đáng nguyền rủa chứ không phải là người đàng hoàng.
Người hầu nghe xong, buồn rầu, khó nói nên lời, trở về bên gốc cây, ngồi gần mép nước duỗi một chân, suy nghĩ tự trách mình làm việc đã lâu, nay cung cấp trái giờ ăn của bốn vị Tiên, đã mất ý nghĩa của đạo giáo, lại còn chẳng thuận với bốn vị kia, nên quá xúc động mà chết. Chân ông thường mang đôi guốc bằng bảy báu, khi ông duỗi chân ngồi thì một chiếc guốc rơi xuống nước mất. Sau khi chết liền sinh làm đứa con đáng nguyền rủa của một người ngoại đạo. Lúc hơn mười tuổi, cùng với bọn trẻ đùa giỡn bên đường. Bấy giờ có vị Phạm chí đi qua thấy bọn trẻ đùa giỡn bên đường, nên dừng lại quan sát, thấy đứa trẻ đáng nguyền rủa này có quý tướng làm vua, dung mạo đặc biệt hơn người. Vị Phạm chí gọi đứa trẻ ấy đến bảo:
-Ngươi có tướng làm vua, không nên vung phí sức lực rong chơi với bọn chúng.
Đứa trẻ đáp:
-Tôi là một tên đáng nguyền rủa, sao có tướng làm vua được!
Vị Phạm chí lại nói:
-Căn cứ theo kinh điển của ta so với nghi dung hình thể của ngươi và theo sách ghi sấm ký cũng rất phù hợp. Việc này mà ứng nghiệm thì lời ta là ân sâu nặng đấy, chắc chắn không chút lừa dối.
Vị quốc vương ấy phải mất vào ngày ấy, tháng ấy, ắt ngươi sẽ được kế vị.
Đứa trẻ đáp:
-Dạ, ngài chớ nói lớn chuyện này, xin hãy giữ thật kín. Nếu đúng như lời ngài nói, con xin mang ân nặng, chẳng dám tự kiêu.
Vị Phạm chí nói xong, bỏ đi sang nước khác.
Chẳng-bao lâu, nhà vua mất, không có người nối ngôi, cho người cầu hiền để làm quốc vương. Quần thần bàn: “Nước không có chủ như người không có đầu, phải mau đi tìm người có đức để lập làm vua.”
Sứ giả đi khắp nơi, thấy đứa trẻ ấy có phong tư khác thường, liền cho người về trình báo với quần thần, phải theo phép tắc của triều đình, xa giá uy nghi đúng phép, đem đến nghinh đón. Quần thần bá quan ai cũng mừng rỡ, theo đúng lời sứ giả đã thưa, xa giá nghiêm chỉnh cung kính rước về. Dùng nước thơm tắm gội, mặc triều phục năm thời, đội mũ thất bảo, đeo kiếm, đúng như pháp của Tiên vương, tiền hô hậu ủng, hợp với nghi thức quốc gia, đưa đứa trẻ ấy lên điện tức vị. Vua hướng về phía Nam, xưng hiệu, bố cáo khắp nơi được biết, cầu cho đất nước an lành, dân chúng vui mừng.
Khi ấy, vị Phạm chí ngước trông thiên văn, cúi xuống quan sát địa lý, biết được đứa trẻ ấy đã lên ngôi vua, bèn tìm đến thẳng cửa cung, cầu xin yết kiến. Quan giữ cửa tâu với vua:
-Bên ngoài có vị Phạm chí cầu xin yết kiến quốc vương.
Nhà vua cho mời vào. Vị Phạm chí tiến vào vừa cảm tạ, vừa chú nguyện, rồi thưa với nhà vua:
-Thật như tồi đoán, nay kết quả đã đúng như nguyện trước, hoàn toàn chắc chắn chăng?
Nhà vua đáp:
-Đúng vậy! Đạo nhân quả là bậc thần diệu! Tôi đã chịu ân và hưởng được ngôi cao.
Nhà vua nói tiếp với vị đạo nhân:
-Nửa kho tàng châu báu của đất nước, phụ nữ đẹp, xe ngựa, người hầu, nếu ông muốn là được ngay.
Vị Phạm chí đáp:
-Tôi không muốn những thứ đó, chỉ xin nhà vua hai ước nguyện: Một là xin được cùng với vua ăn uống, y phục, mọi thứ nằm ngồi đều đồng thời như nhau, chớ có trước sau hay sai khác. Hai là cùng với vua tham gia bàn luận quốc sự, cùng nhau quyết định mọi việc, không được tự chuyên.
Nhà vua nói:
-Lành thay! Tôi chấp nhận hai ước nguyện của đạo nhân, không làm sai khác đâu!
Nhà vua thường lấy chánh pháp để chỉnh đốn và cai trị đất nước, không bức hiếp muôn dân. Vị Phạm chí được ân vua, tự kiêu, phóng túng, khinh miệt đại thần. Quần thần căm giận đến can vua:
-Vua là bậc tôn quý, phải nên cùng với các vị đại thần kỳ cựu bàn bạc việc nước, chứ lại tin theo đạo sĩ khiến hắn trở nên ngạo mạn, khinh lờn, lấn hiếp bá quan. Việc này nếu lân quốc nghe được, họ sẽ cười cho, sẽ dẫn đến nạn giặc thù xâm lấn.
Nhà vua nói:
-Lúc nhỏ, ta có lời thề với ông ta từ lâu, làm sao có thể bỏ được!
Triều thần can vua không nghe, họ nghĩ: “Nếu vua ăn trước, không chờ hắn thì có thể sửa đổi được tình hình.”
Được vua bằng lòng, họ đợi đến lúc ông Phạm chí đi vắng không về kịp, bèn dọn bữa cho vua ăn trước. Ông Phạm chí trở về tức giận, nói:
-Vì cớ gì mà nay một mình nhà vua ăn trước?
Vua đáp:
-Ta ăn trước vì ngươi chưa về, biết ngươi về trễ nên ta đã dự bị sẵn một cỗ khác cho ngươi.
Ông Phạm chí mắng:
-Đồ thứ đáng nguyền rủa, chẳng biết đạo lý, vi phạm lời thề.
Quần thần nghe kẻ bề tôi mà dám hủy báng vua như thế đều đến tâu vua xin giết đi. Vua hỏi quần thần:
-Tội này nên dùng hình phạt nào để xử?
Mọi người đều thưa rằng: nào là bỏ vào nồi để nấu, nào là dùng lửa thiêu đốt, nào là đem phanh thây, nào là bỏ vào cối mà giã, hoặc dùng năm hình phạt như là xẻo tai, cắt lưỡi, móc mắt...Vua không nghe theo. Vua bảo:
-Ta phụng thờ đạo pháp, lòng thành luôn thương xót tất cả chúng sinh, không hại đến một con vật mềm yếu, huống gì là hại mạng con người. Nay cấp lương thực, đồ dùng cho hắn rồi đuổi ra khỏi nước.
Quần thần y theo chiếu chỉ, cấp lương thực và quần áo, rồi trục xưất ông Phạm chí ấy ra khỏi lãnh thổ.
Một mình trên quãng đường xa, chịu bao nhiêu thứ nóng lạnh nên mệt mỏi, tiều tụy, chẳng giống với ai, ông ta sang nước khác, thẳng đến nhà một người Phạm chí vốn có quen biết từ trước. Người Phạm chí này hỏi:
-Người từ đâu đến, tu tập hành động theo kinh điển gì? Đã có chỗ sở đắc chưa?
Hắn đáp:
-Tôi từ xa đến đây, bị đói rét hành hạ nên quên hết những điều đã tu tập.
Vị Phạm chí ấy nghĩ: “Người này đã quên hết những điều đọc tụng tu tập, khó có thể làm công việc giáo hóa, nên cho ông ta làm ruộng.” Ông liền cấp cho hắn tôi tớ và trâu cày. Khi làm ruộng, hắn đầy đọa người đầy tớ quá đỗi, bất phải san bằng đất đai và sai đi khắp nơi. Người đầy tớ buồn khổ muốn gieo mình xuống dòng nước. Người ấy đến bên dòng sông thì nhặt được một chiếc guốc bằng bảy báu, lòng bèn nghĩ: “Nếu đem đưa cho ông chủ, thì ông chủ vô ân, nếu đem cho cha mẹ thì cha mẹ ắt bán để ăn thôi. Ông Phạm chí này đã gây khốn khổ, sai khiến ta đủ điều, ta đang phải phụng sự hắn, nếu đem dâng chiếc guốc báu này thì có thể được thoải mái.” Anh ta liền mang chiếc guốc về dâng cho người Phạm chí. Ông này rất vui mừng, suy nghĩ: “Giá trị của chiếc guốc bằng bảy báu này thật không có gì sánh được. Ta đã làm trái ý vua, bây giờ nếu đem chiếc guốc này dâng lên vua thì cái tội phạm thượng trước đây có thể được hóa giải.”
Vị Phạm chí nghĩ như thế rồi bèn trở lại tìm vị quốc vương, dâng lên vua chiếc guốc, rồi hắn tự trần tình sự ăn năn hối lỗi ngày trước, xin được vua tha tội cho.
Nhà vua nói:
-Lành thay!
Rồi vua liền đem chiếc guốc vào để trong màn, cho hắn ngồi tòa riêng, gọi quần thần lại, xuống chỉ:
-Các khanh có thấy vị Phạm chí bị trục xuất trước đây không? Quần thần tâu:
-Thưa không thấy!
Vua nói:
-Nếu như thấy hắn thì ta phải làm gì?
Quần thần tâu:
-Dạ phải chặt tay chân hắn, xẻo tai, mũi hắn, chặt đầu, chém lưng hắn... dùng năm thứ độc trị hắn.
Vua nói:
-Nếu như hắn tỏ ra hiểu biết thì sao?
Quần thần tâu:
-Thưa không xét.
Nhà vua đưa chiếc guốc báu cho quần thần thấy và gọi người Phạm chí ra để gặp quần thần, nói rõ việc liên quan giữa hắn với vật báu lạ này. Quần thần cùng tâu:
-Tội người Phạm chí này như núi, như biển, không thể tha thứ được. Hiến một chiếc guốc chưa đủ, nếu được một đôi thì tội ấy mới có thể dứt trừ.
Nhà vua đồng ý. Vua lại trục xuất người Phạm chí, bảo phải tìm thêm một chiếc guốc nữa. Người Phạm chí buồn bã than:
-Ôi! Việc ta lại thêm nặng nề quá lắm!
Hắn bèn quay về chủ cũ. Người chủ hỏi:
-Ngươi đã đến chốn nào và từ đâu trở lại đây?
Người Phạm chí nín thinh, chẳng dám đáp lại, làm như ngẫu nhiên mình trở lại đây. Người chủ cũ giao cho trâu cày, đầy tớ, khiến hắn lo việc trồng trọt như trước. Bấy giờ, người Phạm chí mới hỏi người đầy tớ:
-Trước đây ngươi được chiếc guốc báu ở đâu?
Người đầy tớ liền đưa hắn đến nơi nhặt chiếc guốc. Đến bên bờ nước, hắn tìm khắp chung quanh nhưng không thấy chiếc guốc kia ở đâu. Anh chàng đầy tớ bỏ về. Người Phạm chí nghĩ: “Chiếc guốc báu đó ắt phải từ phía thượng lưu trôi xuống, ta ở phía dưới này làm sao tìm được.” Hắn liền theo ngược dòng sông đi lên, trông thấy một con cá ngậm hoa sen lớn lội theo dòng nước cuốn trôi. Hoa ấy rất lớn, có hơn một ngàn cánh. Người Phạm chí suy nghĩ: “Tuy không tìm được chiếc guốc, mà nếu dâng lên nhà vua bông hoa này thì cũng có thể hóa giải được lỗi trước và được sủng ái như xưa”. Hắn. liền cầm lấy cành hoa thì thấy có bốn vị Tiên nhân đang ngồi bên gốc cây, liền đi đến trước mặt các vị ấy làm lễ, thăm hỏi nơi ở và chúc Thánh thể được vạn phước. Các vị Tiên hỏi:
-Ngươi từ đâu đến đây?
Người Phạm chí thưa:
-Con làm mất lòng nhà vua, tuy đã dâng một chiếc guốc báu, nhưng chưa đủ để hóa giải tội lỗi, cho nên phải ngược dòng đến đây để tìm thêm một chiếc nữa mà chưa tìm được.
Vị Tiên nhân bảo:
-Ngươi là người có học, phải biết lẽ tiến lui chứ! Vị quốc vương đó là đệ tử của chúng ta, đã từng thương yêu, kính trọng ngươi, cùng ăn uống, nằm ngồi, bàn bạc quốc sự với ngươi. Tại sao trong một lúc mà ngươi dám mắng vua là đồ đáng nguyền rủa. Tội ngươi rất đáng bị tru lực. Ngươi nay chẳng biết, tại nơi gốc cây này, quốc vương xưa là thị giả cung cấp lương thực cho các vị Tiên, hồi ấy đã ngồi duỗi một chân, rồi quá xúc động mà chết, chiếc guốc báu rơi xuống nước, một chiếc mang nơi chân thì còn đây, giờ cho ngươi đó!
Người Phạm chí nhận lấy chiếc guốc, dập đầu tạ lỗi, trở về bổn quốc, tiếp tục dâng chiếc guốc lên nhà vua. Nhà vua vui mừng, lòng quần thần cởi mở nên hắn lại được sủng ái như xưa.
Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Vị vua lúc đó là tiền thân của Ta, bốn vị Tiên nhân ấy là các vị Phật Câu-lưu-tần, Câu-na-hàm Văn-ni, Ca-diếp và Di-lặc, còn ông Phạm chí kia là Điều-đạt.
Bấy giờ, Đức Phật giảng như thế, các vị Tỳ-kheo không ai là không hoan hỷ lãnh hội.

« Kinh này có tổng cộng 5 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn


Phật Giáo Yếu Lược


Hai Gốc Cây


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.138.121 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập