Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lúc bấy giờ Thế Tôn lại dùng thí dụ để làm rõ nghĩa trên.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như ánh sáng ngọn đuốc có thể xua tan tất cả tối tăm nhưng sự tối tăm kia đi chỗ nào, chẳng phải đi hướng Đông, chẳng phải đi hướng, Nam chẳng phải đi hướng Tây, chẳng phải đi hướng Bắc. Đi cũng chẳng phải đi, đến cũng chẳng phải đến. Này Ca-diếp, ánh sáng kia chẳng phải có ngã phá trừ được tối tăm, nếu chẳng tối tăm sao hiển bày ánh sáng. Ca-diếp, ánh sáng và tối tăm vốn không có tự tánh, hai thứ này đều là không, không đắc không xả. Ca-diếp, trí huệ cũng lại như vậy, nếu có trí huệ sanh thì vô trí liền mất, mà sự vô trí kia đi về chỗ nào? Chẳng đi hướng Đông, chẳng đi hướng Nam, chắng đi hướng Tây, chẳng đi hướng Bắc. Đi chẳng phải đi, đến cũng chẳng phải đến. Ca-diếp, có trí huệ sanh thì vô trí liền mất, trí kia chẳng phải có ngã phá trừ được vô trí, nếu vô trí không có thì trí huệ sao hiển bày. Này Ca-diếp, có trí và vô trí đều không có tự tánh, hai thứ này đều là không, không đắc không xả. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như ánh sáng ngọn đèn
Xua tan đi tối tăm
Lúc tối tăm bị mất
Thì nó đi phương nào
Ánh sáng ngọn đèn kia
Chẳng có tối sao hiển
Cả hai không tự tánh
Không tánh nên là không
Trí huệ cũng như vậy
Khi phát sanh trí huệ
Vô trí tự biến mất
Cả hai đều là không
Thật không có tự tánh
Không thể lấy hay xả
Phật bảo Ca-diếp: Thí như ngôi nhà trống không có cửa lớn của sổ . Trãi qua trăm ngàn năm không có người ở, rồi ngôi nhà tối ấy bỗng có người đến . Thắp lên ngọn đèn để trong nhà. Ca-diếp, ý ông nghĩ thế nào? Nếu bóng tối ấy có ngã trãi qua trăm ngàn kiếp ở đây, nay ngã không chịu đi, có việc này chăng.
Ca-diếp thưa: Bạch Thế Tôn ! Không được, bóng tối kia không có sức lực, nếu ánh sáng sanh thì bóng tối nhất định phải đi.
Phật bảo Ca-diếp: Phiền não nghiệp chướng cũng lại như vậy, trãi qua trăm ngàn kiếp trụ ở trong thức, nhưng hành giả ngày đêm chánh quán tương ưng phát sanh đèn trí huệ. Ca-diếp, như vậy trí huệ bậc Thánh đã sanh thì nghiệp phiền não nhất định không có chỗ ở. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như ngôi nhà nhà ngàn năm
Không cửa không người ở
Bỗng nhiên có người đến
Thắp lên ngọn đèn sáng
Bóng tối ở lâu năm
Trong phút chốc biến mất
Bóng tối nơi nhà ấy
Không nói ta ở lâu
Nay sẽ không chịu đi
Nghiệp phiền não chứa nhóm
Nghĩa ấy cũng như vậy
Tuy ở trăm ngàn kiếp
Tánh vốn không chân thật
Hành giả suốt ngày đêm
Thâm nhập chân thật quán
Đèn trí huệ phát sinh
Các phiền não tích tập
Trong giây lát liền mất.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như hư không không thể gieo hạt giống. Như vậy Ca-diếp, nếu hành giả cố chấp vào đoạn kiến, quá khứ đã diệt, ngày mai chẳng có thì hạt giống Phật pháp trụ ở chỗ nào. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như hư không rộng lớn
Vô bờ không thể lường
Ở nơi hư không ấy
Gieo hạt giống chỗ nào
Đoạn kiến cũng như vậy
Quá khứ không thể có
Vị lai cũng chưa sanh
Sao gieo chủng tử Phật.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như phân đầy cả mặt đất, có thể gieo tất cả hạt giống. Ca-diếp, cũng vậy nghiệp phiền não đầy cả thế gian, có thể gieo tất cả hạt giống Phật pháp. Nên Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như phân đầy mặt đất
Có thể gieo hạt giống
Phiền não của chúng sanh
Khắp đầy cả thế gian
Nếu gần gũi Phật pháp
Có thể gieo hạt giống
Phật bảo Ca-diếp: Thí như đất mặn không thể trồng hoa sen. Ca-diếp, như vậy không có tánh hạnh thì trước đây vốn chẳng có vị lai không chúng sanh, sao gieo được hạt giống Bồ-đề. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như đất nhiễm mặn
Không thể trồng hoa sen
Sen ở trong bùn lầy
Mới phát sinh mùi thơm
Vô tánh cũng như vậy
Quá khứ vị lai không
Không thể gieo Bồ-đề
Phật bảo Ca-diếp: Thí như đất bùn nhơ có thể trồng hoa sen. Này Ca-diếp, như vậy chúng sanh tà hạnh phiền não cũng có thể phát sanh chủng trí Phật. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như mảnh đất bùn nhơ
Có thể sanh hoa sen
Chúng sanh có tà hạnh
Gieo được chủng trí Phật
Phật bảo Ca-diếp: Thí như nước trong bốn biển tràn đầy không bờ mé. Này Ca-diếp, như vậy Bồ-tát làm các căn lành có thể đầy khắp pháp giới. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như nước trong bốn biển
Tràn đầy không bờ mé
Bồ-tát cũng như vậy
Gieo căn lành rộng khắp
Phật bảo Ca-diếp: Thí như người lấy mảy lông rồi chia ra trăm phần rồi lấy một phần, ở trên đầu mảy lông ấy lại nhỏ một giọt nước, muốn trở thành câu chi biển lớn. Này Ca-diếp, cũng như Thanh Văn kia làm điều thiện nhỏ mà cầu đạo vô thượng. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như lấy một mảy lông
Chia trăm phần lấy một
Nhỏ giọt nước trên ấy
Muốn thành vô số biển
Thanh Văn cũng như vậy
Dùng trí nhỏ cạn cợn
Tự làm ít điều thiện
Cầu thành đạo Vô Thượng
Phật bảo Ca-diếp: Thí như trong hạt cải có con sâu ăn hạt cải, thấy hạt cải rỗng rồi cho đó là hư không. Này Ca-diếp, như vậy Thanh Văn tu trí thấp nhỏ, chỗ ấy sanh ý tưởng là không cũng như vậy. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như trong hạt cải
Có sâu bọ đục khoét
Thấy trong đó trống rỗng
Liền cho là hư không
Thanh Văn tu trí nhỏ
Chứng đạo được phần không
Chỗ hiểu biết không lớn
Nghĩa này cũng như vậy.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như có người thấy vô biên hư không trong mười phương thế giới. Này Ca-diếp! Như vậy Bồ-tát có trí lớn vô ngại thấy khắp pháp giới không cùng tận. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như hư không mười phương
Rộng lớn không bờ mé
Chứa tất cả thế gian
Mà không có chướng ngại
Bồ-tát cũng như vậy
Phát khởi trí tối thượng
Thấy rõ khắp pháp giới
Vô biên không chỗ đắc
Phật bảo Ca-diếp: Thí như dòng Sát-đế-lợi nhận lễ quán đảnh lên ngôi vua, hoàng hậu của vua lại tư thông với người dưới mà sanh ra đứa con. Này Ca-diếp! Ý ông nghĩ thế nào đứa trẻ kia có được gọi là con của Vua Quán Đảnh chăng?
Ca-diếp thưa: Không thể.
Phật dạy: Ca-diếp! Thanh Văn đắc pháp vô sanh rồi cho rằng ta là con của Như Lai Quán Đảnh cũng lại như vậy. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Hoàng hậu Vua Sát Lợi
Tư thông với người dưới
Rồi sanh ra đứa con
Không gọi con Quán Đảnh
Thanh Văn cũng như vậy
Ly dục chứng vô sanh
Chỉ thực hành tự lợi
Đối với đức Như Lai
Con của đấng Pháp vương
Phải tự lợi lợi tha
Phật bảo Ca-diếp: Thí như dòng Sát-đế-lợi nhận lễ quán đảnh lên ngôi vua rồi gần gũi với tỳ thiếp mà sanh ra người con. Này Ca-diếp! Ý ông nghĩ thế nào,.người con của tỳ thiếp này có được gọi là con Vua không?
Ca-diếp thưa: Đây là con Vua
Phật dạy: Ca-diếp, cũng vậy Bồ-tát mới phát tâm, tuy đạo lực yếu kém nên giáo hóa chúng sanh chưa thoát khỏi luân hồi, nhưng cũng được gọi là con của Như Lai. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như tỳ thiếp của Vua
Được vua thương, sủng ái
Sau sanh ra người con
Cũng là dòng giống vua
Bồ-tát cũng như vậy
Mới phát tấm Bồ-đề
Đức hạnh có yếu kém
Phương tiện dạy chúng sanh
Tuy chưa phát luân hồi
Chỗ làm là Phật tâm
Được gọi là con Phật
Phật bảo Ca-diếp: Thí như Vua Chuyển Luân sanh ngàn người con, Có sức lực dõng mãnh biện tài đoan chánh, có đầy đủ tướng như Vua Chuyển Luân. Trong số các người con nếu không có một người nào đầy đủ tướng Vua Chuyển Luân thì vua Chuyển Luân sẽ không khởi ý tưởng là con ruột. Này Ca-diếp! Như vậy trong hội của Như Lai có trăm ngàn câu chi Thanh Văn vây quanh, nếu có người không đủ tướng Bồ-tát thì Như Lai cũng không khởi ý tưởng là con. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như Vua Chuyển Luân
Sanh ra ngàn Thái tử
Nếu không có người nào
Đủ tướng Vua Chuyển Luân
Không có một phần nhỏ
Vua không nghĩ là con
Con Phật cũng như vậy
Tuy cả ngàn câu chi
Chúng Thanh Văn vây quanh
Không có tướng Bồ-tát
Đức Như Lai quán xét
Không nghĩ là con Phật.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như Chuyển Luân Thánh Vương có hoàng hậu mang thai mới bảy ngày nhưng ắt sẽ sanh đầy đủ tướng Chuyển Luân. Thai tạng ấy dần dần lớn.chưa có căn hình, tuy chưa thành hình mà có trời người phát tâm thương mến kính trọng, mà chẳng phải thương mến đứa con có sức dõng mãnh lớn. Tại vì sao? Đó là kính trọng chủng tử Chuyển Luân Vương không bị đoạn tuyệt. này Ca-diếp, cũng vậy Bồ-tát mới phát tâm tuy chưa thành thục căn lành, chưa tránh khỏi luân hồi, nhưng ưa làm việc Phật pháp, chư Phật quá khứ thấy rồi bèn sanh sự thương mến kính trọng, còn đối với A-la-hán chánh quán bát giải thoát thì không thương mến kính trọng. Tại vì sao? Vì Bồ-tát mới phát tâm sẽ không đoạn chủng tử Phật. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như Chuyển Luân Thánh vương
Có hoàng hậu mang thai
Bảy ngày chưa thành hình
Mà trời người ái kính
Chẳng phải trọng sức mạnh
Mà trọng chủng tử vua
Bồ-tát cũng như vậy
Sơ phát tâm Bồ-đề
Muốn độ thoát luân hồi
Chư Phật trong quá khứ
Kính trọng Bồ-tát ấy
Bởi nối tiếp Phật sự
Đối với chúng Thanh Văn
Chánh quán bát giải thoát
Không sanh sự ái kính
Bởi không có chủng tử
Phật bảo Ca-diếp: Thí như những hạt châu Ma-ni giả dồn lại bằng núi Diệu Cao cũng không bằng một hạt châu Ma-ni Phật . Này Ca-diếp, giả sử tất cả Thanh Văn Bích Chi Phật cũng không thể bằng một vị Bồ-tát sơ phát tâm Bồ-đề. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như ngọc Ma-ni giả
Và hạt châu Ma-ni
Nhiều như núi Tu Di
Cũng không thể sánh với
Một hạt Ma-ni Phật
Bồ-tát cũng như vậy
Giả sử các Thanh văn
Và chúng Duyên giác Phật
Số nhiều như vi trần
Cũng không thể sánh bằng
Bồ-tát sơ phát tâm
Cầu nơi đạo Bồ-đề
Phật bảo Ca-diếp: Thí như chim Ca Lăng Tần Già lúc còn trong trứng mà tất cả loài chim đều không thể sánh bằng. Ca-diếp, Ý ấy thế nào? Do chim sẽ hót ra tất cả âm thanh vi diệu vậy. Này Ca-diếp, Cũng vậy Bồ-tát mới phát tâm tuy ở trong nghiệp phiền não vô minh mà tất cả Thanh Văn Bích Chi Phật đều không thể sánh bằng. Ca-diếp, ý ấy thế nào? Do Bồ-tát có phương tiện thuyết pháp và hồi hướng căn lành vậy. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như chim Tần Già
Lúc còn ở trong trứng
Tuy chưa thấy thân hình
Đã khác các loài chim
Do tiếng hót vi diệu
Khiến ai cũng ưa thích
Bồ-tát cũng như vậy
Sơ phát tâm Bồ-đề
Chưa ra khỏi phiền não
Mà các Bích Chi Phật
Cùng với chúng Thanh Văn
Không thể nào sánh bằng
Do hồi hướng Bồ-đề
Phương tiện lợi chúng sanh
Tâm từ bi thanh tịnh
Tuyên dương pháp vi diệu
Phật bảo Ca-diếp: Thí như hoàng hậu của vua Chuyển Luân sanh ra vương tử đầy đủ tướng tốt như Vua Chuyển Luân, tất cả quốc vương và nhân dân đều quy thuận. Này Ca-diếp, Cũng vậy Bồ-tát mới phát tâm được trời người và tất cả chúng sanh đều quy thuận. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như vua Chuyển Luân
Hoàng hậu sanh được con
Tuy làm thân trẻ con
Mà có đủ tướng vua
Quốc vương và thần dân
Đều quy thuận hướng về
Bồ-tát cũng như vậy
Mới phát tâm Bồ-đề
Có đủ tướng con Phật
Tất cả các thế gian
Trời người và chúng sanh
Đều thanh tịnh quy y.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như núi tuyết lớn phát sanh ra giống cỏ thuốc tốt nhất, có thể trị lành tất cả bịnh, người uống vào không có tâm nghi ngờ thì chắc chắn được lành bịnh. Này Ca-diếp, như Bồ-tát kia có thuốc trí huệ có thể chữa lành các bịnh phiền não cho tất cả chúng sanh, B ồ-tát dùng tâm bình đẳng ban cho các chúng sanh, uống vào không có lòng nghi hoặc thì bệnh được tiêu trừ. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như núi tuyết lớn
Sanh ra cỏ thuốc hay
Trị lành tất cả bịnh
Người nào uống thuốc này
Chớ nghi sẽ lành bịnh
Bồ-tát cũng như vậy
Có giống thuốc trí huệ
Có thể chữa các bịnh
Phiền não cùng già chết
Thực hành tâm bình đẳng
Người được uống thuốc này
Chớ nghi quyết lành bịnh.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như có người quy y mặt trăng mới mọc mà không quy y mặt trăng tròn đầy. Này Ca-diếp, như vậy người có tín lực sẽ quy mạng Bồ-tát mà không quy mạng Như Lai. Tại vì sao? Vì Như Lai là từ Bồ-tát phát sanh, còn Thanh Văn Bích Chi Phật thì từ Như Lai sanh, chẳng phải như Bồ-tát. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như có chúng sanh
Quy y mặt trăng khuyết
Còn mặt trăng tròn đầy
Thì không đến quy y
Phật tử cũng như vậy
Quy y ở Bồ-tát
Không quy hướng Thế Tôn
Bồ-tát có trí lực
Phát sanh thân Như Lai
Chẳng phải như Thanh Văn
Trí huệ còn thấp kém
Sanh ra từ Như Lai
Phật bảo Ca-diếp: Thí như bảng chữ cái đầy đủ để bao quát tất cả luận nghĩa. Này Ca-diếp: Bồ-tát mới phát tâm có thể thâu nhiếp tất cả sự thực hành, giáo hóa thân vô thượng trí của chư Phật. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như bảng chữ cái
Thế gian và trời người
Nghị luận và biện tài
Đều do đây kiến lập
Bồ-tát cũng như vậy
Mới phát tâm Bồ-đề
Đầy đủ chủng trí Phật
Và phương tiện giáo
Phật bảo Ca-diếp: Thí như người thế gian chưa ai từ bỏ mặt trăng sáng để tìm các ngôi sao. Này Ca-diếp, cũng vậy chưa có ai thọ trì giới của ta mà xả bỏ Bồ-tát để quy mạng Thanh Văn. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như người thế gian
Xa lìa mặt trăng sáng
Nương tựa các ngôi sao
Việc này chưa từng có
Như vậy đệ tử ta
Thực hành cũng như vậy.
Đã thọ trì giới pháp
Không quy y Bồ-tát
Mà hướng đến Thanh Văn
Việc này thật hiếm có
Phật bảo Ca-diếp: Thí như ngọc lưu ly giả đối với người thế gian trọn không có lợi ích, nếu ngọc lưu ly thật và Ma-ni báu thì đối với thế gian có lợi ích rất lớn. Này Ca-diếp, như Thanh Văn đầy đủ giới học đầy đủ hạnh đầu đà, tu pháp môn Tam-ma-địa, nhưng cuối cùng không thể ngồi đạo tràng Bồ-đề thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như ngọc lưu ly giả
Thấy hình thể trong suốt
Nhưng đối với thế gian
Trọn không chút ích lợi
Nếu ngọc lưu ly thật
Và châu báu Ma-ni
Thể tánh nó đặc biệt
Lợi ích ấy rất lớn
Cũng vậy các Thanh Văn
Tuy đủ hạnh đầu đà
Trì giới và đa văn
Pháp môn Tam-ma-địa
Không hành phục bốn ma
Không ngồi tòa Bồ-đề
Để thành bậc Chánh Giác
Bởi chẳng phải Bồ-tát
Phật bảo Ca-diếp: Thí như lưu ly thật và châu báu Ma-ni khi dùng thì có giá trị gấp trăm ngàn bốn trăm tiền vàng. Này Ca-diếp, Cũng vậy Bồ-tát gieo trồng các công đức khi làm việc thì giá trị gấp trăm ngàn Thanh Văn Bích Chi Phật. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như ngọc lưu ly thật
Và châu báu Ma-ni
Khi đem ra sử dụng
Giá trị gấp trăm ngàn
Bốn ngàn đồng tiền vàng
Bồ-tát cũng như vậy
Gieo trồng cội công đức
Làm lợi ích chúng sanh
Giá trị hơn Thanh Văn
Và cả Bích Chi Phật
Gấp mấy trăm ngàn lần
Số lượng cũng như trên
Lúc bấy giờ Thế Tôn lại nói rằng: Tôn giả Đại Ca-diếp, như có đất nước hiện các ngôi sao là điềm xấu khiến trong nước bị tai nạn, khởi các khổ não. Này Ca-diếp, nếu đất nước kia có vị Bồ-tát thì các tai nạn mau được tiêu trừ không còn khổ não. Ca-diếp, Bồ-tát thực hành các việc là rộng chứa nhóm tất cả căn lành, vì lợi ích cho chúng sanh. Lại nữa, Bồ-tát kia có thuốc trí huệ rộng khắp bốn phương, có thể trị lành bịnh khổ não cho tất cả chúng sanh là chân thật không hư dối.
Ca-diếp bạch Phật rằng: Dùng các thuốc gì và chữa các bịnh gì?
Phật dạy: Ca-diếp, chúng sanh có bịnh tham sân si đều do duyên sanh, Bồ-tát dùng vô duyên từ quán sát tất cả tướng hoặc nghiệp của chúng sanh, vốn là vô sanh nay cũng là vô tướng, dục giới, sắc giới và vô sắc giới vắng lặng cũng như vậy, lại diệt trừ tất cả điên đảo. Thế nào là điên đảo? Gồm có bốn thứ: Một là chúng sanh đối với vô thường mà cho là thường, nay khiến suy nghĩ tất cả đều là vô thường. Hai là đối với chỗ khổ mà cho là vui, nay khiến suy nghĩ tất cả đều là khổ. Ba là đối với pháp vô ngã mà cho là có ngã, nay khiến suy nghĩ tất cả pháp đều là vô ngã. Bốn là đối với thân bất tịnh mà cho là tịnh, nay khiến suy nghĩ tất cả đều là bất tịnh, chỉ có Niết-bàn mới đầy đủ bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh. Lại chỉ bày pháp Tứ Niệm Xứ, khiến chúng sanh quán sát thân là vô sở hữu, để phá trừ ngã kiến. Quán sát thọ là không có chỗ thọ để phá trừ ngã kiến. Quán sát tâm là không có tâm nào có thể đắc để phá trừ kiến chấp. Quán sát pháp là không có pháp nào có thể đắc để phá trừ pháp chấp. Dùng pháp Tứ chánh cần để dạy bảo việc thiện chưa làm nên làm, việc thiện đã làm siêng năng thêm, việc ác chưa làm không làm, việc ác đã làm siêng năng đoạn trừ. Dùng pháp Tứ thần túc để thành tựu lực thần thông. Dùng pháp Ngũ căn Ngũ lực để trị bịnh bất tín, giãi đãi, thất niệm, tán loạn, ngu si. Dùng pháp Thất-giác-chi để trị tất cả sự ngu si. Dùng pháp Bát Chánh Đạo để trị tất cả lỗi vô tri và tám pháp tà. Này Ca-diếp, đây gọi là pháp trị bịnh chân thật. Ca-diếp, Bồ-tát này ở trong cõi Diêm phù đề là đệ nhất trong các vị lương y. Này Ca-diếp, như các chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới vì bảo vệ thân mạng mình gặp Bồ-tát này thì cũng như gặp vị y vương.
Ca-diếp bạch rằng: Nếu có người trụ nơi tà kiến thì dùng thuốc gì để trị, xin ngài diễn thuyết cho con hiểu rõ.
Phật dạy: Này Ca-diếp, Bồ-tát kia chữa trị cho chúng sanh chẳng phải dùng thuốc thế gian, mà dùng thuốc trí huệ vô lậu xuất thế gian lưu truyền bốn phương để trị bịnh vọng tưởng cho tất cả chúng sanh, chân thật không hư dối.
Ca-diếp thưa: Thế nào gọi là trí huệ xuất thế gian?
Phật dạy: Ca- diếp! Trí huệ kia từ nhân duyên sanh, xa lìa các phân biệt, vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh , vô thọ mạng, trí huệ ấy không đắm trước nơi ”không”. Này Ca-diếp , Các ông nên chơn chánh cầu tâm chớ lo sợ phát tâm tinh tấn, như vậy mà cầu tâm, như vậy mà trụ tâm.
Ca-diếp thưa: Thế nào là trụ tâm, thế nào là không trụ tâm? Có quá khứ, vị lai, hiện tại, sẽ trụ nơi chỗ nào?
Phật dạy: Này Ca-diếp, quá khứ đã diệt, vị lai chưa đến, hiện tại không trụ, Này Ca-diếp, tâm pháp này chẳng phải ở trong, chẳng phải bên ngoài, cũng chẳng phải ở giữa. Ca-diếp, tâm pháp này xa lìa các sắc tướng, không trụ, không đắm, cũng không thể thấy. Ca-diếp, tất cả Phật trong quá khứ không thấy, tất cả Phật nơi vị lai không thấy, tất cả Phật nơi hiện tại cũng không thấy.
Ca-diếp bạch rằng: Nếu tất cả Phật trong quá khứ vị lai hiện tại không thấy, thì tại sao tâm kia có các hành tướng?
Phật dạy: Ca-diếp, Tâm kia là không thật, từ nơi vọng tưởng sanh ra, thí như huyễn hóa sanh ra các thứ đó là hư vọng.
Ca-diếp bạch rằng: Hư vọng không thật, ví dụ như thế nào?
Phật bảo Ca-diếp: Tâm như bọt nước sanh diệt không dừng, tâm như gió thổi không thể nắm bắt, tâm như đèn sáng do nhân duyên hòa hợp, tâm như hư không đắc phiền não hư vọng, tâm như điện chớp trong sát na liền mất, tâm như vượn khỉ vịn vào cảnh giới, tâm như người thợ vẽ tạo các hình tượng, tâm niệm không dừng sanh ra tất cả phiền não, thể của tâm và hành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là một, do không có hai tác dụng. Tâm như chúa tể, do tự tại duyên tất cả pháp. Tâm như bạn ác phát sanh tất cả khổ não. Tâm như biển lớn, do nhấn chìm tất cả căn lành. Tâm như người dùng móc câu để câu cá, do đối với khổ lại sanh ý tưởng là vui. Tâm như mộng huyễn vọng nghĩ là có ngã. Tâm như ruồi xanh, đối với vật bất tịnh lại sanh ý tưởng là tịnh. Tâm như quỷ mị, tạo tác các vật bất thiện. Tâm như dạ xoa, ưa thích uống tinh khí của người nơi thế gian. Tâm như oan gia thường tìm sự lỗi lầm. Tâm không trụ vắng lặng, hoặc cao hoặc thấp, tiến thối không chừng. Tâm như giặc cuồng si, phá hoại tất cả công đức thiện. Tâm như loài bướm, thường ưa thích ánh đèn. Tâm tham đắm nơi tiếng, như thích tiếng trống chiến đấu. Tâm như loài chó, đối với vật bất tịnh mà cho là thơm ngon. Tâm như đầy tớ thấp hèn, tham ăn thức ăn dư thừa. Tâm tham đắm sự xúc chạm, như ruồi tham đắm mùi tanh hôi. Này Ca- diếp, tâm là hông thể cầu, cầu cũng không thể đắc. Quá khứ chẳng có, vị lai cũng không, hiện tại không thể đắc. Nếu quá khứ hiện tại vị lai là không thể đắc, thì cả ba đời đều đoạn dứt. Do ba đời đã đoạn nên tâm kia không có, tâm kia không có tức là không sanh, tâm kia không sanh tức là vô tánh, tâm vô tánh tức là không sanh không diệt. Nếu không sanh không diệt thì cũng không có đến đi, không có đến đi nên không có chủ tể, không có chủ tể nên không giả không thật, đó tức là Thánh tánh.
Này Ca-diếp, như thánh tánh kia là không đắc giới, chẳng phải không có giới, không có hạnh thanh tịnh, không có hạnh cấu uế, không có nhân hạnh, không có quả hạnh, cũng không có tâm ý. Nếu không có tâm ý tức là không có nghiệp, cũng không có nghiệp báo, không có nghiệp báo thì không có khổ vui, không có khổ vui tức là thánh tánh. Thánh tánh ấy không có trên, dưới, ở giữa, thân khẩu ý bình đẳng không có đắm trước. Tại vì sao? Tánh ấy biến khắp hư không, do bình đẳng nên không có phân biệt.
(Từ câu VÔ PHÂN BIỆT trở xuống thì ở đây thiếu phần nguyên bản chữ Phạn)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.248.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.