Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Đại Ca Diếp Vấn Đại Bảo Tích Chánh Pháp Kinh [佛說大迦葉問大寶積正法經] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Phật Thuyết Đại Ca Diếp Vấn Đại Bảo Tích Chánh Pháp Kinh [佛說大迦葉問大寶積正法經] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.34 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.41 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Đại Ca Diếp Vấn Đại Bảo Tích Chánh Pháp

Kinh này có 5 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Việt dịch: Khuyết danh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phật bảo Ca-diếp-ba: Nếu các Bồ-tát đầy đủ ba mươi hai pháp thì mới gọi là Bồ-tát .
Ca-diếp thưa: Thế nào gọi là ba mươi hai pháp?
- Một là vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Hai là gieo hạt giống nhất thiết trí trí. Ba là không kể sang hèn đều khiến được trí huệ. Bốn là vì tất cả chúng sanh mà khiêm nhường xa lìa ngã. Năm là chân thật thương xót chúng sanh ý không thối chuyển. Sáu là có tâm bình đẳng đối với bạn tốt bạn xấu. Bảy là tuy đắc Niết-bàn vẫn nhớ đến ái ngữ . Tám là thấy người làm việc lớn trước đến thăm hỏi. Chín là thường khởi tâm từ bi đối với các chúng sanh. Mười là thường cầu pháp vi diệu. Mười một là tâm không mệt mỏi nhàm chán. Mười hai là nghe pháp không lúc nào thấy đủ. Mười ba là thường suy xét lỗi mình, không nói lỗi người khác. Mười bốn là giữ các oai nghi, thường phát tâm lớn. Mười lăm là tu các nghiệp thù thắng mà không cầu quả báu. Mười sáu là phát sanh giới luật đức hạnh diệt trừ luân hồi. Mười bảy là khiến đạo tâm của chúng sanh được tăng trưởng . Mười tám là thực hành tất cả căn lành. Mười chín là thực hành nhẫn nhcụ tinh tấn. Hai mươi là như nhập thiền định cõi Vô-sắc. Hai mươi mốt là dùng trí huệ phương tiện khéo hiểu rõ pháp Tổng-trì. Hai mươi hai là thường thực hành khéo léo Tứ-nhiếp-pháp. Hai mươi ba là đối với người trì giới hay phạm giới đều từ tâm như nhau. Hai mươi bốn là thường ở núi rừng, ưa học hỏi pháp thâm sâu. Hai mươi lăm là xa lìa các pháp thế gian.Hai mươi sáu là ưa pháp xuất thế và quả đức vô vi. Hai mươi bảy là bỏ pháp tiểu thừa tu pháp đại thừa. Hai mươi tám là xa lìa bạn ác gần gũi bạn lành . Hai mươi chin là có tâm bi hỷ xả và năm thứ thần thông. Ba mươi là thông đạt hết thảy các pháp. Ba mươi mốt là không đắm vào chánh tà, chỉ như thạt mà y theo thầy. Ba mươi hai là phát tâm Bồ-đề thuần nhấ không tạp. Này Ca-diếp! Đầy đủ ba mươi hai pháp như vậy thì gọi là Bồ-tát. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Vì lợi ích chúng sanh
Thực hành hạnh thanh tịnh
Khiến sanh nhất thiết trí
Không lựa chọn sang hèn
Cùng vào Như-lai tuệ
Thương xót các chúng sanh
Tâm ý không thối chuyển
Bạn lành và bạn ác
Đều quán sát bình đẳng
Tuy được đến Niết-bàn
Vẫn ái ngữ thăm hỏi
An ủi người làm thiện
Đối với các chúng sanh
Luôn khởi tâm đại bi
Tâm cầu pháp không dừng
Nghe pháp mãi không chán
Thường quán xét lỗi mình
Không nói lỗi người khác
Tu tập các oai nghi
Thực hành hạnh Đại Thừa
Không cầu nơi quả báo
Gìn giữ các giới luật
Đọan diệt đường luân hồi
Khiến cho các chúng sanh
Lìa ác khởi tâm đạo
Nhẫn nhục chứa căn lành
Tinh tấn tu các pháp
Như vào định vô sắc
Dùng trí hụê phương tiện
Khéo hiểu pháp Tổng trì
Thực hành Tứ nhiếp pháp
Trì, phạm, đều thương xót
Pháp thường ở nơi núi rừng
Ưa thích nghe diệu pháp
Xa lìa pháp thế gian
Ái kính đạo Vô thượng
Không theo Thanh-văn-thừa
Mà tu pháp Đại thừa
Xa lìa các bạn ác
Gần gũi với bạn lành
Ngũ thông,Tứ vô lượng
Trí huệ đều thông đạt
Trí hoàn toàn thanh tịnh
Không đắm nơi chánh, tà
Chân thật y theo thầy
Tâm thuần nhất kông tạp
Phật thuyết các pháp ấy
Trước phát tâm Bồ-đề
Như ba mươi hai pháp này
Bậc Thiện thệ diễn thuyết
Bồ-tát thực hành đủ
Đắc vị cam lồ Phật.
Phật bảo Ca-diếp-ba: Ta vì các Bồ-tát mà thuyết pháp ví dụ, Khiến biết được đức hạnh của Bồ-tát.
Ca-diếp bạch rằng: Nghĩa ấy như thế nào?
Phật dạy: Ca-diếp! Thí như tất cả chúng sanh sống trên đại địa, nhờ nương vào đại địa mà tồn tại nhưng đại địa đối với các chúng sanh không có mong cầu, cũng không tham đắm. Bồ- tát cũng như vậy, từ sơ pháp tâm cho đến lúc ngồi đạo tràng, trong khoảng giữa ấy đã độ hết thảy chúng sanh mà không có mong cầu, cũng không tham đắm cũng như vậy, Ta nay tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như đại địa
Có các cúng sanh
Nương vào để sống
Nhưng đại địa ấy
Không mong cầu gì
Bồ-tát cũng vậy
Từ sơ phát tâm
Đến ngồi đao tràng
Thành vô thượng giác
Rộng độ chúng sanh
Mà không mong cầu
Kẻ oán người thân.
Đều xem bình đẳng
Khiến đắc Bồ-đề.
Phật bảo Ca-diếp-ba: Thí như nước làm thấm nhuần lợi ích tất cả cỏ cây, nhưng nước đối với cỏ cây không có sự mong cầu hay tham đắm. Này Ca-diếp, Bồ-tát cũng như vậy, dùng tâm từ bi thanh tịnh khiến tất cả chúng sanh có sự lợi ích, gieo trồng pháp lành khiến được tăng trưởng, nhưng Bồ-tát không có sự mong cầu hay tham đắm. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như nước chảy
Thấm nhuần tất cả
Cỏ cây lớn nhỏ
Đều được sanh trưởng
Mà chẳng mong cầu
Bồ-tát cũng vậy
Dùng tâm từ bi
Ban khắp chúng sanh
Lần lượt lợi ích
Tăng trưởng nhân lành
Phá dẹp ma quân
Đắc quả Bồ-đề.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như lửa nấu chín tất cả lúa gạo, nhưng lửa đối với lúa gạo không có mong cầu tham đắm. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, dùng trí huệ lớn để nấu chín mầm thiện của tất cả chúng sanh. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như ngọn lửa
Nấu chín tất cả
Đậu mè lúa gạo
Mà ngọn lửa kia
Đối với các thứ
Không có mong cầu
Bồ-tát cũng vậy
Dùng lửa trí huệ
Nấu chín tấ cả
Mầm thiện chúng sanh
Mà tâm Bồ-tát
Không có mong cầu.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như gió thổi khắp cõi nước chư Phật. Này Ca-diếp, Bồ-tát cũng lại như vậy, dùng phương tiện khéo léo khiến chúng sanh khắp nơi hiểu rõ Phật pháp. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như gió thổi
Tùy theo thế lực
Biến khắp cõi Phật
Các chúng Bồ-tát
Cũng lại như vậy
Dùng phương tiện khéo
Vì các chúng sanh
Nói pháp tối thượng.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như ma oán thống lĩnh bốn binh chúng, Mà chư thiên ở cõi dục không bị ma hàng phục. Này Ca-diếp, Bồ-tát cũng như vậy đã đắc ý thanh tịnh rồi thì tát cả chúng ma không thể làm não loạn. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như ma oán
Thống lĩnh binh chúng
Chư thiên cõi dục
Không bị hàng phục
Bồ-tát cũng vậy
Đắc ý thah tịnh
Tất cả chúng ma
Không thể làm hại.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như mặt trăng sáng dần dần tăng trưởng cho đến khi tròn đầy. Này Ca-diếp, Bồ-tát cũng như vậy, dùng tâm vô nhiễm để cầu tất cả pháp cho đến khi viên mãn. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như mặt trăng
Dần dần tăng trưởng
Đến khi tròn đầy
Bồ-tát cũng vậy
Dùng tâm vô nhiễm
Tu các pháp lành
Dần dần tăng trưởng
Đến khi viên mãn.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như mặt trời xuất hiện phóng ánh sang lớn, chiếu khắp thế gian không nơi nào là không sáng. Này Ca-diếp, Bồ-tát cũng lại như vậy, phóng ánh sáng trí huệ chiếu đến các chúng sanh, không ai là không khai ngộ. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như mặt trời
Chiếu khắp thế gian
Tất cả cảnh vật
Đều đựợc soi sáng
Bồ-tát cũng vậy
Ánh sáng trí huệ
Chiếu đến chúng sanh
Khiến đều khai ngộ
Phật bảo Ca-diếp: Thí như sư tử là vua trong loài thú, có oai đức lớn, sư tử đi đến đâu cũng không có sự sợ hãi. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, an trụ nơi giới đức đa văn, như vậy tất cả chỗ Bồ-tát an trụ đều không có sợ hãi. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Sư tử là vua
Oai đức dõng mãnh
Dù đi đến đâu
Cũng không sợ hãi
Bồ-tát cũng vậy
An trụ đa văn
Trì giới, trí huệ
Đối với thế gian
Những nơi an trụ
Đều không sợ hãi
Phật bảo Ca-diếp: Thí như voi lớn có thế lực mạnh mang tất cả vật nặng mà không mệt nhọc. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy gánh vác các khổ năm uẩn cho tất cả chúng sanh mà không khổ nhọc. Nay ta thuyết bài kệ rằng:
Thí như voi lớn
Có sức lực mạnh
Thân mang vật nặng
Không thấy mệt nhọc
Bồ-tát cũng vậy
Gánh cho chúng sanh
Các khổ năm uẩn
Cũng không khổ nhọc
Phật bảo Ca-diếp: Thí như hoa sen sanh trưởng trong bùn dơ mà không bị nhiễm. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, tuy sống ở thế gian mà không đắm trước các tạp nhiễm ở thế gian. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như hoa sen
Sống ở trong nước
Nằm trong bùn dơ
Mà không ô nhiễm.
Bồ-tát cũng vậy
Tuy ở thế gian
Mà các tạp nhiễm
Không hề đắm trước.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như có người dùng phương tiện chặt cây mà không chặt gốc rễ qua thời gian sau cây lại được sống. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy dùng sức phương tiện đoạn sạch phiền não, nhưng không đoạn chủng tử nên dung căn lành đại bi mà sanh ở ba cõi. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như có người
Dùng sức phương tiện
Mà chặt thân cây
Không chặt gốc rễ
Qua thời gian sau
Cây lại được sống
Bồ-tát cũng vậy
Dùng phương tiện hay
Đoạn trừ phiền não.
Không đoạn chủng tử
Do lòng đại bi
Lại sanh ba cõi.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như nước sông chảy các nơi mà đều quay về biển lớn đồng một vị mặn. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, có tất cả căn lành và các thứ lợi ích đều hồi hướng đạo Bồ-đề, đồng quy về một vị đó là giải thoát. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như tất cả
Nước khắp suối sông
Đều chảy về biển
Chung một vị mặn
Bồ-tát cũng vậy
Có các căn lành
Cùng việc lợi ích
Hồi hướng Bồ-đề
Đến nơi Niết-bàn.
Phật bảo: Ca-diếp! Thí như Tứ đại thiên vương và chư thiên ở cõi trời Đao-lợi cần ở nơi núi Diệu Cao. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, dùng Nhất-thiết-trí tu các pháp lành, cần an trụ nơi tâm Bồ-đề lớn. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Giống như Tứ thiên vương
Và chư thiên Đế Thích
Đều cần phải an trụ
Ở tại núi Diệu cao
Chư Bồ-tát cũng vậy
Vì quả Nhất-thiết-trí
Chuyên tu các pháp lành
An trú nơi Bồ-đề.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như vua muốn làm việc nước thì phải nhờ các bầy tôi. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, muốn làm phật sự thì phải nhờ vào trí huệ phương tiện. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như quốc vương
Muốn làm việc nước
Phải nhờ bầy tôi
Mới được thành tựu
Bồ-tát cũng vậy
Muốn làm phật sự
Trí tuệ phương tiện
Mới được thành tựu.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như trời trong xanh không có mây mù thì ở thế gian chắc chắn không có tướng mưa rơi. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, đối với chúng sanh căn trí thấp hèn ít học hỏi, thì chắc chắn sẽ không thuyết các tướng của pháp. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như hư không
Chẳng có mây mù
Nơi thế gian kia
Mưa sẽ không rơi
Bồ-tát cũng vậy
Đối với chúng sanh
Thấp kém ít học
Không thuyết pháp tướng.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như hư không có mây mù và sấm chớp ắt là có mưa khiến lúa được chín. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, đối với thế gian mà khởi mây từ bi, rưới mưa pháp vi diệu khiến chúng sanh thành thục. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như hư không
Bỗng nỗi mây, sấm
Ắt có mưa lớn
Khiến lúa được chín
Bồ-tát cũng vậy
Mây từ che khắp
Rưới trận mưa pháp
Thành tựu chúng sanh.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như Chuyển-luân-thánh-vương thường có bảy báu theo bên mình. Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy. Có pháp Thất-giác-chi thường theo Bồ-tát. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng
Thí như thế gian
Chuyển-luân-thánh-vương
Thường có bảy báu
Đi theo bên vua
Bồ-tát cũng vậy
Có Thất giác chi
Nơi Bồ-tát đến
Pháp cũng đi theo.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như châu báu ma ni khiến được giàu sang có giá trị gấp trăm ngàn lần bốn trăm đồng tiền vàng. Này Ca-diếp: Bồ-tát cũng lại như vậy, được nhiều sang trọng giá tị gấp trăm ngàn lần sang trọng của Thanh Văn Duyên Giác. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như châu báu ma-ni
Khiến được nhiều giàu sang
Bốn trăm đồng tiền vàng
Gấp bội không thể sánh
Bồ-tát cũng như vậy
Được cao quý sang trọng
Bích chi và Thanh Văn
Trăm ngàn khó sánh bằng
Phật bảo Ca-diếp: Thí như chư thiên ở cõi trời Đao-lợi, dẫu ở nơi rừng rậm thì thọ dụng sự cao sang như nhau không khác. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, nếu trụ tâm nơi thanh tịnh, vì tất cả chúng sanh mà dùng phương tiện hay chánh trực đều như nhau không khác. Nay Ta ở đó tuyên thuyết kệ rằng:
Như Chư thiên cõi trời
Trụ ở nơi rừng rậm
Thọ dụng sự cao sang
Đều như nhau không khác.
Bồ-tát cũng như vậy
Trụ tâm nơi thanh tịnh
Chánh trực vì chúng sanh
Phương tiện cũng không khác.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như có người khéo giải các chú thuật và khéo biết các thuốc độc, thì tất cả thuốc độc không thể làm hại. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, có đầy đủ trí huệ lớn và khéo thực hành phương tiện, thì tất cả phiền não không thể làm hại. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như ngời ở thế gian
Khéo biết các bùa chú
Cùng tất cả thuốc độc
Thì không bị tổn hại
Bồ-tát cũng như vậy
Có phương tiện, trí tuệ
Tất cả độc phiền não
Không thể làm tổn hại
Phật bảo Ca-diếp: Thí như mảnh đất xấu nơi thế gian mà có thể sanh ra cây mía mập ngọt. Này Ca-diếp: Bồ-tát cũng lại như vậy, ở nơi mảnh đất phiền não thô xấu mà có thể phát sanh Nhất-thiết-trí. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như mảnh đất thô xấu
Sanh ra cây mía ngọt
Lại to lớn béo tốt
Bồ-tát nơi phiền não
Lại sanh Nhất-thiết-trí
Nghĩa ấy cũng như vậy.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như có người không học võ nghệ nếu cầm gậy gộc thì không thể múa quyền. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, nếu trước đây chưa nghe pháp ít có hiểu biết, nếu dung tri kiến thì sao phân biệt được tà chánh. Phật bảo Ca-diếp: Thí như người thợ gốm muốn nung gạch thì cần lửa mạnh. Này Ca-diếp! Bồ-tát cũng lại như vậy, muốn khai phát trí huệ cho các chúng sanh ngu si, thì phải dung lửa trí huệ Phật pháp. Này Ca-diếp! cho nên Chánh Pháp Đại Bảo Tích này khiến các Bồ-tát tu học thọ trì thì được hiểu pháp hành.
Ca-diếp bạch rằng: Bồ-tát làm thế nào để thọ trì và thấy được pháp hành.
Phạt dạy: Này Ca-diếp! Như tự quán xét thân là không ngã, không nhân, không chúng sang, không thọ mạng, không danh, không tướng, không quán hạnh. Này Ca-diếp, đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, phải như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng. Này Ca-diếp, Thế nào là các pháp trong ảnh tượng? Như chánh quán sắc, thì sắc kia là vô thường, cũng chẳng phải vô thường, như vậy thọ, tưởng, hành, thức, cũng thường và vô thường, vô định và chẳng phải vô định. Này Ca-diếp! Đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp! Như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng là, như có địa giới quán sát thường và vô thường, vô định và chẳng phải vô định. Như vậy thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới cũng lại như vậy, vô định và chẳng phải vô định. Này Ca-diếp, đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, như có nhãn xứ thì quán sát thường và vô thường, vô định và chẳng phải vô định. Như vậy nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ cũng như vậy thường và vô thường, vô định và chẳng phải vô định. Này Ca-diếp, đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, pháp định và bất định, nếu hai pháp này ở trong sắc mà không thấy, không trụ, không vi tế, không biết, cũng không tướng. Này Ca-diếp! Đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, ta thấy một pháp không có hai pháp ngã và vô ngã, nếu hai pháp này ở trong sắc mà không thấy, không trụ, không vi tế, không biết, cũng không tướng. Này Ca-diếp, đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, tâm chân thật và tâm không chân thật. Ca-diếp! Hai pháp này ở nơi vô tâm, vô giác, vô ý, vô thức. Này Ca-diếp, đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, thiện và bất thiện, thế gian và xuất thế gian, có tội và không tội, hữu lậu và vô lậu, hữu vi và vô vi, có phiền não và không phiền não, như vậy tất cả pháp. Này Ca-diếp, pháp này sanh thì pháp kia diệt, trong hai pháp ấy không có ở chung, không có tan mất. Này Ca-diếp, đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, pháp hữu và pháp vô, nếu hai pháp này ở trong sắc mà không thấy, không trụ, không vi tế, không biết, cũng không có tướng. Này Ca-diếp, đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, pháp Luân-hồi và pháp Niết-bàn, nếu hai pháp này ở trong sắc mà không thấy, không trụ, không vi tế, không biết. Này Ca-diếp, đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, Ta nói cho các ông biết, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh lão tử, lão tử duyên ưu bi khổ não. Này Ca-diếp, như vậy là chứa nhóm tất cả khổ uẩn. Nếu vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì lão tử diệt, lão tử diệt thì ưu bi khổ não diệt, như vậy là tất cả khổ uẩn diệt. Này Ca-diếp, nếu dùng trí để quán sát minh và vô minh là như nhau không có hai tướng. Này Ca-diếp, đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, như vậy hành và hành diệt, thức là thức diệt, danh sắc và danh sắc diệt, lục nhập và lục nhập diệt, xúc và xúc diệt, thọ và thọ diệt, ái và ái diệt, thủ và thủ diệt, hữu và hữu diệt, sanh và sanh diệt, lão tử và lão tử diệt. Như vậy dùng trí để quán sát tánh sanh và tánh diệt không có hai tướng. Này Ca- diếp, lìa hai tướng này đây là như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, phải như thật quán sát các pháp trong ảnh tượng, pháp ấy chẳng phải không, cũng chẳng phải không không, như vậy pháp không là không có pháp tướng, chẳng phải không có pháp tướng, Pháp tướng tức là không tướng, không tướng tức là vô tướng, vô tướng tức là vô nguyện. Tại vì sao? Vì không có chỗ để nguyện. Vô tướng tức là không tướng, như vậy thực hành, nếu pháp chưa sanh thì không sanh, do pháp chưa sanh vậy. Nếu pháp sanh thì kia cũng không sanh, do sanh rồi lại mất. Như vậy không sanh, sanh lìa ở thủ, pháp không có tự tánh, tự tánh tức là không, như vậy là chánh quán các pháp trong ảnh tượng.
Lại nữa Ca-diếp, các chúng sanh chẳng phải bị phá hoại mới thành không, mà ngay nơi thể tức là không, bởi vốn chẳng phải có, chẳng phải trước kia là không hay sau này là không mà hiện tại tức là không.
Ca-diếp bạch rằng: Các chúng sanh kia, nay con hiểu biết chúng sanh là không, do phá hoại ngã vậy, tất cả đều là không pháp ấy như vậy.
Phật dạy: Ca-diếp, lời ông nói chẳng đúng. Ông có thể thấy chúng sanh kia nhiều như núi Tu-di, chớ cho rằng lìa ngã mà thấy chúng sanh là không. Tại vì sao? Do phá ngã, đoạn không, chấp tất cả là không, Ta nói đó là bịnh nặng không thể cứu được.
Phật bảo Ca-diếp: thí như có người bị bịnh trầm trọng, rồi đưa thuốc hay bảo họ uống, tuy uống thuốc vào nhưng bịnh không thể lành. Này Ca-diếp, người này có thoát khỏi bịnh không?
Ca-diếp thưa: Bạch Thế-tôn, không được.
Phật dạy: nghĩa ấy như thế nào?
Ca-diếp thưa: Bạch Thế-tôn! Do người này bịnh nặng không thể cứu.
Phật dạy: Ca-diếp, nếu chấp vào không thì cũng như vậy, đối với tất cả chỗ đều đắm vào không, thấy có ngã tức không thể chữa bịnh. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như người bị bịnh nặng
Có người cho thuốc hay
Tuy uống bịnh không lành
Người kia không thể cứu
Đắm không cũng như vậy
Đối với tất cả chỗ
Đắm vào ở không kiến
Ta nói không thể cứu
Phật bảo Ca-diếp: Thí như người ngu nhìn lên hư không bỗng sanh sợ hãi đấm ngực kêu khóc. Tại vì sao? Do sợ hư không rơi xuống đất làm tổn hại thân.
Phật dạy: Ca-diếp! Hư không kia có thể rơi xuống đất không?
Ca-diếp thưa: không thể.
Phật dạy: Ca-diếp! Sa môn, Bà-la-môn mê muội thì cũng như người kia vậy, nghe pháp không thì sanh tâm hoảng sợ. Tại vì sao? Nếu không có ngã thì tâm nương vào đâu mà tạo tác. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Thí như có người ngu
Nhìn hư không rồi sợ
Kêu khóc và bỏ chạy
Sợ hư không rồi chạy
Hư không không chướng ngại
Không tổn hại chúng sanh
Người này tự ngu muội
Vọng sanh tự sợ hãi
Sa môn Bà-la-môn
Mê chấp cũng như vậy
Nghe nói các pháp không
Tâm liền sanh lo sợ
Nếu không là pháp ngã
Nương vào đâu thọ dụng.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như họa sĩ tự vẽ quỷ dạ xoa xấu ác, vẽ rồi lại kinh sợ ngã lăn trên đất. Ca-diếp, phàm phu chúng sanh cũng như vậy, tự thọ dụng sắc thanh hương vị xúc pháp, thọ rồi tham đắm nên rơi vào luân hồi. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như có người họa sĩ
Vẽ dạ xoa xấu ác
Vẽ rồi bỗng kinh sợ
Nằm ngã lăn trên đất
Phàm phu cũng như vậy
Tự đắm vào thanh sắc
Mê muội không hiểu biết
Nên rơi vào luân hồi.
Phật bảo Ca-diếp: Thí như nhà ảo thuật biến ra các thứ, trong các thứ biến hóa lại biến thành nhà ảo thuật. Ca-diếp, Tỳ-kheo tương ưng với hành cũng lại như vậy, tự mình phát ý nói tất cả đều là không, hư không kia là không thực. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như có nhà ảo thuật
Biến hóa ra các thứ
Trong các thứ biến hóa
Hóa ra nhà ảo thuật
Tỳ-kheo tương ưng hành
Phát ý cũng như vậy
Nói tất cả là không
Hư không là không thật.
Phật bảo Ca Diếp: thí như hai cây củi cọ xát nhau, gió thổi vào khiến phát ra lửa, lửa đã sanh rồi lại thiêu đốt hai cây củi kia. Này Ca-diếp, như thật quán sát cũng lại như vậy, ở nơi chánh quán sanh ra huệ căn, huệ căn đã sanh lại thiêu đốt chánh quán. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:
Như hai cây cọ xát
Gió thổi sanh ra lửa
Lửa cháy trong phút chốc
Lại thiêu đốt hai cây
Chánh quán cũng như vậy
Hay sanh ra huệ căn
Trong sát na đã sanh
Lại thiêu đốt chánh quán.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 5 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Cẩm nang phóng sinh


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.90.59 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập