Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Tạng Kinh [佛藏經] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Phật Tạng Kinh [佛藏經] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.81 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.91 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Tạng

Kinh này có 3 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 |
Việt dịch: Bùi Đức Huề

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm thứ nhất Thực-tướng của các Pháp.
Tôi nghe như thế, thời đó Phật ở trong núi Kỳ-xà-Quật thành Vương-Xá. Cùng với các Đại Tì-kheo Tăng tham dự, đều là các Tri thức. Cùng với vô biên Đại Bồ-tát Ma-ha -tát chúng vô lượng vô số. Khi đó Xá-lợi-phất ra khỏi Tam-muội tới nơi Phật ở, vai phải áo lệch phục đất đỉnh lễ bạch Phật rằng : Hiếm có Thế Tôn ! Tất cả các Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất không tướng rỗng không, giúp người tin hiểu. Phật bảo Xá-lợi-phất. Ngài nhìn thấy lợi ích gì khen là hiếm có. Tất cả các Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất không tướng rỗng không, giúp người tin hiểu. Xá-lợi-phất bạch Phật rằng : Thế Tôn ! Con ở nơi tĩnh lặng mỗi khi suy nhớ điều đó. Thế Tôn ! Mới lại với Pháp không có tên không có hình tướng mà nói tên nói hình tướng. Pháp không có ngôn ngữ dùng ngôn ngữ để nói. Tư duy như thế sinh tâm hiếm có. Phật bảo Xá-lợi-phất ! Đúng thế ! Như thế. Việc hiếm có này là hiếm có số một. Gọi là các Phật A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề. Xá-lợi-phất ! Ví như Họa sĩ tinh xảo vẽ trong khoảng không hiện ra đủ loại màu sắc hình tướng. Ý là sao ? Họa sĩ đó thực hiếm có phải không ? Hiếm có Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Như Lai có được A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề nói tất cả Pháp không sinh không mất không hình tướng rỗng không. Giúp người tin hiểu tăng gấp bội hiếm có. Cớ là sao ? Pháp không có tên, không có hình tướng, không suy nhớ, không được, cũng không có tu. Không có thể bàn luận, được dựa vào tâm không thực, không có đùa cợt tranh luận. Có thể dừng lại dựa vào có được đùa cợt tranh luận không thực đó. Không cảm giác, không quan sát, không có thu giữ, không ở trong tâm, không thực, được coi là được. Cái này không có cái kia không có, không có phân biệt, không động, tính không có, từ xưa tới nay tự thân rỗng không. Không thể suy nhớ không thể xuất ra, tất cả thế gian khó có thể tin được. Pháp không có tên hình tướng như thế dùng tên hình tướng để nói. Như thế Xá-lợi-phất ! Tất cả các Pháp không sinh không mất, không hình tướng rỗng không, giúp người tin hiểu tăng gấp bội hiếm có. Xá-lợi-phất ! Ví như có người ngặm nhấm núi Tu Di có thể làm nó biến mất. Bay ở trong khoảng không không cho là hoạn nạn. Ý là sao ? Là hiếm có phải không ? Hiếm có Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Tất cả các Pháp được các Phật thuyết không sinh không mất, không có hình tướng rỗng không. Giúp người tin hiểu tăng thêm gấp bội hiếm có. Xá-lợi-phất ! Ví như thành bị lửa cháy mỗi bề dài rộng khoảng 20 km. Bốn cửa phát ra lửa mạnh có người vác cỏ khô ở trong muốn đi ra. Gió to thổi ngọn lửa thiêu đốt thân họ. Người đó có thể làm cho ngọn lửa không thiêu cháy cỏ và không thiêu cháy thân. Ở trong chạy ra được như trước đây không khác. Ý là sao ? Là hiếm có phải không ? Hiếm có Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Tất cả các Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất, không có hình tướng rỗng không. Giúp người tin hiểu tăng thêm gấp bội hiếm có. Xá-lợi-phất ! Ví như có người dùng đá làm bè. Theo đường biển đi từ bến này tới bến kia. Ý là sao ? Là hiếm có phải không ? Hiếm có Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Tất cả các Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất, không có hình tướng rỗng không. Giúp người tin hiểu tăng thêm gấp bội hiếm có. Xá-lợi-phất ! Ví như có người vác 4 châu Thiên hạ và núi Tu-di sông ngòi cây cỏ, dùng chân con muỗi làm thang leo lên tới cõi Trời Phạm. Ý là sao ? Là hiếm có phải không ? Hiếm có Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Tất cả các Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất, không có hình tướng rỗng không. Giúp người tin hiểu tăng thêm gấp bội hiếm có. Xá-lợi-phất ! Ví như tơ của ngó sen treo núi Tu-di ở tại không trung. Ý là sao ? Là hiếm có phải không ? Hiếm có Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Tất cả các Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất, không có hình tướng rỗng không. Giúp người tin hiểu tăng thêm gấp bội hiếm có. Xá-lợi-phất ! Ví như Kiếp hết lúc bị lửa lớn thiêu đốt, người dùng một ngụm nước bọt có thể diệt trừ lửa này. Mới lại dùng một hơi thổi ra trở về thành thế giới và các cung điện Trời. Ý là sao ? Là hiếm có phải không ? Hiếm có Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Tất cả các Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất, không có hình tướng rỗng không. Giúp người tin hiểu tăng thêm gấp bội hiếm có. Xá-lợi-phất ! Sông Hằng rộng lớn vô lượng phải không ? Đúng thế Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Trong 4 châu Thiên hạ mưa khắp nơi, giọt mưa lớn như sông Hằng. Có người dùng tay bưng giọt mưa này không có rơi vãi. Ý là sao ? Là hiếm có phải không ? Hiếm có Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Tất cả các Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất, không có hình tướng rỗng không. Giúp người tin hiểu tăng thêm gấp bội hiếm có. Xá-lợi-phất ! Núi Tu-dilà vua là cao lớn phải không ? Cao lớn Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Trong 4 châu Thiên-hạ mưa đá lớn khắp nơi, đều to như Tu-di. Có người dùng tay đón nhận đá này. Không có rơi vãi như các hạt củ cải. Ý là sao ? Là hiếm có phải không ? Hiếm có Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Tất cả các Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất, không có hình tướng rỗng không. Giúp người tin hiểu tăng thêm gấp bội hiếm có. Xá-lợi-phất ! Ví như có người mang tất cả chúng sinh đặt trong bàn tay trái. Tay phải đón nâng sông ngòi cây cỏ của 3 nghìn thế giới. Đều có thể giúp tất cả chúng sinh đó cùng một tâm vui vẻ ý họ không khác. Ý là sao ? Là hiếm có phải không ? Hiếm có Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Tất cả các Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất, không có hình tướng rỗng không. Giúp người tin hiểu tăng thêm gấp bội hiếm có. Xá-lợi-phất ! Các Pháp được Như Lai thuyết không có tính, rỗng không, không có được. Tất cả thế gian khó có được tin hiểu. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Pháp đó không tưởng nhớ, các tưởng nhớ rời bỏ, không suy niệm, các suy niệm rời bỏ. Không cầm giữ, không buông bỏ, không đùa cợt tranh luận, không nóng não loạn, không phải bờ này, không phải bến kia, không phải lục địa. Không phải ngu si, không phải sáng suốt, dùng rất nhiều trí tuệ, mới có thể hiểu được. Không phải dùng tư duy, đo lường có thể biết được. Không hành, không hình tướng, không có nóng não loạn, không suy niệm, vượt qua các suy niệm. Không có tâm, vượt qua các tâm, không có đường hướng, không có phía sau lưng, không buộc vào, không tháo ra. Không có ngu si, không có Pháp ngu si, không có lưới ngu si, không có tên, không nói. Không nói, có nói, không hết tận, có hết tận, không hành, không có cùng hành, không có Đạo, không có quả Đạo. Không rời bỏ, vượt qua các rời bỏ, không tư duy không lẫn lộn, không cầm giữ không buông bỏ. Không được không có thể được, tiêu trừ các ngưng trệ, nhìn thấy tiêu trừ tham lam thù hận ngu si, không phải thực không phải hão huyền. Không phải bình thường không phải thay đổi, không phải sáng có sáng, không phải tối không phải chiếu soi, không ở trong tâm. Không có tính, tính vốn dĩ rỗng không, có thể hàng phục Ma, hàng phục phiền não. Hàng phục 5 Uẩn tối, hàng phục 12 nhân duyên nhập, hàng phục 18 Pháp giới. Hàng phục nói có 5 tối, hàng phục nói có 12 nhân duyên nhập vào. Hàng phục nói có 18 Pháp giới hàng phục nói có chúng sinh, nói có người. Nói có trường thọ, nói có mệnh, nói có được, nói không có được. Hàng phục tất cả các hành sai trái. Xá-lợi-phất ! Pháp Thánh này của Ta. Đều có thể hàng phục tất cả tham nương nhờ thậm chí nói có Pháp, không tin tưởng ham thích các Pháp, như không có hình tướng. Đối nghịch lại Pháp Phật. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Nếu có chúng sinh nói có bản thân. Nói có người, nói chúng sinh, nói đoạn diệt, nói bình thường, nói có. Nói không có, nói các Pháp, nói tên giả, nói biên giới. Đều là đối nghịch với Phật, cùng cạnh tranh với Phật. Xá-lợi-phất ! Thậm chí với Pháp được phép rất ít, đều là cạnh tranh với Phật, và người cạnh tranh với Phật đều nhập vào Đạo sai. Không phải Đệ-tử của Ta, nếu không phải Đệ-tử của Ta, tức thời với Niết-bàn cùng cạnh tranh, cùng cạnh tranh với Phật. Cùng cạnh tranh với Pháp, cùng cạnh tranh với Tăng. Xá-lợi-phất ! Nhìn thấy người như thế. Ta chắc là không nghe theo được xuất gia thụ nhận Giới. Xá-lợi-phất ! Nhìn thấy người như thế. Ta chắc là không nghe theo nhận được một chút nước mang tới tự cúng dưỡng. Xá-lợi-phất ! Nếu người trừ bỏ việc tham nương nhờ không thiện như thế. Ở trong Pháp của Ta xuất gia học Đạo, không suy nhớ tới Niết-bàn. Không đem Niết-bàn làm suy nhớ, không tham Niết-bàn, cuối cùng với Pháp rỗng không, không kinh hoàng không sợ hãi. Người đó do còn chưa đoạn diệt các Pháp, cần hành Tinh tiến. Huống chi tham nương nhờ không thiện như thế. Coi như nương nhờ bản thân, nương nhờ chúng sinh, nương nhờ người, nương nhờ Pháp. Người đó do đoạn trừ được tham nương nhờ. Chỉ cần tu tập không có tướng Tam-muội với không có tướng Tam-muội cũng không cầm giữ, không buông bỏ hình tướng. Người đó thông suốt hình tướng của tất cả các Pháp đều là Một tướng đó, gọi là không có hình tướng.
Xá-lợi-phất ! Chắc có tên là Nhu-thuận Pháp-nhẫn trong Pháp Thánh, được Bồ-tát bậc 4-6 đó, lại có tên là Đệ-tử của Ta. Có thể tiêu tan cúng dưỡng thân thụ nhận đầy kín. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Ta là hình tướng Pháp chân thực, không có thể nhập vào không có thể cầm giữ, không có thể buông thả, không có thể tham. Không có thể nói ngôn ngữ không còn, không vui không mừng, tâm tham vui mừng mất hết. Các duyên không thực hợp, lại các nhân duyên rời bỏ, không có Đạo đoạn trừ Đạo, tới nơi không có Đạo. Đoạn trừ mất hết lời nói bàn luận âm thanh, không hình không sắc không cầm giữ không nương nhờ không sử dụng. Không thực không ảo, không tối không sáng, không hủy hoại không can ngăn, không hợp lại không tan rã, không động không suy nhớ không có phân biệt. Không có thể hiện ra được, không phải bẩn không phải sạch, không phải tên không phải hình tướng, không phải tâm, Pháp tính toán, không phải tâm hiểu được. Trong Pháp này của Ta không nam không nữ, không Trời không Rồng không Dạ-xoa không Càn-thát-bà không Cưu-bàn-trà không Tì-xá-đồ. Không đoạn diệt thay đổi, không có bản thân không, có chúng sinh, không có người, không tới không lui, không xuất ra không nhập vào, không có Giới không phạm Giới, không sạch không bẩn. Không có Tam-muội không Định không Căn định, không Thiền không Căn thiền, không biết không thấy, không tham không can ngăn. Không Đạo không quả Đạo, không trí tuệ không có Căn trí tuệ, ngu tối chỉ là sáng. Không giải thoát chỉ là giải thoát, không quả không được quả, có lực không phải lực. Có sợ không sợ, có suy niệm, không có Căn suy niệm, không ngồi không đi, không có uy nghi. Không cái này không cái kia, không tưởng nhớ phân biệt, không có Bồ-đề không có phần Bồ-đề. Không trí tuệ chỉ là trí tuệ, không đất không nước không lửa không gió, không tội không phúc. Không có Pháp chỉ là Pháp, không khổ không vui, rút bỏ gốc rễ của tất cả đùa cợt tranh luận. Vĩnh viễn rời bỏ tất cả lạnh và không có khói lửa. Xá-lợi-phất ! Chỉ nói nêu ra điều cốt yếu. Pháp của Ta phá bỏ hầu hết tất cả các suy nhớ, tất cả các nhìn thấy, tất cả các kết buộc, các tăng cao mạn. Không suy niệm tất cả các loại được suy nhớ, đoạn trừ tất cả các loại ngôn ngữ. Trong Pháp đó của Ta thay đổi bình thường, không khổ không vui, không bẩn không sạch. Không đoạn diệt thay đổi, không có bản thân, không có chúng sinh, không có người không thọ. Không mệnh không sinh không mất. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Như Lai với Pháp này đều không được không mất, vì tên là Niết-bàn cũng không nhìn thấy có được Niết-bàn. Xá-lợi-phất ! Phật cũng không suy nhớ Niết-bàn không dùng Niết-bàn để suy niệm. Cũng không tham nương nhờ Niết-bàn vì thế nên biết, đó là kỳ lạ đặc biệt hiếm có bậc nhất. Gọi là tất cả Pháp được Như Lai thuyết không sinh không mất, không hình tướng rỗng không, giúp người tin hiểu tăng gấp bội hiếm có.
Phẩm thứ hai suy nhớ Phật.
Khi đó Xá-lợi-phất bạch Phật rằng : Thế Tôn ! Ở trong Pháp này thế nào là Tri thức ác, thế nào là Tri thức thiện. Phật bảo Xá-lợi-phất ! Nếu có Tì-kheo dạy Tì-kheo khác. Tì-kheo! Ông nên hàng ngày nhớ Phật nhớ Pháp nhớ Tăng nhớ Giới nhớ bố thí. Tì-kheo ! Ông cần quan sát thân cầm giữ hình tướng của thân đó. Gọi là không sạch, cần quan sát tất cả Pháp có hình tướng tất cả đều thay đổi. Quan sát tất cả Pháp rỗng không không có bản thân. Tì-kheo ! Ông cần cầm giữ hình tướng duyên có được gắn liền ở trong tâm duyên. Chuyên suy nhớ hình tướng rỗng không, cần ham thích Pháp thiện, đang cầm giữ hình tướng Pháp không thiện. Đã cầm giữ hình tướng Pháp không thiện, do vì giúp đoạn diệt quan sát suy nhớ tu tập. Gọi là vì đoạn diệt tham dục quan sát cảnh không sạch, vì đoạn trừ thù hận giận hờn quan sát cảnh tâm nhân từ. Vì đoạn diệt ngu si quan sát Pháp nhân duyên. Thường suy niệm giới tịnh cầm giữ cảnh rỗng không thâm sâu. Chăm hành Tinh tiến vì được Thiền bậc 4, chuyên tâm cầu Đạo quan sát Pháp không thiện đều là suy bại não loạn. Quan sát được Pháp thiện này là yên ổn bậc nhất, nhất tâm tu Đạo phân biệt quan sát đúng. Pháp thiện không thiện đã cầm giữ đúng hình tướng, duy chỉ quan sát Niết-bàn yên ổn vắng lặng. Chỉ yêu Niết-bàn cuối cùng thanh tịnh, người dạy như thế tên là dạy sai. Coi là dạy đúng mà là dạy sai. Xá-lợi-phất ! Người dạy như thế tên là Tri thức ác. Người đó tên là phỉ báng Ta trợ giúp ngoại Đạo, cũng vì người khác nói Đạo Pháp sai. Xá-lợi-phất ! Người ác như thế Ta mới lại không nghe theo nhận một chút nước dùng để tự cúng dưỡng. Ta nói giáo lý, không nói thu nhận họ. Xá-lợi-phất ! Ở trong Pháp của Ta đa phần có dạy người tăng cao mạn như thế. Xá-lợi-phất ! Nếu tiếp thu giáo Pháp thụ nhận Giới 5 năm, không thể buông bỏ tất cả giáo Pháp như thế, ở trong giáo Pháp đó tâm cần cù Tinh tiến. Tự có được không có được. Tì-kheo không tới thăm hỏi. Ta nói người này tuy được 5 năm do còn có tên là nhìn thấy sai, tạp nham Pháp ngoại đạo thuận hành theo Ma-giáo. Xá-lợi-phất ! Nếu có Tì-kheo đã thu nhận giáo lý đó. Nghe rỗng không không có được Pháp tức thời tự biết giác ngộ. Ta trước đây thu nhận họ đều là nhìn thấy sai. Với rỗng không không có được Pháp không nghi hoặc không hối hận. Thông tỏ thâm nhập sâu, không dựa vào tất cả nhìn thấy của bản thân, nhìn thấy của người. Xá-lợi-phất ! Ta nói người này tên là được Phạm hạnh thanh tịnh. Xá-lợi-phất ! Nếu có Tì-kheo thành công không có được Nhẫn như thế. Tuy hiện nay chưa được Vô-dư Niết-bàn. Ta ghi nhận người đó. Tới thời Phật Di Lặc cần ở trong hội đầu tiên. Khi đó Phật Di Lặc vui mừng xướng đọc 3 lần, người đó có thể ở trong Pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật. Thành công không có được Nhẫn. Xá-lợi-phất ! Nếu xuất gia tại gia thành công Nhẫn này. Ta ghi nhận người đó nhất định được Niết-bàn. Xá-lợi-phất ! Nếu có người đã thu nhận giáo Pháp như thế, nghe rỗng không không có được Pháp, tức thời hoảng hốt sợ hãi, người đó có thể thương xót. Không có người cứu không có người dựa đỡ, trực tiếp thẳng tới Địa-ngục. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Ở trong giáo lý của Phật hoảng hốt nghi hoặc sợ hãi, người đó chắc là đầy đủ Đạo ác. Sao lại như thế ? Ta thường tự nói, người có được Có, là phần của Đạo ác. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Phật có được Pháp không có khác biệt. Đúng và không đúng, nếu có thể khác biệt, là Có được. Xá-lợi-phất ! Người chắc chắn thành công 5 nghịch đạo 4 tội ác nặng. Không thành công nhìn thấy bản thân, nhìn thấy shúng sinh, nhìn thấy người, nhìn thấy thọ, nhìn thấy mệnh, ngu tối nhập vào nhìn thấy thế giới. Tham nương nhờ vào giữ Giới, nương nhờ vào nhìn thấy giữ Giới. Tham nương nhờ vào Tam-muội nương nhờ vào nhìn thấy Tam-muội. Dựa vào tưởng nhớ Phật, được trong tưởng nhớ Pháp. Với Tăng đoạn trừ việc Phật, thành công nhìn thấy bản thân. Cớ kà sao ? Ở trong Pháp Phật thành công tự nhìn thấy bản thân, không ở trong số Tăng. Xá-lợi-phất ! Chúng Đệ-tử của Phật, tâm không có phân biệt. Xá-lợi-phất ! Chúng Đệ-tử của Phật là người thiện, không phá Giới, không phá vỡ nhìn thấy. Không phá bỏ uy nghi. Xá-lợi-phất ! Thế nào là ác không thiện. Với Phật ở trong Chúng không ở trong Tăng, tên là ác không thiện. Coi là tâm, Pháp tâm số và các duyên hợp lạiViệc không chân thực chỉ tạo thành phân biệt. Do mang theo phân biệt mưu tính kế có được. Người đó thậm chí có nói rằng tâm tâm liên tục, thậm chí thiện Pháp không thiện. Ở trong Pháp Thánh tên là ác không thiện. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Ở trong nơi có được vui nhất định có khổ. Pháp của Như Lai diệt khổ vui đó. Xá-lợi-phất ! Như Lai có được ở trong đó không có ham muốn cũng chỉ là ham muốn. Không vui không khổ không suy nghĩ không tưởng nhớ không tu. Thậm chí cũng tưởng nhớ không có rỗng không. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Nếu mưu tính kế tưởng nhớ rỗng không, tức là tưởng nhớ bản thân, tưởng nhớ chúng sinh, tưởng nhớ bình thường, tưởng nhớ đoạn trừ. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Tuỳ theo tưởng nhớ có được, tức thì sinh các loại tưởng nhớ, nó đều rơi vào sai lầm. Xá-lợi-phất ! Rỗng không tên là không suy nhớ, tên là rỗng không. Suy nhớ rỗng không cũng là rỗng không, tên là rỗng không. Xá-lợi-phất ! Ở trong rỗng không không thiện không ác, thậm chí cũng không có tưởng nhớ rỗng không. Vì thế tên là rỗng không. Xá-lợi-phất ! Các Pháp có hình tướng, có thể biết có thể hiểu. Rỗng không có thể không thực biết, cũng có thể không thực hiểu, có thể không thực suy nghĩ tiên lượng. Vì thế tên là rỗng không. Xá-lợi-phất ! Rỗng không không phải suy nhớ được. Cớ là sao ? Do rỗng không không có tưởng nhớ, vì thế tên là rỗng không. Xá-lợi-phất ! Vì sao nói hành hành rỗng không, không suy nhớ tất cả các tưởng nhớ. Thậm chí tưởng nhớ rỗng không, lại cũng không suy nhớ. Tên là hành rỗng không. Xá-lợi-phất ! Tên của tưởng nhớ thậm chí tâm có được suy nhớ, tức thời tên là tưởng nhớ. Không có suy nhớ mới lại có tên là không tưởng nhớ. Do rời bỏ các tưởng nhớ tên là không có tưởng nhớ. Chạy theo cầm giữ tưởng nhớ đều là nhìn thấy sai. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Ở trong Pháp Thánh mưu tính kế được vắng lặng đều rơi đọa vào nhìn thấy sai. Huống chi nói bằng ngôn ngữ, huống chi người nói. Pháp rỗng không như thế dùng cái gì có thể nói. Xá-lợi-phất ! Cớ sao các Phật nói các ngôn ngữ đều tên là sai trái. Không thể thông tỏ tất cả các Pháp, chắc đều là lời nói được che phủ bởi ngôn ngữ. Vì thế Như Lai biết các ngôn ngữ đều là loại sai trái đó. Thậm chí có nhỏ xíu ngôn ngữ không được thực đó. Xá-lợi-phất ! Các Phật A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề đều là không tưởng nhớ, không suy nhớ. Cớ là sao ? Như Lai với Pháp không được Tướng Tính cũng không được suy nhớ. Xá-lợi-phất ! Vì sao Như Lai nói có nơi suy nhớ. Xá-lợi-phất ! Kinh nói nếu người được 4 nơi suy nhớ. Người đó có thể được Thể Tính của các Pháp. Có thể được tự thân, được bản thân, được người, không có nơi đó. Do hiện ra Pháp phân biệt cùng với rỗng không nói 4 nơi suy nhớ. Tính của 4 nơi suy nhớ không tính, không nơi ở. Không suy nhớ không nói, không có tham nương nhờ, Tính suy nhớ còn không có huống chi nơi suy nhớ. Vì thế Như Lai nói tên nơi suy nhớ. Xá-lợi-phất ! Các Pháp nếu có quyết định Thể Tính. Như chia sợi tóc thành 1 trăm phần, chắc là các Phật không xuất hiện ở đời. Cuối cùng cũng không nói các Pháp Tính rỗng không. Xá-lợi-phất ! Các Pháp thực rỗng không không Tính Một-tướng. Gọi là không có hình tướng. Như Lai nhìn thấy tất cả. Như Lai dùng nó nói có nơi suy nhớ. Xá-lợi-phất ! Nơi suy nhớ tên là không có nơi chỉ là địa điểm, không có nơi suy nhớ không có nghiệp suy nhớ. Không tưởng nhớ không phân biệt, không ý nghĩ không có nghiệp ý nghĩ, không tư duy không có nghiệp tư duy, không có Pháp không có hình tướng Pháp. Đều không có hợp lại tan rã. Vì thế tên của Hiền Thánh là không có phân biệt. Tên là nơi suy nhớ. Như Lai dùng nó nói có nơi suy nhớ, do thuận theo không có được. Tên là nơi suy nhớ, tuỳ theo suy nhớ Phật tên là nơi suy nhớ. Xá-lợi-phất ! Thế nào tên là suy nhớ Phật. Nhìn thấy không có được, tên là suy nhớ Phật. Xá-lợi-phất ! Các Phật vô lượng không thể suy bàn không thể nói đo lường, do dùng nghĩa đó. Nhìn thấy không có được, tên là suy nhớ Phật. Tên thực không phân biệt. Các Phật không phân biệt. Do sử dụng điều đó nói rằng : Suy nhớ không phân biệt tức là suy nhớ Phật. Lại nữa nhìn thấy Thực-tướng của các Pháp tên là nhìn thấy Phật. Thế nào tên là Thực-tướng của các Pháp. Gọi là các Pháp cuối cùng rỗng không không có được, dùng thứ cuối cùng rỗng không không có được Pháp đó suy nhớ Phật. Lại nữa ở trong Pháp như thế, thậm chí suy nghĩ nhỏ còn không có thể được, tên là suy nhớ Phật. Xá-lợi-phất ! Cách suy nhớ Phật đó là đoạn trừ ngôn ngữ lời nói, vượt qua ra ngoài các suy nhớ. Không có thể được suy nhớ, tên nó là suy nhớ Phật. Xá-lợi-phất ! Tất cả các suy nhớ đều là cảnh vắng lặng. Thuận theo cách đó, đấy chắc tên là tu tập suy nhớ Phật, không có thể dùng sắc thân suy nhớ Phật. Cớ là sao ? Suy nhớ sắc thân cầm giữ hình tướng tham lam mùi vị là nhận thức. Không hình tướng không sắc thân không duyên không tính, tên nó là suy nhớ Phật. Vì thế cần biết. Không có phân biệt không cầm giữ không buông bỏ, đó là suy nhớ Phật chân thực.
Phẩm thứ 3 suy nhớ Pháp.
Khi đó Xá-lợi-phất bạch Phật rằng : Thế Tôn ! Vì sao có người cũng nói Pháp đó, là Tri thức ác. Thế Tôn ! Vì sao có người cũng nói Pháp đó là Tri thức thiện. Phật bảo Xá-lợi-phất ! Nếu có Tì-kheo dạy Tì-kheo khác. Tì-kheo ! Ông nay cần biết việc suy nhớ Phật suy nhớ rỗng không, nơi được duyên là không cần suy nhớ. Suy nhớ của ông rỗng không, suy nhớ cũng lại rỗng không. Không có tính đó rỗng không có thể đoạn trừ tưởng nhớ sắc, có thể đoạn trừ cầm giữ tưởng nhớ. Người đó thời không được không tưởng nhớ huống chi với suy nhớ. Người đó thời đều không có được vắng lặng không có Tính. Không tu tập các tưởng nhớ, diệt trừ tất cả Pháp. Đó chắc tên là tu tập suy nhớ Phật. Suy nhớ tên hiệu Phật, phá hủy tất cả giác quan thiện không thiện. Không cảm giác, không quan sát, không tưởng nhớ vắng lặng, tên là suy nhớ Phật. Cớ là sao ? Không nên dùng giác quan tưởng nhớ suy nhớ các Phật. Không cảm giác, không quan sát, tên là thanh tịnh suy nhớ Phật. Ở trong suy nhớ này mới lại không có tâm tí xíu, nghiệp tâm suy nhớ. Huống chi nghiệp Thân Miệng. Mới lại người suy nhớ Phật rời bỏ các tưởng nhớ, các tưởng nhớ không ở nơi tâm. Không phân biệt, không tên chữ, không chướng ngại, không mong muốn, không được giác quan, không phát khởi. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Theo các suy nhớ, phát khởi tất cả các tưởng nhớ, đều là nhìn thấy sai. Xá-lợi-phất ! Theo không có được, không có cảm giác, không có quan sát, không sinh không mất. Thông tỏ điều đó tên là suy nhớ Phật. Ở trong suy nhớ như thế không tham lam không nương nhờ. Không ngược lại không thuận theo không tên không tưởng nhớ. Xá-lợi-phất ! Không tưởng nhớ không ngôn ngữ mới lại có tên là suy nhớ Phật. Ở trong đó mới lại không có suy nhớ nhỏ con tinh tế. Huống chi nghiệp Thân Miệng Ý thô thiển. Không có nơi nghiệp Thân Miệng Ý không cầm giữ không buông bỏ, không tranh luận không kiện tụng không suy nhớ không phân biệt. Rỗng lặng, không có Tính, diệt các giác quan, tên là suy nhớ Phật. Xá-lợi-phất ! Nếu người thành công suy nhớ như thế, muốn chuyển dời đất 4 Châu Thiên hạ tùy ý có thể chuyển dời, cũng có thể hàng phục trăm nghìn triệu Ma. Huống chi ngu tối che phủ, theo cuồng vọng duyên phát khởi, không quyết định hình tướng. Pháp đó như thế, không tưởng nhớ, không đùa cợt tranh luận. Không sinh không mất, không có thể nói, không có thể phân biệt, không u tối không sáng. Ma hoặc dân Ma không thể đo lường được. Chỉ dùng ngôn ngữ đời thường nói có được giáo hóa, mà làm nói rằng : Lúc ông suy nhớ Phật, không cầm giữ tưởng nhớ cỏn con, không sinh đùa cợt tranh luận, không có phân biệt. Cớ là sao ? Pháp đó đều rỗng không, không có Tính Hình thể, không có thể suy nhớ Một-tướng, gọi là không có hình tướng. Tên là suy nhớ Phật chân thực, gọi là không sinh không mất, không hình tướng rỗng không. Cớ là sao ? Như Lai không có tên là Sắc, không có tên là tưởng nhớ, không có tên là suy nhớ. Không có tên là phân biệt, không ngược lại không thuận theo không cầm giữ không buông bỏ, không phải Định không phải Tuệ. Không phải sáng không phải ngu tối. Như Lai không có thể nói, không có thể suy bàn, không có hình tướng. Ông nay đừng ham thích cầm giữ hình tướng, đừng ham thích đùa cợt tranh luận. Phật với các Pháp không có chấp giữ không có đo lường. Không nhìn thấy có Pháp có thể chấp giữ có thể đo lường. Người đó với Phật do còn chưa được Đạo. Huống chi trong suy nhớ. Xá-lợi-phất ! Giáo huấn như thế tên là Tri thức thiện. Trong nghĩa Thực tướng không có quyết định, là Tri thức thiện hay Tri thức ác.
Lại nữa Xá-lợi-phất ! Nếu có Tì-kheo dạy Tì-kheo khác. Tì-kheo ! Ông cần phân biệt quan sát các Pháp, lại cũng đừng suy nhớ các hình tướng Pháp. Tì-kheo đó tu tập như thế tâm không hệ thuộc nương nhờ. Chắc có thể thông suốt các Pháp Một- tướng, gọi là không có hình tướng. Người đó do còn chưa sinh tưởng nhớ Pháp. Huống chi tưởng nhớ bản thân tưởng nhớ người. Xá-lợi-phất ! Ý là sao ? Người suy nhớ Pháp, người đó có thể diệt tất cả Pháp không ? Không được đâu Thế Tôn ! Xá-lợi-phất ! Như cây không có gốc rễ có thể có cành lá hoa quả không ? Không được đâu Thế Tôn ! Như thế Xá-lợi-phất ! Nếu người vốn dĩ không được các Pháp. Người đó có thể sinh tưởng nhớ các Pháp được không ? Không được đâu Thế Tôn ! Xá-lợi-phất ! Nếu người không được không suy nhớ tưởng nhớ Pháp. Người đó có thể diệt tất cả Pháp không ? Không được đâu Thế Tôn ! Người đó không được, với Pháp không được hình tướng của Pháp, không được và mất. Cũng không phân biệt, không sinh không mất. Người đó lúc này không sinh không mất. Không có tên là được Niết-bàn lại cũng không có tên là không được Niết-bàn. Xá-lợi-phất ! Giáo huấn như thế tên là Tri thức thiện. Ở trong nghĩa Thực tướng không có Tri thức thiện, không có Tri thức ác. Xá-lợi-phất ! Nếu người thành công cảnh giới như thế, thế gian hiếm có. Được không đảo lộn do nhìn thấy chân thực. Đó là nhìn thấy đúng.
Lại nữa Xá-lợi-phất ! Người nhìn thấy đúng, tên là làm đúng, Đức hạnh đúng, Đạo đúng, hiểu đúng. Không có đảo lộn nhìn thấy như thực. Vì thế Như Lai nói tên là Nhìn thấy đúng. Xá-lợi-phất ! Nếu có chúng sinh không có đảo lộn quan sát như thực, chắc là có Nhìn thấy đúng. Nếu sinh tưởng nhớ bản thân, tưởng nhớ người, tưởng nhớ chúng sinh. Nên biết người đó đều là thực hành sai. Xá-lợi-phất ! Phật và Đệ-tử, không nói có bản thân, không nói có người, không nói chúng sinh. Không nói thọ mệnh, không nói thường đoạn trừ. Vì thế Phật và Đệ-tử, tên là Nhìn thấy đúng. Cớ là sao ? Do quan sát đúng không đảo lộn. Xá-lợi-phất ! Tất cả người Phàm trần ở trong việc này không có thể thâm nhập vào. Cớ là sao ? Tất cả người Phàm trần đều không có Nhìn thấy đúng, chỉ có thuận theo, Nhìn thấy đúng được Nhu-thuận Nhẫn. Không có thể như thực. Xá-lợi-phất ! Tên là Nhìn thấy đúng khác biệt Nhìn thấy sai. Do nhìn thấy như thực tên là Nhìn thấy đúng. Nhìn thấy đời vui vẻ nhân do thêm tài lợi, là Nhìn thấy đúng của thế gian. Đó đều là lừa dối cuồng vọng không miễn thoát sinh chết. Xá-lợi-phất ! Phật nói nhìn thấy đúng của thế gian. Nói là Pháp của người lười nhác hạ tiện. Hiền Thánh không làm suy nhớ đó. Điều này là Nhìn thấy đúng, điều này là nhìn thấy sai. Sao như thế ? Tất cả mọi nhìn thấy, đều từ duyên ảo vọng phát khởi. Xá-lợi-phất ! Nếu làm suy nhớ đó, điều này là Nhìn thấy đúng. Người đó tức thời là Nhìn thấy sai. Xá-lợi-phất ! Ở trong Pháp Thánh vốn dĩ cần rút bỏ tất cả các nhìn thấy. Đoạn trừ hết tất cả các đường ngôn ngữ. Như trong khoảng không, tay không xúc chạm trở ngại. Các Pháp của Sa-môn đều cần như thế.
Phẩm thứ 4 suy nhớ Tăng.
Xá-lợi-phất bạch Phật rằng : Thế Tôn ! Thế nào là các Thánh. Xá-lợi-phất ! Nếu có người có thể tin hiểu thông tỏ tất cả các Pháp không sinh không mất, không phát khởi không có hình tướng. Thành công nhẫn như thế còn chưa được bản thân. Huống chi được Tu-đà-hoàn Tư-đà-hàm A-na-hàm. Huống chi được A-la-hán huống chi lại được Pháp. Huống chi được là nam nữ, huống chi được Đạo. Huống chi được các việc như thế, tên là các Thánh, đó cũng là không được Đạo.
Lại nữa Xá-lợi-phất ! Chúng sinh ít có khả năng tin hiểu Pháp không sinh không mất không có hình tướng. Nếu có thể tin hiểu Pháp không sinh không mất không có hình tướng. Tâm không đảo lộn cùng hiểu biết cảnh tướng, hoà hợp theo Pháp sau đó không thu nhận Có. Biết các thế gian chỉ phát khởi từ duyên ảo vọng. Người đó chắc là càng không ở lại thân đó. Do nhân duyên đó nói tên là các Thánh. Người đó với ngôn ngữ đây cũng lại không được, coi là các tên hình tướng. Chỉ làm việc tu tập không có hình tướng không đùa cợt tranh luận. Tên là Tăng-bảo cần nhận cúng dưỡng, do được không đảo lộn nghĩa chân thực. Người đó dùng phương tiện của họ suy nhớ Tăng, việc của họ cũng rỗng không. Xá-lợi-phất ! Người giáo huấn như thế tên là Tri thức thiện. Xá-lợi-phất ! Đoạn trừ tất cả đường ngôn ngữ, tên là các Thánh. Hà dĩ cố ? Ở trong Pháp Thánh được nói nghĩa chân thực nhân do ngôn ngữ. Ngôn ngữ như thế cũng không có thể được. Vì thế nên biết, đoạn trừ các ngôn ngữ, tên là các Thánh. Xá-lợi-phất ! Hoặc có người nói rằng : Nếu như ở trong việc này không có đọc nói không có quyết định. Thế nào tên là Tăng ? Xá-lợi-phất ! Ta với việc này có trả lời như sau : Tên của các Tăng là hiện ra việc như thực. Quyết định việc này cũng không có thể được. Đều cùng một học một nhẫn một mùi vị. Việc đó cũng do miệng người đời thường cố nói, không phải Thực-tướng. Ở trong Thực-tướng không có thực quyết định tên là Tăng, Pháp thường không hủy hoại. Người Thánh nếu nói rằng có Pháp đó. Điều đó tức thời là ô uế. Thế là sao ? Nếu người làm phân biệt đó, là nam hay nữ. Là Trời hay Rồng là Dạ-xoa là Càn-thát-bà hay Cưu-bàn-trà, là Pháp hay không phải Pháp. Đã làm phân biệt đó, được đủ các loại việc, do được đủ các loại việc làm nói rằng : Là ngồi hay nằm là đi hay đứng. Do người Thánh được Thực-tướng của các Pháp. Cũng không phân biệt là nam hay nữ. Là Trời hay Rồng thậm chí là Pháp hay không phải Pháp. Do không phân biệt không được đủ loại Pháp. Người không được đủ loại Pháp. Có thể làm việc nói Pháp, khi ngồi hay nằm hay đi hay đứng không ? Không được đâu Thế Tôn. Xá-lợi-phất ! Nếu người nói rằng : Là nam hay nữ, là Trời hay Rồng thậm chí là Pháp hay không phải Pháp. Người đó có nói không phải ảo vọng chăng, ảo vọng. Thế Tôn ! Xá-lợi-phất ! Nếu không nhập vào ảo vọng đó, tên là các Thánh. Do không đảo lộn tên là các Thánh. Xá-lợi-phất ! Hoặc không thiện hoặc không có thể biết hoặc có thể được. Như thế tất cả các Pháp không thiện, đều dùng danh tiếng là chính. Trong Pháp của Hiền Thánh này đoạn trừ danh tiếng. Mới lại không suy nhớ danh tiếng, không được danh tiếng. Vì sao cần nói là Thánh hay Chúng, đoạn trừ các danh tiếng tên là các Thánh. Nếu có nơi trong Pháp có thể phá vỡ có thể đoạn trừ. Trong Pháp Hiền Thánh không có tên, không có hình tướng, không có ngôn ngữ. Đoạn trừ các ngôn ngữ không có hợp lại tan vỡ. Nếu nói rằng : Không có Tăng chắc là phá các Thánh điều này cũng không được. Coi như do tưởng nhớ danh tiếng ảo vọng, nương nhờ vào đủ các loại nhìn thấy sai. Nhân do nhìn thấy sai đó càng nhận thêm thân đời sau, tham nương nhờ vào các nhìn thấy, chắc là sinh 5 uẩn tối. Xá-lợi-phất ! 5 uẩn tối đều là tham nương nhờ ảo vọng, tên nó là Đạo ác, tên là Nhìn thấy sai. Các Hiền Thánh không có việc này, do chỉ biết duyên ảo vọng, phát khởi ở trong Ba cõi giới. Do biết được việc đó, tên là các Thánh. Xá-lợi-phất ! Nếu nhìn thấy có ở trong các Thánh, đều không có thể được. Gọi là nhìn thấy bản thân, nhìn thấy chúng sinh, nhìn thấy thọ mệnh. Nhìn thấy người, nhìn thấy nam nhìn thấy nữ, nhìn thấy Trời, nhìn thấy Đất, nhìn thấy Địa ngục, nhìn thấy Súc sinh, nhìn thấy Quỷ đói, u tối nhập vào nhìn thấy thế giới. Nghe thấy tiếng kêu của vật báu, nghe thấy tiếng kêu của trống, nghe thấy tiếng động của Đất, nghe thấy tiếng kêu của gió lửa nước. Nghe thấy tiếng nói giữ Giới nghe thấy tiếng nói phá hủy Giới, nghe thấy tiếng nói đúng, nghe thấy tiếng nói sai. Nghe thấy âm thanh sạch âm thanh bẩn, âm thanh Thiền định Tam-muội 8 Đạo Thánh đúng. Nghe thấy âm thanh được quả Tu-đà-hoàn Tư-đà-hàm A-na-hàm A-la-hán. Nghe thấy âm thanh giải thoát, nghe thấy âm thanh được quả. Nghe thấy âm thanh Phật, nghe thấy âm thanh Pháp. Nghe thấy âm thanh mất, nghe thấy âm thanh Niết-bàn. Xá-lợi-phất ! Tên là Nghe thấy các loại âm thanh ảo vọng. Các Hiền Thánh. Với Thực-tướng nhìn không được điều đó, thông tỏ đủ loại âm thanh Một-tướng, gọi là không có hình tướng. Do không ngược lại, không tranh luận thành công Pháp nhẫn, không đảo lộn, tên là các Thánh. Xá-lợi-phất ! Pháp-nhẫn không đảo lộn đó, tức là không có hình tướng. Do không có hình tướng, không cầm giữ hình tướng, không ngược lại không thuận theo, không sinh không mất. Trong đó tự nhiên mất quay trở về, không tu không hủy hoại không phát khởi không được, do không phân biệt cái này cái kia tâm thường rời bỏ. Thế là sao ? Ở trong nhẫn đó không có Niết-bàn này không có Niết-bàn kia. Không phân biệt chỉ là phân biệt, thông tỏ không có hình tướng thành công Nhẫn đó. Tên là các Thánh, do phá hòa hợp tên là các Thánh. Xá-lợi-phất ! Ta thuyết Kinh khác. Nếu người nhìn thấy Pháp hay là nhìn thấy Ta, Như Lai không phải Pháp cũng là Pháp. Cớ là sao ? Người ngu si đùa cợt và các ngoại đạo, đều dùng sắc thân gặp Phật. Xá-lợi-phất ! Như Lai không thể dùng sắc thân gặp được, lại cũng không thể dùng âm thanh gặp được. Xá-lợi-phất ! Nếu người dùng sắc thân gặp Phật, người đó tới Phật còn xa. Thế là sao ? Phật không có tên là nhìn thấy sắc thân tên là gặp được Phật. Xá-lợi-phất ! Nếu người có thể nhìn thấy các Pháp không có hình tướng, không có tên, không xúc chạm, không tưởng nhớ, không suy nhớ không sinh không mất. Không có đùa cợt tranh luận không suy nhớ tất cả Pháp. Không suy nhớ Niết-bàn không dùng Niết-bàn làm điều suy nhớ, không tham Niết-bàn. Tin hiểu các Pháp đều là Vô-tướng, gọi là không có hình tướng. Xá-lợi-phất ! Tên là Nhìn thấy chân thực. Phật gọi là tất cả Pháp không cầu mong, không đùa cợt tranh luận, không sinh. Ở trong việc này cũng không suy nhớ không phân biệt, tên là Nhìn thấy Phật. Nếu có người ở trong Pháp này không tưởng nhớ phân biệt, không cầm giữ không buông bỏ, không tham không ngược lại. Không tưởng nhớ, không có nghiệp tưởng nhớ, không tham nói đọc. Biết Pháp là tên giả, đều không có. Đoạn trừ đường ngôn ngữ, không có khác biệt không đùa cợt tranh luận. Tên là người tu hành không sinh không tưởng nhớ. Ở trong thế gian tên là các Thánh. Xá-lợi-phất ! Do nhìn thấy Pháp như thế tên là Nhìn thấy Phật. Gọi là không tưởng nhớ, không phân biệt không đùa cợt tranh luận. Không thu nhận tất cả Pháp, nếu dùng môn rỗng không hoặc môn vắng lặng hay môn rời bỏ. Nhìn thấy không suy niệm, nhìn thấy không được, việc đó cũng không được, gọi là tên chữ. Nơi đó cũng không được, gọi là Niết-bàn. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Ta còn không suy nhớ Niết-bàn. Sao lại phải nói các Ngài cần suy nhớ Niết-bàn, đang được Niết-bàn. Xá-lợi-phất ! Nếu người được Niết-bàn người đó xuất gia không đi theo Như Lai. Xuất gia đi theo 6 thầy ngoại đạo. Xá-lợi-phất ! Nên biết người đó là giặc của Pháp kia, nhập vào trong Pháp của Ta. Nên biết người đó làm ô nhục Pháp của Ta, nên biết người đó là giặc dữ lớn. Như ở trong thành ấp lớn có giặc dữ lớn. Thế là sao ? Người ngu si như thế còn chưa được Niết-bàn huống chi bản thân, người. Xá-lợi-phất ! Người ngu si như thế Ta dùng tay ngăn lại, không phải Đệ-tử của Ta. Không nhập vào số Chúng. Ta không phải là Thầy của họ. Xá-lợi-phất ! Nếu biết các Pháp không sinh không mất không suy nhớ không tưởng nhớ. Người được Pháp nhẫn đó còn chưa được Niết-bàn huống chi bản thân, người. Xá-lợi-phất ! Phật nói như thế tên là nhìn thấy Pháp, có thể nhìn thấy việc đó, tên là nhìn thấy Phật. Xá-lợi-phất ! Thế nào tên là Phật ? Tất cả Pháp như không khác, không hủy hoại, tên là Như Lai. Nếu người ở trong Pháp đó không có nghi hoặc hối hận, tên là các Thánh. Xá-lợi-phất ! Trong thời trước đây có người ngu si không nhận biết được khỉ nhỏ. Vào trong một khu rừng lớn nhìn thấy bầy khỉ nhỏ quần tụ ở một nơi. Người đó từng nghe có cung Trời Đao Lợi. Liền coi như đó là các Trời Đao Lợi tức thời ra khỏi rừng cây trở về làng cũ. Trong đó có rất nhiều người làm lời nói như thế : Các ông đã từng nhìn thấy cung Trời Đao Lợi chăng ? Mọi người trả lời rằng : Chưa từng nhìn thấy. Tức thời nói rằng : Tôi đã nhìn thấy, ông muốn nhìn thấy không ? Đều nói rằng : Muốn nhìn thấy. Tức thời cùng với Đại chúng đi tới nhìn đàn khỉ nhỏ ở trong khu rừng đó. Các ông quan sát các Trời Đao Lợi này. Mọi người đều nói rằng : Không phải Trời Đao Lợi. Đây là khỉ nhỏ thích ở trong rừng. Do ông ngu si lẫn lộn không nhận ra khỉ nhỏ. Mới lại cũng không nhận biết được các Trời Đao Lợi. Xá-lợi-phất ! Người đó rỗng không, cùng với Đại chúng tới nơi trong khu rừng đó. Như thế Xá-lợi-phất ! Ở đời Tương lai đang có Tì-kheo tới nhà người trần tục nói thế này : Ông muốn nhìn thấy Phật các Thánh nghe Pháp Phật không ? Trong đó có người trần tục tin Pháp Phật. Đều nói rằng : Muốn nhìn thấy nghe nhận Pháp Phật. Xá-lợi-phất ! Trong số đó có người trần tục tham ham thích lời nói nhập vào Chùa Tháp. Có các Tì-kheo ham thích nói bằng lời có thể thông suốt các Kinh. Dựa vào lời nói ham thích trang sức bằng văn chương. Các Sa-môn đó tuỳ thuận thuyết Pháp, coi là Đạo chân chính. Chỉ với số đông giống như người phóng thả đàn bò. Chỉ ham thích đọc Kinh không thâm nhập thực tế. Chỉ làm hài lòng ý người, quý trọng với danh lợi. Tinh xảo việc đời thuyết Pháp không thanh tịnh. Chỉ có thể nói xảo hành Đạo thế gian. Không có uy đức phá nhân Niết-bàn. Mặc nhiên rời bỏ Thánh không thích Thiền định. Ngày đêm thường thích đàm luận tranh cãi. Mặc áo ngồi lâu còn không có một suy nhớ thuận theo Thiền định. Huống chi có thể được thành quả Sa-môn. Người đó ngủ thường cùng tương ứng với tâm tục. Đầu đêm cuối đêm không tu Pháp không có hình tướng, ham thích Pháp bậc thấp. Người đó cũng được nhiều cúng dưỡng quần áo đồ ăn uống. Cớ là sao ? Người đó thường bị Ma ác thu giữ thích lời thiển cận. Với nghĩa Thực-tướng không có thể chuyên cần học tập. Không có thể tụng nhớ Kinh thâm sâu bậc nhất. Nghe chắc là kinh hoàng sợ hãi buông bỏ, với thật thà trong sạch mà cầm giữ cặn bã. Có người Phàm trần nhìn thấy được lợi cúng dưỡng, tâm sinh tham nương nhờ, làm suy nghĩ đó nói rằng : Chúng tôi cũng đang tu tập lời đàm luận đó. Xá-lợi-phất ! Người đó buông bỏ Pháp báu Bình-đẳng đọa vào trong nhìn thấy sai. Sa-môn đó là người ác. Có người trần tục tới nơi ở của họ, như người ác này mà vì nói Pháp. Do tham lợi cúng dưỡng ca ngợi Phật, Pháp và Tăng. Chỉ cầu sống lâu được tiền tài nô bộc. Tham coi trọng ăn mặc ca ngợi tự thân được vui vẻ. Nếu thực hành bố thí được sinh lên cõi Trời. Ở trong Pháp Phật bố thí là Pháp bậc cuối. Ca ngợi cho là cao nhất mà làm nói rằng : Nhân duyên bố thí lớn được sinh lên cõi Trời. Không hiểu lời nói không giải thích ý nghĩa. Chỉ biết ban đầu nhập vào Pháp bậc cuối thiển cận. Tham nương nhờ người bản thân, buông bỏ nghĩa Thực-tướng. Xá-lợi-phất ! Nói Pháp như thế, hoặc thời có người sinh tin tưởng xuất gia, với các người ác cùng nhau hòa hợp. Không có thể chuyên cần cầu nghĩa Thực-tướng thâm sâu. Người có được, nói có bản thân, người thọ mệnh. Tưởng nhớ phân biệt, không có được Pháp. Với A-tì-đàm tu tập trong sự gen gét tự được bàn luận. Hoặc nói đoạn trừ bình thường hoặc nói có làm hay nói không làm. Xá-lợi-phất ! Pháp của Ta khi đó phần nhiều là Pháp ngoại đạo. Giúp các chúng sinh hủy hoại tâm nhìn thấy đúng. Như thế Xá-lợi-phất ! Pháp thanh tịnh của Ta do nhân quả đó dần dần mất hết. Xá-lợi-phất ! Ta lâu dài ở trong sinh chết thu nhận các khổ não được thành Bồ-đề. Những người ác đó thời hủy hoại. Xá-lợi-phất ! Nếu có Tì-kheo. Không có thể buông bỏ, có được nhìn nhận đó, nhìn thấy bản thân, nhìn thấy người. Không hiểu Như Lai tùy nghi thuyết Pháp, mà nói quyết định có bản thân, Người, Pháp. Người như thế. Ta chắc là không nghe theo nhận một chút nước, hoặc thời người đó được nghe Pháp rỗng không. Tâm tin tưởng thanh tịnh mà không kinh hoàng nghi hoặc. Tức thì liền muốn trở lại, dẫn dắt mọi người nhập vào nghĩa Thực-tướng. Liền muốn xuất gia nhận Giới Sa-di. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Nếu người không buông bỏ nhìn thấy như thế, tên họ là ngoại đạo. Xá-lợi-phất ! Ta dùng nhân quả của thế tục nói dối có bản thân, không phải nghĩa Thực-tướng. Nếu có người nói rằng : Tôi cũng lại dùng nhân quả của thế tục mà nói có bản thân. Người đó nếu có thể thông tỏ Pháp, không sinh không mất, không có hình tướng. Với lời nói của Ta không ngược lại, là Đệ-tử của Ta. Xá-lợi-phất ! Nếu có người nói rằng : Như Lai cớ gì thuận theo nhân quả của thế tục. Với Pháp không có bản thân mà nói có người. Như Lai không muốn do cố vì thế gian làm lời nói không thực. Mới lại trong các Kinh phần nhiều nói có người. Phật có nói không thể sai được. Xá-lợi-phất ! Nên trả lời người đó. Phật thuyết các Pháp đều là rỗng không không có chủ thể không có tính. Chỉ là ảo vọng không phải nghĩa Thực-tướng. Như Lai do không dùng nghĩa Thực-tướng. Nói có bản thân, người. Người Thánh nói rằng không được tham nương nhờ. Người không có trí tuệ không cùng với các Phật cũng không vượt hơn. Xá-lợi-phất ! Trí tuệ của Như Lai không có thể suy bàn. Dùng trí tuệ đó biết tâm chúng sinh, chắc chắn đang có người cùng với các Phật. Phật là vua của Pháp lớn, Rồng lớn, không thuận khó nói : Phật nói có người, tất cả thế gian thường cùng Ta tranh đấu. Ta thường không cùng với thế gian cùng tranh đấu. Xá-lợi-phất ! Nói có bản thân thực có thể thương xót. Ở trong này không có Pháp cũng không có bản thân. Đa phần chúng sinh không hiểu Như Lai tùy nghi thuyết Pháp. Đối nghịch Pháp báu đa phần đọa xuống Đạo ác. Xá-lợi-phất ! Ta biết nhìn thấy sai mà không bị là nhìn thấy sai. Có thể biết nhìn thấy sai tức là nhìn thấy đúng. Xá-lợi-phất ! Nhìn thấy sai, cuối cùng không biến hóa thành nhìn thấy đúng, nhìn thấy không thấy biết. Xá-lợi-phất ! A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề của các Phật Như Lai tất cả thế gian khó có thể tin được. Ta với các Trời tất cả thế gian, có thể là niềm tin cao nhất, không phải không có thể tin. Xá-lợi-phất ! Ta có thuyết Pháp vì tới Niết bàn đó, ở trong đó cũng không tới Niết bàn đó. Ta có thuyết Pháp vì tận cùng các hành, ở trong đó cũng không có tận cùng các hành. Ta có thuyết Pháp cố vì vắng lặng, ở trong đó cũng không có vắng lặng. Ta có thuyết Pháp cố vì Phật Bồ-đề ở trong đó cũng không có Phật Bồ-đề. Ta có thuyết Pháp cố vì giải thoát, ở trong đó cũng không có giải thoát. Ta có thuyết Pháp cố vì các trí tuệ, ở trong đó cũng không có các trí tuệ. Ta có thuyết Pháp cố vì sạch bẩn, ở trong đó cũng không có sạch bẩn. Xá-lợi-phất ! Như Lai vì Trời thuyết Pháp cũng không có Trời. Vì người thuyết Pháp cũng không có người. Vì chúng sinh thuyết Pháp cũng không có chúng sinh. Xá-lợi-phất ! Như Lai thuyết sáng cùng với giải thoát. Ở trong đó ngu tối cùng với giải thoát. Ta nói suy nhớ Phật, Phật không thể suy nhớ. Ta nói hành rỗng không, rỗng không không thể hành, cũng không thể suy nhớ. Xá-lợi-phất ! Tên là Như Lai có nói Kinh Pháp chương cú, ở trong đó không có nói. Các người ác được chương cú này vì người khác nói, lại cũng lấy Ta là Thầy. Không có công đức của Như Lai các Thánh, mà tự được số Tăng. Xá-lợi-phất ! Ví như đàn khỉ nhỏ không giống như Trời Đao Lợi. Các người ác đó, không giống như các Thánh của Ta. Xá-lợi-phất ! Các người ác đó, chỉ dùng âm thanh lời nói, tự coi là Sa-môn. Giống như người ngu si nhìn thấy đàn khỉ nhỏ coi là Trời Đao Lợi. Xá-lợi-phất ! Trong đó có người xuất gia vui thú hỏi khó. Được trực tiếp gặp Thầy thiện thuyết danh sắc vắng lặng đọan trừ đường lời nói, không phát khởi không thất tán, thông suốt không có hình tướng. Được nghe Pháp không sinh không mất không có hình tướng như thế. Người không kinh hoàng sợ hãi. Nên biết người đó đã từng cúng dưỡng vô lượng các Phật, có thể biết Pháp của Ta, có thể tên là các Thánh.
Phẩm thứ 5 Tịnh giới. (Phần đầu)
Phật bảo Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới có 10 mũi tên lo âu phiền não. Khó có thể nhẫn chịu. Tì-kheo thành công 10 mũi tên lo âu phiền não. Chắc là với Pháp Phật không có thể nẩy sinh ý vị, gét người thuyết Pháp không thích thân cận. Thế nào là Mười ? Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới nhìn thấy Tăng hoà hợp tâm không sinh vui mừng. Cớ là sao ? Hòa hợp ở trong thanh tịnh nhất định nhanh chóng rời khỏi chỗ Ta. Tì-kheo ác đó tự biết có lỗi thường lo âu phiền muội. Với người giữ Giới thù hận không vui. Xá-lợi-phất ! Tên là Mũi tên lo âu phiền não thứ nhất của Tì-kheo phá giới, nhất định đoạ Đạo ác.
Lại nữa Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới bị người gét bỏ không muốn thân cận. Giống như trâu dữ có sừng sắc nhọn người đều tránh xa. Tì-kheo ác đó tự biết có lỗi thường lo âu phiền não. Xá-lợi-phất ! Tên nó là Mũi tên lo âu phiền não thứ hai của Tì-kheo phá giới, nhất định đoạ Đạo ác.
Lại nữa Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới nhìn thấy gặp gỡ các Tì-kheo, tự biết tâm ác không hòa đồng rời bỏ đi. Do lo nghĩ xấu hổ không thể nhập vào trong Chúng. Xá-lợi-phất ! Tên là Mũi tên lo âu phiền não thứ ba của Tì-kheo phá giới, nhất định đoạ Đạo ác.
Lại nữa Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới tâm độc ác bốc mạnh không thể giáo hóa dẫn dắt. Do còn không có Pháp giới ngoại đạo. Huống chi với Giới tịnh, do nhân quả phá Giới của họ người không thân cận. Xá-lợi-phất ! Tên là Mũi tên lo âu phiền não thứ tư của Tì-kheo phá giới, nhất định đoạ Đạo ác.
Lại nữa Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới dùng tài vật khác tự muôi dưỡng thân họ. Ta nói người này bị đeo vác nặng. Thế là sao ? Người tu hành cần được nhận sự cúng dưỡng. Tì-kheo phá giới không phải là người tu hành không phải là người được Đạo. Vì thế Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá Giới cần ở trong trăm nghìn triệu Kiếp số. Cắt lóc thịt thân hoàn trả lại người bố thí. Nếu sinh là súc vật thân thường vác nặng. Thế là sao ? Như tách một sợi lông thành nghìn triệu phần. Tì-kheo phá giới còn không thể tiêu tán một phần cúng dưỡng. Đọc Chú có thể tiêu tan quần áo đồ ăn uống đồ ngủ thuốc bệnh của họ. Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới nương nhờ quần áo Pháp của Thánh. Do còn không muốn một bước vào trong Chùa. Huống chi được nhận một chút nước, thậm chí cái chõng tre. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Người ác như thế ở trong Trời Người là loại giặc lớn. Tất cả thế gian đều muốn tránh xa. Xá-lợi-phất ! Người bại hoại đó tức là oán gia. Như Lai nghe được tất cả, tất cả thế gian đều tới nơi Ta ở. Người phá giới Như Lai tự tay ngăn lại. Không phải Đệ-tử của Ta. Huống chi một ngày ở lại trong Pháp của Ta. Xá-lợi-phất ! Ví như người chết rắn chết chó chết rất là hôi thối. Khi các Trời thanh tịnh muốn du chơi. Không muốn nhìn thấy, nếu nhìn thấy chắc là rời xa. Như thế Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới như ba xác chết đó hôi thối không sạch. Người có trí tuệ rời xa không cùng làm việc, tự bày ra tự phóng túng. Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới ở trong Pháp của Ta được không tốt lành. Tì-kheo giữ giới nhìn thấy phá giới này tức thời rời xa. Cớ là sao ? Nếu tay của Tì-kheo phá giới có chạm vào đồ vật hay nhận vật. Với người giữ giới chắc là độc ác. Xá-lợi-phất ! Chính do là 3 xác chết hôi thối đầy trên đất. Ta có thể ở trong hành bốn uy nghi, không có thể cùng Tì-kheo phá giới cùng ở lại giây lát. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Đó là người xấu xa đê tiện trong số Sa-môn. Trong Sa-môn là người tệ ác mục hoại, trong Sa-môn là cám bã, trong Sa-môn là bẩnTrong Sa-môn ác trọc, trong Sa-môn là ô uế, trong Sa-môn là uốn khúc. Trong Sa-môn là thô bỉ, trong Sa-môn là mất Đạo Thánh. Những người như thế, ở trong Pháp của Ta xuất gia cầu Đạo mà mắc tội nặng. Xá-lợi-phất !
Người như thế ở trong Pháp của Ta, là giặc phản nghịch, là giặc phá Pháp. Là người cuồng vọng dối trá, chỉ cầu mạng sống tham lam coi trọng ăn mặc. Chắc có tên là nô bộc của đời lạc thú. Xá-lợi-phất ! Ví như trẻ con dưới ba tuổi không phải nam không phải nữ. Tì-kheo phá giới cũng lại như thế. Không có tên tại gia không có tên xuất gia, sau khi chết trực tiếp nhập vào Địa ngục. Xá-lợi-phất ! Ví như con dơi khi muốn bay là chim nhập vào trong hang chắc là chuột, lúc chuột muốn bay chắc bay trong khoảng không là chim. Mà thực không có công dụng như chim lớn, thân nó thường hôi hám chỉ thích trong bóng tối. Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới cũng lại như thế, đã không nhập vào tự bày đặt tự phóng túng. Lại cũng không nhập vào gia đình cao quý, sai khiến nô dịch, không có tên là dân thường, không có tên là xuất gia. Như củi đốt cháy thi thể thành tro, xong việc không trở lại. Tì kheo như thế. Không có phẩm Giới, phẩm Định, phẩm Trí tuệ, phẩm Giải thoát, phẩm Giải thoát thấy biết. Chỉ có phẩm phá đầy đủ Giới tịnh, không có thể phát ra âm thanh lớn vi diệu. Âm thanh Giới âm thanh Trí tuệ âm thanh Giải thoát âm thanh Giải thoát thấy biết. Chỉ phát ra âm thanh phá hủy Giới tệ ác. Cùng với các ác đều cùng phát ra âm thanh ác. Chỉ nói tới quần áo ăn uống giường nằm. Thu nhận bố thí cây cối hoa quả, bị người phú quý sai khiến. Cùng nói về đất nước lành dữ an nguy các việc cười đùa và lời nói không thiện. Thường với ngày đêm tự cầu nhiễm ô uế. Tì-kheo như thế, nghiệp Thân không sạch, nghiệp Miệng không sạch, nghiệp Ý không sạch, đang đọa xuống Địa-ngục. Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới đó thích ở nơi tăm tối, như con dơi đó. Nghe nói Kinh chân chính mang tới lo âu phiền não. Thế là sao ? Do nói như sự thực. Người thế gian nói thực không vui chỉ thích thuận theo ý. Tì-kheo như thế với người nói Pháp tâm không thanh tịnh, càng nặng thêm tội, tăng thêm lợi ích cho Đia-ngục. Xá-lợi-phất ! Tên là Mũi tên lo âu phiền não thứ 5 của Tì-kheo phá Giới, nhất định đọa xuống Địa ngục.
Lại nữa Xá-lợi-phất ! Tì-kheo phá giới không có xấu hổ, các Căn tán loạn thành công không thanh tịnh. Nghiệp Thân Miệng Ý uy nghi không thanh tịnh. Nương nhờ vào quần áo đều không giống như Pháp. Thích vui vẻ nói bừa không thể giúp cho nghiệp Miệng, tâm thường chạy theo nhiễm bẩn ô uế. Xá-lợi-phất ! Như các loại đồ dùng bằng sứ mới, dùng đựng phân nước tiểu hôi hám máu mủ lẫn lộn. Sau không đựng chất không sạch đựng hương Chiên-đàn. Lại bỏ Chiên-đàn đi, như thế đồ sứ có những mùi gì. Thế Tôn ! Đồ dùng bằng sứ mới đó trước tiên kiên cố chứa giữ nhiều mùi phân nước tiểu ô uế. Chỉ có mùi ô uế không có hương Chiên-đàn. Xá-lợi-phất ! Người mang niềm tin và các Căn thanh tịnh xuất gia học đạo. Gặp Tri thức ác mà thuận theo giáo huấn của họ. Xá-lợi-phất ! Thế nào là Tri thức ác ? Người Tri thức ác thường thích đùa cợt khinh thường nóng tính không xấu hổ. Lời loạn loạn xạ không thu giữ các Căn, tâm không chuyên chú ngu si như dê trắng. Thân cận Trí thức ác như thế. Mất quả vị Tu-đà-hoàn Tư-đà-hàm A-na-hàm A-la-hán. Thậm chí mất cả sinh lên cõi Trời hưởng lạc, huống chi Đạo Niết-bàn. Chỉ có thể tu tập nghiệp tội phá Pháp, cùng người phá Pháp và cùng làm việc. Người đó thành công nghiệp Thân không sạch, nghiệp Miệng không sạch, nghiệp Ý không sạch, giữ Giới không sạch. Sau khi chết nhập vào Đạo ác. Thế nào là Đạo ác ? Tên của Đạo ác làĐịa-ngục Súc-sinh, Quỷ đói, A-tu-la. Lại có Đạo ác như A-do-lặc-trùng, Bà-già la-mục-khư-trùng, Phù-di tu-già-ca-trùng, Tu-chi mục-ca-trùng. Người đó nhiều Kiếp sinh trong các Trùng này. Xá-lợi-phất ! Người đó thuận theo Tri thức ác, nếu sinh trong loài người, sinh ra biệt ly cha mẹ, chết ở ngoài mất tang. Thân thuộc làng xóm suy bại khổ não phá hoại đất nước, sinh trong 8 nạn rời bỏ 8 nơi vui thú. Nhiều ham muốn giận hờn ngu si thường thích đùa cợt. Khinh thường không xấu hổ lời, nói loạn xạ. Không thể thu giữ tâm, ngu si như dê trắng. Được tham lam dâm dục thù hận ngu si phá hoại. Câm điếc đui mù tay chân yếu liệt cong queo. Cùng Tri thức ác sinh nơi không có Phật. Nếu trực tiếp lúc Phật ở đời, mắt nhìn không vui. Nghe Pháp không vui, không cùng với các Phật và cùng hòa hợp. Phát khởi nghiệp ác đó, cùng sinh với người ác ham thích Pháp đê tiện. Ở trong nhìn thấy đúng sinh tưởng nhớ nhìn thấy sai, ở trong nhìn thấy sai sinh tưởng nhớ nhìn thấy đúng. Tên là ham muốn thấp hèn, Nhẫn nhịn thấp hèn, Trí tuệ thấp hèn. Xá-lợi-phất ! Người Trí tuệ thấp hèn cuối cùng không có thể chán gét rời bỏ mất, tâm sinh Đạo Niết-bàn Xá-lợi-phất ! Gặp Tri thức ác và được các suy bạiphiền não hoạn nạn như thế. Được tướng mạo đó, người đó nghe các Kinh Pháp thâm sâu đó. Kinh hoàng nghi hoặc sợ hãi như rơi xuống hầm sâu, chắc là rơi xuống ở trong các hầm hào sâu của tội lớn. Cớ là sao ? Xá-lợi-phất ! Như nói trong Kinh, Tì-kheo phá Giới có tội nặng lớn. Do nhân quả như thế tên là phá Giới. Phá Giới thu nhận, khó có thể nói giáo lý. Thực hành thay đổi chuẩn mực, đa phần làm ngược lại, thường hành tham nương nhờ, đa phần là hành tạp loạn. Hành tham thù hận ngu si ham thích các lời tạp loạn, tên là phá Giới. Lại có nhiều vụ việc vui vẻ, thích đọc tụng nhiều. Ham thích ngủ nhiều, được lời nói không thuận không có thứ tự. Nói không thanh tịnh tham nương nhờ bản thân, người thọ mệnh. Vì thế tên là Tì-kheo tệ ác. Không biết tiên lượng, không biết Pháp Bồ-tát không biết Pháp Bà-la-môn. Ham thích hành y dược phép thuật buôn bán cầu lợi. Ham mê được sai khiến đất nước, ô nhiễm các gia tộc. Thích cùng với người trần tục cung cấp sai khiến làm công việc, dùng các cây lá hoa quả dâng hiến, thích thuyết Pháp ngoại đạo cho người trần tục. Tâm thường rời bỏ Pháp xuất thế gian chưa đủ 20 nhận Giới đầy đủ. Trong việc thụ nhận Giới có nhiều việc chưa đầy đủ, hình thể thiếu khuyết không tương ứng với Pháp. Bị sinh thành ngô lúa tiền tranh lụa vàng bạc, không thuận theo lời giáo huấn đối nghịch lại lệnh của Thầy Không tự biết bản thân, không biết người khác, không thể phân biệt các bậc phú quý đê tiện khác nhau. Ham vui nói càn, tham nhờ giữ Giới, hành sự tán loạn tâm không chuyên sâu. Hiện ra có thù hận cùng với keo kiệt tham lam, không tin, không hiểu ân nghĩa phần nhiều nhớ tới tham dục. Ngủ nói nhảm nhí nghi hoặc trách giận thù hận, che giấu tội ác, thích tự chuyên chế cố chấp. Đố kị gen gét lươn lẹo không có hổ thẹn, tự cao tự đại phóng túng kiêu mạn tự mạn mạn lớn mạn sai. Thích hành lừa đảo dối trá ca ngợi bản thân họ tốt đẹp, chế nhiều phương tiện khai mở các môn, tham lợi cúng dưỡng. Lăng nhục dẫm đạp người trần tục, giả vờ hiện ra thân cận hậu đãi. Nhân thế lực có được tài vật mang chúng ra khoe khoang mọi người. Hủy phá phẩm Giới, phẩm Thiền định phẩm Trí tuệ, phẩm Giải thoát, phẩm Giải thoát thấy biết. Với chúng sinh Phật Pháp tâm tin không cố định, không tin nghiệp báo, quý trọng lợi trước mắt. Cho là không có đời sau, nhiều nghi hoặc hối tiếc. Tính tiến thủ thiển cận bạc nhược, thường kinh hãi khủng bố điều tốt. Tên họ là Tì-kheo tệ ác. Người ngu si như thế ở trong Pháp của Ta. Thường là phân nước tiểu ô uế không sạch. Người đó do thành công nghiệp Thân Miệng Ý mệnh không thanh tịnh. Sau khi bỏ mệnh ở trong Đạo ác nhập vào Địa ngục lớn. Tì-kheo như thế. Các Phật Như Lai cùng các chúng Đệ-tử thường ly rời xa. Người ham cầu Đạo khác, cầu Phật Bồ-đề cũng đều không gần. Xá-lợi-phất ! Ví như Chiên-đàn đặt trong đồ không sạch ngang bằng với không sạch, không quay lại sử dụng. Như thế Xá-lợi-phất ! Nếu tại gia xuất gia thân cận người đó tu tập hành hiệu quả, cũng phá phẩm Giới không lâu ngang bằng như ác. Nhan sắc hủy nát phá mất uy nghi. Sau khi bỏ mệnh sinh trong Địa ngục. Xá-lợi-phất ! Người ác như thế các Phật Như Lai cùng các Chúng Đệ-tử. Tất cả người cầu Đạo ham Phật Bồ-đề khác, đều ly rời xa. Xá-lợi-phất ! Ví như Chiên-đàn đặt trong đồ không sạch, không quay lại sử dụng. Như thếXá-lợi-phất ! Nếu tại gia xuất gia chỉ do đem uế tạp quét lên thân không sạch. Xá-lợi-phất ! Tì-kheo ác đó cũng lại như thế. Tuy ngồi trong Chúngnương nhờ áo Pháp của Thánh. Tuy nhiên Tì-kheo đó do hiện ra tướng ác. Tì-kheo Phạm-hạnh nhìn thấy không sạch này xa lánh không gần. Nhìn thấy họ bỏ đi tâm chắc là thù hận, do nhân quả đó chết nhập vào Địa-ngục. Xá-lợi-phất ! Tên là Mũi tên lo âu phiền não thứ 6 của Tì-kheo phá giới, nhất định đọa xuống Địa-ngục.
Kinh Phật Tạng
quyển thượng hết

« Kinh này có tổng cộng 3 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gọi nắng xuân về


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Ai vào địa ngục


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.241.235 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập