Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Thời Phi Thời Kinh [佛說時非時經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Thời Phi Thời Kinh [佛說時非時經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Nói Về Thời Và Phi Thời

Việt dịch: Thích Nguyên Hưng

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như thế này:
Một thuở nọ, Đức Phật ở vườn trúc Thước Phong, tại thành Vương Xá. Lúc bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ kheo:
- Nay Ta nói về thời và phi thời cho các ông nghe. Hãy khéo mà suy nghĩ.
Các tì-kheo đáp:
- Như lời Thế Tôn! Chúng con nghe và học.
Đức Phật bảo các tì-kheo:
- Ở trong đây, thế nào là thời, thế nào là phi thời, tì-kheo nên biết. Mùa đông, từ mười sáu đến ba mươi tháng tám, 7 bước là thời, 5 bước rưỡi là phi thời; từ ngày một đến ngày mười lăm tháng chín, 8 bước là thời, 6 bước 8 lóng tay là phi thời; từ ngày 16 đến ngày 30 tháng 9, 9 bước là thời, 7 bước 6 lóng tay là phi thời. Từ 1 đến ngày 15 tháng 10, 10 bước là thời, 8 bước 3 lóng tay là phi thời; từ ngày16 đến ngày 30 tháng 10, 11 bước là thời, 9 bước 3 lóng tay là phi thời; từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 11, 12 bước là thời, 10 bước 6 lóng tay là phi thời; từ 16 đến 30 tháng 11, 11 bước là thời, 10 bước 1 lóng tay là phi thời; từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 12, 11 bước là thời, 9 bước 4 lóng tay là phi thời.
Mùa xuân, từ ngày 16 đến 30 tháng 12, 10 bước là thời, 8 bước thiếu 1 lóng tay là phi thời; từ 1 đến ngày 15 tháng 1, 9 bước rưỡi là thời, 7 bước thiếu 3 lóng tay là phi thời; từ 16 đến 30 tháng 1, 9 bước là thời, 6 bước thiếu 3 lóng tay là phi thời; từ 1 đến ngày 15 tháng 2, đi 8 bước là thời, 5 bước là phi thời; từ 16 đến 30 tháng 2, 7 bước là thời, 4 bước thiếu 3 lóng tay là phi thời; từ 1 đến ngày 15 tháng 3, 6 bước là thời, 3 bước thiếu 4 lóng tay là phi thời; từ 16 đến ngày 30 tháng 3, 5 bước là thời, 3 bước thiếu 6 lóng tay là phi thời; từ 1 đến ngày 15 tháng 4, 4 bước là thời, 2 bước thiếu 1 lóng tay là phi thời.
Mùa hạ, từ 16 đến 30 tháng 4, 3 bước là thời, 2 bước thiếu 4 lóng tay là phi thời; từ 1 đến ngày 15 tháng 5, 2 bước là thời, thiếu 3 lóng tay là phi thời; từ ngày 16 đến 30 tháng 5, 2 bước rưỡi là thời, 1 bước thiếu là phi thời; từ 1 đến ngày 15 tháng 6, 4 bước là thời, 2 bước thiếu 2 lóng tay là phi thời; từ 16 đến 30 tháng 6, 4 bước là thời, 2 bước rưỡi là phi thời; từ 1 đến ngày 15 tháng 7, 5 bước là thời, 3 bước thiếu là phi thời; từ 16 đến 30 tháng 7, đi 5 bước rưỡi là thời, 3 bước thiếu là phi thời; từ 1 đến ngày 15 tháng 8, 6 bước là thời, 4 bước thiếu là phi thời; từ 16 đến 30 tháng 8, 6 bước rưỡi là thời, 4 bước rưỡi thiếu là phi thời. Như thế, các tì-kheo! Ta đã nói thời và phi thời trong 12 tháng. Đây là điều các thanh văn nên làm. Ta vì thương xót và lợi ích cho các ông mà nói. Việc Ta nên làm đã xong. Các ông nên hành trì. Hoặc ở dưới gốc cây vắng, hoặc đồng trống, thường ngồi mà suy nghĩ. Chư tì-kheo chớ có buông lung mà sau này hối hận. Đây là những lời dạy bảo của Ta.
Khi Phật thuyết kinh xong, các thầy tì-kheo đều vui mừng, khuyến khích và giúp nhau thụ trì.
Vì nhân duyên khinh mạn, nên chết đọa đường ác
Nhờ khéo tu thiện pháp, sẽ được sanh cõi trời
Nhờ nghiệp tu thiện ấy, xa ác,được giải thoát
Chẳng khéo quán nhân duyên, thân hoại, vào đường ác.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.136.95 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập