Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Ngũ Khủng Bố Thế Kinh [佛說五恐怖世經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Ngũ Khủng Bố Thế Kinh [佛說五恐怖世經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.11 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.08 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Nói Năm Điều Đáng Sợ Hãi Ở Đời

Việt dịch: Thích Nguyên Hải

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời đức Phật an trụ tại Kỳ-thọ Cấp-cô-độc viên, nước Xá Vệ. Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
- Ở đời vị lai có năm điều đáng sợ hãi, chưa đến chưa thành, không bao lâu nữa sẽ xảy ra. Các ông nên khéo tư duy và dùng phương tiện để xa lìa. Năm điều đó là:
- Điều đáng sợ hãi thứ nhất: Về sau tỳ-kheo ở đời vị lai, thân không tu tập, không giữ giới, không câu thúc ý. Dù thân không có trí tuệ, không tu tập, không giữ giới, ý không câu thúc, cho đến không có trí tuệ, nhưng người kia vì học đạo đến lại trao cho đại giới, theo học để tôn làm thầy. Người kia vốn có thể giữ giới, tự theo ý mình và có trí tuệ, vốn đã học từ trước đến sau như thế. Nhưng vì người học pháp ấy đến nghe, đầu tiên cũng học như thế, nên về sau hủy hoại giới luật, nói lời phỉ báng kinh pháp, rời xa trí tuệ chơn chánh. Tỳ-kheo! Đây là điều đáng sợ thứ nhất, chẳng bao lâu nữa sẽ xảy ra ở đời vị lai, các ông nên khéo tư duy và dùng phương tiện tránh xa điều đáng sợ này.
- Điều đáng sợ hãi thứ hai: Tỳ-kheo ở đời vị lai, thân không tu hành, không giữ giới, ý không câu thúc, không trí tuệ, vì người khác giảng nói tạng báu nhưng chẳng theo thứ lớp, trái với giới luật của đức Phật, khiến người kia nghĩ rằng theo đây có thể đến được bờ bên kia, thoát khỏi sanh tử luân hồi. Tỳ-kheo! Đây là điều đáng sợ thứ hai, chẳng bao lâu nữa sẽ xảy ra ở đời vị lai, nên khéo tư duy và dùng phương tiện tránh xa điều đáng sợ này.
- Điều đáng sợ hãi thứ ba: Về sau tỳ-kheo ở đời vị lai, thân không tu hành, không giữ giới, ý không câu thúc, không trí tuệ. Vốn không có minh sư, nên tì-kheo này thọ pháp bất chính, khiến mất chánh pháp, giới luật oai nghi bị diệt. Tỳ-kheo! Đây là điều đáng sợ thứ ba, chẳng bao lâu nữa sẽ xảy ra ở đời vị lai, nên khéo tư duy và dùng phương tiện tránh xa điều đáng sợ này.
- Điều đáng sợ hãi thứ tư: Về sau tỳ-kheo ở đời vị lai, thân không tu hành, không giữ giới, ý không câu thúc, không trí tuệ. Bản thân không tu hành, không giữ giới, ý không câu thúc, không trí tuệ mà tỳ-kheo ấy lại tụ tập đố chúng giảng luật, nói oai nghi, nhưng điều cần giảng nói ở đoạn sau thì lại giảng và nói ở đoạn giữa; điều cần giảng nói ở đoạn giữa thì lại giảng và nói ở đoạn sau. Từ đó luật nghi từ chỗ sáng tỏ mà đi thành tối nghĩa, không thể tự học, lìa xa chánh pháp. Tỳ-kheo! Đây là điều đáng sợ thứ tư, chẳng bao lâu nữa sẽ xảy ra ở đời vị lai, nên khéo tư duy và dùng phương tiện tránh xa điều đáng sợ này.
Điều đáng sợ hãi thứ năm: Tỳ-kheo ở đời vị lai, thân không tu hành, không giữ giới, ý không câu thúc, không trí tuệ. Dù bản thân không hành, không giữ giới, ý không câu thúc, không trí tuệ, nhưng lại tin nhận tất cả những hành vi, những lời nói khéo léo, khoác lác giả dối thế gian, thấy người nói những điều ấy thì tâm ý rất vui thích. Còn những lời nói hợp với các pháp khổ, không, vô thường, pháp Thập nhị nhân duyên mà đức Phật đã dạy thì lại tỏ ý không thích, bỏ tất cả và không chịu học. Khi nghe người khác nói những điều này thì lại sanh nghi ngờ, cho là không đúng, và cũng không vui vẻ. Tỳ-kheo! Đây là điều đáng sợ thứ năm, chẳng bao lâu nữa sẽ xảy ra ở đời vị lai, nên khéo tư duy và dùng phương tiện tránh xa điều đáng sợ này.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Hát lên lời thương yêu


Dưới cội Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.212.177 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập