Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Phật Y Kinh [佛說佛醫經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Phật Y Kinh [佛說佛醫經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.2 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.17 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Dạy Về Đối Trị Bệnh Tật

Việt dịch: Thích Đồng Tiến

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thân người vốn có bốn thứ bệnh là bệnh thuộc về địa, bệnh thuộc về thủy, bệnh thuộc về hỏa, bệnh thuộc về phong. Phong đại tăng thì khí thịnh, hỏa đại tăng thì thân thể nóng bức, thủy đại tăng thì thân lạnh, địa đại tăng thì thân lực mạnh. Từ bốn bệnh này mà sinh bốn trăm lẻ bốn bệnh. Địa thuộc thân, thủy thuộc miệng, hỏa thuộc mắt, phong thuộc tai. Hỏa đại giảm thì thân, mắt mờ.
Ba tháng mùa xuân thì lạnh tăng, ba tháng mùa hạ thì gió nhiều, ba tháng mùa thu thì nóng tăng, ba tháng mùa đông thì có gió và khí lạnh.
Vì sao mùa xuân lạnh tăng? Vì muôn vật đều sinh sôi nảy nở, nên có lạnh, nên lạnh tăng.
Vì sao mùa hạ gió nhiều? Vì muôn vật đơm hoa kết trái, âm dương hội tụ, nên gió nhiều.
Vì sao mùa thu nóng tăng? Vì muôn vật đến lúc chín, nên nóng tăng.
Vì sao mùa đông có gió và lạnh? Vì muôn vật cuối cùng đều suy tàn, nóng không còn, nên có gió và lạnh.
Vì sao thời gian từ tháng ba đến tháng bảy được nằm? Vì gió nhiều nên thân thể dãn nở. Vì sao thời gian từ tháng tám đến tháng hai năm sau không nên nằm? Vì lạnh tăng, nên thân thể co rút.
Ba tháng mùa xuân có hơi lạnh, không được ăn lúa mì, đậu, nên ăn những loại nấu chín như: cơm, pho-mát. Ba tháng mùa hạ gió nhiều, không được ăn lúa mì, đậu, khoai môn, nên ăn cơm, uống sữa, váng sữa. Ba tháng mùa thu có hơi nóng, không được ăn cơm, pho-mát, nên ăn gạo rang, mật ong, lúa nếp. Ba tháng mùa đông có gió và lạnh, âm dương hòa hợp, nên ăn cơm, đậu tằm, canh, pho-mát. Khi nằm có lúc gió khởi hoặc diệt, nóng khởi hoặc diệt, lạnh khởi hoặc diệt.
Có mười nhân duyên gây bệnh: Một, ngồi lâu không ăn; hai, ăn uống không tiêu; ba, lo buồn; bốn, mệt mỏi; năm, dâm dật; sáu, sân hận; bảy, nhịn đại tiện; tám, nhịn tiểu tiện; chín, nín ợ; mười, kiềm chế đánh rắm.
Phật dạy: “Có chín nguyên nhân làm cho người chưa đến lúc chết mà chết oan: Ăn thức ăn không nên ăn, ăn không biết tiết lượng, ăn uống không quen, không xuất sinh, nín nhịn, không giữ giới, gần gũi bạn xấu, vào thôn xóm không đúng lúc, không hành đúng pháp, không tránh những việc nên tránh.
1. Ăn thức ăn không nên ăn: Tức là thức ăn không hợp ý, cũng là thức ăn không hợp bốn mùa, khi đã no lại ăn nữa.
2. Ăn không biết tiết lượng tức là không biết tiết độ, ăn quá no.
3. Ăn uống không quen cũng gọi là ăn không đúng thời, như đến nước khác mà không biết phong tục, thức ăn chưa quen, ăn uống không tiêu.
4. Không xuất sinh: Thức ăn cũ không tiêu lại ăn thêm. Hoặc uống thuốc nôn ra chưa hết mà lại ăn tiếp.
5. Nín nhịn: Khi đại tiện, tiểu tiện không chịu đi liền. Khi muốn ợ hay hạ phong thì nín nhịn.
6. Không giữ giới: Phạm năm giới tại gia, trộm cắp, xâm phạm vợ người khác, bị quan quân bắt giam, hoặc bị hại, hoặc chết, hoặc đánh đập, bức ép đến chết, hoặc đói khát mà chết, hoặc được thả ra nhưng bị kẻ oán thù giết chết, hoặc sợ hãi lo buồn mà chết.
7. Gần gũi bạn xấu: Người khác làm ác liền đến bên họ. Vì sao? Vì không chịu xa lìa bạn xấu. Không nghĩ đến tâm xấu của ác tri thức mà gần gũi họ.
8. Vào thôn xóm không đúng lúc, không thực hành đúng pháp: Tức đi buổi sáng hoặc chiều đều bị quỉ mị tranh giành, gặp lúc quan lại truy bắt phạm nhân mà không tránh, vào nhà người khác mà thấy việc không nên thấy, nghe việc không nên nghe, phạm việc không nên phạm, nhớ việc không nên nhớ.
9. Không tránh những việc nên tránh như trâu dữ, ngựa dữ, chó điên, rắn độc, côn trùng, nước lụt, lửa cháy, hầm hố, xe cộ, dao gậy, người say, kẻ xấu…
Đó là chín nguyên nhân khiến người chưa đến lúc chết mà chết oan. Người trí nên nhận biết những nguyên nhân này, nên tránh xa. Khi tránh xa sẽ được hai phúc: Một là sống lâu, hai là được nghe những lời pháp quí báu và cũng được hành đạo lâu dài”.
Phật dạy: “Có bốn loại thức ăn: Tử phạn, tam bá mâu chước phạn, bì cách trùng sinh xuất phạn và tai phạn.
1. Tử phạn: Người tham mùi vị, khi ăn thịt liền suy nghĩ: ‘Thịt này đều là thịt của cha mẹ, anh em, vợ con, thân bằng quyến thuộc đời trước của ta, cũng từ việc này mà ta không thể thoát khỏi sinh tử!’. Hiểu được ý này thì liền dừng tham”.
2. Tam bá mâu chước phạn: Khi ăn nghĩ đến vị ngon liền nghĩ đến vô số tai họa. Nếu không nhớ đến mùi vị thì liền được thoát khỏi. Như người bị mâu đâm thì mất mạng, đã nghĩ lại nghĩ thì liền có biết bao khổ não.
3. Bì cách trùng sinh xuất phạn: Người nghĩ mùi vị ngon, cũng nghĩ đến tất cả việc lo buồn trong nhà, nhớ nghĩ tất cả muôn vật, thấu qua ý người khác mà sinh khởi muôn niệm.
4. Tai phạn: Một hành vi sinh tử đều là tai phạn. Như lửa đốt cháy vạn vật. Hành vi của con người đều gây hại cho thân đời sau. Giống như lửa dữ đốt cháy vạn vật, nên gọi là tai. Nghĩ đến người khác gọi là phạn.
Ăn thịt chúng sinh cũng giống như ăn thịt con mình. Súc sinh ở quá khứ đều là cha mẹ, anh em, vợ con của ta, nhiều không thể tính hết. Cũng có sáu trường hợp không được ăn thịt: Tự giết, bảo người giết, đồng lòng với kẻ giết, thấy giết, nghe giết, nghi vì ta mà giết. Không rơi vào sáu trường hợp này thì được ăn thịt. Nghi rơi vào sáu trường hợp này cũng không được ăn. Người không ăn thịt thì được phúc báo không sợ hãi.
Phật dạy: “Ăn nhiều sẽ phạm năm lỗi: Ngủ nhiều, bệnh nhiều, dâm nhiều, không thể tụng kinh, tham chấp thế gian. Vì sao? Vì người tham dâm chỉ biết hưởng sắc đẹp. Người sân hận chỉ biết ngang ngược. Người ngu si thì chỉ biết mùi vị thức ăn”.
Luật kinh ghi: “Người tham mùi vị, nếm vị mãi mà không được vị ngon”.
Phật dạy: “Một khi ăn là muốn đoạn sinh tử, nhưng nếu theo đó mà khởi tâm tham thì không thể hành đạo. Muốn được thiên nhãn thì phải biết từ đâu sinh và đi đến nơi nào. Người thường không nghĩ đến cái chết, chỉ biết ăn nhiều, nghĩ nhớ đến phụ nữ, thì đều rơi vào một trăm bốn mươi tật xấu. Người yểu mạng đều do dùng thức ăn. Người nào phạm mười điều ác thì đời sau không được làm người, đọa vào súc sinh. Khi làm người thì đói khát, thân thường chảy máu, lại thêm sân hận và tham ái”. Phật nói muốn có phúc lớn là bản thân phải chịu đói để nhường thức ăn cho người, mong họ giữ lại mạng sống, đời sau sẽ được nhiều thức ăn. Người nghèo hèn, sân hận cũng không bố thí, muốn bố thí cũng không được, chỉ biết buông tâm ý. Người tham dâm cũng không biết bố thí, chỉ biết buông lung tâm ý. Không phải vật của mình, dù một đồng cũng không được lấy. Người khởi tâm tham dục thì luống chịu khổ và tạo tội. Người tu đạo không lo buồn, lo thì thuận theo phẫn nộ, buồn thì thuận theo tham dục. Cái chết đến với chúng ta từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ mà không biết, không sợ hãi, cũng không hành đạo, không giữ giời, chạy đông chạy tây, lo việc này việc nọ, như nhà cửa, nô-tì… chỉ tăng thêm khổ não tức là huân tập chủng tử súc sinh.
Phật dạy: “Sự nghiệp của con người ví như ong làm ra mật, hút lấy nhụy hoa, siêng năng gian khổ lâu ngày mới thành. Sau đó lại bị người đoạt mất, luống uổng chịu bao gian khổ mà không thể chu cấp cho bản thân. Người có niệm mong cầu thì đã lo lại thêm lo, không biết đói khát chỉ biết gian khổ gom chứa tiền của. Nhưng còn sống mà phải lo năm nhà phân chia, hoặc là gặp những việc không vừa ý như nước, lửa, trộm cắp, quan phủ, bệnh hoạn. Lúc vừa qua đời thì của cải thuộc về người khác. Thân đang mắc tội tại địa ngục, thống khổ không thể nói. Năm phần: nước cuốn trôi, lửa cháy, trộm cắp, quan phủ, anh em nghèo khó. Như thế vì sao lại không lo? Người không nhận biết năm phần lo này, thì mãi mãi thống khổ. Những buồn khổ này có vạn đầu mối, kết lại trong lòng, khiến lìa đạo xa pháp. Cách sống của con người là mua bán, nhưng được lợi không nên vui, tổn thất cũng không nên buồn. Vì tất cả đều là quả báo do nghiệp đời trước gây ra. Người đời hễ có tham thì không được lợi. Giả sử được của cải đầy một thiên hạ thì một mình dốc sức cũng không thể dùng hết, chết cũng không thể đem theo, chỉ làm tăng thêm kết sử, chỉ có khổ não, chỉ trồng nhân duyên xấu đời sau. Nhân duyên xấu như lửa đốt cháy tất cả. Chúng ta không tỏ ngộ, chẳng dám vọng tạo tác, chỉ biết tạo thì sẽ gây tội thêm khổ”.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Vầng sáng từ phương Đông


Pháp bảo Đàn kinh


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.221.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập