Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
QUYỂN THƯỢNG[2]
Nghe như vầy[3]:
Một thời Phật ở trong núi Diêu sơn[4], nước Vương-xá[5] cùng với một nghìn hai trăm năm mươi Tỳ-kheo.
Bấy giờ vua nước Ma-kiệt[6] tên là A-xà-thế [7], không hài lòng với nước Việt-kỳ[8], muốn đem quân sang chinh phạt. Nhà vua triệu tập quần thần để cùng nhau nghị luận:
“Nước Việt-kỳ giàu có, nhân dân đông đúc, sản xuất nhiều châu báu, không chịu thần phục ta, vậy hãy đem binh chinh phạt nước ấy.”
Trong nước có một hiền thần tên là Vũ xá[9] thuộc dòng dõi Thệ Tâm[10]. Ông Vũ xá tâu:
“Xin tuân lệnh!”
Vua bảo Vũ xá:
“Đức Phật ở cách đây không xa. Hãy đem lời của ta đến chỗ đức Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài, hỏi thăm sức khỏe Ngài, ‘Thân thể có bình an không? Ăn uống có bình thường không?’ Hỏi thăm và đảnh lễ đức Phật xong, hãy đem ý của ta mà bạch Ngài, ‘Việt-kỳ nước lớn, khi dễ vua. Nhà vua muốn đem quân sang chinh phạt. Vậy có thể đắc thắng không?’”
Ông Vũ xá nhận lệnh vua, liền chuẩn bị năm trăm cỗ xe, hai ngàn người cỡi ngựa, hai ngàn người đi bộ, đến nước Vương xá. Tới con đường đi bộ liền xuống xe, đến trước đức Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài. Đức Phật chỉ cái ghế bảo ông ngồi, rồi hỏi:
“Thừa tướng từ đâu đến đây?”
Ông thưa:
“Nhà vua bảo con đến đây, lạy dưới chân đức Phật, hỏi thăm sức khỏe của Ngài, thân thể có bình an không, ăn uống có bình thường không?”
Đức Phật liền hỏi:
“Nhà vua và nhân dân trong nước có an hòa không? Được mùa hay mất mùa?”
Ông thưa:
“Nhờ ơn đức Phật nên tất cả đều được bình an, hòa thuận, mưa gió đúng thời, nước nhà giàu có.”
Đức Phật bảo:
“Ông đi đường, người ngựa đều bình an không?”
Ông thưa:
“Nhờ ơn đức Phật, tất cả đi đường đều bình an không có gì xảy ra.”
Rồi ông bạch Phật:
“Nhà vua và nước Việt-kỳ có sự hiềm khích nên nhà vua muốn đem quân chinh phạt, tiêu diệt nước đó. Vậy ý Phật như thế nào? Có thể thắng được không?”
Đức Phật dạy:
“Nhân dân nước Việt-kỳ nếu thọ trì bảy pháp này, nhà vua không thể chiến thắng được; nếu không thọ trì bảy pháp này, nhà vua có thể chiến thắng được.”
Đức Phật dạy:
“Ngày trước ta từng đến nước Việt-kỳ. Nước này có Thần xá Cấp-tật[11], thỉnh thoảng ta dừng chân trong ấy. Các trưởng lão trong nước Việt-kỳ đều đến nói với ta: ' Vua A-xà-thế muốn đến chinh phạt nước chúng con. Vậy chúng con phải phòng thủ nước thật cẩn thận’.”
Đức Phật nói:
“Ta liền bảo các trưởng lão chớ có sầu lo, chớ có sợ sệt. Nếu thọ trì bảy pháp sau đây vua A-xà-thế có đến cũng không thể chiến thắng được các ngươi.”
Vũ xá hỏi đức Phật:
“Bảy pháp đó là những gì?”
Khi ấy đức Phật đang ngồi, tôn giả A-nan đứng quạt hầu phía sau, đức Phật bảo tôn giả A-nan:
“Ngươi có nghe người nước Việt-kỳ thường cùng nhau tụ hội, giảng giải, luận bàn về chính sự, tu chỉnh, dự bị để tự phòng thủ không?”
A-nan thưa:
“Con có nghe họ thường cùng nhau tụ hội, giảng giải, luận bàn về chính sự, tu chỉnh, dự bị để tự phòng thủ.”
Đức Phật dạy:
“Như vậy nước ấy không thể suy thối được.”
“Ngươi có nghe vua tôi nước Việt-kỳ, thường hòa thuận, quan lại trung lương giúp đỡ lẫn nhau không?”
Thưa:
“Con có nghe ở nước ấy vua tôi thường hòa thuận, quan lại trung lương, giúp đỡ lẫn nhau.”
“Ngươi có nghe dân chúng nước Việt-kỳ cùng nhau tôn trọng luật pháp, hiểu rõ điều quốc cấm, không dám trái phạm không?[12]”
Thưa:
“Con có nghe dân chúng nước ấy cùng nhau tôn trọng luật pháp, hiểu rõ điều quốc cấm, không dám trái phạm.”
“Ngươi có nghe dân chúng nước Việt-kỳ kính cẩn lễ hóa, nam nữ sống riêng biệt, lớn nhỏ thờ kính lẫn nhau không?”
Thưa:
“Con có nghe dân chúng nước Việt-kỳ kính cẩn lễ hóa, nam nữ sống riêng biệt, lớn nhỏ thờ kính lẫn nhau.”
“Ngươi có nghe dân chúng nước Việt-kỳ hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính Sư trưởng, nghe lời dạy bảo không?”
Thưa:
“Con có nghe rằng dân chúng nước ấy hiếu thuận cha mẹ, tôn kính Sư trưởng, nghe lời dạy bảo.”
“Ngươi có nghe dân chúng nước Việt-kỳ tôn trọng đất trời[13], kính sợ xã tắc, phụng sự bốn mùa không?”
Thưa:
“Con có nghe dân chúng nước Việt-kỳ tôn trọng đất trời, kính sợ xã tắc, phụng sự bốn mùa.”
“Ngươi có nghe dân chúng nước Việt-kỳ tôn thờ đạo đức, có các Sa-môn, những vị ứng chơn[14] ở trong nước hoặc từ các nơi đến, thì được cúng dường áo quần, giường nằm, ngọa cụ và thuốc men không?”
Thưa:
“Con có nghe dân chúng nước ấy tôn thờ đạo đức, có các Sa-môn, những vị ứng chơn ơ ûtrong nước hoặc từ các nơi đến, thì được cúng dường quần áo, giường nằm, ngọa cụ và thuốc men.”
Đức Phật dạy:
“Hễ nước nào thực hành bảy pháp này, khó có thể làm cho nguy hại được.”
Vũ xá thưa:
“Giả sử nước Việt-kỳ chỉ thực hành một pháp thôi, còn không thể công phạt nổi, huống chi là thực hành bảy pháp.”
Rồi ông bạch Phật:
“Vì việc nước quá đa đoan, vậy con xin kiếu từ Thế Tôn.”
Phật dạy:
“Ông nên biết thời.”
Vũ xá liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Phật rồi lui ra. Ông đi chưa bao lâu, đức Phật bảo A-nan:
“Hãy đến trong Diêu sơn gọi tất cả các Tỳ-kheo Tăng tập họp tại giảng đường.”
A-nan liền vâng lời dạy, đến Diêu sơn bảo các Tỳ-kheo Tăng:
“Đức Phật cho gọi các Tỳ-kheo.”
Các Tỳ-kheo đều đến đảnh lễ đức Phật, đức Phật liền đi trước, vào trong giảng đường, tất cả đều trải tòa rồi ngồi. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Hãy thọ trì bảy giới pháp[15]. Những gì là bảy?
“Tỳ-kheo nên thường xuyên cùng nhau tụ tập để tụng đọc kinh điển thì chánh pháp được lâu dài[16].
“Lúc ngồi, lúc đứng, trên dưới vâng thuận lẫn nhau[17], thì chánh pháp được lâu dài.
“Khi ngồi, khi đứng không được nghĩ đến nhà cửa, vợ con, thì chánh pháp được lâu dài[18].
“Hoặc trong hốc núi, hoặc ở rừng sâu, dưới bóng cây, nơi gò mả, phải tự suy tư về năm điều hủy diệt[19], thì chánh pháp được lâu dài.
“Người học đạo tuổi nhỏ, trước phải hỏi các Tỳ-kheo trưởng lão, kính nể, thừa sự[20], học hỏi không mệt mỏi, thì chánh pháp được lâu dài.
“Trong tâm phải vâng giữ pháp, kính sợ kinh giới, thì chánh pháp được lâu dài.
“Gìn giữ hai trăm năm mươi giới, cứu cánh đắc đạo A-la-hán. Ai muốn đến học hỏi thì đừng từ chối; các bạn đồng tu[21] thì giúp đỡ lẫn nhau. Người mới đến thì chia xẻ dùng chung áo, chăn, ẩm thực; bệnh hoạn ốm yếu phải chăm sóc cho nhau.
“Tỳ-kheo trì bảy pháp này thì chánh pháp được lâu dài.
“Lại có bảy pháp, hãy lắng nghe.”
Các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe.
“Tỳ-kheo không được ham nằm. Khi nằm không được nghĩ đến chuyện khác[22], thì chánh pháp được lâu dài.
“Thích giữ sự thanh tịnh, không thích pháp hữu vi[23], thì chánh pháp được lâu dài.
“Ưa ngồi chung với người hiền, giữ hạnh nhẫn nhục, cẩn thận không tranh tụng, thì chánh pháp được lâu dài.
“Không được mong người đến lễ kính. Giảng kinh cho người không được coi đó là điều ân huệ, thì chánh pháp được lâu dài.
“Hiểu được chút đạo, hay có tài năng chớ tự kiêu mạn, thì chánh pháp được lâu dài.
“Không được nghĩ đến các dục tình, tâm không bị tác động bởi hành nghiệp hữu dư[24], thì chánh pháp được lâu dài.
“Không tham lợi dưỡng, thường ưa ở ẩn, lấy cỏ rơm làm giường. Tỳ-kheo giữ như vậy thì chánh pháp được lâu dài.[25]”
“Lại có bảy pháp, các ngươi hãy lắng nghe.”
Các Tỳ-kheo nói:
“Kính vâng lời dạy.”
“Có người bố thí tài vật cho người khác, không vì thế khởi tâm oán hận, thì chánh pháp được lâu dài.
“Phải biết xấu hổ thì chánh pháp được lâu dài.
“Không biếng nhác đối với kinh giới[26] thì chánh pháp được lâu dài.
“Khi đứng, hay ngồi tâm không quên kinh pháp[27] thì chánh pháp được lâu dài.
“Lúc ngồi, hay đứng không nhàm chán khổ thì chánh pháp được lâu dài.
“Lúc ngồi, hay đứng đều hiểu rõ kinh pháp thì chánh pháp được lâu dài.
“Khi đọc, học kinh điển nên đọc lấy nghĩa sâu của nó, thì chánh pháp được lâu dài[28].
“Lại có bảy pháp:
“Lúc Phật ở thế gian làm thầy các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo cung kính giới cấm của Phật dạy, thọ trì giới pháp, luôn luôn nhớ ơn thầy, trì giới pháp của thầy, thì chánh pháp được lâu dài.
“Chưa đạt được đạo bậc thấp[29], hãy tùy theo Phật pháp mà ước thúc thì chánh pháp được lâu dài.
“Cung kính Tỳ-kheo Tăng, thọ nhận lời giáo giới của các ngài, phải cung kính, thừa sự[30], không có nhàm chán, thì chánh pháp được lâu dài.
“Tôn trọng người giữ giới, hay nhẫn nhục, thì chánh pháp được lâu dài.
“Tùy thuận kinh giới, tâm không tham ái, phải nghĩ mạng người là vô thường, thì chánh pháp được lâu dài.
“Ban ngày không được ham ăn uống, ban đêm nằm ngủ nghỉ không được ham giường tốt, thì chánh pháp được lâu dài.
“Tự mình thường xuyên tư duy, thế gian là rối loạn, tâm niệm không biếng trễ, không theo ác tâm, không theo tâm tà; lúc tâm tà đến phải tự kiềm chế, không để bị chi phối, hãy giữ tâm đoan chánh. Người thế gian bị tâm lừa dối, Tỳ-kheo chớ có dua theo tâm của người ngu trong thiên hạ.
“Thọ trì bảy pháp này thì chánh pháp được lâu dài.”
“Lại có bảy pháp.”
Chúng Tỳ-kheo đáp:
“Kính vâng lời dạy.”
“Tỳ-kheo hãy quý trọng kinh[31] như người ngu quý trọng châu báu, và xem kinh như cha mẹ vì kinh là cha mẹ sinh ra ta. Người ta sống có một đời nhưng kinh điển độ thoát vô số đời, khiến cho người được đạo Nê-hoàn. Do vậy mà chánh pháp được lâu dài.
“Không được ham chuộng mùi vị ăn uống, không được ăn nhiều, ăn nhiều làm người ta sanh bệnh, ăn ít thì bị đói, ăn vừa no thì thôi; không được tham đắm thức ăn, thì chánh pháp được lâu dài.
“Nên xem thân như đất, ban ngày ưu tư về sự chết, không thích ở trong đường sanh tử. Đời sống có nhiều ưu lo: lo cho cha mẹ, anh em, vợ con, thân thuộc, nô tỳ, quen biết, súc sanh, ruộng nhà. Những ưu tư như vậy đều là ưu tư của kẻ ngu si. Như người có tội bị quan bắt giữ, tuy có những người thân thuộc cũng không thể nhờ cậy được. Bằng sự ô uế ấy, so sánh thân này với đất, đơn độc đến, đơn độc đi[32]; hãy ganh đua với thân này, thì chánh pháp được lâu dài.
“Tinh tấn siêng tu, đoan nghiêm nơi thân, khẩu, ý, hành động không lỗi lầm, giữ đạo không cho là khó khăn, thì chánh pháp được lâu dài.
“Lo sợ mà hàng phục tâm ý, không nghe theo sáu tình[33], kiềm chế dâm, nộ, si, không có tà hạnh, thì chánh pháp được lâu dài.
“Ngồi giữa chúng hội mà không thấy xấu hổ với chúng hội, được người đời kính trọng. Nhờ tâm đoan chánh, thanh tịnh nên không sợ sệt, giữ đạo không làm điều tà vạy. Như có người bị người khác vu cáo, quan bắt giữ. Tuy bị quan cầm giữ nhưng người ấy không sợ, vì không có phạm tội. Trì giới thanh tịnh, sợ giới ngữ của Phật, ngồi ở trong đại chúng mà không lo sợ vì tâm thanh tịnh. Nhờ vậy mà chánh pháp được lâu dài.
“Thận trọng không kiêu mạn, theo người trí tuệ thọ trì kinh giới. Thấy người ngu si nên dạy giới kinh cho họ.
“Tỳ-kheo trì bảy pháp này thì chánh pháp được trụ thế lâu dài.
“Lại có bảy pháp.”
Các Tỳ-kheo đáp:
“Kính vâng lời dạy.”
“Tỳ-kheo phải thường niệm kinh, xả bỏ tánh tham dâm, thường nghĩ đến con đường giải thoát khỏi thế gian. Phải tự tư duy về thân thể thì chánh pháp được lâu dài.
“Luôn luôn thọ trì kinh của Phật dạy, giữ mãi trong tâm; đã giữ trong tâm rồi hãy khiến tâm mình luôn đoan chánh, bỏ tâm xấu, giữ tâm tốt. Giống như áo của người ta có nhiều cáu bẩn, dùng nước tro tẩy giặt hai ba lần, làm cho tất cả cáu bẩn sạch hết. Nhớ nghĩ lời Phật dạy, phải trì giới, bỏ ác theo thiện thì chánh pháp được lâu dài.
“Hãy khuất phục tâm[34], không nên thuận theo tâm; tâm hướng tới dâm, nộ, si thì đừng nghe theo; thường tự cấm chế tâm mình, không được theo tâm. Như người tòng quân, kẻ mạnh thì dẫn đầu mọi người, làm quân tiền phong, khó mà quay lui; nếu có ý hối muốn thối lui liền thấy xấu hổ với người ở sau mình. Người đã thọ tịnh giới phải nên giữ tâm đoan chánh, ý ngay thẳng, hãy đứng trước mọi người, chớ có đứng sau, vị ấy có thể đắc đạo trước tiên. Như vậy thì chánh pháp được lâu dài.
“Nên biết chỗ thâm nhập của đạo hạnh mình nhiều hay ít, sâu hay cạn, thành thục tâm chí ban đầu. Hãy nên càng ngày càng vui với kinh giáo; không sợ khổ, không kén thức ăn, không chọn giường nằm. Hãy lấy đạo, tự khuyến khích mình và tự ưa thích, nhờ đó chánh pháp được lâu dài.
“Nên tôn kính người đồng học, hãy xem bạn đồng học như anh em; hãy đoan chánh cả trong, ngoài; bên ngoài là lỗi của thân, miệng, bên trong là lỗi của tâm. Hãy suy tư về hai việc này thì chánh pháp được lâu dài.
“Lúc ngồi hãy tự suy nghĩ: chín lỗ bài tiết dẫy đầy chất dơ. Một lỗ đóng vai chủ bên trong, chín lỗ đều bài tiết đồ bất tịnh; đói, no, nóng, lạnh đều làm cho ta đau khổ cùng cực; thân thể khó làm cho thích nghi, đều là bất tịnh; bên trong chứa đồ bất tịnh; gió nóng, gió lạnh hiện ra bên ngoài; đều là bất tịnh mà tự che đậy; lỗ mũi hiện ra sự lạnh nóng thì trong tâm đều không hoan hỷ; nếu có mùi hôi thối cũng không ghét, không mừng. Tỳ-kheo nên giữ tâm đoan chánh trong và ngoài như vậy thì chánh pháp được lâu dài.
“Hãy quán xem những người trong thiên hạ, vua chúa cũng chết; kẻ nghèo, người giàu, kẻ sang người hèn không ai thoát khỏi cái chết, đồng ở trong con đường sống chết như nhau. Như người nằm mộng thấy nhà đẹp, vườn xinh, giàu sang sung sướng, đến lúc tỉnh giấc thì chẳng thấy gì cả. Những sự giàu, nghèo, sang, hèn ở thế gian cũng như người nằm mộng. Hãy tự suy tư về thế gian, ví như người chiêm bao mà thôi.
“Tỳ-kheo thọ trì bảy pháp này, tư duy không quên thì chánh pháp được lâu dài.”
“Lại có bảy pháp:
“Tỳ-kheo Tăng[35] phải có tâm từ đối với mọi người, có tâm từ đối với đức Phật. Người ta chửi mắng thì không chửi mắng lại, không sân hận. Hãy giữ tâm từ đối với mọi người. Ví như người ở trong tù thường có lòng từ đối với nhau. Người ta ở trên thế gian cũng nên bằng từ mà chiếu cố cho nhau. Tỳ-kheo hãy giữ tâm, bị người chửi mắng mà không giận, bình thản không mừng rỡ, sanh tâm như vậy, khả dĩ không lo lắng, do đó không tranh chấp với người thế gian. Thí như con trâu cái ăn cỏ non thì sanh ra sữa, từ sữa tạo ra lạc, từ lạc tạo ra tô, từ tô thành đề hồ. Hãy giữ tâm như đề hồ mà phụng trì giới pháp của Phật, có thể được tồn tại lâu dài.
“Lưỡi không nói dối; lời nói không làm thương tổn người khác; ý và lưỡi phải đoan chánh. Lưỡi không đoan chánh khiến người ta không thể đắc đạo. Do lưỡi đưa đến việc dao gậy hoặc đưa đến sự tàn diệt. Cho nên người học đạo phải luôn luôn nói lời đoan chánh thì chánh pháp được lâu dài.
“Hãy giữ tâm mình được đoan chánh, chớ có nghĩ ác, chớ nghĩ đến dâm; nếu có tâm dâm dục thì không thành đạo A-la-hán. Ban đêm nằm ngủ mà tâm dâm dục muốn khởi lên thì hãy nghĩ đến sự nhơ nhớp của người nữ, ý dâm liền được loại bỏ. Khi tâm sân hận khởi lên, hãy nghĩ: “Con người sống trên mặt đất này có bao lâu đâu”. Làm như vậy thì chánh pháp được lâu dài.
“Nếu có người mời Tỳ-kheo thọ trai, những người khác không được thì nghĩ rằng: ‘Chỉ có Tỳ-kheo này được mời, còn ta thì không.’ Chớ có những ý nghĩ như vậy. Có Tỳ-kheo bịnh, có người mang thuốc đến cho; những Tỳ-kheo khác không được như vậy, bèn nghĩ: ‘Chỉ chăm sóc người kia mà không chăm sóc mình.’ Chớ có ý nghĩ như vậy. Có ngươi mang y phục đến cho Tỳ-kheo, những người khác không được, không nên nghĩ: “Riêng ta thì không được, sao lại phải đi xin mới có?”. Khi tín thí bỏ đồ ăn vào trong bát, không được nói nhiều hay ít. Giữ tâm như vậy thì chánh pháp được tồn tại lâu dài.
“Hãy thọ trì giới pháp, thận trọng giới pháp. Nếu đối với giới pháp mà không biết thì nên hỏi vị Tỳ-kheo biết giới. Hãy niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tỳ-kheo Tăng không phút nào nghỉ. Cung kính thừa sư lẫn nhau. Nếu trong y phục có chí rận nên khởi lòng thương đối với chúng, như vậy thì chánh pháp được tồn tại lâu dài.
“Lúc thấy người chết, ta nói: ‘Người này đã chết, mà không biết kinh đạo, cả nhà khóc lóc, các thân thuộc tri thức đều không biết người chết ấy đi về đâu’, nhưng Tỳ-kheo đã đắc đạo có thể biết người chết ấy, thần thức đi về đâu. Đối với kinh điển thì cần phải đọc, đối với đạo thì cần phải học. Con đường tắt trong thiên hạ thì nhiều, nhưng đường của vua là lớn nhất. Phật đạo cũng thế, là đạo tối thượng. Giống như vài chục người, ai ai cũng cầm cung tên bắn vào ụ đất để tập bắn; có người bắn trúng trước, có người bắn trúng sau. Cứ bắn liên tục, sẽ có mũi tên trúng ngay giữa ụ đất. Người thực hành kinh đạo của Phật cũng giống như thế, chớ biếng nhác, chớ suy nghĩ rằng người trước đã đắc đạo, nay ta không đắc đạo; không được có sự hối tiếc này. Giống như người bắn tên không dừng nghỉ rồi được trúng đích. Hành đạo Tỳ-kheo không ngừng, thì chánh pháp được tồn tại lâu dài.
“Khi đi, khi đứng phải luôn tôn trọng, cúng dường kinh Phật; hãy đọc tụng và tư duy về nghĩa kinh.
“Tỳ-kheo[36], thanh tín sĩ, và thanh tín nữ thực hành bảy pháp như vậy thì chánh pháp được tồn tại lâu dài.
“Phụng trì bảy bảy bốn mươi chín pháp này, như nước từ trên trời đổ xuống, nước của khe nhỏ chảy vào khe lớn, nước của khe lớn chảy vào sông, nước của sông chảy vào biển. Tỳ-kheo hãy như dòng nước chảy vào biển; hành đạo không bao giờ dừng nghỉ sẽ được đạo quả A-la-hán.”
Đức Phật từ thành Vương xá bảo A-nan:
“Chúng ta hãy đến xóm Ba-lân[37].”
Tôn giả A-nan thưa:
“Dạ.”
Rồi từ nước Ma-kiệt-đà, đi chưa tới xóm Ba-lân, giữa đường là xóm La-trí[38], ở đó đức Phật bảo các Tỳ-kheo Tăng hãy lắng nghe, các Tỳ-kheo vâng lời dạy. Đức Phật bảo:
“Trong thiên hạ có bốn sự thống khổ[39], đức Phật biết rõ nhưng con người lại không biết. Do con người không biết cho nên cứ bị sanh tử mãi không lúc nào dừng nghỉ. Những gì là bốn? Đó là, sanh là thống khổ, già là thống khổ, bệnh là thống khổ, chết là thống khổ. Vì con người không biết suy tư để chấp nhận bốn sự thống khổ này một cách dũng mãnh nên mới chịu sự sanh tử mãi mãi không bao giờ dừng nghỉ. Đức Phật vì vậy nêu lên bốn sự thống khổ này cho mọi người biết. Tuy có cha mẹ, vợ con, nhưng đều sẽ bị biệt ly, cùng nhau lo buồn, khóc lóc không thôi. Những việc xấu xa hằng ngày hiện ra ngay trước mắt[40]. Do đó đức Phật công bố giáo pháp để dứt trừ bốn sự thống khổ, phụng trì tám giới, thân này đáng nhàm chán.
Đức Phật dạy:
“Một là họ lãnh lời Phật dạy. Hai, xa lìa ái dục, đến với đạo không có ham tranh cãi. Ba, không nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi và nói lời độc ác. Bốn, không được sát sanh, trộm cắp, xâm phạm phụ nữ của người khác. Năm, không được ganh tị, sân hận và ngu si. Sáu, khi ngồi, tự mình tư duy về bốn sự thống khổ ở trong tâm. Bảy, nghĩ tưởng thân thể đều là nhơ nhớp. Tám, quán sự sanh tử, thân này rồi sẽ trở thành đất.
“Đức Phật cũng nghĩ về sự hiện hữu của bốn thống khổ và sự ra đi của chúng. Đức Phật cũng đã nói tám giới này và Phật cũng sẽ nói về tám giới. Hãy suy niệm ý nghĩa sâu xa của kinh Phật.
“Các Tỳ-kheo nếu có nghĩ tưởng về cha mẹ, vợ con, nghĩ về sự sanh hoạt của thế gian thì không thể đạt được đạo giải thoát khỏi thế gian. Nếu ưa thích thế gian thì tâm không ưa thích đạo. Đạo từ tâm mà có, chánh tâm mới có thể đắc đạo. Có chút chánh tâm thì có thể sanh lên cõi trời; hiểu kinh pháp có thể được làm người. Hãy đoạn trừ con đường địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ. Đức Phật vì thiên hạ mà sửa trị con đường sanh tử. Các Tỳ-kheo hãy nên suy tư về việc này.”
Đức Phật từ xóm La-trí[41] bảo tôn giả A-nan cùng đi đến xóm Ba lân[42]. A-nan thưa:
“Dạ vâng.”
Liền đi theo sau đức Phật. Bấy giờ Tỳ-kheo Tăng có một ngàn hai trăm năm mươi vị. Đức Phật đi đến xóm Ba-lân, ngồi bên gốc cây. Quỷ thần[43] của xứ Ba-lân liền báo cho cư sĩ[44] biết, tất cả đều mang hoặc ghế, nệm lông, đèn đi đến chỗ đức Phật, đảnh lễ trước đức Phật rồi ngồi qua một bên. Đức Phật bảo các cư sĩ:
“Con người ở thế gian, những ai tham dục, tự mình buông lung, thì có năm điều xấu ác[45]. Những gì là năm? Một, tài sản ngày một hao mòn. Hai, không biết ý đạo. Ba, mọi người không kính nể; lúc chết bị hối hận. Bốn, tiếng xấu đồn khắp, thiên hạ đều nghe. Năm, lúc chết đọa vào địa ngục, trong ba đường ác.
“Nếu ai có thể hàng phục tâm mình, tự mình không buông lung, thì có năm điều lành. Những gì là năm? Một, tài sản ngày một tăng. Hai, có đạo hạnh. Ba, mọi người kính nể, lúc chết không hối hận. Bốn, tiếng tốt đồn khắp ai cũng nghe. Năm, lúc chết được sanh đến cõi trên, đầy đủ phước đức.
“Tự mình không buông lung có năm điều lành như vậy, các ngươi hãy tự mình suy tư về việc ấy.”
Đức Phật thuyết pháp cho cho các gia chủ cư sĩ, tất cả đều hoan hỷ, lạy Phật rồi đi.
Đức Phật đi đến xóm A-vệ[46], ngồi bên một gốc cây, dùng đạo nhãn thấy chư thiên trên trời sai các thần Hiền thiện[47] bảo hộ vùng đất này. Đức Phật từ chỗ ngồi đứng dậy, ra khỏi xóm A-vệ, lại ngồi xuống một chỗ khác. Hiền giả A-nan sửa lại y phục ngay thẳng, từ chỗ ngồi đứng dậy, lạy Phật xong đứng qua một bên. Đức Phật hỏi A-nan:
“Ai tính toán ở xóm Ba-lân này xây dựng thành quách?”
Thưa:
“Ông đại thần Vũ xá nước Ma-kiệt xây dựng thành này nhằm ngăn chận quân nước Việt-kỳ.
Đức Phật nói:
“Lành thay! Này A-nan, ông Vũ xá là người hiền mới biết mưu kế ấy. Ta thấy các vị trời thần diệu ở trên cõi trời Đao-lợi đều hộ trì đất này. Ai có đất đai mà được chư thiên trên trời hộ trì, vùng đất ấy chắc chắn sẽ được an ổn, giàu có. Lại nữa, vùng đất này là trung tâm của trời. Vị trời làm chủ bốn phân dã[48] này tên là Nhân Ý[49]. Nuớc nào được Nhân Ý hộ trì, nước ấy càng lâu bền, lại càng hưng thịnh. Nước đó chắc chắn có nhiều bậc thánh hiền, mưu trí mà các nước khác không thể bì kịp, cũng không thể phá hoại được. Thành Ba-lân này sẽ bị phá hoại bởi ba việc: Một, lửa lớn; hai, nước lớn; ba, người trong và ngoài thành thông mưu với nhau.”
Đại thần Vũ xá nghe đức Phật cùng chúng Tỳ-kheo từ nước Ma-kiệt du hành đến đây, bèn nương uy củavua, trang nghiêm năm trăm cỗ xe mà ra khỏi xóm Ba-lân, đi đến chỗ đức Phật; đến phía trước đảnh lễ rồi ngồi qua một bên, bạch Phật:
“Ngày mai mong ngài cùng đông đủ Tỳ-kheo đến nhà con để dùng bữa ăn nhỏ[50].”
Đức Phật yên lặng không trả lời. Ông Vũ xá nói như vậy đến ba lần. Sự yên lặng trong Phật pháp tức là nhận lời. Vũ xá liền trở về nhà sửa soạn, đặt bày giường ghế, thắp đèn dầu, đồ ăn thức uống đầy đủ để đón rước đức Phật và các Tỳ-kheo Tăng. Sáng mai, Vũ xá đến thỉnh Phật. Bấy giờ đức Phật cùng đông đủ một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo Tăng đi đến. Ăn uống xong, đức Phật liền chú nguyện:
“Mong tín chủ được đắc đạo, không ham thích địa vị quốc công. tuy đời này không thể từ bỏ quan lại[51], nhưng nay tín chủ cúng cơm cho Phật và Tỳ-kheo Tăng, mong cho đời sau được thoát khỏi việc quan lại. Thế gian có người sáng suốt nên cúng thức ăn cho đạo nhân hiền thiện, đạo nhân chú nguyện, nếu không bỏ được tâm muốn làm quan, thì quan không nên có tâm tham lam, tâm khốc hại, tâm cầu cạnh, tâm ham thích dục lạc, tâm khuyên làm điều ác[52]. Bỏ năm tâm này, người giữ việc triều chính có thể sẽ không có lỗi; sau khi chết có thể trừ được tội ác nơi địa ngục. Này Vũ xá, hãy tự suy nghĩ lấy.”
Ông thưa:
“Dạ, con xin thọ giáo.”
Đức Phật và các Tỳ-kheo Tăng đều đứng dậy ra đi. Đức Phật đi ra cửa thành, Vũ xá liền đi theo sau Phật quan sát xem đức Phật đi ra cửa thành nào để đặt tên cửa thành ấy là Phật thành môn[53]. Còn cái khe nước nhỏ mà đức Phật đi qua thì gọi là Phật khê[54].
Đức Phật đi đến bên bờ sông. Bấy giờ dân chúng nhiều người muốn qua sông; có người dùng thuyền lớn, có người dùng thuyền nhỏ, có người dùng bè tre để vượt qua. Đức Phật ngồi suy nghĩ: “Lúc ta chưa thành Phật, qua sông này, cỡi lên bè tre để đi qua. Nay thân ta không còn cỡi lên bè tre để qua sông”. Đức Phật lại tự nghĩ: “Ta là thầy đưa đò người, đưa người vượt qua nẻo đường thế gian, không còn để ai đưa đò nữa”. Nghĩ như vậy rồi các Tỳ-kheo đều vượt qua.
Đức Phật gọi A-nan:
“Tất cả hãy đi đến xóm Câu-lân[55].”
A-nan thưa:
“Dạ vâng.”
Đức Phật cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo liền đến xóm Câu-lân. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Tất cả hãy lắng nghe. Hãy khéo giữ gìn tâm, không tranh cãi với thiên hạ; tự suy tư, để biết vô thường; hãy bằng trí tuệ mà lo cho thân[56]. Hãy khéo giữ tâm,không tranh cãi với thiên ha; tự suy tư, thì liền được sáng suốt. Người sáng suốt liền trừ bỏ được trạng thái tham dâm, sân nhuế, ngu si. Trừ bỏ được ba trạng thái này rồi liền được vượt khỏi con đường thế gian, không còn sanh trở lại, tâm không còn dong ruổi nữa. Nhất tâm, không bị vướng mắc. Ví như quốc vương vui thích độc tôn[57], suy nghĩ: ‘Trong quần chúng đông người này, ta là ông chủ độc nhất.’ Người đắc đạo, đã vượt qua khỏi thế gian, cũng tự nghĩ trong lòng: ‘Dù có trăm ngàn vạn mối rối ren, chỉ có tâm là chủ, giống như quốc vương làm chủ coi sóc muôn dân’.”
Đức Phật lại từ Câu-lân bảo A-nan:
“Tất cả hãy đến nước Hỷ dự[58].”
A-nan thưa:
“Dạ vâng.”
Đức Phật cùng các Tỳ-kheo đồng đến nước Hỷ dự, ngồi bên gốc cây Kiền-đề[59]. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo Tăng:
“Các ngươi hãy đi khất thực ở nước Hỷ dự.
Lúc khất thực xong trở về, các Tỳ-kheo bạch đức Phật:
“Nước Hỷ dự có nhiều bệnh tật nên dân chúng có nhiều người chết, trong đó có các Ưu-bà-tắc[60] tên là Huyền Điểu, Thời Tiên, Sơ Động, Thức Hiền, Thục Hiền, Khoái Hiền, Bá Tông, Kiêm Tông, Đức Cử, Thượng Tịnh. Mười vị này[61] đều là Ưu-bà-tắc thọ trì năm giới, nay đều qua đời.”
Các Tỳ-kheo hỏi đức Phật:
“Các Ưu-bà-tắc này chết rồi sanh về đâu?”
Đức Phật trả lời:
“Huyền Điểu v.v… cả thảy mười người này, chết rồi được sanh vào trong đạo Bất hoàn [62].”
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo Tăng:
“Các ngươi chỉ biết về cái chết của mười người này. Phật bằng thiên nhãn quán sát xem thấy năm trăm Ưu-bà-tắc đã chết đều sanh trong đạo Bất-hoàn. Lại có ba trăm Ưu-bà-tắc như Nan-đề, lúc còn sống đã không còn trạng thái dâm, trạng thái phẫn hận và trạng thái ngu si[63], thì lúc chết được sanh lên cõi trời Đao-lợi, đắc đạo quả Câu cảng[64], chỉ còn bảy lần sanh, bảy lần tử nữa là chứng được đạo quả A-la-hán. Còn Huyền Điểu v.v… cả thảy năm trăm người đều được đạo quả Bất hoàn, tự mình ở nơi cõi trời đạt được đạo Ứng chơn[65].”
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Các người đi khất thực[66] về, cớ gì lại hỏi đến mười vị Ưu-bà-tắc ấy? Nếu các ngươi muốn cố ý quấy rầy Phật, cho rằng Phật không muốn nghe điều xấu này. Nhưng Phật đâu có gì e sợ. Đã có sanh thì ai cũng phải chết. Các đức Phật quá khứ, vị lai và hiện tại đều Bát-nê-hoàn. Nay ta đã thành Phật, cũng sẽ Bát-nê-hoàn. Nhờ thân này mà được làm Phật. Trải qua nhiều kiếp cầu Phật để chấm dứt con đường sanh tử. Khi làm Phật thì nhổ sạch gốc rễ của sanh tử. Biết gốc rễ con người vốn từ si[67], từ si là hành; từ hành là thức; từ thức là danh sắc[68]; từ danh sắc là lục nhập; từ lục nhập là xúc[69]; từ xúc là thọ[70]; từ thọ là ái; từ ái nên thủ[71]; từ thủ là hữu; từ hữu là sanh; từ sanh là già chết, lo, buồn, khổ não, buồn bã, chẳng như ý. Như là sự tập khởi của khối lớn đau khổ họp lại[72].
“Phật do vậy suy tư về nguồn gốc sanh tử, như chiếc xe có bánh, khi xe chạy thì bánh xe không thể ngừng. Con người từ si cho nên mới bị sanh tử. Nếu từ bỏ si thì si diệt, do si diệt thì hành diệt, do hành diệt nên thức diệt, do thức diệt nên danh sắc diệt, do danh sắc diệt nên lục nhập diệt, do lục nhập diệt nên xúc diệt, nhờ xúc diệt nên thọ diệt, do thọ diệt nên ái diệt, do ái diệt nên thủ diệt, do thủ diệt nên hữu diệt, do hữu diệt nên sanh diệt, do sanh diệt nên già chết diệt, do già chết diệt nên ưu bi khổ não, bất như ý diệt. Như vậy sự tập khởi của khối lớn đau khổ họp lại được chấm dứt.
“Cho nên trước tiên đức Phật nói cho các ngươi biết, do si mê nên có sanh tử; người có trí giữ đạo thì không còn sanh tử nữa.”
Đức Phật dạy:
“Hãy nghĩ tưởng phụng trì Phật, Pháp, Thánh chúng, và tịnh giới. Cung kính, thừa sự lẫn nhau mà dạy dỗ kinh Phật. Hãy tư duy, giữ tâm chánh niệm, thì chẳng còn trở lại nẻo sanh tử, không còn nỗi lo lắng ưu sầu.”
Đức Phật từ xóm Hỷ dự gọi A-nan đi đến nước Duy-da-lê[73], tôn giả A-nan thưa:
“Dạ vâng.”
Đức Phật từ xóm Hỷ dự đi đến nước Duy-da-lê, chưa tới bảy dặm, thì dừng chân nơi vườn Nại[74]. Có một dâm nữ tên Nại nữ[75], với năm trăm đệ tử là dâm nữ, ở trong thành nghe đức Phật đi đến hiện ngụ nơi vườn Nại, liền bảo đám đệ tử dâm nữ phải lo trang điểm mặc y phục và chuẩn bị xe cộ, rồi từ trong thành đi ra, đến chỗ Phật, muốn yết kiến cùng lễ bái đức Thế Tôn.
Bấy giờ đức Phật ở nơi vườn Nại cùng với hàng ngàn vị Tỳ-kheo, đang thuyết giảng kinh cho các vị ấy. Đức Phật thấy Nại nữ cùng năm trăm đệ tử dâm nữ đang đi tới, tất cả đều mặc những bộ y phục đẹp đẽ, có trang điểm. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Các ngươi đã thấy Nại nữ cùng với năm trăm dâm nữ đệ tử, thảy đều hãy cúi đầu, tâm đoan chánh. Họ tuy trang điểm, ăn mặc đẹp đẽ đến đây, ví như cái bình vẽ, bên ngoài tô vẽ rất đẹp, nhưng bên trong chứa toàn là đồ nhơ nhớp, đã được phong kín không đáng để mở ra; nếu ai mở ra thì toàn là những thứ bất tịnh xú uế. Đó chính là Nại nữ; cả đám đều là những cái bình vẽ. Vậy các Tỳ-kheo phải có khả năng quán sát[76]. Quán sát những gì? Đó là bỏ ác theo thiện, không chạy theo trạng thái ham muốn của lòng dâm, thà tự mình bị chẻ xương, phá tim, thiêu đốt thân thể chớ quyết trọn đời không bao giờ đồng lõa với vọng tâm làm ác. Không chỉ là lực sĩ mới có nhiều sức mạnh, mà tự mình giữ tâm chánh niệm thì còn hơn cả lực sĩ. Đức Phật chế ngự tâm mình đến nay đã trải qua vô số kiếp, không chạy theo vọng tâm, siêng năng tinh tấn để tự đạt đến quả Phật. Vậy các Tỳ-kheo hãy tự làm cho tâm mình ngay thẳng, đoan nghiêm. Tâm từ lâu ở trong chỗ bất tịnh, thì hiện tại cũng có thể tự mình nhổ bỏ. Hãy tự tư duy năm tạng trong thân thể cũng có thể đình chỉ được pháp sanh tử. Hãy quán xem bên ngoài cũng khổ, bên trong cũng khổ, hãy khiến cho tâm mình luôn chính đáng[77].”
Nại nữ đến nơi, xuống xe đến chỗ đức Phật, đảnh lễ rồi ngồi qua một bên. Các Tỳ-kheo đều cúi đầu. Đức Phật hỏi:
“Do nhân duyên gì mà đến đây?”
Nại nữ thưa:
“Con thường nghe Phật là bậc tôn quý hơn chư Thiên nên con đến để lễ bái.”
Đức Phật nói:
“Này Nại nữ! Có thích làm thân người nữ chăng?”
Nại nữ thưa:
“Trời bắt con làm thân người nữ, nhưng con không thích.”
Đức Phật dạy:
“Nếu cô không thích làm thân người nữ, vậy ai khiến cô nuôi tới năm trăm đệ tử dâm nữ?”
Nại nữ thưa:
“Họ đều là những dân nghèo, con nuôi dưỡng và bảo hộ cho họ.”
Đức Phật nói:
“Chẳng phải như thế! Nếu không nhàm chán về bệnh khổ của người nữ, hoặc như kinh nguyệt bất tịnh, lại bị nhiều thứ ràng buộc, đánh đập, không được tự tại. Đã không nhàm chán thân nữ của cô lại còn nuôi chứa đến năm trăm người nữ nữa?”
Nại nữ thưa:
“Con ngu si nên mới như vậy. Người có trí thì không làm như vậy.”
Đức Phật nói:
“Biết suy xét như thế là tốt.”
Nại nữ liền quỳ mọp, bạch Phật:
“Sáng mai con mời đức Phật và chúng Tỳ-kheo Tăng đến nhà con thọ trai.”
Đức Phật yên lặng không trả lời. Nại nữ rất sung sướng, liền đứng dậy đảnh lễ đức Phật rồi đi ra.
Nại nữ ra khỏi chưa bao lâu thì các Lý gia[78] thuộc dòng họ danh giá của thành Duy-da-ly, nghe đức Phật cùng đông đủ các Tỳ-kheo Tăng đang đi đến đây, cách thành bảy dặm, ở trong vườn Nại, liền dựa vào oai lực của nhà vua, sửa sang xe cộ rồi ra đi, muốn đến yết kiến để cúng dường đức Phật. Trong đó có toán cỡi ngựa xanh, xe xanh, áo xanh, dù lọng xanh, tràng phan cũng xanh, các viên quan đều mặc màu xanh. Toán cỡi ngựa vàng, xe vàng, y vàng, lọng vàng, tràng phan vàng, quan thuộc đều mặc màu vàng. Có toán thì cỡi ngựa đỏ, xe đỏ, áo đỏ, lọng đỏ, tràng phan đỏ, quan thuộc đều dùng màu đỏ. Có toán thì cỡi ngựa trắng, xe trắng, áo trắng, dù lọng trắng, tràng phan trắng, quan thuộc đều dùng màu trắng. Có toán thì cỡi ngựa đen, xe đen, áo đen, lọng đen, tràng phan đen, quan thuộc đều mặc màu đen. Đức Phật từ xa trông thấy đoàn xe ngựa khoảng chừng mười vạn người đang đi đến, liền bảo các Tỳ-kheo:
“Các ngươi muốn thấy trong vườn của Đế Thích, trên cõi trời Đao-lợi, đám thị tùng ra vào đông đúc ra sao, thì hãy nhìn các Lý gia này. Chúng giống nhau, chẳng khác gì cả.”
Các Lý gia tới đầu đường đều xuống xe, đi đến chỗ đức Phật. Người đến trước gần đức Phật thì quỳ, người ở giữa đều cúi đầu, còn đám người sau cùng thì đều chấp tay rồi ngồi xuống.
Đức Phật hỏi:
“Các vị từ đâu đến đây?”
Các Lý gia thưa:
“Chúng con nghe đức Phật ở chỗ này cho nên đến đây để lễ bái.”
Trong đoàn có một người tên là Tân Tự[79], đứng dậy đi đến trước đức Phật, nhìn Ngài thật kỹ. Đức Phật hỏi:
“Ông nhìn những gì ở nơi ta?”
Tân Tự thưa:
“Khắp trên trời dưới đất đều rung động hướng về Ngài, cho nên con nhìn đức Phật không hề biết chán.”
Đức Phật nói:
“Này Tân Tự, ông hãy nhìn Phật thật kỹ. Về lâu xa lại có Phật ra đời nữa. Lúc có Phật nên theo lời Phật dạy.”
Trong nhóm có bốn năm trăm Lý gia nói:
“Tân Tự có phước đức lớn, cùng được hầu chuyện đức Phật.
Tân Tự nói:
“Từ xa tôi được nghe nói tới kinh Phật. Tôi nghĩ kinh ấy từ lâu rồi, cho đến hôm nay tôi mới được gặp. Tôi có tâm từ hiếu đối với đức Phật.”
Đức Phật nói:
“Người trong thiên hạ ít có ai như Tân Tự, từ hiếu đối với thầy.”
Đức Phật bảo Tân Tự:
“Phật xuất hiện trong thiên hạ, biết rõ con đường sanh tử của muôn người, thuyết giảng kinh để mở bày, giáo hóa. Trên trời dưới trời và các loài quỷ, rồng v.v... không ai là không nghiêng mình. Đó là oai thần thứ nhất của Phật.
“Nếu ai đọc tụng kinh Phật, tự mình giữ tâm ngay thẳng, thì đạt được đạo. Đó là oai thần thứ hai của Phật.
“Phật thuyết giảng kinh cho muôn người. Những người hiền trí thảy đều hoan hỷ. Những người đến nghe không ai là không vui mừng. Những người tu học cùng chỉ dạy lẫn nhau, cùng nhau dẫn dắt, cùng nhau giúp cho tâm được ngay thẳng. Đó là oai thần thứ ba của Phật.
“Ai học kinh Phật cũng đều hoan hỷ, như người ngu được vàng. Kẻ thượng trí được đạo Ứng chơn. Hạng thứ hai có thể được quả Bất hoàn, hạng thứ ba có thể được quả Tần lai[80], hạng thứ tư có thể được Câu cảng,[81] hạng thứ năm là giữ năm giới của ưu-bà-tắc, có thể được sanh lên cõi trời, giữ ba giới thì có thể được làm người. Đức Phật xuất hiện ở thế gian, nhân đó mới xuất hiện đạo này. Đó là oai thần thứ tư của đức Phật.”
Đức Phật bảo Tân Tự:
“Ông đến nhìn Phật thật kỹ. Ông nói rằng đã từng nghe danh hiệu của Phật nhưng ít thấy Phật. Lúc bấy giờ, trong số hàng chục vạn người đang ngồi ở đó, đều không hỏi Phật, mà chỉ riêng ông hỏi Phật. Đó là oai thần thứ năm của Phật.”
Đức Phật bảo Tân Tự:
“Người có trí huệ trong thiên hạ rất ít, người không hiểu đạo[82] thì nhiều. Thọ trì kinh giáo của Phật, thọ trì những lời hay của thầy, giữ giới pháp của thầy, thì các loài quỷ, thần, rồng không ai là không hộ vệ, chăm sóc, khiến không ai dám phỉnh phờ, dối gạt[83]. Hãy từ hiếu đối với thầy. Làm thầy không nên theo những yêu sách của đệ tử. Trước mặt thầy phải nên cung kính, sau lưng thì nên khen ngợi thầy. Thầy chết thì luôn luôn tưởng nhớ. Hiện nay Tân Tự là người tài giỏi trong loài người, khéo ưa thích pháp, giới thanh tịnh.”
Các vị Thệ tâm Lý gia[84] ở Duy-da-lê mời đức Phật sáng mai cùng các Tỳ-kheo vào thành để cúng dường. Đức Phật nói:
“Sáng mai Nại nữ đã thỉnh Phật và Tỳ-kheo Tăng rồi.”
Các Thệ tâm Lý gia đều trở về.
Sáng sớm, Nại nữ đi đến chỗ đức Phật, thưa:
“Con đã đặt tòa ngồi, đồ ăn uống cũng đã dọn xong, mong đức Thiên Tôn thể hiện oai thần hạ cố.”
Đức Phật nói:
“Hãy về đi, ta sẽ đến!”
Đức Phật đứng dậy, mặc y ôm bát cùng đông đủ Tỳ-kheo đi vào thành. Ở trong thành có mấy mươi vạn người đến xem, trong đó có các ưu-bà-tắc hiền thiện, họ đều khen: ‘Đức Phật như trăng sáng, các đệ tử ngài như sao sáng vây quanh mặt trăng.’
Đức Phật đến nhà Nại nữ, ngồi xuống, dùng nước rửa tay chân. Đức Phật và các Tỳ-kheo Tăng thọ trai, rửa tay xong xuôi, Nại nữ lấy một chiếc ghế nhỏ ngồi trước đức Phật. Đức Phật bảo Nại nữ:
“Các bậc Thánh nhơn và những người giàu có, phú quý được tôn kính trong thiên hạ chỉ thích tịnh giới, rõ biết các kinh của Phật; những điều họ nói ra trong chúng hội, ai cũng ưa nghe; những việc họ làm, ai cũng kính yêu. Nay được làm người trong thiên hạ, đừng tham tiền, sắc, vâng theo sự giáo hóa của Phật, lúc chết tất được sanh lên cõi trời.”
Đức Phật bảo Nại nữ:
“Hãy khéo giữï mình, thọ trì năm giới.”
Đức Phật và chúng Tỳ-kheo ra đi.
Đức Phật ra khỏi nước Duy-da-lê, bảo A-nan:
“Tất cả hãy đến xóm Trúc phương[85].”
Tôn giả A Nan thưa:
“Dạ vâng.”
Lại nghe ở xóm Trúc phương bấy giờ lúa thóc khan hiếm, các Tỳ-kheo đi khất thực khó khăn, đức Phật ngồi suy nghĩ: ‘Nước Duy-da-lê đang hồi đói kém, lúa thóc ít ỏi, đắt đỏ, còn ở xóm làng này thì nhỏ hẹp, không đủ để các Tỳ-kheo đi khất thực.’ Đức Phật nghĩ, muốn bảo các Tỳ-kheo hãy phân bố ra nước khác, nơi lúa thóc dồi dào hơn để khất thực. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo Tăng:
“Ở xóm Trúc phương này lúa thóc không nhiều, việc khất thực khó khăn, còn bên nước Sa-la-đề[86] thì khá giả, sung túc hơn. Chung quanh nước Duy-da-lê này thì lúa thóc rất đắt đỏ. Riêng ta cùng A-nan thì ở lại xóm Trúc phương.
Các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, đều đi đến nước Sa-la-đề, còn đức Phật và A-nan thì đến xóm Trúc phương. Lúc này, đức Phật bị bệnh nặng, muốn nhập Niết-bàn. Đức Phật tự nghĩ: “Các Tỳ-kheo đều đi khỏi cả, riêng ta nhập Niết-bàn, không có lời dạy dỗ nào sao?”
A Nan ở bên một gốc cây, đi đến chỗ đức Phật hỏi thăm:
“Thánh thể không điều hòa, nay có bớt không?”
Phật nói:
“Chưa bớt. Bịnh rất nặng. Ta muốn nhập Nê-hoàn.”
A-nan thưa:
“Xin Phật hãy khoan nhập Niết-bàn. Hãy chờ các Tỳ-kheo tụ tập đông đủ đã.”
Phật bảo tôn giả A Nan:
“Ta có kinh điển và giới luật[87]. Các ngươi hãy vâng theo kinh, giới mà tu hành thì cũng như ta hiện có trong chúng Tỳ-kheo Tăng. Các Tỳ-kheo Tăng đều đã biết sự chỉ dạy của Phật. Ta đã dạy cho đệ tử phép thờ thầy. Các đệ tử hãy nên thọ trì, dốc tâm tu học. Nay toàn thân ta đau đớn. Ta đã vận dụng oai thần của Phật, trị bệnh không cho tái phát; trụ tâm nhiếp phục bệnh, như có phần thuyên giảm.”
Đức Phật bảo A-nan :
“Nay ta đã già rồi, tuổi đã tám mươi. Ví như chiếc xe cũ kỹ không còn cứng cáp. Thân thể ta cũng như vậy, không còn cứng cáp nữa. Ta há chẳng từng nói với các ngươi: ‘Không có cái gì trên mặt đất này mà không chết. Có một cõi trời thật cao tên là Bất tưởng nhập[88], thọ đến tám mươi ức bốn ngàn vạn kiếp, cuối cùng cũng phải chết.’ Do đó nên ta mới giảng kinh chỉ dạy cho mọi người để đoạn trừ cội gốc của sanh tử. Sau khi ta đã Bát-nê-hoàn[89], các ngươi không được lìa bỏ kinh giới này; hãy cung kính, tôn trọng nhau; hãy tự quán sát nội thân; giữ tâm chánh niệm, thực hành chân chánh; hãy giữ giới pháp, khiến cho trong và ngoài vẫn như thường. Trong bốn chúng đệ tử, ai thọ trì giới pháp, thảy đều là đệ tử Phật. Nếu ai học kinh giáo của Phật cũng đều là đệ tử của Phật. Đức Phật đã bỏ ngôi vị Chuyển Luân vương lo cho mọi người trong thiên hạ; cũng tự lo bệnh tật của chính mình; luôn xả bỏ mọi trạng thái dâm, nộ, si.”
Đức Phật từ xóm Trúc phương, bảo A-nan:
“Chúng ta hãy trở lại nước Duy-da-lê[90].
A-nan vâng theo lời dạy. Đức Phật trở lại nước Duy-da-lê, ôm bát vào thành khất thực, tìm đến ngồi ở khoảng đất trống dưới một gốc cây Cấp tật thần[91] ở khoảng đất trống suy tư về việc sanh tử. A-nan thì ngồi dưới một gốc cây khác cách xa đó mà suy nghĩ về những điều ám ảnh[92]; rồi đứng dậy đi đến chỗ đức Phật; đảnh lễ Phật xong, đứng bạch Phật:
“Sao Ngài chưa nhập Niết-bàn[93]?”
Đức Phật bảo A-nan:
“An vui thay nước Duy-da-lê. An vui thay nước Việt-da.[94] An vui thay đất của thần Cấp Tật. An vui thay cửa thành Sa-đạt-tránh. An vui thay những con đường trong thành. An vui thay đền thờ Danh-phù-phất. An vui thay thiên hạ Diêm-phù-lợi. An vui thay nước Việt-kỳ. An vui thay nước Giá-ba. An vui thay cửa Tát-thành. An vui thay nước Ma-kiệt. An vui thay Mãn-phất. An vui thay Uất-đề. An vui thay suối Tây-liên. An vui thay núi Xuất kim. Năm sắc[95] sanh ra trong nội địa Diêm-phù-lợi như bức họa; an vui thay những ai sanh trong đó.”
Đức Phật bảo A-nan:
“Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni nào, thọ trì bốn pháp [96], tư duy cho thuần thục, chánh tâm, không lệ thuộc vào vọng tâm, bên ngoài cũng nghĩ tốt, bên trong cũng nghĩ tốt, tâm không còn tham đắm dục lạc, không kinh sợ, cũng không còn dong ruổi nữa, thì Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni đó đã giữ vững ý chí mình. Tu tập bốn pháp như vậy gọi là bốn thần túc [97]; nếu muốn sống đến một kiếp cũng có thể được.”
Bấy giờ, Ma đã nhập vào bụng[98] của A-nan. Đức Phật lại bảo A-nan:
“Như vậy hãy còn có thể được.”
A-nan lại nói:
“Vì sao Phật chưa nhập Niết-bàn? Bây giờ là đúng lúc Niết-bàn!”
Đức Phật lại nói:
“An vui thay Diêm-phù-lợi. Nếu ai biết bốn thần túc này thì có thể sống trong trời đất này một kiếp, hoặc hơn thế nữa.”
Ngài lại bảo A-nan như vậy cho đến lần thứ ba mà A-nan vẫn không trả lời về việc bốn thần túc. Đức Phật bảo A-nan:
“Hãy nên ngồi bên gốc cây mà tự suy tư.”
Đức Phật đứng dậy đi đến bên dòng suối Hê-liên[99], ngồi cạnh gốc cây. Ma[100] đi đến chỗ Phật nói:
“Tại sao Ngài không nhập Niết-bàn?”
Đức Phật bảo:
“Này Tệ Ma[101], ta chưa thể nhập Niết-bàn, vì còn chờ bốn chúng đệ tử của ta có trí tuệ sáng suốt, đắc đạo; còn chờ chư thiên trên trời, dân chúng nơi thế gian và các hàng quỷ thần đạt được trí tuệ, đắc đạo; chờ cho kinh pháp của ta được truyền bá khắp mọi nơi chốn, cho nên ta chưa thể nhập Niết-bàn.”
Ma biết Phật sẽ nhập Niết-bàn nên vui mừng ra đi. Đức Phật ngồi tự suy tư: ‘Ta nay có thể xả bỏ tuổi thọ[102].’ Khi ngài muốn xả bỏ tuổi thọ, bấy giờ trời đất chấn động mạnh, hàng quỷ thần thảy đều kinh hãi. Lúc đó, A-nan đang ngồi bên gốc cây lo sợ vội đứng dậy đi đến chỗ Phật ngự, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi đứng qua một bên, thưa:
“Con đang ngồi bên gốc cây, bỗng nhiên trời đất chấn động mạnh. Con kinh hãi đến nỗi lông tóc trong người đều dựng đứng. Con không biết vì lý do gì mà đại địa chấn động như thế?”
Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
“Phàm đại địa rung động có tám nhân duyên. Những gì là tám? Vì đất ở trên nước, nước ở trên gió, gió duy trì nước. Như từ mặt đất mà nhìn lên trời, hoặc có lúc gió làm rung động nước, nước làm rung động đại địa, đại địa nhân đó bị chấn động. Đó là nguyên nhân thứ nhất.
“Hoặc có bậc A-la-hán tôn quý, muốn thử oai thần của mình, ý muốn khiến cho đại địa chấn động, nên lấy hai ngón tay ấn trên mặt đất làm cho đất trời bị chấn động mạnh. Đó là nguyên nhân thứ hai.
“Trong khoảng không có vị trời oai thần lớn lao ý muốn làm cho đại địa rung động, tức thì đại địa liền bị chấn động mạnh. Đó là nguyên nhân thứ ba.
“Khi đức Phật còn làm Bồ tát từ cõi trời Đâu-thuật[103] nhập mẫu thai, lúc đó đất trời bị chấn động mạnh.
“Khi Bồ tát từ hông bên hữu của mẹ hạ sanh thì đất trời bị chấn động mạnh.
“Khi Bồ tát đắc đạo thành Phật, đất trời bị chấn động mạnh.
“Lúc Phật bắt đầu thuyết giảng kinh giáo hóa chúng sinh thì đất trời bị chấn động mạnh.”
Đức Phật bảo A-nan:
“Sau ba tháng nữa thì Phật sẽ Bát-nê-hoàn, trời đất sẽ lại chấn động. Đó là nguyên nhân thứ tám khiến cho đại địa chấn động.”
A-nan nghe đức Phật nói thời hạn là ba tháng nữa sẽ nhập Niết-bàn liền khóc lóc, hỏi:
“Phải chăng Ngài đã xả bỏ thọ mạng?”
Đức Phật bảo A-nan:
“Ta đã xả bỏ thọ mạng rồi.”
A-nan bạch Phật:
“Con từng nghe từ kim khẩu của Phật nói: Nếu Tỳ-kheo nào có bốn pháp này, gọi là bốn thần túc, nếu muốn kéo dài mạng sống trong một kiếp cũng có thể được. Uy đức của đức Phật còn cao hơn bốn thần túc nữa, tại sao không kéo dài mạng sống hơn một kiếp?”
Đức Phật bảo A-nan:
“Đó là do lỗi của ngươi, là điều người đã làm. Vì ta đã ba lần nói với ngươi: ‘An vui thay trong cõi Diêm-phù-lợi!’ nhưng ngươi vẫn im lặng không trả lời. Ta thấy ngươi tài năng[104], tại sao lại để cho Tệ Ma nhập vào trong người mình? Ta không thể dừng lại được, sau ba tháng ta sẽ nhập Niết-bàn.”
A-nan liền đứng dậy nói với các Tỳ-kheo Tăng:
“Sau ba tháng nữa đức Phật sẽ nhập Niết-bàn.”
Đức Phật bảo A-nan:
“Hãy tập hợp tất cả các Tỳ-kheo lại trong đại hội đường.
A-nan bạch:
“Tất cả các Tỳ-kheo Tăng đã ở trong đại hội đường rồi.”
Đức Phật liền đứng dậy đi vào đại hội đường. Các Tỳ-kheo đều đứng dậy, cung kính đảnh lễ. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Mọi vật trong trời đất đều vô thường, không có gì vững chắc. Con người vẫn ham muốn sanh tử, không mong tìm con đường giải thoát khỏi thế gian, thảy đều do si mê cả. Cha mẹ rồi cũng phải biệt ly, tưởng nhớ đến mà buồn thương. Người càøng ân ái, tham luyến nhau càng nhiều bi ai. Trong thiên hạ, không có cái gì có sanh mà không có chết. Ta từng giảng nói nơi kinh: Hễ có sanh thì phải có chết; chết rồi lại sanh, sầu khóc lẫn nhau chẳng lúc nào thôi. Núi Tu-di rồi cũng sụp đổ. Chư thiên trên trời cũng phải chết. Làm vua cũng chết; nghèo, giàu, sang, hèn, cho đến loài súc sanh cũng vậy. Không có gì sanh mà không chết. Đừng kinh ngạc khi biết đức Phật sau ba tháng nữa sẽ nhập Niết-bàn. Dù Phật không còn, hãy thọ trì giới kinh. Phật còn tại thế cũng phải thọ trì giới luật kinh pháp, mong cầu thoát khỏi cuộc đời không còn trở lại nẻo sanh tử nữa, cũng không còn ưu sầu khổ nữa. Để cho kinh Phật được trường tồn, sau khi Phật diệt độ, các bậc hiền giả trong khắp mọi nơi hãy cùng nhau thọ trì giới, kinh. Người trong thế gian mà tự làm cho tâm mình được ngay thẳng chính đáng thì chư thiên trên trời thảy đều hoan hỷ hỗ trợ, khiến người đó được phước. Đối với kinh của Phật phải đọc phải tụng, phải học, phải thọ trì, phải tư duy, phải khiến cho tâm ý luôn chơn chánh, hãy cùng truyền dạy cho nhau.
“Có bốn việc: đoan nghiêm thân, đoan nghiêm tâm, đoan nghiêm chí, đoan nghiêm miệng.
“Lại có bốn việc: lúc muốn sân hận thì nhẫn, niệm ác khởi lên thì diệt trừ, có tham dục thì diệt bỏ, phải nên luôn luôn lo nghĩ về sự chết.
“Lại có bốn việc: tâm muốn tà vạy thì đừng nghe theo, tâm muốn dâm dục thì đừng nghe theo, tâm muốn làm điều ác thì đừng nghe theo, tâm muốn sự giàu sang, phú quý cũng đừng nghe theo.
“Lại có bốn việc: tâm phải nên lo nghĩ về sự chết, tâm muốn làm điều ác thì đừng nghe theo, phải kiềm chế tâm; tâm phải tùy thuộc người, người đừng tùy tâm; tâm làm mê hoặc người; tâm giết thân, tâm làm bậc La-hán, tâm lên trời, tâm làm người, tâm làm súc sanh, trùng kiến chim thú, tâm vào địa ngục, tâm làm ngạ quỷ. Tất cả hình dạng tướng mạo đều do tâm làm ra cả.
“Tâm, thọ và mạng, ba thứ theo nhau. Tâm là vị thầy dẫn đầu. Mạng tùy tâm, thọ tùy mạng. Đó là ba thứ theo nhau. Nay ta làm Phật, được trên trời dưới trời tôn kính, cũng đều do tâm mà ra. Hãy nên nghĩ đến sự thống khổ của sanh tử, lìa bỏ mọi sự ràng buộc của gia đình. Nên nhớ nghĩ đến tám việc để suy tư về kinh Phật:
“Một, hãy lìa bỏ vợ con mà tìm con đường vượt khỏi thế gian; không tranh cãi với người đời; không có tâm tham.
“Không được nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói dối, thêu dệt, ngâm vịnh ca hát.
“Không được sát sanh, trộm cắp tài vật người khác và nhớ nghĩ đến sự dâm dục.
“Không được ôm lòng sân hận, ngu si và tham lam.
“Không được ganh ghét, khinh mạn người khác.
“Không được nghĩ tưởng làm ác, làm cho người khác thêm đau khổ.
“Không nên có thái độ buông lung; không được biếng trễ, nằm dài, nghĩ tới chuyện ăn uống.
“Hãy nên lo lắng, thân sanh rồi sẽ già, bệnh và chết.
“Thọ trì tám việc này, tự đoan nghiêm tâm, không tranh cãi cùng mọi người, được giải thoát khỏi thế gian.
“Này các Tỳ-kheo! Hãy nên suy tư về tám việc này và bốn nguồn gốc thống khổ thì kinh Phật được tồn tại lâu dài.”
Đức Phật từ nước Duy-da-lê, bảo A-nan, hãy đi đến xóm Câu-lân[105]. A-nan bạch:
“Dạ vâng!”
Đức Phật từ nước Duy-da-lê ra đi, ngoái nhìn lại thành. A-nan liền đến trước thưa:
“Đức Phật đâu có vô cớ xoay người để nhìn lại thành này?”
Đức Phật bảo A-nan:
“Ta không hề vô cớ xoay người lại để ngắm. Phàm làm Phật thì không vô cớ quay lại để ngắm.”
A-nan thưa:
“Vậy đức Phật quay nhìn như vậy là ý gì?”
Đức Phật nói:
“Hôm nay tuổi thọ của ta đã dứt, không còn trở lại để vào thành này nữa, cho nên ta quay lại nhìn.”
Có một vị Tỳ-kheo tiến đến trước, gần chỗ Phật hỏi:
“Từ hôm nay Thế Tôn không còn đi vào trong thành này nữa sao?”
Đức Phật nói:
“Ta sắp nhập Niết-bàn, không còn thấy lại nước Duy-da-lê nữa. Ta sẽ đi đến đến quê hương Hoa thị[106].”
Đức Phật đến xóm Câu-lân, trong đó có khu vườn tên là Thi-xá-hoàn[107]. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Hãy giữ tâm tinh khiết, an tọa luôn tự tư duy, biết trong cuộc sống người có trí tuệ khiến cho tâm đoan chánh, do tâm chánh trực mà ba thứ độc là dâm, nộ, si được trừ sạch. Tỳ-kheo ấy tự nói rằng đã đoạn trừ cội gốc của sanh tử, đắc quả A-la-hán, nhất tâm không còn gì để lo lắng, lại không còn lo sợ về sanh tử. Tuy còn khổ[108] nhưng vẫn đạt được con đường không sanh tử[109].”
Đức Phật từ xóm Câu-lân bảo tôn giả A-nan đi đến xóm Kiền-lêâ[110].
Tôn giả A-nan thưa:
“Dạ vâng.”
Đức Phật cùng Tỳ-kheo Tăng đi đến xóm Kiền-lê. Từ xóm Kiền-lê đức Phật bảo A-nan đồng đi đến Kim tụ[111], cùng với đông đủ Tỳ-kheo Tăng. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu có Tỳ-kheo nào tâm thanh tịnh, tâm tư duy, tâm có trí tuệ, tâm tự tư duy, thì người đó có trí biết kinh, đó là gốc của tâm trí tuệ; và tâm dâm, tâm hận, tâm si đều được trừ diệt. Ba tâm đã thanh tịnh, nếu muốn thoát khỏi cuộc đời thì không phải là chuyện khó. Khi đắc quả A-la-hán thì các thứ dâm, nộ, si đều được tiêu trừ. Nên tự nói: ‘Đã trừ diệt ba thứ này thì không còn tạo pháp sanh tử nữa’.”
Đức Phật từ Kim tụ bảo A-nan lại đến xóm Thọ thủ[112]. A-nan thưa:
“Dạ vâng.”
Liền cùng đông đủ các Tỳ-kheo đi đến xóm Thọ thủ. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Hãy để tâm thanh tịnh, tâm tư duy, tâm trí tuệ[113]. Nếu ai tâm ý được thanh tịnh thì tâm liền ngay thẳng, tâm trí tuệ liền sanh, trí tâm liền hiểu rõ, khai mở, không nghĩ về dâm, không nghĩ đến hận, không còn si mê nữa, tâm đã được khai mở.”
Các Tỳ-kheo tự nói:
“Những điều mong ước của ta đã đạt được, nhơn đó thấy được đạo A-la-hán.”
Đức Phật từ xóm Thọ thủ bảo A-nan đi đến xóm Yêm-mãn[114], A-nan thưa:
“Dạ vâng.”
Tôn giả liền cùng đông đủ các Tỳ-kheo đi đến xóm Yêm-mãn. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo Tăng[115]:
“Phương pháp của tâm thanh tịnh, tâm tư duy, tâm trí huệ dẫn tới việc dứt hết các thứ dâm, nộ. Đạt được con đường của tâm thanh tịnh, cùng với tâm tư duy, tâm trí huệ liền sanh ra con đường để tâm tư duy[116]. Nếu có tâm thanh tịnh, tâm trí huệ liền khai mở được con đường của tâm trí huệ. Có tâm thanh tịnh, tâm tư duy liền được sáng suốt[117]. Người đời dùng vải dạ để nhuộm màu, nếu vải dạ sạch sẽ thì màu nhuộm đẹp, đó là do dạ sạch. Tỳ-kheo có ba tâm: tâm thanh tịnh, tâm tư duy, tâm trí huệ. Tâm thanh tịnh là thi-đại[118], tâm tư duy là tam-ma-đề[119], tâm trí huệ là băng-mạn-nhã[120]. Tâm thi-đại là không dâm, không giận dữ, không tham. Tam-ma-đề là tâm được thu nhiếp khiến không còn dong ruổi. Băng-mạn-nhã là tâm không còn ái dục.
“Người thọ trì kinh giới của Phật ví như người có tấm vải dạ. Tấm vải ấy nếu bị bẩn, muốn nhuộm lấy để có màu sắc thì màu sắc không được tươi tốt. Tỳ-kheo nếu chẳng an định đối với tâm thanh tịnh, tâm tư duy, tâm trí huệ mà muốn đạt đạo thì thật là khó. Vì tâm của vị ấy không được cởi mở. Tỳ-kheo tâm tự cởi mở, bằng tâm tư của mình vị ấy liền thấy cả việc trên trời, biết rõ ý niệm của tâm người, cũng thấy họ sẽ sanh vào các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thiện, ác. Giống như dưới nước trong có cát, đá màu xanh, vàng, trắng, đen ... tất cả đều hiện rõ do nhờ nước trong. Cầu con đường giải thoát khỏi thế gian, phải để tâm thanh tịnh như vậy. Thí như khe nước đục ngầu thì cát, đá ở dưới không thể thấy được, cũng không thể biết là nước cạn hay sâu. Tâm Tỳ-kheo mà không thanh tịnh thì không thể đạt được con đường giải thoát, vì tâm của Tỳ-kheo ấy luôn bị ô trược.”
Đức Phật từ xóm Yêm-mãn bảo tôn giả A-nan cùng đi đến xóm Hỷ dự[121]. A-nan thưa:
“Dạ vâng.”
Rồi cùng đông đủ các Tỳ-kheo đi đến xóm Hỷ dự. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu có tâm thanh tịnh, tâm tư duy, tâm trí huệ thì đối với những điều thầy truyền dạy, đệ tử phải nên học. Nếu không những điều suy nghĩ của thầy không thể đi vào trong tâm của đệ tử, làm cho tâm của đệ tử được đoan nghiêm. Tỳ-kheo hãy tự làm thanh tịnh lấy mình, tâm đoan nghiêm mới là tâm. Tâm đoan nghiêm thì được giải thoát khỏi thế gian. Hãy tự nói: ‘Ta đã được giải thoát khỏi thế gian, đoạn trừ cội gốc của sanh tử’.”
Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
“Hãy đi đến xóm Hoa thị[122].”
A-nan thưa: “Dạ vâng!” Liền cùng đông đủ các Tỳ-kheo đi đến xóm Hoa thị. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Tâm có ba thứ cấu uế, đó là cấu uế về tham dâm, cấu uế về giận dữ và cấu uế về si mê. Giữ tâm thanh tịnh thì trừ được cấu uế về tham dâm, giữ tâm tư duy thì trừ được cấu uế về giận dữ, giữ tâm trí tuệ thì trừ được cấu uế về si mê. Bấy giờ Tỳ-kheo tự tuyên bố: Đã thoát khỏi thế gian, đoạn trừ được cội gốc của bao thứ khổ não nơi sanh tử.”
Đức Phật lại từ xóm Hoa thị bảo A-nan cùng đi đến thành Phu diên[123].
A Nan thưa: “Dạ vâng!” Rồi cùng đông đủ các Tỳ-kheo đi đến phía Bắc thành Phù-diên, ngồi dưới một gốc cây. A-nan ngồi kế bên gốc cây, dốc tư duy quán tưởng nội tâm, thì đại địa rung động mạnh. A-nan liền đứng dậy đi đến chỗ đức Phật, thưa:
“Đại địa vì sao lại chấn động mạnh?”
Đức Phật đáp:
“Đại địa chấn động có bốn nguyên nhân:
“Đất ở trên nước, nước ở trên gió, gió động làm nước chuyển động, nước chuyển động làm cho đất chấn động. Nhân đó đại địa rung động. Đó là nguyên nhân thứ nhất.
“Nếu có bậc A-la-hán muốn tự thử đạo lực của mình, dùng hai ngón tay ấn xuống mặt đất, khiến đại địa rung động. Đó là nguyên nhân thứ hai.
“Ở trong khoảng không có một vị trời với oai thần lớn lao muốn khiến cho đại địa rung động, tức thì đại địa liền rung động. Đó là nguyên nhân thứ ba.
“Đức Phật không bao lâu nữa sẽ nhập Niết-bàn, đại địa lại chấn động mạnh. Đó là bốn nguyên nhân làm đại địa rung động[124].
A-nan thưa:
“Do oai thần của Phật, đức Phật nhập Niết-bàn nên đại địa mới chấn động mạnh như vậy?”
Đức Phật bảo A-nan :
“Oai thần của Phật vòi vọi, rất tôn quý, hóa độ soi sáng cho vô lượng chúng sanh. Vậy ngươi có muốn biết oai thần của Phật chăng?”
A-nan thưa:
“Con mong muốn được nghe biết điều ấy.”
Đức Phật nói:
“Ta đi khắp mọi nơi chốn. Dân chúng trong quận huyện mà Ta đến, ai biết thì đi đến chỗ đức Phật. Thân Phật tự biến hóa theo ngôn ngữ, y phục của dân nước ấy. Ta xem thấy dân chúng ở nước ấy thực hành những pháp gì, biết những kinh, giới gì; Phật liền thuyết giảng kinh giới để đem lại lợi ích cho họ. Nhưng những dân chúng ấy đều chẳng biết Ta là ai, cũng chẳng biết Ta từ trên trời hay dưới đất đến. Dân chúng đều hết sức cung kính Ta.
“Ta lại biến hóa đến chỗ các quốc vương, quốc vương hỏi Ta: ‘Khanh là ai?’ Ta đáp: ‘Tôi là đạo nhân ở trong nước này.’ Quốc vương lại hỏi: ‘Ngài nói kinh gì?’ Ta nói: ‘Ngài muốn hỏi kinh gì, xin cứ hỏi, tôi đều trả lời tất cả.’Quốc vương rất hoan hỷ. Ta vì nhà vua thuyết giảng rộng khắp xong, Ta liền biến mất, không thấy. Quốc vương sau đó đều chẳng biết Ta là ai.
“Ta đến các nước Thệ tâm[125], Ta cũng biến hóa thành người Thệ tâm với y phục, ngôn ngữ của như họ. Ta hỏi: ‘Các người nói những giới kinh gì?’ Ta biết tâm của các họï, biết tiếng nói của họ, Ta đem kinh và giới ra giáo hóa họ rồi biến mất. Những người ấy sau đó suy nghĩ về lời nói và hình tướng của Ta, họ hỏi: ‘Đó là người gì? Là trời, là quỷ hay là thần?’ Họ đều chẳng biết Ta là ai. Ta cũng không nói với họ Ta là Phật.
“Ta đã du hành khắp thiên hạ, truyền trao kinh, đạo mọi nơi rồi lên cõi trời thứ nhất chỗ ở của Tứ Thiên Vương, Ta cũng mặc y phục như trời và nói tiếng của trời. Ta hỏi trời: ‘Ngài thọ trì kinh gì?’ Trời thưa: ‘Tôi chẳng biết kinh.’ Ta liền thuyết giảng kinh cho họ nghe xong rồi biến mất, trời cũng chẳng biết Ta là ai.
“Ta lại lên cõi trời thứ hai là Đao-lợi thiên, hóa ra như y phục và tiếng nói của cõi trời Đao-lợi. Ta hỏi trời Đao-lợi: ‘Ngài đã nói những kinh gì?’ Trời Đao Lợi thưa: ‘Tôi không biết kinh.’ Ta liền thuyết giảng kinh cho họ nghe xong rồi biến mất. Trời cũng chẳng biết Ta là ai.
“Ta lại lên cõi trời thứ ba là Diêm[126], hóa ra y phục và tiếng nói của cõi trời Diêm. Ta hỏi trời Diêm: ‘Ngài thọ trì kinh gì?’ Trời thưa: ‘Tôi không biết kinh.’ Ta thuyết giảng kinh cho họ nghe.
“Ta lại lên cõi trời thứ tư là Đâu-thuật[127], hóa ra y phục và tiếng nói của trời ấy. Ta hỏi: ‘Ngài thọ trì những kinh gì?’ Vị trời ấy thưa: Ngài Di-lặc nói kinh cho tôi nghe.’ Ta cũng lại nói kinh cho họ nghe.
“Ta lên cõi trời thứ năm là Bất kiêu lạc[128], cũng mặc y phục và nói tiếng của cõi trời ấy. Ta hỏi trời ấy: ‘Ngài có biết kinh không?’ Vị trời ấy thưa: ‘Tôi không biết kinh.’ Ta liền giảng nói kinh cho vị ấy nghe rồi biến mất, vị trời ấy cũng chẳng biết Ta là ai.
“Ta lại lên cõi trời thứ sáu là Ứng hóa thanh[129], cũng mặc y phục và nói tiếng của cõi trời ấy. Ta hỏi trời: ‘Ngài thọ trì những kinh gì?’ Trời thưa: ‘Tôi không biết kinh.’ Ta bèn giảng nói kinh cho họ nghe rồi lại biến mất. Sau đó, những vị ở cõi trời thứ sáu đều chẳng biết Ta là ai và Ta cũng không nói với họ Ta là Phật.
“Ta lại lên các cõi Phạm thiên, Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên, Đại Phạm thiên, Thủy hành thiên, Thủy vi thiên, Vô lượng thủy thiên, Thủy âm thiên, Ước tịnh thiên, Biến tịnh thiên, Tịnh minh thiên, Thủ diệu thiên, Cận tế thiên, Khoái kiến thiên, Vô kết ái thiên[130]. Các vị trời ấy đều đến gặp Ta. Ta hỏi: ‘Các vị có ai biết kinh không?’ Trong số đó có người biết kinh, có người không biết kinh. Ta đều thuyết giảng về con đường sanh tử cho họ nghe, lại thuyết giảng về con đường đoạn trừ cội gốc của sanh tử. Ai thích nghe kinh, Ta đều giảng nói cho họ nghe. Ta cũng mặc y phục và nói tiếng giống như các cõi trời ấy.
“Ngoài ra còn có bốn cõi trời không thể dùng ngôn ngữ[131]. Ta muốn lên các cõi ấy nhưng họ không thể trả lời những điều ta hỏi; đó là cõi trời thứ hai mươi lăm là Không huệ thiên, cõi trời thứ hai mươi sáu là Thức huệ nhập, cõi trời thứ hai mươi bảy là Vô sở niệm huệ nhập và cõi trời thứ hai mươi tám là Bất tưởng nhập.[132]”
Đức Phật dạy:
“Chẳng có nơi nào mà ta không thấy biết, nhưng chỉ có Niết-bàn là an lạc tột bực.”
Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
“Oai thần của Phật không chỉ làm cho đại địa chấn động, mà còn khiến cho cả hai mươi tám từng trời[133] kia cũng rúng động mạnh. Đức Phật nhờ chánh tâm mà được như vậy.”
Đức Phật bảo A-nan:
“Sau khi Ta nhập Niết-bàn rồi, những kinh giới pháp, sư pháp, mà A-nan đã nghe từ miệng Phật, A-nan nên nói rằng: ‘Tôi nghe pháp này từ miệng của đức Phật[134]’. Hãy nói lại cho các Tỳ-kheo Tăng đời sau như vậy. Này A-nan, không được cất giấu kinh Phật, phải dốc sức nêu bày phổ biến, trong kinh không có gì phải nghi ngờ. Sau khi ta nhập Niết-bàn, các Tỳ-kheo hãy nên cùng nhau giữ gìn chánh pháp. Nếu có những Tỳ-kheo khác, dối muốn làm pháp sư. Trong kinh những kẻ đó không có giới cấm, nên bỏ chẳng nên giữ, vì nó hủy hoại Phật pháp. Hoặc có các Tỳ-kheo khác tùy tiện thêm bớt kinh giới của Phật. A-nan ngươi nên nói như vầy: ‘Tôi từng theo Phật nhưng không nghe đức Phật giảng nói kinh pháp này. Tại sao lại tùy tiện thêm bớt kinh pháp của Phật?’ Nếu có Tỳ-kheo không hiểu kinh Phật thì nên hỏi Tỳ-kheo tôn lão là A-nan. Vì đã nhận biết đầy đủ về kinh giới của Phật, đã nghe chính từ miệng đức Phật nói ra và nói cho các Tỳ-kheo Tăng nghe, chớ có thêm bớt. Nếu ai muốn thêm bớt kinh giới thì ngươi hãy sừa lại cho đúng; điều là phi pháp thì hãy bỏ đi chớ dùng.
“Này A-nan, nếu có người nói: ‘đức Phật không nói lời này, thì hãy nói với kẻ ấy: ‘Tại sao ông muốn hủy hoại giới kinh của Phật?’. Hoặc có các Tỳ-kheo ngu si không hiểu giới kinh thì nên hỏi các Tỳ-kheo tôn lão, Tỳ-kheo không được tức giận. Nếu có Tỳ-kheo không hiểu kinh ấy, trong số đó có Tỳ-kheo biết kinh giới, biết những điều Phật dạy thì hãy nên tới đó mà học hỏi. Nếu có Tỳ-kheo nghi ngờ đối với kinh giới đến hỏi Tỳ-kheo Tăng, thì nên nói với vị ấy: ‘ Ông theo thầy nào mà nghe như vậy?’. Vị ấy tự nói tên của thầy mình. Tỳ-kheo nói giới kinh không được nghi: ‘Đó không phải do Phật chỉ dạy ngăn cấm.’ Tỳ-kheo Tăng đều có mặt trong lúc kiết tập kinh. Những kinh nào ở trong cuộc kiết tập thì dùng, còn những gì ở ngoài sự kiết tập thì bỏ đi đừng dùng. Ai không hiểu kinh giới, nên hỏi nơi nào có Trưởng lão Tỳ-kheo thông suốt về kinh giới, sẽ đến đó để hỏi nghĩa kinh. Khi hỏi kinh không được nói đúng, sai. Nếu ai có nghi ngờ, A-nan hãy giải thích: ‘Chính tôi được nghe đức Phật dạy.’ Kinh không thuộc trong cuộc kiết tập, các Trưởng lão Tỳ-kheo đã không nói thì bỏ đi chớ dùng. Các Tỳ-kheo nên nói cho đúng giới kinh. Các Tỳ-kheo sau khi đã nói giới kinh nên cùng nhau thọ trì. Nếu có Tỳ-kheo nghi, nói rằng: ‘Đó chẳng phải là kinh Phật chơn thật,’ và người ấy không thích kinh thì các Tỳ-kheo nên trục xuất kẻ ấy ra ngoài. Khắp thiên hạ, từ trong lúa sanh ra cỏ, cỏ là thứ hủy hoại, lúa là chơn thật, người ta phải nhổ sạch cỏ đi thì lúa mới chắc hạt. Tỳ-kheo xấu ác không thích kinh, không giữ giới, làm hư hoại các Tỳ-kheo tốt, thì chư Tỳ-kheo nên nhóm họp lại để trục xuất kẻ ấy ra. Trường hợp có những vị Tỳ-kheo hiền thiện, thông hiểu kinh giới, thì các Tỳ-kheo nên đi đến chỗ Tỳ-kheo ấy để học hỏi, tu tập.”
Đức Phật nói:
“Các Tỳ-kheo đã thọ trì, đã biết, đã học, khi truyền trao giới kinh cho Tỳ-kheo nên nói: ‘Lúc đức Phật còn tại thế, đối với chốn kia, làng xóm kia, huyện kia, nước kia, bấy giờ có Tỳ-kheo kia cùng đi theo, Ngài đã giảng nói kinh giới này, vậy thọ trì kinh giới này không được lớn tiếng giận dữ cho rằng, không phải do Phật nói.’ Những điều được nói ra nên dạy dỗ lẫn nhau, tôn trọng và cúng dường nhau, kẻ lớn người nhỏ hãy cùng nhau kiềm chế, không để Phật Bát-nê-hoàn rồi mà không tôn kính cúng dường nhau. Nếu cùng tôn kính cúng dường nhau thì chư thiên và dân chúng hỗ trợ, hoan hỷ, tất cả đều được phước, có thể làm cho kinh Phật được trụ thế lâu dài. Sau khi ta nhập Niết-bàn A-nan nên nói: ‘Ở chỗ kia có Tỳ-kheo thông hiểu kinh, trì giới. Tỳ-kheo mới tu học này nên đến chỗ vị Tỳ-kheo Trưởng lão hiểu kinh kia để theo vị ấy thọ học kinh giới.’ Các Tỳ-kheo mới tu học đến nghe kinh giới, không được nói rằng: ‘Đây không phải là vị trì kinh giới của Phật;’ mà hãy tôn kính cúng dường nhau. Nếu các Tỳ-kheo hòa hợp cùng nhau giữ đúng giới pháp thì bên ngoài có các hàng thanh tín sĩ, các hàng thanh tín nữ nghe các vị Tỳ-kheo Tăng hòa hợp giữ giới của Phật thì đều vui mừng lo cúng dường đồ ăn, y phục và thuốc men trị bệnh cho các Tỳ-kheo Tăng. Như vậy là kinh Phật có thể được trụ thế lâu dài. Tỳ-kheo Tăng nên hòa hợp, tôn kính và thừa sự nhau, trên dưới cùng nhau theo đúng giới pháp. Khắp nơi trong cõi người, các nẻo địa ngục, cầm thú, ngạ quỷ, do vì bất hòa cho nên rơi vào ba đường ác. Các Tỳ-kheo thọ trì kinh giới nên hòa hợp, không được cùng nhau tranh chấp, cười nói cho rằng: ‘Ta nhiều trí, ông ít trí.’ Dù trí nhiều, trí ít, tất cả đều phải tu hành. Nếu Tỳ-kheo hòa hợp dốc thọ trì kinh Phật, khiến cho chánh pháp được tồn tại lâu dài, làm cho người trong thiên hạ được phước, chư thiên nơi các cõi trời đều hoan hỷ. Không nên ở trong kinh giới mà lìa bỏ lời Phật dạy. Đối với lời Phật dạy, Tỳ-kheo đã thọ trì thì nên phụng hành.”
Đức Phật bảo A-nan nên trở lại nước Ba-tuần[135]. A-nan thưa:
“Dạ vâng.”
Đức Phật cùng Tỳ-kheo Tăng từ nước Phù-diên đi đến nước Ba-tuần, dừng chân trong vườn Thiền-đầu[136]. Dân chúng của nước Ba-tuần gọi là Chư Hoa[137]. Dân chúng Chư Hoa nghe Phật đi tới đây, dừng chân trong vườn Thiền-đầu, họ đều đến phía trước đảnh lễ Phật, rồi tất cả đều ngồi xuống. Đức Phật thuyết giảng kinh cho họ nghe. Bấy giờ có một người tên là Thuần[138]. Cha của Thuần tên là Hoa Thị[139]. Con của Hoa Thị lúc này vẫn còn ngồi lại, trong khi mọi người đã đi hết. Một mình Thuần ở lại trong giây lát thì đứng dậy, đi nhiễu quanh đức Phật ba lần, chấp tay thưa:
“Sáng mai mong Ngài cùng các Tỳ-kheo Tăng đến nhà con để thọ trai.”
Đức Phật yên lặng không trả lời. Thuần liền đến trước đức Phật đảnh lễ, nhiễu quanh Phật ba vòng rồi trở về nhà, trải tòa, thắp đèn để mời Phật và chư Tỳ-kheo.
Sáng mai, Thuần đi đến bạch với đức Phật là đã chuẩn bị xong xuôi. Đức Phật đứng dậy ôm bát cùng với đông đủ các Tỳ-kheo đi đến nhà Thuần để thọ trai. Trong số các Tỳ-kheo đi theo, có một Tỳ-kheo có ý xấu, lấy nước uống trong bình bát đổ đi. Đức Phật liền biết và Thuần cũng thấy như vậy. Đức Phật ăn xong, Thuần lấy một cái ghế nhỏ ngồi trước đức Phật và bạch Phật:
“Con muốn hỏi một việc là khắp trên trời dưới trời, không ai có trí tuệ hơn Phật, vậy trong thiên hạ có mấy hạng Tỳ-kheo?
Đức Phật dạy:
“Có bốn hạng Tỳ-kheo: Một, hành đạo thù thắng. Hai, hiểu đạo, có thể giảng nói được. Ba, nương nơi đạo để sống. Bốn, làm ô uế đạo.
“Sao gọi là Tỳ-kheo hành đạo thù thắng? Đó là ý về đạo nghĩa của vị ấy thuyết giảng không thể nào kể xiết. Vị ấy thực hành đạo lớn, tối thắng không thể so sánh, đã hàng phục được tâm lo sợ, chế ngự các pháp, dẫn dắt thế gian. Đó là hạng Sa-môn hành đạo thù thắng.
“Sao gọi là hạng Sa-môn hiểu đạo, có thể giảng nói được? Đó là vị ấy nêu bày được điều cao quý thứ nhất của đức Phật, lại còn phụng hành không có nghi ngờ, lại cũng có thể diễn nói đạo pháp cho người khác nghe. Hạng Sa-môn như vậy gọi là hiểu đạo có thể giảng nói được.
“Sao gọi là hạng nương nơi đạo để sinh sống? Đó là hạng luôn nhớ đến việc tự giữ gìn cho riêng mình, siêng năng học tập một mạch không lùi, chăm chăm không mỏi, nhưng bị người, pháp tự che lấp. Đó là hạng Sa-môn nương nơi đạo để sinh sống.
“Sao gọi là hạng làm ô uế đạo? Đó là hạng chỉ làm những điều mình ưa thích, ỷ lại vào tộc họ của mình, chuyên tạo hành vi ô trược làm khiến người khác bàn tán, chẳng nhớ lời Phật dạy, cũng không sợ tội lỗi. Hạng Sa-môn như vậy là làm ô uế đạo. Kẻ phàm nhân nghe hạng người này cho là hàng đệ tử có trí huệ thanh tịnh.
“Vậy Sa-môn có người thiện, có người ác, không phải là cùng một hạng giống nhau. Người bất thiện thì bị người thiện chê bai. Thí như trong lúa có cỏ. Cỏ là xấu, lúa là tốt. Những nhà trong thế gian có con xấu ác, một đứa con làm ảnh hưởng cả gia đình. Một Tỳ-kheo xấu ác làm bại hoại các Tỳ-kheo khác, khiến nhiều người cho các Tỳ-kheo đều là xấu ác.”
Đức Phật dạy:
“Con người không nên cho nhan sắc, y phục là đẹp. Ý đoan nghiêm, thanh tịnh mới là đẹp. Con người không nên để cho hình tướng lừa dối.”
Đức Phật dạy Thuần:
“Nếu ai cúng cơm cho Phật và chư Tỳ-kheo Tăng, lúc chết được sanh lên cõi trời. Người hiểu biết kinh thì trừ bỏ tâm dâm, tâm nóng giận và tâm si mê. Không nên vì một người mà chê trách tất cả mọi người. Chú thích:
[1]. Bản Hán, Phật Bát-nê-hoàn kinh, Tây Tấn, Bạch Pháp Tổ dịch, Đại I, No. 5, tr. 160b- 168a. Tham chiếu, Phật thuyết Trường A-hàm kinh, quyển 2. Hậu Tần Hoằng thỉ niên Phật-đà-da-xá cọng Trúc Phật Niệm dịch (Đại I, No. 1(2) tr. 11a-16b.)
[2]. Bản Hán: Quyển thượng, No. 1(2) sđd.: 'Đệ nhất phần Du hành kinh đệ nhị, sơ'
[3]. Hán: Văn như thị 聞 如 是.
[4]. Diêu sơn, 鷂 山 (núi Kên kên); No. 1(2) sđd.: Kỳ-xà-quật, 耆 奢 崛.
[5]. Hán: Vương-xá quốc, 王 舍 國; No. 1(2) sđd.: La-duyệt thành, 羅 閱 城; hay La-duyệt-kỳ, 羅 閱 祇, tức thành Vương-xá, thủ phủ nước Ma-kiệt-đà vào lúc bấy giờ.
[6]. Ma-kiệt, 摩 竭.
[7]. A-xà-thế, 阿 闍 世; No. 1(2), cũng vậy.
[8]. Việt-kỳ, 越 祇; No. 1(2) sđd.: Bạt-kỳ, 跋 祇, tên một thị tộc, nhà nước thị tộc, vào lúc bấy giờ.
[9]. Vũ xá, 雨 舍; như No. 1(2).
[10]. Thệ Tâm, 逝 心; No. 1(2) sđd.: dòng dõi Bà-la-môn, 婆 羅 門.
[11]. Hán: Cấp-tật Thần xá, 急 疾 神 舍; xem cht. 91. Trong bản Pāli, Phật giảng bảy pháp bất thối này cho những người Vajjī tại miếu thần Sārandada.
[12]. Hán: vô thủ vô nguyện 無 取 無 願. So sánh Pāli: apaññattaṃ na paññāpenti, “không thiết chế điều không được thiết chế."
[13]. Hán: thừa thiên tắc địa 承 天 則 地.
[14]. Hán: ứng chơn, 應 真 chỉ Thánh giả A-la-hán.
[15]. Hán: Giới pháp, 戒 法; No. 1(2) sđd.: bất thối pháp, 不 退 法; có bảy pháp bất thối của quốc vương, và bảy pháp bất thối của Tỳ-kheo.
[16]. Pháp khả cửu, 法 可 久 ; No. 1(2) sđd.: Pháp bất khả hoại , 法 不可 壞.
[17]. Hán: thượng hạ tương thừa dụng khởi tọa 上 下 相 承 用 起 坐; văn Hán tối nghĩa; có lẽ Pāli chuẩn: sakkaroti garukaroti māneti pūjeti: cung kính, tôn trọng, thừa sự, cúng dường.
[18]. So sánh Pāli: (...) uppannāya taṇhāya ponobhavikāya na vasaṃ gacchanti, “các Tỳ-kheo không bị chi phối bởi khát ái dẫn đến tái sinh đời sau...”
[19]. Hán: ngũ diệt 五 滅 (?)
[20]. Hán: kỉnh úy thừa dụng 敬 畏 承 用, xem cht. 17.
[21]. Hán: nhập giả 入 者.
[22]. Hán: tha sự 他 事, việc của người khác.
[23]. Hữu vi 有 為, đây chỉ pháp thế gian, hay chuyện thế sự. Tham chiếu Pāli: (...) na kammārāmā bhavissanti.
[24]. Hán: bất đầu dư hành 不 投 餘 行: không bị lôi cuốn bởi các hành hữu dư, tác thành đời sống khác; đưa đến tái sinh. Tham chiếu Pāli: na pāpicchā bhavissanti na pāpikāṇāṃ icchānaṃ vasaṃ gatā.
[25]. Bảy pháp này, giữa hai bản No. 5 và No. 1(2) hoàn toàn không giống nhau.
[26]. Hán: kinh giới 經 戒, chỉ Thánh giới.
[27]. Hán: kinh pháp 經 法, chỉ Thánh Pháp.
[28]. No. 2 và No. 1(2) sđd.: có một vài chi tiết giống nhau, ngoài ra hoàn toàn khác nhau.
[29]. Hán: bất đắc hạ đạo 不 得 下 道; có lẽ Pāli: na oramattakena (...) āpajjanti.
[30]. Xem cht. 17.
[31]. Hán: kinh 經, đây chỉ giáo pháp của Phật.
[32]. Hán: đương dữ thân cạnh 當 與 身 競.
[33]. Hán: lục tình 六 情, hay lục trần, chỉ sáu ngoại cảnh.
[34]. Hán: đương dữ tâm tránh 當 與 心 諍, “hãy cãi nhau với tâm.”
[35]. Văn đủ có lẽ là Tỳ-kheo tăng ngôn thọ giáo 比 丘 言 受 教 như các đoạn trước.
[36]. Hán: trừ cẩn 除 饉, “trừ sự đói kém.” Pāli: dubhikkha (?), cùng ngữ nguyên với bhikkhu: tỳ kheo.
[37]. Xóm Ba-lân, 巴 鄰; còn gọi là Ba-liên-phất, 波 連 弗; hay Hoa-thị thành, 華 氏 城. No. 1(1): Phật khởi hành từ Ma-kiệt-đà đi đến Ca-lan-đà Trúc viên; rồi từ đây đi tiếp đến Ba-lăng-phất. Trong bản Pàli, Phật từ Rājagaha đi Ambalatthika; từ đây đi đến Nalanda, trú trong rừng Pāvārikambavana; rồi từ đây đi đến Pātaligāma (Ba-lăng-phất).
[38]. La trí, 羅 致 (?), có lẽ là Ambalatthi trong bản Pāli; nhưng tại đây Phật giảng về thành tựu của giới-định-tuệ, chứ không giảng về bốn sự khổ như trong bản Hán này.
[39]. Hán: tứ thống, 四 痛.
[40]. Nguyên văn Hán: Chư sở ác kiến nhựt tại mục tiền, 諸 所 惡 見 日 在 目 前; đây muốn nói đến điều mà thành ngữ Hán Phật thuờng gọi là oán tắng hội khổ: phải hằng ngày tụ hội với những gì mình ghét. Trong tám khổ, đây chỉ kể bốn khổ tự nhiên, và chỉ thêm hai khổ xã hội: xa lìa người mình yêu, chung đụng với người mình ghét.
[41]. La-trí 羅 致, No. 1(2), Phật từ Trúc Viên 竹 園 đi đến Ba-liên-phất.
[42]. Ba lân, 巴 鄰; No. 1(2), Ba-lăng-phất, 波 陵 弗. Xem cht. 25.
[43]. No. 5, Quỷ thẩn, 鬼 神; bản No. 1(2) không có.
[44]. No. 5, thệ tâm lý gia, 誓 心 理 家; chỉ Bà-la-môn và cư sĩ (hay gia chủ); xem cht. 10. No. 1(2): Thanh tín sĩ, 清 信 士. Tham chiếu Pāli: assosuṃ kho pāṭāligāmikā upāsakā, “các ưu-bà-tắc thôn Pātaligāma nghe đồn rằng.”
[45]. Tham chiếu Pāli: paññcime gahapatayo ādīnavā dussīlassa sīlavipattiyā, “Này các gia chủ, có năm điều tai hại cho những ai ác giới, phá giới.”
[46]. A-vệ, 阿 衛; chưa rõ địa danh này.
[47]. Hiền Thiện thần, 賢 善 神; có lẽ chỉ chủng loại, chứ không phải tên riêng. Các bản khác không có chi tiết này.
[48]. Tứ phần dã, 四 分 野 tức tọa đời trời, thuật ngữ thiên văn Trung quốc.
[49]. Hán: nhân ý 仁 意, chưa xác định được ý nghĩa gì.
[50]. Hán: tiểu thực, 小 食. Chính xác là ngọ thực. Phật và chúng Tăng chỉ dùng một bữa (nhất tọa thực).
[51]. Hán: huyện quan 縣 官.
[52]. Hán: quan bất khả hữu tham tâm, khốc tâm, tiến tâm, lạc tâm, khuyến tâm 官 不 可 有 貪 心 酷 心 進 心 樂 心 勸 心.
[53]. Phật thành môn 佛 城 門; No. 1(2): Cù-đàm môn, 瞿 曇 門.
[54]. Phật khê, 佛 溪; No. 1(2): bến đò mà Phật đi qua được đặt tên là “bến Cù-đàm 瞿 曇 渡”.
[55]. Câu-lân, 拘 鄰; No. 1(2): Câu lị, 拘 利.
[56]. Hán: dĩ tuệ ưu thân 以 慧 憂 身, ý nói, hãy quán sát thân bằng trí tuệ.
[57]. Hán: lạc độc 樂 獨, ưa sự độc tôn hay độc cư.
[58]. Hán: Hỷ dự quốc, 喜 豫 國; No. 1(2): Na đà thôn, 那 陀 村.
[59]. Kiền đề thọ, 揵 提 樹; No. 1(2): Kiền chùy xứ, 揵 椎 處, Pāli: Ginjakāvasatha, ngôi nhà gạch.
[60]. Ưu-bà-tắc, 優 婆 塞; Skt.: Upāsaka; No. 1(2) sđd.: Cư sĩ, 居 士; Pāli: Gaha-pati; Skt.: Grha-pati.
[61]. Danh sách mười vị Ưu-bà-tắc ở nước Hỷ dự: Huyền Điểu, 玄 鳥, Thời Tiên 時 仙, Sơ Động 初 動, Thức Hiền 式 賢, Thục Hiền 淑 賢, Khoái Hiền 快 賢, Bá Tông 伯 宗, Kiêm Tông 兼 尊, Đức Cử 德 舉, Thượng Tịnh 上 淨. Danh sách mười hai vị cư sĩ ở Na-đà, theo No. 1(2): Già-già-la 伽 伽 羅 , Gia-lăng-gia 加 陵 加, Tỳ-già-đà 毗 伽 陀 , Già-lị-thâu 伽 梨 利 輸 , Giá-lâu 遮 樓 , Bà-da-lâu 婆 耶 樓, Bà-đầu-lâu 婆 頭 樓, Tẩu-bà-đầu-lâu 藪 婆 頭 樓, Đà-lê-xá-nậu 陀 梨 舍 耨 , Tẩu-đạt-lê-xá-nậu 藪 達 利 舍 耨, Da-thâu 耶 輸, Da-thâu-đa-lâu 耶 輸 多 樓.
[62]. Bất hoàn, 不 還; đây chỉ các cư sĩ đã chứng quả Bất hoàn, sau khi chết sinh lên cõi trời Tịnh cư, và nhập Niết-bàn ở đó.
[63]. Chính xác, chỉ trấn áp, làm cho vơi mỏng đi, chứ chưa diệt trừ hoàn toàn.
[64]. Câu-cảng, 溝 港, nghĩa đen: “ngòi rãnh” tức đạo quả Dự-lưu 預 流, hay Tu-đà-hoàn.
[65]. Ứng-chơn, 應 真, còn gọi là A-la-hán, 阿 羅 漢, chứng A-ha-hán và nhập Niết-bàn trên các tầng trời Tịnh cư.
[66]. Nguyên Hán: phân-vệ 分 衛, phiên âm, Pāli: piṇḍapāta.
[67]. Hán: si 癡, tức vô minh.
[68]. Nguyên Hán: tự sắc 字 色.
[69]. Nguyên Hán: tài 栽, “trồng trọt.”
[70]. Hán: thống 痛, “đau nhức.”
[71]. Hán: cầu 求, “mong cầu (hay tìm cầu).”
[72]. Hán: hợp đại khổ ấm đọa tập 合 大 苦 陰 墮 習.
[73]. Duy-da-lê quốc, 維 耶 梨 國; No. 1(2), Tỳ-xá-ly, 毗 舍 離, hoặc Tỳ-da-ly, 毗 耶 離.
[74]. Nại viên, 柰 園 (vườn xoài, có chỗ nói là vườn táo); đây chỉ khu vườn của kỹ nữ Am-ba-bà-lê, hay Am-ma-la. No. 1(2) .: tại Tỳ-da-ly, Phật ngồi dưới một gốc cây. Kỹ nữ Am-bà-bà-lê đến nghe Pháp. Sau đó quy y và cúng khu vườn sở hữu cho Phật.
[75]. Nại nữ, 柰 女; No. 1(2) sđd.: Am-bà-bà-lê, 菴 婆 婆 梨, âm khác: Am-bà-ba-lị, 菴 婆 波 利, Am-bà-la-bà-lị, 菴 婆 羅 婆 利, Am-bà-la, 菴 婆 羅 ; Pāli: Ambapāli-ganikā.
[76]. Hán: kiến lực 見 力, tức Pāli: vipassana.
[77]. Văn dịch không rõ ràng. Nhưng, trên đây là bài giảng về việc Tỳ-kheo tu tập sống trong chánh niệm, chánh trí, bằng cách tu bốn niệm xứ: quán nội ngoại thân, v.v... Bài giảng có mục đích khiến các Tỳ-kheo nhiếp tâm để sẽ khỏi bị sắc đẹp của kỹ nữ Am-bà-bà-lê tác động.
[78]. Lý gia, 理 家 tức gia chủ; gần âm với, No. 1(2), Lệ xa, 隸 車 một bộ tộc hùng mạnh vào lúc bấy giờ, thủ phủ ở Tỳ-xá-ly. Xem cht. 10 và 44.
[79]. Tân tự, 賓 自 (?); No. 1(2) sđd.: Tịnh ký 并 暨 (?)
[80]. Tần lai, 頻 來, Nhất lai, 一 來 (dịch âm: Tư đà hàm, 斯 陀 含), “người chỉ tái sinh dục giới nhiều lần (chính xác: một lần nữa) trước khi đắc quả A-la-hán và nhập Niết-bàn.
[81]. Ở trên là Tứ quả Sa-môn, 四 果 沙 門: Dự lưu, Nhứt lai, Bất hoàn, A-la-hán (Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán) là quả vị tu đạo của các hàng Thanh văn tiểu thừa Phật giáo.
[82]. Nguyên Hán: phản phục 反 復, có lẽ mượn chữ kinh Dịch, quẻ Phục: phản phục chi vị đạo 反 復 之 謂 道, “đi rồi trở lại, đó là Đạo.”
[83]. Hán: bất cảm vọng triệu hô 不 敢 妄 召 呼 , có lẽ muốn nói “không bị ma quỷ ám ảnh hay quấy nhiễu.”
[84]. Thệ tâm lý gia, tức Bà-la-môn cư sĩ, hay gia chủ Bà-la-môn. Xem cht. 10.
[85]. Trúc phương, 竹 芳; No. 1(2) sđd.: Trúc lâm, 竹 林.
[86]. Sa-la-đề, 沙 羅 提; No. 1(2) sđd.: đến hai nước, Tỳ-xá-ly 毗 舍 離, Việt kỳ 越 祇.
[87]. Hán: kinh giới 經 戒, chỉ Pháp và Luật.
[88]. Bất-tưởng-nhập, 不 想 入, tức phi tưởng phi phi tưởng xứ.
[89]. Xem cht. 52.
[90]. Duy-da-lê, 維 耶 梨; No. 1(2) sđd.: đi đến tháp Giá-bà-la tháp 遮 婆 羅 塔.
[91]. Hán: Cấp-tật thần thọ hạ, 急 疾 神 樹 下 (xem cht.4), có lẽ muốn nói là gốc cây ở gần tháp Giá-bà-la. Pāli: Cāpāla-cetiya. No. 1(2) sđd.: không có tên này.
[92]. Nguyên văn: tư duy âm phòng chi sự, 思 惟 陰 房 之 事, nghĩa đen: “suy nghĩ về căn buồng bị che tối.” Ý muốn nói, A-nan bị Ma-vương che lấp tâm trí nên không biết thỉnh Phật trụ thế lâu hơn. No. 1(2) sđd.: Ma sở tế, 魔 所 蔽.
[93]. Có sự nhầm lẫn trong bản Hán dịch này. Thay vì là Ma Ba-tuần nói câu này, chứ không phải A-nan.
[94]. Danh sách các địa phương Phật đi qua và khen ngợi vẻ đẹp của chúng như là báo hiệu Ngài sắp nhập Niết-bàn: Việt-da quốc 越 耶 國, Danh-phù-phất 名 浮 沸, Diêm-phù-lợi 閻 浮 利, Việt-kỳ 越 祇, Giá-ba quốc 遮 波 國, Tát thành 薩 城, Ma kiệt 摩 竭, Uất-đề 鬱 提, Tây-liên-khê 醯 連 溪, Xuất-kim sơn 出 金 山. So sánh liệt kê của bản Pāli: thành Vesāli, miếu Udena, miếu Gotamaka, miếu Sattambaka, miếu Bahuputta, miếu Sārandada, miếu Cāpala. No. 1(2) không nêu danh sách này.
[95]. Hán: ngũ sắc 五 色; đây không chỉ màu sắc của thị giác, mà chính xác nói đến màu da, tức chỉ năm sắc dân, yếu tố phân chia đẳng cấp xã hội của Ấn độ cổ đại.
[96]. Tứ pháp, 四 法, chỉ cho Tứ thần túc, 四 神 足.
[97]. Xem cht. 88.
[98]. Nguyên Hán: A-nan phúc 阿 難 腹.
[99]. Hê-liên khê 醯 連 溪, phiên âm khác: Hy-liên-thuyền hà 希 [熙] 連 禪 河; tức Pāli, sông Hiraññavatī (Kim hà) Kusināra.
[100]. Ma, 魔; No. 1(2) sđd.: Ma ba tuần, 魔 波 旬; Pāli: Māra pāpimant, ma ác, hay thần chế kẻ gây ra tội ác, xúi dục người khác làm ác.
[101]. Tệ ma 弊 魔, chỉ ác ma; xem cht. 100.
[102]. Nguyên văn: Diệc khả phóng khí thọ mạng 亦 可 放 棄 壽 命; No. 1(2) sđd.: Xả mạng trụ thọ 捨 命 住 壽.
[103]. Đâu-thuật, 兜 術; No. 2 (1) sđd.: Đâu-suất, 兜 率; Pāli: Tusita; Skt.: Tusita.
[104]. Nguyên văn: Ngã kiến nhược đầu giác, 我 見 若 頭 覺.
[105]. Câu-lân, 拘 鄰 , xem cht.55.
[106]. Hoa-thị hương thổ, 華 氏 鄉 土, có lẽ đồng nhất với Lực sĩ sanh địa 力 士 生 地, tức “quê hương của những người lực sĩ” hay cũng gọi là Mạt-la quốc, mà thủ phủ là thành Câu-thi-na, nơiù Phật sẽ nhập Niết-bàn. Phạn: malla: lực sĩ, malya: tràng hoa.
[107]. Thi-xá-hoàn, 尸 舍 洹. No. 2(2) sđd.: Thi-xá-ba 尸 舍 婆 tên một loại cây, Pāli: Siṃsāpa; tên khoa học: Dalbergia sisu. No. 1(2): Phật dừng lại trong rừng cây Thi-xá-bà, phía bắc thành Phụ-di. (Theo tài liệu Pāli, có một khu rùng Sinsāpavana tại Kosambī).
[108]. Hán: tuy cánh khổ 雖 更 枯 苦, không rõ ý.
[109]. Văn dịch không chuẩn về thành cú chuẩn liên hệ sự chứng quả A-la-hán. Hán dịch thường gặp: sanh dĩ tận, phạm hạnh dị lập, sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu 生 已 盡 梵 行 已 立 所 作 已 辨 不 受 後 有.
[110]. Kiền-lê, 揵 梨; No. 1(2) sđd.: Phật từ tháp Giá-bà-la đi đến thôn Am-bà-la, rồi đến thôn Chiêm-bà, rồi đến thôn Kiển-đồ. Trong bản Pāli: từ miếu Cāpālā-cetiya, Phật trở vào thành Vesāli, từ đó đi đến thôn Bhandagāma, đến thôn Hatthigāma, thôn Ambagāma, Jambugāma, dừng chân tại thị trấn Bhoganagara...
[111]. Kim tụ, 金 聚; tức No. 2(2) sđd.: thôn Chiêm-bà, 瞻 婆, Pāli: Jambugāma. Ở đây, jambu được hiểu là jambunada hay jambodana, diêm-phù-đàn kim, tên loại vàng lấy từ cát ở Jambu, do đó dịch là Kim tụ, hay Xóm Vàng.
[112]. Thọ thủ, 授 手. Pāli: Hatthigama.
[113]. Chính xác, đoạn này Phật giảng về sư tu tập cùng lúc ba môn giới, định và tuệ.
[114]. Yêm-mãn, 掩 滿. Pāli: Ambagāma
[115]. Tham chiếu No. 1(2): tại thôn Am-bà-la, Phật giảng, tu tập giới-định-tuệ đưa đên giải thoát dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Bản Pāli, tại thôn Bhandagāma, nội dung cũng tương đồng.
[116]. Tham chiếu No. 1(2): tu giới đắc định, được phước lớn. Pāli: định cùng tu với giới đưa đến kết quả lớn.
[117]. Tham chiếu No. 1(2): do tâm (định) và trí (tuệ) được tu tập đồng thời, sẽ giải thoát, dứt sạch các lậu hoặc: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Bản Pāli cũng vậy.
[118]. Hán: thi đại 尸 大, phổ thông phiên âm là thi-la 尸 羅, tức Pāli: giới.
[119]. Hán: tam-ma-đề 三 摩 提, phiên âm phổ thông là tam-ma-địa hay tam-muội, tức định hay chánh định.
[120]. Hán: băng-mạn-nhã 崩 曼 若, phiên âm phổ thông: bát-nhã, tức tuệ hay trí tuệ.
[121]. Hỷ-dự, 喜 豫 , Pāli: Ānanda-cetiya, chứ không phải là Nādika, No. 1(1) Na-đà thôn, như thấy ở cht. 58.
[122]. Hoa-thị tụ 華 氏 聚. No. 2(2) sđd.: Ba-bà, 波 婆; Pāli: Pāvā. theo tài liệu Pāli, Pāvā là một đô thị của bộ tộc Malla (xem cht. 106). Phật từ Bhoagagāma đi đến Pāvā. No. 1(2), Phật từ Phù-di (Pāli: Bhogagāma?) đi đến Pāvā.
[123]. Phu-diên, 夫 延; No. 2(2) sđd.: Phụ-di 負 彌. Tức Pāli: Bhogagāma.
[124]. Bốn nguyên nhân khiến cõi đất rung động: Ở đây được lập lại như trên.
[125]. Thệ tâm quốc, chỉ cho chúng hội những người Bà-la-môn.
[126]. Đệ tam Diêm thiên, 第 三 鹽 天, Diêm cõi trời thứ ba, trong sáu cõi trời dục giới, cũng âm là Diễm-ma thiên, 焰 摩 天.
[127]. Đệ tứ Đẩu-thuật thiên, 第 四 兜 術 天; Đẩu-thuật cõi trời thứ tư, trong sáu cõi trời dục giới, tức thường gọi Đẩu-suất thiên, 兜 術 率 天.
[128]. Đệ ngũ Bất-kiều-lạc thiên, 第 五 不 憍 樂 天; Bất-kiều-lạc cõi trời thứ năm, trong sáu cõi trời dục giới, còn gọi là Hóa-tự-tại thiên, 化 自 在 天.
[129]. Đệ lục Ứng-hóa-thinh thiên, 第 六 應 化 聲 天; Ứng-hóa-thinh là cõi trời thứ sáu, trong sáu cõi trời dục giới, còn gọi là Tha-hóa-tự-tại thiên, 他 化 自在 天.
[130]. Liệt kê danh hiệu các trời thuộc Sắc giới các cõi trời Sắc giới, 色 界: Phạm thiên 梵 天 , Phạm chúng thiên 梵 眾 天, Phạm phụ thiên 梵 輔 天, Đại phạm thiên 大 梵 天, Thủy hành thiên 水 行 天 , Thủy vi thiên 水 微 天, Vô lượng thủy thiên 無 量 水 天, Thủy âm thiên 水 音 天, Ước tịnh thiên 約 淨 天, Biến tịnh thiên 遍 淨 天, Tịnh minh thiên 淨 明 天, Thủ diệu thiên 守 妙天, Cận tế thiên 近 際 天, Khoái kiến thiên 快 見 天, Vô kết ái thiên 無 結 愛天. Tham chiếu Trường A-hàm kinh 20 (No. 1(20), cõi Sắc giới phân ra Nhị thập nhị thiên, tức: Phạm thân thiên 梵 身 天, Phạm phụ thiên 梵 輔 天, Phạm chúng thiên 梵 眾 天, Đại Phạm thiên 大 梵 天, Quang thiên 光 天, Diệu quang thiên 光 妙 天, Vô lượng quang thiên 無 量 光 天, Quang âm thiên 光 音 天, Tịnh thiên 淨 天, Thiếu tịnh thiên 少 淨 天 五, Vô lượng tịnh thiên 無 量 淨 天, Biến tịnh thiên 遍 淨 天氣, Nghiêm sức thiên 嚴 飾 天, Tiểu nghiêm sức thiên 小 嚴 飾 天, Vô lượng nghiêm sức thiên 無 量 嚴 飾 天, Nghiêm sức quả thật thiên 嚴 飾 果 實 天, Vô tưởng thiên 無 想 天, Vô tạo thiên 無 造 天, Vô nhiệt thiên 無 熱 天 才, Thiện kiến thiên 善 見 天, Đại thiện kiến thiên 大 善 見 天, A-ca-ni-tra thiên 阿 迦 尼 吒 天.
[131]. Chỉ bốn cõi trời thuộc Vô sắc giới.
[132]. Danh sách bốn trời thuộc Vô sắc giới: Không huệ thiên 空 慧 天, Thức huệ nhập 識 慧 入 獄, Vô sở niệm huệ nhập 無 所 念 慧 入, Bất tưởng nhập 不 想 入. Danh hiệu được biêt nhiều nhất: Không vô biên xứ thiên 空 無 邊 處 天, Thức vô biên xứ thiên 識 無 邊 處 天, Vô sở hữu xứ thiên 無 所 有 處 天, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên 非 想 非 非 想 處 天.
[133]. Nhị thập bát thiên, 二 十 八 天: Sáu trời cõi dục, mười tám trời cõi sắc, và bốn trời cõi vô sắc như những chú thích trên.
[134]. Phật chỉ cho A-nan, khi kết tập kinh điển, mở đầu kinh bằng “Tôi nghe như vầy.” Văn dịch Hán ở đây không rõ.
[135]. Ba-tuần, 波 旬; No. 2(2) sđd.: Ba-bà 波 婆; Pāli: Pāvā
[136]. Thiền-đầu, 禪 頭; No. 2(2) sđd.: Xà-đầu, 闍 頭 圓.
[137]. Tức dân Mạt-la, tức tiếng Phạn là Malla, thường dịch là Lực sĩ. Trong bản Hán này, hiểu Malla là “bông hoa” do liên hệ vời từ mallikā: hoa mạt-lị hay hoa lài.
[138]. Thuần, 純; No. 2(2) sđd.: Châu-na, 周 那; No. 7, Thuần-đà, 純 陀.
[139]. Hoa-thị 華 氏 ; No. 1(2) sđd.: Châu-na, con trai một nguời thợ; Pāli: kammāraputta Cunda, Cunda con trai người thợ sắt.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.240.117 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.