Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Bát Nê Hoàn Hậu Quán Lạp Kinh [般泥洹後灌臘經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Bát Nê Hoàn Hậu Quán Lạp Kinh [般泥洹後灌臘經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.28 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.08 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Nói Về Lễ Tắm Phật Sau Khi Đức Phật Đã Nhập Diệt

Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuần

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đúng thật như thế chính tôi được nghe: Một thời, Đức Phật thuyết pháp cho các đại tì-kheo tăng, trời người trong khu Kì Thụ Cấp Cô Độc Viên, nước Xá-vệ.
Lúc ấy, A-nan , quỳ trước Thế Tôn chắp tay bạch:
- Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con có điều muốn hỏi, xin Phật chỉ dạy! Đó là sau khi Phật nhập niết-bàn, bốn chúng đệ tử: Tì-kheo, tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di phải thực hành nghi lễ tắm Phật vào ngày rằm tháng bảy, như thế nào?”.
Phật bảo A-nan:
- Tắm Phật vào ngày mãn hạ là tạo phúc, mong người được độ. Cho nên mỗi người bớt ít tiền của, nhín chút vật quý để cầu phúc xuất thế. Lại nên cúng dường vào chùa để chi dụng cho việc hương đèn, sửa sang tượng Phật, in kinh.
Nếu cúng dường chúng tăng, bố thí cho người nghèo thì nên thiết lập trai hội. Không được hứa chi rồi mà sau không chịu xuất, như thế là mắc nợ Phật trong đời này. Bởi do miệng và ý của mình gây ra, nên sẽ phạm tội vọng ngữ. Vì sao?
Vì Phật lập bồn để làm lễ, pha năm thứ nước thơm vào đó rồi tự tay mình tắm Phật, vị thầy nhận phẩm vật sẽ chú nguyện lễ này. Lúc đó trời, rồng, quỷ thần đều chứng biết: Người này lấy tài vật của năm nhà, cắt xén phần sử dụng của vợ con để cầu phúc lợi, mà lại không chịu chi ra, nên bị mắc năm tội, đọa vào ba đường ác.
Năm tội: 1. Của cải ngày càng hao hụt, 2. Mất niềm vui, 3. Bất lợi về kinh doanh, 4. Bị tra khảo đau đớn khôn xiết trong địa ngục Thái sơn, 5. Đời sau sanh ra sẽ làm nô tì, trâu, ngựa, la, lừa, lạc đà, hoặc làm heo dê.
Ba đường ác: 1. Đọa làm ngạ quỷ, 2. Đọa làm loài súc sinh cầm thú, 3.Đọa vào địa ngục, trải qua mười tám tầng nơi ấy, tội ấy không thể tính kể.
Ngày rằm tháng bảy, tự mình nghĩ đến cha mẹ bảy đời, bà con năm họ đang bị đọa vào đường ác, chịu nhiều khổ sở. Do vậy, Đức Phật dạy làm lễ tạo phúc, để giúp cho họ thoát khỏi những cảnh khổ não ấy, nên gọi là Quán lạp.
Phật là vua trong ba cõi, chẳng ăn uống như người thế gian. Những vật kia đều phân chia cho chúng Tăng, không nên giữ riêng cho mình. Nếu giữ riêng sẽ phạm trọng tội. Nếu không có chúng Tăng để phân phát, thì nên bố thí cho người nghèo khổ, cô độc, già yếu. Đó là gieo trồng căn lành vậy.
Các hàng đệ tử nghe kinh xong, vui vẻ lễ Phật rồi lui ra.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Vào thiền


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.255.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập