Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Thế Tôn ở tại khu lâm viên Kỳ-đà, cấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn vừa xuất định, vì bốn chúng giảng nói pháp vi diệu, cam lộ vô thượng. Khi ấy, có vô lượng trăm ngàn đại chúng trước sau vây quanh Đức Phật, những vị này các căn đều bất động, chăm chú lắng nghe các pháp cốt yếu. Các vị Bí-sô xem thấy toàn bộ đại chúng thân tâm đều tịch tĩnh, ân cần nghe pháp như vậy nên có sự nghi ngờ bèn bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, cúi xin Ngài từ bi dứt trừ lưới nghi nơi chúng con. Đức Như Lai Đại Sư là Bậc Pháp Vương Vô Thượng, hôm nay trên bảo tòa giảng pháp cho đại chúng, vì sao họ hết sức ân cần, thân tâm không dao động, lắng nghe pháp vi diệu như uống nước cam lộ?
Đức Thế Tôn dạy:
-Này các Bí-sô, thuở xưa ta đã từng cầu pháp với tâm ân cần, cung kính, tôn trọng như thế. Các ông hãy lắng nghe và khéo nhớ nghĩ, Ta sẽ giảng nói về nhân duyên đó.
Về thời xa xưa nơi thành lớn Bà-la-nê-tư có một vị vua tên là Diệu Sắc, lấy giáo pháp trị dân nên đất nước phồn vinh giàu mạnh, dân chúng đông đúc, an lạc, không có chiến tranh giặc thù quấy phá, cũng không có các thứ tai họa bệnh dịch, lương thực dồi dào, súc vật nhiều, phong cảnh tốt tươi, gió mưa thuận hợp. Nhà vua ban ân chăm sóc muôn dân như đối với con một. Lại có lòng kính tin, tâm ý thích nẻo hiền thiện, phát nguyện kiên cố để tự lợi và lợi người, tâm Từ bi dốc cầu pháp lớn, lo cho dân, yêu mến các quan, trừ bỏ sự tham lam bỏn sẻn, thường bố thí rộng rãi. Phu nhân của vua tên Diệu Dung, diện mạo xinh đẹp, cử chỉ đoan trang, các đức viên mãn nên được mọi người quý chuộng. Vua và hoàng hậu chỉ có một người con trai tên Đoan Chánh. Thái tử tuy còn nhỏ nhưng đã hiện rõ tánh nhân từ, trung hiếu, vua cha rất yêu thương, không hề lìa xa một bước.
Thời gian sau, vua Diệu sắc dốc tâm mong cầu pháp vi diệu thù thắng, nên triệu tập quần thần và bảo:
-Ta đối với pháp vi diệu lòng vô cùng khao khát ngưỡng mộ, các khanh hãy vì ta mà đi tìm hỏi.
Các vị đại thần tâu vua:
-Đại vương nên biết, chỉ khi nào Đức Thế Tôn, Đấng Đại Giác xuất hiện ở đời mới có pháp vi diệu vô thượng.
Vua bảo quần thần:
-Nay tuy không có Phật ra đời nhưng các khanh cũng nên thử tìm giáo pháp cho ta.
Bấy giờ, nhà vua bèn đem thùng đựng đầy vạng bạc, châu báu treo trên cây phướn, đánh trống bố cáo cho mọi người khắp nơi cùng biết:
-Ai có thể giảng nói pháp thù thắng cho ta, ta sẽ đem rương vàng này đáp đền ân đức và hòa tấu các thứ âm nhạc để ca ngợi, chúc mừng người đó.
Nhà vua kêu gọi như vậy, trải qua thời gian dài mà vẫn không một người nào có thể thuyết pháp được, nên càng ôm lòng ưu tư, mong đợi, ngưỡng mộ.
Lúc đó, trời Đế Thích quan sát khắp trần gian xem người nào thiện kẻ nào ác, ai đối với nhân thù thắng tâm không biếng trễ... Trời Đế Thích trông thấy vị vua Diệu sắc này vì pháp mà lo buồn, nên suy nghĩ: “Vua Diệu sắc đây đã từ lâu mong cầu pháp thù thắng, ta hãy thử nghiệm xem hư thực thế nào.”
Trời Đế Thích liền hóa làm một Dược-xoa lớn thân hình, tay chân kỳ dị, mặt mũi rất dễ sợ, đi đến giữa mọi người nơi hoàng cung và tâu với vua:
-Nhân giả cầu pháp thù thắng, ta có thể thuyết giảng được.
Nhà vua nghe pháp âm thì vui mừng khôn xiết bảo Dược-xoa: -Chúa Mật Tích có pháp vi diệu, thật may mắn thay! Xin ngài hãy thuyết giảng, tôi xin được nghe.
Dược-xoa bảo:
-Nay đại vương có tâm khinh thường giáo pháp, cho giáo pháp dễ nghe nên bảo ta thuyết giảng liền, sự việc không thể như thế. Ta đang bị đói làm sao thuyết pháp cho ngài được?
Nhà vua nghe nói vậy, liền ra lệnh cho vị quan đầu bếp đến bảo: -Có thức ăn nào ngon nhất, hãy mau đem đến dâng cho thần. Dược-xoa bảo:
-Ta không dùng thức ăn của hoàng gia đâu, ta chỉ thường ăn máu thịt người được nấu chín.
Vua hỏi:
-Máu thịt người làm sao có thể tìm có ngay?
Dược-xoa nói:
-Nhà vua nên đem đứa con yêu quý của ngài đến đây.
Vua nghe nói vậy liền suy nghĩ: “Đã từ lâu ta chịu gian khổ tìm cầu pháp thắng diệu, nay nghe được pháp âm, đó là điều vô giá.”
Khi ấy, thái tử Đoan Chánh đang đứng bên cạnh phụ vương, nghe nói vậy bèn quỳ xuống tâu với vua cha:
-Cúi xin phụ vương chớ sinh lo buồn, điều mong cầu của phụ vương sẽ được mỹ mãn, con có thể đem thân dâng cho Mật Tích ăn khỏi đói lòng.
Vua bảo:
-Con vì thấy được sự lớn lao của việc cầu pháp nên xả bỏ thân thể đáng yêu quý của mình. Lành thay bậc Trượng phu! Tùy theo ý con muốn.
Thái tử Đoan Chánh liền đem thân đến dâng cho Dược-xoa.
Dược-xoa nhận lời, nói với nhà vua và mọi người:
-Hãy xé thân thái tử ra cho ta uống máu, ăn thịt. Nhà vua tuy biết rõ điều này, nhưng vì lòng khát ngưỡng giáo pháp sau xa nên không sợ hãi.
Chúa Mật Tích lại bảo nhà vua:
-Ta hãy còn đói lắm, hãy cho ta người vợ yêu quý của ngài:
Khi ấy, phu nhân Diệu Dung cũng đang đứng bên cạnh vua, nghe nói như vậy liền xin vua cho đem thân mình dâng lên Dược-xoa, giống như thái tử.
Dược-xoa đã ăn uống máu thịt của phu nhân Diệu Dung rồi lại bảo nhà vua:
-Ta vẫn chưa no mà hãy còn đói lắm!
Vua nói:
-Chúa Mật Tích đã ăn hết vợ và con tôi mà vẫn còn bảo đói, bây giờ tùy ý Thần chọn, tôi xin cung cấp đủ, tâm không hề thoái chuyển.
Dược-xoa nói:
-Tự thân của vua hãy đem đến cho ta ăn.
Vua nói:
-Lành thay! Thật không dám tiếc! Nhưng thân tôi chết thì làm sao được nghe pháp? Nay tôi xin nghe diệu pháp trước và thọ trì xong, lúc ấy tôi sẽ xả thân dâng lên Thần.
Bấy giờ, Dược-xoa bảo vua đứng dậy, ở trong vô lượng trăm ngàn vạn ức đại chúng, thuyết kệ thù thắng vi diệu:
Do ái nên sinh buồn
Do ái nên sinh sợ
Nếu người lìa được ái
Không sợ cũng không buồn.
Nhà vua đã nghe được pháp thù thắng vi diệu ấy, tâm sinh hoan hỷ vô lượng, bảo chúa Mật Tích:
-Tôi đã nghe pháp và phụng trì như thế, bây giờ Thần có thể tùy ý ăn thịt thân tôi.
Lúc ấy, trời Đế Thích thấy vua dốc lòng vì pháp, thân tâm bất động như núi Diệu Cao, biết chắc nhà vua sẽ chứng đắc đạo quả Vô thượng giác, nên bỏ tướng Dược-xoa, hiện lại hình Đế Thích, tâm rất hoan hỷ, dung mạo vui vẻ tiến đến trước, một tay dắt thái tử, một tay nắm tay phu nhân, bảo nhà vua:
-Lành thay! Lành thay! Đúng là bậc Trượng phu hiền thiện khoác áo giáp bền chắc phá tan giặc phiền não, tế độ kẻ ngu mê ra khỏi biển sinh tử. Ta nhận thấy rõ tâm dũng mãnh này nên chắc chắn chẳng bao lâu tất sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vợ con của ngài nay ta xin đem giao lại.
Nhà vua thưa với trời Đế Thích:
-Lành thay! Lành thay! Thiên chủ Kiều-thi-ca thể hiện rõ tâm đại Từ bi, là bậc Thiện tri thức đã làm mãn nguyện tâm mong cầu giáo pháp của tôi.
Khi ấy, trời Đế Thích ở trong đại chúng bỗng nhiên biến mất.
Đức Thế Tôn bảo các Bí-sô:
-Ý các thầy thế nào? Các thầy chớ nghĩ về điều gì khác. Vua Diệu Sắc khi đó tức là Ta, thái tử Đoan Chánh là La-hỗ (hầu)-la, phu nhân Diệu Dung là Da-thâu-đà-la.
Các thầy nên biết! Ta thuở xưa vì dốc cầu pháp nên đã xả bỏ vợ con yêu quý, đến cả thân mình còn không tham tiếc huống gì là các vật khác. Do nhân duyên ấy cho nên ngày nay có được tất cả đại chúng theo Ta nghe pháp, chuyên tâm lãnh hội, thọ nhận không hề mỏi mệt, nhàm chán. Lại do thuở xưa Ta cầu pháp quên cả nhọc nhằn, nên hôm nay cả đời vì chúng sinh thuyết pháp cũng không hề nhọc mệt.
Này các Bí-sô, hãy học theo hạnh cung kính, tôn trọng, dốc cầu thắng pháp của Ta. Đã nghe giáo pháp rồi thì đúng theo lời dạy tu tập chớ có buông lung.
Các Bí-sô và các chúng Trời, người nghe Đức Phật dạy xong, đều hoan hỷ phụng hành.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.77.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.