Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Đức Phật hỏi các vị Sa Môn (śramaṇa): “Cha mẹ sinh con thì người mẹ mang thai mười tháng, thân bị bệnh nặng. Đến ngày sinh thì người mẹ gặp nguy cấp, người cha sợ hãi, tình cảnh ấy thật khó nói. Sau khi sinh xong thì mẹ nằm chỗ ẩm ướt nhường lại chỗ khô ráo cho con, tinh thành cho đến máu huyết hoá làm sữa. Ngày ngày lau xoa tắm gội, chuẩn bị quần áo, dạy bảo con trẻ, tặng lễ vật cho thầy bạn, dâng cống quân vương với bậc trưởng thượng…Nếu con vui thích thì cha mẹ cũng mừng vui, nếu con lo lắng buồn thảm thì tâm của cha mẹ khô héo. Ra khỏi cửa thì yêu nhớ, vào trong nhà liền hỏi han,tâm luôn lo lắng sợ con gặp việc chẳng lành…Ân của cha mẹ như thế thì làm sao để báo đáp đây ?”
Các vị Sa Môn đáp rằng: “Chỉ cần hết lòng kính lễ, dùng Tâm Từ (Maitre-citta) cúng dường để báo đáp ân của cha mẹ”
Đức Thế Tôn lại nói: “Con nuôi cha mẹ, đem trăm vị Cam Lộ (Amṛta) dâng lên miệng cha mẹ, dùng mọi âm thanh của nhạc Trời làm vui tai cha mẹ, chọn quần áo trang phục tốt đẹp khoác lên thân cha mẹ, dùng hai vai cõng vác cha mẹ đi vòng khắp bốn biển, cuối cùng người con dùng tuổi tác sinh mạng của mình để nuôi dưỡng báo đáp ân cha mẹ …thì có thể nói là Hiếu ư ?”
Các vị Sa Môn nói: “Chỉ có Hiếu là to lớn, không còn thêm điều gì nữa”
Đức Thế Tôn bảo rằng: “Chưa phải là Hiếu vậy. Nếu cha mẹ ngu tối: chẳng tôn sùng ba Tôn, dữ tợn, tai ngược, tàn ác, ngang ngạnh, phóng túng trộm cắp chiếm đoạt, làm điều ngược với lý lẽ, dâm dục đam mê bóng sắc bên ngoài, nói năng dối trá trái với Đạo Lý, đam mê hoang loạn trái ngược với điều chân chính…Mầm mống hung dữ như thế thì người con nên dốc sức can ngăn trình bày cho hiểu biết. Nếu do mê mờ chưa tỉnh ngộ, tức làm việc nghĩa cảm hoá ngay: dùng thí dụ dẫn dắt, trình bày lao ngục của vua chúa, hình phạt nhục nhã của các người bị tù… Nói rằng: “Điều ấy chẳng phải là phép tắc, thân bị mọi chất độc, tự chiêu vời tai hoạ mà mất mạng. Khi mạng đã hết thì Thần Thức rời đi, bị cột trói ở núi Thái… riêng mình bị ngâm trong nước nóng, lửa thiêu đốt, vạn chất độc…không có ai cứu giúp. Do hành vi ác ấy cho nên gặp phải tai ương như vậy”
Giả sử lại chưa thay đổi thì than thở, khóc lóc, kêu gào, nhịn ăn bỏ uống…Cha mẹ tuy chẳng biết rõ, ắt đem sự đau đớn của ân ái, lo sợ con bị chết …cho nên gượng gạo nhẫn chịu, ép Tâm tôn trọng Đạo.
Nếu cha mẹ dốc chí tôn phụng năm Giới của Phật, có lòng Nhân thương xót chẳng giết hại, trong sạch nhường nhịn chẳng trộm cắp, trinh bạch thanh khiết chẳng dâm dục, giữ chữ tín chẳng dối lừa, hiếu thuận chẳng say sưa…Bên trong Tông Môn tức cha mẹ hiền lành, con cái hiếu thuận, chồng chân chính, vợ thuỷ chung, chín tộc hoà thuận, tôi tớ thuận theo, thấm nhuần lợi ích, từ xa được người ngậm máu chịu ân. Mười phương chư Phật, Trời, Rồng, Quỷ, Thần, vua chúa có Đạo Lý, bề tôi thường trung thành, dân chúng vạn họ không có ai chẳng kính yêu, Thần ngầm giúp cho an ổn.
Phỏng tính có chính sách cai trị điên đảo, quan lại nịnh bợ, con dữ tợn, vợ yêu quái, ngàn tà vạn quái…không bằng bãi bỏ sao? Đối với cha mẹ, ở đời thường yên, chết đi thì hồn linh vãng sinh lên Trời, chư Phật cùng hội họp, được nghe lời Pháp, được Đạo cứu đời, cách biệt khổ lâu dài”
Đức Phật bảo các vị Sa Môn: “Nhìn đời, không có Hiếu. Chỉ có điều ấy là Hiếu vậy, hay khiến cho cha mẹ bỏ ác làm thiện, phụng trì năm Giới, giữ ba Tự quy, triều phụngcho đến chết. Ân nặng nơi cha mẹ, bú mớm nuôi dưỡng… Vô lượng ân huệ ấy, nếu chẳng hay dùng Chí của ba Tôn, cảm hóa cha mẹ thì tuy làm Hiếu Dưỡng cũng giống như là Bất Hiếu.
Không dùng người vợ tệ bạc xa lìa Đức Hạnh. Chẳng gần gũi với người nữ có nhiều tình dục, ham mê sắc đẹp không có mệt mỏi…trái ngược với sự Hiếu Thuận, giết cha mẹ, quốc chính hoang loạn, vạn dân lưu vong. Căn bản dồn Tâm ban bố ân huệ, tự kiểm điểm khuôn phép, Tâm mềm mại ưa chuộng điều Nhân, luôn nung nấu tiến lên điều Đức,Ý tiềm ẩn vắng lặng, học hỏi đạt đến sự sâu xa, tên vang động đến chư Thiên, sáng suốt sánh ngang với bậc Hiền.
Tự mình vấy bẩn với thê thiếp, chí mê mờ, phóng túng đam mê nữ sắc, ham muốn dáng dấp xinh đẹp yêu kiều… Vạn đầu mối biến đổi ấy khiến cho Trí của người chồng bị mỏng nhạt, kẻ sĩ có cái nhìn nông cạn… Nhìn thấy việc ấy, chẳng hiểu biết điều màu nhiệm, dần dần thoái chí, mất thân mạng.
Theo sự khéo léo cong quẹo của Thần Đại Hạn, loài Si Mỵ gây rối loạn. Hoặc gây nguy hại cho cha mẹ, giết vua, buông thả theo sắc tình, ganh ghét, lười biếng, tán Tâm mê mờ, hành động ngang bằng với loài chim thú. Từ xưa đến nay không có điều gì chẳng do việc ấy mà giết cha mẹ, diệt tông môn. Thế nên bậc Sa Môn luôn đơn độc chẳng kết đôi, thanh khiết Chí ấy dùng Đạo làm công việc, phụng Giới trong sáng (Minh Giới) này.
Làm vua tức phải giữ yên bốn biển, làm bề tôi phải trung thành, dùng điều Nhân nuôi dân. Tức cha sáng suốt, con hiếu từ, chồng đáng tin, vợ trung trinh.
Ưu Bà Tắc (Cận Sự Nam) , Ưu Bà Di (Cận Sự Nữ) chấp hành như vậy thì đời đời gặp Phật, thấy Pháp, được Đạo”
Đức Phật nói như vậy thời Đệ Tử vui vẻ. PHẬT NÓI KINH NGƯỜI CON HIẾU THẢO _Hết_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.93.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.