Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Ngài A-nan thưa rằng:
"Thưa Thế Tôn? Sao gọi là Như Lai?"
Đức Phật bảo:
"Này Tỳ-kheo! Thuở xưa khi ở Nhân Địa tu Bồ-tát Đạo, ta đã lần lượt tu học các hạnh, là vì cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nay Ta đắc Đạo Niết-bàn; tất cả đều chân thật. Với Tám Chánh Đạo và những sự chứng ngộ từ chánh kiến nên gọi là Như Lai. Ta cũng như các bậc Chánh Đẳng Chánh Giác thuở quá khứ đã điều phục hàng tâm và đạt đến Niết-bàn. Cho nên gọi là Như Lai."
"Thưa Thế Tôn! Sao gọi là Ứng Cúng?"
Đức Phật bảo:
"Thuở xưa khi ở Nhân Địa, ta tu các Pháp lành với giới phẩm uy nghi; tu hành Mười Nghiệp Lành, Năm Căn, và Năm Lực để tăng trưởng thiện căn. Khi tu tập viên mãn như thế và đạt đến quả vị cứu cánh, Ta chứng Niết-bàn. Ta đoạn sạch tất cả phiền não và khiến thân khẩu ý thanh tịnh vô nhiễm. Một khi phiền não đã đoạn trừ vĩnh viễn, thì như khúc đầu của cây cọ bị chặt đứt--nó sẽ không bao giờ còn nảy mầm nữa.
Lại nữa, do tham sân si và mọi phiền não đã trừ sạch, nên hết thảy các nghiệp đạo vĩnh viễn chẳng còn sanh. Ta siêu vượt bốn nạn--sanh già bệnh chết, và mọi pháp khổ; nội khổ và ngoại khổ vĩnh viễn chẳng còn sanh. Cho nên gọi là Ứng Cúng.
Lại nữa, hễ ai cúng dường Phật, như là dâng y phục, ẩm thực, giường nệm, thuốc thang, tràng phan, lọng báu, hương hoa, thắp đèn, trái cây, cùng những phẩm vật tốt nhất trên cõi trời hay dưới chốn nhân gian, thì họ sẽ được phú quý tối thượng và phước đức cát tường. Cho nên gọi là Ứng Cúng."
"Thưa Thế Tôn! Sao gọi là Chánh Biến Tri?"
Đức Phật bảo:
"Như Lai đầy đủ tất cả trí tuệ. Ở hết thảy mọi nơi, không gì mà Ta chẳng rõ thông. Ta dùng các Pháp như là: Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Thần Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Phần, Tám Chánh Đạo, Mười Hai Nhân Duyên, và Bốn Thánh Đế, mà bình đẳng khai thị và giác ngộ tất cả chúng sanh, để khiến họ có trí tuệ, đoạn trừ si mê, và chứng Quả Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, hay Đạo Vô Học; đầy đủ Ba Minh và Sáu Thông. Lại đối với Pháp Đại Thừa mà phát tâm tu học, rồi họ lần lượt tu hành các Địa, đoạn sạch mọi phiền não, và thành vô thượng giác. Cho nên gọi là Chánh Biến Tri."
"Thưa Thế Tôn! Sao gọi là Minh Hạnh Túc?"
Đức Phật bảo:
"Các minh gồm có: Thiên Nhãn Minh, Túc Mạng Minh, và Lậu Tận Minh.
Hạnh túc, có nghĩa là nghiệp từ thân khẩu ý của Như Lai đã khéo tu mãn túc và chân chánh thanh tịnh. Ta quán chiếu tự tại, và không chấp trước tham ái đối với đại y, bình bát, hay những vật khác. Bằng vào nguyện lực của chính mình, ta tu hành đầy đủ và viên mãn tất cả các hạnh. Cho nên gọi là Minh Hạnh Túc."
"Thưa Thế Tôn! Sao gọi là Thiện Thệ?"
Đức Phật bảo:
"Thiện thệ có nghĩa là đi đến chỗ vi diệu. Ví như tham sân si dẫn các hữu tình đi đến chỗ ác kia, cho nên không phải là thiện thệ. Còn Như Lai với chánh trí, có thể đoạn trừ các hoặc, diệu xuất thế gian, và khéo đến Phật Đạo. Cho nên gọi là Thiện Thệ."
"Thưa Thế Tôn! Sao gọi là Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ?"
Đức Phật bảo:
"Phạm vi của thế gian bao gồm Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới. Thế gian có ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, và bàng sanh. Thế gian có năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; cùng với sáu thức của sáu căn, và cảnh duyên của sáu trần mà sanh ra hết thảy các pháp, nên gọi là thế gian. Với chánh tri và chánh giác, Như Lai liễu giải tất cả pháp thế gian, cho nên gọi là Thế Gian Giải.
Lại nữa, ở thế gian kia có chúng sanh hai chân, bốn chân, nhiều chân, hay không chân; có chư thiên ở cõi dục, cõi sắc, hay vô sắc; có tưởng, vô tưởng, chẳng phải hoàn toàn có tưởng, hay chẳng phải hoàn toàn vô tưởng; hoặc là phàm phu hay thánh nhân. Tất cả hữu tình ở trong đó, duy chỉ có Phật là tối thượng đệ nhất và không ai sánh bằng. Cho nên gọi là Vô Thượng Sĩ."
"Thưa Thế Tôn! Sao gọi là Điều Ngự Trượng Phu?"
Đức Phật bảo:
Phật là bậc đại trượng phu. Ngài có thể điều phục và chế ngự cả người thiện lẫn kẻ ác.
Kẻ ác do khởi ba nghiệp chẳng lành, rồi làm những điều ác, nên phải đọa địa ngục, ngạ quỷ, hay bàng sanh để chịu quả báo ác.
Người thiện do tu các nghiệp lành từ thân khẩu ý mà được phước báo ở cõi trời người.
Làm thiện hay ác đều do tâm tạo. Phật dùng Đệ Nhất Nghĩa của Pháp Niết-bàn mà hiển bày, khai thị, điều phục, và chế ngự, để khiến chúng sanh lìa cấu nhiễm và đắc tịch diệt tối thượng của Niết-bàn. Cho nên gọi là Điều Ngự Trượng Phu."
"Thưa Thế Tôn! Sao gọi là Thiên Nhân Sư?"
Đức Phật bảo:
"Phật không phải là thầy chỉ riêng một mình Tỳ-kheo A-nan, mà tất cả Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, cùng tất cả chúng sanh ở thiên thượng hay nhân gian: Sa-môn, Phạm Chí, ma vương, ngoại đạo, Đế Thích, Phạm Vương, trời, hay rồng--thảy đều quy mạng, y giáo phụng hành, và đều xưng là Phật tử. Cho nên gọi là Thiên Nhân Sư."
"Thưa Thế Tôn! Sao gọi là Phật?"
"Trí tuệ đầy đủ, Ba Giác viên minh, cho nên gọi là Phật."
Phật bảo ngài A-nan:
"Một ngày nọ, lúc Ta đang kinh hành, có một Phạm Chí đến hỏi Ta rằng:
'Vì sao cha mẹ của Ngài đặt tên cho Ngài gọi là Phật?'
Ta liền bảo rằng:
"Ai biết gì ở thế gian, Ta cũng có thể biết rõ. Ai quán sát gì ở thế gian, Ta cũng có thể quán sát. Ai đắc tịch diệt gì, Ta cũng có thể đắc tịch diệt ấy. Ta có đầy đủ tất cả trí tuệ và biết rõ mọi thứ. Từ vô số kiếp, ta đã tu hành đủ mọi Pháp lành và xa rời trần cấu. Nay Ta đắc vô thượng giác. Cho nên gọi là Phật."
"Thưa Thế Tôn! Sao gọi là Thế Tôn?"
Đức Phật bảo:
"Thuở xưa khi ở Nhân Địa, ta tự quán sát tường tận tất cả Pháp lành, giới luật, tâm pháp, và Pháp trí tuệ. Ta lại quán sát tham sân si, cùng những pháp bất thiện mà có thể chiêu cảm các hữu lậu, pháp sanh diệt, và khổ não. Với trí tuệ vô lậu, ta phá hủy phiền não kia và đắc vô thượng giác. Do đó, trời hay người, phàm hay thánh, thế gian hay xuất thế gian thảy đều tôn trọng. Cho nên gọi là Thế Tôn." Phật Thuyết Kinh Mười Danh Hiệu của Phật
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.183.34 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.