Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lúc bấy giờ, đức Phật bảo đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài rằng:
- Này thiện nam tử ! Ông thấy thân của tất cả Như Lai chăng?
Đồng tử Trí Luân liền bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Con thấy.
Đức Phật hỏi ngài Trí Luân:
- Ông nói thấy là thấy những gì?
Ngài Trí Luân bạch rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Con thấy tất cả các đức Phật Như Lai của số thế giới nhiều như cát sông Hằng. Ở tại mỗi đất nước đó, con cũng thấy các đức Phật Như Lai nhiều như cát sông Hằng, tất cả đều ở trong nước của mình, mỗi mỗi đều nói pháp.
Đức Phật hỏi như vậy lần thứ hai và lần thứ ba, ngài Trí Luân đồng tử cũng đáp như vậy. Đức Phật lại hỏi ngài Trí Luân rằng:
- Này thiện nam tử ! Ông thấy bàn tay phải của Như Lai chăng?
Ngài Trí Luân đáp:
- Thưa thấy !
Đức Phật dạy rằng:
- Này Trí Luân ! Ông nói thấy là thấy những gì?
Ngài Trí Luân đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Con thấy ngón tay, bàn tay phải của tất cả các đức Phật Như Lai và từng vị ở cõi của mình nói các pháp cũng lại như vậy.
- Này đồng tử Trí Luân ! Phương tiện như vậy, ông phải biết là tâm ý và pháp của các tất cả các chúng sinh... Danh Như Lai này là nhãn sắc, nhĩ thanh, tỵ hương, thiệc vị, thân xúc của tất cả chúng sinh. Sắc Như Lai này, danh Như Lai này, sắc danh này là Như Lai Nhất thiết trí cũng gọi là Nhất thiết kiến.
Lúc bấy giờ, đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Điều nói của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn về Đa Đà A Già Độ vi diệu tối đại, chẳng thể nghĩ bàn về cảnh giới Như Lai.
Đức Phật dạy rằng:
- Đúng vậy ! Đúng vậy ! Này đồng tử Trí Luân ! Chẳng thể nghĩ bàn về Đa Đà A Già Độ vi diệu tối đại, chẳng thể nghĩ bàn về cảnh giới Như Lai ! Này đồng tử Trí Luân ! Ta ở dưới cây A Thuyết Tha, ngồi ngay thẳng suy nghĩ, giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác xong, được Nhất Thiết Chủng trí. Này đồng tử Trí Luân ! Ta phát tâm đó chẳng thể nghĩ bàn, vi diệu tối đại chẳng thể nghĩ bàn ! Đây chính là cảnh giới của các đức Phật Như Lai. Ta vào lúc đó, tác khởi ý niệm chẳng thể nghĩ bàn này xong thì từ dưới cây A Thuyết Tha mà đứng dậy, chẳng gần, chẳng xa đối với cây này, một lòng quan sát kỹ càng, nhìn chín chắn, chẳng chớp mắt thì được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi đồ ăn thức uống khác. Như vậy trải qua bảy ngày bảy đêm thấy cây Bồ đề A Thuyết Tha. Ta ngồi dưới gốc cây này rồi mà tất cả thế gian không thể tin Phật được Như Lai trí, được Tự Tại trí, được Bất Khả Tư Nghị trí, được Bất Khả Lượng trí, được Vô Đẳng Đẳng trí, được Bất Khả Số trí, được A tăng kỳ trí, được Đại trí, được Phật trí, được Nhất Thiết Chủng trí. Lại nữa, này Trí Luân ! Đối mặt với cây Bồ đề A Thuyết Tha tức là chỗ đó đã có tháp tên là Bất Thuấn Nhãn Thị (chẳng chớp mắt nhìn), chính là cái tâm chẳng thể nghĩ bàn của ta. Thấy ta dưới cây Bồ đề A Thuyết Tha đứng dậy, mắt chẳng nháy... cho đến bảy ngày được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi thực tưởng khác. Đại Chi Đề đó thường được sự cúng dường của trời người. Này đồng tử Trí Luân ! Như phương tiện này, ông phải biết, tức là chẳng thể nghĩ bàn về cảnh giới thậm thâm của các đức Phật Như Lai. Lại nữa, này đồng tử Trí Luân ! Ông nay chớ tác khởi suy nghĩ như vầy: “Riêng một mình Như Lai giác ngộ Bồ đề rồi, đối mặt với cây A Thuyết Tha, dùng mắt chẳng nháy xem cây đó, được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi đồ ăn thức uống khác, trụ bảy ngày đêm. Này đồng tử Trí Luân ! Cẩn thận chớ như đây mà khởi lên tâm đó ! Vì sao vậy? Vì đời quá khứ tất cả mười phương chư Phật Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà mà nay đã vào với Tịch Diệt Niết Bàn. Những vị Như Lai đó cũng đều ngồi ở dưới cây Bồ đề. Ngồi rồi, các ngài đều được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và Nhất Thiết Chủng trí, đều phát tâm đó chẳng thể nghĩ bàn, tối đại chẳng thể nghĩ bàn ! Cảnh giới Như Lai thậm thâm của chư Phật ! Phật đó cũng đều khởi lên tâm chẳng thể nghĩ bàn như vậy. Cây Bồ đề kia, từ dưới cây đứng dậy đi đến chỗ khác, dùng mắt chẳng chớp nhìn thẳng cây này thì được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi món ăn khác, trụ bảy ngày bảy đêm cũng lại như vậy. Này đồng tử Trí Luân ! Nếu đời đương lai tất cả các đức Phật Như Lai mười phương cũng ngồi dưới cây Bồ đề được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và được Nhất Thiết Chủng trí chẳng thể nghĩ bàn... cho đến tối đại chẳng thể nghĩ bàn cảnh giới Như Lai ! Đức Phật Như Lai đó cũng phát tâm chẳng thể nghĩ bàn nghĩ đến cây Bồ đề, xem cây bằng mắt nhìn chẳng chớp, được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi thực tưởng khác, trụ bảy ngày đêm cũng lại như vậy. Này đồng tử Trí Luân ! Nếu hiện tại hôm nay, các đức Phật đang trụ thế ở tất cả mười phương... cho đến đang nói pháp thì các đức Phật Như Lai đó cũng đó cũng ngồi dưới cây Bồ đề được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và Nhất Thiết Chủng trí rồi, cũng nghĩ như vậy... cho đến tối đại chẳng thể nghĩ bàn cảnh giới Như Lai ! Các đức Phật Như Lai đó được tâm chẳng thể nghĩ bàn rồi thì từ dưới cây Bồ đề đứng dậy, dùng mắt chẳng chớp quan sát cây Bồ đề, được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi đồ ăn thức uống khác, trụ bảy ngày bảy đêm cũng lại như vậy.
Lúc bấy giờ, đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài lại bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Tại sao đức Như Lai và tất cả Phật Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà ở dưới cây Bồ đề được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và Nhất Thiết Chủng trí rồi thì khởi tác niệm như vậy chẳng thể nghĩ bàn, cũng quán như vậy, đối trước cây Bồ đề, mắt nhìn chẳng chớp, được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi đồ ăn thức uống khác, hoặc trụ mười bốn ngày ở chỗ đó.
Đức Phật bảo đồng tử Trí Luân rằng:
-Này thiện nam tử ! Chẳng phải tất cả Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà đối trước cây Bồ đề trụ bảy ngày bảy đêm, mắt chẳng nháy. Này đồng tử Trí Luân ! Có các đức Phật Như Lai được giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi... cho đến vào tới Vô Lậu Niết bàn. Ở trong thời gian chẳng thể nghĩ bàn này đã niệm cảnh giới Phật chẳng thể nghĩ bàn. Này đồng tử Trí Luân ! Phương tiện này như vậy ông sẽ biết, các đức Phật thường niệm cảnh giới của các đức Phật chẳng thể nghĩ bàn, cảnh giới Như Lai tối đại chẳng thể nghĩ bàn !
Đồng tử Trí Luân lại bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Sở hữu cảnh giới của Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà nhiều ít ra sao?
Đức Phật bảo ngài Trí Luân rằng:
- Cảnh giới chư Phật y như cảnh giới của tất cả chúng sinh.
Đồng tử Trí Luân lại bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Cảnh giới của tất cả chúng sinh nhiều ít?
Đức Phật bảo ngài Trí Luân rằng:
- Như vậy, cảnh giới của tất cả các đức Phật, đây gọi là cảnh giới của tất cả chúng sinh. Lại nữa, này Trí Luân ! Nay ông phải biết, cảnh giới của chư Phật và cảnh giới của tất cả chúng sinh, hai cảnh giới này là một pháp giới, không có sai khác.
Đồng tử Trí Luân lại bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Sao gọi là Phật? Cái gì là Pháp?
Đức Phật bảo ngài Trí Luân rằng:
- Nay ông phải biết, tất cả chúng sinh gọi là Phật pháp !
Ngài Trí Luân lại hỏi:
- Ai là chúng sinh? Tại sao đó gọi là Phật?
Đức Phật bảo ngài Trí Luân rằng:
- Cõi chúng sinh ! Ông phải biết, nghĩa này chính là cảnh giới của Phật ! - đức Phật bảo ngài Trí Luân - Ta nay hỏi ông, ông cứ tùy ý mà đáp ! Tại sao gọi là Tâm? Vì nhân duyên gì Như Lai được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác?
Đồng tử Trí Luân đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Tự thể tánh của tất cả chúng sinh ! Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà !
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại một lần nữa hỏi đồng tử Trí Luân rằng:
- Này Trí Luân ! Ý ông thế nào? Ông biết trí tuệ của Như Lai ra sao?
Ngài Trí Luân đồng tử liền đáp đức Phật rằng:
- Biết cảnh giới của tất cả chúng sinh nên trí tuệ của Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà đầy đủ !
Đức Phật bảo ngài Trí Luân rằng:
- Ông phải biết, phương tiện như vậy này thì vô lượng cảnh giới của chư Phật Như Lai cùng với cảnh giới của các chúng sinh là một thứ ! Nếu có cảnh giới của tất cả chúng sinh thì tức là cảnh giới của Phật ! Như vậy tất cả cảnh giới của Như Lai và tất cả cảnh giới của chúng sinh là một cảnh giới, không hai, không khác.
Lúc bấy giờ, đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Như con hiểu được nghĩa thú lời nói của đức Phật, biết được chư Phật chẳng khác chúng sinh, tất cả chúng sinh cũng tức là Như Lai.
Đức Phật ấn khả đồng tử Trí Luân rằng:
- Hay thay ! Hay thay ! Này đồng tử Trí Luân ! Ông nay giỏi biết ý nghĩa lời nói của Như Lai ! Ông lại cũng từng ở chỗ Phật Thế Tôn nhiều như cát sông Hằng không lường, trong quá khứ, gieo trồng mọi gốc đức, nghe lời pháp môn vi diệu của Phật, ngày đêm dài tu Bát nhã Ba la mật, luôn ở đời sống được nghĩa biện tài, được pháp biện tài, được từ (lời) biện tài, được lạc thuyết (ưa nói) biện tài, vì sắc chúng sinh hỏi đáp, không nghi ngờ.
Lúc bấy giờ, đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài lại bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Tại sao Như Lai và các Đại Bồ tát.v.v... có thể làm như vậy mà được Như Lai trí, Tự Tại trí, Bất Khả Tư Nghị trí, Bất Khả Lượng trí, Vô Đẳng Đẳng trí, Bất Khả Số trí, A Tăng Kỳ trí, Đại trí, Phật trí, Nhất Thiết Chủng trí... thông đạt hiểu biết?
Nghe hỏi như vậy rồi, đức Phật liền bảo rằng:
- Này đồng tử Trí Luân ! Ta ở trong Bát nhã Ba la mật chẳng loạn tâm hành. Này đồng tử Trí Luân ! Do chẳng loạn tâm hành Bát nhã nên Đại Bồ tát có thể làm như vậy mà được Như Lai trí, Tự Tại trí, Bất Khả Tư Nghị trí, Bất Khả Lượng trí, Vô Đẳng Đẳng trí, Bất Khả Số trí, A Tăng Kỳ trí, Phật trí, Đại trí, Nhất Thiết Chủng trí và hiểu biết như vậy.
Đồng tử Trí Luân lại bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Tại sao đức Như Lai và các vị Đại Bồ tát.v.v... ở trong Bát nhã Ba la mật hành hạnh rồi, cũng chẳng xả tưởng, ở trong bất tưởng hành cũng chẳng phải tưởng chứng?
Đức Phật bảo ngài Trí Luân rằng:
- Trong số này, những vị Đại Bồ tát khi hành Bát nhã Ba la mật thì hành trong mắt (nhãn), hành trong sắc, hành trong tai (nhĩ), hành trong thanh (tiếng), hành trong tỵ (mũi), hành trong hương, hành trong lưỡi (thiệc), hành trong vị (mùi vị), hành trong thân, hành trong xúc, hành trong ý, hành trong pháp.
Đồng tử Trí Luân hỏi rằng:
- Sao gọi là hành mắt, hành trong sắc, hành trong tai, hành trong thanh, hành trong mũi, hành trong hương, hành trong lưỡi, hành trong vị, hành trong thân, hành trong xúc, hành trong ý, hành trong pháp?
Đức Phật dạy rằng:
- Này Trí Luân ! Bồ tát hành trong nhãn sắc thì ông phải biết, mắt này bị sắc làm trở ngại, tai bị thanh làm trở ngại, mũi bị hương làm trở ngại, lưỡi bị vị làm trở ngại, thân bị xúc làm trở ngại, ý bị pháp làm trở ngại !
Ngài Trí Luân hỏi rằng:
- Sao gọi là mắt bị sắc làm trở ngại... cho đến ý bị pháp làm trở ngại?
Đức Phật dạy rằng:
- Này Trí Luân ! Mắt duyên vào sắc nên lòng sinh hoan hỷ hay sinh khổ não, hoặc sinh bỏ đi hay nhận lấy, vì lòng thủ trước nên khởi lên tham, sân, si. Nhân duyên hòa hợp tạo ra đủ thứ những nghiệp của thân, miệng, ý. Tạo những nghiệp này rồi thì sinh vào địa ngục, ngã quỉ, súc sinh và a tu la, trời, người. Chúng sinh lấy sáu đường làm nơi y chỉ. Trong đó, quả báo của nhãn sắc sinh ra chịu sự báo đền này nên người ngu si ở đời đương lai, khổ não rộng thêm. Như vậy qua lại tuần hoàn chẳng dứt. Do cái quả đó nên mọi khổ chẳng đoạn dứt. Vì sao vậy? Vì ở trong luân chuyển chẳng thấy đường ra. Phàm phu chúng sinh ngu si điên đão chẳng biết tai nhân duyên thanh... cho đến chẳng biết ý nhân duyên pháp như vậy. Nói rộng ra như trên. Người trí tuệ nên phải hết lòng quan sát kỹ càng mắt này: Mắt là ai vậy? Cái gì chính là mắt? Tìm kiếm nghĩa của mắt và nghĩa chẳng phải mắt (phi nhãn). Rồi cứ như vậy tìm kiếm nghĩa của sắc, nghĩa của phi sắc (chẳng phải sắc)... cho đến nghĩa và phi nghĩa của nhĩ thanh, tỵ hương, thiệc vị, thân xúc, ý pháp. Tất cả đều tìm, đều vô sở kiến. Kẻ trí tư duy kỹ như vậy rồi thì nghĩa của mắt chẳng thấy, chẳng phải nghĩa của mắt cũng chẳng thấy, nghĩa của mắt và phi nghĩa của mắt, tất cả chẳng thấy... cho đến nghĩa của sắc chẳng thấy, phi nghĩa của sắc cũng chẳng thấy, nghĩa của sắc và phi nghĩa của sắc, tất cả chẳng thấy. Như vậy, nhĩ thanh, tỵ hương, thiệc vị, thân xúc, ý pháp... nghĩa của pháp như vậy chẳng thấy, phi nghĩa của pháp cũng chẳng thấy, nghĩa của pháp phi nghĩa của pháp cũng lại chẳng thấy. Người tu hành đó chẳng thấy mắt (nhãn), đã lìa khỏi nghĩa của mắt, cũng lại chẳng thấy chính là mắt, chẳng phải là mắt, chẳng thấy là sắc, chẳng thấy lìa khỏi sắc, cũng lại chẳng thấy là sắc, chẳng phải là sắc. Như vậy tai chẳng phải tai, tai chẳng phải chẳng phải tai. Tiếng chẳng phải tiếng, tiếng chẳng phải chẳng phải tiếng. Mũi chẳng phải mũi, mũi chẳng phải chẳng phải mũi. Hương chẳng phải hương, hương chẳng phải chẳng phải hương. Lưỡi chẳng phải lưỡi, lưỡi chẳng phải chẳng phải lưỡi. Vị chẳng phải vị, vị chẳng phải chẳng phải vị. Thân chẳng phải thân, thân chẳng phải chẳng phải thân. Xúc chẳng phải xúc, xúc chẳng phải chẳng phải xúc. Ý chẳng phải ý, ý chẳng phải chẳng phải ý. Pháp chẳng phải pháp, pháp chẳng phải chẳng phải pháp. Lại nữa, mắt chẳng biết (giác), chẳng phải mắt cũng chẳng biết, mắt chẳng phải mắt cũng chẳng biết. Như vậy sắc chẳng biết, chẳng phải sắc cũng chẳng biết, sắc chẳng phải sắc cũng chẳng biết. Tai chẳng biết, chẳng phải tai cũng chẳng biết, tai chẳng phải tai cũng chẳng biết. Tiếng chẳng biết, chẳng phải tiếng cũng chẳng biết, tiếng chẳng phải tiếng cũng chẳng biết. Mũi chẳng biết, chẳng phải mũi cũng chẳng biết, mũi chẳng phải mũi cũng chẳng biết. Hương chẳng biết, chẳng phải hương cũng chẳng biết, hương chẳng phải hương cũng chẳng biết. Lưỡi chẳng biết, chẳng phải lưỡi cũng chẳng biết, lưỡi chẳng phải lưỡi cũng chẳng biết. Vị chẳng biết, chẳng phải vị cũng chẳng biết, vị chẳng phải vị cũng chẳng biết. Thân chẳng biết, chẳng phải thân cũng chẳng biết, thân chẳng phải thân cũng chẳng biết. Xúc chẳng biết, chẳng phải xúc cũng chẳng biết, xúc chẳng phải xúc cũng chẳng biết. Ý chẳng biết, chẳng phải ý cũng chẳng biết, ý chẳng phải ý cũng chẳng biết. Pháp chẳng biết, chẳng phải pháp cũng chẳng biết, pháp chẳng phải pháp cũng chẳng biết. Như vậy lìa bỏ nhân duyên của mắt thì sắc chẳng sinh ra. Sắc chẳng sinh nên lìa khỏi mắt và sắc. Đã lìa khỏi mắt và sắc thì không có ái và cả chẳng ái. Như vậy là lìa khỏi ái và chẳng ái thì ở đâu mà lại có ái, chẳng ái sinh ra? Lìa khỏi ái, chẳng ái nên không hòa hợp. Hòa hợp không nên gọi là chẳng đắm trước, cũng gọi là không ngăn ngại. Ông phải biết, đó tức là trí không chướng ngại. Sao gọi là trí không chướng ngại? - Trí vô ngại là vô lượng mắt của tất cả chúng sinh, như vậy Nhất thiết trí nhãn. Vô lượng sắc của tất cả chúng sinh, như vậy Nhất thiết trí sắc. Như vậy mắt của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí nhãn, sắc của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí sắc. Hai thứ pháp này là một, không khác. Đây chẳng phải Giác (hiểu) vậy. Như vậy nhĩ thanh cho đến tỵ hương, thiệc vị, thân xúc, ý pháp, tất cả chẳng sinh. Nhân duyên lìa khỏi thì không có ái. Không có ái nên trong pháp chẳng hành. Vì pháp chẳng hành nên không chướng ngại. Lìa khỏi chướng ngại nên không có nhiễm trước. Không nhiễm trước vậy nên lìa khỏi chướng. Do lìa chướng nên trí vô ngại phát sinh. Nhân duyên trí nên vô lượng tâm của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí tâm như vậy. Vô lượng pháp của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí pháp như vậy. Như vậy tâm của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí tâm. Như vậy pháp của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí pháp. Hai thứ pháp này là một, không khác. Này đồng tử Trí Luân ! Hành như vậy trong Bát nhã Ba la mật là hành trong phi tưởng, cũng là hành trong phi ly tưởng (chẳng phải lìa tưởng), cũng là chứng trong phi ly tưởng. Này đồng tử Trí Luân ! Đây gọi là tướng Bình đẳng trí của tâm tất cả chúng sinh, pháp của tất cả chúng sinh và Nhất thiết trí tâm, Nhất thiết trí pháp.
Lúc bấy giờ, đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Pháp vô sinh là nhãn nhĩ tỵ thiệc thân ý của Như Lai. Sáu thứ thức này, nghĩa của chúng ra sao?
Đức Phật bảo ngài Trí Luân rằng:
- Vô sinh là nhãn thức.v.v.. rỗng không, vốn không có vật. Trong ấy, tìm kiếm một cái vật không có. Vậy nên chẳng sinh ! Do chẳng sinh nên rỗng không, không có vật. Này đồng tử Trí Luân ! Ví như hư không xưa nay chẳng sinh ra mà chẳng sinh nên không có diệt, không diệt nên không có vật có thể lìa khỏi nên gọi là hư không ! Như vậy tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh pháp cũng chẳng sinh. Chẳng sinh nên không diệt, cũng không lìa khỏi vật nên tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh pháp giống như hư không, một thứ, không khác. Này đồng tử Trí Luân ! Tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh pháp giống như hư không, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng động, chẳng loạn, chẳng phải đó, chẳng phải đây, chẳng nhiễm phiền não, chẳng phải tịch diệt lìa. Như vậy chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng động, chẳng loạn, chẳng phải đó, chẳng phải đây, chẳng nhiễm phiền não, chẳng phải tịch diệt lìa, chẳng phải một, chẳng phải khác... Hư không như vậy. Này đồng tử Trí Luân ! Tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh pháp chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng phải động, chẳng phải loạn, chẳng phải đó, chẳng phải đây, chẳng nhiễm phiền não, chẳng phải tịch diệt lìa. Như vậy các đức Phật Như Lai quá khứ, hiện tại và đương lai chẳng sinh, chẳng phải diệt, chẳng động, chẳng loạn, chẳng phải đó, chẳng phải đây, chẳng nhiễm phiền não, chẳng phải tịch diệt lìa. Đây gọi là pháp trụ, cũng gọi là pháp hành, Như Như chẳng phải khác, Như Như chẳng phải chẳng khác, Như Như sáng rỡ thường trụ, không có dời động, đồng một pháp giới.
Lúc bấy giờ, đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Bao nhiêu đức Như Lai đã qua ở đời?
Đức Phật bảo đồng tử Trí Luân:
- Nhiều như cát sông Hằng !
Ngài Trí Luân lại hỏi:
- Bao nhiêu đức Như Lai sẽ lại sinh ra?
Đức Phật đáp rằng:
- Này Trí Luân ! Nhiều như cát sông Hằng !
Ngài Trí Luân lại hỏi:
- Bao nhiêu đức Như Lai hiện tại đang nói pháp?
Đức Phật đáp rằng:
- Này đồng tử Trí Luân ! Cũng nhiều như cát sông Hằng !
Đồng tử Trí Luân một lần nữa bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Như Lai quá khứ đã vào Niết bàn thì thật khó nhìn thấy trở lại ! Các đức Phật đương lai chưa xuất hiện ở thế gian, chẳng thể dự kiến ! Thế Tôn hiện tại chánh trụ giáo hóa chưa vào Niết bàn. Các đức Phật đó Như Như, chẳng phải khác Như Như, chẳng phải chẳng khác Như Như, thường hằng thường thường trụ, chẳng khác pháp. Ý nghĩa vấn đề ấy ra sao?
Nghe hỏi vậy rồi, đức Phật đáp rằng:
- Này Trí Luân ! Ông phải biết, lời nói như vậy chính là pháp thế gian, chẳng phải đệ nhất nghĩa ! Trong pháp chân như có lời nói đó cũng chẳng phải lời nói có thể hiểu biết (giác tri), chính là sự hiểu biết của trí lực đức Phật. Này đồng tử Trí Luân ! Đây gọi là Phật trí. Sao gọi là lực trí? - Như tất cả chúng sinh bình đẳng nên tất cả pháp bình đẳng. Tất cả pháp bình đẳng nên tất cả chúng sinh bình đẳng. Như Như chẳng khác Như Như, chẳng phải chẳng khác Như Như. Đây gọi là Đại Bồ tát, đệ nhất Như Lai lực. Nhân duyên lực đó nên chỗ, chẳng phải chỗ đều biết đúng như thật. Sao gọi là đúng chỗ, chẳng phải chỗ (thị xứ phi xứ)? - Chỗ có nhân duyên thì đây gọi là chỗ, lìa khỏi nhân duyên thì đó gọi là chẳng phải chỗ. Lại nữa, này đồng tử Trí Luân ! Ý ông thế nào? Như đời quá khứ đã đều tận diệt, chẳng thể được thấy, chẳng thể được biết, chúng sinh quá khứ tạo ra ba hạnh nghiệp thì cũng lại quá khứ là có làm không?
Đồng tử Trí Luân đáp đức Phật rằng:
- Thưa có !
Đức Phật bảo Trí Luân rằng:
- Ý ông thế nào? Trong đời đương lai, các pháp chưa sinh, chẳng thể được thấy, chẳng thể được biết, không có một vật, trong đời đương lai đó, ba thứ hạnh nghiệp, chúng sinh có không?
Đồng tử Trí Luân đáp đức Phật rằng:
- Thưa có !
Đức Phật bảo ngài Trí Luân rằng:
- Ý ông thế nào? Trong đời hiện tại, hiện có chúng sinh có thể thấy, có thể biết. Ba nghiệp hạnh kia, chúng sinh có không?
Đồng tử Trí Luân đáp đức Phật rằng:
- Thưa có !
Đức Phật bảo ngài Trí Luân rằng:
- Sao gọi là có?
Đồng tử Trí Luân đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Đời quá khứ tuy lại diệt lui rồi, nhưng sự tạo ba thứ nghiệp hạnh của các chúng sinh chẳng mất. Lại nữa, đương lai tuy lại chưa có, chưa sinh, chưa thấy, chẳng hiểu, chẳng biết. Do nhân duyên nên trong đời vị lai, có ba nghiệp hạnh. Đời hiện tại hôm nay, nhân duyên khởi nên chúng sinh sinh ra, ba nghiệp tạo tác. Như vậy đủ thứ “hữu” và các nghiệp hạnh.
Đức Phật dạy rằng:
- Đúng vậy ! Này đồng tử Trí Luân ! Trong đời quá khứ, có Nhất Thiết Chủng trí nên có Phật quá khứ. Trong đời đương lai, có Nhất Thiết Chủng trí nên có Phật đương lai. Trong đời hiện tại có các nhân duyên của Nhất Thiết Chủng trí nên có Phật hiện tại. Lại nữa, sao gọi là phải chỗ, chẳng phải chỗ (thị xứ, phi xứ)? - Lìa khỏi y chỉ nên không có chỗ, chẳng phải chỗ - Đức Phật nói rằng - Này đồng tử Trí Luân ! Ý ông thế nào? Như hư không quá khứ đều tận diệt, không quá khứ khác quá khứ?
Đồng tử Trí Luân đáp rằng:
- Chẳng phải vậy, thưa đức Thế Tôn ! Vì sao vậy? Vì lìa khỏi y chỉ nên chỗ hư không quá khứ chẳng phải chỗ tận, chẳng tịnh, chẳng khác, chẳng động, chẳng động pháp.
Đức Phật dạy rằng:
- Này đồng tử Trí Luân ! Ý ông thế nào? Như hư không đương lai chưa sinh chưa nhìn, chẳng thấy, chẳng ghi?
Đồng tử Trí Luân đáp rằng:
- Chẳng vậy, thưa đức Thế Tôn ! Vì sao vậy? Vì lìa khỏi y chỉ như vậy nên phải chỗ chẳng phải chỗ đương lai chẳng khác quá khứ, chẳng động, chẳng động pháp vậy.
- Như vậy hư không hiện tại chẳng tận, chẳng khác, chẳng diệt, chẳng động, chẳng động pháp. Này đồng tử Trí Luân ! Như vậy các đức Phật Như Lai quá khứ chẳng y chỉ nên chẳng biết, chẳng khứ, chẳng khác, chẳng diệt, chẳng động, chẳng động pháp. Như vậy, các đức Phật Như Lai đương lai chẳng y chỉ nên chưa sinh, chưa có, cũng chẳng phải theo nhau (tương tùy) hòa hợp mà có, chẳng phải chỗ khác có, chẳng phải động, chẳng phải động pháp. Như vậy các đức Phật Như Lai hiện tại trụ ở hạnh chân thật, liễu đạt thấy thường thường trụ, chẳng động phải chỗ chẳng phải chỗ các ngài đều biết như thật. Này đồng tử Trí Luân ! Đại Bồ tát phải biết, đây gọi là Đệ nhất xứ lực của chư Phật. Nhân duyên lực đó mà trí Phật đã giác.
Đồng tử Trí Luân lại bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Tất cả thế gian không có thể tin việc này của Như Lai. Lại, chủng trí của Phật giống như hư không, một loại không khác, chẳng sinh, chẳng già, chẳng chết, chẳng loạn, chẳng phải đương lai sinh, chẳng phải phiền não, chẳng phải tịch diệt, trong thể tính chân thật của pháp giới thì trụ ở Như Như bình đẳng? Pháp như vậy này, Phật chuyển pháp luân, thấy các chúng sinh, sinh già bịnh chết? Chỗ kia sinh phiền não, tịch diệt, nghiệp nhân, nghiệp quả?
Nghe hỏi điều đó rồi, đức Phật đáp đồng tử Trí Luân rằng:
- Đúng vậy ! Đúng vậy ! Này đồng tử Trí Luân ! Tất cả thế gian không có thể tin, quả thật khó tin ! Trong vấn đề này chỉ riêng một mình Như Lai chứng biết ! Lại nữa, các vị Đại Bồ tát Mahatát chẳng thoái chuyển.v.v...đã từng ở chỗ vô lượng đức Phật quá khứ gieo trồng mọi gốc đức mới có thể tin điều này. Này đồng tử Trí Luân ! Chỗ này như vậy là tối đại khó tin. Nếu có Như Lai Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đã giác ngộ Như Lai trí, Tự Tại trí, Bất Khả Tư Nghị trí, Bất Khả Lượng trí, Vô Đẳng Đẳng trí, Bất Khả Số trí, A Tăng Kỳ trí, Đại trí, Phật trí, Nhất Thiết Chủng trí thì này đồng tử Trí Luân ! Đây gọi là tất cả thế gian chẳng thể tin như hư không không có khác của Như Lai. Tất cả chúng sinh, tất cả pháp, Như Lai nói pháp và chuyển pháp luân nói về có sinh, trong vấn đề ấy cũng không có sự sinh có thế nói. Nói về việc già cũng không có già. Nói về việc hoạn cũng không có hoạn. Nói về việc chết cũng không có chết. Nói về việc lậu cũng không có lậu. Nói chẳng phải sinh đó thì việc chẳng phải sinh đó cũng lại là không. Nói nhiễm phiền não thì việc nhiễm cũng không. Nói về tịch diệt thì tịch diệt cũng không. Nói về Niết bàn thì cũng không chúng sinh vào Niết bàn. Này đồng tử Trí Luân ! Đây là Như Lai mà tất cả thế gian không thể tin, khó tin. Tất cả chúng sinh vốn không có danh chỉ giả danh mà nói, vốn không ngôn ngữ chỉ giả lời để nói, vốn không văn tự chỉ giả lập văn tự thôi. Vì sao vậy? Vì nhờ văn tự câu nói mà tất cả thế gian đủ thứ sai biệt đều có thể được biết vậy. Này đồng tử Trí Luân ! Danh tự, các vị của tất cả pháp đó, tất cả trước không có, nay giả nói có. Này đồng tử Trí Luân ! Pháp luân của Như Lai cũng lại như vậy, trước không, nay có. Này đồng tử Trí Luân ! Các đức Phật Như Lai chuyển đến pháp luân vì hai đại sư nhân duyên nên chuyển. Cái gì là hai đại sự nhân duyên? Khi Như Lai Thế Tôn chuyển pháp luân thì một là gia thêm chúng sinh, hai là gia thêm pháp. Này đồng tử Trí Luân ! Ý ông thế nào? Chúng sinh có sinh ra, điều này có thể nói chăng?
Đồng tử Trí Luân đáp rằng:
- Chẳng vậy, thưa đức Thế Tôn !
Đức Phật lại bảo đồng tử Trí Luân rằng:
- Ý ông thế nào? Nếu các chúng sinh là chẳng thể sinh thì pháp là có thể sinh, có nói được chăng?
Đồng tử Trí Luân đáp rằng:
- Chẳng vậy, thưa đức Thế Tôn !
Đức Phật bảo đồng tử Trí Luân rằng:
- Tên chúng sinh lìa khỏi nhân duyên thì tướng chúng sinh cũng chẳng phải sinh. Tướng chúng sinh chẳng phải sinh nên tất cả pháp, tất cả pháp tướng cũng lại chẳng sinh. Pháp chẳng sinh này gọi là Nhất thiết trí. Do lực của Nhất thiết trí tuệ đó nên nghe đến danh hiệu Thích Ca Như Lai rồi thì ba ngàn đại thiên thế giới này, sáu thứ chấn động. Đang khi đó đất nước của tất cả chư Phật mười phương đều chấn động. Như vậy ở trong chúng của các đức Phật thế giới xuất hiện hoa sen lớn, mỗi mỗi đều che khắp. Này đồng tử Trí Luân ! Vô lượng tất cả chúng sinh nhãn như vậy là Nhất thiết trí nhãn. Vô lượng tất cả chúng sinh sắt như vậy là Nhất thiết trí sắc. Như vậy tất cả chúng sinh nhãn là Nhất thiết trí nhãn. Như vậy tất cả chúng sinh sắc là Nhất thiết trí sắc. Hai thứ này, ông phải biết, là một chẳng phải hai. Pháp giới như vậy là tất cả chúng sinh thọ, tất cả chúng sinh tưởng, tất cả chúng sinh hành, tất cả chúng sinh thức, tất cả chúng sinh danh. Danh này là danh Như Lai. Vô lượng tất cả chúng sinh sắc vào với sắc ấm gọi là Như Lai sắc. Sắc này gọi là Nhất thiết trí, cũng gọi là Nhất thiết kiến, cũng gọi là Nhất thiết thức Nhất thiết trí. Vậy nên Nhất Thiết Chủng trí chẳng thủ lấy tướng của trí, cũng chẳng chấp trước trí. Đó gọi là Nhất thiết trí, cũng gọi là Nhất thiết thức, cũng gọi là Nhất thiết kiến Phật nhãn. Như vậy thấy tất cả sắc cũng chẳng thủ lấy tướng. Mắt ta có thể thấy điều đó. Sắc như vậy... cho đến tâm, pháp, thức cũng như vậy. Như Lai chẳng tác khởi: đó là niệm, đó chẳng phải là thức, chẳng nghĩ như vầy chính là thức của ta. Vì sao vậy? Vì nhãn chẳng phải giác (hay biết), sắc chẳng phải giác, cũng chẳng phải giác sự... cho đến chẳng phải giác tâm, chẳng phải giác pháp. Tất cả việc thấy của mắt là Như Lai thấy là Nhất thiết trí thấy. Tất cả tiếng vang ứng trong tai là tất cả tiếng nghe. Tất cả hơi xông trong mũi là tất cả hương ngửi. Tất cả vị nếm trong lưỡi là tất cả vị biết. Tất cả sở chạm trong thân là tất cả hay biết (giác tri). Tất cả thức duyên trong ý là tất cả pháp được. Lại nữa, Như Lai nghĩ như vầy: Tất cả các sắc trong mắt đều thấy. Tất cả các tiếng trong mắt đều nghe. Tất cả các hương trong mắt đều ngửi. Tất cả các vị trong mắt đều nếm. Tất cả các xúc trong mắt đều hay (giác). Tất cả các pháp trong mắt đều duyên. Như vậy, này Trí Luân ! Trong tâm của Như Lai, tất cả sắc thấy, tất cả tiếng nghe, tất cả hương ngửi, tất cả vị nếm, tất cả xúc giác, tất cả pháp duyên, tất cả chúng sinh thuận. Nhất Thiết Chủng trí có thể tạo tác nhân duyên trí như vậy. Này đồng tử Trí Luân ! Phương tiện như vậy, ông phải biết, Như Lai cũng Nhất thiết trí, cũng Nhất thiết trí kiến, cũng Nhất thiết thức.
Lúc bấy giờ, đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Như con giải được nghĩa thú trong lời nói đức Phật là Mắt cũng Như Lai Nhất Thiết Chủng trí, sắc cũng Như Lai Nhất Thiết Chủng trí. Như vậy nhĩ thanh, tỵ hương, thiệc vị, thân xúc, ý pháp cũng đều là Như Lai Nhất Thiết Chủng trí. Vậy nên Như Lai là Nhất thiết thức, Nhất thiết kiến, Nhất thiết trí.
Lúc bấy giờ, đức Phật bảo đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài rằng:
- Này thiện nam tử ! Ông thấy cái gì là nhân duyên của Như Lai Nhất thiết thân, Nhất thiết trí, pháp bình đẳng trí? - Đó là Nhãn trí, nhãn phiền não trí, nhãn tịch diệt trí, nhãn phiền não tịch diệt trí, nhĩ trí, nhĩ phiền não trí, nhĩ tịch diệt trí, nhĩ phiền não tịch diệt trí, tỵ trí, tỵ phiền não trí, tỵ tịch diệt trí, tỵ phiền não tịch diệt trí, thiệc trí, thiệc phiền não trí, thiệc tịch diệt trí, thiệc phiền não tịch diệt trí, thân trí, thân phiền não trí, thân tịch diệt trí, thân phiền não tịch diệt trí, ý chí, ý phiền não trí, ý tịch diệt trí, ý phiền não tịch diệt trí của Đại Bồ tát và tất cả chúng sinh.
Đức Phật nói Kinh này rồi thì tất cả các Tỳ kheo, tất cả Bồ tát, trời, người, A tu la, Càn thát bà... tất cả đại chúng nghe đức Phật nói pháp, hoan hỷ phụng hành.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.166.52 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.