Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Kiền Đà Quốc Vương Kinh [犍陀國王經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Kiền Đà Quốc Vương Kinh [犍陀國王經]

» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.05 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Kiền Đà Quốc Vương

Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy.
Một thuở nọ, Đức Phật ở tại Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ cùng với 1250 vị Tỳ kheo câu hội.
Bấy giờ, có vị quốc vương, hiệu là Kiền Đà, phụng thờ Bà la môn. Có người Bà la môn sinh sống ở trong núi, trồng nhiều cây trái. Bấy giờ, có người đốn củi làm hư hại cây trái, người Bà la môn thấy được liền đem nhau đến chỗ vua mà tâu rằng: “Kẻ này chẳng được gì, làm hư hại cây trái của tôi. Vua nên giết hắn để trị tội.”
Vua kính thờ Bà la môn, chẳng dám trái lời, liền giết người làm hư hại cây. Chẳng bao lâu sau, có con trâu ăn lúa của người. Người chủ đánh đập, cắt đứt một sừng của trâu, máu chảy phủ mặt, đau đớn không thể nhịn chịu. Trâu đi thẳng đến chỗ vua, thưa rằng: “Tôi thật chẳng được gì, ăn một chút lúa của người, bị họ nhìn thấy mà đánh đập, cắt sừng của tôi.”
Người chủ lúa cũng đi đến chỗ vua. Vua hiểu được lời nói của chim thú, bảo với trâu rằng: “Ta sẽ vì ngươi, giết hắn trị tội.”
Trâu vội vã trả lời: “Hôm nay, dù có giết người này, cũng không thể làm cho tôi không đau đớn. Chỉ nên mong răn bảo về sau đừng làm kẻ khác như tôi thôi.”
Nhà vua liền than rằng: “Ta thờ Bà la môn, hay ngồi dưới gốc cây ăn trái, bảo ta giết người ấy, chẳng được như trâu nầy.” Liền cho gọi người Bà la môn mà hỏi rằng: “Hôm nay, làm việc này, liệu có phước chăng?”
Người Bà la môn đáp: “Có thể trừ được tai vạ, sau được phước giàu sang, sống lâu.”
Vua lại hỏi: “Có được miễn sinh tử chăng?”
Đáp rằng: “Không thể miễn được sinh tử.”
Vua nghĩ thầm rằng: “Phải dùng Đạo này để thờ kính.” Liền lệnh cho quần thần chuẩn bị xe ngựa, đến chỗ của Phật, năm vóc sát đất, đảnh lễ Đức Phật, bạch rằng: “Con nghe Đạo của Phật cao tột, lồng lộng giáo hóa, độ vô số thiên hạ. Nguyện xin được lãnh thọ lời Pháp để cải đổi chính mình.”
Đức Phật liền trao cho vua Ngũ giới, Thập thiện. Vì tất cả trời đất, con người, sinh vật, nói pháp không sinh không diệt.
Vua thi lễ đầu mặt sát đất, bạch Đức Phật rằng: “Nay sùng phụng, tôn thờ giới pháp, có được phước chăng?”
Đức Phật dạy rằng: “Bố thí, trì giới, hiện đời được phước. Nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ được đức vô lượng. Về sau sanh lên cõi trời, cũng có thể được làm vua Chuyển luân thánh vương[1], cũng có thể được vô vi, con đường vượt thoát thế gian.”
Đức Phật liền vì vua hiện tướng tốt đẹp, oai thần rực rỡ. Vua liền sanh lòng hoan hỷ, giải thoát tâm ý, liền đắc được đạo quả Tu Đà Hoàn.
Ngài A Nan chỉnh y áo, đầu mặt sát đất, đảnh lễ Đức Phật mà bạch rằng: “Vua và trâu đây, xưa có nhân duyên thế nào? Lời nói, ý nghĩ của trâu đã giải tỏa, xa lìa Bà la môn mà phụng thờ Phật đạo. Thấy Phật nghe pháp, liền được dấu vết của Đạo.”
Đức Phật dạy rằng: “Thuở xưa, thời Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, vua và trâu là anh em, cùng là Ưu bà tắc, đều cùng nhau một ngày một đêm thọ trì trai giới. Vua giữ giới tinh tấn không giải đãi, thọ mạng hết sanh lên cõi trời, tuổi thọ hết xuống làm quốc vương. Trâu lúc ấy, phạm giới ăn tối, sau lãnh tội báo, tội ấy trở lại làm trâu, trăm đời có đủ hiểu biết nên đến thức tỉnh tâm ý của vua. Bảy ngày sau, trâu thọ mạng hết sanh lên cõi trời.”
Đức Phật dạy: “Bốn chúng đệ tử, thọ trì trai giới, không thể phạm được.”
Các vị Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, Trời, Rồng, Quỷ thần nghe Kinh rồi hoan hỷ, ra trước Đức Phật đảnh lễ mà lui về.
Kiền Đà Quốc Vương Kinh

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vầng sáng từ phương Đông


Chuyện Phật đời xưa


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.96.245 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập