Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Lâm Niết Bàn Kí Pháp Trụ Kinh [佛臨涅槃記法住經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Lâm Niết Bàn Kí Pháp Trụ Kinh [佛臨涅槃記法住經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.42 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.17 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đức Phật Sắp Vào Niết Bàn Ghi Lại Pháp Trụ

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavān) ngự ở Sa La Song Lâm (Śālavana:Rừng cây Sa La) tại Lực Sĩ Sinh Địa (sinh quán của dòng tộc Lực Sĩ) trong thành Câu Thi Na (Kuśinagara) cùng với vô lượng vô số Thanh Văn (Śrāvaka), Bồ Tát Ma Ha Tát (Bodhisatva-mahāsatva) đến dự… kèm theo các hàng Trời (Deva), Người (Manuṣya), A Tố Lạc (Asura)…tất cả Đại Chúng trước sau vây quanh
Khi Đức Bạc Già Phạm (Thế Tôn) sắp vào Niết Bàn (Nirvāṇa) vì thương chúng sinh cho nên đã dùng âm thương yêu nhẹ nhàng (Từ nhuyễn âm) bảo A Nan (Ānanda) rằng: “Nay Ta chẳng bao lâu sẽ Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa), tất cả Hữu Vi (Saṃskṛta) không có gì chẳng buông xả hết, tất cả việc Phật đều đã đạt cứu cánh (Uttara).
Ta đã tuyên nói Pháp lìa hang hốc nhà cửa (ly quật trạch), Pháp Cam Lộ màu nhiệm (diệu cam lộ), Pháp rất tự tại (tối tự tại), Pháp rất an vui (cực an lạc). Pháp đó sâu xa màu nhiệm, khó hiểu khó biết, chẳng thể nghĩ tìm, vượt hẳn cảnh nghĩ tìm, là chỗ tự chứng bên trong (nội sở chứng) của các bậc Đại Thánh.
Ta lại ba lần chuyển bánh xe Pháp vô thượng, bánh xe ấy uy mãnh đủ 12 Tướng. Các Sa Môn (Śramaṇa) khác hoặc hàng Bà La Môn (Brāhmaṇa), Trời (Deva), Ma (Mārā), Phạm (Brahma)… đều không có ai có thể chuyển như thật được.
Ta đã vì các Trời, Người thổi loa Đại Pháp (Mahā-dharma), đánh trống Đại Pháp… thức tỉnh kẻ ngủ mê trong đêm dài Vô Minh (Avidya)
Ta đã vì các Trời, Người dựng cây phướng Đại Pháp, thắp ngọn đuốc Đại Pháp… chiếu khắp tất cả trừ diệt sự mờ ám tối tăm.
Ta đã vì các hữu tình làm cây cầu Đại Pháp, làm con thuyền Đại Pháp cứu giúp vượt qua nơi bị tất cả giòng chảy mạnh bạo cuốn chìm.
Ta đã vì hữu tình rót giòng chảy Đại Pháp, tuôn mưa Đại Pháp khiến cho tất cả chốn khô héo đều được thấm nhuận.
Ta đã hiển bày nẻo giải thoát chính, dẫn đắt kẻ mê lầm mất lối của các Thế Gian. Nếu các hữu tình mà Ta cần độ thì đều đã độ xong, các kẻ chưa được độ cũng đều vì họ tạo nhân duyên để được độ.
Ta đã giáng phục tất cả Ngoại Đạo (Tīrthaka, hay Tīrthika). Ta đã tồi diệt tất cả Tà Luận. Ta đã lật úp cung điện của các Ma. Ta đã phá hoại tất cả quân Ma, rống tiếng rống của sư tử (Siṃhanāda) làm việc Phật to lớn, viên mãn Bản Sở Thệ Nguyện của bậc Trượng Phu (Puruṣa), hộ trì con mắt Pháp (Dharma-cakṣus) khiến cho không bị huỷ thiếu, hoá độ các Thanh Văn, trao cho Bồ Tát Ký. Làm con mắt Phật (Buddha-cakṣus) vô thượng trong đời vị lai, mở chiếu Thế Gian thường không có đoạn tuyệt.
A Nan! Các ông nên đối với Chính Pháp Vô Thượng như vậy, siêng năng tăng thêm hộ trì khiến cho chẳng bị biệt mất.
Này A Nan! Nay Ta không còn có chỗ để làm, chỉ có Đại Niết Bàn (Mahā-nirvāṇa) là nơi hướng về (quy thú)”
Khi ấy A Nan nghe lời Phật nói xong thì rất cảm thương hâm mộ, hồi lâu rồi nói rằng: “Chưa đúng lắm! Đức Như Lai vì các hữu tình trải qua ba vô số kiếp, siêng năng cực khổ mới đạt được Chính Pháp Vô Thượng. Sau khi Đức Phật diệt độ thì (Chính Pháp) còn trụ ở đời được mấy thời để nhiêu ích cho hàng Trời, Người, A Tố Lạc…rồi sẽ dần dần ẩn mất”
Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng âm thanh yêu thương bảo A Nan một lần nữa rằng: “Pháp Hoá Tích (nhân duyên đời xưa) của chư Phật đều như vậy. Đừng có buồn thương ! Sau khi Ta diệt độ, Chính Pháp Vô Thượng còn trụ ở đời một ngàn năm để nhiêu ích cho hàng Trời, Người, A Tố Lạc…Từ đó về sau sẽ dần dần ẩn mất.
A Nan nên biết! Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ nhất, trong Thánh Giáo (āgama) của Ta thì Thánh Pháp bền chắc. Các Đệ Tử của Ta thông Tuệ đa văn, biện tài không sợ hay hàng phục Tà Luận, đủ Thần Lực lớn, đối với các hữu tình làm nhiều điều lợi ích. Do nghĩa đó cho nên Trời, Rồng vui vẻ, siêng năng tăng thêm thủ hộ. Quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ cũng lại như vậy, khéo biết ruộng Phước. Đối với Phật Pháp Tăng sinh niềm tin trong sạch sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi. Cuối một trăm năm ấy có vị Đại Quốc Vương tên là A Thâu Ca (Aśoka) hiện ra ở đời có đủ uy lực lớn, làm vua của cỏi Thiệm Bộ Châu (Jambū-dvipa), dựng lập Tốt Đổ Ba (Stūpa: Tháp nhiều tầng) cao rộng nghiêm sức, số ấy đầy đủ 84000 cái, cúng dường Xá Lợi (śarīra) do thân của Ta lưu lại, khiến cho vô lượng Chúng thấy nghe, vui vẻ đều nhận được Nghiệp giải thoát sinh về cõi Trời.
Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ hai, trong Thánh Giáo (āgama) của Ta thì Vắng lặng (tịch tĩnh) bền chắc. Các Đệ Tử của Ta thông Tuệ đa văn, như bậc Thầy của Trời Người (śāstā deva-manuṣyāṇāṃ:Thiên Nhân Sư), đủ uy đức lớn, làm nhiều điều lợi ích. Do nghĩa đó cho nên Trời, Rồng vui vẻ, thường tăng thêm thủ hộ. Quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ cũng lại như vậy, khéo biết ruộng Phước. Đối với Phật Pháp Tăng sinh niềm tin trong sạch sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi.
Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ ba, trong Thánh Giáo (āgama) của Ta thì Chính Hạnh bền chắc. Các Đệ Tử của Ta chứng Tuệ Giải Thoát, Câu Phần Giải Thoát. Thân chứng kiến đến vô lượng trăm ngàn. Do nhiều người đó được Thánh Quả cho nên Trời, Rồng vui vẻ, thường tăng thêm thủ hộ. Quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ cũng lại như vậy, khéo biết ruộng Phước. Đối với Phật Pháp Tăng sinh niềm tin trong sạch sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi.
Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ tư, trong Thánh Giáo (āgama) của Ta thì Xa Lìa (viễn ly) bền chắc. Các Đệ Tử của Ta vui trụ Không Nhàn (Araṇya) siêng tu
Tịch Định (Samādhi). Do nghĩa đó cho nên Trời, Rồng vui vẻ, thường theo thủ hộ. Quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ cũng lại như vậy, khéo biết ruộng Phước. Đối với Phật Pháp Tăng sinh niềm tin trong sạch sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi.
Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ năm, trong Thánh Giáo (āgama) của Ta thì Pháp Nghĩa bền chắc. Các Đệ Tử của Ta yêu thích Chính Pháp, siêng năng tu học Luận Nghị, phán xét Lý Sự đứt trừ nghi hoặc (Quyết Trạch). Do nghĩa đó cho nên Trời, Rồng vui vẻ, thường siêng năng thủ hộ. Quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ cũng lại như vậy, khéo biết ruộng Phước. Đối với Phật Pháp Tăng sinh niềm tin trong sạch sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi.
Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ sáu, trong Thánh Giáo (āgama) của Ta thì Pháp Giáo bền chắc. Các Đệ Tử của Ta, phần lớn đối với Giáo Pháp, siêng năng tụng tập, tâm không có chán mỏi, hay làm nhiều điều lợi ích cho vô lượng hữu tình. Do nghĩa đó cho nên Trời, Rồng vui vẻ, siêng năng tăng thêm thủ hộ. Quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ cũng lại như vậy, khéo biết ruộng Phước. Đối với Phật Pháp Tăng sinh niềm tin trong sạch sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi. Xong đối với Nghĩa Thú có nhiều sự hoài nghi.
Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ bảy, trong Thánh Giáo (āgama) của Ta thì Lợi Dưỡng bền chắc. Hàng Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dược Xoa (Yakṣa), A Tố Lạc (Asura)…đối với Phật (Buddha) Pháp (Dharma) Tăng (Saṃgha) cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi. Các Đệ Tử của Ta, phần lớn đính vào sự lợi dưỡng, cung kính, danh dự. Đối với Tăng Thượng Học, Giới, Định, Tuệ … chẳng siêng năng tu tập.
Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ tám, trong Thánh Giáo (āgama) của Ta thì Quai Tranh (tranh giành chống trái nhau) bền chắc. Các Đệ Tử của Ta hiềm nghi, ganh ghét lẫn nhau, kết cấu với người ác, dơ bẩn chê bai, khinh thường, quát mắng kẻ Trì Giới, khinh rẻ Đa Văn, chẳng nhớ sáu Hoà, chuyên nghĩ đến việc tranh giành chống trái nhau, thấy chẳng khéo léo, chẳng kính Sư Trưởng, chẳng trụ Chính Tri, lừa dối, nịnh nọt, quanh co, ngôn từ thô thiển hung ác như Chiên Đà La (Caṇḍāla). Nương bám quốc vương, đại thần, trưởng giả, phương tiện hao tổn tiêu phí tài vật của Tam Bảo, kết bè đảng ác, khuất nhục người Thiện.
Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ chín, trong Thánh Giáo (āgama) của Ta thì Sự Nghiệp bền chắc. Các Đệ Tử của Ta, phần lớn mưu làm nghiệp đời ham chuộng, cày ruộng, gieo trồng, buôn bán, đánh giá, chuyển đưa Sứ Mệnh…dùng để bảo tồn cuộc sống của mình. Đối với chỗ học mà các Như Lai đã chế thì khinh nhờn, huỷ phạm.
Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ mười, trong Thánh Giáo (āgama) của Ta thì Hý Luận (Prapañca) bền chắc. Các Đệ Tử của Ta, phần lớn siêng năng tập học mọi loại Hý Luận. Buông bỏ Xuất Thế Gian (Lokottara), Chính Giáo của chư Phật như là: Khế Kinh (Sūtra), Ứng Tụng (Geya), Ký Biệt (Vyākaraṇa), Phúng Tụng (Gāthā), Tự Thuyết (Udāna), Duyên Khởi (Nidāna), Thí Dụ (Avadāna), Bản Sự (Itivṛttaka), Bản Sinh (Jātaka), Phương Quảng (Vaipulya), Hy Pháp (Adbhuta-dharma) cùng với Luận Nghĩa (upadeśa). Siêng năng tập tụng Hý Luận của Thế Gian (Loka, hay Lokika) như là: bàn luận về vua chúa (Vương Luận), bàn luận về giặc cướp (Tặc Luận), bàn luận về đánh nhau (Chiến Luận), bàn luận về thức ăn (Thực Luận), bàn luận về thức uống (Ẩm Luận), bàn luận về quần áo (Y Luận), bàn luận về xe cộ (Thừa Luận), bàn luận về cái Ta (Ngã Luận), bàn luận về sự dâm dục (Dâm Luận), bàn luận về con trai (Nam Luận), bàn luận về con gái (Nữ Luận), bàn luận về các cõi nước (Chư Quốc Độ Luận), bàn luận về các sông biển (Chư Hà Hải Luận), bàn luận về các Ngoại Đạo (Chư Ngoại Đạo Luận)…Do thích mọi loại Hý Luận của nhóm này, khiến cho các hàng Sa Môn, Bà La Môn khinh huỷ, lui mất Thánh Giáo của Ta.
Ở trong Tỳ Nại Gia (Vinaya: Giới Luật) thuộc Chính Pháp của Ta sẽ có nhóm Bật Sô, Bật Sô Ni như các điều ác này. Chẳng khéo tu tập Giới cho Thân (thân giới), Tuệ cho Tâm (tâm tuệ), cáu giận tranh giành, mưu tính huỷ hoại, chê bai lẫn nhau. Ham dính mọi loại áo, bình bát, phòng xá, vật trưng bày tốt đẹp. Do cùng với các đồ đảng ác tập hội, tuy trải qua nhiều năm thủ hộ Tịnh Giới, ở trong phút chốc thảy đều huỷ phạm. Tuy trải qua nhiều năm gom tập các gốc Thiện, do nhiều lo âu, giận dữ thảy đều bị thoái lùi. Do Nhân Duyên đó mà chúng của hàng Trời, Rồng buồn thương, bực tức…buông bỏ chẳng thủ hộ. Quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ đối với Tam Bảo đã chẳng sinh được niềm tin trong sạch, lại chê bai khinh huỷ.
Do Nhân Duyên đó khiến cho Chính Pháp bị diệt. Từ đây về sau, các hàng Bật Sô gây tạo điều ác lún sâu hơn… nên quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ chẳng cung kính.
Nhờ thế lực của Tam Bảo (tri-ratna, hay Ratna-traya) còn sót lại, chưa bị diệt hoàn toàn cho nên vào thời ấy lại có hàng Bật Sô (Bhikṣu), Bật Sô Ni (Bhikṣuṇi)…ít Dục, biết đủ, hộ trì Cấm Giới (Saṃvara), tu hành Tĩnh Lự (Dhyāna:Thiền Định), yêu thích Đa Văn (Bahu-śruta), thọ trì Giáo Pháp thuộc ba Tạng (Trīṇi piṭakāni) của Như Lai, rộng vì bốn Chúng phân biệt diễn nói, lợi ích an vui cho vô lượng hữu tình.
Lại có quốc vương, đại thần, trưởng giả với hàng cư sĩ yêu tiếc Chính Pháp. Đối với nơi cúng dường Tam Bảo, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, hộ trì, dựng lập lại nơi không có người thăm viếng luyến nhớ. Nên biết đấy đều là các hàng Bồ Tát chẳng thể nghĩ bàn, dùng sức Bản Nguyện sinh vào thời này, hộ trì Chính Pháp Vô Thượng của Như Lai cùng với các hữu tình làm nhiêu ích lớn”.
Bấy giờ A Nan (Ānanda), Thanh Văn (Śrāvaka), Bồ Tát (Bodhisatva), Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dược Xoa (Yakṣa), Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya)… tất cả Đại Chúng nghe Đức Bạc Già Phạm (Bhagavān:Thế Tôn) huyền ký (nói trước việc của đời vị lai) về Thời Phần Pháp Trụ với hành nghiệp sai khác của hàng Bật Sô (Bhikṣu:Tỳ Khưu) ở tương lai… đều tăng thêm buồn thương !!!…rồi tin nhận, phụng hành.
KINH ĐỨC PHẬT SẮP VÀO NIẾT BÀN GHI LẠI PHÁP TRỤ _Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.72.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập