Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật trụ trong lầu gác báu tại Đạo Trường Cát Tường Ma Ni Bảo Tạng Đại Vân (Śrī-maṇi-ratna-garbha-mahā-megha-maṇḍala) ở cung vua Rồng Nan Đà (Nanda) Ổ Ba Nan Đà (Upananda) cùng với chúng Đại Bật Sô (Mahatā-bhikṣu-saṃgha) với các chúng Bồ Tát Ma Ha Tát (Bodhisatva-mahāsatva-saṃgha)
Lại có các vị Đại Long Vương (Mahā-nāga-rāja) tên là: Nan Na Long Vương (Nanda), Ổ Ba Nan Na Long Vương (Upananda), Sa Già La Long Vương (Sāgara), A Na Bà Đạt Đa Long Vương (Anavatapta), Ma Na Tư Long Vương (Manasvi), Phộc Lỗ Noa Long Vương (Varuṇa), Đức Xoa Ca Long Vương (Takṣaka), Trì Quốc Long Vương (Dhṛta-rāṣṭra), Phộc Tố Cát Long Vương (Vāṣuki), Mục Chân Lân Đà Long Vương (Mucilinda), Y La Bạt Noa Long Vương (Erāvaṇa), Phân Đà Lợi Long Vương (Pauṇḍra), Uy Quang Long Vương (Śrī-tejasa), Cát Hiền Long Vương (Śrī-bhadra), Điện Man Long Vương (Vidyu-māla), Đại Ma Ni Kế Long Vương (Mahā-maṇi-cuṇḍa), Ma Ni Châu Kế Long Vương (Cūḍā-maṇi-dhara), Quang Diệu Hỏa Long Vương (Avabhāsana-śikhi), Đế Thích Trượng Phong Long Vương (Indra-yudha-śikhara), Đế Thích Tràng Long Vương (Indra-dhvaja), Đế Thích Trượng Long Vương (Indra-yaṣṭa), Thiệm Bộ Tràng Long Vương (Jambu-dhvaja), Cát Tường Long Vương (Svastika), Đại Luân Long Vương (Mahā-maṇḍalika), Đại Mãng Xà Long Vương (Mahā-bhujaṅga), Quang Vị Long Vương (Jyoti-rasa), Nguyệt Uy Long Vương (Śaśi-tejasa), Cụ Cát Tường Long Vương (Śrīmata), Tịch Kiến Long Vương (Soma-darśana), Thiện Kiến Long Vương (Su-darśana), Thiện Trụ Long Vương (Supratiṣṭhita), Ma Ni Anh Lạc Long Vương (Maṇi-kaṇṭha), Hưng Vân Long Vương (Megha-saṃbhava), Trì Vũ Long Vương (Varṣa-dhāra), Chú Vũ Long Vương (Varṣa-dhara), Đại Phách Hiếp Thanh Long Vương (Prasphoṭaka), Tiểu Bách Hiếp Thanh Long Vương (Visphoṭaka), Phấn Tấn Long Vương (Visphūrjita), Đại Bát Noa Long Vương (Mahā-phanaka), Đại Hạng Long Vương (?Mahā-kaṇṭha), Thâm Thanh Long Vương (Gaṃbhīra-ghoṣa), Đại Thâm Thanh Long Vương (Mahā-gaṃbhīra-ghoṣa), Đại Hùng Mãnh Long Vương (Mahā-nirnāda-nādina), Ổ Bát La Long Vương (Utpala), Đại Bộ Long Vương (Mahā-vikrama), Loa Phát Long Vương (Īṣādhāra), Chất Đát La Tư Na Long Vương (Citra-sena), Đại Danh Xưng Long Vương (Mahā-Yaśa), Ế La Nghiệp Long Vương (Elapatra), Biến Quang Long Vương (Ābhāsa), Lư Nhĩ Long Vương (Khara-karṇa), Thương Khư Long Vương (Śaṅkha), Nại Độ La Long Vương (Dardara), Ổ Ba Nại Độ La Long Vương (Upa-dardara), An Ổn Long Vương (?Mahā-svastika), Ức Hành Long Vương
(Kṣemaṃ-kara), Đại Ức Hành Long Vương (Mahā-kṣemaṃ-kara), Đại Lực Long Vương (Mahā-bala), Hô Lô Noa Long Vương (Phaluḍa), A Ba La Long Vương (Apalāla), Lam Mô La Long Vương (Lambura), Cát Lý Nhĩ Xa Long Vương (Kṛmiśa), Hắc Sắc Long Vương (Kṛṣṇa), Đế Thích Quân Long Vương (Indra-sena), Na La Long Vương (Naḍa), Ổ Ba Na La Long Vương (Upa-naḍa), Kiếm Mô La Long Vương (Kambu-dhāra), Nại La Nhĩ Noa Long Vương (Dramida), Đoan Chính Long Vương (Sundara), Tượng Nhĩ Long Vương (Hasti-karṇa), Mãnh Lợi Long Vương (Tīkṣṇaka), Hoàng Sắc Long Vương (Piṅgala), Điện Diễm Long Vương (Vidyujjvala), Đại Điện Diễm Long Vương (Mahā-vidyut-prabha), Thiên Lực Long Vương (Bala-deva), Phộc Lỗ Nghiệt Tha Long Vương (Bharu-kaccha), Diệu Cái Long Vương (Su-cchatra), Cam Lộ Long Vương (Amṛta), Hà Tân Long Vương (Tīrthaka), Lưu Ly Quang Long Vương (Vaiḍūrya), Kim Phát Long Vương (Suvarṇa-keśa), Kim Quang Long Vương (Kanaka-prabha), Nguyệt Tràng Quang Long Vương (Śaśiketu-prabha), Nhật Quang Long Vương (Sūrya-prabha), Cảnh Giác Long Vương (Udayana), Ngưu Đầu Long Vương (Gave-śīrṣa), Bạch Sắc Long Vương (Śvetaka), Hắc Sắc Long Vương (Kālaka), Diễm Ma Long Vương (Yama), Diệu Di Long Vương (?Śrāmaṇa), Hà Mô Long Vương (Masaka), Tăng Già Tra Long Vương (Saṃhatana), Ni Mẫn Đà La Long Vương (Nimindhara), Trì Địa Long Vương (Dharaniṃ-dhara), Thiên Đầu Long Vương (Sahasra-Śīrṣa), Bảo Kế Long Vương (Maṇi-cūḍa), Bất Không Kiến Long Vương (Amogha-darśana), Vân Vụ Long Vương (Balāhaka), Tô Tỷ Na Long Vương (Su-ṣeṇa), Ngu Ba La Long Vương (Go-pāla)), Nhân Thí Long Vương (Nara-datta), Điều Thiện Long Vương (Vīnita), Tú Đức Long Vương (Jarayana), Giao Long Vương (Kumbhīra), Giao Đầu Long Vương (Kumbhīra-mukha), Trì Độc Long Vương (Viṣaṃ-dhara), Thực Độc Long Vương (Āśiviṣa), Liên Hoa Long Vương (Padmaka), Đại Vĩ Long Vương (Lāṅgula), Đằng Chuyển Long Vương (Pralamba), Khả Úy Long Vương (Bhīṣaṇa), Thiện Uy Đức (Sutejasa) Long Vương, Ngũ Đầu Long Vương (Paṅca-śīrṣa), Ba Lý La Long Vương (Ballira), Cổ Xa Long Vương (Jarad-ratha), Ốt Đát La Long Vương (Uttaraka), Trường Vĩ Long Vương (Dīrgha-puccha), Lộc Đầu Long Vương (Sphāra-śīrṣa), Bấn Bỉ Ca Long Vương (Bimbika), Xú Tướng Long Vương (Vidhura), Mã Hình Long Vương (Aśvaka), Tam Đầu Long Vương (Triśirṣa), Long Tiên Long Vương (Nāga-ṣeṇa), Đại Uy Đức Long Vương (Mahā-tejasa), Na La Đạt Đa Long Vương (Nala-datta), Khủng Bố Long Vương (Bhīmaka), Diễm Quang Long Vương (Dīpta-prabha), Thất Đầu Long Vương (Sapta-śīrṣa), Đại Thụ Long Vương (Vṛhad-druma), Ái Kiến Long Vương (Priya-darśana), Đại Ác Long Vương (Mahā-pracaṇḍa), Vô Cấu Uy Long Vương (Vimala-tejasa), Diệu Nhãn Long Vương (Su-netre), Đại Độc Long Vương (Mahā-ghora), Diễm Kiên Long Vương (Arciḥ-skandha), Đại Hại Long Vương (Mahā-caṇḍa), Đại Sân Phẫn Long Vương (Urga-krodha), Bảo Vân Long Vương (Ratnāmbuda), Đại Vân Thí Thủy Long Vương (Mahā-meghāmbuda), Đế Thích Quang Long Vương (Indra-prabha), Ba Đà Thụ Long Vương (Pāda-pena), Vân Nguyệt Long Vương (Megha-candra), Hải Vân Long Vương (sagara-megha), Đại Hương Câu Mưu Đà Long Vương (Mahā-gandha-kusuma), Hoa Tạng Long Vương (Kumudākara), Xích Nhãn Long Vương (Ratna-netre: Bảo Nhãn), Đại Tràng Phan Long Vương (Mahā-ketu-dhvaja), Đại Vân Tạng Long Vương (Mahā-megha-garbha), Tuyết Sơn Long Vương (Himavatā), Uy Đức Tạng Long Vương (Śrī-garbha), Vân Kích Long Vương (Megha-śaktika), Trì Dạ Long Vương (Rajanin-dhara), Vân Long Vương (Megha), Vân Vũ Long Vương (Meghāmbuda), Đại Vân Vũ Long Vương (Mahā-meghāmbuda), Đại Quang Long Vương (?Vaiśvānara-
tejasa),Vân Thanh Ly Sân Khuể Long Vương (Meghaśvara-vigata-krodha), Ác Bình Long Vương (Kakuba), Long Mãnh Long Vương (Nāgaśūra), Diễm Quang Long Vương (Jalandhara), Vân Cái Long Vương (Megha-cchatra), Ưng Kỳ La Mục Khư Long Vương (Iṅgīra-mukha), Uy Đức Long Vương (Tejasvina), Xuất Vân Long Vương (Megha-sphūdita), Vô Biên Bộ Long Vương (Ananta-krama), Tô Sư Noa Long Vương (Suṣeṇa), Đại Thân Long Vương (Mahā-śarīra), Lang Phước Long Vương (Vṛkodara), Tịch Tĩnh Long Vương (Śāntina), Cần Dũng Long Vương (Vīra), Lão Ô Long Vương (Kāka-nada), Ô Đồ La Long Vương (Uddhura), Mãnh Độc Long Vương (Viṣogra), Diệu Thanh Long Vương (Sughoṣa), Cam Lộ Kiên Long Vương (Amṛtasāra), Đại Tán Vũ Long Vương (Mahā-pravarṣaka), Ẩn Chấn Thanh Long Vương (idyun-nada), Tương Kích Thanh Long Vương (Saṃghaṭṭa-śabda), Cổ Thanh Long Vương (Duṇḍubhi-svara), Chú Cam Lộ Long Vương (Amṛta-dhara), Lôi Kích Long Vương (Garja-sphoṭaka), Dũng Mãnh Quân Long Vương (Sūra-ṣeṇa), Na La Diên Long Vương (Nārāyaṇa), Mã Khẩu Long Vương (Vadavā-mukha), Vĩ Yết Tra Long Vương (Vikaṭa).
Có các vị Đại Long Vương của nhóm như vậy là bậc Thượng Thủ (Pramukha)
_ Lại có 84 câu chi trăm ngàn na dữu đa các vị Long Vương đều đến ngồi tại Hội. Thời tất cả hàng Long Vương từ chỗ ngồi đứng dậy, đều chỉnh sửa quần áo, trật áo hở vai phải, chắp tay hướng về Đức Phật. Liền đem mọi loại vô lượng vô biên a tăng kỳ số: hương, hoa, hương xoa bôi, hương bột, vòng hoa, quần áo, phướng báu, lọng báu, Long Hoa (Nāga-puṣpa), mão báu, chuỗi Anh Lạc châu báu, hoa báu, lụa là, lưới võng châu báu…vi diệu, che trùm bên trên Đức Như Lai, tấu mọi kỹ nhạc, khởi Tâm rất ân trọng kỳ lạ đặc biệt, nhiễu quanh Đức Phật theo bên phải, xong lui về trụ một bên.
Khi ấy, Tâm của các vị Rồng phát ra Nguyện này:
“_ Hết thảy tất cả biển các Thế Giới, biển thân (Kāya) nhiều như bụi nhỏ, tất cả biển chư Phật Bồ Tát chúng tràn khắp cả hết thảy biển các Thế Giới…đã vượt hơn hết thảy biển tất cả nhóm bụi nhỏ của bốn Đại: đất, nước, lửa, gió. Hết thảy biển tất cả các hình sắc ảnh tượng nhiều như số bụi nhỏ đã vượt hơn biển vô lượng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tuyên nói a tăng kỳ số các nhóm Thân. Ở một Thân hóa làm biển mây vô lượng a tăng kỳ các bàn tay tràn đầy khắp mười phương. Lại ở trong một phần bụi nhỏ hóa ra biển mây vô lượng cúng dường tràn đầy khắp mười phương. Chúng con đều cầm giữ, đem cúng dường biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Biển mây vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tuyên nói a tăng kỳ số không có gián đoạn sắc thân Hạnh Nguyện của Phổ Hiền trụ đầy bờ mé hư không. Biển mây Sắc Thân của Bồ Tát như vậy, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Chúng Quang Minh Sắc Nhất Thiết Nhật Nguyệt Thân Cung Điện Đạo Trường, đem biển mây tất cả vòng hoa báu, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Quang Minh Tạng Lâu Các, đem biển mây Nhất Thiết Mạt Hương Thụ Tạng, đem biển mây Nhất Thiết Thiêu Hương Hiện Nhất Thiết Sắc, đem biển mây Nhất Thiết Kích Chư Âm Nhạc Thanh, đem mây biển tất cả cây Hương. Nhóm như vậy nhiều vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tuyên nói a tăng kỳ số mây biển tất cả cúng dường như vậy.
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Trang Nghiêm Cảnh Giới Chiếu Diệu Tạng Ma Ni Vương trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Phổ Biến Bảo Vũ Trang Nghiêm Ma Ni Vương, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Quang Diễm Phật Quyết Định Âm Nhạc Ma Ni Vươn, đem biển mây Nhất Thiết Phật Pháp Bình Đẳng Âm Thanh Phổ Biến Ma Ni Bảo Vương, đem biển mây Nhất Thiết Phổ Môn Bảo Diễm Chư Phật Hóa Quang, đem biển mây Nhất Thiết Chúng Quang Minh Trang Nghiêm Hiển Hiện Bất Tuyệt Ma Ni Bảo Vương, đem biển mây Nhất Thiết Quang Diễm Thuận Phật Thánh Hạnh Ma Ni Bảo Vương, đem biển mây Nhất Thiết Hiển Hiện Như Lai Bất Khả Tư Nghị Phật Sát Điện Quang Minh Ma Ni Vương, đem biển mây Nhất Thiết Gián Thác Bảo Vi Trần Tam Thế Phật Thân Ảnh Tượng Thị Hiện Biến Chiếu Ma Ni Vương.
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem mây biển Nhất Thiết Bảo Hương Gián Thác Hoa Lâu Các, đem biển mây Nhất Thiết Vô Biên Sắc Ma Ni Bảo Vương Trang Nghiêm Lâu Các, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Đăng Hương Diễm Quang Lâu Các, đem biển mây Nhất Thiết Trân Châu Diệu Sắc Lâu Các, đem biển mây Nhất Thiết Hoa Đài Lâu Các, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Anh Lạc Trang Nghiêm Lâu Các, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Vi Trần Số Nghiêm Sức Vô Lượng Trang Nghiêm Thị Hiện Lâu Các, đem biển mây Nhất Thiết Biến Mãn Diệu Trang Nghiêm Lâu Các, đem biển mây Nhất Thiết Môn Hoa Tràng Thùy Linh La Võng Lâu Các. [ND: Lâu Các là lầu gác]
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Diệu Kim Bảo Gián Tạp Trang Nghiêm Anh Lạc Bảo Hoan Hỷ Tạng Sự Tử Tòa, đem biển mây Nhất Thiết Hoa Chiếu Diệu Gián Tạp Sư Tử Tòa, đem biển mây Nhất Thiết Đế Thanh Ma Ni Diêm Phù Đàn Diệu Sắc Liên Hoa Tạng Sư Tử Tòa, đem mây biển Nhất Thiết Ma Ni Đăng Liên Hoa Tạng Sư Tử Tòa, đem biển mây Nhất Thiết Ma Ni Quang Bảo Tràng Diệu Liên Hoa Tạng Sư Tử Tòa, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Trang Nghiêm Diệu Sắc Liên Hoa Tạng Sư Tử Tòa, đem biển mây Nhất Thiết Lạc Kiến Nhân Đà La Liên Hoa Quang Tạng Sư Tử Tòa, đem biển mây Nhất Thiết Vô Tận Quang Diễm Uy Thế Liên Hoa Tạng Sư Tử Tòa, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Quang Phổ Chiếu Liên Hoa Tạng Sư Tử Tòa, đem biển mây Nhất Thiết Phật Âm Thanh Liên Hoa Quang Tạng Sư Tử Tòa. [ND: Tòa (Āsana) là cái tòa ngồi, chỗ ngồi]
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Diệu Hương Ma Ni Thụ, đem biển mây Nhất Thiết Chư Diệp Chu Táp Giai Như Hợp Chưởng Xuất Hương Khí Thụ, đem biển mây Nhất Thiết Trang Nghiêm Hiện Vô Biên Minh Sắc Thụ, đem biển mây Nhất Thiết Hoa Vân Thùy Bố Bảo Thụ, đem biển mây Nhất Thiết Xuất Ư Vô Biên Trang Nghiêm Tạng Thụ, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Diễm Luân Điên Thụ, đem mây biển Nhất Thiết Chiên Đàn Mạt Bồ Tát Thị Thiện Thần Thông Thân Thụ, đem biển mây Nhất Thiết Bất Tư Nghị Vô Biên Thụ Thần Trang Nghiêm Bồ Đề Đạo Trường Bảo Y Tạng Nhật
Điện Quang Minh Thụ, đem biển mây Nhất Thiết Diệu Âm Thanh Lưu Xuất Ý Lạc Âm Phổ Biến Kim Quang Thụ [ND: Thụ (Vṛkṣa) là cái cây]
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Vô Biên Bảo Sắc Liên Hoa Tạng Sư Tử Tọa, đem biển mây Nhất Thiết Chu Táp Ma Ni Vương Điện Tạng Sư Tử Tọa, đem biển mây Nhất Thiết Anh Lạc Trang Nghiêm Tạng Sư Tử Tọa, đem biển mây Nhất Thiết Chư Diệu Bảo Man Đăng Diễm Tạng Sư Tử Tọa, đem biển mây Nhất Thiết Viên Âm Xuất Bảo Vũ Tạng Sư Tử Tọa, đem biển mây Nhất Thiết Hoa Hương Liên Hoa Trang Nghiêm Bảo Tạng Sư Tử Tọa, đem biển mây Nhất Thiết Phật Tòa Hiện Trang Nghiêm Ma Ni Vương Tạng Sư Tử Tọa, đem biển mây Nhất Thiết Lan Thuẫn Thùy Anh Lạc Trang Nghiêm Tạng Sư Tử Tọa, đem biển mây Nhất Thiết Ma Ni Bảo Phong Kim Mạt Hương Thai Tạng Sư Tử Tọa, đem biển mây Nhất Thiết Diệu Hương Bảo Linh La Võng Phổ Trang Nghiêm Nhật Điện Tạng Sư Tử Tọa. [ND: Sư Tử Tọa (Siṃhāsana) là Tòa Sư Tử]
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Như Ý Ma Ni Bảo Vương Trướng, đem biển mây Nhất Thiết Đế Thanh Bảo Hoa Nhị Nhất Thiết Hoa Trang Nghiêm Trướng, đem biển mây Nhất Thiết Hương Ma Ni Trướng, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Đăng Diễm Hình Trướng, đem biển mây Nhất Thiết Phật Thần Lực Xuất Thanh Ma Ni Bảo Vương Trướng, đem biển mây Nhất Thiết Hoa Quang Diễm Bảo Trướng, đem biển mây Nhất Thiết Diệu Linh Phổ Biến Xuất Thanh Diễm Trướng, đem biển mây Nhất Thiết Vô Biên Sắc Vô Cấu Diệu Ma Ni Đài Liên Hoa Diễm Trướng, đem biển mây Nhất Thiết Kim Nhị Đài Đại Quang Bảo Tràng Trướng, đem biển mây Nhất Thiết Bất Tư Nghị Trang Nghiêm Chư Quang Anh Lạc Trướng [ND: Trướng là cái trướng, cái màn che]
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Tạp Diệu Ma Ni Bảo Cái, đem biển mây Nhất Thiết Vô Lượng Quang Minh Trang Nghiêm Hoa Cái, đem biển mây Nhất Thiết Vô Biên Sắc Trân Châu Tạng Diệu Cái, đem biển mây Nhất Thiết Chư Phật Bồ Tát Từ Môn Âm Ma Ni Vương Cái, đem biển mây Nhất Thiết Diệu Bảo Diễm Hoa Man Diệu Cái, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Quang Minh Trang Nghiêm Thùy Linh La Võng Diệu Cái, đem biển mây Nhất Thiết Ma Ni Thụ Chi Anh Lạc Cái, đem biển mây Nhất Thiết Nhật Chiếu Minh Triệt Diễm Ma Ni Vương Chư Hương Yên Cái, đem biển mây Nhất Thiết Chiên Đàn Mạt Tạng Phổ Biến Cái, đem biển mây Nhất Thiết Quảng Bác Phật Cảnh Giới Điện Quang Diễm Trang Nghiêm Phổ Biến Cái. [ND: Cái (cchatra) là cái lọng]
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Bảo Minh Luân, đem biển mây Nhất Thiết Vô Gián Bảo Diễm Quang Hình Luân, đem biển mây Nhất Thiết Hoa Vân Điện Quang
Luân, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Quang Phật Hóa Bảo Quang Minh Luân, đem biển mây Nhất Thiết Phật Sát Hiện Nhập Quang Luân, đem biển mây Nhất Thiết Phổ Môn Phật Cảnh Giới Hống Thanh Bảo Chi Quang Luân, đem biển mây Nhất Thiết Phật Sát Phệ Lưu Ly Bảo Tính Ma Ni Vương Quang Luân, đem biển mây Nhất Thiết Vô Biên Chúng Sinh Sắc Tâm Sát Na Hiển Hiện Quang Luân, đem biển mây Nhất Thiết Phật Nguyện Sinh Phóng Duyệt Ý Thanh Quang Luân, đem biển mây Nhất Thiết Sở Hóa Chúng Sinh Hội Diệu Âm Ma Ni Vương Quang Luân. [ND: Luân (Maṇḍala) là Đàn Trường]
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Ma Ni Tạng Diễm, đem biển mây Nhất Thiết Phật Sắc Thanh Hương Vị Xúc Quang Diễm, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Diễm, đem biển mây Nhất Thiết Phật Pháp Chấn Thanh Biến Mãn Diễm, đem biển mây Nhất Thiết Phật Sát Trang Nghiêm Điện Quang Diễm, đem biển mây Nhất Thiết Hoa Lâu Các Quang Diễm, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Mạt Quang Diễm, đem biển mây Nhất Thiết Kiếp Số Phật Xuất Âm Thanh Giáo Hóa Chúng Sinh Quang Diễm, đem biển mây Nhất Thiết Vô Tận Bảo Hoa Man Thị Hiện Chúng Sinh Quang Diễm, đem biển mây Nhất Thiết Chư Tòa Thị Hiện Quang Diễm. [ND: Diễm (Raśmi) là ngọn lửa, ánh lửa]
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Vô Biên Sắc Bảo Quang, đem biển mây Nhất Thiết Phổ Biến Ma Ni Vương Bảo Quang, đem biển mây Nhất Thiết Quảng Bác Phật Sát Trang Nghiêm Điện Quang, đem biển mây Nhất Thiết Hương Quang, đem biển mây Nhất Thiết Trang Nghiêm Quang, đem biển mây Nhất Thiết Phật Hóa Thân Quang, đem biển mây Nhất Thiết Chủng Chủng Bảo Thụ Hoa Man Quang, đem biển mây Nhất Thiết Y Phục Quang, đem biển mây Nhất Thiết Vô Biên Bồ Tát Chư Hạnh Danh Xưng Bảo Quang, đem biển mây Nhất Thiết Trân Châu Đăng Quang. [ND: Quang (Prabha) là ánh sáng, hào quang]
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng.
_ Lại đem biển mây Nhất Thiết Bất Khả Tư Nghị Ma Ni Bảo Quang Luân, đem biển mây Nhất Thiết Bảo Diễm Liên Hoa Quang, đem biển mây Nhất Thiết Vô Biên Sắc Ma Ni Bảo Quang Luân, đem biển mây Nhất Thiết Ma Ni Trân Châu Sắc Tạng, đem biển mây Nhất Thiết Ma Ni Diệu Bảo Chiên Đàn Mạt Hương, đem biển mây Nhất Thiết Ma Ni Bảo Cái, đem biển mây Nhất Thiết Thanh Tịnh Chư Diệu Âm Thanh Duyệt Khả Chúng Tâm Bảo Vương, đem biển mây Nhất Thiết Nhật Quang Ma Ni Trang Nghiêm, đem biển mây Nhất Thiết Vô Biên Bảo Tạng, đem biển mây tất cả sắc thân của Phổ Hiền.
Nhóm như vậy trụ đầy bờ mé hư không. Chúng con thảy đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, lễ bái biển tất cả chư Phật Bồ Tát chúng”.
Khi ấy các hàng Long Vương tác Nguyện đó xong, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, cúi đầu mặt làm lễ, được Thánh Chỉ của Đức Phật rỗi mỗi mỗi đều quay lại, y theo thứ tự mà ngồi.
Lúc đó, có một vị Long Vương tên là Vô Biên Trang Nghiêm Hải Vân Uy Đức Luân Cái, là chủ của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, được chẳng thoái chuyển, trụ ở Nguyện Lực. Vì muốn cúng dường, cung kính, lễ bái Đức Như Lai, nghe nhận Chính Pháp, đi đến Thiệm Bộ Châu (Jambu-dvīpa) này.
Thời vị Long Vương ấy từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh sửa quần áo, trật áo hở cánh tay phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con có chút điều muốn hỏi. Nguyện xin Đức Như Lai Chính Biến Tri nghe hứa”
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Vô Biên Trang Nghiêm Hải Vân Uy Đức Luân Cái Long Vương (Ananta-parikara-sāgara-megha-vyūha-tejo-maṇḍala-cchatrākāra-nāgā-rāja) rằng: “Ông, Đại Long Vương nếu có sự nghi ngờ thì tùy theo điều ông hỏi, Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói, khiến cho Tâm của ông được vui”.
Nói lời này xong, thời Vô Biên Trang Nghiêm Hải Vân Uy Đức Luân Cái Long Vương liền bạch Phật rằng: “Dạ vâng! Bạch Đức Thế Tôn! Làm thế nào hay khiến cho các hàng Long Vương diệt tất cả khổ, được nhận an vui ? Thọ nhận an vui xong, lại khiến cho ở Thiệm Bộ Châu này, tùy theo thời, tuôn cơn mưa ngọt, nuôi lớn tất cả cây cối, rừng rậm, cỏ thuốc, mầm non, lúa má…đều sinh ra mùi vị ngon ngọt, khiến cho tất cả con người ở Thiệm Bộ Châu thảy đều thọ nhận khoái lạc?”
Bấy giờ Đức Thế Tôn nghe lời này xong, liền bảo Vô Viên Trang Nghiêm Hải Vân Uy Đức Luân Cái Đại Long Vương rằng: “Lành thay! Lành thay! Nay ông vì các chúng sinh kia làm lợi ích, cho nên hay hỏi Như Lai sự việc của nhóm như vậy. Ông, Đại Long Vương hãn lắng nghe! Hãy khéo lắng nghe! Hãy lắng nghe cho kỹ! Ông nên tác Ý (Manasi-kāra), Ta vì ông nói
Này Long Vương! Ông thành tựu một Pháp khiến cho các vị Rồng diệt các khổ, đầy đủ an vui. Thế nào là một Pháp? Ấy là thực hành thương yêu giúp đỡ (Maitra: Từ).
Này Đại Long Vương! Nếu có Trời, Người thực hành Đại Từ (Mahā-Maitra) thì lửa chẳng thể thiêu đốt, đao chẳng thể gây hại, nước chẳng thể cuốn trôi, chẳng thể bị trúng chất độc, oán địch bên trong bên ngoài chẳng thể xâm nhiễu, an vui ngủ say, an vui tỉnh giấc. Dùng Phước của mình che trùm bảo vệ giữ gìn thân ấy. Dùng Đại Phước mà được Uy Đức, chẳng bị kẻ khác hiếp đáp. Ở trong cõi Người, Trời có hình mạo đoan nghiêm, được Chúng yêu kính. Nơi đã thực hành, không có trở ngại. Diệt trừ các khổ, Tâm được vui vẻ, đầy đủ các sự ưa thích. Do sức của Đại Từ cho nên sau khi chết, được sinh vào Phạm Thế (Brahma-loka: Thế Giới của Phạm Thiên)
Này Đại Long Vương! Nếu có Trời, Người tu Hạnh Đại Từ được Phước Lợi đó. Chính vì thế cho nên Long Vương dùng nghiệp thân của Từ, dùng nghiệp Ngữ của Từ, dùng nghiệp Ý của Từ….cần phải tu hành
Lại nữa Long Vương! Có Đà La Ni (Dhāraṇī) tên là Thí Nhất Thiết Chúng Sinh An Lạc (Sarva-sukhaṃ-dadā). Ông, các hàng Rồng thường nên đọc tụng, nối theo niệm thọ trì thì hay diệt sự khổ não của tất cả các Rồng, ban cho họ sự an vui. Các hàng Rồng kia đã được vui thích xong, ở Thiệm Bộ Châu này hay y theo Thời, tuôn rót cơn mưa ngọt, khiến cho tất cả cây cối, rừng rậm, cỏ thuốc, mầm non, lúa má đều được tăng trưởng”
Lúc đó, Long Vương lại bạch Phật rằng: “Thế nào gọi là câu Đà La Ni ban cho tất cả niềm vui?”.
Bấy giờ Đức Thế Tôn liền nói Đà La Ni là:
“Đát nễ-dã tha (1) đà la nê, đà la nê (2) ốt đá la nê (3) tam bát-la để sắt-xỉ đá (4) vĩ nhạ phộc dã, vạt la noa (5) tát để-dã bát-la chỉ-nương (6) tát hạ chỉ-nương phộc để
(7) ốt đáp-bá na nãnh vĩ lô hạ nãnh (8) a tỳ sái tả nãnh (9) a tỳ phộc-dã hạ la (10) du bà phộc để (11) a nhạ ma để (12) ê hứ cấm bà lộ để (13) phộc hạ, ha la cật-lễ hướng độ nẵng (14) bá bả thú đà dã (15) mạt hiến nãnh lý hạ ca đạt ma đa (16) thuật đà, lộ ca (17) vĩ để minh la hạ, la nhạ tố (18) nậu khư, xả ma nẵng (19) tát phộc mẫu đà (20) phộc lộ ca nẵng địa sắt-xỉ đế (21) bát-la chỉ-nương nẵng nghê, sa-phộc hạ (22)”
*) Tadyathā: Dhāraṇi dhāraṇi uttāraṇi saṃpratiṣṭhitā vijaya-varṇa satya-pratijñā sahā-jñāna-vati utpādani vināśani abhiṣecani abhivyāhāra śubhāvati ajīmatāmahi kumbāla-nivāhā, hara kleśān, dhunu pāpaṃ śodhaya-mārgān, nirīhaka-dharmatā, śuddhāloka, vitimirā-rajasa, duḥkha-śamana, sarva-buddha- avalokana-adhiṣṭhite, sahā-prajñā, jñābhe, svāhā
Đức Phật bảo Long Vương: “Câu Đà La Ni này là nơi gia trì của tất cả chư Phật. Các ông thường nên thọ trì, đọc tụng, thành tất cả Nghĩa Lợi, được vào Pháp Môn. Đấy gọi là câu ban cho tất cả niềm vui.
Lại nữa Long Vương! Có Đại Vân Sở Sinh Gia Trì Trang Nghiêm Uy Đức Tạng Biến Hóa Trí Tràng Giáng Thủy Luân Cát Tường Kim Quang ở đầu một sợi lông của Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) đã sinh ra Chủng Tính, danh hiệu của Như Lai. Các ông cũng nên nghĩ nhớ thọ trì thì tất cà Long Vương, quyến thuộc, đồ chúng và các Long Nữ, loài sinh trong Cung…thảy đều trừ diệt hết thảy khổ não, ban cho họ sự an vui. Chính vì thế cho nên Long Vương cần phải xưng danh hiệu của Như Lai ấy
Nam mô Tỳ Lô Giá Na Tạng Đại Vân Như Lai
Nam mô Tính Hiện Xuất Vân Như Lai
Nam mô Trì Vân Vũ Như Lai
Nam mô Cát Tường Vân Uy Như Lai
Nam mô Đại Hưng Vân Như Lai
Nam mô Đại Phong Luân Vân Như Lai
Nam mô Đại Vân Thiểm Điện Như Lai
Nam mô Đại Vân Dũng Bộ Như Lai
Nam mô Tu Di Thiện Vân Như Lai
Nam mô Đại Vân Như Lai
Nam mô Đại Vân Luân Như Lai
Nam mô Đại Vân Quang Như Lai
Nam mô Đại Vân Sư Tử Tòa Như Lai
Nam mô Đại Vân Cái Như Lai
Nam mô Đại Thiện Hiện Vân Như Lai
Nam mô Vân Phước Như Lai
Nam mô Quang Luân Phổ Biến Chiếu Diệu Thập Phương Lôi Chấn Thanh Khởi Vân Như Lai
Nam mô Thập Phương Đại Vân Thanh Lương Lôi Thanh Thâm Ẩn Phấn Tấn Như Lai
Nam mô Bố Vân Như Lai
Nam mô Hư Không Vũ Vân Như Lai
Nam mô Tật Hành Như Lai
Nam mô Vân Thùy Xuất Thanh Như Lai
Nam mô Vân Thị Hiện Như Lai
Nam mô Quảng Xuất Vân Như Lai
Nam mô Kích Vân Như Lai
Nam mô Vân Chi Phần Như Lai
Nam mô Như Trước Vân Y Như Lai
Nam mô Vân Miêu Giá Tăng Trưởng Như Lai
Nam mô Thừa Thượng Vân Như Lai
Nam mô Phi Vân Như Lai
Nam mô Vân Danh Như Lai
Nam mô Tán Vân Như Lai
Nam mô Đại Ưu Bát La Hoa Vân Như Lai
Nam mô Đại Hương Thân Vân Như Lai
Nam mô Đại Dũng Vân Như Lai
Nam mô Đại Tự Tại Vân Như Lai
Nam mô Quang Minh Vân Như Lai
Nam mô Đại Vân Thí Như Lai
Nam mô Đại Vân Ma Ni Bảo Tạng Như Lai
Nam mô Vân Thanh Tạng Như Lai
Nam mô Vân Tộc Như Lai
Nam mô Vân Nhiếp Thọ Như Lai
Nam mô Tán Hoại Phi Thời Vân Bạc Như Lai
Nam mô Đại Vân Cao Hưởng Như Lai
Nam mô Đại Phát Thanh Vân Như Lai
Nam mô Đại Giáng Vũ Vân Như Lai
Nam mô Tộc Sắc Lực Vân Như Lai
Nam mô Đại Vân Tinh Vũ Như Lai
Nam mô Lưu Thủy Đại Vân Như Lai
Nam mô Đại Vân Mãn Hải Như Lai
Nam mô Dương Diệm Hạn Thời Chú Vũ Vân Như Lai
Nam mô Vô Biên Sắc Vân Như Lai
Nam mô Nhất Thiết Sai Biệt Đại Vân Thị Hiện Thiệm Bộ Đàn Phi Vân Uy Đức Nguyệt Quang Diễm Vân Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Tam Miểu Tam Phật Đà
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói tên gọi của Như Lai xong, liền bảo Vô Biên Trang Nghiêm Hải Vân Uy Đức Luân Cái Long Vương rằng: “Này Đại Long Vương! Danh hiệu của nhóm Như Lai này. Các ông, tất cả các Rồng nếu hay thọ trì, xưng tên, lễ kính thì tất cả các Rồng thảy đều giải thoát hết thảy nạn khổ, được an vui khắp. Được an vui xong, liền hay ở Thiệm Bộ Châu này tuôn rót mưa ngọt khiến cho tất cả cỏ thuốc, rừng rậm, cây cối, mầm non, lúa má thảy đều tăng trưởng”
Lúc đó, Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Chủ Vô Biên Trang Nghiêm Hải Vân Uy Đức Luân Cái Long Vương lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con khải thỉnh Đức Như Lai nói câu Đà La Ni, khiến cho ở thời Mạt Thế sau này, khi Thiệm Bộ Châu này có nơi bị đại hạn, chẳng thể tuôn mưa xuống thì tụng Đà La Ni này liền sẽ tuôn mưa.
Đói khát, đời ác rất nhiều bệnh tật, Phi Pháp (A-dharma), đấu tranh, người dân bị khủng bố, Yêu Tinh biến quái gây tai hại nối tiếp nhau, Có vô lượng khổ não của nhóm như vậy, dùng Uy Thần của Phật gia trì đều được trừ diệt.
Nguyện xin Đức Thế Tôn dùng Đại Từ Bi thương xót các chúng sinh, vì họ nói câu Đà La Ni cảnh giác các Rồng đều khiến cho thọ trì, hay khiến cho chư Thiên vui mừng hớn hở, hay nghiền nát tất cả các Ma, che chận tai hại bức não chúng sinh, hay làm việc cát tường dứt trừ tại vạ, hay trừ Yêu Tinh biến quái. Đức Như Lai đã nói năm loại chướng ngại của mưa cũng đều tiêu diệt, liền khiến cho Thiệm Bộ Châu mưa thấm đúng thời. Nguyện xin Đức Như Lai vì chúng con nói” KINH ĐẠI VÂN LUÂN
THỈNH VŨ (Cầu mưa)
_QUYỂN THƯỢNG (Hết)_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.78.131 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.