Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
QUYỂN BA
Lúc bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch đức Thế Tôn rằng: Những việc xưa kia của Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát, con đã nghe Phật nói. Vậy Bồ Tát đó có những Tam ma địa gì? Kính mong đức Thế Tôn vì con tuyên nói.
Phật dạy: Này thiện nam tử! Những môn Tam ma địa ấy là: Hữu tướng tam ma địa, Vô tướng tam ma địa, Kim Cang sanh tam ma địa, Nhật quang minh tam ma địa, Quảng bát tam ma địa, Trang nghiêm tam ma địa, Tinh kỳ tam ma địa, Tát trang nghiêm tam ma địa, Trang nghiêm vương tam ma địa, Chiếu thập phương tam ma địa, Diệu nhãn tam ma địa, Trì pháp tam ma địa, Diệu tối thắng tam ma địa, Thí ái tam ma địa, Kim Cang phiên tam ma địa, Quán sát nhứt thiết thế giới tam ma địa, Lạc thiện thệ tam ma địa, Thần thông nghiệp tam ma địa, Phật đảnh luân tam ma địa, Diệu nhãn nguyệt tam ma địa, Liễu đa quyến thuộc tam ma địa, Thiên nhãn tam ma địa, Minh chiếu kiếp tam ma địa, Biến hiện kiến tam ma địa, Liên hoa thượng tam ma địa, Thượng vương tam ma địa, Thanh tịnh a tỳ tam ma địa, Tín tướng tam ma địa, Thiên luân tam ma địa, Sái cam lồ tam ma địa, Luân quang minh tam ma địa, Hải thâm tam ma địa, Ða cung tam ma địa, Ca lăng tần già thinh tam ma địa, Thanh liên hoa hương tam ma địa, Vận tải tam ma địa, Kim Cang khải tam ma địa, Trừ phiền não tam ma địa, Sư tử bộ tam ma địa, Vô thượng tam ma địa, Hàng phục tam ma địa, Diệu nguyệt tam ma địa, Quang diệu tam ma địa, Bách quang minh tam ma địa, Quang xí thạnh tam ma địa, Quang minh nghiệp tam ma địa, Diệu tướng tam ma địa, Khuyến a tô tam ma địa, Cung điện tam ma địa, Hiện viên tịch tam ma địa, Ðại đăng minh tam ma địa, Ðăng minh vương tam ma địa, Cứu luân hồi tam ma địa, Văn tự dụng tam ma địa, Thiên hiện tiền tam ma địa, Tương ưng nghiệp tam ma địa, Kiến chơn như tam ma địa, Ðiển quang tam ma địa, Long nghiêm tam ma địa, Sư tử tần thân tam ma địa, Ta để diện tam ma địa, Vãng phục tam ma địa, Giác ngộ biến tam ma địa, Niệm căn tăng trưởng tam ma địa, Vô tướng giải thoát tam ma địa, Tối thắng tam ma địa, Khai đạo tam ma địa.
Thiện nam tử! Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát chẳng những chỉ có tam ma địa ấy (tam muội, chánh định) mà còn ở mỗi một lỗ chân lông đầy đủ trăm ngàn vạn tam ma địa. Thiện nam tử! Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát còn ở địa vị Bồ Tát mà công đức như thế, cho đến chư Phật Như Lai phải khen ngợi tán thán công đức chưa từng có vậy.
Thiện nam tử! Khi xưa tôi (Phật) còn làm Bồ Tát, cùng với năm trăm người lái buôn, muốn vào nước Sư tử, đem theo các xe cộ, lạc đà, trâu …để tìm kiếm của báu. Tôi dẫn đầu đi đến nước đó, phải đi qua các làng xóm tụ lạc, các thành ấp, khi đến bờ biển, tôi cùng các lái buôn đều lên một chiếc thuyền lớn để đi, lúc bấy giờ đã vào thuyền. Tôi hỏi chủ thuyền: Ông xem chiều gió kia thổi từ đâu đến, thổi đến nước nào? Hay là đến bảo châu, hay nước Xà Bà, nước La Sát ư? Chủ thuyền ấy xem chiều giới rồi nói thế này: Gió này nên hướng về nước Sư tử mà đi. Thuyền trương buồm nương gió đến nước Sư tử, ở trong nước đó có 500 nữ La sát. Bỗng nhiên biến gió thổi mạnh, biển nổi sóng cuồn cuộn thuyền bị đập vỡ.
Khi ấy các người lái buôn hụp lặn trong nước, thân kia trôi giạt vào bờ và lên được trên bờ. Năm trăm nữ La sát ấy thấy các người lái buôn, ai nấy đều lòng rung động, kêu réo hét lên những tiếng dữ tợn rồi hiện thành những cô gái trẻ đẹp, đến chỗ lái buôn. Họ đem y phục cho các lái buôn, được mặc đồ rồi, tự mình vắt những đồ ướt khiến phơi mau khô. Rời khỏi bờ biển, chúng tôi đến dưới cây Chiêm Ba Ca để nghỉ ngơi. Nghỉ xong cùng nhau nói rằng: Chúng ta nay đây biết làm thế nào? Sanh nhai nghề gì? Chẳng còn phương kế tính liệu làm sao? Nói rồi lặng thinh.
Bấy giờ bọn nữ La sát đến trước những lái buôn nói như thế này: Tôi không có chồng, nên làm chồng mà ở với tôi. Ở đây tôi có đồ ăn, thức uống, y phục, kho tàng, vườn cây, ao tắm. Bấy giờ các nữ La sát, mỗi người đem một người lái buôn về chỗ mình ở. Ở đó trong hàng nữ La sát có một người làm đại chủ tể tên là Ra để Ca lãm. Nữ la sát ấy đem tôi về ở nhà nó. La sát lấy các món ăn cao lương mỹ vị cung cấp cho tôi thật đầy đủ. Tôi được sống sung sướng không khác gì ở nhân gian. Ăn ngủ ở đó trải qua thời gian hai ba cho đến bảy tuần lễ. Thoạt nhiên tôi thấy Ra để Ca lãm vui cười mừng rỡ.
Bấy giờ lòng tôi sanh nghi lấy làm lạ là chưa bao giờ thấy nữ La sát ấy cười lên như thế. Tôi liền hỏi: Cô nay cớ chi mà vui cười như vậy. Nữ La sát nói: Nước Sư Tử này là chỗ nữ La sát ở, tôi sợ tổn hại tánh mạng ông. Tôi lại hỏi: Làm sao mà cô biết? Nữ La sát nói: Chớ qua đường hướng nam mà đi. Vì sao vậy? Vì ở đó có thành sắt trên dưới bao quanh không có cửa ngõ, trong đó vô số người lái buôn phần nhiều đã bị ăn thịt chỉ còn xương trắng, nay trong đó có kẻ còn người mất, không tin lòng nhau, thì ông hãy theo đường này đến đó, tự nhiên sẽ tin tôi. Khi ấy tôi chờ đến nửa đêm thì La sát ngủ mê, tôi là Bồ Tát cầm nguyệt quang kiếm soi đờng qua phía nam, đi chung quanh thành sắt mà xem, thấy không có cửa lớn, không có cửa nhỏ, bên thành sắt có một cây Chiêm Ba Ca. Liền leo lên cây, tôi lớn tiếng kêu hỏi thì các người lái buôn trong thành bảo tôi rằng: Hiền đại Thương Chủ! Hãy trở lại đi, biết không? Chúng tôi bị bọn nữ La sát đem nhốt trong thành sắt này, cứ mỗi ngày ăn thịt trăm người.”
Khi nghe các bạn nói những việc đã xảy ra, tôi liền trụt xuống cây Chiêm Ba La, lui y đường cũ phía nam mà cấp tốc trở về chỗ nữ La sát. Lúc ấy La sát bảo tôi rằng: Hiền đại thương chủ! Thành sắt đã nói, trở về thấy chăng? Ông nên nói thật. Tôi nói: Ðã thấy. Tôi hỏi: Làm cách nào cho tôi được ra khỏi nơi này? La sát bảo với tôi rằng: Nay có một cách hay có thể khiến ông yên ổn, ra khỏi nước Sư tử này mà trở về Nam Thiệm Bộ châu. Tôi thấy nói lời phải ấy tôi lại hỏi tiếp cô ta chỉ cho tôi đường nào ra khỏi nước này. Khi ấy Ra để Ca lãm bảo với tôi rằng: Có Thánh Mã Vương hay cứu độ tất cả hữu tình. Tôi liền tìm qua chỗ Thánh Mã Vương, Ngài đang lăn mình nơi đất cát vàng, ăn bạch dược thảo, ăn rồi rung mình đứng dậy lông thân quất ngược, làm như thế rồi mà nói lên rằng: Người nào muốn qua bờ bên kia. Ba lần kêu hỏi: Nếu người nào muốn đi hãy tự nói lên.
Tôi thưa với Thánh Mã Vương rằng: Tôi nay muốn qua bên kia, nói xong tôi vội trở về nhà nữ La sát để cùng ngủ nghỉ. La sát ngủ dậy lòng sanh hối hận những việc đã qua mà hỏi tôi rằng: Thương chủ! Thân ông thế nào? Có lạnh lắm chăng? Hỏi vậy tôi biết ý La sát không muốn cho tôi đi. Tôi liền lấy cớ bảo cô ta rằng: Tôi mới vừa ra ngoài thành, đại tiểu tiện mà trở vào cho nên bị lạnh. La sát bảo tôi nên đi ngủ sớm. Ðến mặt trời mọc tôi mới dậy. Tôi kêu các bạn lái buôn cùng đi rằng: Nay nên ra khỏi thành này mà du ngoạn. Khi ấy các bạn lái buôn tôi đều ra khỏi thành, đến ở một chỗ mà nghỉ, rồi cùng nhau bàn luận: Nay trong chúng ta vợ người nào thật thương chồng? Thấy những gì và làm những việc gì?
Lúc ấy trong chúng tôi có người nói rằng: Họ lấy những đồ ăn cao lương mỹ vị cung cấp cho tôi.
Người khác lại bảo: Họ lấy các thứ y phục đẹp đẽ cho tôi, hoặc nói lấy mão trời, vòng ngọc, đeo tai, y phục cho tôi.
Hoặc: Tôi đã không được vừa lòng.
Kẻ nữa lại bảo: Họ lấy các món long xạ hương, chiên đàn hương cho tôi. Khi các bạn lái buôn tôi nói xong, tôi bảo: Các bạn khó giải thoát. Bởi vì sao? Vì thương yêu nữ La sát vậy. Những người lái buôn nghe lòng nghĩ lo sợ mà hỏi rằng: Ðại thương chủ! Thật như vậy ư?
Tôi mới bảo rằng: Ðây là nước Sư Tử, chỗ nữ La sát ở chứ chẳng phải người vậy. Ðây thật là lời nữ La sát nói với tôi: Chỉ có Phật Pháp Tăng mới biết rõ đây là nữ La sát. Bấy giờ các lái buôn nghe rồi tôi liền bảo họ rằng: Nước Sư Tử này có Thánh Mã vương hay cứu tất cả hữu tình. Ngài lăn mình nơi đất cát vàng, ăn đại bạch dược thảo, ăn rồi rùng mình đứng dậy lông thân quật ngược mà ba lần kêu hỏi lên rằng: Ai muốn qua bờ bên kia? Tôi thưa Ngài Mã Vương rằng: Tôi nay muốn qua bờ bên kia. Bấy giờ các lái buôn lại nói với tôi rằng: Ngày nào đi? Tôi bảo các người ấy sau ba ngày quyết định sẽ đi. Các người hãy nên sắm đủ lương thực. Nói xong sau đó tôi và các bạn lái buôn cùng trở vào thành. Ai nấy đều trở về nhà nữ La sát. La sát thấy tôi về đến niềm nở thăm hỏi: Ông có mệt nhọc chăng? Tôi hỏi cô La sát: Tôi chưa từng thấy ý người vui vẻ, vườn cây ao tắm là có thật ư? Lúc ấy La sát bảo với tôi rằng: Ðại thương chủ! Nước Sư tử này có các thứ hợp ý vừa lòng: Vườn cây, ao tắm. Tôi bảo cô ta rằng: Hãy sắm đủ lương thực cho tôi, tôi muốn sau ba ngày đi dạo xem vườn cây, ao tắm, xem những danh hoa đẹp đẽ kia, tôi sẽ hái các thứ hoa ấy mà đem về nhà. Cô La sát bảo với tôi rằng: Ðại thương chủ! Tôi sẽ sắm đủ lương thực. Lúc ấy sợ cô La sát biết phương kế chắc sẽ giết tôi, tôi nghĩ như vậy mà làm thinh. Cô La sát lấy đồ ăn thức uống rất ngon cho tôi ăn, ăn rồi tôi than thở. Cô La sát hỏi: Ðại thương chủ! Cớ chi mà than thở vậy? Tôi bảo cô rằng: Tôi vốn là người Nam Thiệm Bộ châu, nghĩ nhớ đất cũ. Cô La sát bảo tôi rằng: Ðại thương chủ! Chớ nhớ xứ cũ làm gì. Nước Sư Tử này có các thứ ăn uống, y phục, kho tàng các điều hợp ý vừa lòng: Vườn cây, ao tắm, thọ hưởng các thứ khoái lạc. Cớ vì sao lại nhớ Nam Thiệm Bộ châu kia? Tôi bấy giờ làm thinh mà yên ở đó. Qua ngày ấy rồi, đến ngày thứ hai, cô La sát sắm đủ các thứ lương thực đồ ăn uống cho tôi. Các thương nhơn khác cũng đều sắm đủ lương thực. Qua ngày thứ ba khi mặt trời vừa mới hừng mọc, tôi đem tất cả những người lái buôn đều ra khỏi thành. Ra khỏi thành chúng tôi cùng bàn: Chúng ta nay nên đi mau, không nên ngó lại nước Sư tử này. Nói xong tôi cùng chúng bạn tức thời vội vã qua đến chỗ Thánh Mã vương, đến nơi thấy Thánh Mã vương đang lăn mình ăn cỏ, ăn rồi rùng mình đứng dậy lông thân quật ngược. Khi ấy nước Sư tử đất đều chấn động, Mã vương ba lần nói rằng: Nay người nào muốn qua bờ bên kia? Các bạn lái buôn đồng nói lên rằng: Chúng tôi nay đều muốn qua bờ bên đó. Lúc ấy Thánh Mã vương vươn mình mạnh mẽ nói lời vội thúc rằng: Các người nên đi trước, chớ ngó lại nước Sư tử! Thánh Mã vương nói như vậy rồi, bấy giờ tôi thừa cỡi Mã vương đi trước, năm trăm lái buôn đều lên ngựa theo sau.
Khi ấy trong nước Sư tử các nữ La sát thoạt nghe tin các lái buôn đi, miệng nói lên những lời thống khổ, liền cấp tốc đuổi theo, theo sau kêu gào, khóc thương than thở! Các bạn lái buôn tôi nghe tiếng động lòng, quay đầu ngó lại, trong chốc lát đều rơi xuống nước. Các nữ La sát với thân kia lên thảy đều ăn thịt. Khi ấy chỉ còn một mình tôi về được Nam Thiệm Bộ Châu, Thánh Mã vương đưa tôi đến tận bờ biển. Ðến bờ, tôi bước xuống nhiễu quanh Thánh Mã vương ba vòng, rồi tìm đường mà về chỗ cũ. Ðã về đến nhà, cha mẹ thấy tôi ôm chân tôi mừng rỡ, thương khóc nước mắt tuôn trào. Cha mẹ trước kia vì thương nhớ tôi khóc than, nên đôi mắt phải mù lòa, nay tôi về lại sáng tỏ như xưa. Cha mẹ cùng tôi ở chung một chỗ. Tôi bèn thuật lại đầy đủ những việc đã trải qua cùng bao gian khổ. Cha mẹ nghe rồi bảo với tôi rằng: con ngày nay được toàn tánh mạng yên ổn mà về, ta hết sức sung sướng không còn lo buồn nữa, ta không mong con phải cho ta nhiều của báu, nay chính ta tự biết tuổi già sức yếu cần con gần gũi sớm chiều một bên, ta sẽ chết, con hãy làm chủ mà tống tang ta. Khi xưa che mẹ đã nói lên những lời ngọt lành như thế mà an ủi tôi. Trừ Cái Chướng! Tôi khi ấy làm thân thương chủ đã chịu những việc khổ sở nguy nan như vậy!
Bấy giờ, Ðức Phật dạy Trừ Cái Chướng Bồ Tát: Thánh Mã vương ấy tức Quán Tự Tại đại Bồ Tát, trong cơn nguy hiểm, lo sợ ấy đã cứu giúp tôi. Trừ Cái Chướng! Tôi nay không thể nói hết số lượng công đức của Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát. Tôi chỉ vì ông mà lược nói về Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát , trong lỗ chân lông nơi thân của Ngài đã có công đức. Trừ Cái Chướng! Thân Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, có lỗ lông vàng kim sắc, trong đó có vô lượng trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa Ngạn Ðạt Phạ. Những Ngạn Ðạt Phạ ấy không còn chịu khổ luân hồi mà hưởng thọ sự tối thắng khoái lạc, thọ dụng các vật ở cõi trời không cùng tận, không có ác tâm, không lòng ganh ghét, không tham sân si, thường tu hành Bát Chánh Ðạo, thường thọ pháp lạc.
Trừ Cái Chướng! Nơi trong lỗ chân lông vàng ấy, lại phóng ra hào quang như ý bảo châu. Tùy theo chúng Ngạn Ðạt Phạ kia, nghĩ tưởng điều cần dùng gì thì tùy ý biến hiện đầy đủ, ở trong lỗ chân lông vàng ấy, lại có lỗ chân lông đen, ở trong đó có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa các vị Tiên nhơn đủ thần thông, trong đó có kẻ đủ một thần thông, hoặc có kẻ đủ hai, ba, bốn, năm thần thông; cũng có kẻ đủ sáu món thần thông. Ở trong lỗ chân lông ấy, lại hiện đất bạc, vàng ròng làm núi, chót núi cao làm bằng bạc trắng, ba mươi bảy thứ ưa thích, hoa sen báu trang nghiêm núi ấy, ở trong núi kia có tám vạn bốn ngàn chúng Thần Tiên. Những Tiên chúng đó xuất hiện ra cây Kiếp Thọ, thân câu thì màu hồng thẫm, màu huỳnh kim, cành lá thì làm bằng bạc trắng, phóng ra ánh sáng quý báu. Lại nơi mỗi lỗ chân lông hiện ra bốn ao báu; nước ao có đầy đủ tám món công đức. Có những hoa hương thơm mầu nhiệm trổ khắp trong ao, hai bên bờ ao có cây Thiên Diệu Hương, cây Chiên Ðàn Hương, lại có cây Kiếp Thọ trang nghiêm, trên treo mão trời, dây ngọc vòng tai, có những chuỗi ngọc anh lạc đẹp đẽ trang sức cho cây. Trên cây treo các linh báu, có các diệu y Kiều Thi Ca phục sức. Ở dưới mỗi cây Kiếp Thọ có một trăm Ngạn Ðạt Phạ vương thường tấu các khúc âm nhạc êm dịu, lại có các bầy nai, chim, các giống linh cầm. Nghe âm nhạc rồi thảy đều suy nghĩ: Các loài hữu tình phần nhiều chịu khổ luân hồi. Vì sao người Nam Thiệm Bộ Châu phải chịu cảnh sanh, già, bịnh, chết. Thương nhau mà phải xa lìa, chịu các khổ như thế. Các loài cầm thú chim nai này nơi đây hết thảy đều nghĩ tưởng đến kinh Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương như thế thì liền ở đó có các món ăn uống cao lương mỹ vị của cõi trời, các hương thơm vi diệu cõi trời, các y phục mầu nhiệm của cõi trời. Nghĩ đến thì đầy đủ như ý.
Bấy giờ Ngài Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch đức Thế Tôn rằng: Thưa Thế Tôn! Con nay nghe việc đó thật là hy hữu! Phật dạy: Này thiện nam tử! Ý ông nghĩ sao? Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch đức Thế Tôn: Như vậy, loài hữu tình tâm chỉ nghĩ đến danh hiệu kinh này mà còn được lợi ích an vui như thế, huống nữa nếu lại có người nghe được kinh này mà hay biên chép truyền bá, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, cung kính. Những người như vậy thường được an vui. Hoặc lại có người đối với kinh này viết một chữ, thì người đó đời đương lai không còn chịu khổ luân hồi, vĩnh viễn không còn trong những nhà hà tiện như: hàng thịt cắt mổ … đã sanh ra thân thì hoàn toàn không chịu cảnh lưng gù, miệng méo, môi sứt, ghẻ lác, cùng hết thảy những bịnh tướng không đáng ưa, lại được thân tướng viên mãn, các căn đầy đủ, có thế lực lớn. Huống thọ trì đọc tụng, chép viết đầy đủ, cúng dường, cung kính thì người đó thu hoạch công đức nhiều biết là dường nào!
Bấy giờ đức Thế Tôn khen rằng: Lành thay! Lành thay! Trừ Cái Chướng! Ông nay khéo nói pháp như vậy, nay trong hội này, vô số trăm ngàn vạn Thiên, Long, Dược Xoa, Ngạn Ðạt Phạ, A Tô La, Nghiệt Lỗ Noa, Khẩn Na La, Ma Hộ La Nga, người và chẳng phải người. Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Ca, tất cả các chúng đó đều nghe pháp ông nói như vậy, nghe rồi đem truyền bá rộng rãi pháp môn do ông đã hỏi. Lúc đó Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch đức Thế Tôn rằng: Thưa Thế Tôn! Nay nói diệu pháp đây, các chúng trời người khởi lòng tin kiên cố. Ðức Thế Tôn khen rằng: Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ông có thể như thật hỏi lại Ngài Quán Tự Tại, lỗ chân lông trong thân đã hiện ra công đức như vậy. Trừ Cái Chướng! Ngài lại có lỗ chân lông trang nghiêm quý báu, trong đó có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa Ngạn Ðạt Phạ nữ, diện mạo đoan nghiêm, hình thể đẹp đẽ, các thứ trang nghiêm như vậy, sắc tướng dường như Thiên nữ. Các chúng kia khổ tham, sân, si đều không thể xâm hại nơi thân họ, mà cũng không chịu chút phần khổ não nào của cõi nhơn gian. Nữ Ngạn Ðạt Phạ ấy ở trong ba thời thường niệm danh hiệu Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát, thì những kẻ ấy lúc đó đều được tất cả vật cần dùng đầy đủ.
Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Con muốn vào trong lỗ chân lông kia để xem những việc đã có.
Phật dạy: Này thiện nam tử! Lỗ chân lông kia không có bờ cõi biên giới, như cõi hư không, không có chướng ngại. Thiện nam tử! Lỗ chân lông như vậy, không chướng, không ngại, cũng không xúc não. Trong lỗ chân lông kia, Ngài Phổ Hiền đại Bồ Tát đi vào trong đó trải qua mười hai năm mà không thấy được bờ cõi biên giới. Thấy trong mỗi lỗ chân lông có các Phật bộ an trụ. Vậy nên Ngài Phổ Hiền không thể thấy biên giới gần xa kia được. Còn các Bồ Tát khác làm thế nào mà được thấy biên giới!? Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Ngài Phổ Hiền đại Bồ Tát ở trong lỗ chân lông kia trải qua mười hai năm không thể thấy cõi biên giới mà các lỗ chân lông lại có trăm ngàn Ðức Phật ở trong đó. Ngài Phổ Hiền đại Bồ Tát còn không thể thấy được biên giới thì con nay làm thế nào mà vào trong ấy ư?
Phật dạy: Này thiện nam tử! Ta cũng không thấy như thế là vi diệu tịch tịnh, là vô tướng, cho nên hiện ra đại thân có đủ mười một mặt, có trăm ngàn mắt đầy đủ rộng lớn, được tương ưng với địa vị vắng lặng Niết Bàn. Ðại trí vô đắc, không có luân hồi, không thấy cứu độ, cũng không chủng tộc, không có trí huệ, cũng không có nói các pháp như vậy: như hình bóng, như tiếng vang. Thiện nam tử! Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát, không thấy không nghe, vì không có tự tánh, cho đến Như Lai cũng đã không thấy thì ý ông thế nào? Thiện nam tử! Phổ Hiền và hết thảy các vị Bồ Tát cũng đều đầy đủ như thế không thể nghĩ bàn, nhưng không thể rõ biết chỗ biến hóa của Quán Tự Tại.
Thiện nam tử! Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát biến hóa các việc cứu độ vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa hữu tình, khiến được vãng sanh về cõi Cực Lạc thế giới, thấy Phật Như Lai Vô Lượng Thọ, được nghe pháp yếu, khiến mau thành đạo bồ đề. Bấy giờ Ngài Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch đức Thế Tôn rằng: Không biết dùng phương tiện gì khiến con được thấy Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát?
Phật dạy: Này thiện nam tử! Bồ Tát kia chắc sẽ đến Tát Ha thế giới này mà diện kiến lễ bái cúng dường ta.
Khi ấy Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: Thưa đức Thế Tôn! Có thể biết Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát khi nào mới đến nơi đây? Phật dạy: Thiện nam tử! Khi mà căn cơ hữu tình ở đây thuần thục thì Quán Tự Tại đại Bồ Tát kia Ngài sẽ đến nơi đấy.
Bấy giờ Ngài Trừ Cái Chướng đại Bồ Tát lấy tay chống má suy nghĩ: Con nay có tội chướng gì? Thọ mạng tuy dài mà chẳng được lợi ích, không được thấy Ngài Quán Tự Tại để cung kính lễ bái, cũng như người mù đi giữa đường. Trừ Cái Chướng Bồ Tát lại bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát thật khi nào mới đến nơi đây? Ðức Thế Tôn mỉm cười dạy rằng: Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát ở đó không có thời gian mà Ngài lại đến đúng thời gian.
Thiện nam tử! Thân của Bồ Tát kia, có những lỗ chân lông tên Sái cam lồ, nơi trong những lỗ chân lông ấy, có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa trời người an trụ. Có kẻ chứng Sơ địa, Nhị địa cho đến có kẻ chứng vị Thập địa đại Bồ Tát. Trừ Cái Chướng! Trong những lỗ lông Sái cam lồ ấy, có sáu mươi núi vàng bạc quý báu. Mỗi núi kia có sáu vạn Du thiện na, chót cao chín vạn chín ngàn. Dùng Thiên diệu vàng báu làm trang nghiêm khắp ni, các Bồ Tát còn một đời bổ xứ làm Phật cũng đều an ở trong ấy. Lại có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa chúng Ngạn Ðạt Phạ ở trong những lỗ chân lông kia thường hằng tấu các khúc âm nhạc êm dịu. Trừ Cái Chướng! Trong lỗ chân lông Sái cam lồ, lại có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa cung điện, dùng Thiên ma ni quý báu nhiệm mầu mà trang nghiêm khắp nơi. Thấy rồi sanh lòng vui mừng. Lại có các thứ chơn châu chuỗi ngọc anh lạc chen nhau trang sức. Ở trong mỗi cung điện lại có Bồ Tát nói các pháp vi diệu, ra khỏi cung điện rồi mỗi mỗi đều đi kinh hành. Ở chỗ kinh hành có bảy mươi ao báu, nước trong ao có đầy đủ tám món công đức; có các thứ hoa gọi là hoa Ốt bát la, hoa Bát nạp ma, hoa Cự mẫu na, hoa Bôn noa lợi ca, hoa Tháo ngạn đà ca, hoa Mạn na la, hoa Ma ha mạn na la, hàm tiếu, ở tròn đầy đủ trong đó. Nơi đất kinh hành kia lại có cây Kiếp Thọ vừa lòng ưa thích, dùng vàng bạc cõi trời mà làm cành lá, trên treo các mão trời vòng tai ngọc quý, trang nghiêm các thứ trân châu báu anh lạc. Các Bồ Tát kia đi kinh hành rồi, nơi ban đêm phân thời niệm tụng các pháp Ðại Thừa, suy nghĩ chỗ tịch diệt Niết Bàn, nghĩ sự khổ địa ngục, ngã quỷ, bàng sanh, suy nghĩ như thế rồi, nhập vào Từ tâm tam muội.
Trừ Cái Chướng! Nơi trong lỗ chân lông kia xuất hiện các Bồ Tát như vậy. Lại có những lỗ chân lông gọi là Kim Cang Diệu. Trong đó có vô số trăm ngàn vạn chúng Khẩn Na La, nơi thân trang nghiêm các tràng hoa, các chuỗi ngọc anh lạc, dùng các dầu thơm vi diệu thoa thân, người thấy vui mừng, hằng thường niệm Phật Pháp Tăng. Ðược lòng tin bất hoại mà an trụ nơi pháp nhẫn từ, suy nghĩ đạo tịch diệt Niết Bàn để xa lìa luân hồi. Như vậy! Như vậy! Ðó, thiện nam tử! Chúng Khẩn Na La kia tâm sanh ưa mến. Trong lỗ chân lông ấy có vô số núi, nơi trong núi đó có hang Kim Cang báu, hang bằng vàng báu, hang bằng bạc báu, hang pha lê ca báu, hang sắc hoa sen báu, hang sắc màu xanh báu, có đầy đủ hang bảy báu như thế. Thiện nam tử! Nơi trong lỗ chân lông kia còn có nhiều sự biến hiện ấy. Trong đó có vô số cây Kiếp Thọ, vô số cây Chiên Ðàn lớn, các cây ấy tỏa ra hương thơm vi diệu, vô số ao tắm, trăm ngàn vạn bảo điện cung trời, pha đê ca trang nghiêm đẹp đẽ, những cung trời bảo điện trang nghiêm rất ưa thích xuất hiện ra như thế, chúng Khẩn Na La đều an nghỉ trong cung điện ấy. Ðã an nghỉ rồi lại nói pháp vi diệu gọi là Pháp Bố thí Ba la mật đa và pháp Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền Ðịnh, Trí huệ Ba la mật đa. Nói sáu pháp Ba la mật đa rồi mỗi mỗi đều đi kinh hành, các đường đi kinh hành nơi đó làm bằng vàng ròng, làm bằng bạc trắng, chung quanh ở đó có cây Kiếp Thọ, thân bằng vàng ròng thì lá bằng bạc trắng. Trên đó có các thứ Áo trời, mão báu, vòng tai ngọc quý, linh báu khua rung, chuỗi ngọc anh lạc, những chỗ kinh hành kia trang nghiêm như thế. Lại có lầu các, Khẩn Na La nơi ấy kinh hành để suy tưởng các khổ trầm luân; sanh khổ, già khổ, bịnh khổ, lão khổ, chết khổ, nghèo cùng khốn khổ, khổ thương nhau phải xa lìa, khổ ghét nhau gặp gỡ, khổ cầu mong không được. Hoặc đọa địa ngục Kim Châm, địa ngục Hắc Thằng, đại địa ngục Hắc Ê, đại địa ngục Cực Nhiệt, địa ngục hầm lửa, hoặc đọa vào các Ngã quỷ thú, những hữu tình như thế thọ đại khổ não. Các Khẩn Na La kia khởi lên lòng suy nghĩ. Như vậy, thiện nam tử! Khẩn Na La kia ưa suy nghĩ pháp thâm sâu, viên tịch chơn như cảnh giới. Lại nơi ấy thường niệm danh hiệu Quán Tự Tại đại Bồ Tát, bở do xưng niệm đó mà liền khi bấy giờ đều được các món cần dùng đầy đủ như ý.
Thiện nam tử! Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát, cho đến danh hiệu cũng khó được gặp gỡ. Vì sao vậy? Bởi Ngài ban cho tất cả hữu tình như bậc đại cha mẹ, tất cả sợ sệt của hữu tình Ngài ban cho Thí vô úy. Làm đại thiện hữu khai đạo cho tất cả hữu tình. Như vậy, thiện nam tử! Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát có sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni rất khó gặp được. Nếu có người nào hay xưng niệm danh hiệu sẽ được sanh trong lỗ chân lông kia thì không còn bị trầm luân, khi ra khỏi một lỗ chân lông rồi lại nhập vào một lỗ chân lông khác, ở đó an trụ cho đến khi chứng địa vị Viên tịch (Niết Bàn).
Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch đức Thế Tôn rằng: Thưa Thế Tôn! Nay sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này làm thế nào mà được?
Phật dạy: Thiện nam tử! Sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này rất khó gặp được, cho đến Như Lai mà cũng không biết chỗ sở đắc ấy thì nhơn vị Bồ Tát làm thế nào mà hay biết được! Ngài Trừ Cái Chướng bạch đức Thế Tôn rằng: Ðà Ra Ni như vậy, nay Phật Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác vì sao mà không biết ư?
Phật dạy: Thiện nam tử! Sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni đó là bổn tâm vi diệu của Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát. Nếu biết vi diệu bổn tâm ấy tức biết giải thoát. Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch đức Thế Tôn rằng: Thưa Thế Tôn! Trong các hữu tình có ai biết được sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni đó chăng?
Phật dạy: Không có ai biết. Thiện nam tử! Sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này vô lượng tương ưng Như Lai mà còn khó biết huống gì là Bồ Tát làm thế nào mà biết được chổ bổn tâm vi diệu của Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát? Tôi đi trải qua các quốc độ khác cũng không biết sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này. Nếu có người thường thọ trì sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni thì khi trì tụng có chín mươi chín Căng già sa hà sa số chư Như Lai nhóm hội, có vô số Bồ Tát nhiều như vi trần nhóm hội cùng các Thánh chúng Thiên tử ở ba mươi hai cõi trời cũng đều nhóm hội. Lại có bốn Ðại Thiên Vương ở bốn phương làm hộ vệ, có Ta Nga La Long vương, Vô Nhiệt Não Long vương, Ðắc Xoa Ca Long vương, Phạ Tô Chỉ Long vương. Như vậy có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố na Long vương đến hộ vệ người thọ trì ấy. Lại ở khắp trong cõi đất hết thảy các Dược Xoa Hư Không thần cũng đến hộ vệ. Thiện nam tử! Trong lỗ chân lông Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát có trăm ức Như Lai an trụ và khen ngợi người trì tụng ấy: Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi hãy được như ý ma ni bảo, bảy đời dòng họ của người đều sẽ đều được giải thoát.
Thiện nam tử! Người trì minh kia (kẻ trì chú) ở trong bụng có các trùng, các trùng ấy sẽ được Bất thối chuyển địa vị Bồ Tát. Nếu lại có người lấy sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này mà đeo giữ nơi thân, trên đảnh. Thiện nam tử! Nếu thấy được người đeo giữ ấy, thời cũng như thấy thân Kim Cang, như thấy tháp Xá Lợi, như thấy đức Như Lai, như thấy một trăm ức trí tuệ. Nếu có kẻ trai lành gái tín nào hay y pháp niệm sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này, thì người đó sẽ được vô tận biện tài được trí tụ tụ thanh tịnh, được đại từ bi, như vậy người đó ngày ngày được viên mãn công đức sáu chữ Ba la mật đa. Người đó được trời Chuyển luân Thánh vương quán đảnh, người ấy lời nói hơi trong miệng phát ra, chạm đến thân người nào, người chạm được bất thoái chuyển Bồ Tát, mau chóng chứng đắc Vô thượng bồ đề Chánh đẳng chánh giác. Nếu người đeo giữ và thọ trì lấy tay chạm đến người khác, người được rờ chạm ấy mau được Bồ Tát vị. Nếu kẻ nam người nữ, con trai con gái, cho đến dị loại hữu tình khác, thâý được người đeo và thọ trì ấy, tất cả đều mau được Bồ Tát vị. người như thế đó, vĩnh viễn không còn chịu khổ sanh, già, bịnh, chết, khổ thương xa lìa, mà được sự niệm tụng tương ưng không thể nghĩ bàn. Nay như thật mà nói lên sáu chữ đại minh Ðà Ra Ni vậy.
Phật nói kinh Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương. (HẾT QUYỂN BA)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.78.185 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.