Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ở trong vườn rừng trúc Kiệt-lan-đạc-ca-trì, tại thành Vương-xá, cùng đông đủ đại chúng Bí-sô 1250 vị, chúng đại Bồ Tát và vô thượng trăm ngàn đại chúng trời, người đang ngồi vây quanh nhất tâm cung kính.
Bấy giờ, Thế-Tôn thuyết pháp tự chứng vi-diệu, nói rõ đầu, giữa, cuối đều thiện. Văn-nghĩa xảo-diệu, tướng phạm hạnh viên mãn thanh tịnh trong sáng. Khi ấy, Đại vương Ma-yết-đà-chủ-ảnh-thắng vào trong rừng trúc đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh Phật ba vòng rồi ngồi sang một bên. Sau đó Ảnh-thắng-vương bạch Phật:
Kính thưa Thế-Tôn! Làm sao loài hữu tình trước đã tạo nghiệp lâu rồi hoại diệt, khi mạng chung tất cả đều hiện tiền. Các pháp vốn không khi tạo nghiệp báo mà không tán mất. Nguyện xin Thế-Tôn vì con phân biệt giải nói.
Thế-Tôn bảo Ảnh-thắng:
Đại Vương nên biết, ví dụ như có một người nam ngủ trong mộng, thấy mình sum vầy với mỹ nữ đoan chánh nhơn gian. Khi tỉnh giấc nhớ lại mỹ nữ thấy ở trong mộng. Ý đại vương nghĩ sao? Thấy mỹ nữ nhơn gian trong mộng có thật không?
-Dạ không, thưa Thế-Tôn.
-Ý đại vương nghĩ sao? Người nam ấy thấy mỹ nữ trong mộng tâm sinh quyến luyến không rời. Vậy có thể nói người này là người có trí tuệ thông minh hiểu biết rộng rãi được không? -Dạ không, thưa Thế-Tôn. Người ấy thật là ngu chứ không phải người có trí tuệ thông minh. Vì sao? Vì mỹ nữ nhơn gian trong mộng vốn không, nên không thể có. Vậy làm sao có thể cùng họ vui chơi, để người nam kia mang tâm hoài mong, luyến ái, nhớ nghĩ được.
Phật dạy:
Đại vương! Như vậy người phàm phu ngu si không biết. Khi mắt thấy sắc tâm sinh vui thích liền khởi chấp trước, khởi lên chấp trước rồi tuỳ theo đó sinh quyến luyến. Khi sinh quyến luyến lại hoài cảm nhiễm ái. Khởi lên nhiễm ái nên theo tham sân si phát sinh tạo tác các nghiệp: thân, khẩu, ý. Nhưng các nghiệp ấy tạo rồi thì hoại diệt. Khi hoại diệt không nương tựa phương Đông mà trụ, cũng không nương tựa phương Nam, Tây, Bắc, bốn phương trên dưới. Đến khi mạng chung ý thức sắp diệt, thì nghiệp tạo tác đều hiện tiền. Giống như người nam kia khi tĩnh giấc nhớ lại hình ảnh mỹ nữ trong mộng đều hiện giống vậy. Đại vương! Thức trước diệt thì thức sau sinh. Sinh lên trời, hoặc sinh trong loài người, hoặc đoạ làm bàng sinh, hay địa ngục, ngạ quỉ. Đại vương! Thức sau sinh không gián đoạn liên tiếp sinh khởi. Thức ấy đồng loại tâm tương tục lưu chuyển, phân minh lãnh thọ chiêu cảm dị thục. Tuy chưa có pháp có thể lưu chuyển đời này đến đời sau, nhưng có thể bị nghiệp quả sinh tử. Đại vương nên biết, thức diệt gọi là tử, thức sau khởi gọi là sinh. Đại vương! Khi thức trước diệt không có chỗ lại. Sở dĩ vì sao? Vì bổn tánh vốn không. Đại vương! Thức trước là tánh thức không, tử là tánh tử không, nghiệp là tánh nghiệp không. Thức sau là tánh thức sau không, sinh là tánh sinh không, mà nghiệp quả chưa từng tán mất. Đại vương! Như vậy nên biết tát cả hữu-tình do ngu hoặc không biết phi hữu (chẳng có), vọng khởi quyến luyến luân hồi sanh tử.
Khi ấy, Thế-Tôn muốn tuyên thuyết nghĩa này lại một lần nữa, dùng kệ nói rằng:
Các pháp chỉ giả danh
Tuỳ theo chỗ đặt tên
Lìa lời nói năng-thuyết
Sở thuyết không thể được
Nên lấy nhiều loại tên
Nói rõ các pháp kia
Với tên pháp chẳng có
Là tự tánh các pháp
Tánh của tên vốn không
Tên ấy thật chẳng có
Tên các pháp cũng vậy
Lấy tên vọng gọi tên
Các pháp đều hư vọng
Chỉ từ phân biệt sanh
Phân biệt ấy cũng không
Với “không”, vọng phân biệt
Ta nói các thế gian
Dùng nhãn để thấy sắc
Đều do nghĩ tính sai
Tên đó là tục-đế
Ta nói tất cả pháp
Đều là mượn duyên sinh
Tên này gần thắng-nghĩa
Người trí phải quán sát
Với sắc nhãn không thấy
Ý cũng không biết pháp
Đó là thắng-nghĩa-đế
Người ngu không thể biết.
Thế-Tôn thuyết pháp xong, Đại vương ma-yết-đà-chủ-ảnh-thắng thân tâm lãnh thọ, còn các vị Bí-sô và chúng đại Bồ Tát, trời, người… đều rất vui mừng, tín thọ phụng hành.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.37.86 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.