Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Thừa Bi Phân Đà Lợi Kinh [大乘悲分陀利經] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Đại Thừa Bi Phân Đà Lợi Kinh [大乘悲分陀利經] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.77 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.94 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Thừa Đại Bi Phân Đà Lợi

Kinh này có 8 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 4: KHUYÊN BỐ THÍ
Bấy giờ, Đại Bồ-tát Tịch Ý, nương theo uy thần của Phật bạch với Đức Phật:
-Thưa Thế Tôn, do nhân, duyên nào mà quốc độ của chư Phật kia thanh tịnh, không có các điều xấu ác, cũng không có năm thứ ô trược. Cõi Phật được trang nghiêm bằng vô sỐcác loại kỳ diệu. Các vị Đại Bồ-tát ở cõi đó đều gồm đủ các uy đức, các niềm diệu lạc, ở cõi ấy không có tên Thanh văn, Bích-chi-phật huống hồ là những tên gọi khác. Bạch Thế Tôn, do nhân duyên gì ở nơi thế giới xấu ác với năm thứ ô trược mà thành tựu được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lại có đủ bỐn chúng để thuyết giảng giáo pháp của Ba thừa. Thưa Thế Tôn, vì cớ gì chẳng chọn lấy cõi Phật thanh tịnh, không có năm thứ uế trược?
Phật bảo:
-Này thiện nam, do bản nguyện nên Bồ-tát chọn lấy cõi Phật thanh tịnh. Cũng do bản nguyện nên chọn lấy cõi Phật không thanh tịnh. Này thiện nam, có Đại Bồ-tát tâm đại bi gồm đủ nên chọn lấy cõi Phật không thanh tịnh. Vì sao? Là do bản nguyện. Do bản nguyện nên ta ở nơi cõi đời xấu ác mà thành Phật. Ông hãy dốc lòng lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà giảng nói.
Bồ-tát Tịch Ý xin lắng nghe những điều Phật thuyết giảng. Đức Phật nói:
-Thiện nam tử, về thời quá khứ xa xưa, cách đây hơn một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, bấy giờ có đại kiếp tên là Trì, nơi cõi Phật này có bốn châu thiên hạ, vua Chuyển luân tên là Ly Tránh làm chủ bốn châu thiên hạ. Chuyển luân vương Ly Tránh có vị Đại quốc sư tên Hải Tế thuộc chủng tộc Bà-la-môn, sinh được một người con trai có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, trăm phước trang nghiêm thảy đều đầy đủ, thân có hào quang vây quanh như cây Nhã-cù-lô màu sắc vàng ròng? Khi người con được sinh, có hàng trăm ngàn chư Thiên đến cúng dường, nhân đây đặt tên là Hải Tạng. Đến khi trưởng thành, Hải Tạng liền xuất gia học đạo, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục, thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hiệu là Bảo Tạng. Phật Bảo Tạng chuyển bánh xe pháp, khiến cho hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh đạt được Thiên đạo và quả vị giải thoát. Vào những lúc khác, Ngài cùng với hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng Thanh văn vây quanh theo hầu, du hành qua nhiều thôn ấp, thành thị, xóm làng. Dần dần đến thành An-thù-la, thuộc xứ cai trị của vua Chuyển vương Ly Tránh. Cách thành không xa có vườn Diêm-bà-la. Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cùng với hằng ức na-do-tha trăm ngàn chúng Thanh văn cũng đến dừng nghỉ nơi khu vườn ấy. Lúc này, vua Ly Tránh nghe Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cùng với vô số ức na-do-tha trăm ngàn chúng Thanh văn đã vào tới quãng đường dẫn đến vườn Diêm-bà-la thì nảy sinh ý nghĩ: “Nay ta nên đến chỗ của Đức Như Lai để cung kính cúng dường, tôn trọng, tán thán”. Suy nghĩ xong, nhà vua với vô lượng uy đức lớn của bậc Chuyển luân thánh vương cùng vô số ức trăm ngàn vị quan dân chúng, đám tùy tùng trước sau vây quanh đều ra khỏi thành tới vườn Diêm-bà-la. Đến nơi tất cả đều xuống xe, đi bộ vào chỗ Đức Như Lai, cung kính đảnh lễ nơi chân Ngài, đi nhiễu quanh Phật ba vòng xong rồi lui ra ngồi qua một bên. Thiện nam tử, lúc này Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cung, Chánh Biến Tri thấy vua Ly Tránh bèn dùng vô số những lời trọng yếu mang niềm vui của chánh pháp để khuyến hóa vua Ly Tránh, khiến nhà vua vui mừng, tin tưởng, xong rồi thì Đức Như Lai Bảo Tạng mặc nhiên an trụ. Vua Ly Tránh liền chắp tay, bạch với Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri:
-Kính mong Đức Thế Tôn cùng đại chúng Tỳ-kheo Tăng nhận lời thỉnh mời ở lại đây ba tháng để con cúng dường y phục thức ăn uống, giường chõng, đồ nằm, thuốc thang tùy theo nhu cầu xin được cung cấp đầy đủ.
Đức Bảo Tạng Như Lai đã im lặng nhận lời mời. Vua Ly Tránh biết Đức Phật đã nhận lời, liền đảnh lễ, đi nhiễu quanh Phật ba vòng rồi ra về. Trở về hoàng cung, vua Ly Tránh nói với các vị tiểu vương, quần thần, cùng muôn dân:
-Các ngươi nên biết, ta đã thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cùng đại chúng Tỳ-kheo ở lại đây ba tháng để cúng dường tất cả những vật dụng cần thiết. Tất cả những thứ tài sản quý giá, luôn được mến chuộng của ta đều được mang ra để cúng dường cho Đức Phật và đại chúng Tỳ-kheo Tăng. Các vị tiểu vương cùng muôn dân cũng nên theo gương ta tham gia vào việc cúng dường này.
Khi ấy, vị quan quản thủ kho bấu của nhà vua đem vàng trải kín khắp mặt đất trong vườn Diêm-bà-la. Xong rồi, ông tạo dựng cho Đức Thế Tôn một tòa đài bằng bảy báu. Cửa lớn cửa nhỏ ở bốn phía cũng làm bằng bảy báu. Khắp nơi trong vườn đều trồng cây bảy báu. Trên các cây đó dùng vô số y phục, vô số cờ phướn, lọng báu để trang nghiêm. Lại dùng vô số các thứ châu ngọc, chuỗi anh lạc, các thứ vật trang sức, các thứ đồ dùng quý báu để trang trí nơi các phòng ốc. Lại có vô số các loại hương thơm, vô số các hoa trái bằng bảy báu trang trí trên các cây thất bảo, tung rải các loại hoa, các dải tơ lụa ngũ sắc, các loại thảm cỏ, các thứ đệm lông, thảm lông, các thứ y phục để trang trí nơi chỗ ngồi. Phía trước chỗ Đức Thế Tôn an tọa, bên ngoài đài báu, lại bố trí bánh xe báu cách mặt đất một nhận. Nơi không trung có chùm ánh sáng tỏa chiếu rực rỡ. Đằng sau chỗ Đức Thế Tôn có con bạch tượng thuần tánh, chi thể đầy đặn, trang trí bằng bảy báu, nâng giữ cây báu che đầu Đức Thế Tôn. Cây báu này được trang trí bằng các thứ thất bảo, chuỗi anh lạc vô cùng uy nghiêm, đẹp đẽ. Chánh hậu thứ nhất của vua Ly Tránh đến trước Đức Phật, dùng bột hương Ngưu đầu chiên-đàn tung rải để cúng dường. Đích thân vua Ly Tránh mang ngọc báu Ma-ni sáng rực đặt phía trước Đức Như Lai. Ánh sáng của bánh xe báu và ngọc báu chiếu rọi khắp khu vườn. Hào quang cửa Đức Phật tỏa sáng khắp đến cả ba ngàn đại thiên thế giới, ánh sáng vi diệu ấy soi đến từng vị Thanh văn một. Tòa ngồi có chỗ tựa chân bằng gỗ Ngưu đầu chiên-đàn. Đằng sau các vị Thanh văn ngồi đều có voi trắng nâng cây báu được trang trí vô cùng đẹp đẽ như đã nói, che trên đầu. Đàng trước chỗ các vị Thanh văn đều có các thể nữ xinh đẹp, trang sức bằng các chuỗi anh lạc báu, dùng bột thơm Ngưu đầu chiên-đàn tung lên cúng dường Phật. Trước mỗi một vị Thanh văn đều đặt ngọc Lưu ly. Các thứ âm nhạc hòa tấu vang lên khắp khu vườn. Vị tướng thống lãnh bốn binh chủng của nhà vua bố trí đám quân thị vệ chung quanh bên ngoài vườn. ị
Này thiện nam tử, bấy giờ vua Ly Tránh, vào lúc sáng sớm, ra khỏi thành đến chỗ Đức Phật. Tới nơi thì xuống xe, đi bộ vào khu vườn, cung kính đảnh lễ Đức Bảo Tạng Như Lai và chư Tăng, đi nhiễu quanh Phật ba vòng xong, tự thân nhà vua rót nước rửa tay cho Đức Như Lai, tự tay mình bày biện trăm loại đồ ăn thức uống thượng diệu đều được chuẩn bị đầy đủ để cúng dường Phật. Vua biết Phật ăn xong, thâu bát, liền dùng cây phất báu cung kính phẩy mát Đức Như Ị Lai. Một ngàn người con của vua và bốn vạn tám ngàn vị tiểu quốc vương cúng dường các vị Thanh văn như thế xong, cũng đều cầm bảo phất phẩy mát đại chúng. Thọ trai xong xuôi thì có vô số ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh vào vườn để nghe thuyết pháp. Lại có vô số ức na-do-tha trăm ngàn chư Thiên, ở trên không tung rải như mưa các thứ hoa trời, hòa tấu các kỹ nhạc. Các thứ dải lụa nhiều màu, cờ phướn, lọng báu bằng lụa quý, y phục mềm mại cùng với chuỗi báu anh lạc treo lơ lửng khắp hư không. Bốn vạn thanh y Dạ-xoa ở trong rừng Chiên-đàn thường lấy Ngưu đầu chiên-đàn bên bờ biển này làm củi để nấu chín thức ăn cúng dường cho Phật và Tỳ-kheo Tăng. Đêm ấy, trước Đức Phật và đại chúng, vua Ly Tránh đốt hàng ức do tha trăm ngàn ngọn đèn sáng. I
Này thiện nam tử, bấy giờ vua Ly Tránh vào đầu đêm, ở trước mặt Đức Phật, hoặc đội đèn trên đầu, hoặc để trên hai vai, cầm trên tay, đặt trên đầu gối, nơi hai chân, suốt đêm như vậy để cúng dường Phật. Nhờ oai thần của Phật, nên thân tâm nhà vua không hề mệt mỏi, mà luôn được an lạc giống như Tỳ-kheo nhập vào cõi Tam thiền, thân chẳng nghiêng tựa, tâm không cực nhọc. Nhà vua cúng dường như vậy trọn trong ba tháng. Cũng như thế, một ngàn người con của vua, tám vạn bốn ngàn vị tiểu vương cùng hàng ức na-do-tha chúng sinh khác lo việc cúng dường cho từng vị Thanh văn trong ba tháng, y như nhà vua cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai không khác. Chánh hậu của vua, trong ba tháng cũng dùng hương hoa cúng dường Đức Phật. Còn hàng ức na-do-tha trăm ngàn thể nữ nơi cung vua, trong ba tháng ấy cũng dùng vô số hương hoa cúng dường chúng Thanh văn y như vậy.
Này thiện nam tử, ba tháng cúng dường đã xong, vua Ly Tránh bèn đem tám vạn bốn ngàn đài báu bằng vàng ròng để cúng dường Đức Thế Tôn. Tám vạn bốn ngàn bánh xe vàng, bánh xe báu đứng đầu, cũng dùng để cúng dường Đức Phật. Tám vạn bốn ngàn voi trắng đứng đầu là voi báu. Tám vạn bốn ngàn con ngựa, trong đó ngựa báu đứng đầu. Tám vạn bốn ngàn nhật minh châu, đứng đầu là hạt châu báu nhất, tất cả được đem đến để cúng dường Phật. Tám vạn bốn ngàn tiểu quốc vương do vị chủ kho báu dẫn đầu cùng đến cúng dường Đức Thế Tôn, cung cấp các thứ đồ cần dùng. Tám vạn bốn ngàn tiểu vương do vị hướng dẫn tài giỏi nhất đứng đầu cùng đến cúng dường Đức Thế Tôn, cung cấp những kẻ hầu hạ gần gũi. Tám vạn bốn ngàn thành thị, đứng đầu là thành An-thù-la, dâng cúng cho Đức Phật và chúng Tăng tùy nghi sử dụng. Tám vạn bốn ngàn hàng cây bảy báu, tám vạn bốn ngàn các khóm hoa báu, tám vạn bốn ngàn lọng bảy báu, tám vạn bốn ngàn y phục thượng diệu, tám vạn bốn ngàn các loại vòng báu trang sức. Nói tóm lại nào xe cộ, giường nằm, tòa ngồi, ghế để chân, đồ nằm ngồi, giày dép, khăn, mũ đội đầu, chuỗi anh lạc, trân châu anh lạc, đàn, nhạc, chuông, linh, loa, trống, cờ phướn, chân đèn, lư hương, đồ đựng nước tắm, vườn, rừng, chim, thú... các loại này đều quý giá cùng với những hương vị vi diệu, mỗi thứ đều có tám vạn bốn ngàn cái, thảy đem dâng cúng Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, rồi nhà vua bạch với Đức Phật:
-Nước con nhiều việc nên xin sám hối Đức Thế Tôn! Kính mong Đức Như Lai vui lòng ở lại vườn này để chúng con thay nhau phụng hầu. Một ngàn người con của vua Ly Tránh đang ở trước Đức Phật, từng người một đều xin cung thỉnh Đức Phật và chư Tăng lưu lại trong ba tháng để cúng dường tất cả các vật dụng cần thiết. Đức
Thế Tôn yên lặng nhận lời. Bấy giờ, vua Ly Tránh biết Đức Phật đã nhận lời mời của các con nên cung kính đảnh lễ nơi chân Ngài và chư Tỳ-kheo Tăng, đi quanh theo phía bên phải ba vòng và từ tạ trở về cung. Sau đó, trong số các vương tử của vua, người thứ nhất tên là Bất Tuần, cúng dường Đức Thế Tôn và Tỳ-kheo Tăng trong ba tháng như vua Ly Tránh. Mỗi ngày vương tử đến một lần lo việc phụng hầu Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo Tăng cùng lãnh hội giáo pháp vi diệu.
Này thiện nam tử, Bà-la-môn đại quốc sư là phụ thân của Đức Như Lai Bảo Tạng, tên là Hải Tế, đã được nam nữ lớn nhỏ khắp cõi Diêm-phù-đề tìm đến để cầu xin những vật dụng trong đời sống. Trước tiên, ông làm thí chủ khiến họ thọ tam quy y an trụ nơi đạo quả Bồ-đề Vô thượng, sau đó mới được nhận sự bố thí. Tất cả già, trẻ có sự hiểu biết trong cõi Diêm-phù-đề, không ai là không nhận sự bố thí ấy và đều được khuyên dùng tam quy y để an trụ nơi đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như thế, ông đã khuyến hóa được hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh tu tập nơi “ba phước địa” không thoái chuyển đối với đạo quả Bồ-đề tối thượng. Trong ba tháng, vương tử Bất Tuần đã cúng dường Đức Thế Tôn và Tỳ-kheo Tăng đầy đủ, cũng như phụ vương mình. Hết ba tháng, trừ những thứ đã có sẵn như thành quách, bánh xe báu, voi, ngựa, ngọc Ma-ni báu, cũng như vua Ly Tránh, vương tử Bất Tuần đã đem tám vạn bốn ngàn bánh xe vàng, tám vạn bốn ngàn voi, tám vạn bốn ngàn ngựa dâng cúng Đức Phật. Nói tóm, các thứ như Nhật minh châu, thể nữ, đồng tử, cây ngọc như ý, lẳng hoa, y phục, lọng báu, chuỗi anh lạc, xe cộ, giường nằm, tòa ngồi, ghế tựa chân, ngọa cụ, giày dép, mũ khăn đội đầu, trân châu anh lạc, đàn nhạc, chuông, linh, hoa, trông, cờ phướn, phất trần, chân đèn, lư hương, đồ chứa nước tắm, vườn rừng chim, thú đều là các thứ vật báu cùng với những loại hương vi diệu, mỗi thứ đều có đến tám vạn bốn ngàn cái, đem dâng cúng xong, sám hối Đức Thế Tôn và Tỳ-kheo Tăng.
Vương tử Ni-mạc cũng cúng dường đầy đủ như thế. Trong ba tháng, Ni-mạc cúng dường Đức Thế Tôn cùng Tỳ-kheo Tăng giống như vương tử Bất Tuần. Cúng dường xong cũng đem những vật báu như thế dâng cúng lên Phật.
Vương tử Đế Chúng trong ba tháng cúng dường Đức Thế Tôn cùng Tỳ-kheo Tăng cũng giống như vậy. Nay xin lược nói về các vương tử khác như: Bỉ Chúng, Vô Úy, Hư Không, Chi Tượng, Dân-đà-a, Mật Tô, Ma-đà-bộ, Thổ Chúng, Tri Nghĩa, Đồng Tử, Giải Ngu, Giải Nhân, A-la-bộ, Khiển Sử, Khư Mộ, Nghĩa Ngữ, A-lân-độ-lộ, Tướng Nguyện, Tướng Tượng, Nguyệt Tướng, Nhật Tướng, Chủ Tướng, Kim Cang Tướng, Nhẫn Tướng, Xứ Tướng, Tật Tướng, Hạ-la- ni-mộ, Ê Chướng, Chướng Lực, Chướng Tạp, Lạc Tạp, Vương Tài, Dục Muộn, Hạ-la-đà-phụ, Ủng Hộ, Vương Xưng, Lam-ma-dã, Phi-la- bộ, Dã-xà Lộ, Dã Lộ Phi Thọ, Dã Pha Nô, Dã Tượng Nô, Lễ Nguyệt, Bất Thoái... cho đến đủ một ngàn người con của vua Ly Tránh, mỗi một vị vương tử như vậy đều đem tất cả những thứ cần thiết đến cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và vô sốTỳ-kheo Tăng. Mỗi người thay nhau trong từng ba tháng một, đem các thứ y phục, đồ ăn, thức uống, ngọa cụ, thuốc men chữa bệnh cùng những vật dụng khác, đều cúng dường giống như vương thái tử Bất Tuần. Rồi mỗi người lại đem tám vạn bốn ngàn bánh xe vàng... (cho đến) tám muôn bốn ngàn hương vị vi diệu đều cúng dường Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng. Họ dùng sự bố thí lớn như thế để cầu được làm Đế Thích, Phạm thiên vương, Ma vương, Chuyển luân thánh vương, hàng đại phú có lớn, bậc Thanh văn không một ai cầu đạo quả Bích-chi- phật, huống chi là cầu Đại thừa.
Bấy giờ, vua Ly Tránh dùng cuộc đại thí này cầu mong được trở lại làm Chuyển luân thánh vương. Như vậy đã đủ hai trăm năm mươi năm, mọi người ai ai cũng sám hối Đức Thế Tôn cùng Tỳ-kheo Tăng. Khi ấy, vị Bà-la-môn đại quốc sư là Hải Tế đi đến chỗ Đức Như Lai Bảo Tạng và Tỳ-kheo Tăng, thỉnh Đức Phật cùng đại chúng để cúng dường tất cả các thứ cần dùng như y phục, đồ ăn, thức uống, ngọa cụ, thuốc men chữa bệnh... trong bảy năm. Đức Thế Tôn mặc nhiên nhận lời. Lúc đó, vị Bà-la-môn Hải Tế bèn đem tất cả những thứ cần dùng cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai cùng đại chúng y như vua Ly Tránh đã cúng dường không khác.
Này thiện nam tử, vị Bà-la-môn Hải Tế, vào một lúc khác, tâm tư suy nghĩ: Ta đã từng khuyến hóa từng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh khiến họ phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng không biết chí nguyện của vua Ly Tránh này bố thí như thế là nhằm mong cầu điều gì? Vì cầu đạt được vua cõi Trời? Vì cầu làm vua cõi người? Vì cầu giáo pháp của thừa Thanh văn? Vì cầu đạt được quả vị Bích-chi-phật? Vì cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng? Giả sử ta đã thành tựu được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì những chúng sinh chưa hóa độ sẽ đều được độ hết, chúng sinh chưa được giải thoát đều được giải thoát hết, các chúng sinh bị già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ não khiến đều được giải thoát. Người chưa được Niết-bàn sẽ chứng đắc Niết-bàn. Hoặc là Rồng, Dạ-xoa, hoặc là Thanh văn, Phật, hoặc là Phạm vương xin nguyện hiển thị nơi giấc mộng của ta. Vị vua này vì cầu phước báo ở cõi Trời? Phước nơi cõi người? Quả vị Thanh văn? Quả vị Bích-chi-phật? Hay đạo quả Bồ- đề Tối thượng?
Này thiện nam tử, bấy giờ quốc sư Bà-la-môn Hải Tế ngay trong giấc mộng thấy ánh sáng tỏa chiếu rực rỡ. Thấy chư Phật Như Lai trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương. Các vị Phật, Thế Tôn đều đem hoa sen trao cho Bà-la-môn. Hoa sen đó dùng bạc trắng làm thân, vàng ròng làm cánh, mã não làm đài, lưu ly làm tua. Trên mỗi một hoa sen đều có mặt trời xuất hiện. Trên các mặt trời kia có lọng bằng bảy báu. Mỗi mỗi mặt trời đều phát ra sáu mươi ức ánh sáng. Tất cả ánh sáng kia đều nhập vào miệng người Bà-la-môn. Tự thấy thân mình cao đến một ngàn do-tuần, trong lành như gương. Lại tự thấy trong thân có sáu mươi ức na-do-tha trăm ngàn Bồ-tát, đều ngồi kiết già nhập chánh định trên đài hoa sen. Thấy các mặt trời kia đều đi vòng quanh thân. Lại thấy các lọng trụ giữa hư không lên đến tận cõi Phạm thiên. Các hoa sen trụ lại quanh thân nghe phát ra âm thanh êm dịu hơn cả năm thứ nhạc trời. Trong mộng còn thấy vua Ly Tránh, đầu heo thân người, dùng máu tự bôi cùng mình mẩy, chạy khắp đó đây, nhiều loại tạp trùng cùng đến tranh nhau ăn. Rồi ông đến ngồi nép bên gốc cây Y-lan thấp, nhiều loại tạp trùng tranh nhau đến ăn thịt. Ăn cho đến chỉ còn xương trắng, rồi mỗi mỗi chi thể nơi thân đều hoàn lại như cũ. Lại còn thấy các vương tử của vua người thì đầu heo, người thì đầu voi, người thì đầu trâu, có người đầu lang, có người đầu sói, có người đầu chó, có người đầu khỉ... Chúng cũng lấy máu bôi khấp thân thể,có nhiều loại tạp trùng tranh nhau lại ăn thịt chúng, chúng cũng đều nương ngồi bên gốc cây Y-lan thấp và bị nhiều loại tạp trùng tranh nhau đến ăn thịt, đến khi chỉ còn xương trắng thì thân các vương tử hoàn lại như cũ, trùng lại tiếp tục ăn thịt nữa. Lại thấy vương tử khác cỡi xe trâu, trang sức bằng hoa Tu-mạn-na, theo con đường quanh co đi về phía Nam. Phạm vương, Đế Thích và Tứ Thiên vương đến nói:
-Này Bà-la-môn, ông đem những hoa sen ở quanh đây, trước tiên trao cho quốc vương một hoa, rồi cho các vương tử mỗi người một cái. Sau đó, cho các tiểu vương, cho các người con của ông cùng những người khác. Bà-la-môn nghe các vị Trời kia sai phân phối hoa nên liền phân chia các đóa hoa cho mọi người, thì giật mình tỉnh giấc, ngồi nhớ lại những điều đã thấy trong giấc mộng và suy nghĩ: “Những sở nguyện của vị Chuyển luân vương ấy chỉ là mong đạt sự an lạc thấp kém trong vòng sinh tử. Hy vọng đạt được an vui mà sở nguyện thấp kém. Các vương tử... cũng lại như vậy. Ta lại thấy có vị vương tử cỡi xe trâu trang sức bằng hoa Tu-mạn-na đi về hướng Nam, đó là người cầu Thanh văn thừa. Ta lại thấy ánh sáng tỏa chiếu, cùng thấy chư Phật Thế Tôn trong mười phương, ta lại có duyên đi khắp cõi Diêm-phù-đề khuyến hóa hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh, khiến họ được thành tựu và an trụ nơi “ba phước địa”. Vì cớ đó, ta mộng thấy ánh sáng lớn, thấy các Đức Phật Thế Tôn trong mười phương, do ta đi khắp cõi Diêm-phù-đề khuyến hóa vô số chúng sinh khiến họ an trú nơi đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng. Ta nay lại thỉnh Đức Như Lai, Chánh Biến Tri và chúng Tỳ-kheo Tăng cúng dường tất cả những thứ cần dùng trong bảy năm. Do đó, chư Phật Thế Tôn nơi các thế giới khác trong mười phương, nay lại đem hoa sen này trao cho ta khiến ta phát tâm cầu đạo quả Bồ đề Vô thượng. Vậy, chư Phật Thế Tôn đã vì ta mà đem hoa trao cho. Ta đã thấy mặt trời hiện ra trên hoa, có các ánh sáng nhập vào trong miệng ta, lại thấy thân ta rất là cao lớn, thấy mặt trời xoay quanh thân, tự thấy trong thân có sáu mươi ức na-do-tha trăm ngàn vị Bồ-tát ngồi kiết già nhập chánh định trên đài hoa sen... Những điều như vậy trong giấc mộng ta không thể giải được. Lại thấy Phạm thiên, Đế Thích, Hộ thế khuyên ta phân chia các hoa, tức thì thấy mình phân phối ngay các hoa ấy. Những điều thấy trong giấc mộng như thế chỉ có Đức Phật mới thấu rõ được! Ta do nhân duyên gì mà thấy được giấc mộng lớn này? Ta nay nên đến chỗ Đức Phật để hỏi về ý nghĩa của giấc mộng ấy.
Bấy giờ, Bà-la-môn Hải Tế, ngay nơi đêm ấy đã bày biện đầy đủ các thứ thức ăn thượng diệu, sáng ra cho người mang đến chỗ Đức Phật, tự mình đem nước rửa tay cho Đức Phật và Tỳ-kheo từ trên xuống dưới. Xong việc này thì tự tay Bà-la-môn bày biện các món ăn thượng diệu, thích hợp dâng lên cúng dường Phật và chư Tăng. Đức Phật ăn xong thâu bát, lại an trụ thuyết giảng diệu pháp. Lúc này vua Ly Tránh cùng một ngàn người con và vô số trăm ngàn kẻ tùy tùng trước sau vây quanh cùng đi tới chỗ Phật ngự. Đến gần vườn, tất cả đều xuống xe, lần lượt, nghiêm chỉnh đi bộ vào vườn, đến trước Đức Như Lai cung kính đảnh lễ Phật và Tỳ-kheo Tăng, rồi ngồi qua một bên nghe Đức Phật thuyết giảng pháp mầu nhiệm.
Khi ấy, Bà-la-môn Hải Tế đem những điều mình thấy trong giấc mộng trước đây hỏi Đức Phật. Đức Thế Tôn bảo:
-Ông đã thấy ánh sáng lớn, thấy chư Phật Thế Tôn nơi hằng hà sa số thế giới trong mười phương đã vì ông mà đem hoa đến trao cho, thấy trên hoa hiện ra mặt trời phóng hào quang tỏa chiếu, các hào quang kia lại nhập vào hết trong miệng ông.
Này ông Bà-la-môn, do trong hai trăm năm mươi năm ông đã đi khắp cõi Diêm-phù-đề, dùng “ba phước địa” để khuyến hóa vô số chúng sinh khiến họ an trụ ở đó, lại đem đạo quả Bồ-đề Vô thượng để khuyến hóa vô số chúng sinh khiến họ an trụ nơi đạo quả. Đó chính là đại thí.
Này ông Bà-la-môn, các Đức Phật Thế Tôn kia đều thọ ký cho ông thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Ở trong hằng hà sa số thế giới nơi mười phương, các Đức Phật Thế Tôn hiện đang trụ thế thuyết pháp đã đem hoa trao cho ông. Cành hoa bằng bạc rắng, cánh hoa bằng vàng ròng, đài hoa bằng mã não, tua hoa bằng lưu ly, trên tất cả hoa đều thấy có mặt trời hiện ra. Này Bà-la-môn, những điều đã hiện trong giấc mộng là ứng hợp với điềm lành trước đó!
Này ông Bà-la-môn, trong giấc mộng thấy chư Phật, Thế Tôn nơi hằng hà sa số thế giới khắp mười phương hiện đang trụ thế thuyết pháp, các Phật Thế Tôn kia vì ông mà hiện bày các lọng bảy báu. Các lọng bảy báu ấy trụ nơi không trung, lên đến cõi trời Phạm thiên. Này Bà-la-môn, ông có thể chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng thì ngay trong đêm thành đạo đó danh xưng của ông truyền khắp vang hằng hà sa số thế giới trong mười phương cho đến cõi trời Phạm thiên và chứng được tướng Vô kiến đảnh tối thượng. Này Bà-la-môn, những điều hiện ra trong giấc mộng ấy chính là những điềm lành ứng trước.
Này Bà-la-môn, trong giấc mộng ông thấy mình cao lớn, cao đến tận cõi trời Phạm thiên, khắp thân đều có mặt trời. Này Bà-la- môn, ông đã có thể khuyến hóa vô số chúng sinh phát tâm Bồ-đề. Vì thế, khi ông thành tựu đạo quả Bồ-đề, thì tất cả những chúng sinh ấy nơi các quốc độ khắp mười phương nhiều như số vi trần trong một thế giới Phật cũng thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Đó là nhờ vào công sức của ông vốn đã khuyến hóa họ đến với đạo Bồ-đề. Họ đều xưng tụng, ngợi khen ông rằng: “Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri kia trước đã khuyến hóa chúng ta đến với đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vậy nên hôm nay chúng ta chứng đắc đạo quả ấy thì Ngài là thiện tri thức của chúng ta”. Các vị Phật kia đều khiến cấc vị Bồ-tát đến cung kính cúng dường, tán thán ông. Các vị Đại Bồ-tát ấy thảy đều tạm rời khỏi cõi Phật của mình, đem vô số các thứ thần thông của Bồ-tát đến cúng dường ông, nghe thuyết pháp, chứng được vô lượng các thứ pháp môn Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni. Các vị Đại Bồ-tát kia mỗi người khi trở về quốc độ của mình sẽ xưng tụng tán thán danh hiệu của ông. Này Bà-la-môn, những điều hiện ra trong giấc mơ là báo trước điềm lành đó!
Này Bà-la-mổn, ông tự thấy nơi thân tướng mình có hàng ức vị Bồ-tát ngồi kiết già nhập chánh định trên hoa sen. Này Bà-la-môn, ấy là khi ông thành đạo quả Bồ-đề sẽ khuyến hóa được hàng ức na- do-tha trăm ngàn chúng sinh đạt được bậc Bất thoái chuyển, an trụ nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Bà-la-môn, ông nhập Niết-bàn vô thượng rồi, sau đó, trong đại kiếp nhiều như vô số vi trần nơi một cõi Phật, chư Phật Thế Tôn nơi các quốc độ khắp mười phương đều là Bậc Chánh Pháp Vương. Các vị ấy đều tán thán, xưng tụng ông: Trong quá khứ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp có vị Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri danh hiệu như thế, đã khuyến hóa chúng ta an trụ nơi đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Nhờ đó nên nay chúng ta đạt được đạo quả ấy đều là bậc Chánh pháp vương. Này Bà- la-môn, những điều đã hiện ra trong giấc mộng như vậy là điềm lành ứng trước.
Này Bà-la-môn, ông nằm mộng thấy những người khác, người thì đầu heo, thân người, người thì đầu voi... cho đến người đầu chó, lấy máu tự bôi nơi thân thể, nhiều loại tạp trùng tranh nhau đến ăn thịt. Chúng tìm đi ngồi bên gốc cây Y-lan thấp, nhiều loại tạp trùng tranh nhau đến ăn thịt, chỉ còn xương trắng thì thân thể chúng hoàn lại như cũ. Ấy là những nam tử ngu si kia, trụ nơi ba phước địa, bố thí, trì giới, tu định, mà cầu cái khổ của cõi ma, vui cầu phước đức được sinh lên cõi trời nên chịu cái khổ hết kiếp mạng chung, cầu làm người thì chịu cái khổ về lão, bệnh, tử, cái khổ oán ghét phải gặp gỡ, cái khổ yêu thương phải chia lìa. Trong kiếp ngạ quỷ thì chịu cái khổ đói khát. Trong kiếp súc sinh thì chịu cái khổ của sự ngu si, bị giết hại. Ở trong địa ngục thì chịu rất nhiều thứ khổ. Người trụ ở ba phước địa, cầu làm vua cõi trời, cầu làm vua cõi người, thống lãnh một châu thiên hạ, hoặc hai châu thiên hạ, hoặc ba châu thiên hạ, hoặc bốn châu thiên hạ. Các nam tử ngu si kia ăn thịt tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh cũng ăn thịt các nam tử ngu si kia. Cứ như thế, trải qua thời gian lâu dài mãi chìm đắm trong sinh tử. Này Bà-la-môn, những điều đã hiện trong giấc mộng kia đó là điềm ứng trước.
Này Bà-la-môn, ông nằm mộng thấy người còn lại dùng hoa Tu-mạn-na tự trang nghiêm, cỡi xe trâu theo đường quanh co chạy về phía Nam. Này Bà-la-môn, người thiện nam kia cũng trụ nơi ba phước địa, bố thí, trì giới, tu thiền định, chỉ là tự độ, là người cầu Thanh văn thừa. Điều đã hiện trong giấc mơ kia là người cầu Thanh văn thừa. Đó là điềm báo trước.
Phẩm 5: KHUYẾN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Này thiện nam tử, bấy giờ Đại quốc sư Bà-la-môn Hải Tế nói với vua Ly Tránh:
-Này Đại vương, thân người khó được, lúc vắng lặng tịch tĩnh khó có, gặp được Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ra đời lại càng khó hơn, giống như hoa Ưu-đàm-bát lâu lắm mới xuất hiện một lần. Ưa cầu thiện căn khó, chí nguyện chân chánh cũng khó. Này Đại vương, ngôi vị vua là gốc của các nỗi khổ. Ngôi vị vua thống lãnh một châu thiên hạ, hai châu thiên hạ, ba châu thiên hạ, bốn châu thiên hạ, cũng đều là nguồn gốc của khổ. Này Đại vương, đó chính là thứ phải chịu khổ lâu dài trong sinh tử. Này Đại vương, phước báo nơi cõi người và cõi trời giống như gió thoảng không có thời gian trụ lại, giống như bóng trăng trong nước. Năm dục của kẻ phàm phu không đủ làm đắm say nơi cảnh giới, ưa cầu phước báo cõi trời người. Người phàm phu thường chịu khổ ở cõi địa ngục, chịu khổ của hàng súc sinh, chịu khổ của loài ngạ quỷ. Trong kiếp người phải chịu cái khổ yêu thương biệt ly, cái khổ được sinh lên cõi trời mà phải trở lại kiếp người, cái khổ nhiều lần phải đầu thai, lại cái khổ tàn hại lẫn nhau. Kẻ phàm phu cứ như thế mà lần lượt nối tiếp chịu khổ. Tại sao? Bởi vì không có thiện tri thức cho nên không thể phát nguyện chân chánh. Cũng không hay tìm cầu, chưa đến cho là đến, chưa được cho là được, chưa chứng cho là chứng. Như thế vì vô minh nên kẻ phàm phu không biết nhàm chán, biết đủ, chẳng chịu phát tâm Bồ-đề để có thể diệt hết các khổ. Ở nơi sinh tử mà chẳng biết chán, chẳng lo nên cứ ở trong đó để luôn chịu nhiều khổ não. Này Đại vương, hãy suy nghĩ sinh tử là điều khổ lụy, cho nên, hôm nay, nên ở trong Phật pháp, đã trồng nhiều căn lành, đã tạo nhiều phước đức, đối với Tam bảo đã có được như sự hoan hỷ, tin tưởng. Cúng dường Thế Tôn cho là phước báo lớn. Dốc lòng giữ giới thì được quả báo sinh lên cõi trời. Được nghe giáo pháp thì đạt quả báo có trí tuệ lớn. Này Đại vương, nếu tà kiến đã hết thì nay đại vương nên phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Nhà vua nói:
-Hãy dừng lại! Này ông Bà-la-môn, ta chẳng cầu đạo Bồ-đề mà vui ở trong vòng sinh tử. Này ông Bà-la-môn, ta đã bố thí, giữ giới, nghe pháp, đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là rất khó đạt được.
Bà-la-môn Hải Tế lại nói:
-Này Đại vương, đạo Bồ-đề thanh tịnh nên hết lòng phát nguyện với tâm tịnh đầy đủ. Đạo ấy thanh tịnh nên ý luôn thanh tịnh. Đạo ấy là chân chánh, ngay thẳng vì không dua nịnh. Đạo đó hết sức thanh tịnh vì đã chấm dứt tất cả các sự trói buộc. Đạo đó bao quát rộng lớn vì không có các chướng ngại. Đạo đó bình đẳng hóa độ chúng sinh vì tâm bình đẳng. Đạo đó không sợ hãi vì chẳng làm các điều ác. Đạo đó rất giàu có vì do tu tập pháp Bố thí ba-la-mật. Đạo đó hết sức tôn quý nhờ Trì giới ba-la-mật. Đạo đó không bị hủy nhục do tu tập Nhẫn nhục ba-la-mật. Đạo đó không trụ chấp do tu tập Tinh tấn ba-la-mật. Đạo đó là tịch tịnh do tu tập Thiền ba-la-mật. Đạo đó khéo chọn lựa, phân biệt nhờ tu tập Trí tuệ ba-la-mật. Đạo đó đạt được thật trí do có lòng đại Từ. Đạo đó luôn chẳng Bất thoái chuyển nhờ lòng đại Bi. Đạo đó luôn vui mừng phấn khởi nhờ tâm đại Hỷ. Đạo đó kiên cố nhờ lòng đại Xả. Đạo đó không có những hầm hố, gai gốc do dứt sạch mọi ham muốn cuồng tưởng. Đạo đó vô cùng yên ổn do tâm không hủy hoại. Đạo đó không cướp đoạt do khéo lãnh hội được sắc, hương, vị, xúc. Đạo đó hàng phục được ma oán, thù địch nhờ khéo thông tỏ về ấm giới nhập. Đạo đó không có ma chướng nhờ diệt hết các nghiệp trói buộc. Đạo đó được tâm vi diệu vì không còn nghĩ đến quả vị Thanh văn, Bích-chi-phật. Đạo đó luôn hưng thịnh vì tiếp nhận được diệu lực của chư Phật. Đạo đó rất quý giá vì ứng hợp với vật báu là “Nhất thiết chủng trí”. Đạo đó hiện bày rõ tất cả vì có vô số trí sáng tỏ. Đạo đó có bậc thầy sáng suốt dẫn đường, vì nẻo hành hóa không lìa thiện tri thức. Đạo đó không có cao thấp do đã dứt mọi sự yêu ghét. Đạo đó không có bụi bặm, uế tạp là do không còn sự dơ đục của mừng, giận. Đạo đó là khéo giảng nói vì không có các điều chẳng lành. Này Đại vương, đạo Bồ-đề này là con đường yên ổn dẫn đến cảnh giới Niết-bàn. Này Đại vương, hãy nên phát tâm Bồ-đề!
Nhà vua nói:
-Này Quốc sư Bà-la-môn, Đức Như Lai xuất hiện trong cõi người đã tám vạn năm rồi còn chẳng thể diệt hết các đường ác. Ở trong đó những chúng sinh căn lành thuần thục thì họ đều an trụ nơi đạo quả và có được Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni. Các Bồ-tát căn lành thuần thục thì được thọ ký đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Người gieo trồng căn lành ít thì nhận được phước báo nơi cõi trời người. Mỗi một chúng sinh tùy theo chỗ tạo nghiệp thiện ác của mình mà luân chuyển tới cảnh giới phải đến.
Đức Phật dạy:
-Nếu tất cả chúng sinh chẳng gieo trồng thiện căn thì khổ không diệt hết được. Tuy thân tướng của Phật chính là ruộng phước, nhưng chẳng thể độ thoát được những người chưa gieo trồng căn lành.
Ta sẽ phát tâm Bồ-đề, khi ta tu tập hạnh Bồ-tát, đem đại trí tuệ nhập vào pháp môn Đà-la-ni Bất khả tư nghị, thực hiện Phật sự hóa độ chúng sinh, nhưng không dùng cõi bất tịnh này mà hồi hướng Bồ-đề tâm. Giả như ta được cõi Phật như ý, ta sẽ phát tâm Bồ-đề, cho đến khi chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bấy giờ, ở đó ta thực hành hạnh Bồ-tát, diệt tất cả các khổ não của chúng sinh nơi cõi Phật.
Này thiện nam tử, lúc này Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhập vào tam-muội Hiện trang nghiêm, thị hiện thần thông như thế. Đức Bảo Tạng Như Lai nhập vào tam-muội Hiện trang nghiêm rồi, tức thời hiện ra ánh sáng như vậy tỏa chiếu đến khắp mười phương thế giới, mỗi phương đều có hàng ngàn cõi Phật nhiều như số vi trần, tất cả đều hiện rõ sự trang nghiêm. Có chư Phật Thế Tôn đã vào Niết-bàn; có vị sắp vào Niết-bàn; có vị Đại Bồ-tát ngồi nơi gốc cây Bồ-đề hàng phục ma vương và quyến thuộc của chúng; có vị thành Phật chưa lâu mà chuyển pháp luân; có vị thành Phật đã lâu và luôn thuyết giảng chánh pháp. Có cõi Phật thuần là các vị Bồ-tát. Có cõi nước đến nỗi không có cả tên gọi về Thanh văn, Bích-chi-phật. Có xứ sở có Thanh văn, Bích-chi-phật. Có cõi nước không những không có Phật, Bồ-tát mà cũng không có Thanh văn, Bích-chi-phật. Có cõi Phật bất tịnh, năm thứ ác trược xuất hiện. Có cõi Phật thanh tịnh không có năm thứ ác trược. Có nơi tôn quý, có nơi thấp kém, có chốn sống lâu, có chốn mạng yểu. Có cõi Phật hỏa tai phát khởi, có nơi thủy tai phát sinh, có nơi phong tai dấy khỏi. Có xứ sở đã hoại diệt. Có xứ sở mới hình thành. Ánh sáng mầu nhiệm của Đức Phật tỏa chiếu đến đâu thì tất cả hiện ra đến đó. Bấy giờ đại chúng thấy khắp các cõi Phật với quốc độ trang nghiêm. Lúc ấy, Bà-la-môn Hải Tế nói với vua:
-Đại vương nay chỉ nên xem các cõi Phật trang nghiêm, để có thể phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Đại vương! Nên nhận lấy cõi Phật theo ý của mình!
Này thiện nam tử, khi đó, vua Ly Tránh hướng về Đức Bảo Tạng Như Lai chắp tay bạch Phật:
-Thưa Đức Thế Tôn, chư Đại Bồ-tát do tạo nghiệp gì mà nhận được cõi Phật thanh tịnh, hoặc nhận cõi tâm ý bất tịnh? Do tạo nghiệp gì mà có được cõi thọ mạng lâu dài?
Đức Phật dạy:
-Này Đại vương, các vị Đại Bồ-tát do chí nguyện nên chọn lấy cõi Phật thanh tịnh không có năm thứ ác trược, các vị cũng do chí nguyện nên chọn lấy cõi bất tịnh.
Nhà vua nói:
-Thưa Đức Thế Tôn, con xin trở về thành, tìm một nơi chốn tĩnh tọa để suy nghĩ về chỗ nguyện của mình, nếu như cõi Phật thanh tịnh không có năm thứ ác trược, hợp theo sở nguyện của con thì con hướng về đó.
Đức Phật dạy: “Này Đại vương, hôm nay thật là đúng lúc. Này thiện nam tử, lúc này vua Ly Tránh đảnh lễ Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng, đi nhiễu quanh chỗ Đức Phật ba vòng rồi ra về. Đến thành, vào cung điện, vua ngồi một mình ở một chỗ định thần suy nghĩ về việc chọn cõi Phật trang nghiêm hợp với sở nguyện.
Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế nói với thái tử Bất Tuần:
-Này thiện nam, thái tử cũng nên phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ông có được ba thứ phước địa là bố thí, trì giới, tu thiền định, tất cả những hạnh lành đã tu nên hồi hướng về đạo Bồ-đề!
Thái tử trả lời:
-Tôi cũng phải trở về hoàng cung tìm chỗ ngồi một mình để suy nghĩ về thệ nguyện chọn cõi Phật trang nghiêm. Nếu ta phát tâm Bồ-đề thì sẽ trở lại chỗ Đức Như Lai hồi hướng tâm Bồ-đề chọn lấy cõi Phật trang nghiêm.
Rồi vị vương tử kia đảnh lễ Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng, đi nhiễu quanh chỗ Phật ba vòng, trở về hoàng cung tìm nơi chốn thích hợp ngồi một mình tư duy cái thệ nguyện chọn cõi Phật trang nghiêm.
Thiện nam tử, bây giờ đại quốc sư Bà-la-môn Hải Tế bảo vương tử thứ hai tên là Ni-mạc:
-Vương tử cũng nên phát tâm Bồ-đề!
Bà-la-môn Hải Tế khuyên tất cả các vị vương tử con của vua Ly Tránh rồi đến tám muôn bốn ngàn vị tiểu vương, cho tới chín mươi hai ức người khác nữa nên phát tâm Bồ-đề. Tất cả những người ấy đều nói:
-Chúng ta ai ai cũng phải về nhà, tìm nơi chốn thích hợp ngồi một mình để tư duy về thệ nguyện chọn cõi Phật trang nghiêm.
Các vị này, trong bảy năm ròng rã như vậy, đều ngồi thiền định, tâm dứt mọi phiền não, tán loạn để tư duy về thệ nguyện chọn cõi Phật trang nghiêm.
Này thiện nam tử, Bà-la-môn Hải Tế, vào một dịp khác phát sinh ý nghĩ:
-Ta đã khuyến hóa nhiều ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh đến với đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Lại còn thỉnh được Đức Phật và vô lượng Tỳ-kheo Tăng để cúng dường tất cả những vật dụng cần thiết trong bảy năm. Giả sử ta được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đầy đủ như ý, sở nguyện được thành tựu thì ta sẽ dùng hội bố thí lớn để khuyến hóa các chúng Trời, A-tu-la, Càn-thát-bà, Rồng, Dạ-xoa, La-sát, Cưu-bàn-trà...
Thiện nam tử, lúc này đại quốc sư Bà-la-môn Hải Tế suy nghĩ muốn gặp Đại vương Tỳ-sa-môn. Ngay khi ấy, Đại vương Tỳ-sa-môn cùng với hàng trăm ngàn Dạ-xoa trước sau vây quanh theo hầu cùng đến chỗ Bà-la-môn Hải Tế, thưa:
-Thưa Đại quốc sư Bà-la-môn, vì cớ gì mà Đại quốc sư đã nghĩ đến tôi?
Đại sư Bà-la-môn hỏi:
-Ông là ai?
Đại vương đáp:
-Này Đại sư Bà-la-môn, Đại sư không nghe có vị Dạ-xoa chúa tên là Tỳ-sa-môn. Đó chính là ta! Đại sư muốn sai ta làm gì đây?
Bà-la-môn Hải Tế đáp:
-Này Đại vương, Đại vương cũng nên giúp ta thực hiện hội bố thí lớn này chứ?
Đại vương đáp:
-Thưa vâng! Xin làm theo như ý Đại sư đã nghĩ.
Bà-la-môn Hải Tế nói:
-Này Đại vương, ông đem lời ta khuyến hóa chúng Dạ-xoa khiến họ phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lại khuyên họ ưa cầu phước đức, vui thích cầu đạo Bồ-đề, nên hàng ngày qua bên kia bờ biển lấy hương liệu Ngưu đầu chiên-đàn đem về, lấy thêm các thứ hương xoa, các thứ hoa đủ loại ngày ngày cung cấp cho ta để ta cúng dường Đức Thế Tôn.
Chúa Dạ-xoa đáp:
-Thưa vâng, Đại sư Bà-la-môn!
Đại vương Tỳ-sa-môn nghe lời chỉ bảo của Bà-la-môn Hải Tế xong trở về trụ xứ của mình đánh trống tập hợp chúng Dạ-xoa, La-sát lại và nói:
-Các ngươi nghe đây! Ở cõi Diêm-phù-đề có vị Bà-la-môn tên Hải Tế là Đại sư của quốc vương Ly Tránh. Ông ấy đã thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và chúng Tỳ-kheo Tăng để cúng dường tất cả những vật dụng cần thiết trong bảy năm. Các người đối với thiện căn ấy nên hết lòng tùy hỷ, nhân đấy mà phát tâm hướng cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Khi ấy, hàng ức na-do-tha trăm ngàn Dạ-xoa, La-sát chắp tay cùng thưa:
-Quả như Bà-la-môn Hải Tế đã nghiệp lành phước đức, thỉnh Phật Bảo Tạng là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và vô lượng Tỳ-kheo Tăng, cúng dường tất cả những vật cần dùng trong bảy năm. Nghiệp lành phước như thế, chúng tôi xin tùy hỷ. Do căn lành này chúng tôi nguyện thành tựu được đạo quả Bồ-đề Vô thượng.
Đại vương Tỳ-sa-môn nói:
-Các Hiền giả hãy lắng nghe! Các vị đã ưa cầu đạo Bồ-đề ấy, ưa thích cầu phước đức ấy thì ngày ngày hãy đến bên kia bờ biển lấy hương liệu Ngưu đầu chiên-đàn đem về cung cấp cho Bà-la-môn Hải Tế để nấu thức ăn cúng dường Đức Như Lai cùng Tỳ-kheo Tăng.
Chín vạn hai ngàn Dạ-xoa đồng nói lớn:
-Thưa đại sĩ, chúng tôi trong bảy năm này sẽ đi lấy hương liệu Ngưu đầu chiên-đàn ở bờ biển này đem về cung cấp cho Bà-la-môn Hải Tế làm đồ thiết cúng Đức Như Lai cùng Tỳ-kheo Tăng.
Bốn vạn sáu ngàn Dạ-xoa thì nói:
-Chúng tôi thì xin đi lấy nhiều thứ nhiều loài hương đem về.
Năm vạn hai ngàn Dạ-xoa nói:
-Chúng tôi xin đi lấy vô số các thứ hoa đem về.
Hai vạn Dạ-xoa tâu:
-Chúng tôi thì sẽ đi lấy tinh chất của các hương vị về để dùng trộn vào thức ăn uống dâng cúng Đức Như Lai và Tỳ-kheo Tăng.
Bảy vạn Dạ-xoa nói:
-Thưa Đại sĩ, chúng tôi xin vì Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ- kheo Tăng làm công việc nấu nướng các món ăn.
Thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế suy nghĩ muốn được gặp được Đại vương Tỳ-lưu-lặc-ca, tức thì Đại vương Tỳ-lưu-lặc-ca đến chỗ Bà-la-môn Hải Tế. Cho đến nhiều ức na-do-tha trăm ngàn Cưu-bàn-trà, Bà-la-môn Hải Tế cũng dốc sức khuyến hóa họ phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Cũng như vậy, Đại sư Hải Tế đã khuyến hóa các Thiên vương Tỳ-lưu-ba-xoa, Đề-đa-la-tra cùng hàng ức na-do-tha trăm ngàn Rồng, Càn-thát-bà, phát tâm cầu đạo quả Chánh giác Vô thượng.
Thiện nam tử, lúc này Bà-la-môn Hải Tế nghĩ nhớ đến vị Hộ thế của bốn châu thiên hạ ở tầng trời thứ hai. Vị này, nhờ oai thần của Phật đi đến chỗ Bà-la-môn Hải Tế và Đại sư cũng đem những điều như thế để khuyến hóa để vị ấy trở vể bổn xứ khuyến hóa quyến thuộc của mình, phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Tối thượng. Cho đến cả ba ngàn đại thiên cõi Phật, trăm ức Tỳ-sa-môn cùng quyến thuộc đều được khuyến hóa phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Trăm ức Tỳ-lưu-lặc-ca, trăm ức Tỳ- lưu-ba-xoa, trăm ức Đề-đà-la-tra cùng với quyến thuộc của họ đều được khuyến hóa phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.
Thiện nam tử, lúc ấy, Bà-la-môn Hải Tế lại suy nghĩ: “Nếu ta chắc chắn thành Bậc Chánh Giác thì ta sẽ khiến cho chư Thiên cõi Dục đều được phần phước đức này, cũng khuyên họ phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Nếu ta do chính căn lành này để đạt được đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng thì vua trời Đế Thích ngay bây giờ nên hiện đến đây. Thiên tử Tu-dạ-ma, Thiên tử San-đâu-suất-đà, Thiên tử Hóa lạc, Thiên tử Tha hóa tự tại, tất cả đều nên hiện đến đây.
Thiện nam tử, Bà-la-môn Hải Tế vừa khởi ý niệm như thế xong thì Thích Đề-hoàn Nhân vua trời Đao-lợi và các vị Thiên tử trời Tu-dạ-ma, Thiên tử trời San-đâu-suất-đà, Thiên tử trời Hóa lạc, Thiên tử cõi Tha hóa tự tại đều hiện đến trước mặt. Bà-la-môn Hải Tế hỏi:
-Các vị là ai?
Năm vị Thiên vương tự nói tên mình rồi hỏi:
-Thưa Đại sư Bà-la-môn, Đại sư muốn sai chúng tôi làm những công việc gì? Đối với cuộc đại thí này, chúng tôi sẽ cung cấp những gì?
Bà-la-môn nói:
-Trên cõi trời của các vị đều có đài báu, cây báu rất vi diệu. Như cây kiếp-ba, cây hương, cây hoa, cây trái, đem y phục, tòa ngồi và các đồ dùng bày biện trên cõi trời, các vật báu, đồ trang trí, lọng báu, cờ phướn, chuỗi ngọc Anh lạc, kỹ nhạc của cõi trời... Đem tất cả những thứ ấy, vì Đức Phật và Tăng chúng mà trang trí, tôn nghiêm khu vườn Diêm-bà-la này.
Năm vị Thiên vương đáp:
-Thưa vâng! Đại sĩ!
Năm vị Thiên vương nhận lời của Bà-la-môn xong, cùng trở về thiên cung của mình, mỗi vị đều bảo với các Thiên tử thân cận như: Tỳ-trạch-cư, Khoáng Dã, Tát, Cư-lam-phi, Nan-đà:
-Các vị hãy mang đến vườn Diêm-bà-la ở cõi Diêm-phù-đề đầy đủ các vật dùng trang trí, các ngọc báu anh lạc, tòa ngồi và những thứ vật bày biện, để trang hoàng cho tôn nghiêm y như cõi trời không khác, rồi vì Đức Thế Tôn mà lập ra bảo đài như các bảo đài ở đây.
Tất cả các vị đó đều đáp:
-Xin kính vâng thuận!
Năm vị Thiên tử nhận lời của năm vị Thiên vương xong, liền đến cõi Diêm-phù-đề, suốt đêm, tất cả y theo lời chỉ dẫn mà trang hoàng khu vườn Diêm-bà-la. Họ dùng từ cây báu, cho đến cờ phướn đủ loại để trang nghiêm. Lại còn vì Đức Thế Tôn tạo lập bảo đài uy nghiêm tráng lệ như bảo đài của Thích Đề-hoàn Nhân. Xong xuôi tất cả đều trở về trời bạch với các Thiên vương:
-Các Đại sĩ nên biết, chúng tôi đã trang trí khu vườn Diêm-bà-la ở cõi Diêm-phù-đề y như trên cõi trời. Tất cả ngọc Anh lạc cũng góp vào sự tôn nghiêm ấy. Chúng tôi còn vì Đức Thế Tôn tạo lập bảo đài như bảo đài của Thích Đề-hoàn Nhân. Trên cõi trời và vườn Diêm-bà-la nơi cõi Diêm-phù-đề không có khác gì nhau cả”.
Lúc này, năm vị Thiên vương là Đế Thích vua cõi trời Đao-lợi và vua các cõi trời Tu-dạ-ma, San-đâu-suất-đà, Hóa lạc, Tha hóa, lại đến cõi Diêm-phù-đề nói với Bà-la-môn Hải Tế:
-Chúng tôi đã vì Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo Tăng trang trí khu vườn, lập bảo đài xong rồi. Chúng tôi còn làm những gì nữa? Bà-la-môn Hải Tế nói với các Thiên vương:
-Này các Thiên vương, các vị là thủ lĩnh của cõi mình, xin hãy tập hợp tất cả Thiên chúng lại, đem lời ta nói mà bảo với họ: “Ở cõi Diêm-phù-đề có Bà-la-môn tên là Hải Tế, ông ấy đã thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cùng vô lượng Tỳ-kheo Tăng để cúng dường tất cả những vật dụng cần thiết trong bảy năm. Các người đối với phước nghiệp kia phải nên tùy hỷ, phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các người nên xuống cõi Diêm-phù-đề để cung kính, thân cận Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng, đến chỗ Đức Thế Tôn để được nghe giáo pháp vi diệu”.
Năm vị Thiên vương nghe lời của Bà-la-môn Hải Tế xong, đều trở về bổn xứ. Vua trời Thích Đề-hoàn Nhân tập hợp chư Thiên nơi cõi trời Ba mươi ba đem những lời của Bà-la-môn Hải Tế khuyên hóa bảo với Thiên chúng:
-Này các Đại sĩ, các vị nên biết, ở cõi Diêm-phù-đề của vua Ly Tránh có vị Đại sư Bà-la-môn tên là Hải Tế, thỉnh được Đức Bảo Tạng Như Lai cùng vô lượng Tỳ-kheo Tăng để cúng dường tất cả các vật dụng cần thiết trong vòng bảy năm. Chúng ta đã vì Đức Phật và chư Tăng trang trí nơi khu vườn các Ngài ở rồi. Các vị đối với căn lành kia phải nên tùy hỷ, phát tâm cầu đạo Bồ-đề Vô thượng.
Khi ấy, nhiều ức na-do-tha, trăm ngàn chư Thiên của cõi trời Ba mươi ba chắp tay cùng nói:
-Đối với phước nghiệp ấy, chúng con xin tùy hỷ, nguyện đem sự tùy hỷ nơi phước nghiệp kia hồi hướng hết cho đạo quả Bồ-đề Vô thượng.
Thiên tử cõi trời Tu-dạ-ma cũng tập hợp hết chư Thiên cõi trời ấy, nói lược như trên. Các Thiên tử cõi trời San-đâu-suất-đà, Hóa tự tại, Tha hóa tự tại đều tập hợp chư Thiên nơi các cõi trời ấy, với vô sô ức na-do-tha trăm ngàn Thiên tử cùng chắp tay thưa:
-Đối với căn lành kia, chúng con xin tùy hỷ. Do căn lành này, chúng con sẽ đạt được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Thiên vương nói:
-Này các Đại sĩ, vì vậy các vị nên xuống cõi Diêm-phù-đề để hầu hạ, cung kính thân cận Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo Tăng cùng được nghe diệu pháp.
Năm vị Thiên vương liền trong đêm, mỗi vị dẫn theo nhiều ức na-do-tha Thiên tử, Thiên nữ, đồng nam, đồng nữ trước sau vây quanh cùng đi xuống cõi Diêm-phù-đề đảnh lễ Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo Tăng, rồi ở lại chỗ Đức Thế Tôn để thọ lãnh giáo pháp. Ban ngày thì từ trên không mưa xuống các loài hoa trời như: Hoa Ưu-bát-la, Bát-đàm-ma, Câu-vật-đầu, Phân-đà-lợi-già, Tu-ma-na, Ba-lị-sư-ca, A-đề-mục-đa-già, Chiêm-bặc-già, Mạn-đà-la, Ma-ha-mạn-đà, cùng hòa các thứ âm nhạc trời.
Lại nữa này thiện nam tử, Bà-la-môn Hải Tế lại phát sinh suy nghĩ: “Nếu sở nguyện đem đạo quả Bồ-đề Vô thượng để khuyến hóa của ta được hoàn thành viên mãn thì ta phải đem đạo quả Bồ-đề này khuyến hóa chúng A-tu-la”.
Này thiện nam tử, Bà-la-môn Hải Tế vừa suy nghĩ như trên xong thì năm vị vua của chúng A-tu-la đã có mặt ngay chỗ quốc sư
Bà-la-môn. Có đến hàng ức na-do-tha trăm ngàn A-tu-la nam nữ, lớn nhỏ nhờ lời khuyến hóa của Bà-la-môn Hải Tế khiến họ phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng cùng tới chỗ Đức Phật để thính thọ giáo pháp.
Cũng cách như vậy, Bà-la-môn Hải Tế nghĩ đến Ma vương tên là Phật-lâu-na vị này liền đi tới chỗ quốc sư Bà-la-môn. Có đến hàng ức na-do-tha, trăm ngàn chúng ma nam nữ, lớn nhỏ được khuyên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng cùng đến chỗ Đức Phật để thính thọ giáo pháp.
Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế lại nghĩ đến Đại Phạm vương Loa Kế, tức thì vị này cũng đi đến chỗ quốc sư Bà-la-môn, nghe chỉ dẫn xong bèn trở về cõi Phạm thiên... Có đến hàng ức na-do-tha trăm ngàn vị Phạm thiên được khuyên phát tâm cầu đạo Bồ-đề Vô thượng, từ nơi cõi trời ấy xuống chỗ Đức Phật, thân cận, cung kính Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng để lãnh hội giáo pháp.
Này thiện nam tử, khi ấy Bà-la-môn Hải Tế lại nghĩ đến Đế Thích vua của cõi trời Đao-lợi, nghĩ tới các Thiên tử nơi cõi trời Tu-dạ-ma, San-đâu-suất-đà, Hóa lạc, Tha hóa tức thì năm vị Thiên vương kia nhờ vào uy thần của Phật, cùng đi đến chỗ quốc sư Bà-la-môn để nhận lời chỉ dẫn. Xong các vị Thiên tử ấy đều trở về cõi của mình, đem những lời của Bà-la-môn Hải Tế đã nói để khuyên quyến thuộc họ phát tâm Bồ-đề. Như vậy, hàng ức na-do-tha, trăm ngàn chư Thiên cõi trời Ba mươi ba gồm cả nam nữ, lớn nhỏ đã được khuyên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thương. Và trời Đế Thích đi đến bốn cõi thiên hạ này để cung kính, thân cận Đức Thế Tôn, chúng Tỳ-kheo và lãnh hội giáo pháp. Y như vậy, các vị Thiên tử nơi các cõi trời Tu-dạ-ma, San-đâu-suất-đà, Hóa tự tại, Tha hóa tự tại đều đem đạo quả Bồ-đề để khuyến hóa chư Thiên nơi các cõi trời của mình. Hàng ức na-do-tha trăm ngàn Thiên tử, Thiên nữ lớn nhỏ nơi các cõi trên đều được khuyên phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Tất cả cùng đi đến cõi bốn châu thiên hạ này để cung kính, thân cận Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng và thính thọ giáo pháp. A-tu-la, Ma, trời Đại phạm của bốn châu thiên hạ thứ hai cũng vậy. Bốn châu thiên hạ thứ ba, bốn châu thiên hạ thứ tư, bốn châu thiên hạ thứ năm cũng vậy. Các vị Đế Thích, Thiên vương các cõi trời Tu-dạ-ma, San-đâu-suất-đà, Tha hóa, A-tu-la, Ma, Đại Phạm thiên, nhờ oai thần của Phật đã cùng với quyến thuộc đều đến bốn châu thiên hạ này để thính thọ giáo pháp. Cho đến cõi Phật trong Tam thiên đại thiên với hàng trăm ức Đế Thích, hàng trăm ức Thiên vương cõi Tu-dạ-ma, hàng trăm ức Thiên vương cối San-đâu-suất-đà, hàng trăm ức Thiên vương cõi Hóa tự tại, hàng trăm ức Thiên vương cõi Tha hóa tự tại, hàng trăm ức vua A-tu-la, hàng trăm ức Ma vương, hàng trăm ức Đại Phạm thiên vương. Mỗi một vị Đại Phạm đã khuyến hóa vô số ức na-do-tha trăm ngàn vị Phạm thiên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Họ đã nhờ vào oai thần của Phật nên tất cả đều đến được bốn châu thiên hạ này để cung kính, thân cận Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng và lãnh hội giáo pháp.
Lúc này, khắp ba ngàn đại thiên thế giới đại chúng đều hiện diện đầy đủ, không nơi nào là không có. Này thiện nam tử, khi ấy Bà-la-môn Hải Tế lại suy nghĩ: “Nếu ý nguyện khuyến hóa phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng của ta được viên mãn thì cũng khiến cho hàng trăm ức Tỳ-sa-môn phát tâm như trên, cho đến hàng trăm ức Đại Phạm thiên thảy đều theo ta ứng hiện đại thần thông như thế, khiến cho khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới, từ người đến súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục cùng đứt hết tất cả khổ thọ, lạc thọ được phát sinh. Mỗi một chúng sinh có Hóa thân của Phật ở trước mặt khuyên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng.
Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri biết rõ tâm niệm của Bà-la-môn Hải Tế, liền nhập tam-muội tên là Bát-la-bà. Nhập định xong thì từ nơi mỗi mỗi lỗ chân lông phóng ra vô số ánh sáng tỏa khắp ba ngàn đại thiên thế giới này, đâu đâu cũng có ánh sáng vi diệu. Ánh sáng đó chiếu đến cõi địa ngục thì chúng sinh trong địa ngục lạnh được gió ấm thổi lại. Nếu có chúng sinh thân bị lửa thiêu đốt thì được gió lạnh thổi tới. Các chúng sinh nơi địa ngục kia đang bị đói khát cùng khốn, thì mọi thứ khổ thọ liền diệt, lại được thọ nhận niềm an vui lớn lao. Mỗi mỗi chúng sinh trong địa ngục đều có hóa thân của Đức Phật ở trước mặt, đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân Ngài.
Các chúng sinh trong địa ngục kia nhận được niềm an lạc rồi liền phát sinh ý niệm: Do nhân duyên gì mà chúng ta dứt được hết khổ và có được niềm vui? Họ thấy Đức Thế Tôn với ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân, nên cùng nói:
-Nhờ ân đại bi đầy đủ ấy mà chúng ta nhận được niềm vui.
Họ chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn, niềm vui mừng tăng gấp bội, tâm thiện phát sinh. Đức Thế Tôn bảo họ:
-Này chúng sinh, các người nên niệm như thế này: Nam-mô Phật-đà và phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì các ngươi mãi không còn nhận lấy thống khổ nữa mà thường được an lạc.
Các chúng sinh kia nói:
-Nam-mô Phật-đà, chúng con xin dốc phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng.
Nhờ ý nguyện của thiện căn này mà mọi nghiệp tạo tội lỗi vĩnh viễn tiêu trừ, trong đó có người khi mạng chung liền được sinh vào cõi nhân gian. Nơi cõi địa ngục, những chúng sinh đang bị thiêu đốt, khi ánh sáng chiếu đến thì gió lạnh thổi tới, tất cả mọi nỗi thống khổ, đói khát, khôn cùng liền bị diệt, cho đến khi mạng chung được sinh vào cõi người.
Đối với hàng súc sinh, ngạ quỷ và người, Đức Phật cũng nói như vậy. Ánh sáng vi diệu kia lại trở về nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi nhập vào nơi nhục kế của ngài. Vô số chúng Trời, Người Dạ-xoa, La-sát, Rồng, A-tu-la đạt được bậc Bất thoái chuyển, an trụ nơi đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Vô số chúng sinh ấy cũng được pháp Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni.
Khi đó, người ở cõi Diêm-phù-đề nghe chư Thiên đã vì Đức Phật và chúng Tăng nên đem vật liệu, châu báu nhà trời trang trí khu vườn Diêm-bà-la ngoài thành An-thù-la là trú xứ của vua xong, họ phát sinh ý niệm này: Chúng ta nên đến nơi đó để chiêm ngưỡng, cung kính phụng hầu Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và Thánh chúng cùng được lãnh thọ chánh pháp. Lúc này, hàng ngày có vô số ức na-do-tha trăm ngàn dân chúng nam nữ lớn nhỏ lui tới chiêm ngưỡng, cung kính, thân cận Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ- kheo Tăng và quan sát khắp khu vườn. Khu vườn này có hai vạn cửa làm bằng bảy báu. Ở mỗi mỗi bên cửa đều bày biện năm trăm giường báu, trên đó có năm trăm đồng tử ngồi. Những người đi vào vườn được các đồng tử kia đem ba quy y Phật, Pháp và Thánh chúng ra giảng nói, khuyên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng khiến họ an trụ trong đạo quả ấy. Sau đó mới vào khu vườn diện kiến Đức Phật và chư Tăng để cung kính, thân cận, cùng chiêm bái khắp cả khu vườn.
Này thiện nam tử, bấy giờ Đại quốc sư Bà-la-môn Hải Tế, trong bảy năm đã khuyến hóa vô số chư Thiên phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, khiến họ an trụ trong đó. Lại khuyến hóa vô số chúng Rồng, A-tu-la, Dạ-xoa, La-sát, Cưu-bàn-trà, Càn-thát-bà, Ngạ quỷ, Tỳ-xá-già, cùng vô số người trong cõi địa ngục đều phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng và cũng khiến họ an trụ trong đó. Vô số chúng sinh cũng được khuyến hóa phát tâm như trên và đều khiến an trụ trong đạo quả ấy.
Khi thời hạn bảy năm sắp hết, Bà-la-môn Hải Tế đem đủ tám vạn bốn ngàn kim luân chỉ trừ Luân bảo tự nhiên, tám vạn bốn ngàn con voi được trang trí bằng bảy báu, chỉ trừ voi báu tự nhiên... cho đến tám vạn bốn ngàn mùi vị để dâng cúng Đức Phật và chúng Tăng.
Trong bảy năm đó, vua Ly Tránh không hề có ý tưởng về tham dục, sân giận, ngu si và ý tưởng về ta, người. Ông lại còn không nghĩ tưởng đến ngôi vua, không nghĩ tưởng đến việc làm, không nghĩ tưởng đến vợ con, không nghĩ tưởng đến ăn uống, không nghĩ tưởng đến hương hoa y phục, không nghĩ tưởng đến xe cộ, không nghĩ tưởng đến ngủ nghỉ, không nghĩ tưởng đến thú vui, không nghĩ tưởng đến ta và kẻ khác. Trong bảy năm nhà vua chưa từng dựa nằm, không tưởng đến ngày đêm, không tưởng đến sắc, thanh, hương, vị, xúc. Suốt trong thời gian ấy, nhà vua chưa từng lười, mệt. Nhà vua thường nhìn thấy trong mười phương, mỗi phương đều có hàng ngàn cõi Phật. Các cõi Phật đều trang nghiêm trong thế giới nhiều như sốvi trần. Các núi Tu-di không ngăn được tầm mắt của nhà vua. Ngoài ra các thứ ngăn cản khác như sự che khuất của núi Thiết vi, núi Đại thiết vi, của mặt trời, mặt trăng, của cung điện trên cõi trời, thảy đều không ngăn che được tầm nhìn của vua. Như đã thấy được các cõi Phật trang nghiêm, nhà vua tư duy, nguyện cầu đối với cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm kia. Vua Ly Tránh nhờ đức độ như vậy mà an trụ nơi diệu lạc trong bảy năm trời, luôn thấy các cõi Phật trang nghiêm như thế nên vua ngồi tư duy, nguyện cầu về cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm theo sở nguyện của mình.
Các vương tử Bất Tuần, Ni-mạc, Nhân-đà-la, Già-lô... cho đến đủ một ngàn vị vương tử, tám vạn bốn ngàn các tiểu vương, cùng hơn chín mươi hai ức chúng sinh cũng lại như vậy. Tất cả những người này trong bảy năm đều riêng ngồi một nơi, nhập Tam muội, thấy hàng ngàn cõi Phật trong mười phương với số cõi Phật trang nghiêm nhiều như vi trần. Những người ấy suốt trong bảy năm cũng không phát sinh tưởng về tham dục, không có ý tưởng về sân giận... cho đến không hề có sự mệt mỏi, lười nhác. Họ thường thấy khắp mười phương hàng ngàn cõi Phật, với số cõi Phật trang nghiêm nhiều như vi trần. Núi Tu-di kia không ngăn che được tầm mắt họ. Ngoài ra các thứ ngăn cản khác như núi Thiết vi, núi Đại thiết vi, mặt trời, mặt trăng, cung điện trên cõi trời, thảy đều không gây trở ngại. Những người này đã nhìn thấy các cõi Phật trang nghiêm, rồi suy nghĩ theo sở nguyện về sự trang nghiêm thanh tịnh của cõi Phật. Nhờ công đức như thế nên trong bảy năm họ đã an trụ trong diệu lạc thanh tịnh như vậy. Có người suy nghĩ theo sở nguyện chọn lấy cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh, có người chọn lấy cõi Phật không thanh tịnh.
Bấy giờ, Bà-la-môn Hải Tế biết đã đủ bảy năm, nên đem bảy báu đến dâng cúng Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, cung kính chắp tay bạch Phật:
-Thưa Đức Thế Tôn, con đã khuyên được vua Ly Tránh đến với đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Nhà vua đã trở về hoàng cung an tọa riêng một nơi nhập pháp Tam-muội; không một ai dám vào, hoặc hay biết. Một ngàn vị vương tử kia cũng thế, con đem đạo quả Bồ-đề Vô thượng để khuyến hóa họ. Họ cũng vậy, mỗi người đều trở về chỗ ở riêng, ngồi một nơi để nhập tam-muội, không ai được vào, không người hay biết. Cũng như vậy, con đã khuyến hóa tám vạn bốn ngàn vị tiểu vương cùng chín mươi hai ức chúng sinh phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Tất cả những người này cũng đều trở về nhà, ở riêng một chỗ để nhập tam-muội, không ai có thể vào được. Xin Đức Thế Tôn gọi vua Ly Tránh ra khỏi pháp Tam-muội đi đến đây. Tất cả những người đã được con khuyến hóa phát tâm Bồ-đề ấy cũng khiến họ đến đây. Những người ngồi nhập định một mình kia cũng khiến cho tất cả cùng đến. Họ đã không còn thoái chuyển đối với đạo quả Bồ-đế Vô thượng, nên nay ở chỗ Đức Thế Tôn, xin được thọ ký về danh hiệu, quốc độ.
Lúc này, Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhập tam-muội tên là Niết-la-ha-la-ba-đế. Từ miệng ngài phóng ra ánh sáng màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, thì những người đang trụ trong pháp định kia, tất cả đều có hóa thân Bà-la-môn hiện ra đứng trước mặt, nói:
-Đại sĩ, hãy ra khỏi định, đi đến gặp Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng để cung kính, thân cận, lễ bái vì Pháp hội lớn của Đại sĩ Bà-la-môn Hải Tế đã hết bảy năm rồi, Đức Thế Tôn lại muốn du hóa đến các thôn ấp khác.
Nghe lời nói của vị Bà-la-môn thì tất cả những người ấy đều ra khỏi định. Vua Ly Tránh cũng liền từ tòa ngồi xuất định. Trên không trung chuông trống vang lừng, thiên nhạc hòa tấu. Vua Ly Tránh tự thân đi xe cùng với một ngàn người con, tám vạn bốn vạn tám ngàn vị Tiểu vương, hơn chín mươi hai ức chúng sinh trước sau vây quanh ra khỏi thành tới chỗ Đức Thế Tôn. Đến nơi nhà vua cung kính đảnh lễ Đức Phật cùng Tỳ-kheo Tăng rồi lui ra ngồi qua một bên. Vua Ly Tránh cùng vô số ức chúng sinh an tọa xong xuôi thì Bà-la-môn Hải Tế nói với nhà vua Ly Tránh:
-Này Đại vương, đối với pháp hội đại thí cúng dường này nên phát tâm tùy hỷ. Này Đại vương, trong ba tháng cúng dường, nhà vua đã đem tất cả những thứ cần thiết để cúng dường Đức Thế Tôn cùng vô số Tỳ-kheo Tăng, lại còn dâng cúng các thứ báu vật và bốn vạn tám ngàn thành quách. Đại vương nên đem tất cả phước nghiệp tùy hỷ này mà hồi hướng về đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.
Cũng như vậy, Bà-la-môn Hải Tế lại khuyên một ngàn vị vương tử, tám vạn bốn ngàn vị tiểu vương cùng hàng ngàn ức chúng sinh đem phước nghiệp tùy hỷ ấy hồi hướng về đạo quả Bồ-đề tối thượng, khiến họ an trụ trong đạo quả đó. Pháp hội đại thí cúng dường này nên tùy hỷ, nên hồi hướng. Bà-la-môn Hải Tế nói kệ:
Chẳng cầu Đế Thích mà cúng dường
Cũng không cầu quả vị Phạm thiên
Mỏng manh, chẳng chắc như gió thoảng
Huống cầu ngôi vị vua thế gian
Bồ-đề vi diệu, tâm tự tại
Hóa độ chúng sinh thật không lường
Phước báo bố thí luôn rộng lớn
Sở nguyện mong đạt được viên mãn.
HẾT QUYỂN 2

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 8 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.13.220 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập