Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như vậy tôi nghe có. Một thời Đức Phật ngụ trong rừng Đại Cức thuộc nước Kiều Thướng Di cùng với chúng Đại Tỳ Kheo gồm có 450 người đều là chúng Sở Tri Thức, Đại A La hán và các Bồ Tát Ma ha tát, các chúng của Phật Pháp đều đến dự hội, cung kính vây quanh nghe Đức Phật nói Pháp.
Bấy giờ trong Hội có 1 vị trưởng giả tên là Diệu Nguyệt (Sucandra) trú ngụ nơi Đại thành Kiều Thướng Di. Vị trưởng giả như vậy có trí tuệ lớn, phương tiện khéo léo; đông đầy quyến thuộc nam nữ, nô tỳ, tôi tớ đều có đủ căn lành, phát tâm đại thiện.
Lúc đó, Diệu Nguyệt Trưởng giả đến quan sát Đức Thế Tôn và chỗ Phật ngự xong liền cung kính chắp tay, đỉnh lễ dưới chân Đức Phật rồi nhiễu quanh kinh hành trăm ngàn vòng và lui về một bên, an lành ngồi xuống. Xong rồi, Diệu Nguyệt Trưởng giả bạch với Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Ngày hôm nay con muốn thưa hỏi Đấng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác. Nay trong tâm con có chút việc nghi, nguyện xin Đức Thế Tôn Đại Từ bi vô lượng, vì con mà nói Pháp để khai mở chỗ kết nghi của con.”
Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn bảo Diệu Nguyệt Trưởng giả rằng: “Nay Ta muốn biết tâm ông nghi ngờ điều gi mà cần phải hỏi. Nếu tâm ông đã nghi thì chẳng nên ôm chứa trong lòng làm chi.”
Diệu Nguyệt Trưởng giả nghe Đức Phật nói xong, lại bạch Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Như kẻ trai lành, người nữ thiện chịu sự nghèo túng thì làm thế nào để chẳng còn nghèo túng nữa? Người bị nhiều bệnh tật phải làm sao để chẳng còn bệnh tật nào?”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn là Bậc có đủ Nhất Thiết Trí bảo Diệu Nguyệt Trưởng giả rằng: “Nay có phải ông vì sự nghèo túng nên ôm ấp sự nghi hoặc mà hỏi điều đó chăng?”
Diệu Nguyệt Trưởng giả bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Nay con chỉ vì sự nghèo túng! Bạch Đức Thế Tôn! Nay con chỉ vì sự nghèo túng! Xin Đấng Thiện Thệ hãy vì quyến thuộc, nam nữ, nô tỳ, tôi tở ở đông đầy trong nhà và vì con mà nói! Xin Đức Thế Tôn hãy dựa vào câu hỏi của con mà nói Pháp. Chúng sinh bị nghèo túng phải dùng phương tiện gì khiến cho xa lìa được sự nghèo khổ? Chúng sinh bị nhiều bệnh phải dùng phương tiện gì khiến cho không còn bệnh não? Phải làm thế nào để cho kho lương được tràn đầy vật dụng, tài bảo, lúa gạo … phục vụ cho cuộc sống? Phải làm thế nào để được nhìn thấy điều yêu thích là: vàng, bạc, ma ni, trân châu, lưu ly, loa bối, ngọc bích, san hô, xà cừ, kim cương, vật báu … kho tàng tràn đầy? Khiến con đem bố thí vẫn không bao giờ hết? Làm thế nào để cho quyến thuộc nam nữ lớn nhỏ trong nhà đều được tôn quý, tự tại?”
Diệu Nguyệt Trưởng giả tác bạch như vậy với Đức Thế Tôn xong. Ngay lúc đó, Đức Phật bảo Diệu Nguyệt Trưởng giả rằng: “Vào vô số kiếp xa xưa ở dời quá khứ, trong đời ấy có Đức Phật ra đời tên là TRÌ KIM CƯƠNG HẢI ĐẠI ÂM THANH Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Ta ở chỗ Đức Thế Tôn ấy nghe được Đà la ni tên là : CÁT TƯỜNG TRÌ THẾ. Nghe Pháp đó xong, ta thường thọ trì đọc tụng, chí thành cúng dường và vì người khác diễn nói Đà la ni đó.
Này Thiện nam tử! Nay Ta vì ông nói Đà la ni này nhằm ủng hộ ông khiến cho hàng người chẳng thể làm hại được,hàng phi nhân cũng chẳng thể làm hại được, hàng Dược Xoa chẳng có thể làm hại được, hàng La Sát chẳng có thể làm hại được, hàng Tất Lệ Đa chẳng có thể làm hại được, hàng Tỳ Xá Già chẳng có thể làm hại được, hàng Ô Sa Đa La Ca chẳng có thể làm hại được, hàng Bố Đan Na chẳng có thể làm hại được, hàng Yết Tra Bố Đan Nẵng chẳng có thể làm hại được, loài ăn thứ Đại tiện chẳng có thể làm hại được, loài ăn thứ Tiểu tiện chẳng có thể làm hại được, loài ăn mọi thứ vật Tịnh, vật Bất Tịnh cũng chẳng có thể làm hại được.
Diệu Nguyệt Trưởng giả! Cát Tường Trì Thế Đà la ni này, nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện được Đà la ni này rồi đem đặt ở trong nhà cửa của mình hoặc cầm trong tay, cung kính cúng dường. Hoặc dùng tâm suy nghĩ về Kinh Pháp đó. Hoặc được lắng nghe Kinh Pháp đó mà liền thọ trì, đọc tụng, cúng dường hoặc rộng vì người khác giải nói nghĩa thú thì kẻ trai lành, người nữ thiện này ngày đêm thường được vệ hộ an ổn vui thích vừa ý, ăn uống dư dật, được phước đức lớn.
Nếu hay cúng dường Cát Tường Trì Thế Đà la ni Kinh này tức là cúng dường tất cả Bậc Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác trong ba đời: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai.
Nếu hay y theo Pháp thường ở trong thời khóa ban đêm niệm trì Đà la ni này 4 biến thì người này liền được Chư Thiên đi đến vệ hộ cho vui vẻ ái lạc. Lại vì người này mà thân cận, tự đi đến giáng mưa thức ăn uống ngon ngọt thượng diệu.
Các hàng Thiên chúng đối với các Như Lai đều mang tâm vui vẻ, đối với các Phật Pháp đều mang tâm vui vẻ, đối với Trí Vô Tướng của Phật đều mang tâm vui vẻ, đối với HÒA HỢP CHÚNG (Chư Tăng) đều mang tâm vui vẻ, đối với vị Thầy nói Pháp (Thuyết Pháp Sư) đều mang tâm vui vẻ.
Đức Phật lại bảo Diệu Nguyệt Trưởng giả rằng: “Nay Ta vì ông với tất cả chúng sinh đời vị lai khiến cho được sự an vui lợi ích lớn.”
Liền nói Cát Tường Trì Thế Đà la ni là:
1. Nẵng mô (NAMO)
2. La Đát nẵng đát la dạ dã (RATNATRAYÀYA)
3. Nẵng mô (NAMO)
4. Bà nga phộc đế (BHAGAVATE)
5. Phộc nhật la đà la (VAJRADHÀRA)
6. Sa nga la (SÀGARA)
7. Ninh lật khô sái dã (NIRGHOSÀYA)
8. Đát tha nga đá dã (TATHÀGATÀYA)
9. Lật hạ đế (ARHATE)
10. Tam miệu ngật tam một đà dã (SAMYAKSAMBUDDHÀYA)
11. Đát nễ dã tha (TADYATHÀ)
12. Tố lỗ bế (SURÙPE)
13. Tố phộc ná minh (SUVARADE)
14. Bà nại lê (BHADRE)
15. Tố bà nại lê (SUBHADRE)
16. Bà nại la phộc để (BHADRA VATI)
17. Tán nại la phộc để (CANDRA VATI)
18. Măng nga lệ, măng nga lệ (MA
GALE MA
GALE)
19. Tố măng nga lệ (SUMA
GALE)
20. Măng nga la phộc để (MA
GALA VATI)
21. A lệ (ALE)
22. A tả lệ (ACALE)
23. A tả bá lệ (APCAPALE)
24. Ôn nậu già đá ninh (UDGHÀTANI)
25. Ôn nễ dữu đát ninh (UDDYOTANI)
26. Ôn nậu tỵ ná ninh (UDBHEDANI)
27. Ổ thế na ninh (UCCHEDANI)
28. Tát đả phộc để (SASYA VATI)
29. Đà nẵng phộc để (DHÀNA VATI)
30. Đà ninh dã phộc để (DHÀNYA VATI)
31. Thất ly mạt để (SRÌ MATI)
32. Bát la bà mạt để (PRABHÀ MATI)
33. A ma lệ (AMALE)
34. Vĩ ma lệ (VIMALE)
35. Minh lật ma lệ (NIRMALE)
36. Lỗ lỗ (RUH RUH)
37. Lỗ lỗ (RUH RUH )
38. Lỗ lỗ phộc để (RUH RUHVATI)
39. Tố lỗ bế (SURÙPE)
40. Tạt phả lệ (CAPALE)
41. Măng nga lệ (MA
GALE)
42. A lật bán nẵng tất đế (ARPANASTHE)
43. Vĩ đát nẵng tất đế (VITTA NÀSTE)
44. Yết vĩ nẵng tất đế (AVINASTE)
45. Yết đát nẵng tất đế (ÀTANASTHE)
46. Yết vĩ đát nẵng tất đế (AVITANÀSTE)
47. Yết đà nẵng tất đế (ADHANASTHE)
48. Tức đa la nẵng tất đế (CITRA NÀSTHE)
49. Vĩ thấp phộc kế thủy ninh (VISVA KESINÌ)
50. Vĩ thấp phộc lỗ cẩm (VISVA RÙPE)
51. Vĩ truật nẵng thủy (VISUNASI)
52. Vĩ thuấn đà thí lệ (VISUDDHA SÌLE)
53. Vĩ canh nê ninh (VIGUNINÌYE)
54. A nỗ đá lê (ANUTTARE)
55. Áng củ lê (A
GULE)
56. Măng củ lê (BHA
GULE)
57. Bát la bàng củ lê (PRABHA
GULE)
58. Vĩ la minh (VIRAME)
59. Vĩ đà minh (VIDHARME)
60. Độ minh (DUH ME)
61. Độ độ minh (DHU DHU ME)
62. Ly ly minh (DHI DHI ME)
63. Khư khư lệ (KHA KHALE)
64. Xí xí minh (KHI KHI ME)
65. Khô khô minh (KHU KHU ME)
66. Đát đát lệ (TA TÀRE)
67. Đa la đa la (TÀRA TÀRA)
68. Đát đát la, đát đát la (TA TÀRA , TA TÀRA)
69. Đá la dã, đá la dã (TÀRAYA TÀRAYA)
70. Phộc nhật lệ, phộc nhật lệ (VAJRE VAJRE)
71. Phộc nhật lỗ bát minh (VAJROPAME)
72. Tra kế, Tra kế (À
KE TA
KE)
73. Xá kế, Xá kế (DAKE DHÀRAKE)
74. Ổ kế (OGHE)
75. Vũ kế (BHOGE)
76. Bạc kế (PÙGE)
77. Nại kế (DAKE)
78. Đạt kế (DHAKE)
79. Đạt la kế (DHÀRAKE)
80. A phộc lật đá ninh (ÀVARTANI)
81. Bát la phộc lật đá ninh (PRAVARTANI)
82. Phộc lật sái nê, phộc phật sái nê (VARSANI VARSANI)
83. Ninh sắt bá nại ninh (NISPÀDANI)
84. Phộc nhật la đà la (VAJRADHÀRA)
85. Sa nga la (SÀGARA)
86. Ninh lật củ sái đát tha nga đá (NIRGHOSA TATHÀGATA)
87. Mạt lỗ sa ma la (MANUSMARA)
88. Tát lật phộc đát tha nghiệt đá (SARVA TATHÀGATA)
89. Tát để dã ma nỗ sa ma la (SATYA MANUSMARA)
90. Đạt lật ma tát để dã (DHARMA SATYA )
91. Ma nỗ sa ma la (MANUSMARA)
92. Tăng già tát để dã (SAMGHA SATYA)
93. Ma nỗ sa ma la (MANUSMARA)
94. Đát tra, Đát tra (TATA TATA)
95. Bố la dã, bố la dã (PÙRAYA PÙRAYA)
96. Bố la nê, bố la nê (PÙRANI PÙRANI)
97. Tát lật phộc thương (SARVA ÀSÀ)
98. Tát lật phộc, tát đát phộc nan tả (SARVA SATTVÀNÀMCA)
99. Bà la,bà la (BHARA BHARA)
100. Măng nga lệ (MA
GALE)
101. Phiến đá mạt để (SÀNTA MATI)
102. Truật bà mạt để (SUBHA MATI)
103. Ma hạ mạt để (MAHÀ MATI)
104. Măng nga la ma để (MA
GALE MATI)
105. Bát la bà phộc để (PRABHÀ VATI)
106. Bà nại la phộc để (BHADRA VATI)
107. Tố tán nại la ma để (SUCANDRA MATI)
108. A nga tả, A nga tả (ÀGACCHA ÀGACCHA)
109. Tam ma dã ma nỗ tam ma la (SAMAYA MANUSMARA)
110. Sa phộc hạ (SVÀHÀ)
111. A phộc la noa ma nỗ sa ma la (ÀVARANA MANUSMARA)
112. Sa phộc hạ (SVÀHÀ)
113. A đà la ma nỗ sa ma la (À DHÀRA MANUSMARA)
114. Sa phộc ha (SVÀHÀ )
115. Bát la bà phộc ma nỗ sa ma la (SVABHÀVA MANUSMARA)
116. Sa phộc hạ (SVÀHÀ)
117. Sa phộc bà phộc ma nỗ sa ma la (PRABHÀVA MANUSMARA)
118. Sa phộc hạ (SVÀHÀ)
119. Địa ly để ma nỗ sa ma la (DRDHI MANUSMARA)
120. Sa phộc hạ (SVÀHÀ)
121. Đế nhạ ma nỗ sa ma la (TEJA MANUSMARA)
122. Sa phộc hạ (SVÀHÀ)
123. Nhập dã ma nỗ sa ma la (JAYA MANUSMARA)
124. Sa phộc hạ (SVÀHÀ)
125. Vĩ nhạ dã ma nỗ sa ma la (VIJAYA MANUSMARA)
126. Sa phộc hạ (SVÀHÀ)
127. Ngột ly ná dã ma nỗ sa ma la (HRDAYA MANUSMARA)
128. Sa phộc hạ (SVÀHÀ)
129. Tát lật phộc tát đát phộc ma nỗ sa ma la (SARVA SATTVA MANUSMARA)
130. Sa phộc hạ (SVÀHÀ )
Lại nói CÁT TƯỜNG TRÌ THẾ CĂN BẢN MINH là:
1. Nẵng mô
2. La đát nẵng đát la dạ dã
3. ÁN
4. Phộc tố đà lê
5. Sa phộc hạ
6. ÁN
7. Thất ly phộc tố mẫu ninh
8. Sa phộc hạ
NAMO RATNATRAYÀYA
OM _ VASU DHÀRE _ SVÀHÀ
OM _ SRÌ VASU MUNI _ SVÀHÀ
Tâm Minh là:
1. Nẵng mô
2. La đát nẵng đát la dạ dã
3. ÁN
4. Phộc tố thất ly duệ
5. Sa phộc hạ
6. ÁN
7. Thất ly
8. Phộc tố ma để
9. Thất ly duệ
10. Sa phộc hạ
11. ÁN
12. Phộc tố
13. Sa phộc hạ
14. ÁN
15. Lạc khất sô nhĩ phổ đá lạc ninh
16. Phộc tố ninh duệ
17. Sa phộc hạ
18. Nẵng mô
19. Phộc nhật la bá na duệ
20. Thất ly duệ, thất ly ca ly
21. Đà nẵng ca ly
22. Đà ninh dã ca ly
23. Sa phộc hạ
NAMO RATNATRAYÀYA
OM VASU SRÌYE SVÀHÀ
OM SRÌ VASU MATI SRÌYE SVÀHÀ
OM VASU SVÀHÀ
OM LAKSMI BHÙ TÀRANI VASINÌYE SVÀHÀ
NAMO VAJRAPÀNAYE – SRÌYE – SRÌ KARE _ DHÀNA KARE – DHÀNÀYA KARE SVÀHÀ
(Bản khác ghi nhận bài Tâm Minh như sau:
NAMO RATNATRAYÀYA
OM VASU SRÌYE SVÀHÀ
OM SRÌ VASUMATI SRÌYE SVÀHÀ
OM VASU SVÀHÀ
OM LAKSMI PUTRA NIVÀSINÌYE SVÀHÀ
NAMO VAJRAPÀNÀYE SRÌYE, SRÌ KARI, DHANA KARI, DHÀNYA KARI SVÀHÀ )
Đức Phật lại bảo Diệu Nguyệt Trưởng giả rằng: “ Cát Tường Trì Thế Đà la ni này có uy đức lớn. Nếu các ông hay tùy thời trì tụng thì hết thảy mọi nạn về bệnh tật, đói kém, mất mùa, Thiên thọ đều chẳng có thể xâm phạm được.
Nếu lại có người ở ngay trong nhà cửa của mình, hoặc nhà người khác, hoặc tùy nơi cư ngụ mà cúng dường TRÌ KIM CƯƠNG HẢI ĐẠI ÂM THANH Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác và chí tâm trì niệm Cát Tường Trì Thế Đà la ni này, đầy đủ mọi thứ cúng dường trong sáu tháng. Như vậy, tùy theo điều cầu nguyện với việc tăng ích đều được thành tựu.
Nếu lại có người y theo Pháp chọn lựa nơi thanh tịnh hoặc trong kho lương dùng Bạch Đàn hương xây dựng Tứ phương Man Noa La. Xong, thỉnh triệu, cúng dường Trì Kim Cương Hải Đại Âm Thanh Như Lai với tất cả Phật, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma ha tát, các hàng Bồ Tát, Thánh chúng; thường ở ban đêm chí tâm niệm Cát Tường Trì Thế Đà La Ni khiến cho không bị gián đoạn cho đến lúc thành tựu thì kẻ trai lành, người nữ thiện này liền được người có uy đức lớn đi đến giáng phước giúp đỡ, tùy theo điều cầu nguyện khiến cho được mãn túc tất cả tài vật, lúa gạo, vàng bạc, trân bảo; tất cả việc khủng bố nhiễu loạn đều được tiêu trừ.
Này Diệu Nguyệt Trường giả! Nếu các ông hay tinh tiến thọ trì, niệm Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này mà hay rộng vì người khác giải nói thì hay khiến cho ông ngày đêm được sự lợi ích an vui trên cõi đời và cõi nhân gian”.
Diệu Nguyệt Trưởng giả ca ngợi rằng: “Lành thay! Đức Thế Tôn khéo nói.”
Diệu Nguyệt Trưởng giả ở nơi Đức Thế Tôn lắng nghe được Cát Tường Trì Thế Đà la ni đó xong thì tâm sinh ái lạc, vui mừng hớn hở , sắc mặt tươi vui đỉnh lễ dưới chân Đức Phật rồi bạch với Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này. Từ nay về sau con vĩnh viễn không để cho quên mất, mà luôn ghi nhớ, thọ trì, đọc tụng, giải nói nghĩa ấy, cúng dường cung kính và vì người khác diễn nói Pháp đó.”
Lúc đó, trong nhà của Diệu Nguyệt Trưởng giả, trong khoảng thời gian bằng các búng tay, đột nhiên có mọi thứ vàng bạc, trân bảo, lúa gạo, tài vật tràn đầy các kho lương.
Bấy giờ Diệu Nguyệt Trưởng giả chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn không hề chớp mắt rồi lại nhiễu quanh hàng trăm ngàn vòng, đỉnh lễ dưới chân Đức Phật rồi lui ra.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo A Nan Đà rằng: “Ngay hôm nay ông hãy đến ngôi gia của Diệu Nguyệt Trưởng giả rồi vào trong nhìn xem có bao nhiêu thứ tài vật, lúa gạo, vàng bạc, châu báu đã tràn đầy trong mọi kho lương, kho tàng của Trưởng giả ấy chưa?”
Khi đó, A Nan Đà nghe lời Đức Phật dạy xong, liềnmau chóng đi đến ngôi gia của Diệu Nguyệt Trưởng giả nơi Đại thành Kiều Thướng Di. Đến nơi rồi, Ngài vào xem và nhìn thấy bao nhiêu thứ tài vật, lúa gạo, hộc thạc, vàng bạc, trân bảo, thảy đều tràn đầy trong mọi loại kho lương rộng lớn.
Lúc A Nan Đà đột nhiên nhìn thấy việc như vậy thì trong lòng kinh ngạc, mỉm cười và khởi tâm ái lạc, vui vẻ hớn hở. Thời A Nan Đà tuân phụng lời dạy của Đức Phật xong liền quay về chỗ Đức Phật ngự, cúi đầu làm lễ dưới chân Đức Thế Tôn rồi bạch với Đức Phật rằng: “ Diệu Nguyệt Trưởng giả dùng nhân duyên nào mà được phước rộng lớn như vậy? Lành thay! Thế Tôn! Nguyện xin vì con mà diễn nói việc đó.”
Đức Phật bảo A Nan Đà rằng: “Diệu Nguyệt Trưởng giả này có Đại Trí Tuệ, vì hay phát tâm nhờ giữ vĩnh viễn không có quên mất, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, cungkính, suy tư diệu lý, phát Đại Từ Bi vì chúng sinh khác giải nói Pháp đó, nên hay khiến cho ông ấy được công đức thù thắng chẳng thể luận bàn. Trong vô lượng đời thường vì Chư Thiên với người ở Thế gian diễn nói Pháp đó.
A Nan Đà! Đà la ni này thật là điều hiếm có. Tất cả Thiên Ma, Đại Phạm Thiên Vương, Sa Môn, Bà La Môn chúng, Trời, Người, A Tố La … đối với Cát Tường Trì Thế Đà la ni này thường nên phát tâm tôn trọng cung kính chẳng nên khởi tâm phá hoại, khinh chê.
A Nan Đà! Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này, các Chú chẳng có thể phá hoại được. Nếu chúng sinh không có căn lành, chúng sinh kém phước thì dù có tai cũng chẳng được tạm nghe,huống chi có thể biết Đà la ni này được ghi ở trong Kinh đó mà tâm ghi nhớ; miệng diễn nói thọ trì đọc tụng được. Tại sao vậy? Vì Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này là nơi diễn nói của tất cả Như Lai; là nơi gia trì của tất cả Như Lai; là nơi mà tất cả Như Lai đồng ấn khả, giải thích, cúng dường, tôn trọng, khen ngợi; là Pháp Tối Thắng vi diệu rất khó giải bày. Tất cả Như Lai, mỗi một tâm đều không có sai khác, dùng một âm thanh diễn Pháp này khiến cho các chúng sinh đều được giải rõ.
Nay Ta vì các chúng sinh chịu nhiều sự khổ vì nghèo túng, bệnh tật, cái ác khủng bố tất cả sự nhiễu loạn, việc không thể chịu nổi khiến cho người thọ nhận các điều ấy được sung túc, an ổn, khoái lạc.
Bấy giờ, A Nan Đà nghe Đức Phật nói về Cát Tường Trì Thế Đà la ni này xong liền phát tâm ghi nhớ, thọ trì, đọc tụng, suy tư giải rõ, tôn trọng cúng dường. A Nan Đà từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai bên phải, quỳ gối bên phải sát đất chắp tay hướng về ban chân của Đức Phật. Thời A Nan Đà kính lễ Đức Phật xong liền phát tâm chí thành, nói Nga Tha (Gatha) đó mà ca ngợi rằng:
Chư Phật Thế Tôn khó luận bàn
Pháp do Phật nói khó luận bàn
Phát tâm hoan hỷ khó luận bàn
Thuận hiện thọ báo khó luận bàn
Thiên Nhân Sư Trí Nhất Thiết Trí
Đến bờ bên kia lìa sinh tử
Lễ quả vô thượng thành Pháp Vương
Nay con xưng tán Pháp vô úy
Lúc đó, A Nan Đà nói lời ca ngợi đó xong liền vui vẻ hớn hở bạch với Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Kinh này có tên gọi như thế nào? Nay con phụng trì như thế nào?”
Đức Phật bảo A Nan Đà rằng: “Như lời ông hỏi thì Kinh này có tên Diệu Nguyệt Trưởng giả Sở Vấn Kinh; Đắc Nhất Thiết trì Bảo Kho Tàng Thọ Trì Pháp Kinh. Lại có tên gọi là: Nhất Thiết Như Lai Sở Thuyết Cát Tường Trì Thế Đà La Ni Kinh. Các ông cần thọ trì như vậy.”
Đức Phật nói kinh đó xong thì A Nan Đà với các Tỳ Kheo, Bồ tát ma ha tát, tất cả Trời, Người, A Tố La, Càn Đạt Phộc … của thế gian đều rất vui vẻ, tin nhận, phụng hành, làm lễ rồi lui ra. PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA THÁNH CÁT TƯỜNG TRÌ THẾ ĐÀ LA NI KINH
HẾT
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.2.191 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.