Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Đại Phương Đẳng Tu Đa La Vương Kinh [佛說大方等修多羅王經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Đại Phương Đẳng Tu Đa La Vương Kinh [佛說大方等修多羅王經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Nguyên bản Sanskrit » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.06 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Phương Đẳng Tu Đa La Vương

Việt dịch: Thích Tâm Nhãn

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương-xá, cùng đông đủ chúng đại Tỳ-kheo Tăng 1250 vị và chúng đại Bồ Tát.
Bấy giờ, vua Tần-bà-sa-la nước Ma-già-đà ra khỏi thành Vương-xá, đi đến tinh xá ở vườn trúc Ca-lan-đà. Vua Tần-bà-sa-la đến chỗ Thế-Tôn đảnh lễ sát chân, nhiễu quanh Phật ba vòng, rồi ngồi sang một bên. Khi ấy, Thế-Tôn hỏi vua Tần-bà-sa-la:
-Đại vương! Như người trong mộng thấy nhiều người cùng các thể nữ vui chơi. Khi người đó tỉnh dậy nhớ lại mọi người và thể nữ trong mộng. Đại vương! Ý đại vương nghĩ sao? Như vậy các thể nữ ở trong mộng có thật không?
-Dạ thưa Thế-Tôn không thật.
-Đại vương! Ý đại vương nghĩ sao? Người trong mộng thấy thể nữ và mọi người vui chơi; thức dậy nhớ lại, như vậy người ấy có trí không?
-Thưa Thế-Tôn! Dạ không. Trong mộng tất cả mọi người, thể nữ đều không. Mọi người, thể nữ không có, huống chi là chuyện cùng nhau vui chơi.
Phật bảo:
Người phàm phu cũng lại như vậy. Mắt thấy sắc đẹp lại sanh yêu mến đắm trước, đã sanh yêu mến đắm trước mà còn khởi dục tâm. Đã khởi dục tâm lại khởi nghiệp sân si như: tạo nghiệp thân, khẩu, ý. Khi tạo nghiệp ấy rồi lại diệt, diệt rồi không nương Đông phương mà trụ, cũng không dựa Tây phương mà trụ. Cả bốn phương, trên dưới cũng như thế. Đến khi tâm chung hành thức diệt, ý người ấy hiện tiền. Đại vương! Như vậy hành thức tự tạo nghiệp tất nhiên hết thọ kiếp ấy. Đại vương! Giống như người tỉnh mộng không thấy thể nữ và mọi người. Khi hành thức diệt thức đầu tiên sinh: sinh lên trời, hoặc sinh làm người, hay địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh.
Đại vương! Vì thức đầu tiên không đoạn, tự tâm nối tiếp nhau nên ứng thọ quả báo mà sinh trong những hoàn cảnh ấy. Quán các pháp sinh diệt chỉ có một pháp từ đời này đến đời vị lai. Đại vương! Như vậy khi hành thức hết gọi là diệt. Thức đầu tiên khi khởi lên gọi là sinh. Hành thức diệt rồi, đi không có chỗ đến và thức đầu tiên sinh cũng không từ đâu mà lại. Vì sao? Vì thức tánh lìa nới chốn vậy! Đại vương! hành thức là hành thức không, diệt là diệt nghiệp không; sơ thức là sơ thức không; sinh là sinh nghiệp không, quán tất cả nghiệp quả không có tán mất.
Đại vương nên biết, thức tâm tương tục không đoạn mà tạo quả báo.
Thế-Tôn nói xong dùng kệ tụng rằng:
Tất cả có tên gọi
Do tưởng mà phân biệt
Phân biệt nói có tên
Nhưng tất cả đều không
Dùng mỗi loại danh tự
Nói ra nhiều thứ pháp
Như vậy trong pháp “không”
Pháp này, các pháp tướng
Danh tự, danh tự không
Danh tự lìa danh tự
Các pháp không danh tự
Dùng danh tự mà nói
Pháp ấy chẳng thực có
Theo phân biệt mà sinh
Phân biệt đó cũng không
“Không” vì phân biệt nói
Tất cả phàm phu nói
Và mắt thấy sắc tướng
Thế gian vọng phân biệt
Giữ nó cho là thật
Phật nói các pháp này
Nhiều duyên hợp nên thấy
Đó là hành thứ tự
Nói về đệ nhất nghĩa
Thì mắt chẳng thấy sắc
Ý không biết các pháp
Đó là đệ nhất đế
Thế gian không thể biết.
Bấy giờ Vua Tần-bà-sa-la nước Ma-già-đà, tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la, Kiền-thát-bà… nghe Phật nói kinh xong đều hoan hỷ.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Truyện cổ Phật giáo


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Phúc trình A/5630

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.63.214 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập